WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế thái nhân tình: 2- Bạo vì tiền

Đậng Lê Nguyên Vũ

 

 

Thứ hai:

Người đọc tự hỏi: Nguyên nhân nào Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia (NXB CTQG) ấn hành Tài Năng và Đắc Dụng (TNVĐD) với việc chọn Đặng Lê Nguyên Vũ làm danh nhân kinh tế đất Việt? Đây là câu hỏi khó có câu trả lời xác thực (…), mà chỉ căn cứ trên những gì đã diễn ra để rồi phỏng đoán.

Nhà xuất bản CTQG trực thuộc BCH TƯ ĐCSVN. Sách xuất bản chủ yếu là loại kinh điển, dẫn giải, tuyên truyền cho học thuyết Mác – Lê nin. Nội dung ấn phẩm được xét duyệt rất kĩ. Bộ máy điều hành NXB được tuyển chọn cẩn thận. Kinh phí hoạt động hoàn toàn bao cấp. Ấn phẩm in ra hầu như chỉ cung cấp cho thư viện các cấp của Đảng và Chính phủ VN hoặc cho những học gỉa hạn hẹp.

TNVĐD có thể in ở mọi NXB. Nhưng nếu in ở NXB CTQG sẽ ’’oai’’, sẽ trấn an dư luận vì có ’’made’’ Chính Trị Quốc gia. Nội dung TNVĐD nói về các Danh nhân mọi thời đại của VN và một số danh nhân thế giới. Đứng đầu Nhóm Biên Tập, GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung (đồng chủ biên). Điều đáng bàn: Ở mục danh nhân Kinh Tế VN thời hiện đại, hai ông Lương , Tung chọn ĐLNVĐLNV – một doanh nhân chưa có gì thật đặc sắc, ít đóng góp cho nền kinh tế nước nhà và quảng đại dân Việt.

Trong khi đó, một nhân vật nổi tiếng làm kinh tế của VN – Nhà kinh tế nông nghiệp lừng danh , đã đi trước thời đại 20 năm (1967 – 1986) – và tới hôm nay, cùng nhiều năm sau này – đặt nền móng cho ĐCSVN xây dựng chế độ kinh tế nông nghiệp đúng đắn, có lợi cho dân, cho nước: Ông KimNgọc – cán bộ lão thành cách mạng, cựu bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú (Vĩnh Yên – Phú Thọ) – lại bị gạt ra, không chọn đưa vào TNVĐD.

Chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về ông Kim Ngọc:

… Để đi đến phát minh mang tầm thời đại, Kim Ngọc đã đổ tâm huyết, sinh mạng chính trị (thậm chí cả mạng sống), dũng cảm, kiên định, thực hiện thí điểm luận thuyết nhằm chứng minh gía trị phát minh của mình. Tại thời điểm cuối những năm 60 của thế kỉ 20, hệ thống tư tưởng giáo điều của học thuyết Mác – Lê còn ngự trị trên mọi bình diện ở miền Bắc XHCN. ‘’ ý kiến trái chiều’’, ’’đi ra ngoài khuôn mẫu của hệ thống’’, bị lên án, bị trừng phạt (1)! Hai mươi năm sau – khi nền Kinh tế nông nghiệp của nước Việt Nam thống nhất – bị dồn tới chân tường -  BCH TƯ ĐCSVN cuối khóa 5 (1981 – 1986) mới nhận ra gía trị phát minh của KN, vội họp hội nghi Trung Ưng, ra nghị quyết TƯ số 10 (Nông dân gọi tắt là Khoán 10). Đường lối phát triển kinhn tế nông nghiệp theo mô hình của Kim Ngọc phát huy ngay tác dụng: Năng xuất lúa tăng lên, nhân dân VN không còn’’đói cơm’’, nhà nước VN đang từ chỗ hàng năm thiếu đói, đã vươn lên trở thành nước thừa gạo đem đi xuất khẩu!

Việc nhóm chủ biên cho ấn hành TNVĐD  không nhìn nhận Kim Ngọc, lại chọn ĐLNVlà doanh nhân làm kinh tế giỏi, đưa vào sách – làm dư luận người đọc nẩy sinh thắc mắc.

Trước tiên:

Câu hỏi đặt ra – Giáo sư, Phó giáo sư (đồng chủ biêm TNVĐD), được hội đồng khoa học của nhà nước phong tặng – liệu có thể nào không biết đến nhân vật Kim Ngọc nổi tiếng chẳng những trên chính trường Việt Nam đương đại, mà còn đi vào lòng nhân dân, được hệ thống truyền thông quảng bá, thông qua những sáng tác Văn học, Điện ảnh ? (nhà văn Hoàng Hữu Các viết bài Ký – Tiếng vọng của đất , đăng trên tuần báo Văn Nghệ vinh danh KN…), Đài truyền hình TƯ làm bộ phim Truyền hình nhiều tập tựa đề Bí thư Tỉnh ủy vinh danh KN (vừa mới phát sóng)…

Các tác phẩm VH-ĐA tái hiện cuộc đời, vai trò của ông Kim Ngọc  trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Vĩnh Phú (1960 – 1970), trăn trở trước hiện tình nền nông nghiệp VN đang đi vào ngõ cụt khiến người nông dân đói đến cùng cực, làm cả đất nước đói theo… Ông dám gánh chịu trách nhiệm với phát minh của mình rồi lẳng lặng thực nghiệm, thực hiện (làm chui) , mặc dù tại thời điểm nửa cuối thập niên 1960 – 1970, thế kỉ 20 – việc làm đó vô cùng nguy hiểm cho cương vị lãnh đạo, và cá nhân con người ông . (thực tế ngay sau đó ông Kim Ngọc đã bị truất chức, thải hồi, rời cương vị với nỗi niềm uất hận rồi sinh bệnh mà chết…).

Với nhân vật nổi danh cả trong lịch sử chính trị, kinh tế  lẫn Văn hóa Nghệ thuật như thế, mang danh Gíao sư, Phó giáo sư lại không biết đến hay sao? Liệu hai ông Lương, Tung – có bị sức ép nào đó từ bên trên ’’bắt’’ phải chọn ĐLNV thay vì chọn KN (…)? Lý do này càng không thể có.

Thứ nữa:

Sự chênh lệch về mức độ danh tiếng giữa  Kim Ngọc và Đặng lê Nguyên Vũ  đã qúa rõ ràng, khi Phim BTTU vẫn đang lên sóng, sách báo vẫn đang xuất bản, Radio vẫn đang nói , mà các vị vẫn bỏ ngoài tai, nhắm mắt rồi cắm cúi’’nghiên cứu’’, phóng bút, quyết tâm đưa ĐLNV vào cuốn sách nhằm minh chứng cho một tấm gương điển hình trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của VN thời hiện đại’’ – Vì sao?

Trước các dữ kiện đã phân tích trên đây, có thể đi đến một cách giải thích hợp lí: Các vị (Nhóm Lợi Ích – Nhóm Biên Tập) – đã thiên vị qúa mức , thậm chí bất chấp tất cả, miễn là đưa được ĐLNV vào trang sách TNVĐD – Vì sao?

Xin hãy để những câu chất vấn ’’vì sao’’này cho dư luận cùng tìm hiểu và phán xét!

Suy nghĩ kĩ, liên hệ tới thực trạng đất Việt hôm nay, căn cứ hiện tình xã hội VN để trả lời những câu hỏi vì sao – này: Ở Việt Nam – Mọi thứ muốn có, cần có – dù là lợi ích vật chất hay chức tước (có chức là có tiền), dù Văn hóa Vật thể hay Văn hóa Phi vật thể, học hàm, học vị, bằng cấp, danh tiếng… đều có thể mua, đều phải mua – bằng tiền, vàng, ngoại tệ (…). Việc một người hay nhóm người – làm vừa lòng, thoả mãn  một ông chủ có nhiều tiền để thu lợi -  không có gì khó hiểu, lạ lùng. Nhiều người trước cám dỗ đã tự an ủi’’tất cả đều như vậy, nếu ta khác đi – nghĩa là lương thiện hơn – sẽ’’bật bãi’’, rồi tặc lưỡi: ’’ Đời Đục, mình ta Trong’’ – sao được?! Cuối cùng dòng thác – nước đục – ào ạt cuốn phăng mọi lương tri trong sáng, lương thiện của con người vô tình bị ép buộc phải làm điều họ không muốn!

Cuốn sách in ấn, phát hành chẳng thiệt hại cụ thể gì, liên lụy đến ai về lợi ích Vật chất. Cùng lắm , độc gỉa đổ xô vào mua để thoả chí tò mò, tăng thu nhập cho nhóm ’’đầu nậu’’ xuất bản (vì có Xì căng đan nên bán được nhiều sách). Cũng giống như mấy cuốn sách được Hội nhà văn VN trao giải thưởng vừa qua, khi những tác gỉa trắng trợn’’hạ bệ’’ các anh hùng dân tộc chống bọn xâm lược Trung Hoa, bội nhọ lịch sử dân tộc… rốt cuộc các’’Đàu nậu xuất bản’’ hưởng lợi, còn cả xã hội bị thiệt hại vì phải tiếp nhận ấn phẩm vô gía trị, thậm chí – Có hại! Sự ảnh hưởng của các ấn phẩm nằm ở chỗ: Gây phản cảm cho người đọc, làm thiệt hại đến lợi ích’’Phi vật thể’’ vì đã gieo vào lòng người đọc sự thất vọng, đi đến khinh thường những người vì lợi ích cá nhân, cúi đầu tung hô, tuyên truyền, đánh bóng cho nhân vật chưa dủ’’tầm văn hóa ứng xử’’ nhưng lại thừa’’tầm văn hóa… Tiền’’.

Tôi nhớ có lần đã đọc ở đâu đó, người ta nhắc lại câu châm ngôn của người Pháp, đại ý: Đồng tiền là người thầy tồi tệ nhưng lại là tên đầy tớ tốt, trung thành – nhất!

Còn dân ta thì tổng kết:

’’Đồng tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi gìa, là cái đà (đi lên) cho tuổi trẻ (bản kinh nhật tụng này còn dài…), hoặc’’Có tiền mua tiên cũng được’’. Giới trẻ nhậy bén đã’’xuyên tạc’’ lời bài hát  được  Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lấy làm bài hát truyền thống – bài Kết Liên Lại:

Kết liên lại, Thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên

Dơ nắm tay thề, gìn giữ Hoà bình – Dân chủ – Tự do

Kết liên lại, Thanh niên chúng ta diệt lũ đế quốc (xâm lược)

Đánh cho tơi bời – xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no!

Đi lên Thanh niên

Có ngại ngần chi

Đi lên Thanh niên

Làm theo lời Bác!

Không có việc gì khó

Chỉ sợ ’’Tiền không nhiều’’.

Bạt núi và lấp biển

Khó mấy cũng làm xong (2)

(đoạn in ngiêng là’’xuyên tạc’’).

Dân ta có những câu tục ngữ nói về Doanh nhân – Lái buôn, thật hay:

Mua danh ba vạn – Bán danh 3 đồng.

Hay là:

Mạnh vì Gạo, bạo vì Tiền!

Phải chăng – Nhóm Đầu nậu xuất bản -  Nhóm Biên Tập cuốn Tài Năng Và Đắc Dụng, có cùng ’’tư  tưởng lớn’’ với Doanh nhân – Lái buôn Đặng Lê Nguyên Vũ, được Lưu Trọng Văn tán đồng, cổ vũ: “Có niềm tin rồi sẽ có tất cả” đó là câu nói mà Vũ thường tâm niệm’’ (3).

20.05.2011

TCN

—————————————

(1). Khi việc làm chui (khoán hộ) ở huyện Vĩnh Tường vỡ lở (1967), chủ trương này của Tỉnh ủy VP – đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy KN – bị quy kết là ‘’cho phục hồi chủ nghĩa tư bản (ở VP)’’. Ông Trường Chinh lúc đó được suy tôn : Nhà lí luận hàng đầu của Đảng, chủ tịch UBTV Quốc hội – nhân vật đứng thứ 2, sau TBT Lê Duẩn (chỉ trên danh nghĩa…) – đích thân việt một bài phê phán KN rất nặng nề, đăng trên tạp chí Học Tập , cơ quan ngôn luận của BCHTƯ (tiền thân của tạp chí Cộng sản ngày nay). Các’’lí luận gia ‘’ động đảo hùa theo… Ông Kim Ngọc bị kỉ luật, truất chức…

(2) Nguyên văn: Không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/ Quyết chí cũng làm lên .

(3) –Câu kết trong bài viết của LTV đã đi cùng TTNT 1 – Lợn sợ béo’’, DCV.online 10.6.2011…

4 Phản hồi cho “Thế thái nhân tình: 2- Bạo vì tiền”

  1. Hi x Pham says:

    Cac ngai giac Cong thi noi lam quai gi, ho da co chinh sach cot loi ngay tu luc cuop chinh quyen tu chinh phu TRAN TRONG KIM (chu khong phai thuc dan Phap nhu ho tuyen truyen dau nhe) la giet bot dan Viet di de ho tho ngai Mao chu tich (chu khong phai tho ngai Ho chu tich dau day nhe) :
    “Giet giet nua ban tay khong ngung nghi, Cho ruong dong lua tot thue mau xong ; Cho dang ben lau
    cho nuoc chung long, Tho Mao chu tich Xit ta Lin bat diet”. De dua dat Viet vao dat Tau Cong :
    …”Ben nay bien gioi la nha, Ben kia bien gioi cung la que huong”… Day la mot trong nhung tai lieu
    ho giang day dang vien va cong an giac Cong day nhe, toi khong noi xau hay boi ban ho dau. Chung ta can pho bien rong rai cho thanh phan tre o nhung the he sau, co nhu the ta moi gin giu duoc dan
    Viet, dat Viet chu cu ngo ngo cho la biet roi noi mai la hu het. Mong cac ngai cao kien co long voi dan
    voi nuoc luu tam. Cam on cac ngai lam lam ./-

  2. backy says:

    Tác giả viết rất hay nhưng … phí phạm thời gian phân tích quá vì vụ này có gì đâu mà lạ lẫm, mà “thế thái cái nhân tình”. Càng NXB CTQG càng ăn bẩn vì thời buổi này, loại này đâu có nhiều màu mè gì. Lão Trung Nguyên tưng tửng quẳng cho bọn giáo sư đầu nậu ít cà phê đầu cơ là bảo đào mả bố các trự này cũng đào chứ viết cuốn sách nâng bi lão Vũ trọc lên hàng Đặng Tiên Sinh lên thì là chuyện nhỏ như con thỏ.
    Cơ khổ, tiền nhiều mà dốt mới ra nông nổi thế. Chẳng ai đánh bóng mình bằng cách này cả. Nó quá trơ trẽn và quê mùa.

    • Nguyen Binh Nam says:

      Dốt mà người ta lại giàu có, mà lại làm nên những thương hiệu nổi tiếng… mà quản lý cả một tập đoàn… còn giỏi mà lại nghèo xơ mướp, chẳng làm gì được cái gì lên hồn… nói người phải nghĩ đến mình…

  3. Đổi thay says:

    “Sớm nắng chiều mưa trưa lất phất” đó là tính khí của cộng sản loài ký sinh trùng nguy hiểm của loài người.Ông Kim Ngọc là người anh hùng của dân tộc, cùng thời Hồ chí Minh cũng không sánh nổi nhưng bị chế độ cộng sản làm cho thân tàn kiệt sức, chính nhà báo Hữu Thọ cũng là tay bồi bút trong việc này. Ngày nay cộng sản đã thấy sai lầm về đường lối xây dựng XHCN đưa người dân xuống hố nhưng vẫn cố tình ngoan cố không chịu xin lỗi dân chúng mà vẫn khư khư ôm mộng toàn trị.Thật chúng – bọn chóp bu cộng sản không dáng loài sâu bọ.

Leave a Reply to Nguyen Binh Nam