WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đơn độc

Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”.

Một em nhỏ trong đoàn biểu tình sáng 12/6 tại Hà Nội. Ảnh NBG

Một em nhỏ trong đoàn biểu tình sáng 12/6 tại Hà Nội. Ảnh NBG

Hơn 300 năm trước, các Chúa Nguyễn đã đưa người đến Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và từ đó người Pháp hiện diện ở đây liên tục. Tháng 11-1946, khi người Pháp bắt đầu chiến tranh trở lại với Việt Minh, chỉ có thể đưa quân kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch đã cho đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba, thuộc Trường Sa. Sau khi bị Mao đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai hòn đảo mà họ giữ gần 4 năm trước đó.

Và một em nhỏ khác luôn dẫn đầu đoàn biểu tình sáng 12/6. Ảnh DLB

Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng, tháng 4-1956, khi lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “Quân giải phóng Trung Quốc” chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên thực tế, cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa); Robert (Cam Tuyền); Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa, về mặt pháp lý, vẫn khẳng định chủ quyền trên phần bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tháng 4-1972, khi miền Bắc dồn lực trong một chiến dịch thảm khốc ở Quảng Trị. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ để họ dội bom ra vĩ tuyến 20. Ngày 4-4-1972, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để “trao một bức điện bằng lời”, nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm”. Người Trung Quốc hiểu, nếu họ đánh Hoàng Sa, người Mỹ sẽ án binh bất động. Từ ngày 16-1-1974, Trung Quốc bắt đầu cho tàu ép sát Hoàng Sa. Theo Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Nhưng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn độc chống lại Trung Quốc xâm lăng. Theo tướng Thoại: “Hạm Đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn”. Kể từ ngày 19-1-1974, phần còn lại của Hoàng Sa Việt Nam bắt đầu bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tướng Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa khi ông đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Năm 1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo” mà miền Nam đang chiếm giữ. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: “Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”. Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân Đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản tất cả những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.

Cho dù, theo lệnh ngày 13-4-1975 của Tướng Giáp, Quân đội miền Bắc đã không đụng vào các hòn đảo do Trung Quốc khi ấy đang chiếm giữ. Nhưng, ngày 5-5-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Ling Dequan đang thường trú tại Hà Nội đã thấy “đắng chát ở trong miệng”. Ling Dequan, sau đó, nói Nayan Chanda: “Tin Việt Nam chiếm các hòn đảo đến như một cú shock vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”. Mân Lực, tác giả cuốn sách “Mười năm chiến tranh Trung-Việt”, cũng gọi hành động tiếp quản Trường Sa của Hải Quân Việt Nam là “ngang nhiên chiếm đóng 4 đảo trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc”. Vì theo Mân Lực: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”.

Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố: “Hải phận 12 hải lý kể từ đất liền là của Hoa Lục”. Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai công hàm mà đời sau có thể đọc được toàn văn trên báo Nhân Dân số ra ngày 22-9-1958: “Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Cho dù, theo Mân Lực, Tuyên bố của Chu Ân Lai “có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)”. Cho dù, theo ông Trần Việt Phương, người có 25 năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Về phía Việt Nam, đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản; quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của Ta chứ không phải ở cấp độ vừa. Về phía Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc để, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn”. “Công hàm 1958” là tuyên bố của một đồng minh, được đưa ra khi Mỹ đưa Hạm đội 7 hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa chủ quyền của “đồng minh” Trung Quốc. Cho dù, “Công hàm 1958” tuyên bố những gì thì nó cũng hoàn toàn không có giá trị công nhận Hoàng Sa là của Bắc Kinh. Từ năm 1954 đến trước ngày 30-4-1975, theo Hiệp định Geneve được ký bởi các bên trong đó có Hà Nội và Bắc Kinh, thì Hoàng Sa và Trường Sa – ở thời điểm 1958 – không phải là phần thuộc về miền Bắc mà đang là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia vẫn có mặt ở các diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Sở dĩ những nhà văn, nhà báo như Ling Dequan, Mân Lực, bị shock khi nghe tin Việt Nam lấy lại Trường Sa, theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, với chính sách bưng bít thông tin, người dân Trung Quốc không hề biết Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ mà Việt Nam đã có chủ quyền liên tục hàng trăm năm, là phần lãnh thổ mà Chính quyền của họ mới “dùng vũ lực để cưỡng đoạt” trong thế kỷ 20 như những tên xâm lược.

Báo chí chính thống của Việt Nam, từ năm 1958, chưa bao giờ nhắc lại “Công hàm” của Phạm Văn Đồng, chưa giải thích “nội hàm” của tuyên bố ấy. Chính quyền, đã tới lúc nên tuyên bố về giới hạn pháp lý của Công hàm này, nên thừa nhận bản hiệp định (Geneve) mà mình đã đặt bút ký vào theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa từ trước 30-4-1975 là phần lãnh thổ thuộc về Chính quyền Sài Gòn, nên dẫu Hà Nội có đưa ra tuyên bố gì thì cũng phải bị coi là “vô giá trị”. Đây không còn là chuyện “ăn-thua” với người anh em miền Nam mà là “mất-còn” với ngoại xâm. Đây cũng là lúc mà người dân tạm gác các bức xúc thường nhật để tập trung vào mối đe dọa đến từ phương Bắc.

Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.

Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.

Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”. Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.

Nguồn: Blog Huy Đức

11 Phản hồi cho “Đơn độc”

  1. Trung Kiên says:

    Xin phép tác giả Huy Đức được bổ túc thêm cho rõ nghĩa:

    Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn (hơn), đàn áp những người biểu tình mạnh tay hơn.”

    Như vậy người đọc sẽ không nhầm lẫn rằng “chính quyền đã cứng rắn hơn với người TQ”, mà ngược lại, nhà cầm quyền csvn mạnh tay đàn áp người biểu tình hơn!

    Còn câu…”Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”.

    Lại nữa…”họ” ở đây là ai, nếu không là lãnh đạo csvn? Họ (csvn) cố tình tạo ra cảnh “da thịt tàn nhau” để làm quà dâng cho TQ?

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”.“.

    –> Đã biết trước rằng…”vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”…biển đảo của Việt Nam, nhưng cs-Bắc Việt vẫn cố tình tiến công bắn giết người Việt để cho “nước ngoài” thừa nước đục thả câu! Ai là kẻ phải gánh chịu tội lỗi này, nếu không phải lãnh đạo csvn???

    Hỡi những người lãnh đạo csvn!

    Đã đến lúc các Vị phải hồi tâm chuyển ý, sám hối ăn năn, quay đầu về với dân tộc, đừng tin theo 16 chữ vàng (dẻo) và 4 tốt (đểu) của TQ nữa!

  3. xuanhuong says:

    ÁO HOÀNG SA

    Tuổi Trẻ VIỆTNAM
    đòi quyền được mặc áo !
    HOÀNG SA
    TRƯỜNG SA
    BELONG TO VIỆT NAM
    ***
    Ngày mai xuống phố
    Em tôi mặc áo HOÀNG SA
    Em tôi trông duyên dáng quá
    Mẹ khen Em đẹp nhất nhà

    Ngày mai xuống phố
    Em tôi mặc áo HOÀNG SA
    Họp đàn tung tăng thách đố
    Lứu lo hát khúc TRƯỜNG SA

    Ngày mai xuống phố
    Ngày Hội Áo Mẹ Áo Cha
    Em tôi Thiên Thần lộng lẫy
    Rước Tình Yêu Nước Yêu Nhà

    Áo Mẹ theo em dạo phố
    Áo Cha dẫn Em đến trường
    Áo HOÀNG SA cho Em thêm đẹp
    Chiều đan tay hò hẹn yêu thương

    Công an bắt em lột áo
    Em Viết lên Thịt lên Da
    Em đi TỎ TÌNH YÊU NƯỚC
    ĐÒI QUYỀN MẶC ÁO HOÀNG SA

    EM KHÔNG LÀ TÊN BÁN NƯỚC
    EM ĐÒI MẶC ÁO HOÀNG SA
    EM KHÔNG LÀ TÊN THÙ ĐỊCH
    EM ĐÒI ÁO MẸ ÁO CHA

    Em đi tỏ tình YÊU NƯỚC
    Em không bán nước buôn dân
    Công an bắt em tra hỏi
    Khủng bố trấn áp ngày đêm

    Biểu ngữ mang dòng chữ Việt
    Còn gì đau sót hơn không ?
    HOÀNG SA TRƯỜNG SA
    LÀ CỦA…Việt Nam
    Công an giằng xé tang thương !

    Công an còng tay lột áo
    Tội Em mặc áo Hoàng Sa
    Tội Em xuống đường
    YÊU NƯỚC
    Giành lại
    TÌNH NƯỚC TÌNH NHÀ

    Ngày mai xuống phố
    EM TÔI NGẨNG MẶT CAO ĐẦU
    Không cúi mình
    Khom lưng quỳ gối
    TỰ DO DÂN CHỦ ĐI ĐẦU

    Hãy nhìn killing Tibet
    Bàn tay sắt máu Thiên Môn
    Cảnh giác mưu đồ Phương Bắc
    Xin đừng vô cảm, dại khôn !

    XUÂN HƯƠNG

  4. Khinh Binh says:

    Thật đáng khen tác giả là người có lòng. Nhưng không biết đến bao giờ ông ta mới đủ can đảm nhìn vào một sự thật là chính phủ VNDCCH do ông Hồ làm chủ tịch và ông Đồng làm thủ tướng đã bán nước nhỉ?

    Tôi không tin là họ ngây thơ khi ký công hàm 14-9-1958. Ông Hồ mà ngây thơ ư?
    Khi không dám đối diện sự thật thì khó mà tìm ra lời giải!

  5. nvtncs says:

    Dân mình đơn độc trước sự hăm dọa của TQ, vì ĐCSVN là chính phủ nước Việt Nam.

    Vì sao Phi Luật Tân không bị TQ bát nạt, trong khi Việt Nam bị? Xin hãy xem dưới đây: ( Google dịch )
    ————————————————-

    Hoa Kỳ và Cộng hòa của Philippines duy trì quan hệ chặt chẽ dựa trên US-
    Hiệp ước Quốc phòng philippines lẫn nhau, thời kỳ đô hộ của Mỹ (1898-1946), thông thường
    chiến lược và lợi ích kinh tế, và chia sẻ các giá trị dân chủ. Hoa Kỳ lâu
    duy trì lực lượng đáng kể các căn cứ hải quân và không khí ở trong nước. Mặc dù Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu
    chống Mỹ muốn lắp đặt đóng quân sự Mỹ năm 1992, hợp tác an ninh giữa hai nước
    lại tiếp tục sau tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc vào năm 1994 và
    phát động chiến tranh toàn cầu chống khủng bố trong năm 2002. Sau năm 2001, Philippines đã nhận được một trong những
    ấn tượng nhất gia tăng viện trợ nước ngoài của Mỹ ở Đông Nam Á, chủ yếu cho chống khủng bố
    mục đích, bao gồm không chỉ viện trợ quân sự mà còn y tế, giáo dục, và kinh tế
    hỗ trợ trong khu vực của người Hồi giáo Mindanao. Trong năm 2010, Tổng công ty Thách thức Thiên niên kỷ của Mỹ
    phê duyệt, nhỏ gọn viện trợ năm năm $ 434,000,000 với chính phủ Philippines tập trung vào
    cải cách thuế, giảm nghèo, và phát triển cơ sở hạ tầng ….

    … Trong khi Hoa Kỳ vẫn còn thống lĩnh quân đội nước ngoài, chính trị, kinh tế và văn hóa
    ảnh hưởng tại Philippines, Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại lớn và nguồn tài trợ
    và đầu tư. Philippines đã hoan nghênh phát triển tương tác ngoại giao và kinh
    với Trung Quốc, nhưng vẫn tiếp tục dựa vào Hoa Kỳ và Hiệp hội các nước Đông Nam Á
    (ASEAN) như an ninh và đối trọng ngoại giao để tăng cường sức mạnh của Trung Quốc.
    ————————————————-

    The United States and the Republic of the Philippines maintain close ties based upon the U.S.-
    Philippines Mutual Defense Treaty, the period of U.S. colonialization (1898-1946), common
    strategic and economic interests, and shared democratic values. The United States long
    maintained sizable naval and air force bases in the country. Although the Philippine Senate voted
    against U.S. wishes to close American military installations in 1992, bilateral security cooperation
    resumed following territorial disputes between the Philippines and China in 1994 and the
    launching of the Global War on Terrorism in 2002. After 2001, the Philippines received one of the
    most dramatic increases in U.S. foreign aid in Southeast Asia, largely for counterterrorism
    purposes, including not only military assistance but also health, education, and economic
    assistance in Muslim areas of Mindanao. In 2010, the U.S. Millennium Challenge Corporation
    approved a five-year, $434 million aid compact with the Philippine government focusing on
    taxation reform, poverty reduction, and infrastructure development….

    …While the United States remains the dominant foreign military, political, economic, and cultural
    influence in the Philippines, China has become a major trading partner and source of financing
    and investment. The Philippines has welcomed growing diplomatic and economic interaction
    with China, but continues to rely upon the United States and the Association of Southeast Asian
    Nations (ASEAN) as security and diplomatic counterweights to rising Chinese power.
    ————————————————-
    Nguồn: The Republic of the Philippines and U.S.
    Interests
    Thomas Lum
    Specialist in Asian Affairs
    January 3, 2011

    Congressional Research Service

  6. vohoan says:

    Cách mạng chỉ có thể xảy ra khi nhửng người dân bị áp bức, bị bóc lột, bị đày đọa đông hơn nhiều hơn bọn thống trị

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Cảm hứng khi nhìn những tấm hình trong ngày biểu tình chống giặc Bành trướng Bắc Kinh chủ nhật 12 tháng sáu năm 2011 trên web Đàn Chim Việt chấm com !

    “Và một em nhỏ khác luôn dẫn đầu đoàn biểu tình sáng 12/6. Ảnh DLB”

    EM NHỎ NGÂY THƠ ĐÔI MẮT BIẾC
    GÓI TRÒN YÊU NƯỚC GÓT CHÂN XINH
    (đạo thơ của thi sĩ Hoàng Cầm)

    “Một em nhỏ trong đoàn biểu tình sáng 12/6 tại Hà Nội. Ảnh NBG”

    HỠI EM YÊU TRONG NGÀY DÀI CHỦ NHẬT
    CHO TRỌN NGHIÃ SÀI GÒN HÀ NỘI !

    “Cô dâu, chủ rể cũng có mặt”

    TIẾN VỀ SÀI GÒN TA QUÉT SẠCH GIẶC THÙ
    TIỀN VỀ HÀ NỘI GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ !

    Lão Ngoan

    • D.Nhật Lệ says:

      Lão Ngoan Đồng ơi !
      Cụ nhớ….lộn rồi,hai câu thơ của nhà thơ Thâm Tâm đấy,chứ đâu
      phải Hoàng Cầm mà…cụ đâm…ra nhớ… lầm lộn như thế nhỉ ! :
      Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
      gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay !

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Cám ơn nhiều đã nhặt sạn dùm cho :-) !

        Đúng là cái đầu lâu có vấn để rồi, huhuhuuuuu

        Tối ngày cứ nghĩ đến chuyện biểu tình chống Cộng, rồi nhìn thấy hình ảnh ruồi trâu và chó săn đực cái xen lẫn trong đám biểu tình để tác nghiệp phá hoại,
        khiến mình bực cái (cửa) nhà mình woá xoá, đâm ra “nú nẫn” vì buồn héo ruột gan các cụ ạ.

        Mong các cụ làng trên xóm dưới đánh chữ đại xá cho lão già hủ lậu này nhé.

        Lão Ngoan Đồng

        TB: Trong lúc vội vàng nhớ lộn bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm với bài Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ đều cực hay. Bài của Hoàng Cầm dài quá nên ko repost ở đây cho bà con coi chơi cho nhớ kỹ hơn.

        ===========

        TỐNG BIỆT HÀNH

        Đưa người ta không đưa qua sông
        Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
        Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
        Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

        Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
        Một giã gia đình, một dửng dưng…
        Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
        Chí nhớn chưa về bàn tay không,
        Thì không bao giờ nói trở lại!
        Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

        Ta biết người buồn chiều hôm trước
        Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
        Một chị, hai chị cũng như sen,
        Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

        Ta biết người buồn sáng hôm nay
        Giời chưa mùa thu tươi lắm thay,
        Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc,
        Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…

        Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật!
        Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
        Chị thà coi như là hạt bụi,
        Em thà coi như hơi rượu say…

        Thâm Tâm

  8. Viet Nam says:

    Mot ke cam tam lam no le ( lay ten la osin) thi “don doc ” cung la le thuong tinh. doc gia canh giac voi ten day to co hoi chu nghia nay.

  9. ly lam says:

    Chang co gi goi la don doc hay co don ca trong cuoc chien chong ngoai xam Trung Cong,hien nay Ba con vn dang sat canh cung nhau trong cuoc chien dau chung.. , Chi co mot bon dang co don , co doc la bon lanh dao Vc ngay xangbi nhan dan Vn xa lanh , nguyen rua.. Bon nay moi la bon co don co doc hien nay vi khong ai muon gan chung ca,,
    Hai lan dien tap bieu tinh o ha noi va sai gon ngay 5 va 12 thang 6 nam 2011 cho thay long yeu nuoc cua nguoi vn nong nan nhu the nao. Can them vai chuc cuoc bieu tinh nua la nhan dan dung len quat nga che do noi xam Vc tay sai trung Cong,, Co diet duoc bon noi xam VC thi moi tinh chuyen chong ngoai xam Trung Cong duoic,,ba con dong y khong??/

Leave a Reply to Khinh Binh