WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây

LTS: Cả 2 ông Giao Chỉ Vũ Văn LộcĐỗ Văn Minh đều là tác giả của Đàn Chim Việt. Về tác giả Giao Chỉ chắc nhiều bạn đọc nhất là bạn đọc ở Mỹ đã rõ. Ông viết khá nhiều về đủ các góc cạnh của cuộc sống. Ông nguyên là đại tá quân đội VNCH và hiện sống ở San Jose, phụ trách một bảo tàng quân đội VNCH. Bài viết gần đây nhất của ông đăng trên trang Đàn Chim Việt “Những người Tây Sơn” liên quan tới sự ra đi của ông Nguyễn Cao Kỳ đã nhận được khá nhiều tranh luận trong số đó có phản hồi của tác giả Đỗ Văn Minh.

Ông Đỗ văn Minh nguyên là học sinh trường Chu văn An, quê quán tỉnh Sơn Tây. Di cư vào Miền Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, động viên vào trường Võ Khoa Thủ Đức, phục vụ trong Quân chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, ngành Quân Báo. Di tản sang Hoa Kỳ cuối Tháng Tư năm 1975. Đỗ Văn Minh, tất nhiên, là tên thật của ông.

 

—————————————-

Đại tá Giao Chỉ- Vũ Văn Lộc

Ở thành phố San Jose miền Bắc Cali có ông, gọi là ‘nhà văn’, thường tự xưng là Giao Chỉ San Jose với cái tên cúng cơm là Vũ Văn Lộc. Ông nhà văn ‘nhớn’ này có cái tật, hễ có cơ hội nào là ông ta lại múa bút phun ra một bài văn để bàn bạc ra điều ta đây thông thái, lên mặt dạy đời, phê bình này nọ.

Xin đơn cử vài trường hợp về cái ông “cơ hội” này.

Năm 1997, nhân vụ tranh chấp trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, mặc dù không phải là hội viên Văn Bút, đã viết bài “Niềm đau chung gánh” để nhẩy vào trách cứ như một kẻ có thẩm quyền, với thái độ kẻ cả để đến nỗi nhà văn Sơn Tùng đã phải đặt câu hỏi “ông Giao Chỉ lấy ‘thẩm quyền’ gì để trách cứ những hội viên Văn Bút, một hội mà ông đã chọn đứng ngoài, không gia nhập? ‘Thẩm quyền’ của một cựu đại tá đào tẩu chăng? ‘Thẩm quyền’ của một người ‘khôn ngoan’ sống nhờ vào qũy xã hội của Mỹ?” (“Làm người, làm văn, làm loạn”, xuất bản năm 2000, trang 244-246)

Năm 2008, nhân dịp Đại Tướng Cao Văn Viên qua đời, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã viết một bài tưởng niệm để xưng tụng ông “Thầy” cũ. Không hiểu vì không tìm ra tiếng Việt nào đủ sức diễn tả hay đây là một trường hợp ngoại hạng nên ông phải dùng đến tiếng Pháp để đặt nhan đề cho bài viết là “Mon Général”. Đây có thể coi như một bài ai điếu cho nên ông Giao Chỉ có muốn suy tôn ‘Mon Général’ của ông tới đâu thì cũng còn có thể chấp nhận được. Nhưng trong bài còn có đoạn ông ‘bốc thơm’ đến cả bà vợ ông cố Đại Tướng là người “quán xuyến, can đảm, quyết liệt”. Bà Đại Tướng quán xuyến lắm, theo kiểu “gái ngoan làm quan cho chồng”, quyết liệt lắm, để khi chồng làm lớn thì giành quyền bổ nhiệm cấp dưới vào những vị trí hái ra bạc hầu thâu tiền lại qủa. Cho nên cái dư luận từ một số sỹ quan từng phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước kia cho hay ông Đại Tá họ Vũ này thuộc loại người có tiếng là ‘nâng bi, điếu đóm’ xem ra không hẳn là vô căn cứ, một người không những đã ‘Nâng’ Tướng Ông rồi lại ‘Đội’ cả Tướng Bà.

Năm 2009, nhân ngày “President’s Day” của Hoa Kỳ vào tháng 2, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại thừa cơ hội để viết bài “President’s Day – Ngày Tổng Thống Hoa Kỳ” trong đó ông lên giọng thống trách người Việt, tuy sống trên đất Mỹ đã mấy chục năm, nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ và không quan tâm gì tới cái đất nước đã cho họ được hưởng tự do no ấm. Rồi ông lên mặt dạy dỗ người Việt là phải thay đổi thái độ. Và muốn thay đổi thái độ ra sao cho hợp lý thì phải đọc bài viết về President’s Day của ông để học hỏi. Tóm lại, trên cương vị một kẻ cả, ông đã dạy cho người Việt trên đất Hoa Kỳ một bài học về lòng biết ơn. Vì cảm kích tấm lòng cao cả này nên đã có một bài viết vạch ra những cái “hay”, cái “đẹp” về kiến thức cùng trình độ viết lách trong bài văn của ông nhà văn ‘nhớn’ tăm tiếng lẫy lừng miền ‘thung lũng hoa vàng’. (“Nhân đọc bài President’s Day của Giao Chỉ San Jose” trên trang mạng TroiNam .net, tháng 2, 2009).

Rồi bây giờ đến tháng 7 năm 2011 này, trong dịp ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Mã Lai, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc cũng không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng qua bài “Những Người Sơn Tây”, với 3 nhân vật miền Nam mà ông gọi là người viết nhạc Phạm Đình Chương, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ, và chính khách Nguyễn Cao Kỳ, thêm vào đó là nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Giao Chỉ San Jose viết có bài bản lắm! Muốn hạ Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc phải ‘đội’, phải ‘nâng’ những nhân vật kia, được đưa ra để mà so sánh.

Xin có nhận xét sơ khởi. Trong khi Phạm Đình Chương chỉ thuần túy là người nhạc sĩ, Lê Nguyên Vỹ chỉ thuần túy là một quân nhân, thì Nguyễn Cao Kỳ, trước khi là một chính khách, đã là một quân nhân trong nhiều năm, từ 1951 đến 1965, khi ông ra làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Cố tình bỏ quên đoạn đời chiến sĩ của Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc mới có dịp “nâng”, có dịp “đội” bằng cách ca tụng “ngưới nghệ sĩ làm cuộc sống thăng hoa, tướng công làm ta hãnh diện” để “hạ” bằng cách chê “chính khách làm ‘ta’ xấu hổ”. Vậy xin hỏi Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là quãng đời quân nhân của Nguyễn Cao Kỳ có làm “Ta” xấu hổ không mà không thấy đả động gì tới? Sao chưa chi ngay doạn đầu của bài viết đã tỏ rõ cái tâm tư thiên lệch vậy, hả ông Giao Chỉ họ Vũ? Thêm nữa, chữ “Ta” mà Giao Chỉ San Jose dùng phải thay bằng chữ “Tôi” thì mới đúng, tức là để xác định cho rõ là ở đây chỉ có Vũ Văn Lộc thôi chứ không phải tất cả mọi người đều đồng ý với cái nhận xét này đâu. Xin đừng có giở cái trò nhập nhèm mà Vũ Văn Lộc thường quen sử dụng.

Vậy có thể kết luận ràng Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là một người không ngay thẳng.

Giao Chỉ San Jose kể tiếp đến chuyện Phòng Trà Đêm Màu Hồng trong chương trình ca nhạc phổ thơ Quang Dũng của ban hợp ca Thăng Long, tuy không nói ra nhưng phải được hiểu là trong khoảng các năm 1964-1965. Giao Chỉ mô tả là phòng trà “đầy khán giả”, “khán giả may mắn vào được ngay từ buổi chiều”. Rồi ông kể “Ông (tướng Kỳ) đang là tư lệnh Không Quân. Tư lệnh đi phòng trà, lính gác từ trong ra ngoài”, để ông so sánh “Cùng lúc đó, có một chàng trai Sơn Tây khác, chưa bao giờ nếm mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn, Trung Tá Lê Nguyên Vỹ, trung đoàn trưởng bộ binh đang dò bản đồ, gọi máy xem các đơn vị đã vào được vị trí chưa. Đất Sơn Tây, cùng một lúc sinh ra những người con khác biệt biết chừng nào”.

Chỉ một đoạn ngắn kể trên, tôi đã thấy rõ cái kiến thức của Giao Chỉ thấp kém đến như thế nào, đã thấy Vũ Văn Lộc bịa chuyện một cách tối dạ đến như thế nào.

Giao Chỉ ngồi trong một góc phòng trà đầy kín người, làm sao biết là có lính gác “từ trong ra ngoài”. Ông lẻn ra ngoài để quan sát thấy có lính gác bên ngoài sao? Tôi xin chỉ bảo cho Giao Chỉ Vũ Văn Lộc biết rằng khi tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ đi phòng trà thì nhiều lắm là có vài ba cận vệ đi tháp tùng là cùng chứ không bao giờ có lính.nào canh gác hết. Không Quân có truyền thống là không bao giờ xử dụng binh lính vào các việc phục vụ riêng tư cho cấp trên, dù là tư lệnh và binh sĩ Không Quân cũng không chấp nhận làm như vậy. Nhà văn KQ Thế Phong Đỗ Mạnh Tường đã kể câu chuyện có ông Đại Úy Bộ Binh mới được thuyên chuyển sang Không Quân, trong một đêm cấm trại phải vào trại ngủ, đã sai một anh lính sửa soạn giường ngủ. Anh lính Không Quân đã thẳng thừng từ chối (“Hồi Ký ngoài văn chương” xuất bản năm 1996, trang 81). Có lẽ ông Giao Chỉ nghĩ rằng ở Bộ Binh, khi một ông đại tá tiếp vận ghé chơi chốn lầu xanh thì phải có lính tráng bảo vệ ở bên ngoài, như thế ở Không Quân ắt cũng phải diễn ra cái cảnh tương tự. Ông có biết đâu rằng Không Quân khác với Bộ Binh Tiếp Vận là ở chỗ đó!

Mặt khác, trong lúc ông Giao Chỉ San Jose đang ngồi trong phòng trà thì làm sao ông biết là trong cùng lúc đó trung tá Lê Nguyên Vỹ đang làm những gì ở môt nơi cách xa hàng mấy trăm cây số để mô tả một cách rõ ràng như thế? Ông có phép phân thân như Tề Thiên Đại Thánh trong “Tây Du” chăng? Giao Chỉ San Jose đúng là đã viết theo trí tưởng tượng. Hơn nữa, bằng cách nào ông biết là Trung Tá Lê Nguyên Vỹ “chưa bao giờ biết mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn”? Hoặc giả trước kia Giao Chỉ Vũ Văn Lộc có thời là “Tà-Lọt” ngày đêm theo chân phục vụ Trung Tá Vỹ nên mới biết rõ đến như thế?

Tôi xin hỏi thêm ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là khi Chỉ Huy Trưởng Liên Phi Đoàn Vận Tải Nguyễn Cao Kỳ đang bay phi vụ trong đêm tối ra Bắc để thả biệt kích thì lúc đó ông đang làm gì, khi Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ dẫn đầu đoàn phi cơ KLVNCH bay ra oanh tạc miền Bắc, ông đang ở đâu, ông có nhớ được không?

Thích hay không thích đến phòng trà thưởng thức ca nhạc, đó là tùy theo sở thích của từng cá nhân. Thích đi đâu phải là một cái tội. Chỉ trừ khi đi du hí trong giờ làm việc. Ngược lại, không thích đi đâu phải là một cái đức để ông Giao Chỉ hết lòng tâng bốc.

Giao Chỉ San Jose quả đã bịa đặt, mà bịa đặt một cách thiếu thông minh, đúng với hạng người mà dân gian thường gọi là “nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu”, nếu giả như ông được gọi là ‘một nhà văn’.

Cho nên tôi thực tình thương hại Giao Chỉ Vũ Văn Lộc khi ông thú nhận rằng “tôi ao ước được trở thành người hùng đất Sơn Tây như Kỳ”.  Tôi thương hại ở chỗ ông không tự biết mình, biết người: Thân phận là sâu bọ, kiến ruồi mà muốn trở thành con đại bàng bay bổng trên cao!!!

Ông kể cả đến chuyện tâm tình giữa ông và Ngọc “Toét” cùng Hùng “Xùi”, cả hai với Giao Chỉ San Jose đều xuất thân khóa 4 trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Ngọc “Toét” cùng ông Kỳ là dân ‘Càn’ ở Hà Nội thời đầu thập niên 1950, rồi vào Nam và sang Mỹ cả hai vẫn thân thiết với nhau. Hùng “Xùi” đi Nhảy Dù, rồi được làm Cảnh Sát Trưởng Quận 1 Sài Gòn, anh rể của “Minh Râu”, cận vệ cũ của Tướng Kỳ, hiện cũng ở San Jose, chắc ông Giao Chỉ cũng biết. Nhà văn Tạ Tỵ, trong Hồi Ký Đáy Địa Ngục trang 61, đã kể một giai thoại về nhân vật Nguyễn Mộng Hùng, bạn của Giao Chỉ, tôi xin miễn kể lại ở đây.

Có điều Giao Chỉ có một nhận xét đáng chú ý là khi qua Mỹ “ông Ngọc vẫn giữ lon thiếu tá và cũng là chuyện lạ”, như thế có ý so sánh là Nguyễn Cao Kỳ khóa 1, và Ngô Quang Trưởng khóa 4 đều đã lên tướng, sao Ngọc “Toét” cũng khóa 4 còn ở cấp thiếu tá. Một nhận xét mà tôi cho là hơi ‘Ngu’, nhất là với một người đã ở quân đội lâu năm và lên tới cấp bậc đại tá. Trong quân đội VNCH, thăng cấp nhanh thường bằng 2 cách: thứ nhất là do công trạng, chiến trận, thứ hai là do bè phái, phe đảng. Nguyễn Cao Kỳ và Ngô Quang Trưởng lên cấp tướng là do đường lối thứ nhất, không ai có thể phủ nhận. Ngọc “Toét” nằm ở cấp thiếu tá có thể vì đã không ở những vị thế để có cơ hội lập công nơi chiến trường, và lại không có bè cánh nào hết để dựa hơi đẩy lên. Như thế mà cũng không hiểu sao để coi là chuyện lạ? Nếu so sánh trường hợp Ngọc “Toét” với Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì có phần hợp lý hơn. Cả hai đều thuộc khóa 4 Thủ Đức, mà sao Giao Chĩ Vũ Văn Lộc mau lên tới Đại Tá đến thế, thành ra phải đặt câu hỏi không biết ông có xông pha trận mạc gì hơn Ngọc “Toét” chăng? Nếu không thế thì bằng cách nào? Hỏi tức là trả lời đấy!

Tới đây, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại nhắc tới chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ hô hào quyết tâm chiến đấu tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình và tại họ đạo Tân Sa Châu. Đúng vậy, có chuyện đó thực! Nhưng chỉ là một nửa sự thực, vì ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc chỉ kể có thế thôi, tức là có phần đầu mà không nói gì tới phần cuối. Toàn thể sự thực như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930- 2011)

Sau hai lần nói chuyện kể trên, ngày 23 tháng 4 ông Nguyễn Cao Kỳ đã gặp Tổng Thống Trần Văn Hương để xin được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng hầu có quyền, có quân để tổ chức lại chiến đấu. Nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương đã không chấp thuận với lý do ông Kỳ đã từng là thủ tướng, là phó tổng thống thì nay không thể chỉ là tổng tham mưu trưởng. (Cruel Avril của Oliver Todd, bản dịch của Phạm Kim Vinh trang 305-306). Nên nhớ từ mấy năm sau cho tới lúc này (4-1975), ông Nguyễn Cao Kỳ không giữ một chức vụ nào trong quân đội, kể cả Không Quân, cũng như ngoài dân sự.

Không có quyền để chỉ huy, không có quân để chiến đấu, ông Kỳ đánh nhau bằng hai tay không sao? Dầu vậy, sáng sớm ngày 29 tháng 4, sau cuộc pháo kích dữ dội của cộng quân vào căn cứ Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ đã lên trực thăng bay thám sát tình hình và đã chỉ điểm cho pháo binh và phi cơ oanh kích vào các vị trí pháo binh Cộng Sản. Sau đó ông đã sang Bộ Tổng Tham Mưu để toan tính những nỗ lực cuối cùng. Ông không gặp một giới chức thẩm quyền nào và trước khi từ giã, ông đã gặp và đưa được trung tướng Ngô Quang Trưởng đi cùng. (Cruel Avril, bản dịch trang 359 – Việt Nam Nhân Chứng của Trần Văn Đôn, trang 475). Đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng, thế cùng lực tận, ông Nguyễn Cao Kỳ lái trực thăng cùng một số sỹ quan, kể cả trung tướng Ngô Quang Trưởng, bay tới chiến hạm Mỹ khoảng 3 giờ chiều, trong khi Bộ Tư Lệnh Không Quân đã tan hàng rã ngũ từ lúc 10 giờ sáng.

Toàn thể sự thực là như vậy, cắt xén sự thực để giấu giếm, biết mà không nói ra, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đúng là một con người gian trá.

Trở lại đoạn đầu bài viết, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã chỉ trích ông Nguyễn Cao Kỳ là “chính khách làm ta xấu hổ”. Thật có khác gì tiếng sủa của một loài hay sùng sục ở cái chỗ mà người Pháp gọi là cabinet d’aisance! Ông Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đi vào chính trường từ giữa năm 1965, khi ông được các tướng lãnh đề cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức là chức vị Thủ Tướng. Trong hơn 2 năm, ông đã thực hiện được 3 thành tích rực rỡ:

1/ Thứ nhất là từ sau cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa cuối năm 1963 đến giữa năm 1965, tình hình bất an do xảy ra hết đảo chánh này đến đảo chánh khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã ổn định tình hình, đem lại trật tự cho quốc gia, tổ chức thành công cuộc bầu cử năm 1967 mở màn cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.

2/ Thứ hai là cương quyết dẹp tan được vụ phiến loạn miền Trung giữa năm 1966 khiến cho Việt Nam Cộng Hoà tránh được một cuộc nội chiến tương tàn có thể đưa đến việc miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt thôn tính ngay lúc đó.

3/ Thứ ba là trong dịp Tết Mậu Thân đầu năm 1968, khi quân Cộng Sản mở trận tổng tấn công trên toàn quốc tại nhiều thị trấn, trong khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang ăn tết ở quê vợ tại Mỹ Tho, tướng Kỳ đã lập tức đứng lên nắm quyền chỉ huy để điều động quân đội chống cự rồi phản công tiêu diệt quân địch.

Trừ vị lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ngoài ra hỏi có nhà lãnh đạo Việt Nam nào khác đã tạo ra được những thành tích như thế không? Có ai, xin ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc hãy vạch mặt chỉ tên cho tôi hay?

Bằng không thì lời chỉ trích nhà chính khách Nguyễn Cao Kỳ của ông chứng tỏ là chính ông, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mới thực là một người vô liêm sỉ.

Hết cách nói xấu ông Nguyễn Cao Kỳ, Giao Chỉ San Jose Vũ văn Lộc còn mượn đến cả chữ nghĩa của Stanley Karnow. Stanley Karnow là một tên thiên Cộng, điều này nhiều người đã biết. Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thường khoe là người học rộng biết nhiều mà sao lại đi tin tưởng coi ngôn từ của một tên thiên Cộng là sự thực? Stanley Karnow năm 1983 đã viết cuốn “VietNam, A History”, trong đó miền Nam VN bị chê bai, chỉ trích  một cách bất công, trong khi Cộng Sản Bắc Việt lại được đề cao, ca ngợi. Dựa vào cuốn sách này đã có bộ phim “VietNam, A Television History’ nổi tiếng một thời những năm cuối thập niên 1980, nổi tiếng về tính cách thiên lệch khi trình bày một giai đoạn lịch sử.

Sao Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lạị vô ý thức đến thế?

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mạnh mẽ tố cáo ông Nguyễn Cao Kỳ đã “tham gia phong trào vận động phục quốc, nhưng đánh trống bỏ dùi,…”. Rất tiếc ông Giao Chỉ San Jose không cho biết là phong trào phục quốc nào, có tên là gì, ông Nguyễn Cao Kỳ tham gia khi nào, với tư cách gì, rồi đánh trống bỏ dùi như thế nào? Nói một cách mơ hồ, tổng quát như thế thì không xác định được cái gì hết. Hay ông Giao Chỉ San Jose cho rằng ông Nguỳễn Cao Kỳ đã không còn trên cõi thế gian này thì ông muốn nói sao cũng được. Nếu ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc không giải thích để trả lời được các câu hỏi nêu ra bên trên thì ông chỉ là loài dối trá, điêu toa, là một kẻ ‘ngậm máu phun người’.  Còn nữa, ông Giao Chỉ lại viết “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, ông luôn leo lên đầu lên cổ anh em để múa gậy vườn hoang”. Cũng như trên, tôi chỉ xin ông đơn cử ra vài trường hợp cho thấy ‘trèo lên đầu lên cổ anh em nào’ để làm chứng cớ cho lời chê trách của ông. Nếu tôi cũng viết theo lối ‘múa gậy vườn hoang’ của ông rằng “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc luôn bị người ta đè đầu cưỡi cổ mà không dám hó hé lên một lời một tiếng”, thì ông nghĩ sao?

Cuối cùng, ông Nguyễn Cao Kỳ nằm xuống, tang lễ chưa xong, tro cốt chưa đặt ấm chỗ, thế mà Giao Chỉ San Jose lại viết một bài sỉ nhục người quá cố thậm tệ. Thật là một hành động bỉ ổi của một kẻ vô giáo dục. Vũ Văn Lộc há không biết rằng theo nguyên tắc đạo đức chung thì đối với một người vừa mới qua đời, dù cho có thù oán tới đâu, người ta cũng không bao giờ có lời nói hoặc hành động nào xúc phạm tới người quá cố đó, ít ra là để tỏ lòng tôn trọng.

Vậy mà Giao Chỉ San Jose còn há miệng ra nói chữ “Nghĩa tử là Nghĩa sau cùng (nghĩa Tận) mà không biết thẹn cho cái tâm điạ bất nhân của mình sao?

Tôi xin nói thêm rằng người Sơn Tây hay trọng tình nghĩa. Ông Nguyễn Cao Kỳ khi ở những chức vụ cao nhất trong chính quyền miền Nam, vẫn đi lại thân thiết với các người bạn cũ từ thời học sinh ở Hà Nội, như thiếu tá Ngọc “Toét”, người bạn càn bạt thủa xưa, như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người bạn học từ thời trường Bưởi. Khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương tạ thế, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tới dự đám tang và là một trong những người khiêng linh cữu anh bạn học cũ.

Tôi cũng là người Sơn Tây ở phố Lạc Sơn thuộc Hộ Đông (Thị xã Sơn Tây chia ra làm 4 Hộ: Đông, Tây, Nam, Bắc). Tôi học trường Groupe Scolaire de SonTay từ năm 1943 đến 1946. Bạn cùng phố với tôi có anh em Nguyễn Năng Tế, Nguyễn Chí Hiếu và Khuất Duy Trác. Bạn học củng trường, cùng lớp có Lê Nguyên Khánh, em Trung Tướng Lê Nguyên Khang, và Phạm Huy Sảnh tức Sảnh “Bệu”. Nói như thế để ông biết tôi là người Sơn Tây thực thụ.

Ở đầu bài viết, ông đã nói ông ước ao được là người Sơn Tây.

Nhân danh là một người Sơn Tây, tôi nói thẳng với ông rằng một con người bất nhân, không ngay thẳng, ưa bịa đặt, thiếu thông minh, vô giáo dục, vô liêm sỉ, vô ý thức, dối trá điêu ngoa, như ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, cựu Đại Tá Tiếp Vận Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cựu Giám Đốc IRCC, người hàng năm chuyên ăn “phân” (phiên âm từ chữ “fund” của Mỹ), nhưng nay “phân” khô rồi nên ngồi nhà rung đùi viết lách theo trí tưởng tượng, một con người như thế mà là dân Sơn Tây thì thật ô uế cho cái nơi được cho là ‘địa linh nhân kiệt’ này.

Cho nên ở cuối bài, ông rút lại lời nói ước mong được là người Sơn Tây.

Thật là may cho những nguời Sơn Tây lắm lắm!

1 tháng 8, 2011

© Đỗ Văn Minh
© Đàn Chim Việt

177 Phản hồi cho “Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây”

  1. Huỳnh Thế Phan says:

    Tui chẳng thích ông Cao Kỳ nhiều, tui cũng chẳng thích
    ông Văn Lộc tí nào, dù tui là Bắc kỳ rân ri cư nh hai ông.

    Ấy a, có cái khác biệt là, ông Lộc làm văn phòng tại SG
    mà lên tới Dại Tá, là quá là hay hay. Cuối tháng Tư khi
    quân ta còn giữ vững Quân khu 3 và 4, thì dại tá ra nhà
    băng rút tiền, rồi đào tẩu sớm! — Trong khi
    đó Tướng Kỳ như thường dân từ 1971 còn tự nguyện
    cùng các anh không quân, quần thảo với địch cho đến
    chiều 29/4, khi tất cả chính phủ và Tổng Tham mưu zọt
    lẹ, v ắng hoe, ông Kỳ mới di tản. Ông Kỳ có thể ung dung
    lái trực thăng ra đi từ trước.như các người dân khác.

    Giữa ông Kỳ chống giặc, và ông Lộc đào ngũ, ai hơn ai?
    Mấy năm qua, ông Lộc liện tục viêt bài chửi bậy ông KỲ.

    • Tiên Ngu says:

      Hay hay…

      Công nhận Huỳnh thế Phân này rất là…vô tư…

      Chỉ nói ra…sự thật (?), không hề có một chút nào giống…con trâu già, chuyên nịnh Nguyễn cao Kỳ, nịnh luôn các bồ tèo Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết…

      Nghe cái con trâu già đó…hát mà bắt…phun phân vô mặt hắn.

      Mỹ trã lương cho lính VNCH từ đồng đô la
      Dân VNCH làm bia đở đạn cho đế quốc Mỹ
      VNCH cũng…y như Mặt trận giãi phóng miền Nam, cs Bắc Việt…
      Dũng, Triết là…Gô ba chớp của thời đại, hoan hô…

      Giá hắn đứng gần, Tiên Ngu này có một cái nùi giẽ lau bồn cầu trong tay, thì hay biết mấy…

      • Ý Thiêng says:

        “Dân VNCH làm bia đở đạn cho đế quốc Mỹ”

        ( Bạn Đời vu cáo bóp méo. Ta viết rằng:

        Người VN hai phía làm bia đỡ đạn cho nhau)

        Mồm Bạn Đời méo như cái con mèo của
        Trạng Quỳnh ,” Đồ của cô hàng tròn hay méo?”

        Con mèo nó trả lời làm sao, thì cái mồm của
        Tiên Ngu Bạn đời nó…y chang như rứa! hà hà…

      • Tiên Ngu says:

        Mô Phật, nhắc Tào tháo, có…Tào Tháo xuất hiện. Nhưng,

        Dân VN làm bia đở đạn cho cả hai phía…?

        Cho dù có…sửa lại, cũng không chạy được cái tội….bất lương…
        Việt Cộng nó không tấn công, gây chiến, phá hoại hằng ngày, cố cướp cho bằng được miền Nam,
        Làm gì có cái chuyện dân VN…làm bia đở đạn?

        Bạn đồng hoá phía nhân bãn với phía gian ác, nghe nó…bất lương quá?

        Bạn đời nào, thằng…ma cà bông nào vậy? Tiên Ngu chưa hề quen biết hắn…

  2. Motkhucruot says:

    Một anh sinh viên Hà Nội du học ở Nga đã viết một câu rất chí lý : ” Xưa nay , có chăng quỷ thờ Thánh , Thánh không bao giờ thờ quỷ . ” . Những tên thờ NCK thì dĩ nhiên phải là quỷ.

  3. QUANG MINH says:

    Ông ĐVM ơi ông xưng là người Sơn Tây và là cựu Đại Tá QLVNCH thì nhục cho người Sơn Tây và QLVNCH quá ai lại chửi bới 1 cách vô học như vậy về người đồng hương và đồng ngũ của mình như vậy . Ông là nhà báo có nhiều bài viết mà ông không biết cách viết thế nào để gây ấn tượng cho người đọc 1 cách lịch sự trí thức ,mỗi người có 1 quan điểm khác nhau nếu mình không thích thì có quyền phê bình chứ không có quyền chửi bố người ta như thế Không biết ngày xưa thầy nào dạy dỗ ông, bố mẹ ông giáo dục ông thế nào mà ông lại có tư cách kém cỏi đến thế . Tôi rất lấy làm tiếc cho người Sơn Tây như ông

  4. vo tu says:

    Ngay` ong Ky lam pho tong thong toi con nho, Bay gio da truong thanh , thac mac ve cac nhan vat lanh dao cua 2 mien dat nuoc VN , toi xot thuong cho dong bao o mien Bac , ho that la bat -hanh vi bi song duoi che do cong san , ma cap lanh dao toan nhung nguoi gian xao , quy quyet , va tan ac .
    Mien Nam VN , nho su tu do , dan chu nen duoc am no , hanh phuc ; mac du cap lanh dao mien Nam cung co nguoi nay nguoi khac. Vi su to mo , toi duoc biet nhung viec lam cua ong Ky do chinh ong va gia dinh : vo con ong tiet lo , va nhung thanh cong ho dat duoc .
    Toi that cam thay xau ho vi da tung co ong nguyen cao Ky lam Pho tong thong .
    Sau day la mot bai viet rat dung dan ve ong Ky, xin post lai de tra loi ong Do Van Minh va nhung nguoi dung chu nghia tu la nghia tan cho ong Ky :

    “Người ta nói, đời người ngắn ngủi chỉ một trăm năm. Nhưng từ trước tới nay, tôi hiếm thấy người nào sống được tới trăm năm. 70 tuổi đã được gọi là thọ. Và khi người ta đến được lằn mức 70, hẳn đã hiểu hết được lẽ đời. Tất cả chỉ là hư ảo, phù du. Danh vọng, tiền bạc, niềm vui, nỗi buồn. Nằm xuống cũng chỉ hai bàn tay trắng như ông vua nước Nga lừng danh trong lịch sử.
    Vậy mà, có một người gìa 78 tuổi, cũng đã từng kinh qua bao thăng trầm với những thứ phù du hư ảo, vẫn không nhìn thấy điều thật cũ kỹ mà cũng thật hiển nhiên ấy. Tuổi 78 là cái tuổi mấp mé bên bờ tử sinh. Hôm nay còn mạnh khỏe đấy, còn nói nói cười cười đấy, nhưng có thể ngay sáng ngày mai đã là người thiên cổ. Và ông gìà 78 tuổi này không hy vọng gì là một ngoại lệ trong lẽ tử sinh của đất trời.
    Ông trước đây cũng có chút địa vị trong chế độ cộng hòa cũ. Tháng 4- 75, ông nhanh chân chạy thoát cộng sản, sau khi đã hô hào mọi người hãy ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Hàng trăm ngàn người lính vốn là thuộc quyền của ông, trong đó có tôi, không nhanh chân được như ông vì không có điều kiện hay rất đơn giản , muốn làm trọn nhiệm vụ của mình cho đến phút cuối cùng, kẹt ở lại và chôn vùi một phần đời quý báu trong những nhà tù tiền sử. Nhiều năm sau, một số lớn chúng tôi sống sót trở về và bằng nhiều phương cách khác nhau, đã đến được bến bờ tự do. Phần ông, 30 năm sống vất vưởng xứ người càng làm ông quay quắt thêm với giấc mộng công hầu chưa trọn vẹn, ông đã có nhiều hành động lời nói làm phiền lòng nhiều người trước đây làm việc dưới quyền ông, gián tiếp hay trực tiếp. Vẫn biết, ông chỉ là một con người của thời thế, tài năng đã nhỏ mà nhân cách lại càng nhỏ hơn, nên phần lớn chúng tôi không bận tâm lắm về những việc làm “ trẻ người, non dạ “ của một người, mà chẳng may thời thế nhiễu nhương đã đặt ông vào vị trí chỉ huy chúng tôi.
    Nhưng, gần đây nhất, ông đã từ Việt nam , nơi ông sống an lành một thân phận hàng thần lơ láo, trở qua Mỹ để tham dự buổi tiệc do vị chủ tịch nước Cộng Sản chủ tọa nhân dịp ông này và phái đòan chính phủ thăm viếng Hoa Kỳ. Trên đường đi đến địa điểm tổ chức bữa tiệc, hẳn chính mắt ông phải thấy hàng ngàn người Việt hải ngọai biểu tình, phản đối sự có mặt của phái đòan chính phủ cộng sản trên nước Nỹ, yêu cầu tự do dân chủ cho Việt Nam v..v.., trong số những người đứng đó , có rất nhiều người trước đây đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông . Trong bữa tiệc, như đã được sắp xếp trước, ông “ bất ngờ “ được mời lên phát biểu. Điều phiền lòng nhất cho chúng tôi là ông đã “ nhân danh cộng đồng người Việt hải ngọai “ để có những lời nịnh hót , tung hứng với phái đòan chính phủ cộng sản. Phiền lòng hơn nữa là ông lại “ nhắn nhủ “ đến “ những người từng dưới sự chỉ huy “ của ông – là chúng tôi, những người đã bị ông phản bội, bỏ rơi 30 năm trước – rằng thôi đừng thù hận nữa, đừng quốc cộng nữa, bây giờ chỉ còn có một nước Việt Nam thôi v..v..
    Tôi thực sự không bận tâm phân tích những điều ông gìa 78 tuổi vừa nói. Chúng cũng chẳng hơn những điều trẻ con nói ngọng. Tôi chỉ không thể hiểu nổi, một người gần đất xa trời, vẫn còn những tham sân si trần tục đến thế sao ? Ra sức làm nhỏ mình đi trước mắt kẻ cựu thù, chỉ để có cơ hội nói rằng “ tôi trước đây đã từng được đứng ở một bên đấu trường với chủ tịch “, để có cơ hội “ tự nhân danh “ một tập thể mà chính ông đã tự tách mình ra khỏi từ lâu, để có cơ hội nhắc nhở những người lính còn sống sót sau bao phong ba rằng họ đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông, có nghĩa là cố chứng minh với mọi người rằng mình vẫn còn chỗ đứng của một thời vang bóng. Giấc mộng công hầu khanh tướng nó mãnh liệt đến độ khiến cho một con người, với cái vốn nhân cách đã nhỏ như hạt đậu, lại sẵn sàng tung hê nốt để chỉ đổi lấy cái bắt tay vị chủ tịch nước cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ, và toe tóet cười nhìn thẳng vào ống kính của bao phóng viên đang sốt sắng làm nhiệm vụ. Tôi đã từng nghe và cảm thông được những câu chuyện người nghệ sĩ say mê , nhung nhớ ánh đèn sân khấu. Điều ấy có thể hiểu được vì đó là ánh đèn nghệ thuật của những con người nghệ sĩ. Nhưng tôi không thể cảm thông được với những nhân vật “ công chúng ‘ say mê đứng trước mọi người để được chụp ảnh, quay phim giống như ông gìa 78 tuổi tội nghiệp đang làm trò với trí tưởng tượng bệnh họan rằng mình đang làm lịch sử, rồi đây mình sẽ đi vào lịch sử với vai trò người hòa giải quốc cộng. Cho dù ông tin tưởng một cách thành thật rằng mình đang đóng vai trò hòa giải, thì cái đầu óc mụ mị nhất của một người 78 tuổi cũng phải biết tự hỏi rằng đây có phải là lúc, là nơi nói lên những điều đó không khi bên ngòai kia hàng ngàn người biểu tình chống đối, mà những người ấy là những người ở về phía bên ông đang kêu gọi hòa giải, hay lại chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, hòa giải đâu chưa thấy mà chỉ thấy thêm những oan nghiệt đẻ ra do cái “ đầu đất “ ( chữ của một trí thức Hà nội hiện ở trong nước đặt tên cho ông ) cuối đời vẫn còn nửa mê nửa tỉnh giấc mộng Nam Kha.
    3.
    Có anh phóng viên một tờ báo hải ngọai mô tả về ông già 78 tuổi nói trên, nào là “ tuy 78 tuổi nhưng ông đã bỏ hút thuốc, cữ ăn, vẫn đi bộ, vẫn điểm dáng, trí óc vẫn mẫn tiệp “ , nhưng ngay từ bây giờ, tôi đã nghĩ đến cái ngày ông già này nằm xuống. Chắc cũng chẳng bao lâu nữa đâu. Kiếp người vốn hữu hạn, không ai có thể thóat ra được. Và hẳn nhiên ông già 78 tuổi không thể là một ngoại lệ. Khi ấy, chắc sẽ có nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Bất giác, tôi liên tưởng đến người quen biết của tôi vừa được chôn cất sáng nay. Anh chỉ là một con người rất bình thường, nhưng cách cư xử của anh khi sinh tiền đã khiến cho nhiều người đến với anh rất chân tình khi anh nằm xuống. Điển hình là người vợ cũ của anh. Họ chia tay có thể do những bất đồng trong cuộc sống chung, nhưng chắc chắn chị không hề khinh rẻ anh vì cái cách anh làm người. Vì thế, sau hơn 10 năm chia tay, chị vẫn đến với anh vào lúc anh cần chị nhất. Đó cũng là niềm an ủi to lớn cho những thân nhân ruột thịt còn sống của anh.
    Hồi đầu năm nay, ở hải ngọai có cái chết của một vị cựu tướng, vốn cũng đã là một “ thuộc quyền” của ông. Khi vị cựu tướng này nằm xuống, cả một cộng đồng người Việt hải ngọai thương tiếc, cùng với sự ngưỡng mộ chân thành của các cựu viên chức, cựu tướng lãnh Mỹ đã từng làm việc sát cánh bên ông. Tang lễ của ông có sự hiện diện của những lễ nghi quân cách đến từ tấm lòng quý mến và kính trọng thực sự của những người lính một thời khóac chung màu áo với ông . Đó là phần thưởng quý gía nhất mà bất cứ một vị tướng nào cũng mong ước cho ngày mình giã biệt trần gian. Đã đành, người chết đâu có nhìn thấy được những điều đó. Nhưng nó làm ấm lòng người còn sống, mỗi khi nghĩ đến sự ra đi của cha anh mình. Với một thời gian ngắn nữa đây , ông già 78 tuổi rồi sẽ xuôi tay, nhắm mắt, liệu vợ con, thân nhân ruột thịt của ông sẽ còn buồn đau thế nào khi so sánh tang lễ của chồng cha mình với một người khác cũng cùng thời, cùng một số phận, chỉ khác nhau ở cách hành xử và độ cao của lòng tự trọng.
    4.
    Xét cho cùng, cái đau của thân nhân ông già 78 tuổi trong tương lai ( gần) cũng không thể so sánh với cái đau của chúng tôi bây giờ, hay đúng hơn từ nhiều năm nay. Ở trong nước, đâu đó có người Hà Nội cũng thuộc lọai biết chuyện, đã nói vọng ra cho chúng tôi ngoài này nghe đại khái rằng, bộ VNCH các anh hồi xưa hết người rồi sao để cho cái ông kỳ cục ấy làm thủ tướng. Bây giờ ông ấy về bên này cũng chỉ để học đòi làm một đại gia, nhưng mà đại gia thuộc lọai câu lạc bộ 100, chứ dễ gì chen chân vào câu lạc bộ 10. Vì nước vì dân gì cái ngữ ấy !
    Chúng tôi thua trận, bị kẻ chiến thắng bắt đi đầy ải , cầm tù, điều đó cũng bình thường. Thua trận, nhưng không nhục nhã. Chúng tôi buông súng, vì tuân theo lệnh của cấp trên, của vị tổng tư lệnh tối cao quân đội lúc ấy là ông Dương văn Minh , chứ chúng tôi không đầu hàng. Những năm tháng dài đăng đẳng trong những nhà tù, chúng tôi vẫn giữ khí tiết của một người lính, không chịu khuất phục, không chịu bị “ cải tạo”. Tôi không thể quên được một đêm tháng 7 năm 1977, khi vừa bị lùa từ những toa xe lửa chỉ dành chở súc vật xuống một khu rừng gìa Yên Báy, chúng tôi đã được nghe lời huấn lệnh đầy căm thù của viên trại trưởng. Giữa đêm khuya, giọng ông ta lanh lảnh, nói cho chúng tôi biết rằng đứa con trai duy nhất của ông đã vùi thây ở chiến trường miền Nam và nhiều thứ tội ác khác mà chúng tôi đã phạm. Chúng tôi hiểu rằng, những ngày sắp tới sẽ là địa ngục trần gian ở tầng thấp nhất. Chúng tôi chấp nhận đòn thù, vì chúng tôi hiểu thân phận mình, nhưng chắc chắn chúng tôi không chịu nhục. Trong tinh thần chịu đựng tất cả, ngoài sự khuất phục, phần lớn anh em chúng tôi đã sống sót, đã ra khỏi khu rừng gìa Yên Báy địa ngục trần gian, đã lăn lóc qua nhiều trại tù khác trước khi chính thức cởi bỏ lốt áo phạm nhân. Rời khỏi nhà tù, lần lượt chúng tôi cũng đã đến được bến bờ tự do. Để ngày hôm nay, chúng tôi tai nghe, mắt thấy vị chỉ huy cũ của mình xum xoe những lời nịnh hót, khuất phục trước ánh mắt hài lòng của kẻ cựu thù. Đau đớn hơn nữa, ông ta lại nhân danh chính chúng tôi, những người đã phải trả gía cho khí tiết của mình bằng những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ trong những nhà tù dựng nên bởi chính kẻ cựu thù đang hân hoan đón nhận sự thần phục của ông một cách hể hả.
    Ở đây, không có hận thù, mắt trả mắt, răng đền răng. Vì chúng tôi, đã từng là nạn nhân của hận thù, từng bị đòi mắt trả mắt, răng đền răng. Ở đây , là vấn đề nhân cách của một con người, khí tiết của một người lính đang tiếp tục cuộc chiến. Cuộc chiến ngày hôm nay không phải là nhằm khôi phục nền cộng hòa cũ, mà là chủ nghĩa cộng sản phải cáo chung trên đất nước Việt nam, mà là tái thiết lập lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho hơn 80 triệu người dân vốn đã quá đau khổ vì chiến tranh, lạc hậu, nghèo đói. Lịch sử thế giới đã chứng minh rõ ràng, ngày nào còn chủ nghĩa cộng sản, ngày ấy đất nước vẫn chưa thóat ra khỏi sự trì trệ, chậm tiến. Trong cuộc chiến hiện nay, khối người Việt hải ngọai là một lực lượng đối trọng với chính quyền cộng sản đương nhiệm, đóng vai trò yểm trợ cần thiết cho lực lượng dân chủ ở trong nước.
    Vì thế, những người lính gìa chúng tôi, không thể đứng bên lề cuộc chiến đó. Và cái ông gìa 78 tuổi kia không có chút tư cách nào để nhân danh chúng tôi một lần nữa.
    5.
    Ai cũng chỉ có một đời để sống. Thành công hay thất bại trong cuộc đời một con người, chỉ là những khái niệm tương đối. Tùy quan niệm mỗi người, mà sự thành công đối với người này, lại là sự thất bại dưới con mắt người kia. Nhưng sống làm sao cho ra một con người, lại chỉ có một cách nhìn duy nhất. Và vì không ai có cơ hội sống lại đời mình một lần thứ hai, nên khi nằm xuống rồi, mọi chuyện liên quan đến người ấy đã được định luận.
    Giàu nghèo đến 30 tết mới hay. Hay dở của nhân cách một con người chờ đến lúc xuôi tay sẽ biết. Lúc ấy, có ăn năn cũng không kịp nữa. Trong lúc bùi ngùi ném cánh hoa xuống mộ người quen biết sáng nay, tôi đã nghĩ đến giây phút này của ông già 78 tuổi. Ngoài thân nhân ruột thịt của ông, còn ai nữa sẽ ném theo xuống mộ ông một bông hoa, dẫu chỉ là bông hoa héo ?
    © T.Vấn 2007
    Ngày 07/27/2007 trong tháng: 7, Tháng 7 – 2007 –

    __._,_.___

  5. Ha Thuy says:

    Xin Dan Chim Viet loai bo nhung bai` viet nay ra. Chui boi lan nhau tren mat bao la ngon tu cua nhung ke v hoc !!!

    • Lê Văn says:

      Là một cựu học sinh CVA, tôi phản đối danchimviet đã giới thiệu tác giả bài viết chửi bới này “nguyên là học sinh trường Chu Văn An”, một chi tiết hoàn toàn không liên hệ gì đến bài viết.

      • ninhhoà says:

        Học sinh CVA thì nói là HSCVA
        Trường CVA có gì là ghê gớm lắm đâu. Nhắc tới vì coi như học một trường,là bạn bè cùng trường ,cùng lớp,gắn bó từ hồi còn đi học ở quê,ở Chu ăn An ,ởtrong quân đội và quaMỷ. Cứ làm nhưcựu học sinh CVA là hơn hoc sinh Nguyển Trải,HNC Hưng Đạo,NBT. Chỉ có 2 câu đủ thấy tư cách của kẻ xưng là hoc sinh CVA.trên đây !!!
        Lại đòi loại bỏ bài này. Hay thật. Mới thấy cái bọn này chỉ biết chưởi theo ý thích của mính,bất kể đúng sai không khác gì CS,bao giờ chúng cho chúng củng đúng và ai nói KHÔNG GIÓNG MÌNH là nhảy đựng lên ,đòi loại bỏ. Vậy chúng hành xử gióng CS còn giảvờ chống cộng cái gì nửa kia chứ ?
        Hàm hồ như thế,ự xưng có học có đọc sách,có là học sinh CVA,là gì đi nưả thì có khác gì nhửng tên CS mà khi nào chúng củng la làng lên là đố vô học.

        Ít nhất trong bài viết của Ông Đổ văn Minh củng chứng minh một cách rỏ ràng nhửng việc làm rất xứng đáng của Ông Kỳ.trong cuộc chiến vừa qua. Và lý giải minh bạch tại sao Ông Kỳ tuyên bố tử thù mà bỏ lên máy bay? Ngày hổn quân hổn quan,ai mở cửa tù để thả mấy Ông Tướng bị kỷ luật trong đó có tướng Trưởng ? Còn hôm nay,Ông Kỳ về nước,nếu có kêu gọi VC HHHG thì đâu có gì không dúng ?36 năm lưuvong thất thổ còn bao nhiêu năm nửa đây,hay là không bao giờ ,hay là cứ để cho tàu đô hộ ? Kêu gọi ngay với kẻ thù VC,chớ đâu phải như caí bọn sinh viên học sinh,caí bọn nằm vùng kêu gọi một phiá,phản chiến một phía,phá hoại một phía như năm nả,năm nào? Cố nhiên HHHG có điều kiện.HHHG không nói suông mà có thiện chí.Không có HHHG theo kiểu Chu lai,Phạm quấDương….Ông Kỳ không ĐD cho ai và ai củng chẳng ke vi 2 chử ĐD. Thiếu gì ở Mỷ thành lập,xưng danh mình là ĐD cho caíi này cái kia.Họ ĐD mặc họ có mấy ai theo?Dân họ biết,họ không có bằng cấp,có là B/s kỷ sư,tiến sỉ đọc sách Mỷ sách Anh nhưng Họ biết phán đoán.
        Chỉ có bọn tay sai CS,bọn trí thức “chồn lùi” mới xúm lại làm thịt anh em mình.Một bọn kênh kênh đói khát rúc rỉa xáchết mới ra nông nổi. Vậy mà gọi là trí thức sao ?
        Văn phong Cầu Muối.nhưng hảy xem văn phong của nhửng tên chỉ biết chưởi trên kia và chính mình thì văn phong gì ? Văn phong chợ TQToản hay vp chợ Đồng Xuân?
        Hỏi Ông Vủ Văn Lọc,văn phong của ông là gì ? văn phong của các tay anh chị ở Hải phòng ?…

  6. Vĩ Nhân says:

    Tôi chả thấy ông Đỗ Văn Minh kể công trạng cuả ông đồng hương ,Người,đã ráng (đem hết sức minh) “đại diện” chúng tôi nói lời hoà hợp!

  7. Thưa các ông ĐVM và VVL tôi là sỹ quan nhảy dù từng tử thủ tại Charlie tôi không thích CS nhưng cũng không thích các ông vì các ông tượng trưng cho chính quyền VNCH trước 1975 và các ông đã thua CS vì các ông hống hách coi thường binh lính ăn chơi đàng điếm, tham nhũng , đất nước chiến tranh mà ở Saigon thì vũ trường ăn chơi nhảy nhót chính khách thì phát ngôn bừa bãi vung vít , sỹ quan thì đánh lính lính bắt nạt dân vậy nên mới thua thê thảm.Các ông không biết nhục sau năm 1975 sỹ quan dù , BĐQ , TQLC,KQ, BKD đi học tập nhục như con chó bị những thằng du kích đáng tuổi con cháu bắt đi chăn bò chăn heo mở miệng ra là phải thưa cán bộ em thế này em thế kia, trong tù có cám heo mà ăn đã là đại phước . Thế mà nay thì lại cãi nhau như mổ bò xưng hùng xưng bá quên hết những ngày tủi nhục. Văn phong của ông ĐVM chả khác văn phong của dân Cầu Muối tí nào , văn phong của VVL còn thấy bay bướm hài hước và có phần nho nhã còn ĐVM thì cứ như muốn ăn tươi nuốt sống người khác. Ông ĐVM ơi ông vấy bùn vào người khác thì tay ông đã bẩn rồi muốn là nhà văn chân chính thì phải giữ cái tâm ngay thẳng và ntrong sáng mạ lỵ người khác 1 cách thô thiển là điều tối kỵ mong ông lưu ý

    • nvtncs says:

      Tôi không tin ông là sĩ quan nhẩy dù, ( ở miền Nam trước 1975, không ai đánh vần “SỸ” quan ).

      Ông viết:
      “Các ông không biết nhục sau năm 1975 sỹ quan dù , BĐQ , TQLC,KQ, BKD đi học tập nhục như con chó bị những thằng du kích đáng tuổi con cháu bắt đi chăn bò chăn heo mở miệng ra là phải thưa cán bộ em thế này em thế kia, trong tù có cám heo mà ăn đã là đại phước .”

      Để tôi giảng cho ông nghe:

      Cái người nhục, không phải là người bị dí súng vài thái dương và bị bắt ăn c…́t cũng ăn.
      Không, người đáng nhục là người dí súng vào đầu người không tự bảo vệ được mình. Người dí súng vào đầu kẻ tù binh, mới là thằng hèn.

      Và lời lẽ cố ý sỉ nhục tác giả, của ông chính ông, cho tôi thấy rõ, ông cũng thô bỉ không kém ông Đỗ Văn Minh.

      Tôi không bênh vực tác giả. Thật ra tôi rất chán ngán những người khen hay chê ông Kỳ. Họ đều lạc đề.

      Vấn đề chính và quan trọng nhất là:

      Làm thế nào để diệt đảng CSVN.

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

      Xin lỗi tôi không dám tin ông này là “sỹ quan nhảy dù từng tử thủ tại Charlie”. Đọc kỹ lời góp ý của hắn, người ta có thể nhận ra hắn là một tên CAM giả dạng một người lính VNCH mà lại buông lời nhục mạ chính cái quân đội của mình một cách láo xược như vậy!!! Hãy góp ý với chính bộ mặt của mình đừng dùng mánh khóe lưu manh của tên Hồ chí minh và đồng bọn tay sai CSVN vô học. Dù cho lời lẽ có khó nghe như thế nào đi nữa, Đàn Chim Việt cũng vẫn cho đăng như thuờng, khác xa với hơn 700 tờ báo nô “lề phải” chuyên nói láo của bọn cướp CSVN, OK!!!!!

    • Lý Thần Phi says:

      Tôi cũng không tin người lấy tên NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE là sĩ quan nhẩy dù VNCH nghe qua những luận điệu của tên này thấy quen quen như bài báo SGGP hay báo công an mà chúng thường thấy hay đăng sau những năm 1975 giống như tên bộ bội mặc đồ lính nhẩy dù trà trộn vào hàng ngũ lính nhẩy dù sau một thời gian cũng lòi cọng rau muống ra nên bị tóm cổ nếu lần sau có sạo thì phải nghiên cứu cho kỹ .Tôi không tin một sĩ quan lính dù VNCH lại có luận điệu của một kẻ dân vỉa hè như vậy .

  8. vinh nguyen says:

    That la xau ho khi doc nhung bai viet chui nhau cua nhung nguoi da tu xung la cac cap chi huy trong quan doi VN cong hoa .Mot ong dai ta thi chui ong thu tuong mot ong quan bao thi chui vi dai tuong tong tu lenh cua minh,Nuoc mat nha tan ma may ong con chua hoi han bay gio con coi ao cho nguoi xem lung de bon Viet cong no cuoi cho.Sao may ong khong danh thi gio de viet nhung bai ca ngoi nhung guong chien dau va hy sinh anh dung cua quan doi VN cong hoa

    • Nguyen Binh Nam says:

      Lấy đâu ra gương mà viết…

      • nvtncs says:

        “Thế là hết !!!
        Tôi lặng lẽ rời nơi đây, theo đường Lê Văn Duyệt, rẽ sang đường Trần Quốc Toản, ép bên phải để ghé vào Cục Mãi Dịch, chào các cộng sự viên cũ của tôi. Trung Tá Nguyễn Văn Thình, Cục Phó, hỏi tôi cách bàn giao ra sao? Tôi bảo:
        “Không bàn giao gì cả, các bạn nào muốn lấy gì thì lấy rồi thản nhiên ra về, ai muốn vào đây làm gì mặc họ”.
        Dọc đường về nhà, những nơi mà tôi vừa đi qua, có biết bao bộ đồ trận -những bộ quân phục từng là biểu tượng quân phong quân kỷ của quân nhân- những mũ những giày, vất vưỡng ngỗn ngang trên đường phố. Trong dòng người ngược xuôi vội vã, có rất nhiều người quần đùi áo lót mà tôi tin đó là những đồng đội của tôi tạm thời lẩn tránh bọn cộng sản. (Hình ảnh này là một phần trong bản nhạc ”Như Lá Chết Cành Khô” do cựu Đại Tá Phan Văn Minh -đã một thời là Đổng Lý Văn Phòng của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ- sáng tác trong thời gian bị giam ở trại tập trung Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình).
        Quân cộng sản chưa thật sự có mặt trong thành phố, nhưng những tốp thanh niên nam nữ đeo băng tay đỏ với súng M16 trên tay và ngồi xe jeep chạy đó đây trong trên đường phố Sài Gòn. Đó là những bọn mà chúng tôi gọi là “cộng sản 30 tháng 4″. Dù trong một tầm nhìn hạn hẹp đó, tưởng cũng đủ nói lên một cảnh tượng trong biết bao cảnh tượng đau thương ngập tràn trái tim Người Lính Việt Nam Cộng Hòa vì chưa tròn trách nhiệm với dân với nước!
        Chốc chốc tôi sờ vào chai độc dược trong túi, dự định của tôi khi xin Y sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh là tôi sẽ sử dụng nếu như tôi bị cộng sản bắt hoặc chưa bắt nhưng chúng sỉ nhục tôi. Nhưng, chiều hôm ấy, tôi đã ném nó vào thùng rác và với khẩu súng lục 9 ly (do ông Johnson, trưởng toán tình báo vùng đồng bằng Cửu Long tặng tôi tại Cần Thơ năm 1968) vào cái giếng ngay sau nhà cô tôi ở đường Thành Thái, sau khi vợ tôi ngồi dưới chân tôi vừa khóc vừa nói như van lơn:
        “Anh ơi, trong mọi trường hợp, anh đừng bỏ em và các con nghe anh!”.
        Tôi tin là vợ tôi không biết gì về chai độc dược trong túi tôi, nhưng có lẽ do cảm tính đặc biệt của người vợ thấu hiểu tính chồng trong hoàn cảnh nghiệt ngã mà nói với chồng bằng cả tâm hồn người vợ người mẹ!
        Hơn một tiếng đồng hồ sau lời tuyên bố đầu hàng (không nổ súng có nghĩa là đầu hàng rồi!) của Tổng Thống Dương Văn Minh, đơn vị Thiết Giáp đầu tiên của cộng sản mới vào dinh Độc Lập. Và từ giờ đó, Việt Nam Cộng Hòa chúng ta bị nhà cầm quyền nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cai trị!
        Trong lúc trên dưới 200.000 quân của Quân Đoàn IV, chưa một trận đánh quan trọng nào, cũng chưa một vị Tư Lệnh nào bỏ chạy, đã phải buông súng đầu hàng theo lệnh của Tổng Thống Dương văn Minh!
        Trước đó, khi cuộc chiến chưa ngừng tiếng súng, có những vị Tướng đầy quyền lực, đã thật sự bỏ chạy ra nước ngoài. Và giờ đây, cuộc chiến thật sự đã tàn, và tàn trong ý nghĩa thua trận, bại trận, hay đầu hàng, hiểu thế nào cũng thế thôi. Nhưng trong cảnh bại trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, xuất hiện Những Vị Tướng Thật Sự Là Những Anh Hùng không kém những vị Anh Hùng trong lịch sử đã tuẫn tiết khi thành thất thủ. Đó là hành động tự sát ngay nơi nhiệm sở chớ không chấp nhận đầu hàng, của:
        Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV. (Cần Thơ)
        Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV. Chuẩn Tướng Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc, tỉnh Bình Long. (Cần Thơ)
        Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. (Mỹ Tho)
        Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (Lai Khê, Bình Dương).
        Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, tự tử tại nhà vì tên tuổi Quân Đoàn II đã bị chôn theo những nấm mồ vô danh trên đường liên tỉnh số 7 từ giữa tháng 3 năm 1975 rồi.
        Ngoài ra, còn biết bao Quân Nhân thuộc các Quân Chủng, Binh Chủng, Binh Sở, Cảnh Sát, Viên Chức Hành Chánh các ngành, đã tuẫn tiết! Đó là “Những Anh Hùng Vô Danh” rất đáng cho chúng ta trân trọng.
        Vào những ngày 30 tháng 4, tôi nghĩ, chúng ta nên dành vài chục giây đồng hồ, đứng hay ngồi ở đâu đó cũng được, cúi đầu, im lặng, để tưởng nhớ những vị Anh Hùng của chúng ta, những người đã cùng chúng ta cầm súng chống quân cộng sản xâm lược, nhưng vào giờ phút kết thúc bi thảm cuộc chiến đấu của chúng ta, thì những vị đó đã can đảm thực hiện tròn vẹn lời thề trước bàn thờ Tổ Quốc trong ngày tốt nghiệp trường võ bị: “… Quyết hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc Dân Tộc …”
        Và theo tôi, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, là người rất xứng đáng được vinh danh “Anh Hùng Xuân Lộc” trong trận đánh sau cùng. Thiếu Tướng Đảo, dù bản doanh kế cận thủ đô Sài Gòn nhưng không bỏ chạy, mà trái lại, ông là vị Tư Lệnh duy nhất trong 3 Quân Đoàn, đã chống trả mãnh liệt và gây tổn thất nặng nề cho 2 Sư Đoàn quân cộng sản tấn công Xuân Lộc (thuộc tỉnh Long Khánh). Và Sư Đoàn 18 Bộ Binh chỉ rút lui khi có lệnh của Quân Đoàn III.
        Một giai đoạn lịch sử do Tổng Thống Dương Văn Minh -vị Tổng Thống có nhiệm kỳ chỉ hơn 40 tiếng đồng hồ- vừa sang trang!
        Dân Tộc Việt Nam, từ nay dưới sự thống trị của cộng sản độc tài nghiệt ngã!

        Quê hương Việt Nam chúng ta,
        dân tộc Việt Nam chúng ta,
        sao mà bi thảm đến như vậy!
        sao mà bất hạnh đến như vậy!

  9. tư ta'i says:

    đụng sư phụ “kỳ” của ông Minh nên ông ta phản pha’o lại mang giọng điệu miệt thị, tôi hải dân Sơn Tây của ông qu’a :-). Phải chi không co’ “dân Sơn Tây” như ca’c ông thì đâ’t nươ’c đâu co’ lộn xộn như thê’

  10. Ông Bút says:

    Cải chánh quy tà,
    Ông Bút
    Chính thức gia nhập làng báo từ hơn sáu năm nay, Nhiều lần tôi muốn viết về ông tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng không dám. Vì xét phận mình trước kia chỉ là quân nhân hạng bét. Không lon, chẳng lá. Còn ông là tướng tư lệnh, ngoài ra trên chính trường ông ta từng giữ chức vụ cao ngất ngưỡng: Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, sau cùng Phó Tổng Thống. Đạo làm người thường răn dạy “giỏ nát, còn bụi tre” ý nói rằng chính quyền tuy không còn, nhưng nghĩa tình, đạo lý, phép tắc, kỷ cương vẫn phải giữ. Hơn nữa nghĩa tử là nghĩa tận, bây giờ nhận định về ông làm gì?
    Vẫn biết vậy, nhưng xét cuộc tranh đấu cho quê hương còn dài lâu, do đó những tấm gương đáng xiển dương trong cộng đồng, hoặc những điều ngược lại không tốt đẹp. Cả hai cần sự nhận định lên tiếng, sau khi cân nhắc, lần đầu tiên tôi viết về ông Nguyễn Cao Kỳ.
    Đường hoạn lộ
    Đường hoạn lộ của tướng Kỳ, cũng như nhiều tướng khác “gặp hên” nhờ vào đảo chánh chế độ đệ nhất Cộng Hòa. Trước đảo chánh, cuối năm 1963 tướng Kỳ mang lon trung tá, sau đó không lâu ông được thăng đến thiếu tướng, chắc trong khoảng thời gian này ông chỉ huy toàn thể đơn vị giết chưa tới mười tên Việt Cộng. Ngược lại có ông Thượng Sĩ, bảo vệ thành Cộng Hòa đề nghị Thiếu Tá Duệ, đem quân đánh vào bộ Tổng Tham Mưu, “hốt” mấy tướng đem về, Thiếu Tá Duệ trình TT Diệm, Tổng Thống rầy: “Quân đội lập ra để đánh Cộng Sản, chứ không phải để đánh nhau” đến lần thứ nhì ông Thượng Sĩ nằn nì: “Mình mang quân lên mời các tướng, chứ đâu phải đánh nhau, Thiếu Tá vào trình cụ một lần nữa xem sao” TT Nguyễn Hữu Duệ ghi trong sách, cả hai lần đều bị TT Diệm bác bỏ. Nhưng với TT Diệm các tướng đã thẳng tay, đến man rợ và được lên lon như diều gặp bão. Sau khi TT Ngô Đình Diệm nằm xuống, tình cảnh nước vô chủ, quân vô phèng. Ngày nào cũng xuống đường, chống chính phủ “đàn áp phật giáo” lần này chẳng những Tăng mà Phật cũng xuống đường, gây ách tắc giao thông, xã hội bị lũng đoạn, 4 năm trời loạn lạc, không biết bao nhiêu chính phủ, lên rồi xuống. Mãi tới 1967 mới có chính phủ TT Nguyễn Văn Thiệu lập lại trật tự tương đối, lúc này giặc cộng đã bò tới sát đít!
    Giá như sau biến cố 1 /11/1963 Miền Nam may mắn có một chính phủ tương đối đàng hoàng, chưa chắc Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ leo lên cấp tướng, vì tác phong và đạo đức Trung Tá Kỳ đã ghi vào sổ bìa đen. Qua đến chính trường, Tướng Kỳ theo nhiều sách ghi lại, chúng ta thấy ông cũng “cực kỳ” hên: Họp Hội Đồng Quân Lực bầu bán thành phần lãnh đạo quốc gia, các tướng đùn đẩy nhau, cuối cùng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, lọt vào tay tướng Kỳ, nhưng ông cũng chưa chịu nhận, ông tuyên bố: “Để tôi về hỏi lại bà xã tôi đã” Chính Tướng Kỳ cũng thuật lại lời này, đó là lần ông được bầu làm chủ Chủ Tịch UBHPTƯ (Thủ Tướng) buồn thay, lắm lúc lịch sử quốc gia cũng xà bần như tiệc nhậu! Suốt thời gian chính trường ông Nguyễn Cao Kỳ cũng không có gì thay đổi đặc biệt, hoặc công trạng nào đáng kể. Tuy nhiên giữa thời loạn có được người như ông lãnh đạo, cũng nên mừng.
    Giờ thứ 25 của Miền Nam
    Giờ phút hấp hối đất nước, ông Kỳ đã hô hào tử thủ, bảo vệ Miền Nam, nhiều người chê trách, riêng tôi cảm khái vì ông đã thể hiện hết cách, hết lòng. Nhưng lực bất tòng tâm, chẳng ai có thể làm khác hơn được, phép làm tướng khi thành mất: Tự sát, không tự sát bỏ chạy, chạy không được, đầu hàng. Xưa nay vẫn thế,
    Tỵ nạn Hải Ngoại
    Nhiều tướng lãnh sau 1975, ra hải ngoại cũng phải đi làm thượng vàng hạ cám, như bao nhiêu người khác, riêng Tướng Kỳ có tàu đánh cá ở Biloxi, trị giá 4 – 5 trăm ngàn, năm 1992 tôi có đọc bài báo trong nước, viết về Tướng Kỳ làm chủ một tiệm rượu, đính kèm hình ông Kỳ tóc thề để chấm ngang vai!! Về sau nghe nói say mê bài bạc đến tan hoang, trở thành bác thằng bần. Tan hoang tàu cá, tan hoang tiệm rượu, tan luôn hàng ngũ trong gia đình, nhiều báo thành Cam nói cô Mai vợ Tướng Kỳ lấy anh trung sĩ tài xế, không biết sự thật này được mấy phần trăm?
    Tướng Kỳ lấy vợ bạn, chuyện không sai. Hạnh phúc, hôn nhân gia đình khó ai dám khoe tài, suôn sẻ không vết tích, ấy là ơn phước, đỗ vỡ trong hôn nhân, âu cũng ngoài ý muốn, tuy nhiên ông Kỳ đã làm một chuyện hết sức xấu xa, không riêng Không Quân mà toàn thể KBC đều phải thẹn lòng, khó biện bạch.
    Hữu thủy vô chung.
    Đạo lý người Việt, không mấy trọng hạng người sớm đánh tối đầu, tâm địa phản phúc. Hơn ai hết, ông Kỳ phải biết từ khi nền quân chủ cáo chung, thể chế dân chủ đối với Việt Nam một phần mới mẻ, một phần chiến tranh triền miên, lẽ ra chính quyền phải kiểm soát thật chặt chẻ mới đúng, đằng này về văn hóa, báo chí truyền thông tự do tột bậc. Tổng Thống, Thủ Tướng, Chánh Án tối cao, Dân Biểu….Báo chí muốn “chửi” lúc nào cũng được, nhiều khi vẽ mặt lãnh tụ méo xẹo trên báo, chẳng ai kiểm duyệt. Trong lúc bao chiến sĩ hy sinh ngoài chiến trường, ở hậu phương vì danh lợi những kẻ bất nhân làm ra nhạc rên rĩ, tỉ tê phản chiến, chẳng ai cấm!?
    Về an ninh xã hội: Cha mẹ đi tập kết theo giặc, con cái có bằng tú tài vẫn vào học trường Sĩ Quan QLVNCH như thường, vẫn thăng tiến như ai, nguời dân tự do buôn bán, tự do cư trú, đến và đi khỏi địa phương không cần trình báo…
    Một xã hội như thế, một người dân bình thường muốn phản, muốn nói ngược trắng thành đen. Cũng phải suy nghĩ, huống gì một cựu Phó Tổng Thống.
    Phó Tổng Thống và Tổng Thống
    Một lần Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ra Hội An, học trò thức dậy từ sớm tinh mơ, tập trung ở trường, sau đó được nhà trường hướng dẫn về sân vận động Chi Lăng, đón PTT, ngoài học trò còn dân chúng, bô lão, thân hào nhân sĩ, đảng phái địa phương, có mặt ở sân vận động rất sớm, rất đông. Nhưng đến 1 giờ 30′ chiều PTT Kỳ mới tới, câu đầu tiên ông nói: “Vì công việc tiếp xúc tại Đà Nẵng, ông đến trể, bắt đồng bào phải đợi chờ” Tối về nhà trong bửa cơm, tôi chê câu nói đó, chú tôi làm an ninh khán đài nói: “Mi nghe như rứa là ít đó con, tau làm an ninh lễ đài, nên biết ổng say mềm từ ngoài Đà Nẵng, trước khi mời ổng lên diễn đàn, ổng chửi TT Thiệu như hát hay!” Sở dĩ tôi thuật tỉ mỉ chuyện này vì trong you tube, chiếu lại lời phát biểu của ông Triết, trong đại hội Việt Kiều, đại khái ông Triết nói: “Tham nhũng ở VN như anh thủ quỷ, trong quỷ thì lúc nào tiền cũng dư, (!?) vì vậy nay mượn một ít, không thấy ai đòi, nên mượn nữa, chứ VN không có tham nhũng, cho nên ở Hải Ngoại đừng nghe người ta nói VN tham nhũng mà hốt hoảng, rồi tự hỏi ngày xưa sao mấy ổng đánh giặc (tức đánh NCK chứ ai) giỏi thế, mà ngày nay tham nhũng thế” khi ông Triết vừa dứt lời, you tube chiếu hình ông Kỳ gò lưng, gồng mình vỗ tay.
    Một hình ảnh này, so sánh với chuyện ông Kỳ công kích TT Thiệu, đủ để chứng minh ông NCK là người CẢI CHÁNH QUY TÀ.
    Về Việt Nam
    Ông Kỳ lấy vợ bạn, chuyện này rất khó, nhưng làm được. Muôn chuyện khác làm được, ông ta về VN vì kiếm ăn, ngay như lời căn dặn con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên: “Đà Nẵng là miếng đất béo bở” và thực tế NCKD đã làm theo lời bố, đã mở nhà hàng, hoặc quán cà phê ở Sông Hàn, nhưng ông Kỳ lại biện luận về VN vì dân, vì nước. Đó mới là vấn đề, thiên hạ phải lên tiếng.
    Ở thôn quê, người ta thích nuôi bồ câu, ngoài nét chấm phá trên bức tranh yên ả nơi thôn giả, nó còn là món ăn ngon, béo bổ, nhưng ở quê họ cũng sợ bồ câu lắm, thường khi chúng kéo nhau bỏ làng đi, đó là dấu hiệu mùa màng bị thất bát, hoặc riêng nhà nào bị như thế, triệu chứng sắp khánh tận, bởi vậy mới có câu “Lúa thóc tới đâu, bồ câu tới đó” trở thành câu tục ngữ khinh bỉ hạng người suốt đời chạy theo miếng ăn, nghĩ lại cũng tội nghiệp và hơi oan cho bồ câu!
    Tướng Đặng Văn Quang tạ thế: lúc 2 giờ 40 PM ngày 15/7/2011
    Tướng Quang một thời gian dài ở quận Gwinnett, tiểu bang Georgia, cùng quận với người viết bài này. Trước 1975 đọc báo nói về ông qúa nhiều, do đó cũng thiếu đi thiện cảm, nhưng trước mắt cuộc sống thực tế của ông bà, làm nhiều người thức ngộ. Ông bà ở nhờ nhà bạn bè, bà làm bánh, hoặc xôi đem bỏ mối các chợ nhỏ quanh vùng này, sống qua ngày, nhưng cũng ì ạch lắm, có lẽ do thiếu chuyên môn, ông có một chiếc xe rất cũ, nên “đau đầu, sổ mũi” điều chi, may nhờ anh Thanh vì tình đồng hương kéo về shop sửa “thiện nguyện” anh Thanh rất vui tính, một lần anh kể: Người thợ của anh đang lui cui sửa xe tướng Quang, anh Thanh đi ngang qua và dặn: Nè xe tướng Quang đó mậy, sửa đàng hoàng nghe mậy, cậu thanh niên, thợ sửa về khoe với bố: “Ba ơi hồi sáng nay con sửa xe của ông trung tướng Đặng Văn Quang” ông bố nọ mừng qúa, tìm gặp anh Thanh, nhắc chuyện ngày xưa ông ta từng là quân nhân thuộc cấp của tướng Quang, anh Thanh tiếp: Mừng hơn là tui (Thanh) tui bắt ngay ông bố nọ, từ nay trở đi phải chịu trả tiền công sửa! Trả cho chính thằng con của ổng, tức là thằng đệ tử của tui, phần tui chịu đồ part (phụ tùng) anh Thanh nói xong cười ha hả…
    Những dòng này, như nén hương lòng kính tạ lỗi cùng cố Trung Tướng, vì trót dại hiểu theo dư luận báo chí lưu manh. Đồng thời kính viếng hương linh cố Trung Tướng. Nguyện xin hương linh ngài sớm siêu thăng tịnh độ.
    Ông Kỳ qua đời
    Ông Kỳ chết đâu hồi khuya thứ Bảy, (23/7) sáng Chúa Nhật, một niên trưởng sốt sắng gọi phone hỏi: Ê! Bút, ông Kỳ chết rồi, mầy biết chưa?
    Trả lời: Biết rồi.
    Tại sao ông chết? Bút trả lời: Tắt thở chết, chứ sao.
    …..mẹ….Cà chớn – cúp máy.
    Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại Mã Lai, đúng là điều cần đặt dấu hỏi, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên va trung tâm Paris By Night nói: “Gần đây vài tuần, ông thường mệt mỏi và có triệu chứng khó thở.” ông Kỳ về VN 6 tháng nay, bị bịnh qua Mã Lai chữa trị”. Với tuổi già ngoài tám mươi, sự sống còn lại tính theo đơn vị ngày, cộng thêm triệu chứng bệnh tật, càng éo le hơn. Tin mới đầu NCKD nói sẽ đưa xác ông về quê Sơn Tây an táng, nay nói “thiêu rồi mới đưa về Hoa Kỳ”, lại thêm một dấu hỏi khác.
    Theo tôi dự đoán có thể ông Kỳ, không lượng được sức mình, ông đi “chơi” – ở VN bây giờ thiếu gì thú “chơi” nhưng ông Kỳ sợ Cộng Sản gài bẫy, nên phải đi “chơi” thật xa, tránh bẫy, có thể ông dùng thuốc… Qúa liều nên tắt thở, chắc chắn ông Kỳ không đi Mã Lai một mình…! Nhất định không đến Mã Lai để chữa bịnh, như gia đình ông và trung tâm Thuý Nga Paris đã nói.
    Bình Sinh ông Kỳ mơ ước chết trên quê hương, hình trên báo CS kèm theo tin báo tang, ông Kỳ khóc khi về đến VN, hai mắt đỏ ngầu màu máu, “về cho biết mình có một quê hương”, mà.?
    Sao nay mang tro “về” Mỹ?
    Không khó lắm, để hiểu. Bọn CS chẳng ơn nghĩa gì, cho xác ông Kỳ về quê trọn vẹn, lại thêm dân tò mò tới xem. Người xem, người đưa ma, chụp hình ai phân biệt được? Hoá ra đám ma ông Kỳ to hơn lãnh tụ của nó, nó đâu có ngu mà chịu, cho về “hợp tác” là đảng khoan hồng ghê lắm đấy Kỳ Duyên và Paris “bây nây” ơi.
    Mong rằng Bằng Phong Đặng Văn Âu nhìn vào thực tế, suy nghĩ cho chín chắn hãy viết, kẻo người đời bảo “có người ngu, phải có kẻ ngu đần để thán phục nó”
    Nghĩa tử là nghĩa tận: Cầu chúc hương linh ông Nguyễn Cao Kỳ bình an chốn vô ưu.

    - Nghèo hay giàu, cũng xong một kiếp người mong manh. Biết rằng đồng tiền liền khúc ruột, biết rằng đời này ngắn ngũi lắm. Nhưng tiếng đời còn mãi mãi, con cháu mình phải gánh chịu, hậu qủa do ông cha làm nên. Biết như thế, cùng nhau khuyên bảo, giữ mình trước cuộc sống đầy cám dỗ nầy.
    Kết:
    Quân Dân VNCH rất tự hào một quân lực chiến đấu oai hùng, tự hào trang quân sử chói lọi với 5 Tướng tự sát, không để lọt vào tay quân thù, khi thành tan, nước mất. Ngoài ra còn biết bao nhiêu Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ tuẩn tiết gan dạ như thế. Thế giới Đông Tây, cổ kim đã mấy quốc gia được như vậy.
    Ông Kỳ sau cùng chỉ là một thường trú nhân như hàng triệu đồng hương khác, ông không đại diện cho bất cứ ai, thậm chí với gia đình cũng chưa chắc. Việc ông theo giặc không liên quan gì đến ai, chẳng thể làm hoen ố, hay lu mờ trang quân sử hào hùng của QLVNCH.
    Ông Bút.

    • Duc Nguyen says:

      Bài này đã được viết từ năm 2007….

      Có bông hoa nào không cho người sẽ qua đời?

      1.
      Sáng nay, thứ bảy, tôi có dịp tham dự tang lễ một người quen biết tại nhà thờ xứ đạo địa phương. Tuy là xứ đạo Mỹ, nhưng vị chủ tế buổi lễ lại là một linh mục Việt Nam từ quê nhà mới qua. Bài giảng của ông khá sâu sắc, trong đó có thí dụ về Alexandre Đại đế, một vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước Nga. Vị linh mục kể lại, trong di chúc của mình, ông vua bách chiến bách thắng đã dặn triều thần rằng, khi ông chết, cái quan tài đựng xác của ông phải có hai lỗ hổng hai bên để thò hai bàn tay của vua ra cho mọi người nhìn thấy. Đó là hai bàn tay trắng, dù khi còn sinh tiền, người ấy đã là một vị vua quyền thế, tài năng, giàu có.
      Dụ ngôn ẩn chứa trong câu chuyện của vị linh mục không có gì mới. Hầu như ai cũng biết điều đó. Nhưng hình như tất cả mọi người đều không có cơ hội nghĩ đến chân lý cũ kỹ đó trong suốt cuộc đời nhọc nhằn hối hả của mình. Có chăng, chỉ trong những dịp hiếm hoi, như tôi trong buổi sáng mệt mỏi này, miệng lẩm nhẩm đọc theo mọi người những câu kinh thuộc lòng một cách vô thức, nhưng mắt cứ nhìn về phía quan tài nằm giữa nhà thờ, tưởng tượng ra tấm thân da bọc xương của người quá cố teo tóp vì vi trùng ung thư đục khóet, bây giờ nằm thảnh thơi không vướng mắc gì nữa đến vinh nhục, thành bại, sướng khổ, vui buồn của cuộc đời . Thế là đã xong một kiếp người. Hôm tuần lễ trước, tôi có ghé thăm anh tại nhà. Nhìn thấy một phụ nữ còn khá trẻ và rất xinh đẹp, đứng bên cạnh giường người bệnh, tôi hỏi thăm và được biết đó là người vợ cũ của anh . Hai người ly dị đã hơn 10 năm nay, được tin anh bị bệnh, chị đang ở một tiểu bang rất xa, đã vội thu xếp việc gia đình riêng để về chăm sóc anh những ngày cuối. Chị cho biết, tuy anh đã có những chuyện tình cảm khác sau khi hai người chia tay, nhưng anh rất vui mừng được thấy chị bên cạnh giây phút sắp lâm chung. Tôi còn được nghe vài câu chuyện khác liên quan đến cách sống của anh khi còn sinh tiền, khiến nhiều người chỉ đợi dịp này để có thể bày tỏ lòng quý mến và biết ơn của mình với anh.
      Tang lễ kết thúc với bài hát thật buồn. Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối. Không bao giờ trở lại. Hẹn nhau nơi nước Trời.Theo sau quan tài, tôi thấy người vợ cũ vật vã trong chiếc khăn tang phủ kín khuôn mặt. Bên cạnh, là những người thân ruột thịt của anh và những người đã từng quý mến anh khi còn sống.
      Một đời người đã xong, đã trở về với cát bụi trong cuộc viễn du cuối cùng, trong sự thương tiếc chân thành của mọi người có dịp quen biết.
      Có lẽ đó là điều duy nhất mà người lên đường đi vào nơi miên viễn muốn mang theo làm hành trang, chứ không phải những thứ phù du hư ảo khác của cuộc đời.
      2.
      Người ta nói, đời người ngắn ngủi chỉ một trăm năm. Nhưng từ trước tới nay, tôi hiếm thấy người nào sống được tới trăm năm. 70 tuổi đã được gọi là thọ. Và khi người ta đến được lằn mức 70, hẳn đã hiểu hết được lẽ đời. Tất cả chỉ là hư ảo, phù du. Danh vọng, tiền bạc, niềm vui, nỗi buồn. Nằm xuống cũng chỉ hai bàn tay trắng như ông vua nước Nga lừng danh trong lịch sử.
      Vậy mà, có một người gìa 78 tuổi, cũng đã từng kinh qua bao thăng trầm với những thứ phù du hư ảo, vẫn không nhìn thấy điều thật cũ kỹ mà cũng thật hiển nhiên ấy. Tuổi 78 là cái tuổi mấp mé bên bờ tử sinh. Hôm nay còn mạnh khỏe đấy, còn nói nói cười cười đấy, nhưng có thể ngay sáng ngày mai đã là người thiên cổ. Và ông gìà 78 tuổi này không hy vọng gì là một ngoại lệ trong lẽ tử sinh của đất trời.
      Ông trước đây cũng có chút địa vị trong chế độ cộng hòa cũ. Tháng 4- 75, ông nhanh chân chạy thoát cộng sản, sau khi đã hô hào mọi người hãy ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Hàng trăm ngàn người lính vốn là thuộc quyền của ông, trong đó có tôi, không nhanh chân được như ông vì không có điều kiện hay rất đơn giản , muốn làm trọn nhiệm vụ của mình cho đến phút cuối cùng, kẹt ở lại và chôn vùi một phần đời quý báu trong những nhà tù tiền sử. Nhiều năm sau, một số lớn chúng tôi sống sót trở về và bằng nhiều phương cách khác nhau, đã đến được bến bờ tự do. Phần ông, 30 năm sống vất vưởng xứ người càng làm ông quay quắt thêm với giấc mộng công hầu chưa trọn vẹn, ông đã có nhiều hành động lời nói làm phiền lòng nhiều người trước đây làm việc dưới quyền ông, gián tiếp hay trực tiếp. Vẫn biết, ông chỉ là một con người của thời thế, tài năng đã nhỏ mà nhân cách lại càng nhỏ hơn, nên phần lớn chúng tôi không bận tâm lắm về những việc làm “ trẻ người, non dạ “ của một người, mà chẳng may thời thế nhiễu nhương đã đặt ông vào vị trí chỉ huy chúng tôi.
      Nhưng, gần đây nhất, ông đã từ Việt nam , nơi ông sống an lành một thân phận hàng thần lơ láo, trở qua Mỹ để tham dự buổi tiệc do vị chủ tịch nước Cộng Sản chủ tọa nhân dịp ông này và phái đòan chính phủ thăm viếng Hoa Kỳ. Trên đường đi đến địa điểm tổ chức bữa tiệc, hẳn chính mắt ông phải thấy hàng ngàn người Việt hải ngọai biểu tình, phản đối sự có mặt của phái đòan chính phủ cộng sản trên nước Nỹ, yêu cầu tự do dân chủ cho Việt Nam v..v.., trong số những người đứng đó , có rất nhiều người trước đây đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông . Trong bữa tiệc, như đã được sắp xếp trước, ông “ bất ngờ “ được mời lên phát biểu. Điều phiền lòng nhất cho chúng tôi là ông đã “ nhân danh cộng đồng người Việt hải ngọai “ để có những lời nịnh hót , tung hứng với phái đòan chính phủ cộng sản. Phiền lòng hơn nữa là ông lại “ nhắn nhủ “ đến “ những người từng dưới sự chỉ huy “ của ông – là chúng tôi, những người đã bị ông phản bội, bỏ rơi 30 năm trước – rằng thôi đừng thù hận nữa, đừng quốc cộng nữa, bây giờ chỉ còn có một nước Việt Nam thôi v..v..
      Tôi thực sự không bận tâm phân tích những điều ông gìa 78 tuổi vừa nói. Chúng cũng chẳng hơn những điều trẻ con nói ngọng. Tôi chỉ không thể hiểu nổi, một người gần đất xa trời, vẫn còn những tham sân si trần tục đến thế sao ? Ra sức làm nhỏ mình đi trước mắt kẻ cựu thù, chỉ để có cơ hội nói rằng “ tôi trước đây đã từng được đứng ở một bên đấu trường với chủ tịch “, để có cơ hội “ tự nhân danh “ một tập thể mà chính ông đã tự tách mình ra khỏi từ lâu, để có cơ hội nhắc nhở những người lính còn sống sót sau bao phong ba rằng họ đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông, có nghĩa là cố chứng minh với mọi người rằng mình vẫn còn chỗ đứng của một thời vang bóng. Giấc mộng công hầu khanh tướng nó mãnh liệt đến độ khiến cho một con người, với cái vốn nhân cách đã nhỏ như hạt đậu, lại sẵn sàng tung hê nốt để chỉ đổi lấy cái bắt tay vị chủ tịch nước cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ, và toe tóet cười nhìn thẳng vào ống kính của bao phóng viên đang sốt sắng làm nhiệm vụ. Tôi đã từng nghe và cảm thông được những câu chuyện người nghệ sĩ say mê , nhung nhớ ánh đèn sân khấu. Điều ấy có thể hiểu được vì đó là ánh đèn nghệ thuật của những con người nghệ sĩ. Nhưng tôi không thể cảm thông được với những nhân vật “ công chúng ‘ say mê đứng trước mọi người để được chụp ảnh, quay phim giống như ông gìa 78 tuổi tội nghiệp đang làm trò với trí tưởng tượng bệnh họan rằng mình đang làm lịch sử, rồi đây mình sẽ đi vào lịch sử với vai trò người hòa giải quốc cộng. Cho dù ông tin tưởng một cách thành thật rằng mình đang đóng vai trò hòa giải, thì cái đầu óc mụ mị nhất của một người 78 tuổi cũng phải biết tự hỏi rằng đây có phải là lúc, là nơi nói lên những điều đó không khi bên ngòai kia hàng ngàn người biểu tình chống đối, mà những người ấy là những người ở về phía bên ông đang kêu gọi hòa giải, hay lại chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, hòa giải đâu chưa thấy mà chỉ thấy thêm những oan nghiệt đẻ ra do cái “ đầu đất “ ( chữ của một trí thức Hà nội hiện ở trong nước đặt tên cho ông ) cuối đời vẫn còn nửa mê nửa tỉnh giấc mộng Nam Kha.
      3.
      Có anh phóng viên một tờ báo hải ngọai mô tả về ông già 78 tuổi nói trên, nào là “ tuy 78 tuổi nhưng ông đã bỏ hút thuốc, cữ ăn, vẫn đi bộ, vẫn điểm dáng, trí óc vẫn mẫn tiệp “ , nhưng ngay từ bây giờ, tôi đã nghĩ đến cái ngày ông già này nằm xuống. Chắc cũng chẳng bao lâu nữa đâu. Kiếp người vốn hữu hạn, không ai có thể thóat ra được. Và hẳn nhiên ông già 78 tuổi không thể là một ngoại lệ. Khi ấy, chắc sẽ có nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Bất giác, tôi liên tưởng đến người quen biết của tôi vừa được chôn cất sáng nay. Anh chỉ là một con người rất bình thường, nhưng cách cư xử của anh khi sinh tiền đã khiến cho nhiều người đến với anh rất chân tình khi anh nằm xuống. Điển hình là người vợ cũ của anh. Họ chia tay có thể do những bất đồng trong cuộc sống chung, nhưng chắc chắn chị không hề khinh rẻ anh vì cái cách anh làm người. Vì thế, sau hơn 10 năm chia tay, chị vẫn đến với anh vào lúc anh cần chị nhất. Đó cũng là niềm an ủi to lớn cho những thân nhân ruột thịt còn sống của anh.
      Hồi đầu năm nay, ở hải ngọai có cái chết của một vị cựu tướng, vốn cũng đã là một “ thuộc quyền” của ông. Khi vị cựu tướng này nằm xuống, cả một cộng đồng người Việt hải ngọai thương tiếc, cùng với sự ngưỡng mộ chân thành của các cựu viên chức, cựu tướng lãnh Mỹ đã từng làm việc sát cánh bên ông. Tang lễ của ông có sự hiện diện của những lễ nghi quân cách đến từ tấm lòng quý mến và kính trọng thực sự của những người lính một thời khóac chung màu áo với ông . Đó là phần thưởng quý gía nhất mà bất cứ một vị tướng nào cũng mong ước cho ngày mình giã biệt trần gian. Đã đành, người chết đâu có nhìn thấy được những điều đó. Nhưng nó làm ấm lòng người còn sống, mỗi khi nghĩ đến sự ra đi của cha anh mình. Với một thời gian ngắn nữa đây , ông già 78 tuổi rồi sẽ xuôi tay, nhắm mắt, liệu vợ con, thân nhân ruột thịt của ông sẽ còn buồn đau thế nào khi so sánh tang lễ của chồng cha mình với một người khác cũng cùng thời, cùng một số phận, chỉ khác nhau ở cách hành xử và độ cao của lòng tự trọng.
      4.
      Xét cho cùng, cái đau của thân nhân ông già 78 tuổi trong tương lai ( gần) cũng không thể so sánh với cái đau của chúng tôi bây giờ, hay đúng hơn từ nhiều năm nay. Ở trong nước, đâu đó có người Hà Nội cũng thuộc lọai biết chuyện, đã nói vọng ra cho chúng tôi ngoài này nghe đại khái rằng, bộ VNCH các anh hồi xưa hết người rồi sao để cho cái ông kỳ cục ấy làm thủ tướng. Bây giờ ông ấy về bên này cũng chỉ để học đòi làm một đại gia, nhưng mà đại gia thuộc lọai câu lạc bộ 100, chứ dễ gì chen chân vào câu lạc bộ 10. Vì nước vì dân gì cái ngữ ấy !
      Chúng tôi thua trận, bị kẻ chiến thắng bắt đi đầy ải , cầm tù, điều đó cũng bình thường. Thua trận, nhưng không nhục nhã. Chúng tôi buông súng, vì tuân theo lệnh của cấp trên, của vị tổng tư lệnh tối cao quân đội lúc ấy là ông Dương văn Minh , chứ chúng tôi không đầu hàng. Những năm tháng dài đăng đẳng trong những nhà tù, chúng tôi vẫn giữ khí tiết của một người lính, không chịu khuất phục, không chịu bị “ cải tạo”. Tôi không thể quên được một đêm tháng 7 năm 1977, khi vừa bị lùa từ những toa xe lửa chỉ dành chở súc vật xuống một khu rừng gìa Yên Báy, chúng tôi đã được nghe lời huấn lệnh đầy căm thù của viên trại trưởng. Giữa đêm khuya, giọng ông ta lanh lảnh, nói cho chúng tôi biết rằng đứa con trai duy nhất của ông đã vùi thây ở chiến trường miền Nam và nhiều thứ tội ác khác mà chúng tôi đã phạm. Chúng tôi hiểu rằng, những ngày sắp tới sẽ là địa ngục trần gian ở tầng thấp nhất. Chúng tôi chấp nhận đòn thù, vì chúng tôi hiểu thân phận mình, nhưng chắc chắn chúng tôi không chịu nhục. Trong tinh thần chịu đựng tất cả, ngoài sự khuất phục, phần lớn anh em chúng tôi đã sống sót, đã ra khỏi khu rừng gìa Yên Báy địa ngục trần gian, đã lăn lóc qua nhiều trại tù khác trước khi chính thức cởi bỏ lốt áo phạm nhân. Rời khỏi nhà tù, lần lượt chúng tôi cũng đã đến được bến bờ tự do. Để ngày hôm nay, chúng tôi tai nghe, mắt thấy vị chỉ huy cũ của mình xum xoe những lời nịnh hót, khuất phục trước ánh mắt hài lòng của kẻ cựu thù. Đau đớn hơn nữa, ông ta lại nhân danh chính chúng tôi, những người đã phải trả gía cho khí tiết của mình bằng những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ trong những nhà tù dựng nên bởi chính kẻ cựu thù đang hân hoan đón nhận sự thần phục của ông một cách hể hả.
      Ở đây, không có hận thù, mắt trả mắt, răng đền răng. Vì chúng tôi, đã từng là nạn nhân của hận thù, từng bị đòi mắt trả mắt, răng đền răng. Ở đây , là vấn đề nhân cách của một con người, khí tiết của một người lính đang tiếp tục cuộc chiến. Cuộc chiến ngày hôm nay không phải là nhằm khôi phục nền cộng hòa cũ, mà là chủ nghĩa cộng sản phải cáo chung trên đất nước Việt nam, mà là tái thiết lập lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho hơn 80 triệu người dân vốn đã quá đau khổ vì chiến tranh, lạc hậu, nghèo đói. Lịch sử thế giới đã chứng minh rõ ràng, ngày nào còn chủ nghĩa cộng sản, ngày ấy đất nước vẫn chưa thóat ra khỏi sự trì trệ, chậm tiến. Trong cuộc chiến hiện nay, khối người Việt hải ngọai là một lực lượng đối trọng với chính quyền cộng sản đương nhiệm, đóng vai trò yểm trợ cần thiết cho lực lượng dân chủ ở trong nước.
      Vì thế, những người lính gìa chúng tôi, không thể đứng bên lề cuộc chiến đó. Và cái ông gìa 78 tuổi kia không có chút tư cách nào để nhân danh chúng tôi một lần nữa.
      5.
      Ai cũng chỉ có một đời để sống. Thành công hay thất bại trong cuộc đời một con người, chỉ là những khái niệm tương đối. Tùy quan niệm mỗi người, mà sự thành công đối với người này, lại là sự thất bại dưới con mắt người kia. Nhưng sống làm sao cho ra một con người, lại chỉ có một cách nhìn duy nhất. Và vì không ai có cơ hội sống lại đời mình một lần thứ hai, nên khi nằm xuống rồi, mọi chuyện liên quan đến người ấy đã được định luận.
      Giàu nghèo đến 30 tết mới hay. Hay dở của nhân cách một con người chờ đến lúc xuôi tay sẽ biết. Lúc ấy, có ăn năn cũng không kịp nữa. Trong lúc bùi ngùi ném cánh hoa xuống mộ người quen biết sáng nay, tôi đã nghĩ đến giây phút này của ông già 78 tuổi. Ngoài thân nhân ruột thịt của ông, còn ai nữa sẽ ném theo xuống mộ ông một bông hoa, dẫu chỉ là bông hoa héo ?
      © T.Vấn 2007
      Ngày 07/27/2007 trong tháng: 7, Tháng 7 – 2007

    • Motkhucruot says:

      Rất hay !!!

    • tư ta'i says:

      một bài trả lời cho bài chủ râ’t hay.
      bravo

Leave a Reply to Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần