WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là “China runs gauntlet in South China Sea” (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông).

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:

Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China’s sovereign territories. For instance, the People’s Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam’s then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, “The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China].” The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam’s Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.

Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang “wikimedia” (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc – trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất – và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất – là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy.

Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: “Mất dân trước khi mất nước!”

————————
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe!

Nguồn: Vũ Thị Phương Anh Blog

http://bloganhvu.blogspot.com/2011/06/asia-times-nhac-en-cong-ham-1958-viet.html

37 Phản hồi cho “Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?”

  1. ABC says:

    Hôm nay là ngày 25/5/2014, xin hỏi, chú em Vietha đâu rồi ? chú còm làm dlv hay đã bỏ nghề ?
    chú có cảm thấy mắc cở khi đọc lại những hàng chữ chú viết mấy tháng trước hay không ?
    Non hột thì đừng ra gió !
    ( Về Thái Bình tay bị tay gậy, trông vậy mà chắc ăn, nhẩy ?)

  2. vietha says:

    vietha says:
    14/06/2013 at 21:45
    Việt Nam có sợ TQ?
    Tôi thấy lâu nay nhiều vị CCCĐ cứ hay tuyên truyền rằng VN là tay sai TQ, VN hèn sợ TQ, Vn không dám đưa kiện TQ ra tòa án QT. VN đàn áp những người biểu tính chống TQ là bênh TQ. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là bán nước…?
    Các sự việc này xin lý giải như sau:
    1/ Việc đưa ra tòa án QT không phải chuyện đơn giản, VN chờ xem tình hình Philipine đi đến đâu trong vụ kiện để chon đúng thời cơ thích hợp sau đó mới quyết định hành động. “Ăn cơm đi trước lội nước theo sau” không nhất thiết coi là hèn được mà là khôn ngoan chứ?.
    2/ VN đàn áp người biểu tình chống TQ là vì VN lo ngại để cho biểu tình tự do thì lúc này chống TQ, nhưng lúc khác có thể quay ra chống chính quyền VN. Đơn giản thế thôi. Tôi xin ví dụ sốt dẻo vừa qua ở Thổ Nhĩ Kì, Lúc đầu đoàn biểu tình chỉ phản đối chính phủ phá công viên để xây nhà thương mại mà thôi, Tuy nhiên ngay sau đó lại diễn biến thành chống chính phủ, đòi thủ tướng phải từ nhiệm? Đối với những nước mà dân trí còn thấp thì thường hay như vậy. Theo quan điềm của VN là lo trước hậu họa còn hơn để sự việc sảy ra. Thế thôi.
    3/ Công Hàm Phạm Văn Đồng
    Tôi xin hỏi nếu giả sử hồi 1958 đó, ông Đồng ra công văn phản đối TQ về vấn đề biển đảo thì sẽ sảy ra chuyện gì?
    Xin thưa là TQ sẽ bao vây phong tỏa VN, sẽ ngăn cản VN giải phóng Miền Nam (thậm trí có thể gây hấn xâm chiếm cả Miền Bắc VN nữa). Vậy giữa mấy cái đảo ngoài khơi to hay cả một nửa nước to? Cái nào cần hơn? Tạm hy sinh cái nhỏ để được cái lớn thế là đúng hay sai?
    Ông Đồng gửi cái công văn lấp lửng đó là để lừa TQ, để TQ yên tâm mà giúp VN giải phóng Miền Nam. Nay giải phóng xong rồi sẽ dựa vào luật QT mà từ từ đòi lại. Thế là khôn ngoan, là tương kế tựu kế, là quái thủ, là tuyệt vời chứ?
    Vậy luật QT là gì? Xin thưa:
    - Vấn đề chủ quyền phải phân xử bằng hiệp định được ký kết giữa 2 nhà nước và phải được Quốc Hội thông qua mới là hợp pháp. Đây chỉ là cái công văn suông, mỗi chữ kí của thủ tướng thì đâu có giả trị gì?
    - Lúc đó Hoàng sa, Trường Sa là do VNCH chiếm giữ theo hiệp đinh Giơ ne vơ, Ông Đồng không có quyền phán xử cái mà ông không có. Thế cũng là bất hợp pháp.
    - Xét chủ quyền thì phải căn cứ vào các bằng chứng lịch sử chiếm giữ lâu dài của nhà nước. Các đời chúa Nguyễn của VN đã chiếm giữ quản lý hàng mấy trăm năm (Điều này TQ hoàn toàn không có).
    Vậy ông Đồng đưa một cái công văn bất hợp pháp cho TQ để đổi lấy sự ủng hộ Bắc VN tiên hàng giải phóng Miền Nam thì không phải là bán nước.
    Vậy xét cả lý lẫn tình VN đúng hơn TQ cả nghìn lần.
    Ngày nay , thế giới đã khác xưa, VN còn cả thế giới ủng hộ, thế nào rồi cũng đòi lại được Hoàng sa, và 6 cái bãi đá ở Trường Sa cho mà xem. Hãy đợi đấy.
    – Nói VN sợ TQ thì tại sao VN luôn phản đối và tố cáo TQ trên phương diện ngoại giao chính thống trên trường QT? Sợ sao dám tố cáo TQ xâm phạm chủ quyền VN?
    - Nói VN sợ TQ tại sao VN vẫn quan hệ với Nga, Ấn, Mỹ…để có hàng vài chục dàn khoan dầu khí ở vùng biển mà TQ coi là của TQ (trong đường lưỡi bò)? TQ đã dám làm gì đâu ngoài mỗi việc cho tàu cá cắt cáp năm nào và sau đấy VN tuyên bố tổng động viên quân sự sẵn sàng bảo về tổ quốc thì TQ tit ngòi liền?
    - Nói TQ không sợ VN tại sao khi TQ tuyên bố đấu thầu 9 lô dầu ở vùng biển VN nhưng đã hơn 2 năm nay TQ có dám khởi công cái nào đâu? Đố thằng TQ dám vào vùng biển VN mà khoan dầu đấy! (Nếu TQ không ngán VN thì nó đã thẳng thừng xông vào đất VN mà khoan dầu từ lâu rồi. Đúng không nào?)
    - Nói VN sợ TQ thì tại sao VN đã và đang ra sức củng cố quốc phòng, liên kết với Nga, Ấn Độ, Nhật, Mỹ để kìm chế TQ? Điều này thế giới người ta đã và đang nói đầy ra trên báo chí đài phát thanh, và các phương tiện đại chúng của thế giới? Chỉ có ai mù và điếc mới không nhận ra mà thôi
    TQ mạnh hơn VN thật nhưng khi từ xa đến cướp nước người ta, đánh nhau trên đất người ta thì lại hoàn toàn khác. VN với địa thế vô cùng lợi hại và có truyền thống kinh nghiệm chống toàn những kẻ ngoại xâm cỡ bự. VN quyết không sợ bất cứ thằng to đầu nào kể cả TQ! Tuy nhiên “còn nước còn tát” để cứu vãn hòa bình, VN có thể tạm nhịn TQ một vài lĩnh vực nhưng đó không phải là lĩnh vực căn bản và chỉ có giới hạn mà thôi.
    Thế giới ngày nay là một tổ hợp đầy mối quan hệ chằng chịt. Mỹ muốn kìm chế TQ, Mỹ lo TQ sẽ chiếm dần vai trò quyền lợi của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên Mỹ vãn không bỏ việc quan hệ với TQ để đem lại lợi ích KT cho mình. Nhật bản cũng tranh chấp với TQ nhưng 2 nước vẫn không từ mặt nhau mà vẫn quan hệ khai thác những mối lợi chung về KT…
    Cùng với trào lưu thế giới, chuyện đấu tranh với TQ ngoài biển Đông, VN quyết không khoan nhượng nhưng việc quan hệ ở các lĩnh vực khác như lĩnh vực KT thì VN vẫn tiến hành. Đó là xu hướng chung của thế giới ngày nay chứ không phải riêng VN!
    Ngày xưa vì thế giới chia làm 2 phe đối chọi nhau rõ ràng, có chiến tuyến hẳn hoi nên mới có chuyện người ở phe này thì cạch mặt không quan hệ gì với phe kia. Ngày nay đâu có chia ra phe phái rõ ràng nào đâu. Nếu có phe phái thì chỉ là phe phái về mổt vài lĩnh vực riêng biệt nào đó mà thôi, còn các lĩnh vực khác thì vẫn cùng nhau quan hệ hợp tác. Nói vậy các vị có hiểu đươc không?
    Cuối cùng tôi xin ví dụ về mối quan hệ Mỹ Trung vừa mới đây trong cuộc gặp nhau giữa Obama và Tập Cận Bình. Mỹ Trung “đối chọi” không khoan nhượng nhau về vấn đề Biển Hoa Đông (Nhật Bản), và vấn đề Biển Đông (Đường lưỡi bò,VN và mấy nước Asean) Nhưng Mỹ Trung “thỏa ước” với nhau về vấn đề không VK hạt nhân ở Bán đảoTriều Tiên và về vấn đề quan hệ thương mại. Hai lĩnh vực đấu tranh và hợp tác cùng song song tồn tại, cùng tiếp diễn hầu như không liên quan đến nhau. Chỗ nào đấu tranh thì cứ đấu tranh, chỗ nào hợp tac thì cứ hợp tác. Thế giới ngày nay là thế đấy, Quan hệ VN và TQ cũng không phải là ngoại lệ?./.
    Reply
    vietha says:
    15/06/2013 at 21:28
    Xin lỗi bổ sung thêm phần “ghi chú” là: Bài này tôi xin phép được lấy ý của 2 ông là ông vietnam và ông vk mỹ để tổng hợp cùng ý của cá nhân tôi./.

Leave a Reply to vietha