WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bao la tình Bác

"Mênh mông tình Bác!" Nguồn: Babui

Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế.

Hồ Chí Minh (Di chúc, ngày 10 tháng 5 năm 1969)

Tôi đã có lần phiêu lưu – từ Vũng Tầu về đến tận Sài Gòn – trên một chuyến xe đò chở nặng khách hàng, cùng với nỗi âu lo (có thể nhìn thấy được) trên nét mặt của từng người. Khi đất nước còn trong cảnh ngăn sông cách chợ, di chuyển trên một đoạn đường dài mấy mươi cây số – từ địa phương này, đến địa phương kia – là một khoảng cách rất “nhiêu khê,” và “mạo hiểm,” đối với nhiều người. Riêng tôi nhẹ tênh, chỉ có hai tay đút túi, nên được cho lên băng trước – ngồi giữa bà chủ  xe và ông chồng, đang cầm lái.

Phụ xe ở Việt Nam vốn là một nghề vất vả, và vất vả nhất là lúc… cách mạng (vừa) về! Ngoài chuyện đón khách, thu tiền, sắp xếp chỗ ngồi và hàng hóa, còn phải tất bật lo lót ở các trạm kiểm soát. Chi nhiều quá thì lỗ mà chung ít quá thì đi (e) không lọt.

Ét xe – do đó – phải năng nổ, tháo vát, nhanh tay, lẹ mắt, và… lẹ miệng. Những “đức tính” cần thiết này, bà chủ chiếc xe đò – kiêm luôn việc của lơ xe, hôm ấy – đều không thiếu, hoặc có dư. Lúc thì bà la lớn quát tháo đòi thêm tiền hành khách, khi thì bà sởi lởi tươi cười nhỏ nhẹ với những chú công an, và trong lúc xe lăn bánh thì bà chuyển vai – từ phụ xe, sang… phụ lái:

- Tắp qua lề trái, tắp qua lề trái… coi chừng, coi chừng ổ gà bên phải…

- Rà thắng, rà thắng, chậm chậm, chậm chậm, coi chừng mấy đứa nhỏ bán hàng rong…

- Thắng, thắng, thắng liền…, thấy ông già muốn qua đường không ?

- Quẹo, quẹo, quẹo… nha…

- Stop, stop, stop…

Bà mím môi, trợn mắt, ngoẹo cổ, nghiêng người, đạp chân… – tùy theo tình huống. Tôi liếc nhìn ông chồng (vẫn điềm nhiên cầm lái) và thoáng có ý nghĩ rằng đây chính là một vị Bồ Tát hoá thân. Ngài hiện diện giữa cõi trần – đầy bi ai, hệ lụy – để dậy cho chúng sinh một bài học sống động về gương điềm đạm, và nhẫn nại.

Tất nhiên, đây chỉ là một ý nghĩ viển vông. Ông chủ xe cũng chỉ là một người trần. Và sức người, tất nhiên, có hạn:

- Đ.. mẹ, sao mà mày… bao la quá vậy Tám!

Bà Tám, quả tình, có hơi bao biện và bao la (quá) thật. Chớ phụ nữ, nói chung, ai mà không… bao la chút đỉnh – đúng không? Thuộc tính này, khách quan mà xét, ít thấy ở những người khác phái. Đàn ông, tuy thế, khi đã “chịu” bao la thì mấy chả cũng (“trời /biển”) hết biết luôn.

Hồ Chí Minh là một trong những người (thuộc diện) bao la như thế. Di chúc của ông có đoạn viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Thiệt là mát trời ông Địa! Tác phẩm Mênh Mông Tình Dân của bác Lê Khả Phiêu (hẳn) phải được gợi hứng từ những ý tưởng mông mênh (cỡ đó) của bác Hồ. Vì các bác đều bao la (quá đáng) nên nhi đồng ở ta đã bị Đảng và Nhà Nước bỏ quên.

Sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền, đến ngày 12 tháng 2 năm 2004, mới thấy có quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ (số 19/2004/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010. Mục tiêu cụ thể của quyết định này là “ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.”

Trẻ thơ trong kỹ nghệ sắt thép. Nguồn: tuoitre.vn

Năm năm sau, báo Dân Trí (số ra ngày11 tháng 11 năm 2009) đi tin: “Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến thời điểm này cả nước vẫn chưa có cuộc điều tra chính thức nào về hình thức lao động mà trẻ em tham gia mà chỉ dựa theo số liệu điều tra mức sống dân cư... Lạm dụng lao động trẻ đang là vấn đề nổi cộm của xã hội và đang được Chính phủ từng bước giải quyết.

Và cho đến khi đáo hạn, vào ngày 28 tháng 4 năm 2010, bà Nguyễn Mai Oanh (Điều phối viên của ILO – International Labour Organization) cho biết:

“Hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trong chuyến khảo sát thực tế vẫn là những đứa trẻ lang thang bán vé số, đánh giày, xin ăn… Dưới mọi hình thức, lao động trẻ em cần được hỗ trợ để xóa bỏ. Do đó, dự án mong muốn có những con số cụ thể, hoàn cảnh xác thực để xây dựng phương thức hỗ trợ hợp lý và hiệu quả.

Nói cách khác, kể từ lúc có quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ (ký năm 2004) với mục  tiêu cụ thể là “đến năm 2010 sẽ giảm được 90% số trẻ em lang thang kiếm sống cho đến hôm nay (ngày 1 tháng 6 năm 2010, Ngày Nhi Đồng Quốc Tế) VN chưa hề đụng một ngón tay nào vào việc thực hiện đề án này. Vẫn chưa có cuộc điều tra chính thức nào” thì đào ở đâu ra “những con số cụ thể (theo như yêu cầu của ILO) để tổ chức này có thể lập dự án – với kinh phí 2,5 triệu euro – vừa được Cơ quan Hợp tác và phát triển Tây Ban Nha cùng Tổ chức Lao động quốc tế ký kết, và công bố ngày 29 tháng 3 năm 2010, tại Hà Nội.

Và nói tóm lại, theo nhận định của ông Nguyễn Thùy – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam – là: “Các chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em cũng chưa có và chưa hề có chính sách cụ thể để giải quyết lao động trẻ em ngoài hình thức tuyên truyền mang tính thời vụ.”

Trẻ thơ lang thang. Nguồn: RFA

Hạn từ “thời vụ,” trong trường hợp này, lại có nghĩa rất cụ thể như sau: khi nào có kinh phí (vài triệu Euros hay Dollars) thì vấn đề sẽ trở thành bức xúc, nổi cộm, nhức nhối… Luật lao động, Luật BVCSTE, Công ước quốc tế về quyền trẻ em… sẽ được mang ra hội thảo, bàn luận, mổ xẻ tới nơi tới chốn.

Sau khi cam kết, ký kết, và tiền đã được “rót” xong thì vấn đề (tự nhiên) cũng sẽ xẹp dần như một cái bánh xe cán phải đinh. Mọi chuyện (rồi) lại đâu vào đó, cứ y như cũ, cho đến khi có kinh phí mới.

Báo Nhân Dân, số ra ngày ngày 7 tháng 8 năm 1999, có bản tin “Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường,” với những chi tiết sau:

Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng muời năm qua. Tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (vào hôm 29 tháng 7 năm 99) các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”

Hơn mười năm sau, Tuổi Trẻ Online –  đọc được vào ngày 10 tháng 3 năm 2010 –  cũng có bài viết (“Năm Năm Cõng Bạn Đến Trường”) với nội dung tương tự:

Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường...”

Tất nhiên, tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ năm nay, các em cũng sẽ được “biểu dương” và “khen thưởng.” Phải chi, Đảng và Nhà Nước thay được “những tràng pháo tay nồng nhiệt” bằng những đôi nạng gỗ – hay những cái xe lăn – thì đỡ khổ (cho các em) biết chừng nào!

Nỗi khổ của các em đã được bác Hồ nêu rõ, vào ngày thành lập Hội Nhi Đồng Cứu Quốc, tại Cao Bằng, qua bài “Thơ Kêu Gọi Thiếu Nhi”:

Trẻ thơ trong kỹ nghệ không khói. Nguồn: Shanghai Star

“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ , học hành là ngoan.
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng….”

(Báo Việt Nam Độc Lập, 106, số ra ngày 21 tháng 09 năm 1941)

Sáu mươi năm sau, từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin của South China Morning Post có bài tường thuật (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”) rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin.” Bốn đứa còn lại, tất nhiên, cũng bận: đánh giầy, bán vé số, bán ma túy, hay dắt mối…

Đôi lúc, tôi trộm nghĩ: nếu ông Hồ Chí Minh đừng đi (linh tinh) tìm đường cứu nước thì chưa chắc toàn dân đã được “hưởng” Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, và đất nước (chắc chắn) sẽ  thiếu mất một lãnh tụ anh minh; tuy nhiên, bù lại, trẻ thơ Việt Nam sẽ có được một chiếc xe lăn hoặc đôi nạng để làm chân đi học – khi cần. Và cũng sẽ không có đứa bé nào của xứ sở này phải trôi dạt đến những nơi xa xôi – có tên gọi là “Mecca for paedophiles” (Thánh  địa ấu dâm) – để làm đồ chơi, cho thiên hạ mua vui.

- Đ.. mẹ, sao mà mày … bao la quá vậy Hồ!

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

28 Phản hồi cho “Bao la tình Bác”

  1. Nguyễn tất Thành says:

    Tên của bác là Hồ Chí Minh , chữ Hồ có nghỉa là con chồn , Chí có nghỉa là Cực , ví dụ như Chí Tôn có nghỉa là cực cao qúy , Chí Bảo là cực qúy , còn chữ Minh có nghỉa là nắng vì có nắng thì mới có ánh sáng ( minh ) , tóm lại Hồ Chí Minh có nghỉa là CON CHỒN NẮNG CỰC

  2. ĐM... Sau mày lưu manh quá vậy Hồ! says:

    Hồi trước, mỗi lần đọc xong Trần Dân Tiên tôi chỉ biết chửi thề kiểu bình dân (cuốn Những Mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chủ Tịch. Thực ra cuốn này là do chính Hồ Chí Minh viết, lấy tên là Trần Dân Tiên để tự bốc thơm mình) . Nay đọc xong bài của bác Tưởng Năng Tiến, tôi biết cách chửi mới rồi. Bắt chước bác Tưởng Năng Tiến, tôi chửi: Đ.. mẹ, sao mà mày … lưu manh quá vậy Hồ!

  3. TaTon says:

    Baola, tình bác mênhmông…
    Bác ôm, bác ấp, bác bồng, bác chơi!
    BàBui, NăngTiến, ”thối” dzồi:
    Nhỏmọn, hỗnláo, tôiđòi, vôtri!!!???

  4. long says:

    cải cách ruộng đất ..thì sao nhỉ có phải là ..”tình thương” không

  5. Hai Lúa says:

    Ông Thiệu đi vào lịch sử với câu nói “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm” . Tưởng Năng Tiến đi vào lịch sử với câu ” Đ.. mẹ, sao mà mày … bao la quá vậy Hồ!”

  6. Sự thật says:

    Tôi nhớ hồi năm 1972,tại Sài Gòn ,cậu bé 13 tuổi kế bên nhà tôi có dịp nhìn hình ông Hồ trong Tạp chí Pháp Paris Match lúc đó tôi đang đọc.Tôi hỏi ý kiến em về ông Hồ.Em trả lời,”cái mặt ổng kỳ quá,tánh ổng không biết có kỳ không !” .( em mồ côi cha từ hồi nhỏ và mẹ chỉ đi buôn bán nên gia đình không dính líu gì đến chính chị chính em).Năm 1975,lúc ông Thiệu nói lời từ chức thì em qua xem ké tivi nhà tôi đột nhiên khóc (lúc đó 15 tuổi).Sau năm 1975,như bao nhiêu người khác em phải ra sống chung ,sinh hoạt chung,làm việc theo cái gọi là “cuộc đời mới” của một duồng văn nô nịnh đảng và lúc này mẹ em đã chết.Tuy nhiên,cung cách của em miển cưởng nhiều hơn và hầu như em ít khi cười cho đến nổi tay đại úy phường đội trưởng từ ngoài Bắc vào có lần hỏi em(tôi đứng kế bên),”sao mày lúc nào cũng buồn vậy,chắc tại tụi quỷ này vào chứ gì ?!”.Tôi trả lời thay,”nó không có cha mẹ nên luôn buồn đó mà ” và như thế các sự kiện đánh tư sản,học tập cải tạo,chiến tranh với Polpot,Trung Quốc,thuyền nhân,đổi tiền,…với các hậu quả tang thương cho dân Việt lần lượt diễn ra trước mắt em.Trong cái yên lặng của tính tình,của cái nhìn của em khè ra cái mùi ghét cộng sản cứ xạo nhưng không biết phải làm gì hay phải làm sao ,…Ông trời chắc cũng độ cho em nên thời may em được chị bảo lãnh ra nước ngoài và đến lượt tôi vốn là lính chế độ cũ cũng được xét cho đi.Gặp lại tại nước ngoài ,em nói với tôi,”nếu biết vậy hồi 1975,em dù còn nhỏ tuổi xin đi lính để được chết theo chế độ”Tôi hỏi chơi với em ,”chế độ mới này làm như “ớn “mày,không bao giờ bắt mày,hành hạ mày hay gia đình mày (gia đình em không có đàn ông) như đã làm với tao đây, làm gì mày ghét nó quá vậy ?”.Em nói ,”nhưng nó đày ải,hành hạ ,tra tấn,làm khổ biết bao nhiêu người dân khác và mọi chuyện bắt nguồn từ Hồ chí Minh mà ra và không những ổng xấu mặt mà rất còn xấu tánh,rất quỷ quyệt ,một con quỷ đội lốt thánh”

  7. DILINH says:

    Đ…MẸ , SAO MÀ MÀY BAO LA QUÁ VẬY HỒ !

    Xem những khúc phim tài liệu về Hồ ôm hôn lãnh tụ cuả các nuớc Cọng Sãn khác như con ôm mẹ . Cử chỉ cuả Hồ cho thấy rõ ràng là tay bợ đở , xu nịnh một cách bất bình thuờng , thấy Hồ làm thú thật ai mà đã nhìn cũng phải xấu hỗ.
    Nhưng những thao tác ảo thuật cuả Hồ không phải lúc nào cũng qua mắt thiên hạ, khiến họ không biết phán đoán bản chất tinh quái cuả Hồ . Chẵn hạn như Stalin. Trong khi Hồ ca tụng Stalin (” « Ai sai chứ Stalin … thì không bao giờ sai. »hay ca ngợi và cung kính chĩ vào hình “Ba ông kia kià ” thì Stalin chế nhạo , coi thuờng bảo Hồ là tên Cọng sãn ở hang” (HO, A BIOGRAPHY trang 145  , PIERRE BROCHEUX viết :
    “Khruschev cũng viết rằng Stalin ít ưa Hồ Chí Minh nguời mà Stalin gọi là TÊN CỌNG SẢN TRONG HANG “Khruschev also wrote that Stalin showed little sympathy for Ho, whom he called ” a communist troglodyte”)
    Đó là chưa kể ,khi Hồ tìm Stalin xin chĩ dạy thì bị Stalin khinh bĩ ,móc sát ván . ( When Ho Chi Minh gathered up the courage to approach the leader of the communist bloc and to ask for “ instructions “ . Stalin made sure that Mao and his interpreters were enough to hear his reply . In a Georgia n accent tinged with sarcasm, Stalin said to Ho Chi Minh, the President of the Democratic Republic of Vietnam “ HOW CAN YOU ASK FOR MY INSTRUCTIONS ?” I am the chairman of the Council of Ministers, and you are the chairman of the state. YOUR RANK IS HIGHER THAN MINE, I HAVE TO ASK FOR YOUR INSTRUCTION!” (page 4, VIET NAM, THE NECESSARY WAR ,Michael Lind A. )

    Đàn Chim Việt quần thảo tới lui không ngưng nghỉ về nhân vật Hồ Chí Minh này , theo thiễn nghĩ , thật là chính xác và cần thiết .Chính xác ở chỗ đánh giá đúng tầm quan trọng thông tin cập nhật và cãm nghĩ mới nhất cuả quần chúng về Hồ ,nhận rõ đuợc nhu cầu cuả thời đại . Và cần thiết… Cần thiết ở chỗ không những mở mắt thêm cho hàng triệu những ai từng là nạn nhân lưà bịp cuã ông Hồ mà còn tránh cho các thế hệ tới , hàng triệu bộ óc non nớt , bị đầu độc bỡi bọn tàn dư cọng sãn nay cùng đuờng biến thành súc sinh , vô loại .

  8. tạ tuyên says:

    Ông TNT viết câu kế`t luận qúa đã!!! Cám ơn ông đã chửi một câu mà hàng chục triệu người muốn chửi

  9. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Các đồng chí trong TW Đảng CSVN có lần hỏi Bác Hồ thích nhìn chỗ nào nhất của người con gái???? Bác Hồ mỉm cười và trả lời: “Bác chỉ thích nhìn đỉnh đầu người con gái.”

    Phải chăng đó là ý tưởng cho bức tranh minh họa của họa sĩ Babui trên kia????

  10. Trầm Tư says:

    Qua tựa đề “Bao la tình Bác” tôi say mê đọc bài viết của ông Tưởng Năng Tiến với nội dung con đường bác đi đầy bi đát. Lời nói của bác Hồ, lời nói của tưởng thú à quên thủ tướng, tất cả chỉ là hứa lèo hứa cuội. Tác giả dẫn chứng; “Sáu mươi năm sau, từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin của South China Morning Post có bài tường thuật (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”) rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin.” Bốn đứa còn lại, tất nhiên, cũng bận: đánh giầy, bán vé số, bán ma túy, hay dắt mối…“. Đọc mà xót dạ đau lòng, ngậm ngùi với tranh biếm họa “Mênh mông tình Bác!” Nguồn: Babui, với kết thúc bằng một câu phẫn nộ: “- Đ.. mẹ, sao mà mày … bao la quá vậy Hồ!
    Tôi chỉ còn biết cắn môi ghi khắc tình đen bạc cho những người lãnh đạo đất nước. Dân tộc Việt Nam thật bất hạnh khi có những người lãnh đạo như ông Hồ và đảng CSVN hiện nay!

Leave a Reply to tạ tuyên