WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến Pháp 26.10.1956 và thực tại chính trị dân chủ miền Nam

Trước đây, hơn 50 năm, vào đầu năm 1954, Việt Nam đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm của một sự phá sản toàn diện. Thật vậy, tin Điện Biên Phủ thất thủ không những gây nên một không khí bi quan tột cùng tại Việt Nam, mà còn kéo theo một cơn lốc chính trị khiếp hải tại nghị trường Ba Lê, khiến chính phủ Laniel bị sụp đổ. Mandes France được quốc hội tín nhiệm lên làm thủ tướng với lời hứa hẹn sẽ giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 30 ngày, nghĩa là phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá. Còn Hoa Kỳ, dù trước đó, được Pháp khẩn khoản yêu cầu can thiệp, Tổng Thống Eisenhower do dự, không dám quyết định, sợ mất uy tín vì viễn tượng vô cùng mờ mịt cả về quân sự lẫn chính trị tại Việt Nam.

Trước tình thế hầu như tuyệt vọng đó, Ông Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không một quan sát viên quốc tế nào vào thời đó, dù lạc quan nhất đi nữa, dám tin rằng chính phủ Diệm có thể tồn tại hơn 6 tháng. Nhưng như một phép mầu, Ông Diệm đã vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã, cùng những âm mưu thâm độc đang vây hãm, muốn nhận chìm chính phủ của Ông từ trong trứng nước.

Thật vậy, nhờ một ý chí quật cường, một năng lực vô song, tài lãnh đạo sáng suốt, cùng một cuộc sống đạo đức cá nhân trong sáng, thánh thiện và một thành tích chống Pháp và chống Cộng không tì  vết … đã giúp Ông Diệm thống hợp được ý chí dũng mãnh phi thường của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước dành độc lập và tự do cho tổ quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện được nhưng thành tưu đáng kể như sau:

Biến một quân đội lệ thuộc ngoại bang và tình trạng nhiều quận đội trong một quân đội, thành một quân đội quốc gia độc lập và thống nhất, có tổ chức qui củ, có kỷ luật, có tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Biến tình trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia, do nạn giáo phái hung cứ mỗi nhóm một phương thành một quốc gia thống nhất, với một cơ chế chính quyền trung ương vững mạnh, đủ uy lực để huy động mọi tiềm năng quốc gia vào công cuộc phát triển kinh tế, canh tân xã hội và kiến tạo một đất nước dân chủ tiến bộ trong ổn định và thanh bình.

Thay đổi một cơ chế chính trị mơ hồ bằng một định chế chính trị dân chủ tiến bộ, với một bản hiến pháp, phù hợp với trào lưu chính trị thế giới, vừa đảm bảo được những quyền tự do cơ bản của mọi công dân, nhưng cũng vừa đủ mạnh để duy trì uy quyền quốc gia, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo do Cộng sản Bắc Việt chủ xướng. Đồng thời, tạo cơ hội để huy động mọi năng lực để tái thiết đất nước và xây dựng kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu của một quốc gia bị đô hộ mới thu hồi độc lập.

Nhưng trong tất cả thành quả kể trên, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã coi trọng và rất tự hào về việc ban hành Hiến Pháp 26.10.1956, vì theo Tổng Thống, các quốc gia láng giềng Á Châu, đã mất ít nhất một vài ba năm mới có thể kiện toàn cơ chế căn bản của nền dân chủ của họ, còn chế độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cần một năm đã ban hành được một bản Hiến Pháp dân chủ và tiến bộ, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước về mọi phương diện.

Hình Thành Hiến Pháp 26.10.1956

Nếu cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955 là hệ quả của cuộc cách mạng tự phát do Ủy Ban Cách Mạng Quốc Gai gồm 18 chính đảng và đoàn thể cùng 29 nhân sĩ có uy tin của miền Nam lúc  đó thực hiện (xem Nhị Lang, trang 287-297) thì việc hình thành Bản Hiến Pháp đầu tiên của thể chế Cộng Hòa Việt Nam lại là thành quả một cuộc tranh đấu lâu dài của chính vị nguyên thủ quốc gia thời đó. Điều nầy được chính Ông Diệm xác nhận:

“Cách đây 22 năm, khi tôi có trách nhiệm quan trọng trong chính quyền, tôi đã đòi hỏi thành lập một Quốc Gia Dân Cử. Nhưng người và hoàn cảnh hồi đó chống lại ý muốn ấy, nên tôi rời bỏ chính quyền.  Ấy vậy, khai nguyên một chế độ dân chủ, chẳng phải vì tình thế, mà cũng là việc tôi hằng chủ trương tranh đấu”. (Niên Giám Quốc Hội Lập Hiến, Sàigon, 1956, tr17).

Tiếp đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quan tâm rất nhiều đến tie^’n trình dự thảo Hiến Pháp 26.10.1956. Trong thực tế, bản văn pha’p lý căn bản nầy không chỉ là sáng quyền duy nhất của Quốc Hội Lập Hiến thời đó, mà còn có sự tham gia chỉ đạo rất tích cực của Tổng Thống Diệm nữa. Điều nầy đã thể hiện trong thông điệp của Tổng Thống gởi quốc Hội Lập Hiến trong ngày khai mạc 17.4.1956:

Việt Nam là một nước Cộng Hòa độc lập, thống nhất và bất khả phân.

Mỗi người công dân được sinh ra, đều được tự do và bình đẳng trước pháp luật. quốc gia phải bảo đảm cho họ những điều kiện đồng đều để họ hành xử quyền lợi của mình và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao phó. Chính phủ có bổn phận giúp đở và bảo vệ gia đình họ, để họ có thể phát phát triển một cuộc sống gia đình thuận hòa. Tất cả các công dân đều có quyền được hưởng một cuộc sống an bình, với mục tiêu duy nhứt là được làm việc với đồng lương xứng đáng để có thể tạo nên một sản nghiệp và nhờ đó có thể đảm bảo cho mình một cuộc sống đầy nhân phẩm và tự do, bảo đảm cho mình những quyền tự do dân chủ, và tạo cho mình cơ hội được phát triển đầy đủ bản chất riêng mình. Vì phúc lợi chung và vì ne^`n Cộng Hòa, chống lại những kẻ phá hoại nền tảng của cuộc sống cộng đồng và của Hiến Pháp.

Chủ quyền quốc gia thuộc vê Quốc Dân.

Quốc Hội Dân Cử được giao phó nhiệm vụ lập pháp.

Tổng Thống của nên Cộng Hòa được bầu ra bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, sẽ được ủy thác trách nhiệm hành pháp.

Tòa án phải được hoàn toàn ddộc lập để có thể đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ được chế độ cộng hòa, trật tự, tự do và nền dân chủ.

Một Viện Bảo Hiến cũng phải được thành lập để có thể giải quyết những tranh chấp có lien quan đến các luật lệ hiến định.

Các lựu lượng kinh tế phải lien kết với nhau để hành xử quyền hành của họ bằng cách thiết lập nên một Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia (Ibid).

Thực tại chính trị Việt Nam

Như mọi người đều biết, Hiến Pháp tự nó chỉ là một văn kiện pháp lý, không thể mang lại tự do dân chủ cho người dân, nếu chính quyền không thực tâm thi hành những điều khoản đã được long trọng công bố trong đó. Điều nầy thể hiện rõ nét trong thực tại chính trị tại các quốc gia cộng sản. Thực vậy, các quốc gia cộng sản cũng có những bản hiến pháp rất tiến bộ, qui định rất rõ rệt những quyền tự do căn bản của mọi công dân. Nhưng trong thực tế, đó là những chế độ độc tài toàn trị, chính quyền đã thâu tóm mọi quyền hành và những điều khoản căn bản mà Hiến Pháp đã dành cho người dân đều bị chính quyền chà đạp một cách thô bạo.

Từ ý nghĩ đó, người viết muốn tìm hiểu một cách khách quan vô tư về thực tại chính trị Việt Nam trong việc thực thi văn kiện văn kiện pháp lý căn bản của chế độ. Đồng thời, cũng xin minh xác ở đây, trong bài nầy sẽ không đề cập đến nội dung của Hiến Pháp 26.10.1956, vì luật sư Hà Như Chi, dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến và cũng là thành viên trong Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp, đã trình bày khá đầy đủ trong quyển Kỷ Yếu Ghi Ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, xuất bản tại California, 2005, dưới nhan đề Quốc Hội Lập Hiến và Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa, tr 31-44.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm độc tài?

Phần lớn những chính trị gia đối lập với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, mà người viết được tiếp xúc, đều cho là Tổng Thống Ngộ Đình Diệm là một người độc tài, không chấp nhận đối lập, không biết liên kết với đảng phái quốc gia để tạo thành những liên minh chính trị có qui mộ lớn để động viên sự ủng hộ của toàn dân, nhằm chống cộng sản hữu hiệu, như Bs Nguyễn tôn Hoan, một lãnh tụ Đảng Đại Việt, hệ phái Miến nam đã phê bình Ông Diệm:

Ông Diệm lúc đầu là một nhà cách mạng thật sự và đạo đức, tôi đã cộng tác với Ông trong những thời gian đầu của thập nên 1950. Nhưng đến khi Ông Diệm về nước cầm quyền 1954, Ông càng ngày càng tỏ ra độc tài không còn muốn nghe lời ai nữa, Ông không muốn chia xẽ quyền hành với các đảng phái quốc gia khác. Tôi không đồng ý với quan niệm đó và đã rời Việt Nam để sống lưu vong. (Bs Nguyễn Tôn Hoàn trả lời phỏng vấn của tác giả, tại San Jose, tháng 7, 1986).

Trước đó nhiều năm, khi còn giảng sư Lịch sử Chính Trị Việt Nam Hiện Đại, tại Viện Đại Học Đalat, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với ông Võ Văn Hải, bí thư của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và từ năm 1967-1975, ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục nầy. Khi tôi hỏi về thái độ của Tổng Thống Ngộ đình Diệm đối với các chính khách đối lập, ông Hải tiết lộ:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng phần lớn các chính khách Việt Nam không có một kiến thức chính trị thực tiển và không hiểu thực tại chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia chậm tiến mới thu hồi độc lập như Việt Nam, Việt Nam lúc ấy phải đối đầu với hậu quả của cuộc chiến tranh khốc liệt suốt 9 năm, trong đó mọi hạ tầng cơ sở bị tiêu hủy hoàn toàn, cầu cống, đường sá, hệ thống viễn thông … toàn bộ bị phá sập, cắt đứt. hệ thống ngân hàng sụp đỗ toàn diện vì không ai tin tưởng nữa. Từ đó kinh tế quốc gia đi vào ngỏ cụt đầy tăm tối … Chính trị thì vô cùng hỗn loạn, các giáo phái hùng cứ mỗi người một phương. Ngay tại đô thành Sàigon, lực lượng công an cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, nhiệm vụ chính của họ không phải bảo vệ an ninh trậ tự cho dân chúng, mà để duy trì và củng cố mức thu nhập tài chánh cho các sòng bạc (Casino), các ổ điếm và các trung tâm hút thuốc phiện của Bảy Viễn. Quân đội do các sĩ quan Pháp nắm giữ, lúc nào cũng sẳn sàng thách thức quyền lực chính phủ, để bảo vệ quyền lợi của thực dân và tài phiệt Pháp. Thêm vào đó, đất nước bị chia đôi, chính quyền phải định cư cho gần 1 triệu đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam. Mặc dù, theo hiệp định Genève, cuộc chiến đã kết thúc và cộng sản tập kết ra Bắc, nhưng thực tế họ đã gài người ở lại để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo mới. Thực dân Pháp, dù tuyên bố trao trả chủ quyền cho Việt Nam, nhưng trong thực tế vẫn còn có nhiều ý đồ đen tối để duy trì đặc quyền, đặc lợi của giới tài phiệt Pháp tại đây … đất nước vừa mới thu hồi độc lập, dân chúng còn bỡ ngỡ trước quan niệm tự do dân chủ, dân chúng còn ngheo đói, không đủ ăn đủ mặc. Nếu đem áp dụng những quan niệm dân chủ lý tưởng của Tây Phương chắc chắn sẽ đưa đến hỗn loạn.

Trong hoàn cảnh đó, mà Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ks Phan Khắc Sửu .. đòi phải áp dụng chế độ Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng Hòa Pháp Quốc, để đem hứng khởi lại cho người dân và cổ vũ cho mọi chính đảng tham gia vào mặt trận chính trị quốc gia nhằm đối đầu với cộng sản và thực dân …

Theo Ông Diệm, các cụ không theo dõi những biến chuyển chính trị trên thế giới, đặc biệt các quốc gia Á Phi, sau khi thu hồi độc lập, họ cần phải có một chính quyền mạnh để có thể thực hiện các cuộc canh tân khẩn cấp về chính trị và kinh tế, để có thể bắt kịp đà tiến hóa của thế giới sau nhiều năm bị kèm hảm trong sự chậm tiến dưới chế độ thực dân đô hộ.  Và ngay quan niệm Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng hòa Pháp Quốc, đã lỗi thời ngay cả ở nước Pháp, một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời nhất thế giới nầy, vì nó gây nên quá nhiều bất ổn chính trị, có khi  trong một tháng mà phải thay đổi chính phủ đến 2 lần, có khi chính phủ tồn tại có 3 ngày là sụp đỗ … thử hỏi, một người có chút công tâm, một chút nhận thức về thực tế chính trị đất nước và chiều hướng phát triển kinh tế chính trị tại các quốc gia Á Phi, sau thế chiến thứ 2 … có thể chấp nhận quan điểm dân chủ của cụ Hoàn, cụ Sửu … không?

Ông Diệm khẳng định, vì quyền lợi tối thượng của quốc dân và tổ quốc, Ông không thể chấp nhận quan điểm nầy.

Nhưng bất hạnh cho cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm và có thể cho toàn thể miền Nam không ngừng ở đó. Ngày 27.1.1960, Cộng sản lợi dụng dịp Tết Nguyên Đán, bất ngờ tấn công vào Trảng Sụp, thuộc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Việt Miên, với quân số cấp trung đoàn. Điều nầy chứng tỏ mức độ xâm nhập, phá hoại và khuynh đảo của cộng sản Bắc Việt đã đến độ nguy hiểm cho sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong chính tình hình đó, thật là khó hiểu và đầy mĩa mai, tháng 4 năm 1960, 18 chính kách tên tuổi của miền Nam họp tại khách sạn Caravelle, đưa ra một kiến nghị đòi Tổng Thống Diệm mở rộng chính phủ, thực thi những quyền tự do căn bản trong Hiến Pháp như quyền tự do báo chí, tự do hội họp … thật là đầy bí ẩn, khi đát nước đang ở trong tình trạng khẩn trương của chiến tranh, các cụ lại đi đòi hỏi thực thi những điều tự do quá lý tưởng và không thực tế nầy. Đến nỗi, một nhà bình luận người Anh có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam, Ducanson đã nhận xét mà người viết có thể tóm lược như sau:

“Nếu bản kiến nghị nầy được đưa ra trong điều kiện chính trị ổn định của một miền Nam không bị cộng sản Hà Nội đe dọa tiêu diệt, thì đó là yêu sách đáng được cứu xét nghiêm chỉnh. Điều đáng tiếc nhất, là khi cộng quân đã tấn công cấp trung đoàn và các vụ sát hại các viên chức chính phủ hầu như xảy ra hằng ngày, thì đó là những yêu sách nếu không muốn bảo là ngớ ngẩn, thì ít ra cũng bắt nguồn từ sự thiếu khôn ngoan.” (Ducanson, Denis J. Government and Revolution in Vietnam, 1968).

Dù vậy, nhưng biến cố nầy sau khi được nhà báo thiên tả như Jean Lacouture viết những bài tường thuật trên báo Le Monde tại Paris đã kết án chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là độc tài, không thực thi nghiêm chỉnh Hiến Pháp và không được sự ủng hộ của đa số chính khách đối lập trong việc theo đuổi chính sách chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Cộng tại Việt Nam. Điều nầy đã làm xấu đi hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại chính trường Hoa Thịnh Đốn.

Tiếp đến, một biến cố quân sự khác, đó là cuộc đảo chánh 11-11-1960 do Trung Tá Vương Văn Đông chủ xướng. Ông Đông là một sĩ quan thân Pháp, bất mãn với chính quyền Ông Diệm, kết hợp với một số sĩ quan gốc Bắc cũng bất mãn như ông, vì cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm kỳ thị địa phương, chỉ thích sử dụng người miền Trung (Đại Tá Phạm Văn Liễu đàm luận với tác giả tại California, 7-1986). Do đó, các sĩ quan nầy chủ động một cuộc đảo chánh quân sự một cách vội vã và thiếu tổ chức, chứ không có một hậu thuẩn chính trị nào đáng kể. Về phương diện chính trị, ông Đông có liên lạc với luật sư Hoàng Cơ Thụy, một người có họ hàng với ông, như là người phụ trách bộ phận chính trị của cuộc đảo chánh, nhưng ông Thụy không có liên lạc hay nối kết hoặc được sự ủng hộ của một chính đảng nào. (xem Vương Văn Đông, Binh Biến 11-11-1960, Phụ Nữ Diễn Đàn, Virginia, số 106 tháng 11/1992, tr 41-42). Chỉ khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, người tham gia đảo chánh vào giờ chót, cho mời nhà văn Nguyễn Tường Tam, kỷ sư Phan Khắc Sửu, vì không nắm vững tình thế lúc đó, nên các cụ ủng hộ cuộc đảo chánh vào giờ chót, và sau này, các cụ đã gặp khá nhiều hệ lụy phiền phức với chính quyền.  Trong khi luật sư Thụy, vì được CIA móc nối và khuyến khích thực hiện cuộc binh biến nầy từ trước, nên sau khi sự việc bất thành, CIA đã đưa vị luật sư nầy rời khỏi Việt Nam một cách an toàn.

Rồi ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt chính thức khai sinh Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam để phát động cuộc xâm lăng võ lực thôn tính Miền Nam.

Ba sự kiện trên đây, đối với người viết, xảy ra hoàn toàn riêng rẽ, không có một liên hệ hỗ tương, nhân quả hay luận lý nào với nhau. Nhưng đối với dư luận, nhất là tại Hoa Kỳ, họ cho rằng ba biến cố nầy đã có một liên hệ nhân quả mật thiết, nghĩa là chính quyền Diệm độc tài, đàn áp đối lập, hạn chế những quyền tự do căn bản …, xa rời quần chúng, khiến đa số chán ghét chế dộ Diệm nên đã có những thành phần trí thức bất mãn như nhóm Caravelle đòi hỏi cải cách chính trị, nhóm sĩ quan nhảy dù thực hiện đảo chánh quân sự và sau khi những nỗ lực nầy thất bại, những thành phần đối lập nầy, không còn phương cách nào khác hơn, đã phải nối kết lại với nhau dựng nên Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam, hoàn toàn độc lập với Hà Nội, xử dụng võ lực để chống lại chính phủ Miền Nam. Điều thiếu may mắn nữa cho Ông Diệm và cũng cho Miền Nam, là quan điểm nầy lại được  một chuyên gia rất có uy tín về Việt nam là G. Kahin, giáo sư của Địa Học nổi tiếng Cornell và cũng là cố vấn của Tổng Thống Kennedy về Việt Nam sau nầy nhiệt tình ủng hộ. (xem Kahin George, Intervention, 1986). Từ những nguyên nhân sau xa đó, uy tín của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chính giới Hoa Kỳ ngày càng giảm sút nghiêm trọng, đến nổi, cuối năm 1961, những nhà làm chính sách tại tòa Bạch Ốc đã có lúc nghĩ đến việc ám sát Tổng Thống Ngô Đình diệm, nhằm thay đổi cơ chế lãnh đạo của Miền Nam.

Trong thời gian đó, chỉ có chính quyền Úc có một cái nhìn sâu sắc và thực tiển hơn về vấn đề xây dựng dân chủ và đường lối chính trị cứng rắn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chủ trương theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng, Ngoại Trưởng R. G. Casey của Úc đã nhận xét:

“Hai sự việc cần được mọi người ghi nhớ khi muốn chỉ trích chính quyền Việt Nam . Thứ nhứt, Việt Nam đang ở tuyến đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Chính phủ quốc gia đó, không thể để một khe hở nào cho đối phương khai thác. Một kẻ hở nào cũng sẽ cựuc kỳ nguy hiểm, không những cho Việt nam mà còn cho cả tự do của Đông Nam A` Châu nữa. Thứ hai, sự thực hiện dân chủ trên bình diện quốc gia là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam và cần phải có thời gian để phát triển các định chế, các truyền thống, các tập tục hầu thực hiện các quyền dân chủ theo đường hướng xây dựng và có trách nhiệm”. (Richard Lindhelm, Vietnam, the First five years Ann Arbor, Michigan, 1959, tr 344).

Quan Niệm Dân Chủ Việt Nam và Hoa Kỳ

Sai Lầm của Mỹ

Điều khá khôi hài, khi quan niệm dân chủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và của Tổng Thống Kennedy đều bắt đầu bằng hai chữ T. Đó là Dân Chủ Thành và Tín của Ông Diệm trong khi Dân Chủ của Kennedy là dân chủ thực tiển. Thật vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm luôn luôn chủ trương rằng đời sống dân chủ nói cho cùng … chính là việc đem áp dụng các giá trị thành và tín vào cuộc sống hằng ngày một cách thật hoàn hảo. Trong khi đó, các giới chức của chính quyền Hoa Kỳ chủ trương dân chủ thực tiển, nghĩa là dân chủ phải thực tế, từ ngữ tự do dân chủ, chủ quyền quốc gia và công pháp quốc tế, chỉ một ý nghĩa vô cùng tương đối và tùy tiện, nhắm pphuc5 vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thời đó đã khẳng định rằng, vì quyền lợi của nước Mỹ, không những họ có quyền mà còn có trách nhiệm để thay đổi cơ chế lãnh đạo Miền Nam lúc bấy giờ. Cũng như ngày nay, Hoa Kỳ chỉ đặt nhân quyền, tự do tôn giáo … với chính quyền Hà Nội, khi người Mỹ còn muốn mặc cả về những điều kiện kinh tế và thương mại cho giới tư bản Mỹ, nhưng khi những yêu sách nầy của Mỹ được Hà Nội thỏa mãn, thì những vấn đề nhân quyền … của Việt Nam chắc chắn sẽ không còn được chính quyền Hoa Kỳ đề cập đến nữa. Đó là những thực tại chính trị khá phủ phàng nhưng rất thực tế của nước Mỹ và cũng là nan đề trong việc thực thi dân chủ tại Miền Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà người viết sẽ trình bày một cách chi tiết trong phần dưới đây.

Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị, ‘Chia để Trị’

Tổng Thống Ngộ đình Diệm thường tâm sự với các cộng sự viên thân tín:

Người Mỹ không có khả năng phân biệt được thế nào là uy quyền quốc gia và chủ quyền dân tộc với lối cai trị độc tài … Vì truyền thống xã hội Việt Nam, bối cảnh chính trị và lịch sử của đất nước, đòi buộc các nhà lãnh đạo Việt Namphai3 chú trọng đến việc nâng cao chủ quyền quốc gia (Ngô Đình Luyện đàm luận với tác giả tại Ba Lê, tháng 9,1986).

Thật vậy, xuyên qua lịch sử Việt Nam, quốc gia nầy đã bị người Trung Hoa cai trị gần một ngàn năm và hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ. Những người thống trị ngoại bang nầy đã áp dụng một chính sách chia để trị nhằm chia rẽ Việt Nam và kiềm hảm quần chúng trong cảnh thất học, nghèo đói và chậm tiến. Cũng theo Tổng Thống Ngô đình Diệm, chính sách nầy đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau:

Trước hết là tình trạng phân hóa. Điều nầy thể hiện khá rõ rệt trong lịch sử đất nước chúng ta. Sauk hi Ngô Quyền dành độc lập cho tổ quốc và chấm dứt thời kỳ lệ thuộc vào phương Bắc, đất nước chúng ta đã phải trãi qua thời kỳ Thập Nhị sứ quân. Và đến thế kỷ thứ 15, dân tộc nầy phải sống trong cảnh Nam Bắc Phân Tranh gần 100 năm. Dưới thời Pháp đô hộ, chính quyền thức dân đã chia Việt Nam thành 3 miền khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và được đặt dưới những chế độ chính trị khác nhau:

Thật vậy, trên nguyên tắc, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được đặt dưới chế độ Bảo Hộ (Protectorate), nhưng trong thực tế, cách thức cai trị ở Bắc kỳ và Trung Kỳ cũng khác nhau. Ở Bắc Kỳ, người Pháp đòi buộc Triều Đình Huế ủy quyền cho một viên chức Pháp gọi là Thống Sứ để đại diện Hoàng Đế Việt Nam điều hành công việc hành chánh tại miền đất nầy. Trong khi Trung Kỳ thuộc thẩm quyền của các Vua Triều Nguyễn, cai trị dân chúng dưới sự chỉ đạo của Khâm Sứ Pháp tại Huế. Còn Nam Kỳ được đặt dưới chế độ thuộc đia (colony) hoàn toàn do người Pháp cai trị. Người dân sống từ vùng nầy sang vùng khác; ví dụ như Bắc Kỳ vào Nam Kỳ, phải xin giấy thông hành (passport) giống như người từ quốc gia  sang quốc gia khác vậy. Rồi vào thập niên 1950, người Pháp đặt Cao Nguyên Trung Phần dưới một thể chế cai trị đặc biệt được mênh danh là Hoàng Triều Cương Thổ. Và tiếp theo, người Pháp cũng cắt một số tỉnh miền Dông và miền Tây Nam Kỳ đặt dưới quyền cai trị riêng của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo.

Áp dụng biện pháp cai trị đó, người Pháp nhằm mục đích tạo tình trạng phân hóa giữa người Việt và làm ung thối tiềm năng đấu tranh dành độc lập của dân tộc. Theo ông Ngô Đình Luyện, khi về nước cầm quyền, Ông Diệm đã phải đối dầu với tình trang chia rẽ trầm trọng. Do đó, chính phủ không còn cách nào khác hơn là tập trung quyền hành để thống nhất uy quyền quốc gia, nhằm xây dựng độc lập cho dân tộc, phát triển kinh tế, cải tạo xã hội và ngăn cản âm mưu khuynh đảo của cộng sản.

Ngoài ra, để dễ dàng duy trì chế độ thực dân, người Pháp đã kiềm chế dân tộc Việt Nam trong cảnh thất học. Họ đã hạn chế việc xuất bản sách báo và kiểm soát gắt gao việc mở trường dạy học. Trong thực tế, chính quyền thực dân chỉ mở một số ít các trường học nhằm đào tạo một số công chức cấp thấp để phục vụ cho guống máy cai trị của họ tại Đông dương. Chủ ý của họ là tạo nên một giới thư ali5 thụ động, thiếu trách nhiệm, chỉ biết vâng lệnh và không biết tự tìm cách giải quyết các vấn đề. Do đó, khi thu hồi độc lập, chính quyền trung ương đã phải giải quyết tất cả mọi vấn đề trên toàn quốc. Theo ông Ngộ Đình Luyện, trong nội các của Ông Diệm năm 1955, chỉ có 2 đến 3 tổng trưởng là dám nhận lãnh trách nhiệm để điều hành các công việc thuộc phạm vi quyền hạn của họ. Còn những người còn lại, vì sợ trách nhiệm hoặc không đủ hiểu biết chuyên môn để giải quyết các vấn đề khó khăn; do đó, đã tìm mọi cách để tránh né và chuyển gánh nặng hành chánh của họ lên vai Tổng Thống Diệm. Chính vì tình trạng nầy, vào những năm sau cùng của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Diệm đã phải gởi hang núi hồ sơ cho ông Ngô đình Nhu, người cố vấn thân tín nhất của Tổng Thống để giải quyết. Đó là lý do giải thích tại sao hằng ngày Tổng Thống Diệm đã phải làm việc hết sức cực nhọc từ 5 giờ sáng đến nửa khuya và đôi khi đến 1 hy 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Như điều tai hại cho Tổng Thống Diệm, là những người cộng sự viên thiếu tinh thần trách nhiệm nầy, thường bí mật phàn nàn với cố vấn Mỹ, là Tổng Thống Diệm không biết ủy quyền cho các thuộc cấp, muốn tập trung tất cả quyền hành vào trong tay mình, cho nên đã tạo nên nhiều sai lầm nghiêm trọng. (Theo Ngô Đình Luyện, đàm luận với tác giả). Chính vì vậy, mà Hilsman, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Đặc Trách Viễn Đông Sự Vụ, khi quan sát tình hình Việt Nam vào đầu năm 1963, đã kết luận:

Dù có biện hộ hay né` tránh thế nào đi nữa, vấn đề cuối cùng vẫn là nơi Ông Diệm. (Xem Hilsman, To Move A Nation, tr 460).

Phương Cách Thực Thi Dân Chủ

Đối với Tổng Thống Diệm, dân chủ kiểu Mỹ là một sản phẩm xa xỉ hoàn toàn không thích hợp với một quốc gia chậm tiến như Việt Nam . Cũng theo Ông, xã hội Việt Nam, đa số dân chúng hơn 80% sống ở thôn quê, còn đói nghèo, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích Cộng sản đe dọa; thì những tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bầu cử chẳng có ý nghĩa gì cả đối với họ. Điều mà dân chúng ở nông thôn mong muốn là một chính quyền mạnh mẽ, đủ để bảo đảm an ninh cho họ chống lại sự khủng bố của Việt Cộng. Hằng đếm, du kích Cộng sản dùng sung hăm dọa để thu thóc gạo, cưởng bách con em họ phải tham gia hang ngũ cán binh Việt Cộng. Ngoài ra, dân quê cần chính quyền tạo cho họ một đời sống đủ ăn, đủ mặc chống lại sự bóc lột của chủ đất, và của một thiểu số có thế lực và giàu có. Rồi từ đó, họ có đủ phương tiện gởi con em họ đến trường học, hấp thụ được một nền giáo dục căn bản, đủ kiến thức chính trị cần thiết. Lúc đó, người dân quê sẽ biết xử dụng quyền tự do căn bản của họ, để thực sự tham gia các cuộc bầu cử và ứng cử nhằm ngăn chận những người địa chủ và một thiểu số giàu có, lợi dụng sự nghèo đói và thất học của họ đã khai thác và bóc lột họ.

Lý thuyết của Tổng Thống Diệm đã được áp dụng vào thực tế qua những chương trình sau đây:

Chương trình cải cách ruộng đất, được mệnh danh là chương Trình Người Cày Có Ruộng trong đó chính phủ mua đất của các địa chủ phát cho người nghèo.

Chương Trình Dinh Điề, chính phủ đã thực hiện một công cuộc di dân từ các làng xã dân cư đông đúc và nghèo khổ; ở đó dân không đủ đất để cày hoặc đất đai quá cằn cổi, đến những vùng đất đai trù phú hơn ở Cao Nguyên để khẩn hoang lập nghiệp. Trong thời gian đầu, chính phủ giúp cho dân chúng đầy đủ các vật dụng để xây cất nhà cửa, các nông cụ canh tác. Đồng thời, chính phủ cũng cung cấp đầy đủ lương thực và quần áo để sống trong vòng 6 tháng đầu tiên để chờ đợi mùa màng sinh hoa lợi.

Chương trình Khu Trù Mật, chính phủ đã chọn một số địa điểm ở thôn quê, để xây dựng các cơ sở với những tiện nghi của thành phố như lập nhà máy điện, đào gieng61 nước được trang bị máy bom tối tân, xây bệnh viện, trường học .. để dân chúng nông thôn hưởng thụ những tiện ích của đời sống văn minh.

Chương trình Ấp Chiến Lược. Đây là chương trình rất quan trọng nằm trong sách lược của quốc gia nhằm chống lại cuộc chiến tranh khuynh đảo do chính quyền Hà Nội chủ xướng.

Qua chương trình nầy, chính quyền địa phương đã thực hiện một cuộc thanh lọc để loại trừ những thành phần cộng sản nằm vùng ra khỏi dân chúng. Sau đó, chính quyen62 đoàn ngũ hóa dân chúng thành những tổ chức chiến đấu để chống lại sự khủng bố của cộng sản. (…)

Về phương diện kinh tế, mỗi ấp đã trở thành một đơn vị phát triển kinh tế tự túc. Thật vậy, lúc đầu với một máy sản xuất gạch ngói có tính cách tiểu công nghệ do chính phủ giúp đở, với lối làm việc vầnn công và đổi công, chẳng bao lâu trong ấp, tất cả các nhà tranh được thay thế bằng các nhà gạch với mái ngói khang trang với vườn cây ăn trái tốt tươi và xinh đẹp.

Về phương diện chính trị, mỗi ấp tự bầu lên một ban trị sự để điều hành mọi công việc trong ấp. đây là phương cách hữu hiệu và thực tiễn để người dân quê có thể tiếp tục xử dụng những quyền tự do dân chủ căn bản để bầu người đại diện của mình vào cơ cấu hành chánh xã ấp.

Theo Tổng Thống Diệm, đây là cách thực hiện dân chủ hiệu quả nhất của một quốc gia chậm tiến đang phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại và khủng bố do Cộng sản điều động từ bên ngoài. Nói một cách khác, đây là cách phát triển dân chủ từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc của quốc Gia. Chỉ trong cơ cấu nầy, người dân quê cô thế và thất học mới thật sự được thụ hưởng những quyên tự do căn bản của con người. Cũng theo Tổng Thống Diệm, phương cách chính trị phù hợp với truyền thống dân chủ ngàn xưa của dân tộc Việt. Đó là người dân được quyến quyết định mọi việc trong làng, phép vua thua lệ làng. Và thượng tầng, vẫn được duy trì được uy quyền tối thượng của quốc Gia.

Tổng Thống Diệm cũng thường nói với cộng sự viên thân tín như sau:

Nếu đem áp dụng một cách cứng ngắt kiểu dân chủ Mỹ vào Việt Nam, không những không đem lại lợi ích cho Quốc Gia, mà còn tạo thêm cho một thiểu số giàu có bóc lột những người dân nghèo thất học, giúp phương tiện cho những chính trị gia cơ hội, xu thời và những thành phần thân Cộng ở các thành phố dùng các phương tiện truyền thông để chỉ trích chính phủ, gây thêm rối loạn trong một quốc gia cần sự ổn định, để theo đuổi cuộc chiến tranh sống còn chống lại âm mưu khuynh đảo của Cộng sản. (Võ Văn Hải, đàm luận với tác giả, tại Đalat, 1973)

- Trong khi đó, những nhân vật  trí thức cấp tiến của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Harriman, Hilsman, đã không hiểu được bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam nên đã có những nhận định và chính sách sai lầm khi theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng. Sau nầy, Tổng Thống Nixon đã phân tích điều đó trong tác phẩm No More Vietnam của ông. Ông cho rằng các chuyên gia của chính quyền Kennedy thời đó đã lầm lẫn cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh cách mạng. Trong khi đó, thực tế, đó là cuộc chiến tranh du kích, phá hoại, khủng bố, đột nhập từ bên ngoài do Cộng sản Hà Nội điều động.

Chính vì vậy, những chuyên gia nầy luôn luôn đòi hỏi phải mở rộng tự do báo chí, tự do hội họp và lập các đoàn thể, tạo điều kiện cho các chính trị gia đối lập tham gia vào nội các để có thêm hậu thuẩn trong quần chúng. (xem Nixon, op.cit., 1982).

Đây là những điề kiện mà theo Tướng Taylor của Mỹ nhận xét, ngay chính nước Mỹ cũng không thể áp dụng được trong thời chiến tranh như Thế Chiến Thứ Hai chẳng hạn. Và ngày nay, sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, thực tế càng cho thấy một cách rõ ràng hơn của các cố vấn chính trị của Tổng Thống Kennedy. Thật vậy, Miền Nam đã mất, không phải vì Cộng sản thành công trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền như sách lược khuynh đảo trong chiến tranh cách mạng do cộng sản chủ xướng. Nhưng thực tế, Miền Nam đã sụp đổ vì Cộng sản đã xử dụng thiết giáp, chiến xa, đại pháo và quân đội chính quy tiến vào Dinh Độc Lập, nghĩa là những phương tiện của một cuộc chiến tranh qui ước đột nhập từ ngoài vào, phối hợp với những hoạt động du kích phá hoại từ bên trong.

Chính vì thế, Tổng Thống Diệm đã than thở:

Chúng ta có một người bạn quí giúp đở tiền bạc nhưng không hiểu chi cả về chuyện Việt nam.

(Nguyễn Văn Châu, 1989, tr.228)

Trong khi đó, ông Nhu cũng thường tâm sự với cộng sự viên thân cận của ông như sau:

Mỹ có thói quen bắt buộc các đồng minh phải rập khuôn như họ … nhưng ở Mỹ khác, ở Á Châu nầy khác … Trong một quốc gia hòa bình thì lại hoàn toàn khác với một quốc gia đang có chiến tranh. Tổng Thống kennedy khuyến cáo Việt Nam cải tổ cơ chế dân chủ có nghĩa là phỏng theo phong cách sinh hoạt chính trị xã hội Mỹ . .. Ông cha chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm chia rẽ, nạn kỳ thị và phe phái … Nếu ở Việt Nam áp dụng dân chủ như Mỹ thì chỉ đi đến tình trạng hổn loạn. Mà Việt Nam thì không thể chấp nhận được tình trạng hổn loạn giữa lúc đang có chiến tranh. (Bs trần Kim Tuyến, đàm luận với tác giả, Cambridge, tháng 9, 1986).

Có lẽ một cách tổng quát phải nói rằng, đối với quan niệm Dân Chủ Tây Phương và tinh thần quản trị khoa học của Mỹ, lề lối làm việc của Tổng Thống Diệm không thể chấp nhận được và Tổng Thống Diệm quả là nhà độc tài vì Ông ta không biết cách ủy nhiệm quyền hành và phân quyền trong guồng máy cai trị quốc gia.

Tuy nhiên, trong thực tại chính trị Việt Nam, có lẽ cũng là một sai lầm nếu nghĩ rằng những phương pháp đem lại kết quả tốt ở Phương Tây, nó cũng sẽ đạt được những thành tích như vậy, khi đem áp dụng ở Phương Đông. Và những nhà làm chính sách ở Hoa Thịnh Đốn càng không thể tránh được những lỗi lầm nghiêm trọng, khi họ quá tự phụ về những hiểu biết của họ, nhưng trong thực tế, họ rất nghèo nàn trong kiến thức về văn minh và lịch sử Việt nam.

Dân Chủ Theo Lối Mỹ

Có một sự thật hết sức mĩa mai, các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ luôn luôn đòi hỏi Tổng Thống mở rộng tự do, đề cao dân chủ pháp trị cho phép những đảng phái tham gia vào nội các, nhằm lôi cuốn sự ủng hộ của quần chúng về phía chính quyền. Đồng thời, chính họ lại là những người bất chấp cả những nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế, bí mật xử dụng quyền lực của Mỹ để lật đổ chính quyền Ông Diệm.

Thật vậy, từ năm 1954, những nhà làm chính sách của Mỹ tại Bộ Ngoại Giao nghĩ rằng họ có quyền thay đổi chính phủ Việt nam, nếu quyền lợi của nước Mỹ đòi hỏi như vậy. William C.Gibbons đã phân tích chính sách đó như sau:

Từ lúc khai sinh ra chính quyền Diệm vào năm 1954, nhiều nhà làm chính sách Mỹ đã cho rằng, trong những trường hợp nhất định nào đó, Mỹ quốc không những có quyền mà còn có trách nhiệm đem đến một sự thay đổi tại Việt nam. Đường lối nầy cũng khá phổ biến trong việc bang giao cũa Mỹ đối với chính quyền của những quốc gia khác trên thế giới, mà ở đó quyền lợi của Hoa Kỳ đòi hỏi những hành động như thế. Và để theo đuổi triết lý nầy, Hoa Kỳ đã sắp đặt và hổ trợ những cuộc đảo chánh tại Ba Tư và Guatamala để thay thế những nhà lãnh đạo của những chính phủ của các nước đó, bằng những người lãnh đạo do Hoa Kỳ chọn lựa.

(xem William C.Gibbons, quyển II, 1961-1964, tr 140-141)

Một sự thật khác cũng khá ngộ nghĩnh, các viên chức dân sự có học thức tại Bộ Ngoại Giao Mỹ thường tỏ ra thái độ bảo thủ, thực dân, khinh thường chủ quyền của các dân tộc khác. Trong khi đó, các tướng lãnh và các nhà quân sự tại Bộ Quốc Phòng lại là những người có đầu óc tiến bộ, ôn hòa, biết kính trọng chủ quyền cùa các quốc gia khác và lại am hiểu tình hình Việt Nam một cách sâu rộng hơn. Thật vậy, khi điều trần trước quốc Hội Mỹ, Thượng Nghị Sị Church đặt câu hỏi, liệu Mỹ có thể xử dụng áp lực buộc Ông Diệm phải thay đổi chính sách không? Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ MacNamara trả lời:

Vâng, việc xử dụng áp lực nằm trong khả năng của chúng ta. Nhưng việc bảo đảm để [Diệm] hành động phù hợp với những điều khuyến cáo của chúng ta, nó vượt ra ngoài khả năng của chúng ta.  Đây là một chính quyền độc lập và tôi nghĩ rằng thật không thích hợp để chúng ta cho rằng, đó là một thuộc địa [của chúng ta]. (xem Gibbons, op.ct., tr.192).

Trong khi đó Tướng Taylor cũng đã xét một cách chính xác về tài lãnh đạo của Tổng Thống Diệm, khi ông phát biểu trước Ủy Ban Ngoại Giao của Thương Viện Mỹ vào ngày 8.10.1963:

Chúng ta cần một người cứng rắn để lãnh đạo quốc gia nầy, chúng ta cần một nhà độc tài trong thời gian chiến tranh và chúng ta đang có nhân vật đó. Quốc gia nầy đang trải qua một cuộc nội chiến và tôi nghĩ rằng cố gắng áp đặt những điều mà chúng ta gọi là những tiêu chuẩn dân chủ bình thường đối với chính quyền nầy là một điều không thực tế. (Ibid.)

Nhầm lẫn chết người

Nhưng sự khác biệt quan trọng hơn hết là những lý do thầm kín bắt nguồn từ quyền lợi của hai quốc gia. Đối với Tổng Thống Diệm, con người đã hy sinh cả cuộc đời của Ông để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền của Quốc Gia. Đối với Ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác bất cứ điều gì. Đối với Ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam , thì chủ quyền Quốc Gia bị xâm phạm, chính nghĩa của cuộc tranh đấu chống Cộng cũng mất… Do đó, dù có nhận bao nhiêu viện trợ của Mỹ đi nữa Miền Nam sẽ thua Cộng sản. Bài học của thực dân Pháp tại Việt Nam 1946-1954 đã cho thấy điều đó. Ông Diệm đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm đó cho Đại Sứ Nolthing biết:

Việt Nam không muốn trở thành một xứ bảo hộ [của Mỹ] (Viet Nam does not want to be a protectorate) .

Xa hơn nữa, một nhà nho như Ông Diệm được đào tạo theo một hệ thống giáo dục đặt nặng trên những giá trị đạo đức cá nhân và gia đình theo quan niệm của Khổng Tử và Ông cũng hấp thụ quan niệm dân chủ cổ điển và lý tưởng Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau … từ thế kỷ 19 của Pháp. Do đó, Ông Diệm rất khó hiểu được thực tế chính trị văn minh nước Mỹ, một nên văn minh chú trọng đến những quyền lợi kinh tế vật chất và thực tiễn của đời sống. Tổng Thống Diệm đã lầm lẫn khi nghĩ rằng dù có những bất đồng quan điểm với những nhà làm chính sách Mỹ, nhưng vì sự nghiệp đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và chống Cộng chung của hai Quốc Gia, Hoa Kỳ là đồng minh mà Ông có thể dựa vào lúc chung cuộc.

Nhưng đây chính là sự lầm lẫn hết sức nghiêm trọng có lẽ đã dẫn đến cái chết của Tổng Thống Diệm. Vì cho đến lúc chết, Ông Diệm vẫn không tin rằng chính Tổng Thống Kennedy đã chính thức chấp thuận một cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của Ông. Trong thực tế, nếu Ông Diệm biết cuộc đảo chính do người Mỹ sắp đặt, Ông ta nghĩ rằng đó chỉ là một số nhân viên trong chính quyền Mỹ và những nhân viên CIA chống Diệm mà thôi.

Thật vậy, chính Tổng Thống Diệm cho đến 10 giờ sáng ngày 1.11.1963, vẫn còn tin rằng chỉ có CIA Mỹ nhúng tay vào vụ đảo chánh, cho nên Ông đã phàn nàn với Đại Sứ Lodge về âm mưu đó:

Tôi biết sẽ có một cuộc đảo chánh xảy ra, nhưng tôi không biết ai sẽ thực hiện.

I know there is going to be a coup, but I don’t know who is going to do it.

(Điện văn của Tòa Đại Sứ Sài Gòn số 841 ngày 1.10.1963)

Lodge còn long trọng trả lời Tổng Thống Diệm:

Ngài có thể an tâm, nếu có bất cứ người Mỹ nào có hành động sai trái nầy, tôi sẽ trục xuất họ ra khỏi nước nầy.

(You can be sure if any American committed an impropriety, I [would] snd him out of the country. (Ibid.)

Trong khi đó, Tổng Thống Diệm đã không thể nào hiểu được rằng, chính Tổng Thống Kennedy, nhà lãnh đạo chính quyền nước Mỹ, một quốc gia thượng tôn pháp luật và dân chủ, đã chính thức chấp nhận cuộc đảo chánh để ám hại Ông.

Tóm lại, sau khi duyệt xét lại những liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam , cùng những khác biệt quan điểm dân chủ giữa Tổng Thống Diệm và chính quyền Kennedy ta thấy những đổ vỡ khó có thể tránh được. Và viên đạn mà các tướng lãnh Việt Nam quyết định bắn vào đầu Tổng Thống Diệm và Ông Nhu, cố vấn của Ông vào ngày 2.11.1963 đã là một sáng kiến của người Mỹ, được lưu trử trong tài liệu Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ từ năm 1961, mặc dù đã được bôi xóa một cách cẩn thận. Thật vậy, trong bản lược thuật ngày 5.10.1961 gởi cho Carl Kaysen, một thành viên trong ban Tham Mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Frank C.Child, một cựu nhân viên trong Phái Bộ Viện Trợ của Đại Học Tiểu Bang Michigan tại Việt Nam, đã viết:

Chỉ có một cuộc đảo chánh quân sự – hay là một viên đạn ám sát – mới thay thế quyền lãnh đạo tại Việt Nam.

Từ những dữ kiện nầy cho thấy một số giới chức tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho cuộc đảo chánh và có ý định tiến hành một cuộc ám sát Tổng Thống Diệm từ lâu.

Và cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 bắt nguồn từ những lý do sâu xa, đó là khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, giữa quan niệm về Dân Chủ Tự Do, những định chế chính trị và hoàn cảnh xã hội của Quốc Gia phát triển kỷ nghệ và một Quốc Gia chậm tiến, cộng thêm với sự hiểu biết về bản tính cá nhân và mâu thuẩn quyền lợi quốc gia đã khiến nhà lãnh đạo của nước Mỹ phải chính thức quyết định một cuộc đảo chánh lật đổ vị lãnh đạo của một quốc gia gọi là Đồng Minh với họ.

Có lẽ các lãnh đạo Hoa Kỳ đã không hiểu rõ hay không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của những khác biệt đó cho nên sau khi đã lật đổ Tổng Thống Diệm, lập lên được những chính phủ quân nhân như họ mong muốn, họ vẫn thất bại không đem đến sự ổn định và dân chủ cho dân chúng Miền Nam. Có lẽ cũng chính vì lý do đó, mà với phương tiện chiến tranh hết sức qui mô và tối tân của một siêu cường bậc nhất trên thế giới, họ đã thua cuộc chiến tranh tại phần đất nghèo nàn và nhỏ bé như Việt Nam.

© Tiến sĩ Phạm Văn Lưu

21 Phản hồi cho “Hiến Pháp 26.10.1956 và thực tại chính trị dân chủ miền Nam”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Nhân bài viết có nhắc đến G.Kahin,gs.đại học Cornell,tôi xin góp ý về ‘trí thức’ này vì ít ai biết ông ta là ai.
    Chính phủ Kennedy thuộc đảng Dân Chủ bao gồm nhiều thành phần thiên tả và từ thiên tả đến thân cộng
    chỉ là một bước ngắn,do không khí toàn cầu chống Mỹ ở vào thời điểm đó mà một phần nguyên nhân cũng
    là vì sự chống cộng qúa khích đến mù quáng của TNS.Mc Carthy khiến giới trí thức Mỹ phải đoàn kết lại vì
    họ sợ rằng đến phiên họ cũng sẽ trở thành nạn nhân,không thể tránh khỏi.
    Chính vì sợ hãi qúa đáng mà đa số trí thức thường thiên tả ở thời kỳ đầu và khi cuộc chiến tranh lạnh xảy ra
    nhiều người trong số họ có thiện cảm với cộng sản.Do đó,G.Kahin và đệ tử của ông là Gareth Porter là 2
    người đã có những quan điểm hết sức sai lầm như sau :
    1-Đối với VNDCCH.thì thầy trò trên đã phủ nhận 2 biến cố có thật xảy ra ở miền Bắc VN.Họ đều cho rằng
    không hề có tắm máu trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất.(The myth of the blood bath : North Vietnam’s land Reform).Riêng G.Porter còn hung hăng hơn đã bác bỏ việc tàn sát trong Tết Mậu Thân không phải do VC.
    gây ra.Chính nhận định ủng hộ VC.của tên này mà VC.cứ chối tội và đổ lỗi là do Mỹ giết !!!
    2-Đối với Khmer Đỏ: thầy trò đều ra sức bênh vực cho Khmer Đỏ và lên án những bài viết tố cáo sự dã
    man của bọn này.Chỉ đến khi có mọi bằng chứng không thể chối cãi được thì họ im lặng,xem như họ chưa
    hề nói gì về Khmer Đỏ và Pol Pot.
    Đúng là những tên vô liêm sĩ,chẳng biết gì về CS.trong thực tế mà cứ ngoan cố chạy tội cho chúng.Tại sao
    như thế ? Tôi cho là do 2 lý do này : ngây thơ nên bị mua chuộc hay họ thực sự làm việc cho CS.quốc tế !

  2. Trần Nam says:

    Đây chỉ là một sự suy đoán, khộng có một chứng cứ nào. Cái chết của Ngô đình Diệm phải nói đến cái chết của Kennedy. Đó là kết quả của nhóm ảnh hưởng chế tạo vủ khí Mỷ. Sau thế chiến II nhóm nầy còn một khối vủ khí tồn kho khổng lồ vì các nhà máy sản xuất vủ khí vẩn phải hoạt động để tiếp tục cung cấp công ăn việc làm cho dân Mỷ. Các nhà máy không thể chuyển ngay qua sản xuất vật dụng thường ngày cho dân Mỷ. Vì vậy dù đã xử dụng một phần khá nhiều tại Cao Ly, số bôm thả xuống VN, có tài liệu cho biết là bằng hai lần thế chiến II. Nhóm tài phiệt sản xuất vủ khí nhờ đó mà tiêu thụ hết vủ khí tồn kho. Hơn nửa họ được dịp thử tại chiến trường nhửng vủ khí mới. Sau khi thử nghiệm được một số vủ khí mới thì họ gây ảnh hưởng để chấm dứt chiến tranh.
    Ngô đình Diệm và Kennedy chết vì không đồng ý đưa quân Mỷ vào miền nam Việt Nam.

    • Hải Đăng says:

      Tóm tắt lại, Ông Ngô đình Diệm bị chết, chỉ vì không đồng ý để Mỹ đưa quân vào miền nam Việt Nam‘ .

      Tôi không đồng ý với t/g Phạm Văn Lưu rằng: ‘Tổng Thống Diệm đã lầm lẫn khi nghĩ rằng dù có những bất đồng quan điểm với những nhà làm chính sách Mỹ, nhưng vì sự nghiệp đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và chống Cộng chung của hai Quốc Gia, Hoa Kỳ là đồng minh mà Ông có thể dựa vào lúc chung cuộc‘.

      Theo tôi, vì là người VN nên ông Diệm am tường tâm tính và kiến thức của người Việt. Ông có đường lối đấu tranh riêng của mình, nhưng người Mỹ muốn lèo lái cuộc chiến theo ý họ, nên họ đã mua chuộc và xúi dục một số người Việt và tướng lãnh giết ông Diệm để họ đem quân vào VN.

  3. D.Nhật Lệ says:

    Để thấy VNCH.đã bị sụp đổ như thế nào và nhân chuyện tướng Đặng Văn Quang,có lẽ chúng ta phải
    xét lại vấn đề dân trí ở cuối thập niên 50 -đầu thập niên 60 đã ảnh hưởng đến chính trị dẫn đến mất tự do dân chủ cho cả nước như ngày nay ta thấy trong thực tế,chứ không phải do tuyêtruyền,xuyên tạc kể từ trước 1975 đến bây giờ mà nhiều nhất đến từ phía VC.Ở đây,tôi chỉ nói về phía Mỹ.
    Tướng ĐVQ.từng là nạn nhân của sự đấu đá chính trị trong hậu trường VNCH.giữa các phe quân đội hay nói rõ hơn giữa 2 tướng Thiệu (trầm tĩnh) và Kỳ (xốc nổi).Sau ngày 30-4-1975 ông bị Mỹ
    và Canada từ chối cho cư trú.Tại sao có chuyện “cạn tàu ráo máng” với ông như thế ?
    Sau đây là bằng chứng tầm bậy,vớ va vớ vẩn về ông đã được giải tỏa.Đó chính là quyển sách của
    ký giả Mỹ Alfred W.McCoy có tên là “The politics of Heroine in SouthEast Asia”(1970) trong đó tên này tố cáo bây bạ là tướng Quang tham nhũng.Tuy nhiên,Frank Snepp trong cuốn Decent Interval
    (1977) còn CIA.and the generals của Thomas L.Ahern,Jr.(2009) đã phủ định chuyện tham nhũng của
    tướng Quang vì bởi tai tiếng này mà Mỹ và Canada dự định trục xuất ông từ sau 30-4 ông qua Mỹ
    rồi qua Canada thăm con ông cũng bị như vậy.Sự thực Mỹ ghét ông là vì ông chống lại ý muốn giết Sihanouk của Mỹ và vài vụ xích mích khác thời ông còn làm tư lệnh Quân Đoàn IV.
    May thay là cuối cùng ông được trung tá Dan Marvin đứng ra vận động chính phủ Mỹ phải cho ông
    cư trú qua cuốn “Expandable elite” (2003) và đòi chính phủ Mỹ tôn trọng sự thực về sự thanh liêm
    của ông.Từ đó ông mới được an thân.
    Câu chuyện trên cho ta liên hệ với cuốn “Hậu trường chính trị VNCH” của ký giả ồn ào Đặng Văn
    Nhâm chục năm trước đây thì thấy tên ký giả này đã tin ngất những vu cáo của ký giả Mỹ McCoy mà đó là người có học,có tri thức,huống chi dân thường !
    Tất nhiên hiện nay VC.chê dân trí thấp chỉ là ngụy biện nhưng thời 1954-1975 thì dân trí thấp thật.
    Do đó VNCH.non trẻ đã thua là không thể tránh khỏi,kiểu như ta hay nói “mày chạy đằng trời” !

  4. Trung Kiên says:

    Cám ơn tác giả On The Net, Tiến sĩ Phạm Văn Lưu và DCV.Info đã có bài viết tổng hợp về nền Đệ I VNCH dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm!

    Từ ngày ông Diệm bị sát hại đến nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều lãnh đạo, (kể cả phía VNCH và csvn) vẫn không có được một vị nào có tầm vóc như ông Diệm như tác giả đã nhận định;

    Thật vậy, nhờ một ý chí quật cường, một năng lực vô song, tài lãnh đạo sáng suốt, cùng một cuộc sống đạo đức cá nhân trong sáng, thánh thiện và một thành tích chống Pháp và chống Cộng không tì vết … đã giúp Ông Diệm thống hợp được ý chí dũng mãnh phi thường của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước dành độc lập và tự do cho tổ quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện được nhưng thành tưu đáng kể như sau:…“!

    Do vậy, theo thiển ý của tôi…Ông Diệm “bị ám sát” là một mất mát, tổn thất rất lớn cho TỒ QUỐC và dân tộc Việt Nam!

    Xin thắp một nén nhang kính cẩn tưởng nhớ chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM…Người đã vị quốc vong thân!

    Tổng Thống Ngô Đình Diệm độc tài?

    Trong một đất nước vừa thoát khỏi thực dân, phong kiến, và như tác giả đã viết…”vào đầu năm 1954, Việt Nam đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm của một sự phá sản toàn diện…./…Trước tình thế hầu như tuyệt vọng đó, Ông Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không một quan sát viên quốc tế nào vào thời đó, dù lạc quan nhất đi nữa, dám tin rằng chính phủ Diệm có thể tồn tại hơn 6 tháng. Nhưng như một phép mầu, Ông Diệm đã vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã, cùng những âm mưu thâm độc đang vây hãm, muốn nhận chìm chính phủ của Ông từ trong trứng nước.

    Vừa xây dựng đất nước trong cảnh khó khăn, vừa phải tiếp nhận và ổn định đời sống cho gần 1 triệu đồng bào di cư tránh nạn CS từ miền Bắc, lại phải đương đầu với nạn sứ quân, trong đó thực dân và CS tìm mọi cách đánh phá…

    Tuy vậy, chính quyền Ngô Đình Diệm đã dần ổn định QUỐC GIA và hình Thành Hiến Pháp 26.10.1956 để lập nên nền Đệ I Cộng Hoà, xây dựng DÂN CHỦ – TỰ DO, thì quả là một thành công vượt bực!

    Lẽ ra các “chính khách” (Việt Nam) “nên” suy nghĩ, tìm hiểu và tiếp tay với ông Diệm! Nhưng họ đã vì quyền lợi cá nhân và đảng phái, đòi hỏi “dân chủ” một cách quá lố và trở thành đối lập (phá hoại) chứ không chỉ là phê bình chỉ trích (với tinh thần xây dựng)!

    Do vậy (trích)…”Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng phần lớn các chính khách Việt Nam không có một kiến thức chính trị thực tiển và không hiểu thực tại chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia chậm tiến mới thu hồi độc lập như Việt Nam“…là một nhận xét quá chính xác!

    Trải qua bao dâu bể với những chứng cớ sống động cho chúng ta thấy, 9 năm dưới nên Đệ I Cộng Hoà (cho dù dân chủ còn non trẻ) người dân vẫn thấy thoải mái hơn nền Đệ II Cộng Hoà, và đương nhiên khá hơn hẳn chế độc csvn cả trăm lần!

    Những “chính khách”, đảng phái, chê trách ông Diệm “độc tài” đâu cả rồi, sao không ra mặt đấu tranh trực tiếp với csvn như đã từng làm với ông Diệm?

  5. TổQuốcNhìnTừBiển says:

    VNCH 1 mất không phải vì hiếp pháp sai hay vì tham nhũng hay người lãnh đạo thiếu tài quản trị. Trái lại ông Diệm có tài tổ chức và lãnh đạo, tuy nhiên ông đã sai vì quá độc tài và một lập lại một chế độ quân chủ mới với Diệm Nhu và Cẩn. VNCH 1 bị lật đổ giống nhu Ai Cập bị lật đổ ngày nay mà Phật giáo chỉ là chén nước quá đầy nên phải tràn ra. Gia đình ông Diệm bị giết vì ông không chịu ngường lại quyền hành cho người khác ngoài gia đình ông nên đã mất đi tính cách dân chủ như hiến pháp và thể chế đã quy định.

    VNCH 2 mất vì thế chiến lược toàn cầu đã đổi mới và vì chính quyền ông Thiệu lại có nhiều tham nhũng chỉ bàm dựa vào uy quyền bao che của ông Thiệu. Mỹ bỏ VNCH 2 để họ có thể cắt đối cái thế liên kết của TC và Sô Viết (không phải Nga).

    Họ đã biết lịch sử dân tộc VN sẽ không bao giờ chấp nhận TC lấn chiếm VN và họ đã biết HCM cùng PVĐ vì muốn chiếm miền Nam vì cần vũ khí của TC mà bán đứng HS-TS cho TC. Từ 1974 họ đã biết dưới biển đông có bao nhiêu dầu hỏa và họ cũng biết khả năng kỹ thuật của TC cùng VN không thể xũ dụng hết những tài nguyên đó trong vòng vài chục năm. Nga thì vì anh TC ngay bên cạnh VN sẽ không thể nào vào VN mà khai thác tài nguyên đó được. Mỹ đã gài TC trong thế bỏ chốt bắt xe bằng cách nháy cho TC biết dưới gầm đại dương của VN có trữ lượng dầu hỏa để chúng nhảy vào cướp HS khi Mỹ chuẩn bị rút lui vào năm 1974 và họ hoàn toàn không dính tay vào. Ông Thiệu tuy không có tài lãnh đạo như ông Diệm thòi VNCH 1 như cũng đáng mắt anh hùng vì ông đã quyết tâm bảo vệ biển đảo VN dù biết việc làm của ông là vô vọng vì cái thế cùa VNCH lúc bấy giờ chống TC mà không Mỹ nhúng tay vào thì không khác gì châu chấu đá xe. Tuy nhiên ông ta đã làm một điều rất đáng khen thưởng là nhất quyết bảo vệ đất đai của quốc tổ không cho ngoại bang xâm lược dù biết trước rằng miền Nam khi hiệp định Paris đuợc ký sẽ rơi vào tay người anh em không ưa thích CS miền Bắc. Dù rơi vào tay CS cũng vẫn chỉ là anh em một nhà.

    Trong lúc đó và cho đến bây giờ đảng CSVN đã hiện nguyên hình là một bọn tay sai Việt gian của TC, một loại thái thú mới buôn dân bán nước để biến tụi Nam Man “răng đen” thành Rợ Hồ “đuôi Sam” qua cái công hàm của PVĐ đã được HCM ngầm phê chuẩn 1958 để dâng HS-TS cho TC; qua hiệp nghị Thành Đô cũng do cố vấn PVĐ kêu ký để dâng Ải Nam Quan và Bản Giốc cùng 1 số nơi khác thuộc cực bắc Việt Nam cho TC sau khi tìm cách liếm đích Liên Bang Sô Viết bị bất thành.

    Ngày nay TC sẽ cho CSVN một bài học lớn tù trong ra ngoài khi chúng từ Cao Nguyên Trung Phần tung ra 2 mặt cắt Nam Bắc thành 2.

    Miền Bắc trong vòng 1 tuần sẽ bị bóp chết Hà Nội vì TC sẽ từ Cao Nguyên Trung Phần đánh lên từ Lạng Sơn đánh xuống.

    Miền Nam từ các Đông Đô Đại Phố mới khắp nơi chúng đã thành lập sẽ chớp nhoáng cướp chiếm Sài Gòn chỉ trong 3 ngày mà thôi.

    Đó là nếu CSVN dựa vào Mỹ để giũ quân ngoài biến Đông.

    Còn nếu Mỹ không tham dự vào biển Đông chúng sẽ chớp nhoáng cướp HS đem tàu ngấm và Hàng Không Mẫu Hạm Thị Lang chận đượng thoát rồi HS-TS chúng đánh thằng vào SaiGon hay Hà Nội nếu VN có nội loạn vì dân bất mãn CSVN mà lật đổ cái thể chế thái thú hiện nay để dựng nên một lá cờ vàng mới.

    Vì chúng biết nêú dân tộc VN dựng lại cờ vàng nơi quốc tổ thì hệ thống Yalta ký kết giữa Nga-Mỹ-Anh trước ngày Nhật Bản đầu hàng sẽ được áp dụng để VN yêu cầu Mỹ giúp VN đòi lại HS-TS từ tay TC qua các hiệp ước hỗ tương mà VNCH đã ký kết với Mỹ.

    • Dao Cong Khai says:

      You nói rằng “VNCH 1 mất không phải vì hiếp pháp sai”, vậy thì TT Diệm vi phạm hiến pháp chưa? Trong hiến Pháp Đệ I Cộng Hoà, nhiệm kỳ TT là 5 năm. TT Diệm đắc cử được 1 lần nữa (có lẽ năm 1959), như vậy thì năm 1964 sẽ có bầu cử TT lại. Chưa tới năm 64 TT Diệm chết rồi, còn gì để nhường quyền nữa? Lúc đó you nên hỏi Nguyễn Khánh!

      You nói TT Diệm độc tài, vậy ông ta độc tài với ai? Nếu độc tài với những người thân cộng, CS nằm vùng, hoặc những kẻ hoạt động chính trị có lợi cho CS; thì xin hỏi you, TT Diệm có độc tài bằng CS Hà Nội chưa? (Sau khi TT Diệm chết, các ông đảng phái không lo chống cộng mà toàn chửi nhau, bỏ ngỏ cho CS chiếm nông thôn và đưa nằm vùng vào SG)

      Tôi không thấy TT Diệm độc tài với dân, còn độc tài với các đảng phái thì có thiệt, nhưng vì lợi ích quốc gia và lý tưởng chống cộng.

      “VNCH 2 mất là vì chiến lược toàn cầu đã đổi mới”, cái này là hệ luận của sự chấm dứt Đệ I Cộng Hoà.

      Đệ Nhất Cộng Hoà không tuỳ thuộc vào “chiến lược toàn cầu”, nó tuỳ thuộc vào tự do và hạnh phúc của nhân dân miền Nam. Nó tuỳ thuộc vào tinh thần chống cộng của miền Nam VN.

      Ông Kỳ, người từng tham gia đảo chánh TT Diệm, từng tuyên bố với VC rằng “sự độc quyền của đảng CSVN là thích hợp với hoàn cảnh đất nước”. Như vậy có người đảo chánh TT Diệm không vì TT Diệm độc tài, thế thì vì cái gì?

      • TổQuốcNhìnTừBiển says:

        Tôi không nói Ông Diệm vi phạm hiến pháp VN. Tôi nói ông Diệm bị Hoa Kỳ giết vì khi Phật Giáo biểu tình và tự thiêu hành loạt, Mỹ rất muốn ông Diệm thay đổi chính sách, nội bộ của ông Diệm có sự phân hóa trầm trọng trong chính gia đình ông bà Nhu (Bố bà Nhu đã từ chức đại sứ tại Liên Hiệp Quốc để phản đối ông Diệm và ông bà Nhu) nhưng gia đình ông Diệm-Nhu-Cẩn đều không thay đổi nên Mỹ phải lật đổ và tiêu diệt 3 anh em họ. Sự việc Ông Diệm-Nhu-Cẩn làm ngày xưa có khác gì cuộc biểu tình ngày hôm nay của TT Ai Cập là một tổng thống mà Mỹ đã ủng hộ hơn 30 năm. Khác với ông Diệm-Nhu-Cẩn là TT Ai Cập biết từ chức để chịu có thể phải chịu sự phán xét của quốc gia họ.

        Còn chuyện người yêu người ghét của 1 nhân vật chính trị thời nào lúc nào cũng có. Cũng như TT Ai Cập bị lật đổ cũng có một số khá đông ủng hộ ông ta nhưng khi tình thế đổi thay vượt ngoài tầm liểm soát của ông ta. Ông ta là người thức thời và biết dừng lại đúng lúc hơn là các ông Diệệm-Nhu-Cẩn.

        Việt Nam nằm ngay tại biển Đông là một vị trí chiến lược toàn cầu nên dù muốn dù không vẩn luôn bị ảnh hưởng tranh dành của các siêu cường trong các chiến lược toàn cầu của phe nhóm họ.

        Là một quốc gia nhược tiểu không có người lãnh đạo giỏi, cũng như là một gia đình đông con mà thất nghiệp không đủ cấp dưỡng cho gia đình thì làm sao có thể giũ được căn nhà khi nhà băng đến đòi nợ. Không có tiền trả nợ là họ xiết nhà. Đó là tình trạng mà ngày nay VC đang gâp phải. Vì muốn thôn tính miền Nam chúng phải bán 2 quần đảo “không người ở” (danh từ của CSVN) cho TC và bây giờ tìm cách lấp liếm và che đậy được phút nào hay đó. Vì nếu để lộ ra thì thần tượng HCM của chúng không còn nữa thể chế của chúng chắc chắn phải sụp đổ.

        Vào thời điểm này là thời điểm giao thời của dân tộc. Cái họa ngoại xâm tuy đã âm thầm lén lút như một cặp gian phu gian phụ đang dần hé ra sự thật, nên TC có thể sẽ bất cần quan điểm thế giới chớp nhoáng chiếm đoạt VN bằng vủ lực rồi lập một nhóm bù nhìn mới qua chế dân chủ đa đảng đa nguyên VN mà dân Việt nam luôn mơ tưởng rồi theo chiều hướng đô hộ mới của chúng khi mà 1/3 dân chúng Việt và 1/3 Công An Việt giết lẩn nhau thù óan nhau còn 1/3 dân tàu cộng làu thông tiếng Việt đợi sẳn để lập một thể chế dân chủ mới rồi trưng cầu dân ý chính thức chấm nhận làm một tỉnh thành của TC thì sao? Lúc đó biển Đông chính thức là của TC và cái lưỡi bò thật sự hình thành khi người dân Việt đã hy sinh xương máu để diệt nội thù nhằm cắt cái lưỡi bò thì đã vô tình giúp cho TC chính thứcvào vô hứng trọn.

        Các đảng phái quốc gia trong và ngoài nước phải đề cao cảnh giác khi các cuộc tranh đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia cũa quốc nội lên cao đến tột đỉnh. Việt Nam có thể sẽ rơi vào một cuộc chia đôi mới (khi TC nhúng tay vào để bảo vệ các thái thú của chúng mới hay cũ) hoàn chiếm hoàn toàn VN để thiết lập một đô hộ phủ mới.

        Chúng ta không hy vọng điều đó sẽ xảy ra.

        Nhưng không thể không tính tất cả các trường hợp chiến lược có thể xảy ra

      • Dao Cong Khai says:

        OK. You noi rang: “Cũng như TT Ai Cập bị lật đổ cũng có một số khá đông ủng hộ ông ta nhưng khi tình thế đổi thay vượt ngoài tầm liểm soát của ông ta. Ông ta là người thức thời và biết dừng lại đúng lúc hơn là các ông Diệệm-Nhu-Cẩn.”

        Vậy thì you expect ai sẽ lên thay thế TT Diệm khi ông ta từ chức?

        Chính TT Diệm đã tiên đoán trước rằng nếu chế độ của ông xụp đổ thì sẽ có 1 trong 2 trường hợp sau sẽ xẩy ra cho VNCH. 1) Loạn, 2) VNCH sẽ bị mất vào tay CS.

        Lịch sử và thời gian đã chứng minh rõ ràng sự tiên đoán đó của TT Diệm, cả 2 trường hợp xấu nhất đó đã xẩy ra cho VNCH. Chính vì TT Diệm nhìn thấy thảm hoạ chia rẽ trong quân đội khi bọn phản loạn đảo chánh. Nên giờ phút chót, sau khi đi nhà thờ, ông ta đã quyết định gọi điện thoại chỉ điểm cho bọn phản bội biết chỗ trốn tránh của ông để có thể thương lượng với họ; hầu giữ cho đất nước và quân đội khỏi chia rẽ.

        Tại sao trước đó ông ta không chịu làm như thế mà ông ta chỉ chịu làm như thế vào giờ phút chót, lúc đang trốn tránh? Là vì ông ta không tin những kẻ phản loạn là họ hành động sáng suốt và thực sự yêu nước. Không riêng gì TT Diệm, người dân đen chúng tôi không dám tin đám Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn hay mấy ông đảng phái đâu. Chuyện mấy ông đảng phái có yêu nước hay không thì tôi không dám có ý kiến, nhưng về tài năng và uy tín của mấy ông đó đối với quốc dân thì tôi hoàn toàn không dám bầu cho mấy ông đó làm tổng thống đâu.

        Lịch sử đã chứng minh, cuối cùng năm 1967, người dân VNCH đã bầu cho liên danh quân đội của ông Thiệu và Kỳ lên làm tổng thống. Nếu mấy ông đảng phái kia mà tài giỏi thì tại sao người dân không dám bầu các ông lên làm lãnh tụ? Ông Thiệu và ông Kỳ thì cũng từ loạn lạc sau khi TT Diệm chết mà chứng minh được với quốc dân rằng họ có khả năng tạo được an bình trở lại cho VNCH (khả năng đó có lâu bền hay không là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh đất nước do Cách Mạng để lại cho họ sau năm 63 nữa, tình hình đó đã muộn rồi, lính Mỹ đã “xâm lược đất nước ta”, CS đã họp đại hội đảng và quyết định đem toàn bộ quân đội vào miền Nam để tổ chức trận địa chiến và tổng phản công rồi, và người Mỹ có thực sự trung thành với VNCH hay không nữa?).

        Rõ ràng là tới khi ông Thiệu lên làm TT Thống, mấy ông đảng phái cũng vẫn không thực sự hợp tác với chính quyền VNCH, họ vẫn gây nhiều khó khăn cho chính quyền và trong suốt thời kỳ sau năm 1963 họ cũng chẳng đóng góp được công lao gì cho đất nước. Qua báo chí tôi chỉ thấy các ông đó chiếm các chức vụ quận trưởng để tham nhũng và tranh giành lẫn nhau. Bôi nhọ uy tín VNCH trên trường quốc tế. Sau 63, người dân đã thấy mặt chuột của các ông đảng phái là tranh giành ngôi vị, khiến cho VNCH mất đoàn kết và người dân bị CS tuyên truyền theo VC; vì thiếu Ấp Chiến Lược nên dân nông thôn theo CS càng ngày càng nhiều.

        Mấy ông đảng phái hãy trả lời tui đi, tại sao dân họ không bỏ phiếu cho các ông lên làm tổng thống mà phải bầu cho trung tướng Nguyễn Văn Thiệu? Đơn giản là vì dân họ không dám tin các ông có đủ khả năng lãnh đạo đất nước chống lại CS xâm lăng.

        Tui chỉ là dân, tui thấy you nói tới trường hợp TT Ai Cập và nếu TT Diệm làm như thế thì mọi người chắc là sẽ hài lòng (nhất là người Mỹ); nhưng nếu TT Diệm từ chức cho bọn đó lên thì VNCH sẽ ra sao??? Lịch sử đã trả lời rõ ràng rồi. Mất TT Diệm là VNCH sẽ loạn ngay, bọn phản bội đó toàn là những kẻ tham quyền, tham nhũng và nổi loạn. Khi không còn TT Diệm nữa, bọn đó sẽ tranh giành và trừ khử lẫn nhau, phân hoá VNCH như ngày nay!

        Cứ nói rằng TT Diệm không cho họ tham chính. Các ông hãy nêu ra cho dân biết hồi đó các ông nêu ra điều gì hay mà TT Diệm không làm cho người dân hiểu đi? TT Diệm sợ các ông, không cho quyền cao chức trọng, là vì sợ các ông thiếu khả năng và tham nhũng như những gì đã xẩy ra cho VNCH sau khi TT Diệm chết. Tui không ca ngợi TT Diệm, nhưng muốn nói những hành động đúng mà TT Diệm đã làm, điển hình là không dám xài mấy bố vỗ ngực “cách mạng QG lão thành”. Đì các ông như thế nên Đệ Nhất Cộng Hoà mới còn âm vang giá trị đến ngày nay.

        Chỉ nên đối xử dân chủ với những kẻ biết điều và thực sự yêu nước, còn những kẻ chỉ muốn phá hoại như VC và những kẻ làm lợi cho VC thì chỉ nên đối xử với chúng bằng súng đạn.

      • Huỳnh Hữu says:

        Lại đòi súng đạn nữa? Không phải đã vứt bỏ chạy lấy nguời hồi 75 rồi sao?
        Nghĩ cho cùng, cuộc chiến giữa nạn nhân làm sao có nguời thắng? Tay sai Cộng Sản Quốc Tế và Tay sai Pháp, Mỹ có bao giờ là chính quyền tốt của dân mình.
        Việt nam sẽ hồi sinh,sau khi đám Cộng sản sẽ đổi thay( chứ không thể sữa chữa) và các lãnh tụ chống cộng sẽ đuợc con em họ, thông thoáng hơn, hợp tác.
        Đừng thù hận nhau nữa, chúng ta không tốt gì hơn kẻ thù.

      • Trung Kiên says:

        Tôi không nói Ông Diệm vi phạm hiến pháp VN. Tôi nói ông Diệm bị Hoa Kỳ giết vì khi Phật Giáo biểu tình và tự thiêu hành loạt, Mỹ rất muốn ông Diệm thay đổi chính sách, nội bộ của ông Diệm có sự phân hóa trầm trọng trong chính gia đình ông bà Nhu (Bố bà Nhu đã từ chức đại sứ tại Liên Hiệp Quốc để phản đối ông Diệm và ông bà Nhu) nhưng gia đình ông Diệm-Nhu-Cẩn đều không thay đổi nên Mỹ phải lật đổ và tiêu diệt 3 anh em họ.

        Lập luận trên đây của bạn TổQuốcNhìnTừBiển không thuyết phụci!

        Nhóm Phật Giáo biểu tình và tự thiêu (HT Thích Quảng Đức) chỉ xảy ra sau khi vụ cờ quạt tôn giáo nổ ra. Đấy chỉ là cái “cớ” chứ không phải là lý do chính mà Mỹ muốn lật đổ và sát hại ông Diệm.

        Lý do chính là; vì ông Diệm đã không chiều theo đòi hỏi của chính quyền Mỹ:

        1) Để cho Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh dài hạn 99 năm
        2) Để Mỹ đem 200’000 quân vào Nam việt Nam
        3) QĐVNCH phải đặt dưới quyền chỉ huy của Mỹ
        4) Đẩy ông Ngô Đình Nhu ra khỏi VN

        Mỹ hăm doạ rằng, nếu ông Diệm không nhượng bộ thì họ là sẽ cắt viện trợ, đặc biệt là “trói tay” liên đoàn phòng vệ phủ Tổng Thống (không trả lương và không cung cấp vũ khí tối tân) nhưng ông Diệm vẫn cương quyết giữ vững lập trường, vì thế Mỹ đã tung tiền để mua chuộc đám loạn tướng làm đảo chánh!

        Nếu ông Diệm cho phép phản công và bắt hết các loạn tướng ở Bộ Tổng Tham Mưu chiều ngày 1/1/1963 thì ông đã không bị chết, và tình hình VN đã đổi khác…

        Phải chăng cũng chỉ tại vì ông quá nhân từ nên đã chuốc lấy cái chết đớn đau và đất nước phải gánh chịu hậu quả vì nạn cộng sản như ngày nay?

  6. D.Nhật Lệ says:

    Thiển nghĩ bàn luận về chính trị một cách công bằng là phải đặt mình vào trong thời đại mà người lãnh đạo và dân chúng đang sống.Thứ nữa là nên so sánh với những nước trong vùng ở chung quanh.Nếu hội đủ 2 điều kiện nói trên thì nhận định chính trị sẽ nghiêm túc và hợp lý hơn nhiều.
    Trong số các lãnh tụ Á châu cùng thời với TT.NĐD.thì người có chủ trương tương đồng với NĐD. về chính trị là Lý Quang Diệu và ở nước cùng hoàn cảnh phân chia Quốc-Cộng thì có Lý Thừa Vãn và cha con Tưởng Giới Thạch.Tuy nhiên,LQD.đã thành công còn NĐD.thất bại như LTV.
    Nói tương đồng là cả 2 ông LQD.và NĐD.đều chủ trương độc tài ở trong 1 giới hạn nhất định,nghĩa là độc tài sáng suốt với lý do là dân trí còn thấp vào đầu thập niên 1960.Hay nói rõ hơn là “dĩ độc trị độc”
    và Singapore đã thành công vang dội,trái lại VNCH.đoản mệnh vì đối đầu 2 phe đối lập là Mỹ và CSVN.
    Thật ra,so với Phác Chánh Hy thì ông này còn độc tài hơn và cũng đã thành công vẻ vang.
    Mỹ là anh nhà giàu ôm tiền giúp người “nghèo” nhưng tiếc tiền bỏ ra qúa nhiều mà không thu lợi bao
    nhiêu nên tìm cách triệt hạ NĐD.để dễ dàng can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến đấu chống lại CS.Trong
    khi đó VC.thấy không thể cướp chính quyền VNCH.nếu còn NĐD.Cả 2 kẻ cắp (VC).và bà già (Mỹ) hùa
    vào triệt hạ NĐD.thì làm sao ông ta có thể chống đỡ nổi 2 gọng kìm này.Kẻ cắp thì gian trá và bà già
    thì lão luyện.Chế độ NĐD.đổ là điều dễ hiểu.Cuối cùng,VNCH.phải đổ theo như 1 con cờ Domino.
    NĐD.độc tài.Đúng nhưng độc tài vừa phải,chứ không đến độ như VC.chưởi bới ông.Nếu độc tài tàn
    ác thì Hà Minh Trí ám sát ông NĐD ở Ban Mê Thuột đã không còn mạng để làm chính án Toà Án tối
    cao cho VC.sau 1975.Dĩ nhiên Mỹ cho NĐD.độc tài là đúng rồi,theo tiêu chuẩn “lý tưởng” của nước
    hoà bình không có kẻ thù phá hoại như Mỹ,Nhưng sau vụ 11/9 Mỹ có lẽ đã thay đổi quan điểm.

  7. Buipham says:

    Đọc xong bài viết này, tôi thấy hình như tác giả đã  quên bài ca ” Suy tôn Ngô Chí Sĩ ”  luôn luôn được hát tiếp kế bài Quốc ca khi chào cờ trong thời Đệ Nhất Cọng Hoà…….. Bài ca này cũng ngắn và gọn , ý nghĩa hơi giống như bài ” Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” ….!!!

    Nguy hiểm cho Dân tộc VN biết bao khi một lãnh tụ phải được tôn Vinh …..!!!
     ……………………………………

  8. Minh Đức says:

    Tác giả viết: “Thật vậy, Miền Nam đã mất, không phải vì Cộng sản thành công trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền như sách lược khuynh đảo trong chiến tranh cách mạng do cộng sản chủ xướng. Nhưng thực tế, Miền Nam đã sụp đổ vì Cộng sản đã xử dụng thiết giáp, chiến xa, đại pháo và quân đội chính quy tiến vào Dinh Độc Lập, nghĩa là những phương tiện của một cuộc chiến tranh qui ước đột nhập từ ngoài vào, phối hợp với những hoạt động du kích phá hoại từ bên trong.”

    Tác giả viết miền Nam không mất vì Cộng Sản thành công trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy mà miền Nam mất vì quân đội Cộng Sản từ miền Bắc vào tấn công với chiến xa, đại pháo. Cái thời điểm mà Cộng Sản không thành công trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy mà phải đợi quân đội Cộng Sản đánh vào là lúc không còn ông Diệm nữa. Vào thời điểm đó thì các chính đảng được tham gia hoạt động chính trị, và ông Phan Khắc Sửu các ông trong số 18 trí thức Caravelle than phiền thời ông Diệm đều được tự do hoạt động chính trị. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó chỉ cấm cán bộ cộng sản hoạt động mà thôi. Điều đó nói lên hai điều:

    1. Chế độ miền Nam dưới sự cầm quyền của ông Thiệu, cởi mở hơn chế độ Ngô Đình Diệm, cho các đảng phái tự do hoạt động. tự do báo chí mà Cộng Sản cũng vẫn không lật được chính quyền.

    2. Có thể chính là sự cởi mở của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, để cho các tổ chức, đảng phái tự do hoạt động nên Cộng sản không kích động được nhiều người vì người dân thấy mình được tự do phát biểu trên báo chí, ngoài đường phố, trong quốc hội dân biểu tự do phát biểu nên lời kích động của Cộng sản như là “Xuống đường, xuống đường đập tan mọi xích xiềng” không có tác dụng vì mọi người thấy mình chẳng bị xích xiềng nên không ai hưởng ứng lời kêu gọi của cộng sản, ngoài một số rất ít.

    • Dao Cong Khai says:

      Xin trả lời Minh Đức.

      Ý kiến của anh thì đúng, nhưng nếu tôi làm lãnh tụ thì tôi không làm giống ông Thiệu mà tôi phải làm giống Ngô Đình Diệm. Thực tế you đã nhìn thấy rằng chính sách của TT Diệm không đi tới thất bại mà đã gặt hái được khá nhiều thành công, Đệ Nhị Cộng Hoà dù sao cũng thừa hưởng được những căn bản do những thành công của Đệ I Cộng Hoà để lại. Tại sao học sinh VNCH có ý thức và kiến thức xã hội nhiều hơn chế độ XHCN, tại sao thanh niên thời đệ II cộng hoà biết ý thức tự do dân chủ, đó không phải là nền móng học đường do Đệ I Cộng Hoà mang lại sao. Và chính bây giờ, miền Nam nó vẫn khá hơn ngoài Bắc cũng là nhờ ảnh hưởng chính trị cũ của VNCH liên quan tới tâm hồn, cách suy nghĩ và ước mơ của người dân miền Nam. Cái đó VC nó gọi là tàn dư Mỹ Ngụy. Đó nhờ tàn dư đó mà dân ngoài Bắc vào Nam họ sống thấy thoải mái hơn ngoài Bắc XHCN, mặc dù trong Nam cũng đã bị XHCN rồi.

      Mấy ông đảng phái như you nói, thời Đệ Nhị Cộng Hoà được tự do hơn, nhưng họ có giúp cho Đệ II Cộng Hoà khá hơn về chính trị không? Tôi đồng ý với you, tự do hơn dĩ nhiên là có những cái hay; thế nhưng người QG thời đệ II cộng hoà đã không lợi dụng được cái hay đó nhiều; trái lại thời ông Thiệu thì báo chí Tây Phương càng phê bình VNCH nhiều hơn thời TT Diệm, nhiều quốc gia trên thế giới có quan hệ với VNCH thời TT Diệm đã bỏ VNCH mà lập bang giao với CS Bắc Việt.

      Ông Liên Thành (trưởng cơ quan tình báo CSQG Thừa Thiên) có nói rằng, VNCH thua là vì quá dân chủ, dễ dãi với những kẻ chống đối chính quyền. Đối lập thì chắc chắn VC sẽ ẩn nấp trong đó, và cuối cùng sau khi màn kịch chấm dứt thì ta thấy hầu như tất cả những kẻ đối lập nổi tiếng đều là VC (và thân cộng). TT Diệm chấp nhận đối lập, nhưng nếu nguy hại cho an ninh QG thì ông ta trấn áp. Đối lập gì mà đòi phải hoà bình tức khắc, lính QG phải buông súng; sao không ra ngoài Bắc mà làm như thế thì sẽ có hoà bình ngay. Tôi xin đưa ra thí dụ điển hình: Ông Kỳ hồi làm thủ tướng, đã đưa lính Thủy Quân Lục Chiến ra miền Trung dẹp loạn PG, kết quả là tốt đẹp; sau đó ông ta lập ra pháp trường cát ở Chợ Bến Thành xử tử công khai những kẻ bị kết án là gian thương, đầu cơ tích trữ. Đâu ai dám nói ông Kỳ độc tài? Giờ đây ông ta về VN và khen chính sách độc đảng của VC là hữu hiệu, tôi tin lời khen đó là thật lòng chứ không phải nịnh bợ.

      Tôi đồng ý với you là TT Diệm không đối xử khôn khéo với các đảng phái chính trị QG, nhưng tôi tán thành chính sách mạnh mẽ của TT Diệm thời đệ I Cộng Hoà. Thực ra TT Diệm bị lật đổ là vì tin tưởng vào thuộc hạ chứ không phải vì độc tài đối với kẻ khác. Tôi thích chính sách cứng rắn của TT Diệm trong tình thế chiến tranh và dân trí VN như thế, nhưng tôi thích kiểu chính trị của TT Thiệu, nghĩa là âm thầm tiêu diệt đối thủ chứ không bộc lộ rõ ràng như TT Diệm. TT Thiêu yếu thế hơn TT Diệm là vì ông ta kém đạo đức hơn nên kém uy tín hơn, hơn nữa tới đó thì VNCH đã bị Mỹ chi phối về chính trị, không thể ngóc lên được nữa. Nó cho sống giờ nào thì sống, nó muốn ông ta xuống thì ông ta cũng phải xuống.

      Trong thời chiến, nhất là đối diện với kẻ thù, không thể mang chữ nhân đạo kiểu Mỹ ra để xài trong thực tế cai trị được nữa. Chúng ta chỉ có thể nhân đạo đối với ai thực sự nhân đạo với chúng ta. Cũng như chúng ta chỉ có thể tin tưởng những ai cùng theo con đường của chúng ta. Mỗi ông đảng phái đòi lèo lái QG theo một hướng khác nhau, ông nào cũng muốn tư lợi, kẻ lãnh đạo khôn ngoan làm sao dám chiều họ được. Thời ông Thiệu, nếu ông ta mạnh thì ông ta cũng sẽ phải gom quyền lực lại, và như thế mới diệt nổi VC. Năm 65, 67 mình muốn đánh ra Bắc hoặc đánh sang Lào để dẹp hết gốc rễ VC, nhưng Mỹ nó không chịu thì làm sao? Tại vì để Mỹ nó xen vào nội bộ của mình rồi. Đây chính là vấn đề VC nó đang nỗ lực ngăn ngừa, vì nó biết chính quyền của nó phi nhân và không có uy tín với dân. Có nghĩa là VC nó rất giỏi về những thủ thuật chính trị, nhưng nó biết rõ nó là bọn lưu manh, khi dân hiểu rõ sự thật thì nó chỉ còn thủ đoạn chính trị để bảo vệ chế độ thôi.

      Đối lập thì chắc chắn VC sẽ ẩn nấp trong đó, và cuối cùng sau khi màn kịch chấm dứt thì ta thấy hầu như tất cả những kẻ đối lập nổi tiếng đều là VC (và thân cộng). TT Diệm chấp nhận đối lập, nhưng nếu nguy hại cho an ninh QG thì ông ta trấn áp. Đối lập gì mà đòi phải hoà bình tức khắc, lính QG phải buông súng; sao không ra ngoài Bắc mà làm như thế thì sẽ có hoà bình ngay. Thượng toạ Thích Thiện Minh đòi hỏi ông Thiệu như thế đó, và ông ta công khai tuyên truyền ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng trước nơi công cộng, TT Thiệu không dám làm gì ông ta.. TT Diệm chấp nhận đối lập, nhưng nếu nguy hại cho an ninh QG thì ông ta trấn áp. Đối lập gì mà đòi phải hoà bình tức khắc, lính QG phải buông súng; sao không ra ngoài Bắc mà làm như thế thì sẽ có hoà bình ngay.

      Bạn nên nhớ là trong thời chiến bạn để cho đối lập hoạt động tự do thì chúng sẽ càng lợi dụng tự do đó đòi hỏi nhiều hơn, và đòi hỏi hoài không bao giờ dứt, vì kẻ thù CS nó đột lốt những kẻ đối lập đó. Mấy ông đảng phái QG đòi hỏi tự do đó, nhưng vô tình mở đường cho CS dễ hoạt động phá hoại chính trị VNCH thời đệ II cộng hoà.

      • Minh Đức says:

        Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dễ dãi để cho đối lập hoạt động như đồng thời bắt các cán bộ cộng sản nằm vùng. Chính sách này có kết quả là vào những năm 73 trở về sau các hoạt động của CS tại các thành phố miền Nam giảm xuống rõ rệt. Trong bài Đi tìm sự thật Thư gửi Ngô Kha của Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân có thuật lại là cán bộ nằm vùng Huế Lê Khắc Cầm đã nói rằng vào thời điểm sau 73, các hoạt động đấu tranh của CS lắng xuống. Trong bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi Ngô Kha trong số báo Đứng Dậy ra vào Giáng Sinh 74, chỉ 4 tháng trước khi chế độ miền Nam sụp đổ, TCS cũng nói là người dân thờ ơ không ai muốn tranh đấu. Điều này có nghĩa là CS nằm vùng không có khả năng lật chế độ VNCH. Chế độ VNCH thua vì bộ đội từ miền Bắc tấn công với đơn vị quân đội lớn.

      • Nghịch Nhĩ says:

        Ông Diệm chận nút không cho CS xâm nhâp và hàng ngũ QG. Với chính sách chiêu hồi ông Diệm muốn cải hoá và dùng “nhân tài” từ hàng ngũ địch! Ông Thiệu mở cửa dân chủ rộng rãi quá, CS chui vào nằm chung với các thành phần thứ ba, sinh viên và tôn giáo rất nhiều, CS xâm nhập vào 10 nhưng ông thiệu chỉ lùng bắt được 3 đến 5!
        CS nằm vùng không có khả năng lật chế độ VNCH, nhưng họ quấy phá nội bộ VNCH, gây hoang mang, xáo trộn hậu trường, còn MTGPMN và bộ đội từ miền Bắc tấn công với đơn vị quân đội lớn, bị Mĩ trói tay (không viện trợ) nên VNCH bị thua. Tôi thấy vậy.

      • Dao Cong Khai says:

        Tôi dựa vào những chuyện đã xẩy ra để tranh luận chuyện này. 2 thành phần kết án TT Diệm độc tài đó là các đảng phái QG, và tôn giáo. Sau khi TT Diệm chết cả 2 thành phần đó đều lên nắm chính quyền nhưng có giữ nổi chính quyền không, lý do là vì họ không đủ uy tín bằng TT Diệm. Chính người Mỹ họ tổ chức đảo chánh nhưng sau này họ cũng thất vọng vì không còn ai đủ uy tín để lãnh đạo QG.

        Tôi nhớ sau này những chính quyền xụp đổ toàn là theo Phật Giáo, tại sao ông Trần Văn Hương cũng là PG mà cũng bị PG chống đối? Tại sao ông Phan Huy Quát, của đảng Đại Việt, tới phiên họ lên thủ tướng nhưng cũng bị xụp đổ trong vòng vài tháng? Hồi đó ông Trần Văn Hương ra lệnh động viên để đối phó với tình hình chiến tranh bị Phật Giáo Ấn Quang chống đối kịch liệt. Tôi biết ông Hương lúc đó giận lắm, muốn độc tài hơn để có thể dẹp loạn, nhưng tiếc thay quyền lực và uy tín không nhiều bằng TT Diệm.

        Chính trị VNCH lúc đó nếu người lãnh đạo càng để cho tự do dân chủ thì họ sẽ càng bị chống phá, chính phủ nào lên cũng đều bị chống phá chứ không phải họ chỉ chống chính phủ Thiên Chúa Giáo. Lý do đơn giản, sau 75 những kẻ chống phá VNCH đã lòi mặt chuột, họ toàn là VC. Bạn để cho các đảng phái thoải mái hoạt động thì trước hết là đảng CS nó thoải mái nhất. Nhìn lại tôi thấy rằng tình hình VN nó bắt buộc TT Diệm phải khắt khe với mấy ông đảng phái thôi.

        Còn đối với PG thì TT Diệm đâu có làm gì quấy với họ, chuyện gây bất mãn cho họ là giám mục Ngô Đình Thục và TT Diệm đã cố gắng hoà giải với PG, nhưng tiếc thay có nhiều phần tử VC trong nhóm họ đã cố tình khuấy động và phóng đại để làm lớn chuyện. Lại có bàn tay lông lá của CIA dính vào đó để khích lệ họ nhằm lật đổ TT Diệm. Những chuyện nói về tội ác hay đàn áp của TT Diệm đối với PG cho tới bây giờ người ta nghiên cứu vẫn chưa có chứng cớ gì đúng đắn. Chuyện tấn công vào chùa là có thiệt, vì TT Diệm bị rơi váo cái bẫy của CIA Mỹ, vì người hành động và đề nghị xin TT Diệm cho phép họ làm như vậy là Trần Văn Đôn, sau khi kế hoạch với Mỹ. TT Diệm nghe lời và có ý định bắt hết VC hoạt động trong chùa, đặc biệt là Thích Trí Quang. Nhưng đây là âm mưu của Mỹ nên Thích Trí Quang được báo động trước, hắn trốn thoát và xin tị nạn trong toà đại sứ Mỹ.

        “Nguyễn Đắc Xuân có thuật lại là cán bộ nằm vùng Huế Lê Khắc Cầm đã nói rằng vào thời điểm sau 73, các hoạt động đấu tranh của CS lắng xuống. Trong bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi Ngô Kha trong số báo Đứng Dậy ra vào Giáng Sinh 74, chỉ 4 tháng trước khi chế độ miền Nam sụp đổ, TCS cũng nói là người dân thờ ơ không ai muốn tranh đấu. Điều này có nghĩa là CS nằm vùng không có khả năng lật chế độ VNCH. Chế độ VNCH thua vì bộ đội từ miền Bắc tấn công với đơn vị quân đội lớn.”

        Vậy anh nghĩ rằng VC nằm vùng và CS Bắc Việt là hai lực lượng không liên quan đến nhau hả. Năm 73 là lúc hiệp định Paris được ký rồi, VC phải tỏ ra tôn trọng hiệp định Paris lúc đầu chứ. Không riêng gì về chính trị, hoạt động chiến trường còn lắng dịu hơn nữa. Trời ơi, lúc đó VC thắng lợi rồi, đó là thời gian dưỡng quân và chuyển vũ khí và quân đội thêm vào Nam để chuẩn bị trận đánh cuối cùng mở màn ở Ban Mê Thuật cuối năm 74. Mục đích lúc đó VC chỉ còn trận cuối cùng thôi, nên tránh đụng độ với VNCH càng nhiều càng tốt, mới ký hiệp định Paris mà.

        Tới năm 1967 là lúc VC kiệt quệ lắm rồi, trường kỳ kháng chiến không chịu nổi nữa. Lúc đó Mỹ đã đóng chốt khắp trên đường mòn HCM rồi; do đó VC quyết định chơi nước cờ “nhất chín nhì bù” đó là trận Tết Mậu Thân. Rõ ràng “bù lủng” tại chiến trường, và VC chỉ còn cầu may kiếm được cái phao để bám. Ai ngờ đang bại trận thì kẻ chiến thắng là Mỹ lại kêu họ ngồi vào bàn hoà đàm Paris.

        Mỹ thắng nhưng cũng hết ý chí rồi nên muốn hoà đàm, và đây chính là cái phao họ đã tạo nên để cho VC bám vào. Những biến cố chính trị ở VN tác động xấu đến chính trị ở Mỹ. Dù là VNCH dân chủ cho các đảng phái hơn thời TT Diệm nhưng uy tín chính trị của VNCH ở Mỹ xấu hơn dưới thời TT Diệm nhiều. Thời TT Diệm được 10 thì thời đệ II cộng hoà chưa được 3. Lý do đơn giản là vì dân chủ nên để cho VC nó xúi dân chửi chế độ.

        Thời TT Diệm, VC chỉ nghĩ tới gây chiến để phá rối an ninh, khủng bố công chức VNCH mà thôi; họ chưa dám nghĩ đến chiến tranh chiếm miền Nam. Thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 60 mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự, nhằm tuyên truyền với dân VN và thế giới. Ngay sau khi TT Diệm chết thì Trung Ương Đảng VC họp gấp, ra nghị quyết gửi quân vào Nam nhằm chiếm miền Nam.

        Sau khi ký hiệp định Paris thì cái thế của VNCH là thế thua, và vấn đề chỉ còn là thời gian lâu hay mau thôi. Cái thế đó là do ảnh hưởng những năm sau 63, đặc biệt về chính trị. Nếu anh nói rằng Mỹ nó thay đổi chính sách nên mình không làm gì được, thế nhưng, dưới thời TT Diệm, Mỹ nó muốn thay đổi chính sách mà không có các ông đảng phái VNCH và PG giúp nó thì nó có thể xen vào nội bộ VNCH được không? Ngay cả chuyện mở rộng chiến tranh, và đem quân Mỹ vào VN thì cũng phải có những người VN giúp nó thì nó mới lũng đoạn chính quyền của chúng ta được chứ!

        Sau GP, tôi phải bỏ SG đi rừng. Tôi sống ở Định Quán một thời gian, ở đó hai bên đường QL 20, sa^u 1/2km va dai 10km, có rừng cây trồng (gọi là cây GIA’ TRỊ hay Giá Tị). Người dân ở đó nói rằng rừng đó là của bà Ngô Đình Nhu trồng ngày xưa để lấy gỗ đặc biệt làm báng súng. Tại sao quý vị cứ phải lo cho các ông đảng phái được tự do hoạt động, cứ hỏi người dân miền Nam họ sống chế độ nào yên ổn hơn thì biết?

        Dễ dãi cho đám trí thức đó hoạt động, tụi nó chui cả vào quốc hội VNCH, sau GP mới lòi mặt chuột ra là VC nằm vùng. Dân biểu Kiều Mộng Thu đó, nhà văn đối lập, chửi chính quyền loạn xạ, bây giờ mới biết là VC nằm vùng.

        Tại sao Đệ II Cộng Hoà tình hình chính trị rối loạn hơn thời TT Diệm? Là vì cảnh sát quá yếu, chính trị bị Mỹ can thiệp, tướng tá tham nhũng nhưng được Mỹ ủng hộ nên VNCH không kỷ luật họ được. Tại sao ông Thiệu phải củng cố thế lực, phe đảng? Nếu không có điều đó thì không chống cộng nổi, mà có điều đó thì sẽ tham nhũng và bất cộng. Lúc đó cảnh sát gặp thầy chùa là không dám bắt. Có lần Tổng Nha CSQG bắt được trung tá VC Sáu Hà, nhưng bị áp lực của Mỹ phải thả ra. Sau vụ đó, thiếu tướng Loan bất mãn đòi từ chức. TT Diệm đã nói trước rằng nếu ông ta bị đảo chánh, VNCH sẽ rơi vào 1 trong 2 tình huống, loạn hoặc mất nước; và chúng ta đã chứng kiến cả 2.

        Đệ II Cộng Hoà bị hậu quả bởi việc xử tử Ngô Đình Cẩn và Phan Quang Đông, 2 trùm mật vụ của VNCH ở miền Trung. Ngay sau khi giết TT Diệm, phe Duong Van Minh thả hết những “tăng lữ PG” trong các nhà tù ra, nghe kể lại có những “tăng lữ” đầu không trọc nhưng trước khi ra tù họ vội vã cạo nhắn thín để được “phật tử” tiếp đón. Thởi TT Diệm, CS ở miền Trung không ngóc đầu lên nổi, mật vụ của TT Diệm bắt hầu hết, cho nên nhân vụ PG 63, họ đấu tranh để bọn đó dễ hoạt động. Tới khi TT Diệm chết thì VC trong tù được thả ra, đặc biệt ở miền Trung; các tướng lãnh không lo chiến đấu mà chỉ lo đảo chánh, bỏ ngỏ cho VC tràn ngập vào SG và các thành phố hoạt động nằm vùng đắc lực. Đến Tết Mậu Thân thì nhưng thanh phần nằm vùng quân sự bị lộ diện và bị tiêu diệt. Nhưng thành phần chính trị thì chỉ lộ diện sau 75. “Thầy chùa” bị TT Diem nhốt và điều tra trong “Chín Hầm” ở Sở Thú hình như có thiệt, nhưng toan “thầy chùa quốc doanh”.

      • Minh Đức says:

        Những vụ biểu tình xảy ra sa1963 là vấn đề rối loạn sau khi một chế độ bị sụp đổ và chưa có lực lượng mới thay thế. Sau một thời gian rối loạn các tướng lãnh tranh quyền thì đi đến ngã ngũ với Nguyễn Văn Thiệu nắm được tình thế. Sau 1967 miền Nam xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng. Một số cán bộ CS nằm vùng lợi dụng tự do nên đội các lốt khác nhau để hoạt động. Chính quyền miền Nam chỉ nhắm vào cán bộ CS và những kẻ tiếp tay cho CS mà ngăn chặn họ hoạt động, trong khi đó vẫn để cho các đảng phái, các chính trị gia không theo phe ông Thiệu vẫn được hoạt động. Cũng giống như Singapore thời đó, cán bộ CS cũng xâm nhập các đảng để hoạt động. Chính quyền Lý Quang Diệu bắt những ai là cán bộ CS khi biết họ xâm nhập các đảng, nhưng không cấm các đảng đó hoạt động. Người dân miền Nam được tự do ra báo, tự do lập hội. Nhiều thanh niên lập các hội đi làm công tác xã hội, trong đó Nguyễn Đức Quang lại lập ra phong trào Du Ca, đi khắp nơi ca hát để khuyến khích thanh niên có tinh thần phục vụ xã hội, đất nước. Qua các năm 73, 74, 75 tình hình ổn định dần. Các sư sài biểu tình không ai hưởng ứng nữa. Có thể nói là quần chúng đã trưởng thành hơn, thấy rằng các sư sãi biểu tình rồi cũng chẳng đi đến đâu họ cho là tầm phào. Cho đến ngày miền Nam sụp đổ, không thấy có các phong trào quần chúng xuống đường đông đảo tranh đấu, phản đối chính quyền như tại Tunisie hay tại Ai Cập vừa qua, cũng không có các cuộc biểu tình đông đảo làm cho chế độ CS sụp đổ như tại Đông Âu. Các phóng viên ngoại quốc sau vài chục năm kể chuyện lại nói họ nhớ rằng các thành phố miền Nam mấy tháng trước khi CS chiếm vẫn sinh hoạt bình thường, không thấy có xáo trộn, cũng có nghĩa là CS không kích động được dân nổi lên phản đối chính quyền ở hậu phương trong khi quân đội CS đang tấn công trên chiến trường. Trong quốc hội, các dân biểu chỉ trích chính quyền ồn ào thì đó là chuyện hợp pháp còn dân thì vẫn lo làm ăn.

      • Nghịch Nhĩ says:

        Nhận định của ông Dao Cong Khai khá sâu sắc!
        Đồng ý với ông Khải.

  9. Trúc Bạch says:

    Cho đến ngày nay mà vẫn còn một số người đầu đất tin rằng ông Ngô Đình Diệm đã loạn luận với em dâu là bà Ngô Đình Nhu, đã vậy, lại còn có những tên bối bút dám dựng nên cả một “cung điện” với cái phòng xa hoa, được bao bọc bằng những tấm gương lớn trong dinh Độc Lập .v.v….để hạ nhục ông Diệm.

    Không biết bọn khốn đã được “sáng mắt, sáng lòng” với chiêu thức “hai bao cao su đã qua xử dụng” mà cs hèn hạ, đê tiện quăng vào phòng ngủ của Cù Huy Hà Vũ để bôi nhọ ông này hay chưa ?

    Đảng cs vẫn có thể lừa gạt được nhiều người và tiếp tục cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân, đồng thời dìm đất nước trước họa diệt vong, chính là nhờ vào những tên bồi bút vô cùng độc ác này .

Leave a Reply to Trúc Bạch