WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khủng bố: Xưa và nay

Phú Yên (2/1964) - Cảnh một chiếc xe đò bị lật do mìn của CS gài

Hôm 1/05 vừa qua, sau gần 10 năm lẩn trốn để tránh sự truy lùng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, tên trùm khủng bố Osama Bin Laden bị biệt hải Hoa Kỳ truy sát và giết chết tại tư gia của hắn, tại một thành phố nhỏ phía đông bắc Hồi Quốc.

Từ hôm đó đến nay hơn tuần lễ, câu chuyện Osama Bin Laden bị biệt hải Hoa Kỳ hạ bị sát là câu chuyện được bàn tán sôi nổi, đề cập nhiều nhất trên các trang tạp chí, websites, diễn đàn. Người người đều cho rằng thế giới từ nay được bớt đi một tên trùm khủng bố gian ác.

Theo Wiki và nhiều websites khác thì “Khủng bố” được định nghĩa là hành động phá hoại tài sản, gây thương vong hoặc dưới bất cứ hình thức nào, bất chấp thiệt hại nhân mạng, miễn là có thể gây bất ổn, hoang mang, sợ hãi cho cá nhân, cộng đồng, tổ chức, chính phủ, nhằm đạt mục tiêu chính trị, tôn giáo.

Từ xưa nay, nạn khủng bố chưa bao giờ chấm dứt. Trong những năm gần đây, nạn khủng bố của những nhóm hồi giáo cực đoan phát triển đã lôi kéo cả thế giới vào cuộc chiến chống lại chúng. Khủng bố không chỉ xảy ra tại những nước như Irag, Afghanistan, Hồi Quốc,… mà còn có thể xảy ra tại các nước Tây Phương hay bất cứ nơi nào trên thế giới.

Trở lại với không khí cả thế giới vui mừng sau khi được biết Bin Laden bị hạ sát, thì chính phủ nhà nước CHXHCNVN, cũng có ý kiến thông qua lời phát biểu của nữ phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga. Tại buổi họp báo hôm 3/05 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước cái chết của Bin Laden, bà Nga đã trả lời một cách chung chung:

“Việt Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình và cần phải bị nghiêm trị”.

Nói vậy chứ không phải vậy, bởi vì chỉ vài ngày trước đó, trong loạt bài “mừng chiến thắng 30/04”, nhiều báo chí trong nước hí hửng đăng tự truyện của một số “Khủng bố Việt Cộng”, trong đó có cả câu chuyện khủng bố ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông.

Vũ Quang Hùng, kẻ đánh bom giết chết vị giáo sư khả kính Nguyễn Văn Bông 11/1971

Thật ra cái chết thảm thương của vị đại giáo sư tài ba Nguyễn Văn Bông cũng nằm trong số phận muôn ngàn nạn nhân của khủng bố Việt Cộng.

Nạn khủng bố của Việt Cộng đã có từ lâu, có từ thời ông Hồ Chí Minh mới đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Các vụ ám sát khủng bố do các đảng viên, cán bộ cộng sản thực hiện đã xảy ra từ những năm tháng trước thời điểm 1945. Từ sau thời điểm 8/1945 thì các vụ ám sát, khủng bố lại diễn ra với hình thức quy mô, rộng lớn hơn.

Những đối thủ chính trị của các đảng phái khác khi bị ám sát thì được chụp cho cái mũ “Việt gian, phản động” hay “tay sai”. Đây là những thủ thuật được dùng để che mắt quần chúng và giúp kẻ nhận nhiệm vụ ám sát có thể ra tay dễ dàng, dã man và dứt khoát hơn.

Những năm tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố vẫn diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong cùng nội bộ.

Ngay khi cuộc chiến này chưa chấm dứt, Đảng CSVN đã vâng lời quan thầy Trung Quốc tiến hành cuộc Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở đất”. Hàng trăm ngàn người bị chết oan. Nạn nhân, ngoài các tầng lớp nông dân, tư thương, trí thức, còn có cả các đảng viên CS trung kiên. Tại các cuộc đấu tố, có nhiều người nông dân vì bị đe dọa, khủng bố tinh thần, bị buộc phải điểm mặt chỉ tên, tố giác những tội trạng không hề xảy ra. Sự khủng bố và cách đối xử tàn ác của chính quyền cộng sản non trẻ ở miền Bắc đã khiến cho người dân miền Bắc khiếp sợ. Điều đó lý giải tại sao hàng triệu người miền Bắc sẵn sàng bỏ tất cả để chạy trốn vào Nam năm 1954.

Nạn khủng bố có chấm dứt sau năm 1954 ở miền Nam không? Thưa không.

Huỳnh Phi Long, kẻ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh 6/1965

Sau 1954 thì cộng sản tiếp tục “cuộc cách mạng giải phóng miền Nam” bằng mọi giá, cho dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, hoặc phải nướng hàng triệu thanh niên vào cuộc chiến.

Trong những năm của cuộc chiến này, người dân miền Nam đã quá quen thuộc với cảnh đắp mô, gài mìn, liệng lựu đạn vào chỗ đông người của các tên “Đặc công Việt Cộng” mà người miền Nam vẫn quen gọi chúng là “Khủng bố Việt Cộng”. Cái tên này quả là không sai, bởi vì các tên khủng bố Việt Cộng thường tiến hành các các vụ đánh lẻ tẻ mà chúng gọi là đánh du kích bằng cách chôn mìn, gài lựu đạn vào chợ búa, nơi hội họp, đường xá, bệnh viện, trường học,… bất kể nơi nào miễn là có thể gây sát thương nhiều nhất, khiến dân chúng sợ hãi phải tránh xa những nơi đó. Nạn nhân của những vụ khủng bố còn là những tư thương, gia đình không chịu đóng thuế hay không đóng thuế đầy đủ cho ban kinh tài Việt Cộng. Những ai dám đi khai báo với chính quyền thì bản thân và gia đình đều bị khủng bố VC truy sát đến cùng để làm gương cho những người khác.

Những khủng bố do VC gây ra trong thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn, không thể gom hết vào một vài trang giấy, nhưng danh sách một số vụ điển hình thì cũng có thể tìm thấy trên một số trang mạng. Ngoài những vụ ám sát đặt mìn lẻ tẻ để giết những chính khách, trí thức, nhà báo, thương gia, thì phải kể đến một số vụ nổi bật về tính chất tàn ác một thời được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến như Vụ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (6/1965);  Vụ thảm sát đồng bào Thượng tại Dak Sơn, Đắc Lắc (12/1967); Vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (2/1968); Vụ thảm sát tại sân vận động Quy Nhơn (1/1972); Vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy Định Tường (3/1974). Ghê tởm hơn cả là nhờ “sự sáng tạo cao độ” trong công tác “giết địch” nên những khủng bố VC đã nghĩ ra cách đánh bom kép để giết thêm đợt 2 khi nhân viên cứu thương, cảnh sát đến hiện trường để cứu người, như trường hợp đánh bom kép một số rạp hát (rạp hát Trưng Vương, Quy Nhơn), nhà hàng nổi Mỹ Cảnh,…

Vũ Hoàng Hà, kẻ liệng lựu đạn vào lửa trại tại sân vận động Quy Nhơn 1/1972

Thế cho nên một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, ông Bill Laurie khi đem so sánh thời gian và tính chất giết người của khủng bố VC với bọn khủng bố Al-Qaeda, đã thốt lên rằng “Việt Cộng chính là sư tổ của bọn khủng bố” (“mother of all terrorism!”).

Đó là nói đến khủng bố VC “thời xưa”. Vậy thời nay Việt Cộng có còn khủng bố dân lành nữa không? Xin thưa: vẫn còn!

Sau 1975, đặc công VC tuy hết còn pháo kích, đặt mìn, liệng lựu đạn vào dân lành nữa nhưng CSVN vẫn sử dụng nhà tù và lực lượng chỉ biết “còn Đảng còn mình” để làm phương tiện khủng bố người dân. Nghe nói đến “học tập cải tạo” thì ai cũng sợ. Bị kêu lên gặp chính quyền địa phương hoặc đồn công an để “làm việc” thì ai cũng lo âu. Ngoài ra ngày nay công an còn biết sử dụng côn đồ để trấn áp dân oan, đánh đập những nhà bất đồng chính kiến.

Khủng bố vẫn tồn tại sau cái chết của trùm Osama Bin Laden. Nhưng thế giới vẫn tiếp tục truy lùng những tên khủng bố để đem ra xét xử. Trong khi đó nạn khủng bố tại Việt Nam vẫn tiếp diễn.

Những tên khủng bố VC thời nay thì ngày càng hung tợn hơn, trong khi những tên khủng bố VC “năm xưa” vẫn huênh hoang, khoe khoang những tội ác của mình mà không hề tởm lợm chút nào.

Xét cho cùng, bọn khủng bố thời xưa và nay đều có chung sở thích bệnh hoạn là thích khoe khoang, khoác lác thành tích giết người của chúng.

Úc Châu ngày 12/05/2011

© Lê Minh

© Đàn Chim Việt

21 Phản hồi cho “Khủng bố: Xưa và nay”

  1. thịnh says:

    Ngoài việc ám sát các quan chức dân sự và hành quyết các quan chức , nhân viên dân sự của chính quyền Sài gòn đã bị bắt làm tù nhân như trong đợt tổng tiến công 1968 thì việc Đảng CSVN tổ chức đánh bom sứ quán Mỹ và sứ quán Philippin thời chiến tranh chống Mỹ cũng phải được xếp vào hành đông khủng bố vì sứ quán chỉ là cơ quan ngoại giao.

Phản hồi