WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ nợ của Vinashin ‘cảm thấy bị lừa’

Giới chủ nợ ngày càng thất vọng về việc Vinashin không trả được nợ đáo hạn vào năm ngoái trong bối cảnh chính phủ tảng lờ quan ngại của chủ nợ.

Bài viết trên báo tài chính The Wall Street Journal ra ngày 16/05 nhận định diễn biến này nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới những kế hoạch cải thiện kinh tế của Việt Nam.

Các vấn đề xảy ra với Vinashin cho thấy những rủi ro khi đầu tư vào một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong các nước mới nổi lên trên thế giới, ít nhất là những gì có thể nhìn thấy trên bề mặt.

Chính phủ Việt Nam lập ra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cốt để trở thành tập đoàn có vị thế lớn trong thị trường đóng tàu quốc tế nhằm có thể cạnh tranh với các tập đoàn đóng tàu lớn mạnh của Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản.

Chính phủ cũng đã đổ toàn bộ số tiền 750 triệu đôla thu được từ lần phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường nước ngoài lần đầu tiên trong năm 2005 cho Vinashin.

Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam viết thư bảo lãnh cho tập đoàn này để rồi họ có được thêm khoản vay 600 triệu đôla vốn bổ sung, thông qua hợp đồng đi vay được ngân hàng ở nước ngoài thu xếp.

Nhưng khi Vinashin vỡ nợ vào cuối tháng 12 năm ngoái, chính phủ đã từ chối trả nợ thay.

Đã có hàng chục định chế tài chính đầu tư vào các khoản cho Vinashin vay.

‘Chủ nợ bị lừa’

Trong số này có Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và quỹ đầu tư dạng hedge fund là Elliott Advisers Ltd.

Một số chủ nợ của Vinashin nay phàn nàn rằng họ đã ‘bị lừa gạt’.

Đối với nhiều công ty tài chính khác, thư bảo lãnh của chính phủ là lý do duy nhất mà họ cảm thấy đủ an toàn để cho tập đoàn này vay.

Trong tháng này, một nhóm gồm hơn phân nửa các chủ nợ đã gửi một lá thư cho chính phủ của Việt Nam đòi thanh toán khoản nợ đầu tiên là 60 triệu đôla vốn đáo hạn từ tháng 12 năm ngoái.

“Đây luôn là khoản vay được chính phủ bảo lãnh theo cách hiểu của giới chủ nợ,” một người thạo tin liên quan tới diễn biến này nói với The Wall Street Journal.

“Trong tương lai, đồng vốn sẽ không đổ vào những nơi mà vốn không được đối xử đúng mực.” Người này nói thêm.

The Wall Street Journal cho biết các quan chức tại Vinashin và giới chức chính phủ Việt Nam không phản hồi lại yêu cầu bình luận của báo này.

Các vấn đề với Vinashin cho thấy rõ những rủi ro mà các nhà đầu tư phải lĩnh hội khi họ bỏ tiền vào những thị trường nhỏ.

Bế tắc về việc Vinashin không trả được nợ có thể gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với triển vọng của Việt Nam.

Chính phủ đã và đang phải vật lộn với mức lạm phát ngày càng tồi tệ.

Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng ngưỡng 17,51% vào tháng Tư và có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế trước mắt.

Thêm vào đó là những vấn đề liên quan tới niềm tin đối với tiền đồng, vốn bị phá giá năm lần kể từ giữa năm 2008.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này trong những năm gần đây.

Mục đích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mục đích là biến Vinashin thành một cỗ máy chế tạo có thể giữ cho ngành công nghiệp đóng tàu nằm trong tay nhà nước.

Thế nhưng dự án này đổ bể khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong năm 2008, để lại gánh nặng về nợ cho Vinashin với khoảng 4,4 tỉ đôla.

Các đơn hàng của công ty bị cắt giảm, làm tê liệt vốn hoạt động.

Mùa hè năm ngoái, nhà chức trách đã bắt một số quan chức hàng đầu của Vinashin, bao gồm cả cựu Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình, và cáo buộc họ khai man báo cáo tài chính để che dấu tình trạng thật về tài chính của tập đoàn này.

‘Chính phủ tảng lờ’

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển một số đơn vị kinh doanh của Vinashin sang các tập đoàn khác.

Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm như Investors Service của Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings đều đã hạ điểm xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong những tháng gần đây, đa phần do các vấn đề tại Vinashin.

Thủ tướng Việt Nam đã nhận trách nhiệm về mình trong việc quản lý yếu kém của Vinashin tại một phiên chất vấn ở quốc hội được truyền hình trực tiếp.

Các nhà đầu tư bị dính vào khoản cho Vinashin vay 600 triệu đôla nói họ rất ngạc nhiên về sự thờ ơ của chính phủ Việt Nam trước những quan ngại của họ.

Những chủ nợ đã cố gắng rất nhiều lần trong vài tháng qua để biết xem điều gì đang xảy ra với Vinashin.

Trong số các việc làm của chính phủ có cả việc chuyển một số đơn vị Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác mà không cần sự chấp thuận của các chủ nợ của tập đoàn này.

Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nói rằng các khoản nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của nhà nước, khiến chủ nợ của Vinashin không hiểu nổi làm sao để có thể lấy lại được tiền đã cho tập đoàn này vay mượn.

Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin dường như ngày càng bấp bênh hơn.

“Chúng tôi không kiếm thêm được tiền tự hoạt động đóng tàu và chính phủ đang yêu cầu các ngân hàng trong nước cho Vinashin vay thêm cũng như yêu cầu các nhà cung cấp hỗ trợ thêm,” một người nắm rõ diễn biến tại Vinashin nói.

Người này nói thêm rằng “Nhưng người ta sẽ không thể biết chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ đều hết sức vẩn đục”.

Nguồn: BBC

8 Phản hồi cho “Chủ nợ của Vinashin ‘cảm thấy bị lừa’”

  1. Minh Đức says:

    Theo tin BBC, chính phủ VN đang nhờ Credit Swiss Group, chủ nợ của Vinashin, làm “tư vấn” để bán 20% cổ phần của Vietcombank. Làm tư vấn là lối nói mơ hồ. Phải chăng là chính phủ Việt Nam đang nhờ Credit Swiss Group bán giùm 20% cổ phần của Vietcombank. Khi Credit Swiss Group bán hộ thì chắc là họ phải hỏi xem các ngân hàng, các công ty tài chánh trong nhóm của họ có ai muốn mua cổ phần của Vietcombank. Bán 20% cổ phần của Vietcombank chỉ được có 500 triệu đô la, vẫn chưa đủ để trả món nợ 600 triệu đô la của Vinashin nhưng 20% là tỉ lệ tối đa mà một công ty quốc doanh có quyền bán cổ phần cho nước ngoài. Việc VN phải bán cổ phần của Vietcombank có thể nói lên là chính phủ không đủ sức trả món nợ 600 của Vinashin nên phải bán cổ phần của Vietcombank để có tiền mà trả nợ. Điều này cũng giải thích tại sao từ tháng 12 năm ngoái, Vinashin không trả nợ, mà người bảo trợ cho Vinashin vay nợ là nhà nước cũng lờ không chịu trả hộ cho Vinashin. Việc bán cổ phần Vietcombank diễn ra trong khi ngoại tệ dự trữ của Việt Nam ngày càng cạn dần, tiền xuất cảng ít hơn tiền nhập cảng, ngân hàng nhà nước không thu hút được đô la vì dân dấu hết đô la, tiền đô la của người Việt hải ngoại gửi về ít đi. Những sự kiện đó cộng vào nói lên là nhà nước hiện nay không có đủ tiền trả nợ cho Vinashin .

  2. Nguyễn Phú Trọng says:

    “Cảm thấy” gì nữa? Các ông chủ nợ đã bị rồi. Tuy nhiên, các ông chủ nợ chắc chắn là có mua bảo hiểm cho những businesses nhiều hiểm nguy như thế này. Ngoài ra, các ông chủ nợ có khả năng mang Vinasink ra toà quốc tế, đòi xiết nợ; các ông còn chờ gì nữa ? Nhân thể, các ông mang luôn cả Nguyễn Tấn Dũng ra toà luôn: tay này đã nhận trách nhiệm công khai trước quốc hội rồi. Đứa con gái của Dũng đang làm việc cho các ông đó, nó chẳng chạy ra khỏi lưới của các ông đâu. Tài sản, tài khoản của họ củng nằm trong hệ thống ngân hàng của các ông; có lẽ các ông đang chờ lúc Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì ra tay phong toả tài khoản của họ, làm ngay bây giờ thì động rừng. Tui chắc các ông chủ nợ thông minh hơn các tay ký giả của BBC, giờ này mà còn nói đến “cảm thấy” !!! Các ông chỉ sờ được Nguyễn Tấn Dũng thôi đó nghen, tay đó có tóc, các ông túm được; Nông Đức Mạnh ở hệ thống Đảng, chỉ đạo, nhưng không chịu trách nhiệm trực tiếp. Tui Nguyễn Phú Trọng mới lên Tổng bí thư, không có gì liên quan. Vả lại tui cũng có học, tiến sĩ bảo vệ Đảng lận, tui biết cách bảo vệ chính tui, biết cách chùi mép, hạ cánh an toàn.

    • Võ Hưng Thanh says:

      Ông “Nguyễn Phú Trọng” giả này ăn nói lung tung quả chẳng giống ai hết ! Nhưng cũng khó mà nhịn cười được !

  3. Võ Hưng Thanh says:

    NHÀ NƯỚC LÀM KINH TẾ

    Làm kinh tế là nhu cầu sống còn của xã hội. Xã hội không tồn tại nếu không làm kinh tế. Nhưng xã hội là ai ? Là những con người cụ thể. Còn nhà nước là ai ? Là tổ chức các con người đảm nhậm việc quản lý chung về mọi mặt cho xã hội. Xã hội làm kinh tế, bởi là do tư nhân tự bỏ vốn, quản lý, phát triển vốn đó, lời ăn lổ chịu, chẳng ai lại chịu thế cho họ cả. Bởi vậy họ phải lo, phải quản lý giỏi, quản lý hiệu quả, quản lý tiết kiệm, thế mới có thể bảo tồn và phát triển vốn bỏ ra được. Tư nhân làm kinh tế đúng đắn, cũng là làm kinh tế cho xã hội. Còn nếu như làm không đúng đắn, có nghĩa là lũng đoạn xã hội. Cho nên, nhà nước làm kinh tế kiểu như nhân là hoàn toàn vô lý. Vì nhà nước đâu phải là tư nhân. Bởi anh điều hành chung, tức chính anh đã phải làm kinh tế vĩ mô rồi. Hà tất có lý gì để anh lại phải điều thêm kinh tế vi mô. Có nghĩa là anh làm điều ngược, không đúng khớp. Đó chẳng qua do anh muốn thử làm kinh tế kiểu cá thể, để nhằm dần dần anh sẽ biến thành kinh xã quốc doanh chung của toàn xã hội. Tức nếu được, anh sẽ dần dần thâu tóm các kinh tế tư nhân khác, nhằm trở thành kinh tế độc quyền kiểu nhà nước. Điều này có cần không ? Và hoàn toàn có khả năng không ? Quả thật không cần, vì đã nói ngay từ đầu rồi. Cũng không có quy luật khách quan, có cơ sở, hay thật sự bao quát nào để cho phép làm được điều đó. Đó chẳng qua chỉ là do có lý thuyết ảo tưởng nào đó cho rằng có thể làm được như vậy. Chuyện cũ này vốn đã từng qua quá lâu rồi. Ai cũng đã có kinh nghiệm đầy người về những điều tếu tếch của nó. Nên nếu đó quả là điều không làm được, nhưng lại cứ ráng làm, tức là phí phạm, vô nguyên cớ. Giống y như cứ liệng tiền qua cửa sổ cho vui thôi. Cho nên, nhà nước làm kinh tế cũng quả giống như đá lộn sân, hay vừa đá bóng vừa thổi còi. Như vậy thì cả đá bóng cũng không kết quả, mà lẫn thổi còi cũng không tác dụng gì. Đó là lý do do để cho ai đều rút về làm việc của người náy là ổn nhất. Đó là điều mà từ cổ chí kim mọi nước đều vẫn làm. Tức là xã hội, là tư nhân làm kinh tế. Còn nhà nước nào cũng vậy, chỉ có nhiệm vụ quản lý chung nhất về mọi mặt, để sao cho có được hiệu quả chung nhất, thế thôi, nhằm giúp cho xã hội được phát triển tốt nhất, tất nhiên trong đó cũng đã có cả mặt kinh tế rồi. Còn nhà nước làm kinh tế, là cốt làm kinh tế cho ai ? Không cho ai cả, chỉ cho những người có thể nhân danh nhà nước mà hoạt động thủ lợi cho họ. Bởi vì họ không bỏ vốn ra thì sẽ có tiếc cái gì nào, bởi vì họ là chức năng quản lý hành chánh, thì lý làm sao để phải làm kinh tế giống y hệt kiểu tư nhân được. Đúng là lạ, là cách sáng tạo kiểu không có tiền lệ, hay là kiểu không giống ai thật sự. Một nước có nền kinh tế mạnh, chính là nước có các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, đủ sức cạnh để tranh quốc tế, thế thôi. Nhà nước chỉ làm việc công ích chung. Còn nhà nước nào muốn làm kinh tế, thì chỉ làm ở những ngành nào mang tính chiến lược quốc phòng mà tư nhân vẫn đảm nhận không nổi. Nói cụ thể, nhà nước chỉ làm kinh tế bất đắc dĩ, hay kinh tế cho công ích mới là hữu lý. Đó là kinh tế không nhằm vào lợi nhuận, mà nhằm phục vụ các công tác khác. Nhà nước nếu đi vào những ngành kinh tế phải cạnh tranh trên thương trường, trên thị trường, thì chỉ có là nướng vốn, tức là nướng thuế đóng góp của toàn dân, hay nướng mọi phúc lợi xã hội vào nơi nào đó, để chỉ cho một số cá nhân nào đó nhất định sẽ có cơ hội để hưởng lợi.

    VHT

  4. Dân Đen . says:

    Trích: “Trong số các việc làm của chính phủ có cả việc chuyển một số đơn vị Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác mà không cần sự chấp thuận của các chủ nợ của tập đoàn này.”

    Ở VN , Làm Chuyện Này Phải Xin Phép Các Ông sao ? Quý Ông Lại … Mơ … rồi !
    Xin nhắc : Đây là Chuyện Nội Bộ – Chủ Quyền … của VN !

    Nếu , Nay Mai – Khi Ngủ Dậy , các Ngài thấy ở VN không còn VinaShin nữa … thì các Ngài Nghĩ Sao ! …
    … Thây Kệ các Ngài !
    Ai Bảo … Ngờ … u … !!!

    • Bin La Làng says:

      Sau vụ này ông tể tướng Bạo lại có biệt danh mới “Dũng Lừa”

  5. CâyTre says:

    Chúng ta nghĩ Lừa Dân Đen trong nước để bỏ vào hầu bao cá nhân của Lãnh Đạo,núp dưới danh nghĩa Quy Hoạch ấy là Đất Đai,ruộng vườn,nhà cửa..!!Trong kinh tế thì dùng chiêu bài gọi Đầu Tư…!Và cuối cùng xảy ra Thất bát thì Đồng đổ cho Tướng,Tướng đổ cho Đồng…!!!Từ góc nhìn sắc bén mà TS.luật CHHV đã phải nói rằng:Cướp đêm là giặc,Cướp ngày là Quan đấy thôi!!!hay:Bay chết mặc bay,Tiền Thầy(Quan)bỏ túi…!!!Cứ nghĩ xem viễn cảnh Vinashin thì rõ!!Bất chấp Uy tín-Danh dự và Bản chất ….!!Miễn sao có Tiền bỏ túi là được??!!Quan điểm ấy nói lên điều gì??Xin nhường lòi cho các nhà bình luận kinh tế…!!Saigon,18/5/2011-14h50′.

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Trong số các việc làm của chính phủ có cả việc chuyển một số đơn vị Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác mà không cần sự chấp thuận của các chủ nợ của tập đoàn này.”

    Tài sản của Vinashin cũng là tài sản của chủ nợ. Chuyển tài sản của Vinashin sang doanh nghiệp khác thì giống như là lúc vay tiền thì nói để kinh doanh vào việc này, nhưng khi cầm tiền thì lại dùng vào việc khác. Lúc chủ nợ cho Vinashin vay họ nghĩ rằng cho vay để đóng tàu. Nhưng rồi Vinashin lại dùng tiền đầu tư vào các thương vụ đầy rủi ro. Nếu biết cho vay để kinh doanh rủi ro như thế thì chủ nợ chưa chắc đã chịu cho vay.

    Không tôn trọng lời hứa, không tôn trọng các nguyên tắc là đặc tính của CSVN. CSVN mạnh là nhờ cách làm sao cho có lợi cho mình, bất chấp nguyên tắc, đạo đức. Khi CSVN mở cửa cho tư bản vào đầu tư, có những người Việt hải ngoại cố tham dự các buổi hội thảo về đầu tư để nói lên sự bất tín của chế độ CSVN. Nhưng các nhà đầu tư vì thấy lợi nên vẫn đến Việt Nam làm ăn. Rồi cũng đến lúc họ thấy được sự bất tín của CS trong lúc làm ăn tại Việt Nam. Nhưng các ngân hàng này họ đã từng làm ăn với nhiều nước, và chắc chắn là họ cũng đã gặp nhiều nước vay tiền rồi không trả được nợ. Trường hợp này họ bị mất tiền, còn chính phủ Việt Nam thì bị mất tín nhiệm với các ngân hàng thế giới.

Leave a Reply to Minh Đức