WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính ưa cãi cọ, chửi bới của người Việt

Nếu chúng ta vô ý đi bộ đụng phải người Mỹ, người ta không cần chúng ta xin lỗi, họ xin lỗi trước: “I am sorry”, sự việc coi như được giải quyết một cách lịch sự, nhẹ nhàng. Nhưng nếu chẳng may đụng phải người Việt, sẽ có một cuộc cãi cọ kéo dài không biết bao lâu. Đôi khi hai người đi xe đạp đụng vào nhau, xe không hư, người không hề hấn gì nhưng lại kẻ bể đầu người sứt tai sau một hồi gây lộn. Đứa con khóc thay vì dỗ cho nó nín, chồng trách vợ, vợ trách chồng thành ra cãi nhau. Từ chuyện nhỏ nhặt ấy hai người lôi những chuyện từ ngày xửa ngày xưa ra kể, ra trách, phân trần hàng tiếng đồng hồ mới chấm dứt.

Đó là chuyện nhỏ, những việc lớn hơn người ta bỏ ra cả ngày cả buổi, có khi cả tháng để chửi bới mắng nhiếc đi đến thù hận nhau suốt đời. Chúng ta sống bằng tình cảm quá nhiều, quá nặng chủ quan nên sự phân biệt phải trái không rõ ràng, hễ người nào nói nhiều, chửi, mắng nhiều, nói được nhiều lời cay độc được coi là người giỏi, người thắng. Thắng không căn cứ trên sự đúng, sai làm người ta không cần lý lẽ, cứ nói bừa, nói ngang, nói thế nào cũng được. Do đó tục ngữ có câu: “Một người nói ngang cả làng không lại.” Xa hơn nữa, có khi đem nhau ra trước cửa quan vì một chuyện không đâu.

Sống ở ngoại quốc, chúng ta thấy người ta đối xử với nhau lịch sự, rộng lượng và khôn ngoan hơn chúng ta. Lỡ va chạm nhau, cả hai bên cùng nói “sorry” (xin lỗi), việc không đáng gì vả lại đó là sự sơ suất; trong cơ quan nếu chúng ta vô ý làm hư hỏng đồ vật hay làm sai, người ta nói “don’t worry” (đừng bận tâm) rồi người ta phụ với mình sửa chữa hay chỉ bảo điều sai sót vì việc đã xảy ra rồi có mắng mỏ hay cằn nhằn cũng không lại được, chỉ thêm mất thì giờ và làm buồn người khác.

Hàng xóm có điều không vừa lòng, người ta bán nhà đi ở chỗ khác, cãi nhau mất thì giờ và thêm bực mình. Tôi biết một gia đình người Việt sang đây (Mỹ) nhưng quen lối sống ở Việt Nam, không biết tôn trọng hàng xóm, mở băng Video và DVD cho phát ra hai cái loa cả ngàn oát (watt) bất kể ngày đêm làm cho cái nhà sát bên cạnh 1 năm đổi chủ ba, bốn lần. Trường hợp này ở bên nhà chắc chắn sẽ chửi bới nhau, có khi thưa kiện hay đánh đấm nhau nữa không chừng.

Vấn đề chửi bới của người Việt, đã có nhiều người nói tới như nhà văn Nguyễn công Hoan hay học giả Lê văn Siêu.   Mới đây đồng tác giả Nguyễn thị Tuyết Ngân và Trần ngọc Thêm trong bài “Người Việt Chửi” đăng trên tờ báo Pháp Luật ở Sài Gòn số Xuân Canh Thìn 2000 và đăng lại trong cuốn “Tìm Về Bản Sắc Văn Hoá VN” cho rằng lối chửi của Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật” và góp phần làm kho tàng văn hóa VN cổ truyền thêm phong phú (Trần ngọc Thêm TVBSVHVN trang 293, Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM in lần thứ 4).

Dù đứng ở phía nào hay qua góc độ nào thì chửi bới không thể xếp vào hàng nghệ thuật vì nghệ thuật luôn luôn hướng về cái Thật, cái Tốt, cái Đẹp (Chân – Thiện – Mỹ). Chửi bới là dùng những lời nói cay độc để nguyền rủa, trù ẻo, mạt sát người khác sao gọi là tốt, đẹp được? Chửi bới là qua lời nói muốn đào mồ cuốc mả nhà người ta, bắt ông bà tổ tiên nhà người ta ăn những thứ dơ dáy, ô uế. Muốn băm vằm, xé nát người ta mà nói rằng góp phần làm phong phú nền văn hóa cổ truyền trong khi Văn Hóa mang tính Nhân Bản: thân ái, độ lưọng, khoan dung, hòa hợp.

Tóm lại chửi bới là hành động xấu, vô văn hóa đã có từ lâu (nay đã giảm rất nhiều) nên qua thời gian được gọt rũa thành bài bản, có vần điệu, nhịp nhàng đối xứng. Các dân tộc khác không có lối chửi tàn tệ, thâm độc, dằn vặt  (người ta chửi nặng nhất là “đồ con vật (heo, bò, ngựa) hay đồ què, mù, thối tha…”) và cũng không chửi hết ngày này sang ngày khác như chúng ta.

Quê tôi bên bờ sông Hồng, phía trong đê là đồng cấy lúa, ngoài đê gần bờ sông là trang trại hàng năm vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch nước lụt dâng lên, mỗi nhà ở trên nền đất đắp cao trông như một hòn đảo. Tôi nhớ hồi còn bé có hai bà hàng xóm mới làm thông gia với nhau được ít lâu đã xảy ra xích mích vì bà bênh con bà, tôi bênh con tôi (vợ chồng trẻ nào mà không có trách móc, cãi cọ vặt). Lúc đầu chỉ trao đổi qua những tiếng bóng gió của bà mẹ vợ  sau biến thành chửi nhau công khai. Hai nhà ở cách nhau qua một khu vườn độ 50 mét (150 feet) đang bị nước lụt dâng cao làm giới tuyến ngăn cách, mỗi bà ở một bên chửi chõ sang nhà nhau mấy ngày mới dứt. Giờ ăn, giờ ngủ  là những cuộc tạm đình chiến:

- Bà chửi mày bẩn cả miệng, để bà xúc miệng xong bà sẽ đào mồ, đào mả nhà mày lên.

- Quân chết tiệt, đói thì về nốc đi, lấy sức mà nghe tao lôi ông bà, ông vải nhà mày ra tao dạy.

Những lời chửi bới thô lỗ, cay độc nhưng lại có vần, có điệu. Đại khái:

Mả cha mày dưới đất
Tao hất lên trời
Tao phơi ngoài lộ
Cho quạ nó mổ
Cho chó nó tha
Cho ông đi qua
Cho bà đi lại
Vén đá…ị…lên đầu
Nhục ơi…là nhục.

Bà kia không kém:

Thứ quân chua ngoa
Thằng cha mày dại
Tứ đại mày ngu
Tao kẹp vào khu
Tao kẹp vào háng
Tao đánh, tao mắng
Mặt cứ trơ trơ…

Chúng ta vốn kính trọng tổ tiên không hiểu sao người ta cứ thích đem ông bà nhau ra chửi. Mình không trọng Ông bà, cha mẹ người thì người không trọng ông bà, cha mẹ mình.

Sau đây là “bài chửi” mất trộm gà do học giả Lê văn Siêu ghi lại kèm theo lời bình luận:

“- A…con gà của tao nó ở nhà tao thì nó là con gà, nó vào nhà mày thì nó thành con cú, con cáo, thành thần nanh đỏ mỏ nó mổ vào đầu nhà mày. Mày trả con gà của tao thì thôi, mày ăn con gà của tao thì mày xưng cổ nổ hầu, mày chết trẻ đẻ ngược. Mày đi sông đắm đò, mày đi đường chết chợ. Tao chửi cho đến ông tam đại nhà mày trở xuống, cho đến mục mả nhà mày ra mới thôi…” (Lê văn Siêu, Văn Minh VN trang 224).

Sau đây là lời bình của nhà học giả: “Chửi cho đến đầu rau phải múa, chúa đất phải cười. Chửi cứ như là hát hay. Chửi sôi lên sùng sục, đục lên lờ lờ. Chửi mà thành vần, thành điệu lên bổng xuống trầm.” (Lê văn Siêu, VMVN trang 225 ).

Việc chửi bới trên gần như mai một nhưng việc hay cãi cọ vẫn tồn tại ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Chúng ta hay chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt và không có tinh thần bao dung.

© 2009 Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Tính ưa cãi cọ, chửi bới của người Việt”

  1. Nón Cối says:

    ĐM – Ai dám bảo người việt có tính hay chuởi bới ?
    Dân Việt Nam bây giờ éo thèm chửi nữa, đụng chuyện là chơi bằng dao búa liền. Đấy không biết có phải là tại nhân dân ta đã thấu triệt tư tưởng của bác Hồ, hay là kết quả 100 năm trồng người của Bác?

  2. tran phong says:

    Đây là tâm sự của 1 người yêu nước VN,yêu dân tộc VN chân chính, có khát vọng cùng với khát vọng của cả dân tộc : độc lập,tự do và hạnh phúc cho Tổ quốc VN và dân tộc VN.Tuy nhiên có 1 vài chi tiết độc giả chưa được kiểm chứng nên không dám bàn luận.

  3. le that says:

    Chi co dan Bac ki moi vay. Xin loi.

  4. tran phong says:

    Rất đáng tiếc nhưng nhân dân ta là như vậy đó.Đó là hậu quả của XHCN trong hơn nủa thế kỷ qua,nếu được sống trong 1 XH dân chủ thói quen xấu này sẽ từ từ mất đi.

Leave a Reply to tran phong