WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viện Việt Học tại Minnesota: Đòi hỏi công lý cho Phạm Quỳnh

St. Paul, Minnesota: “Đòi hỏi công lý và tên tuổi Phạm Quỳnh không cần Cộng Sản Việt Nam phục hồi. Họ không có tư cách làm việc này.” Phạm Tuân, con út vị học giả và là em của Phạm Tuyên tác giả bài hát Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng, khẳng định như vậy khi được hỏi về văn thư của Đại tá Đặng Văn Việt ngày 10/3/11, cho biết đã năm lần đề nghị Đảng và Nhà Nước (CS) “xóa đi những dư luận sai trái” đối với gia đình ông.  Đặng Văn Hướng, thân phụ của “con hùm xám đường số 4,” bị đấu tố và bỏ đói chết năm 1953 và mẹ ông vì quá đau khổ đã tự tử chết theo.

Phạm Quỳnh (1892- 1945)Trong buổi nói chuyện về Nam Phong Tạp Chí (NPTC) và Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn tại Việt Nam Center ở Saint Paul, Minnesota, Phạm Tuân đã kể lại chuyện Ủy Ban Khởi Nghĩa Thuận Hóa mời thân phụ ông “đi làm việc” ngày 23/8/1945 để rồi không bao giờ có ngày trở về. Chủ bút tạp chí bị giết bằng cuốc xẻng, bên bờ sông Bồ vào một đêm năm 1945, nhưng danh tiếng Phạm Quỳnh không hề tuyệt tích nhờ 210 số báo có mặt từ 1917-1934. Đây là một kho tàng văn học mà ông là linh hồn, đã vượt không gian thời gian, chiếm môt vị trí đáng kể trong văn học sử.

NPTC tuy do người Pháp lập ra nhằm phục vụ cho cuộc chiến của họ trong Thế Chiến I với Đức, nhà văn hóa họ Phạm đã lợi dụng nó để để bồi bổ quốc văn và phổ biến các tư tưởng Âu Tây; đồng thời gầy dựng một tinh thần quốc gia, dựa trên cơ sở văn hóa và ngôn ngữ Việt. Tạp chí ra hàng tháng, khổ lớn, dày 100 trang. Nội dung ngoài bài luận thuyết thời cuộc và bài tóm tắt thời sự còn có hai phần: phần biên khảo, học thuật (tây hoặc hán học) và phần thi văn tiểu thuyết. Khi làm chủ bút ông mới 25 tuổi. Tên báo hàm ý gió mát phương Nam sẽ đem phú quí dài lâu.

Phạm Tuân kể lại, Phạm Quỳnh thường nói với hai người anh lớn về Hồ Chí Minh ngày Việt Minh mới lên cướp chính quyền: “Không biết họ Hồ là ai; song nếu HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc thì đại-phúc cho dân-tộc.”  Đây là dựa vào kinh nghiệm bản thân khi vào năm 1922, ở Paris, ông đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện, tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc 2, 3 lần; những lần đó có mặt cả các ông Phan-Văn-Trường, Nguyễn-Thế-Truyền, Phan Chu Trinh…  Thời Đệ Nhất Cộng Hoà năm 1956 chính quyền giúp tìm hài cốt nhà văn hóa họ Phạm, bị vùi dập chung dưới một cái mương với anh và cháu của ông Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân ngày 6/9/1945, cách Huế 15 cây số về phía Bắc.
Đời Hồ Chí Minh có tới trên 100 tên. Bảo Đại trong cuốn Con Rồng Việt Nam viết, lúc đưa bản tuyên ngôn thoái vị cho Trần Huy Liệu ngày 23/8/1945, ông mới nghe nói tới tên Hồ Chí Minh. Họ Hồ lấy tên này ngày 13/8/1942 khi ông rời hang Pắc Bó, trở lại Trung Hoa để liên lạc với các lực lượng cách mạng; còn Nguyễn Tất Thành tức là Nguyễn Ái Quốc vào ngày 18/6/1919. Đây là tên chung của nhóm Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, có từ thập niên 1910, ký trong các bài báo, tài liệu tố cáo chế độ thuộc địa  Pháp.

Nhà  báo Phan Thanh Tâm, dịp này cho biết, trong Pháp Du Hành Trình Nhật Ký Phạm Quỳnh ghi họ đã “cùng ăn cơm ta, nói tiếng ta, bàn chuyện ta, thật là vui vẻ, thỏa thích. Ăn no, uống say, cười cười, nói nói.” Năm 1922 chủ bút NPTC di Pháp; được mời đến diễn thuyết tại Ecole Coloniale ngày 31/5/1922, nơi mà Nguyễn Tất Thành 11 năm trước, ngày 15/9/1911, đã làm đơn xin vào học nhưng bị bác. Hồ Chí Minh khi nghe tin họ Phạm bị giết nói, “chuyện đã lỡ rồi.” Nhưng sau đó tất cả các ấn phẩm của NPTC bị cấm lưu hành và Phạm Quỳnh bị (người CS) gọi là đại Việt gian…

Ngược lại, theo nhà báo Phan Thanh Tâm, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa đã cho giảng dạy ở bậc Trung Học các bài báo trong NPTC và gần đây toàn bộ tạp chí này còn được đưa vào thế giới điện toán. Phạm Quỳnh sinh năm 1892 tại Hải Dương. Năm 16 tuổi đậu thủ khoa bằng Cao Đẳng tiểu học. Theo nhà báo, muốn hiểu văn học Việt Nam thời 1913 tới 1932 thì phải tìm đọc NPTC. Tạp Chí là tất cả văn hóa của thế hệ đó. Nhờ làm việc trong trường Viễn Đông Bác Cổ  nên Phạm Quỳnh có cơ hội tìm hiểu về triết học, văn học, mỹ học và văn chương kim cổ.

Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng trong buổi giới thiệu và thảo luận các ấn phẩm của Viện Việt Học chiều ngày 7/5/2011 khi nói về Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn đã cho biết, Giáo sư Nguyễn Quang Hồng trong một dịp sang Philadelphia dự hôi nghị về chữ Nôm ở Đại học Temple khi được xem quyển TĐCNTD đã nói, trong nước có mơ làm chuyện này nhưng đã không làm được. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, quyển Tự điển sẽ rất lợi ích cho những ai quan tâm đến văn học Việt Nam và sẽ tìm thấy ở đây một kho tàng ngữ văn từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20.

Theo diễn giả, chữ Nôm là một loại chữ viết, mượn lối viết chữ Hán làm căn bản để ghi chép tiếng nói của người Việt. Giáo sư nói, bộ Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn đã có mặt dưới dạng điện tử trên mạng Internet từ năm 2005 sau hơn ba năm làm việc cật lực. Ban biên tập gồm có Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thế Kiệt, Nguyễn Doãn Vượng, Lê văn Đặng, Nguyễn văn Sâm, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Uyên Thi; sinh sống nhiều nơi trên thế giới, nghề nghiệp khác nhau, tuổi đời khác nhau, không quen biết nhau nhưng đã cùng cộng tác hoàn thành ấn bản này.

Ông Nguyễn Minh Lân và Nguyễn Minh Phúc thuộc Viện Việt Học ở Cali đã trình bày và chiếu slide cho thấy việc chuyển toàn bộ 210 số NPTC vào DVD-Rom. Phần lớn thiện nguyện viên là sinh viên và chuyên viên trẻ góp sức thực hiện dự án này. Trong chương trình giới thiệu ấn phẩm của Viện Việt Học, Viện đã đến nhiều nơi có đông người Việt cư ngụ như Paris, Westminster (Cali), San José, Portland, Oregon, Seattle, Washington D.C, Houston, Texas, Minnesota và trong những ngày tới sẽ đi Boston, Philadelphia, Denver.
Buổi giới thiệu và thảo luận các ấn phẩm của Viện Việt Học được sư bảo trợ của nhiều hội đoàn và tổ chức ở Song Thành và đã thu hơn 5.000,USD.

Bài do tác giả Phan Thanh Tâm gửi tới

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Viện Việt Học tại Minnesota: Đòi hỏi công lý cho Phạm Quỳnh”

  1. thịnh says:

    Đảng CSVN sau năm 1945 họ có chính sách thủ tiêu không xét xử ” bọn phản động ” giống như chế độ sô viết ở Nga sau năm 1917 thủ tiêu cả nhà Xa hoàng cũ 1918 hay hàng vạn tù binh Balan 1941. cho nên việc ông Hồ ca ngợi ” Đảng là đạo đức là văn minh” chỉ là tuyên truyền thôi.

  2. nguyenha says:

    Sao lại nói:” HCM sau khi nghe tin Phạm-Quỳnh bị giết…”chính dương-sự giết Phạm-Quỳnh.Phạm Tuyên khi dựợc biết tin Cha mình bị VM giết,có vào hỏi Ông Hồ,:ông trã lời:CM không giết ai hết,chỉ
    là do “nhân-dân’quá hăng say với CM nên không kiềm chế dược!! l,Ông Hồ làm như thể
    giết có một người,hầu hết các nhà yêu nước thời ấy dều bị VM xử-trảm!! Ngoài Phạm-Quỳnh,còn người con trưởng ,xin di theo cũng cùng chung số phận.Người vợ của ông nầy(dâu trưởng của
    PQ) thì bị Trần-huy-Liệu phỉnh-phờ dem ra Bắc dể gặp chồng,rồi sau dó”cưởng-hiếp”.Việc nầy
    Ông Hồ biết,nghe dâu có gọi Trần huy Liệu vào la rầy!! Những ai về VN,di qua con dường THL,
    nhớ tránh xa”hồn ma ác quỷ”!!

    • Ông Hồ biết,nghe dâu có gọi Trần huy Liệu vào la rầy ! !

      BÁC LẠI TUYÊN TRUYỀN cho KỤ cáo HÙ nữa chính Y đã “dùng nát ” NÔNG THỊ XUÂN vì cái họ NÔNG (ám ảnh giai cấp công NÔNG của HỒ !) sau NHƯỜNG LẠI (như đảo HÒANG SA mà bác bảo chú ĐỒNG vều NHƯỜNG LẠI cái đảo cức chim ấy – quên đó là MẮT XÍCH khâu xích quan trọng trên XÂU CHUỖI NGỌC BIỂN ĐÔNG của trong chiến lược BIỂN ĐÔNG của TÀU KHỰA )

      cho TRẦN QUỐC HÒAN chơi đã chơi chán RỒI THỦ TIÊU đập bể óc !

      Trần-huy-Liệu LÀ CÁI ĐẾCH GÌ SO VỚI KỤ HỒ phỉnh-phờ dem ra Bắc dể gặp chồng,rồi sau dó”cưởng-hiếp”

  3. Quân Tử Điếm - Hồ Bất Quần says:

    Về điểm “Phạm Quỳnh đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện, tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc 2, 3 lần; những lần đó có mặt cả các ông Phan-Văn-Trường, Nguyễn-Thế-Truyền, Phan Chu Trinh…..” cần phải làm rõ là cuộc trao đổi những gì để khiến ông PQ đi đến kết luận: “Nếu Hồ chí Minh là tên Nguyễn Ái quốc thì đúng là đại nạn của dân tộc VN đang đến rồi”

    Còn nhớ trong lần gặp gỡ đó, bác PQ thấy tôi đây đang đứng xớ rớ lo điếu đóm cho các bậc đàn anh cách mạng, thì PQ vui miệng hỏi:

    PQ: Anh cũng làm Cách Mạng đấy à????
    HCM lí nhí đáp: Dạ vâng, em cũng chỉ mới theo hầu các quan bác đây để học hỏi chút kinh nghiệm.
    PQ: Vậy anh đã học hỏi được những điều gì???
    HCM: Dạ em chỉ lo chạy đưa bài viết của các quan bác đây ra toà báo nhờ đăng, nhưng các quan bác có dặn em là hễ ai hỏi Nguyền Ái Quốc là ai thì cứ nhận là cậu nhé. Vì bọn mật thám đã để ý các quan bác nên nếu biết Nguyễn Ái Quốc là một trong các quan bác ấy, thì họ sẽ không cho đăng bài báo.
    PQ: À, ra vậy. Cậu có đọc qua những bài viết ấy chưa??
    HCM: Dạ, tiếng Tây của em đi làm phụ bếp dưới tàu còn bị Tây bợp tai đá đít, làm sao em đọc nổi!!!
    PQ cười: Thế thì cậu học được những gì về Cách Mạng
    HCM: Dạ, khi lang thang ngoài chợ kiếm sống, em có làm quen với bọn lưu manh, đá cá lăn dưa, ma cô ma cạo, tụi nó có xì xào về học thuyết Mác Lê gì đấy. Bọn chúng có đưa cho em bản chép tay lời tuyên bố của ông Lê nin, em đọc xong mà chảy nước mắt vì mừng rỡ.
    PQ: Tại sao vậy???
    HCM: Dạ em cũng không hiểu mô tê gì, chỉ biết ông Lê Nin có nói: Giới vô sản hãy đoan kết lại , thắng chúng ta sẽ được tất cả, thua chúng ta sẽ không có gì để mà mất!!! Em nói thật với quan bác, em chỉ có trên răng dưới râu thôi, nên đây chính là lời nói thích hợp nhất với hoàn cảnh của em
    PQ lắc đầu khẽ thở dài: Chỉ có thế thôi mà cậu lại đi mê cái chủ thuyết ngoại lai ấy, cậu cần phải học hỏi thêm nhiều nữa mới được!! Làm Cách Mạng mà ngu dốt, ít học trình độ như cậu thì không nên đảm việc lớn, sẽ có hại cho nước nhà.

    Bác đây không đáp lại, nhưng cúi đầu thầm nghĩ: Ta đây tuổi trẻ sớm phải bôn ba lăn lóc, trước vì miếng cơm manh áo, nay có dịp may chen vào được gần các cụ làm Cách Mạng thứ thiệt, trước tiên có cơm ăn cho đỡ đói. Sau này thời cơ đến, ta thủ tiêu bọn họ giành công, thống lĩnh tay chân bộ hạ lên làm Vua có phải “đổi đời” không?? Tay PQ sau này sẽ phải chết vì đã rõ cái gốc Dốt của ta….

  4. Võ Hưng Thanh says:

    CÓ HAI ĐIỀU ĐÁNG KHEN NHẤT

    Thực dân Pháp chiếm và làm chủ được nước ta trong suốt cả gần trăm năm, đó là lỗi của triều đình cuối thời nhà Nguyễn. Nếu triều đình đó sáng suốt, biết cách lèo lái đất nước, có thể Việt Nam và Pháp là hai nước bạn hay là hai nước bạn hàng.
    Nhưng khi ách thực dân đã đặt rồi, người Pháp vẫn không cạn tàu ráo máng hủy diệt nước ta, họ vẫn tôn trọng cái gì là nội bộ, nhưng họ chỉ nắm quyền điều hành chung có lợi cho họ thôi. Đương nhiên ngoài thành phần thực dân đúng nghĩa, chúng ta không phủ nhận sự đóng góp nào đó của chính phủ Pháp lẫn các tầng lớp trí thức Pháp cho văn hóa VN. Đây là điều chỉ có hai giới trí thức VN và Pháp làm việc với nhau, còn thực dân và triều đình thối nát lúc đó thì không quan tâm hoặc không hề biết đến việc này. Phạm Quỳnh chính là một trí thức VN trong hoàn cảnh như thế. Ông ta đúng là một thành phần tinh hoa trong hoàn cảnh khi đó của dân tộc. Ông đã dùng tài năng riêng của mình để làm văn hóa, đó cũng là cách phục vụ tốt đất nước rồi. Trong nội dung viết của họ Phạm, ông chỉ nhằm mở mang tri thức, nâng cao dân trí, phổ biến văn hóa, đó là công đức cho dân tộc, cho xã hội, cho con người, là một điều rất đáng kính và đáng trân trọng. Ông không nịnh Pháp hay làm tay sai cho lợi ích Pháp một cách vô lối. Bởi ông là nhà trí thức, không buộc ông phải chống Pháp theo cách làm quốc sự hay bạo động. Đó là công việc cho những người thích hợp hơn ông, có điều kiện, có chí hướng mạnh mẽ hơn ông, có xu hướng chính trị sôi động, nhưng không thể trách ông. Bởi Phạm Quỳnh có quyền giúp dân, giúp nước theo tài năng của Phạm Quỳnh, là điều hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Cho nên, nếu so sánh sự nghiệp văn hóa cùa Phạm Quỳnh và sự nghiệp văn hóa của Trần Đức Thảo, vẫn thấy được trong đa phần, sự nghiệp của Phạm Quỳnh đóng góp cho thực tế rất nhiều. Trong khi triều đình nhà Nguyễn còn đó, trong khi nhà nước thuộc địa còn đó, thử hỏi Phạm Quỳnh làm được gì hơn khi ông chỉ là một nhà văn hóa. Cho nên mọi sự đánh giá, phê phán Phạm Quỳnh theo cách cá nhân, theo ý đồ riêng tư, theo bụng dạ hẹp hòi, theo trình độ thấp kém, thật quả sai lạc, không ý nghĩa và vô giá trị. Rất đáng thương là chính chủ nghĩa quá khích ngay lúc đó đã làm hại ông, đó là một bất công thật sự về mặt lịch sử. Muốn hiểu Phạm Quỳnh thực tâm thế nào, cứ đọc vào những điều gì ông viết, cứ nghe qua lời nói của chính ông nói ra, không thể chỉ theo lối truyền khẩu nhau để sỉ nhục và lên án ông theo thói đời tầm thường vẫn luôn có. Song cũng nhờ chính sách không hủy diệt tinh thần, không nô lệ văn hóa của nước Pháp đối với nước ta, mà mới có biết bao tầng lớp trí thức yêu nước trưởng thành sau này. Đó chính là cái công trong cái tội của Pháp. Các công trình của họ xây dựng cũng vậy, đó là các ý nghĩa văn hóa đương đại và muôn đời. Nó phục vụ cho họ một phần, mà cũng phục vụ cho nước ta, dân ta một phần, đó cũng là cái hay trong cái dỡ đã biết của họ. Cho nên nếu không có tinh thần tự do của nước Pháp về mặt văn hóa, văn học như vậy, dễ gì có được sự nghiệp của Tự lực văn đoàn, của nền âm nhạc tiền chiến có giá trị để đời. Đó chính là hai điều đáng khen như đã nói từ đầu : tinh thần của nước Pháp về văn hóa, và tinh thần của giới trí thức Việt Nam về văn hóa, mà Phạm Quỳnh quả là một trong các vì sao kỳ cựu nhất mà mọi người biết vốn đã từng sáng chói trên nền trời văn hóa nước ta lúc đó.

    VHT

    • KHỐN NẠN NHẤT vẫn là

      THỰC DÂN ĐỎ do HCMeo và đồng bọn

      cùng những thằng trí ngủ VỊT KÌU và trí ngu XHCN như vht HÙA VÀO KIẾM CHÁC chút ẢO DANH + VẬT CHẤT + ….

      đang rỉa thịt như KÊN ÊN kền kền ĐẤT MẸ

      • Võ Hưng Thanh says:

        Tên Nguyễn Hữu Viện này quả thật chẳng có chút tâm thức hay giá trị đứng đắn nào hết. Đoc luận điệu mọi người đều thấy rất rõ.
        VHT

      • Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập ! ĐÚNG LÀ NHẠC NÔ !

        BỔ SUNG ĐỂ TRÁNH HIỂU LẦM :

        Chiến đấu vì độc lập tự do là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi nghe tin chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ vào sáng ngày hôm đó. Đây là bài hát mở đầu cho dòng nhạc “biên giới phía Bắc”. Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới – câu đầu tiên trong ca từ.

        Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20 tháng 2. Ngày 9 tháng 3, bài hát được đăng trên báo Nhân Dân. Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4

        Khi quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc được cải thiện, theo thỏa thuận giữa hai nước, nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, bài hát này cùng với một số bài khác không còn được lưu hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập

        CHỈ VÌ 16 CHỮ trét DZÀNG + 4 D(t)ỐT !!!!

  5. Aqua says:

    Vô phước cho Ông Phạm Quỳnh đã bị cs giết 1 cách tàn nhẫn như thời trung cổ ,vậy mà lại có thằng con bất hiếu bất mục là Phạm Tuyên viết nhạc để ca tụng thằng giết cha của mình. Xin chia buồn cùng gia đình học giả Phạm Quỳnh

Phản hồi