WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc hay là đề cao chính sách bành trướng?

Quân đội Trung Quốc

 

 

Mấy ngày qua dư luận quốc tế lại dấy lên chuyện Trung quốc đang đề cao sức mạnh quân sự của mình qua việc công bố những thành tựu về khoa học quân sự như máy bay phản lực tàng hình và nay lại đến máy bay trục thăng không người lái tàng hình cùng các tầu chiến tầu ngầm tàng hình khác. Người ta chú ý đến các ngôn ngữ phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung quốc trước phái đoàn Hoa kỳ về cuộc gặp mặt vừa qua tại Bắc kinh đầy vẻ tự tin và tự mãn không như các cuộc gặp nhiều năm trước đó.  Bài viết của tác giả Rukmani Gupta viết cách đây 11 tiếng đã nói lên điều này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:  Sách trắng quốc phòng Trung Quốc gần đây nhất cho thấy việc sẵn sàng sử dụng một quân đội đang được hiện đại họa để giải quyết các tranh chấp ngoại giao.

Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, nước này vẫn đang trong một giai đoạn “cơ hội chiến lược”. Gần sáu tháng sau đó, điều này được sự nhất trí cao từ các nhà hoạch định quân sự khi thể hiện rõ ràng qua sách trắng quốc phòng.

Sách trắng nhấn mạnh tầm quan trọng từ sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc và dĩ nhiên không thiếu những lời thanh phiền về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, việc Mỹ dính dáng vào châu Á – Thái Bình Dương và quyết định củng cố các liên minh quân sự của mình trong khu vực. Tuy nhiên, sách đưa ra đánh giá hết sức lạc quan về sức mạnh quốc gia chính là “kinh tế”. Cũng không hẳn Trung Quốc không ý thức đầy đủ về những nguy cơ bắt nguồn từ tăng trưởng. Nhưng cũng không hề thấy ngạc nhiên khi Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết sau thành công vượt bậc về mặt kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm trong những năm gần đây.

Sách trắng mới nhất lập luận rằng, “sức mạnh toàn diện của Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới”. Tuy nhiên, khác với cuốn sách trước, vốn chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc tham gia mở rộng quân sự… bất kể phát triển thế nào”. Tài liệu mới nhất nói rõ ràng hơn rằng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, cho dù phát triển kinh tế ra sao”. Cho dù có những khẳng định rõ ràng như vậy, Trung Quốc vẫn có sự tự tin mạnh mẽ khi đối mặt với những hoài nghi gia tăng về chính họ. Sách trắng nhấn mạnh: “các động thái can thiệp và chống lại Trung Quốc từ bên ngoài và gây áp lực với Trung Quốc xảy ra khi họ tìm kiếm cách bảo vệ quyền và lợi ích trên vùng lãnh thổ, vùng biển rộng lớn”.

Trước mắt, sách trắng đưa ra bốn sứ mệnh lớn với quốc phòng Trung Quốc:

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia.
- Đảm bảo duy trì ổn định và hài hòa xã hội;
- Đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang;
- Duy trì hòa bình và ổn định thế giới.

Mặc dù không xuất hiện nhiều điểm mới mẻ, nhưng ở đây có những sự khác biệt thú vị trong tài liệu mới nhất so với các sách trắng trước đây. Ví dụ, về vấn bảo vệ lợi ích an ninh đất nước, không gian mạng lần đầu tiên được xem xét như một trọng điểm quốc phòng. Với việc tạo lập một hệ thống hoạt động chung được coi như đặc điểm chính của hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), sách trắng lần này nhấn mạnh đến phát triển công nghệ thông tin. Tài liệu cũng khẳng định, Trung Quốc đã có thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong các lực lượng vũ trang, với tổng chiều dài “mạng lưới cáp quang truyền thông quốc phòng đã có sự tăng trưởng lớn”.

Theo sách trắng, PLA đã có tiến bộ lớn trong công cuộc hiện đại hóa và những gì họ mô tả là “thông tin hóa” các lực lượng của mình. Trong các năm trước, việc xây dựng các khả năng chiến đấu mới để thắng thế tỏng các cuộc chiến tranh địa phương – và tăng cường hỏa lực, tính linh động, khả năng bảo vệ và hỗ trợ cần thiết – được nhấn mạnh. Tài liệu mới nhất còn nhấn mạnh rằng, PLA đã phát triển những loại hình mới trong các lực lượng chiến đấu, tối ưu hóa tổ chức và cơ cấu, đẩy mạnh mã số hóa và nâng cấp vũ khí chiến đấu, triển khai những nền tảng vũ khí mới.

Về tình hình cụ thể của các lực lượng, sự chuyển dịch của không quân PLA được cho là tập trung vào phòng không và tên lửa, việc đào tạo trong môi trường điện từ và những tình huống chiến thuật phức tạp được thực hiện. Với Hải quân PLA, tài liệu nhấn mạnh, việc hiện đại hóa lực lượng dường như liên quan tới yêu cầu “chiến lược phòng thủ ngoài khơi”. Nhưng có lẽ là để khiêu khích các đối thủ của Trung Quốc, không có chi tiết chính xác về chiến lược này. Dù sao cũng có một điều rõ ràng là, PLA đang hướng tới những hconj lựa hậu cần mới để đảm bảo cho các sứ mệnh hàng hải mở rộng, trong khi tiếp tục đầu tư vào hệ thống hỗ trợ trên bờ.

Với Lực lượng Nhị pháo PLA – trực tiếp dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Quân ủy Trung ương và được xem là lực lượng nòng cốt cho răn đe chiến lược được gia tăng bốn khả năng gồm: phản ứng nhanh, thâm nhập, tấn công chính xác và gây tổn thất.

Vậy làm thế nào để báo cáo tin rằng, các nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra? Một lần nữa, đánh giá đưa ra khác lạc quan. Ví dụ, báo cáo nói rằng đã có sự “tham gia đáng kể các khả năng của PLQ trong các hoạt động diễn tập tầm xa, liên khu vực, các chiến dịch hộ tống ở những vùng biển xa và những môi trường chiến trường phức tạp”.

Để né tránh những âm thanh báo động từ bên ngoài, lần đầu tiên, sách trắng giới thiệu một phần riêng biệt mang tên “Xây dựng lòng tin quân sự”, tập trung vào sự tham gia của Trung Quốc trong các cuộc tham vấn chiến lược, những biện pháp xây dựng lòng tin ở các khu vực biên giới, hợp tác về an ninh hàng hải, tham gia các cơ chế an ninh khu vực và trao đổi quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin như vậy đưa ra trong một cuốn sách trắng, nhưng lần này, nó được trình bày một cách toàn diện.

Vậy những gì có thể rút ra từ sách trắng mới nhất? Có lẽ quan trọng nhất, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đang ngày một tự tin về sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, và thấy trước một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển các tài sản vô hình và hữu hình của họ.

Thứ hai, đó là các khả năng trình diễn lực lượng, cùng với việc làm rõ sự tham gia của Trung Quốc trong các sứ mệnh LHQ, về vai trò “xây dựng” của họ trong an ninh khu vực và chỉ ra rằng, mục tiêu quốc phòng là “duy trì hòa bình và ổn định thế giới, với tư tưởng ngày càng sẵn ssangf đảm nhận một vai trò lãnh đạo trong các công việc toàn cầu.

Thứ ba, tài liệu dường như nhấn mạnh quyền lực của đảng cầm quyền với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng là đề cập cụ thể mang tên “Hệ thống luật pháp quân sự”, nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp ước quốc tế và các đạo luật nội địa liên quan với các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Bất luận thế nào, báo cáo vẫn để lại ấn tượng rằng, Trung Quốc sẽ ngày càng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để giải quyết những tranh chấp ngoại giao. Và, thật mỉa mai, trong khi nỗ lực tăng cường lòng tin thông qua sự minh bạch hơn thì cuối cùng, Trung Quốc lại chỉ có thể đem lại một cái nhìn rõ ràng hơn về chính họ vốn khiến những nước khác lo lắng.

* Rukmani Gupta là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi.

Phương tiện nào đâm vào tầu thuyền của ngư phủ Việt Nam tài biển Đông thuộc chủ quyền của Việt nam bị đánh đắm?

Cho dù Trung quốc đã dung những ngôn từ trau truốt và khéo léo đến mấy nhưng cái kim rồi cũng sẽ lộ ra. Chỉ đơn cử một ví dụ: chuyện tầu thuyền Việt Nam hay bị “tầu lạ” đánh đắm đã được đăng tải trên các báo chí trong nước và thực ra điều này đã làm nhiều nhà nghiên cứu khoa học quân sự phương Tây tò mò tìm hiểu vì nó có thể gây ra không chỉ nguy hiểm cho tầu thuyền của Việt Nam mà cả tầu thuyền các nước đi lại trong khu vực này.

Vừa qua, các hakker nghiệp dư xuất sắc của Pháp và Na uy cùng nhiều nước khác  đã dò rỉ tin về các cuộc trao đổi mật của nhiều nước về đề tài này mà theo họ cho là do chính tàu ngầm tàng hình của Trung quốc đã là thủ phạm gây ra dù họ chưa có một bức ảnh để chứng minh điều này. Nhưng xét trên luận cứ của họ đưa ra rất chính xác và khó thể phá bỏ. Đó là: “Theo tài liệu thì Trung quốc có từ 20 đến 30 tầu ngầm cỡ lớn và trung cùng 15 tàu ngầm Mini tàng hình hiện hay ra vào cảng quân sự, căn cứ tầu ngầm của Trung quốc tại đảo Hải Nam. Các tầu ngầm Mini tàng hình này có thể lặn ở độ sâu và luồn lách vào các lạch biển mà tầu ngầm loại trung là lớn không thể vào được. Các tầu này rất giống với tầu ngầm loại nhỏ của Bắc Triều tiên.  Các Hakker nói rằng nhiều nhà nghiên cứu quân sự còn khẳng định tầu ngầm Mini nhỏ của Trung quốc là sự kết hợp của nhiều nền phát minh khoa học quân sự trong đó nền tảng là của tầu ngầm tàng hình Bắc Triều tiên, Nga, Trung quốc. Người ta còn nhớ sự kiện gây chấn động thế giới đó là tầu chiến hiện đại của Nam Triều tiên bị trúng thủy lôi và đã gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai miền Nam cà Bắc Triều tiên đến giờ không hề giảm mà có dấu hiệu càng tăng. Dù Hoa kỳ và Nam Triều tiên chưa có đủ các bằng chứng đưa ra để kết tội cho Bắc Triều tiên nhưng các nhà quân sự Mỹ Hàn vẫn rất cay cú cho rằng tầu ngầm tàng hình của Bắc Triều tiên chính là thủ phạm đã gây ra vụ này nên từ đó đến nay liên tục Mỹ Hà có các cuộc tập trận ở khu vực này nhằm dằn mặt Bắc Triều tiên và cả Trung quốc.

Quay lại vấn đề tầu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu lạ đánh đắm thì theo đa số các nhà phân tích quân sự nhận định Trung quốc rất lo sợ chuyện ngư phủ Việt Nam hay tầu bè các nước phát hiện ra trò chơi nguy hiểm độc ác gây đắm tầu nước ngoài nhất là lại không nằm trong khu vực chủ quyền về biển của mình nên họ không dại gì cho tầu chiến đột kích đánh đắm tầu vì rất dễ bị phát hiện nhưng với tầu ngầm Mini tàng hình thì lại rất dễ dàng và biến mất nhanh chóng và nhất là họ lại hoạt động vào đêm với những giờ từ 14 giờ đến 16 giờ khi mọi người đã đi vào giấc ngủ sâu.  Với tầu ngầm Mini tàng hình thì rất khó tầu bè bình thường và ngay cả tầu quân sự phát hiện nổi huống là tầu đánh cá thô sơ của Việt Nam. Nhiều gười cho rằng tầu ngầm Mini tàng hình này của Trung quốc đã có nhiều lần đột nhập vào cảng và căn cứ quân sự của các nước trong khu vực nhất là Việt Nam và các chuyến tầu chiến viếng thăm công khai của hải quân Trung quốc đến các cảng này sau đó chỉ là để kiểm tra lại các dữ liệu mà tầu ngầm tàng hình Mini này đã cung cấp về sau các chuyến đột nhập mà thôi. Cho nên nhiều nước giờ đã hạn chế hoặc không còn mặn mà cho phép các chuyến đến thăm dù là hữu nghị của tầu hải quân Trung quốc. Đã thế, nhiều nước còn tính đến đặt thủy lôi thông minh nhiều lớp để không cho giám điệp Mini tàng hình này có thể vào nhất là ở các hải cảng quân sự và đảo biển mà đang trong giai đoạn tranh chấp hiện nay.

Mỹ phát triển máy bay không người lái trên biển nhằm đối phó với  Trung quốc tăng cường tiềm năng quân sự tại biển Đông.

Tất nhiên là một siêu cường vốn có ảnh hưởng truyền thống tại khu vực này của thế giới Mỹ không thể để Trung quốc tự cho mình cái quyền bá chủ biển Đông bắt các quốc gia, các tầu thuyền của quốc tế ra vào khu vực quan trọng về hang hỉa này phải xin phép Bắc kinh. Một mặt nữa, Hoa kỳ như thấy có trách nhiệm trong việc phải bắt Trung quốc bớt đi sự ngạo mạn dù kinh tế của quốc gia này có tăng trưởng đến mấy. Điều này được thể hiện trong việc Hoa kỳ đang cho ra đời các tuần dương hạ, các tầu sân bay lớn và hiện đại nhất cùng máy bay tàng hình không người lái trên biển.

Theo AP dẫn lời phó đô đốc Scott Van Buskirk, chỉ huy hạm đội 7, cho biết những máy bay không người lái nói trên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các chiến dịch tương lai ở châu Á. Sẽ phải mất nhiều năm để phát triển loại máy bay không người lái này. Hồi đầu năm, hãng Northrop Grumman tiến hành chuyến bay thử đầu tiên, tuy nhiên, vẫn là ở trên bộ. Van Buskirk không chỉ đích danh Trung Quốc song nhiều nhà phân tích cho rằng những phi cơ kể trên sẽ thách thức những tiến bộ gần đây của Trung Quốc, cụ thể là đối phó với tên lửa công phá tàu sân bay.

Các nhà quân sự Hoa kỳ cho rằng dù Trung Quốc sẽ phải mất hàng chục năm nữa mới có thể xây dựng quân đội mạnh mẽ như Mỹ nhưng Trung Quốc đang phát triển tiềm lực trên không, trên biển và tên lửa, và được cho là sẽ có thể thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương. Từ đầu năm nay tin tức về loại tên lửa DF 21D của Trung Quốc đã rộ lên khắp thế giới. Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km. Hiện chưa có quốc gia nào sở hữu vũ khí nào nguy hiểm như thế, dù người ta vẫn chưa khẳng định chắc chắn về tiềm năng của DF 21D. Các chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ hiện chỉ có tầm hoạt động 900 km. Máy bay không người lái sẽ có tầm hoạt động là 2.780 km và có thể bay từ 50 tới 100 giờ.

Vấn đề tàng hình đủ thứ của Trung quốc hay nhiều quốc gia khác dù được chế tạo nhằm vào mục đích gì đi nữa cũng đã làm cho nhiều quốc gia đau đầu phải đối phó một cách vất vả để bảo vệ nền an ninh của chính mình. Chuyện Trung quốc ngang nhiên tuyên bố thời lịch cho phép hoặc không cho phép các tầu đánh cá được đánh bắt ở khu vực biển Đông đã là bằng chứng mới nữa sau chuyện họ công khai tuyên bố chi 27 tỷ đô la cho việc củng cố và xây dựng các đảo và căn cứ quân sự của Trung quốc tại Hoàng sa và Trường sa mà trong đó phần lớn là thuộc lãnh hải của Việt Nam đã thể hiện rõ chính sách bành chướng ra biển Đông của Bắc Kinh. Đến lúc này rõ ràng các khẩu hiệu hữu nghị các chữ vàng thắm thiết đã bị Bắc Kinh hạ xuống và thay vào đó là hình ảnh bàn tay đại cán vươn ra thâu tóm tất cả khu vực giầu tài nguyên và khoáng sản vày dù đó là bất kỳ quốc gia nào vì họ cho rằng lẽ phải là ở trong tay kẻ mạnh và lắm tiền?

Ngày 16 tháng 5 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Sự tự tin của quân đội Trung Quốc hay là đề cao chính sách bành trướng?”

  1. VUVAN says:

    Hãy nhớ sách Kim Dung Ma đạo đang lớn mạnh,các chánh phái thì chia rẽ,ví như TQ và các nước láng giềng.Vậy hảy tìm minh chủ đi,hay làm thuộc hạ cho ma đạo,làm cho ma đạo thì hành động rất ác độc,bị mọi người nguyền rủa.Còn có minh chù rồi thì không được hai lòng,phải trung thành tuyệt đối, đỏ là chánh nghĩa,được thuộc hạ ,nhân dân yêu mến,cho dù có hy sinh đến tánh mạng.Những người đang nắm vận mạng dân tộc,lảnh thổ VN hãy chọn cho mình một con đường tốt nhất,dù hy sinh xương máu cả dân tộc củng không thẹn với tiền nhân.

  2. Tien Pham says:

    “Tới đích ở xa 200km khoảng 12 giây”

    Xin lỗi, tôi nhớ sai. Phải là “2000km trong khoảng 12 phút” mới đúng.

  3. Võ Hưng Thanh says:

    MỘT TÂM LÝ NGÀN ĐỜI

    Người Hán ở cạnh nhiều dân tộc khác chung quanh họ. Nhưng tự ngàn xưa, người Hán vẫn tự xưng là Trung hoa (cái tinh hoa ở giữa), hay Trung quốc (tức nước trung tâm). Điều đó chính là cái ý mặc cảm tự tôn riêng của họ chưa biết là đúng hay sai. Cụ thể hơn, họ vẫn tự xưng là thiên triều, tức kà triều đình của trởi, làm bá chủ thiên hạ, để bắt các nước khác thần phục và triều cống. Vì vua của họ được gọi là thiên tử, tức trời con. Trời con thì số một, muốn làm gì cứ lằm. Đó là lý do tại sao người Hán vẫn không bỏ tinh thần bành trướng, tinh thần dòm dỏ nước khác khi họ được mạnh lên. Khi bị người phương Tây đến xâu xé, khi bị các ngoại tộc làm cha chú của họ, họ thấy mình suy yếu thì luôn nhủn như con chi chi. Đây cũng là tâm lý rất nhìn dễ thấy của các người Hoa. Nhưng khi họ mạnh rồi, thì biết tay họ, họ luôn thôn tính người khác về nhiều mặt. Chứng nào vẫn cứ tật ấy. Tiêc rằng có một số người Việt nam đã không từng nhìn xa thấy xa rộng được việc này, nên bây giờ mới có hậu quả của cái đường lưỡi bò, của các tình huống dở khóc dở cười về Hoàng sa và Trường sa, nhất là đối với những ngư dân đáng thương của ta. Nên thật sự giờ VN chỉ còn biết đấu võ miệng, mà không còn khả năng thượng đài được nữa. Quả đúng là đã ở với hàng xóm mà không cần biết tính nết hàng xóm, cũng thật là điều rất nên đáng trách.

    VHT

  4. Tien Pham says:

    “Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km. Hiện chưa có quốc gia nào sở hữu vũ khí nào nguy hiểm như thế, dù người ta vẫn chưa khẳng định chắc chắn về tiềm năng của DF 21D.”

    Kô hẳn là có thể bắn xa là nguy hiểm.

    1. Càng xa bao nhiêu thì càng dễ cho đối thủ có thì giờ để phát hiện và khử. Tôi nghe nói hoả tiễn mới của TQ có tầm khoảng 2000km, bay với vận tốc Mach 10. Tới đích ở xa 200km khoảng 12 giây. Nhưng các nhà phân tích nghiệp dư (amateur) lại quên 1 điều là đối thủ kô có ngồi yên cho bị bắn.

    2. Để phát hiện được các phi đạn loại này, người ta nên so sánh tới mức độ sensitive của giàn radar, tầm (range) của nó. Nếu 1 phi đạn, say, có tầm là 5000km, bay với vận tốc Mach 10, mà giàn radar của đối thủ có 1 tầm khoảng 10km, nhưng cực kì nhậy bén (sensitive). Đối thủ có thể tới gần hơn mà kô ngại gì cả, vì khi phi đạn tấn công bay được, say, 10m, thì họ đã phát giác được.

    3. Phải coi mức độ phản ứng của phi đạn của đối thủ. Nếu phi đạn (của đối thủ) dùng để khử phi đạn đang bay hoạt động chậm, thì có giàn radar nhậy bén cũng như kô! Tức là khoảng cách an toàn được quyết định bởi sự nhậy bén của giàn radar, sự nhậm lẹ và độ chính xác của những phi đạn dùng để khử. Ngoài ra còn phải so sánh giữa việc phi đạn (tấn công) có thể tách ra bao nhiêu phi đạn khác, và phe bị tấn công có thể bắn ra bao nhiêu phi đạn.

    4. Chỉ có một hai phi đạn đầu có tính cách quyết định. Cơ hội “làm bàn” của những phi đạn sau đó rất khó, vì đối thủ đã biết.

    5. TQ tiết lộ nhũng dữ kiện về phi đạn của họ, thật ra kô cho thiên hạ biết gì hết! Họ chỉ hù được những kẻ yếu bóng vía!

    Cho nên, muốn đánh giá chính xác, người ta cần phải lượng định và phân tích, kô những mâu, mà còn thuẫn nữa.

Phản hồi