WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây

LTS: Cả 2 ông Giao Chỉ Vũ Văn LộcĐỗ Văn Minh đều là tác giả của Đàn Chim Việt. Về tác giả Giao Chỉ chắc nhiều bạn đọc nhất là bạn đọc ở Mỹ đã rõ. Ông viết khá nhiều về đủ các góc cạnh của cuộc sống. Ông nguyên là đại tá quân đội VNCH và hiện sống ở San Jose, phụ trách một bảo tàng quân đội VNCH. Bài viết gần đây nhất của ông đăng trên trang Đàn Chim Việt “Những người Tây Sơn” liên quan tới sự ra đi của ông Nguyễn Cao Kỳ đã nhận được khá nhiều tranh luận trong số đó có phản hồi của tác giả Đỗ Văn Minh.

Ông Đỗ văn Minh nguyên là học sinh trường Chu văn An, quê quán tỉnh Sơn Tây. Di cư vào Miền Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, động viên vào trường Võ Khoa Thủ Đức, phục vụ trong Quân chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, ngành Quân Báo. Di tản sang Hoa Kỳ cuối Tháng Tư năm 1975. Đỗ Văn Minh, tất nhiên, là tên thật của ông.

 

—————————————-

Đại tá Giao Chỉ- Vũ Văn Lộc

Ở thành phố San Jose miền Bắc Cali có ông, gọi là ‘nhà văn’, thường tự xưng là Giao Chỉ San Jose với cái tên cúng cơm là Vũ Văn Lộc. Ông nhà văn ‘nhớn’ này có cái tật, hễ có cơ hội nào là ông ta lại múa bút phun ra một bài văn để bàn bạc ra điều ta đây thông thái, lên mặt dạy đời, phê bình này nọ.

Xin đơn cử vài trường hợp về cái ông “cơ hội” này.

Năm 1997, nhân vụ tranh chấp trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, mặc dù không phải là hội viên Văn Bút, đã viết bài “Niềm đau chung gánh” để nhẩy vào trách cứ như một kẻ có thẩm quyền, với thái độ kẻ cả để đến nỗi nhà văn Sơn Tùng đã phải đặt câu hỏi “ông Giao Chỉ lấy ‘thẩm quyền’ gì để trách cứ những hội viên Văn Bút, một hội mà ông đã chọn đứng ngoài, không gia nhập? ‘Thẩm quyền’ của một cựu đại tá đào tẩu chăng? ‘Thẩm quyền’ của một người ‘khôn ngoan’ sống nhờ vào qũy xã hội của Mỹ?” (“Làm người, làm văn, làm loạn”, xuất bản năm 2000, trang 244-246)

Năm 2008, nhân dịp Đại Tướng Cao Văn Viên qua đời, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã viết một bài tưởng niệm để xưng tụng ông “Thầy” cũ. Không hiểu vì không tìm ra tiếng Việt nào đủ sức diễn tả hay đây là một trường hợp ngoại hạng nên ông phải dùng đến tiếng Pháp để đặt nhan đề cho bài viết là “Mon Général”. Đây có thể coi như một bài ai điếu cho nên ông Giao Chỉ có muốn suy tôn ‘Mon Général’ của ông tới đâu thì cũng còn có thể chấp nhận được. Nhưng trong bài còn có đoạn ông ‘bốc thơm’ đến cả bà vợ ông cố Đại Tướng là người “quán xuyến, can đảm, quyết liệt”. Bà Đại Tướng quán xuyến lắm, theo kiểu “gái ngoan làm quan cho chồng”, quyết liệt lắm, để khi chồng làm lớn thì giành quyền bổ nhiệm cấp dưới vào những vị trí hái ra bạc hầu thâu tiền lại qủa. Cho nên cái dư luận từ một số sỹ quan từng phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước kia cho hay ông Đại Tá họ Vũ này thuộc loại người có tiếng là ‘nâng bi, điếu đóm’ xem ra không hẳn là vô căn cứ, một người không những đã ‘Nâng’ Tướng Ông rồi lại ‘Đội’ cả Tướng Bà.

Năm 2009, nhân ngày “President’s Day” của Hoa Kỳ vào tháng 2, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại thừa cơ hội để viết bài “President’s Day – Ngày Tổng Thống Hoa Kỳ” trong đó ông lên giọng thống trách người Việt, tuy sống trên đất Mỹ đã mấy chục năm, nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ và không quan tâm gì tới cái đất nước đã cho họ được hưởng tự do no ấm. Rồi ông lên mặt dạy dỗ người Việt là phải thay đổi thái độ. Và muốn thay đổi thái độ ra sao cho hợp lý thì phải đọc bài viết về President’s Day của ông để học hỏi. Tóm lại, trên cương vị một kẻ cả, ông đã dạy cho người Việt trên đất Hoa Kỳ một bài học về lòng biết ơn. Vì cảm kích tấm lòng cao cả này nên đã có một bài viết vạch ra những cái “hay”, cái “đẹp” về kiến thức cùng trình độ viết lách trong bài văn của ông nhà văn ‘nhớn’ tăm tiếng lẫy lừng miền ‘thung lũng hoa vàng’. (“Nhân đọc bài President’s Day của Giao Chỉ San Jose” trên trang mạng TroiNam .net, tháng 2, 2009).

Rồi bây giờ đến tháng 7 năm 2011 này, trong dịp ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Mã Lai, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc cũng không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng qua bài “Những Người Sơn Tây”, với 3 nhân vật miền Nam mà ông gọi là người viết nhạc Phạm Đình Chương, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ, và chính khách Nguyễn Cao Kỳ, thêm vào đó là nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Giao Chỉ San Jose viết có bài bản lắm! Muốn hạ Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc phải ‘đội’, phải ‘nâng’ những nhân vật kia, được đưa ra để mà so sánh.

Xin có nhận xét sơ khởi. Trong khi Phạm Đình Chương chỉ thuần túy là người nhạc sĩ, Lê Nguyên Vỹ chỉ thuần túy là một quân nhân, thì Nguyễn Cao Kỳ, trước khi là một chính khách, đã là một quân nhân trong nhiều năm, từ 1951 đến 1965, khi ông ra làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Cố tình bỏ quên đoạn đời chiến sĩ của Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc mới có dịp “nâng”, có dịp “đội” bằng cách ca tụng “ngưới nghệ sĩ làm cuộc sống thăng hoa, tướng công làm ta hãnh diện” để “hạ” bằng cách chê “chính khách làm ‘ta’ xấu hổ”. Vậy xin hỏi Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là quãng đời quân nhân của Nguyễn Cao Kỳ có làm “Ta” xấu hổ không mà không thấy đả động gì tới? Sao chưa chi ngay doạn đầu của bài viết đã tỏ rõ cái tâm tư thiên lệch vậy, hả ông Giao Chỉ họ Vũ? Thêm nữa, chữ “Ta” mà Giao Chỉ San Jose dùng phải thay bằng chữ “Tôi” thì mới đúng, tức là để xác định cho rõ là ở đây chỉ có Vũ Văn Lộc thôi chứ không phải tất cả mọi người đều đồng ý với cái nhận xét này đâu. Xin đừng có giở cái trò nhập nhèm mà Vũ Văn Lộc thường quen sử dụng.

Vậy có thể kết luận ràng Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là một người không ngay thẳng.

Giao Chỉ San Jose kể tiếp đến chuyện Phòng Trà Đêm Màu Hồng trong chương trình ca nhạc phổ thơ Quang Dũng của ban hợp ca Thăng Long, tuy không nói ra nhưng phải được hiểu là trong khoảng các năm 1964-1965. Giao Chỉ mô tả là phòng trà “đầy khán giả”, “khán giả may mắn vào được ngay từ buổi chiều”. Rồi ông kể “Ông (tướng Kỳ) đang là tư lệnh Không Quân. Tư lệnh đi phòng trà, lính gác từ trong ra ngoài”, để ông so sánh “Cùng lúc đó, có một chàng trai Sơn Tây khác, chưa bao giờ nếm mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn, Trung Tá Lê Nguyên Vỹ, trung đoàn trưởng bộ binh đang dò bản đồ, gọi máy xem các đơn vị đã vào được vị trí chưa. Đất Sơn Tây, cùng một lúc sinh ra những người con khác biệt biết chừng nào”.

Chỉ một đoạn ngắn kể trên, tôi đã thấy rõ cái kiến thức của Giao Chỉ thấp kém đến như thế nào, đã thấy Vũ Văn Lộc bịa chuyện một cách tối dạ đến như thế nào.

Giao Chỉ ngồi trong một góc phòng trà đầy kín người, làm sao biết là có lính gác “từ trong ra ngoài”. Ông lẻn ra ngoài để quan sát thấy có lính gác bên ngoài sao? Tôi xin chỉ bảo cho Giao Chỉ Vũ Văn Lộc biết rằng khi tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ đi phòng trà thì nhiều lắm là có vài ba cận vệ đi tháp tùng là cùng chứ không bao giờ có lính.nào canh gác hết. Không Quân có truyền thống là không bao giờ xử dụng binh lính vào các việc phục vụ riêng tư cho cấp trên, dù là tư lệnh và binh sĩ Không Quân cũng không chấp nhận làm như vậy. Nhà văn KQ Thế Phong Đỗ Mạnh Tường đã kể câu chuyện có ông Đại Úy Bộ Binh mới được thuyên chuyển sang Không Quân, trong một đêm cấm trại phải vào trại ngủ, đã sai một anh lính sửa soạn giường ngủ. Anh lính Không Quân đã thẳng thừng từ chối (“Hồi Ký ngoài văn chương” xuất bản năm 1996, trang 81). Có lẽ ông Giao Chỉ nghĩ rằng ở Bộ Binh, khi một ông đại tá tiếp vận ghé chơi chốn lầu xanh thì phải có lính tráng bảo vệ ở bên ngoài, như thế ở Không Quân ắt cũng phải diễn ra cái cảnh tương tự. Ông có biết đâu rằng Không Quân khác với Bộ Binh Tiếp Vận là ở chỗ đó!

Mặt khác, trong lúc ông Giao Chỉ San Jose đang ngồi trong phòng trà thì làm sao ông biết là trong cùng lúc đó trung tá Lê Nguyên Vỹ đang làm những gì ở môt nơi cách xa hàng mấy trăm cây số để mô tả một cách rõ ràng như thế? Ông có phép phân thân như Tề Thiên Đại Thánh trong “Tây Du” chăng? Giao Chỉ San Jose đúng là đã viết theo trí tưởng tượng. Hơn nữa, bằng cách nào ông biết là Trung Tá Lê Nguyên Vỹ “chưa bao giờ biết mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn”? Hoặc giả trước kia Giao Chỉ Vũ Văn Lộc có thời là “Tà-Lọt” ngày đêm theo chân phục vụ Trung Tá Vỹ nên mới biết rõ đến như thế?

Tôi xin hỏi thêm ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là khi Chỉ Huy Trưởng Liên Phi Đoàn Vận Tải Nguyễn Cao Kỳ đang bay phi vụ trong đêm tối ra Bắc để thả biệt kích thì lúc đó ông đang làm gì, khi Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ dẫn đầu đoàn phi cơ KLVNCH bay ra oanh tạc miền Bắc, ông đang ở đâu, ông có nhớ được không?

Thích hay không thích đến phòng trà thưởng thức ca nhạc, đó là tùy theo sở thích của từng cá nhân. Thích đi đâu phải là một cái tội. Chỉ trừ khi đi du hí trong giờ làm việc. Ngược lại, không thích đi đâu phải là một cái đức để ông Giao Chỉ hết lòng tâng bốc.

Giao Chỉ San Jose quả đã bịa đặt, mà bịa đặt một cách thiếu thông minh, đúng với hạng người mà dân gian thường gọi là “nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu”, nếu giả như ông được gọi là ‘một nhà văn’.

Cho nên tôi thực tình thương hại Giao Chỉ Vũ Văn Lộc khi ông thú nhận rằng “tôi ao ước được trở thành người hùng đất Sơn Tây như Kỳ”.  Tôi thương hại ở chỗ ông không tự biết mình, biết người: Thân phận là sâu bọ, kiến ruồi mà muốn trở thành con đại bàng bay bổng trên cao!!!

Ông kể cả đến chuyện tâm tình giữa ông và Ngọc “Toét” cùng Hùng “Xùi”, cả hai với Giao Chỉ San Jose đều xuất thân khóa 4 trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Ngọc “Toét” cùng ông Kỳ là dân ‘Càn’ ở Hà Nội thời đầu thập niên 1950, rồi vào Nam và sang Mỹ cả hai vẫn thân thiết với nhau. Hùng “Xùi” đi Nhảy Dù, rồi được làm Cảnh Sát Trưởng Quận 1 Sài Gòn, anh rể của “Minh Râu”, cận vệ cũ của Tướng Kỳ, hiện cũng ở San Jose, chắc ông Giao Chỉ cũng biết. Nhà văn Tạ Tỵ, trong Hồi Ký Đáy Địa Ngục trang 61, đã kể một giai thoại về nhân vật Nguyễn Mộng Hùng, bạn của Giao Chỉ, tôi xin miễn kể lại ở đây.

Có điều Giao Chỉ có một nhận xét đáng chú ý là khi qua Mỹ “ông Ngọc vẫn giữ lon thiếu tá và cũng là chuyện lạ”, như thế có ý so sánh là Nguyễn Cao Kỳ khóa 1, và Ngô Quang Trưởng khóa 4 đều đã lên tướng, sao Ngọc “Toét” cũng khóa 4 còn ở cấp thiếu tá. Một nhận xét mà tôi cho là hơi ‘Ngu’, nhất là với một người đã ở quân đội lâu năm và lên tới cấp bậc đại tá. Trong quân đội VNCH, thăng cấp nhanh thường bằng 2 cách: thứ nhất là do công trạng, chiến trận, thứ hai là do bè phái, phe đảng. Nguyễn Cao Kỳ và Ngô Quang Trưởng lên cấp tướng là do đường lối thứ nhất, không ai có thể phủ nhận. Ngọc “Toét” nằm ở cấp thiếu tá có thể vì đã không ở những vị thế để có cơ hội lập công nơi chiến trường, và lại không có bè cánh nào hết để dựa hơi đẩy lên. Như thế mà cũng không hiểu sao để coi là chuyện lạ? Nếu so sánh trường hợp Ngọc “Toét” với Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì có phần hợp lý hơn. Cả hai đều thuộc khóa 4 Thủ Đức, mà sao Giao Chĩ Vũ Văn Lộc mau lên tới Đại Tá đến thế, thành ra phải đặt câu hỏi không biết ông có xông pha trận mạc gì hơn Ngọc “Toét” chăng? Nếu không thế thì bằng cách nào? Hỏi tức là trả lời đấy!

Tới đây, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại nhắc tới chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ hô hào quyết tâm chiến đấu tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình và tại họ đạo Tân Sa Châu. Đúng vậy, có chuyện đó thực! Nhưng chỉ là một nửa sự thực, vì ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc chỉ kể có thế thôi, tức là có phần đầu mà không nói gì tới phần cuối. Toàn thể sự thực như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930- 2011)

Sau hai lần nói chuyện kể trên, ngày 23 tháng 4 ông Nguyễn Cao Kỳ đã gặp Tổng Thống Trần Văn Hương để xin được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng hầu có quyền, có quân để tổ chức lại chiến đấu. Nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương đã không chấp thuận với lý do ông Kỳ đã từng là thủ tướng, là phó tổng thống thì nay không thể chỉ là tổng tham mưu trưởng. (Cruel Avril của Oliver Todd, bản dịch của Phạm Kim Vinh trang 305-306). Nên nhớ từ mấy năm sau cho tới lúc này (4-1975), ông Nguyễn Cao Kỳ không giữ một chức vụ nào trong quân đội, kể cả Không Quân, cũng như ngoài dân sự.

Không có quyền để chỉ huy, không có quân để chiến đấu, ông Kỳ đánh nhau bằng hai tay không sao? Dầu vậy, sáng sớm ngày 29 tháng 4, sau cuộc pháo kích dữ dội của cộng quân vào căn cứ Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ đã lên trực thăng bay thám sát tình hình và đã chỉ điểm cho pháo binh và phi cơ oanh kích vào các vị trí pháo binh Cộng Sản. Sau đó ông đã sang Bộ Tổng Tham Mưu để toan tính những nỗ lực cuối cùng. Ông không gặp một giới chức thẩm quyền nào và trước khi từ giã, ông đã gặp và đưa được trung tướng Ngô Quang Trưởng đi cùng. (Cruel Avril, bản dịch trang 359 – Việt Nam Nhân Chứng của Trần Văn Đôn, trang 475). Đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng, thế cùng lực tận, ông Nguyễn Cao Kỳ lái trực thăng cùng một số sỹ quan, kể cả trung tướng Ngô Quang Trưởng, bay tới chiến hạm Mỹ khoảng 3 giờ chiều, trong khi Bộ Tư Lệnh Không Quân đã tan hàng rã ngũ từ lúc 10 giờ sáng.

Toàn thể sự thực là như vậy, cắt xén sự thực để giấu giếm, biết mà không nói ra, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đúng là một con người gian trá.

Trở lại đoạn đầu bài viết, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã chỉ trích ông Nguyễn Cao Kỳ là “chính khách làm ta xấu hổ”. Thật có khác gì tiếng sủa của một loài hay sùng sục ở cái chỗ mà người Pháp gọi là cabinet d’aisance! Ông Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đi vào chính trường từ giữa năm 1965, khi ông được các tướng lãnh đề cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức là chức vị Thủ Tướng. Trong hơn 2 năm, ông đã thực hiện được 3 thành tích rực rỡ:

1/ Thứ nhất là từ sau cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa cuối năm 1963 đến giữa năm 1965, tình hình bất an do xảy ra hết đảo chánh này đến đảo chánh khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã ổn định tình hình, đem lại trật tự cho quốc gia, tổ chức thành công cuộc bầu cử năm 1967 mở màn cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.

2/ Thứ hai là cương quyết dẹp tan được vụ phiến loạn miền Trung giữa năm 1966 khiến cho Việt Nam Cộng Hoà tránh được một cuộc nội chiến tương tàn có thể đưa đến việc miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt thôn tính ngay lúc đó.

3/ Thứ ba là trong dịp Tết Mậu Thân đầu năm 1968, khi quân Cộng Sản mở trận tổng tấn công trên toàn quốc tại nhiều thị trấn, trong khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang ăn tết ở quê vợ tại Mỹ Tho, tướng Kỳ đã lập tức đứng lên nắm quyền chỉ huy để điều động quân đội chống cự rồi phản công tiêu diệt quân địch.

Trừ vị lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ngoài ra hỏi có nhà lãnh đạo Việt Nam nào khác đã tạo ra được những thành tích như thế không? Có ai, xin ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc hãy vạch mặt chỉ tên cho tôi hay?

Bằng không thì lời chỉ trích nhà chính khách Nguyễn Cao Kỳ của ông chứng tỏ là chính ông, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mới thực là một người vô liêm sỉ.

Hết cách nói xấu ông Nguyễn Cao Kỳ, Giao Chỉ San Jose Vũ văn Lộc còn mượn đến cả chữ nghĩa của Stanley Karnow. Stanley Karnow là một tên thiên Cộng, điều này nhiều người đã biết. Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thường khoe là người học rộng biết nhiều mà sao lại đi tin tưởng coi ngôn từ của một tên thiên Cộng là sự thực? Stanley Karnow năm 1983 đã viết cuốn “VietNam, A History”, trong đó miền Nam VN bị chê bai, chỉ trích  một cách bất công, trong khi Cộng Sản Bắc Việt lại được đề cao, ca ngợi. Dựa vào cuốn sách này đã có bộ phim “VietNam, A Television History’ nổi tiếng một thời những năm cuối thập niên 1980, nổi tiếng về tính cách thiên lệch khi trình bày một giai đoạn lịch sử.

Sao Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lạị vô ý thức đến thế?

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mạnh mẽ tố cáo ông Nguyễn Cao Kỳ đã “tham gia phong trào vận động phục quốc, nhưng đánh trống bỏ dùi,…”. Rất tiếc ông Giao Chỉ San Jose không cho biết là phong trào phục quốc nào, có tên là gì, ông Nguyễn Cao Kỳ tham gia khi nào, với tư cách gì, rồi đánh trống bỏ dùi như thế nào? Nói một cách mơ hồ, tổng quát như thế thì không xác định được cái gì hết. Hay ông Giao Chỉ San Jose cho rằng ông Nguỳễn Cao Kỳ đã không còn trên cõi thế gian này thì ông muốn nói sao cũng được. Nếu ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc không giải thích để trả lời được các câu hỏi nêu ra bên trên thì ông chỉ là loài dối trá, điêu toa, là một kẻ ‘ngậm máu phun người’.  Còn nữa, ông Giao Chỉ lại viết “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, ông luôn leo lên đầu lên cổ anh em để múa gậy vườn hoang”. Cũng như trên, tôi chỉ xin ông đơn cử ra vài trường hợp cho thấy ‘trèo lên đầu lên cổ anh em nào’ để làm chứng cớ cho lời chê trách của ông. Nếu tôi cũng viết theo lối ‘múa gậy vườn hoang’ của ông rằng “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc luôn bị người ta đè đầu cưỡi cổ mà không dám hó hé lên một lời một tiếng”, thì ông nghĩ sao?

Cuối cùng, ông Nguyễn Cao Kỳ nằm xuống, tang lễ chưa xong, tro cốt chưa đặt ấm chỗ, thế mà Giao Chỉ San Jose lại viết một bài sỉ nhục người quá cố thậm tệ. Thật là một hành động bỉ ổi của một kẻ vô giáo dục. Vũ Văn Lộc há không biết rằng theo nguyên tắc đạo đức chung thì đối với một người vừa mới qua đời, dù cho có thù oán tới đâu, người ta cũng không bao giờ có lời nói hoặc hành động nào xúc phạm tới người quá cố đó, ít ra là để tỏ lòng tôn trọng.

Vậy mà Giao Chỉ San Jose còn há miệng ra nói chữ “Nghĩa tử là Nghĩa sau cùng (nghĩa Tận) mà không biết thẹn cho cái tâm điạ bất nhân của mình sao?

Tôi xin nói thêm rằng người Sơn Tây hay trọng tình nghĩa. Ông Nguyễn Cao Kỳ khi ở những chức vụ cao nhất trong chính quyền miền Nam, vẫn đi lại thân thiết với các người bạn cũ từ thời học sinh ở Hà Nội, như thiếu tá Ngọc “Toét”, người bạn càn bạt thủa xưa, như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người bạn học từ thời trường Bưởi. Khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương tạ thế, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tới dự đám tang và là một trong những người khiêng linh cữu anh bạn học cũ.

Tôi cũng là người Sơn Tây ở phố Lạc Sơn thuộc Hộ Đông (Thị xã Sơn Tây chia ra làm 4 Hộ: Đông, Tây, Nam, Bắc). Tôi học trường Groupe Scolaire de SonTay từ năm 1943 đến 1946. Bạn cùng phố với tôi có anh em Nguyễn Năng Tế, Nguyễn Chí Hiếu và Khuất Duy Trác. Bạn học củng trường, cùng lớp có Lê Nguyên Khánh, em Trung Tướng Lê Nguyên Khang, và Phạm Huy Sảnh tức Sảnh “Bệu”. Nói như thế để ông biết tôi là người Sơn Tây thực thụ.

Ở đầu bài viết, ông đã nói ông ước ao được là người Sơn Tây.

Nhân danh là một người Sơn Tây, tôi nói thẳng với ông rằng một con người bất nhân, không ngay thẳng, ưa bịa đặt, thiếu thông minh, vô giáo dục, vô liêm sỉ, vô ý thức, dối trá điêu ngoa, như ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, cựu Đại Tá Tiếp Vận Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cựu Giám Đốc IRCC, người hàng năm chuyên ăn “phân” (phiên âm từ chữ “fund” của Mỹ), nhưng nay “phân” khô rồi nên ngồi nhà rung đùi viết lách theo trí tưởng tượng, một con người như thế mà là dân Sơn Tây thì thật ô uế cho cái nơi được cho là ‘địa linh nhân kiệt’ này.

Cho nên ở cuối bài, ông rút lại lời nói ước mong được là người Sơn Tây.

Thật là may cho những nguời Sơn Tây lắm lắm!

1 tháng 8, 2011

© Đỗ Văn Minh
© Đàn Chim Việt

177 Phản hồi cho “Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây”

  1. lucle says:

    Alexandre Hoang De Nuoc Nga?

  2. Khinh Binh says:

    Tôi chả biết các ông này, Cửu chân, Giao Chỉ, Văn Minh, Hủ lậu…gì, nhưng đọc cac bài viết thì thấy là một lũ đáng khinh. Ăn bám trên xác chết!

  3. lucle says:

    Xin hoi nguoi O lai Charlie Ong noi Ong Tu Thu Tai can cu Charlie va Si Quan Nhay Du ,Xin ong Lam on noi ro rang ve Can Cu Charlie va Tieu Doan 11 Nhay du Tran dong Tai do Va Rut Di Luc Nao? Toi khg Tin Ong La si Quan Du ,Nhung ngon Tu va chu Viet Ong Dung Ong Chi la The Cua CS ,Chu khg Phai VNCH .Xin Ong dung Bia dat ./

  4. luc ky vo says:

    Lão DVM viết như thế này chẳng khác nằm ngửa phun nước miếng lên trời. Đúng là thầy nào thì trò nấykhông ra gì cả.

  5. HOANG MAI- PHUONG HOA - Tuoi Tre VN Hai Ngoai says:

    Ôi Người của VNCH cứ CÃI CHỬI và LỤC ĐỤC NHAU mãi như thế này ,thì THUA NHỤC NHÃ là phải .Cờ vàng ba sọc đã RÁCH NÁT vì LÒNG NGƯỜI TAN TÁC , tha hương …

  6. Bạn đọc says:

    tôi xem cả 2 đường links của đàn chim việt cài thì thấy ông Giao chỉ viết lách tốt, lưu loát trôi chảy và phong phú nhiều chủ đề khác nhau từ cuộc sống đời thường tới các vấn đề lịch sử văn hóa, con người.v..v Ông minh lèo tèo vài bài chủ yếu là ‘ôn nghèo kể khổ’. Tôi vote cho ông Lộc trong vụ này.
    Ông Minh viết kém nên phải câu khách bằng cách chửi bới người khác sao. Tác giả tác diếc gì mà thô lỗ vô văn hóa quá như vậy????

    • nckbihieulam says:

      Tôi là người rất thích đọc bài của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc nhưng sau khi đọc bài nói về những người Sơn Tây thì tôi không đồng ý với G.C và nay thì đồng ý với bài viết rất chỉnh của Đỗ Văn Minh. Vì sao? Vì tôi đã đọc tất cả các bài viết của 2 phe bênh và chống Nguyễn Cao Kỳ. Người viết khá nhất bênh tướng Kỳ là Thiếu tá KQ Bằng Phong Đặng Văn Âu, ai chưa đọc thì vào Google mà tìm. Còn bài chửi thì chiếm đa số vì chạy theo đám đông vẫn khỏe hơn, bài vở tràn ngập, sợi tóc chẻ làm tư, chỉ tìm tòi những khuyết điểm mà “nhân bất thập toàn” phóng đại cho thỏa mãn là ta cũng như ai, ngon lành chửi NCK và là người chống Cộng dữ dằn, CS chết đến nơi. Tòa án xử tội luôn luôn phải nghe 2 bên nguyên bị trình bày kỹ lưỡng từng chi tiết mà còn xử oan tử hình tại Chicago vài chục người, chỉ minh oan được nhờ DNA. Trường hợp tướng Kỳ, ai cũng như tôi mà đọc các bài viết của BPĐVA, bà Tuyết Mai v.v…rồi đọc các bài chửi rủa thì sẽ phê bình chính xác hơn. Theo ý tôi thì công tướng Kỳ là 90% và tội là 10%. Tôi chỉ vắn tắt thôi, không cần giải thích lý luận dài dòng mất thì giờ quí báu của tôi. Tôi biết 90% không biết bài của Bằng Phong Đặng Văn Âu v.v…nên NCK chịu oan ức lúc sống cũng như lúc chết, nhưng lịch sử sẽ công bằng hơn nghĩa là thế hệ con cháu tương lai sẽ thương và tội nghiệp cho Tướng Kỳ bị hàm oan mà không thể minh oan được. Những ai chửi oan người khác sau khi qua đời sẽ phải trả lời cho thần thánh bên cửa tử. Tôi thông cảm cho những ai chửi Ô. Kỳ tội về VN 2004, thân Cộng nhưng lỗi là do truyền thông chạy theo đám đông, không can đảm phổ biến các bài viết bênh Ô. Kỳ như tác giả BPĐVA, không tin thì vào Google đánh tên “Bằng Phong Đặng Văn Âu hay lá thư của Tuyết Mai” và đọc hết nhiều bài đó đi xem tôi có lý hay không. Cuối cùng: ai muốn chửi tôi cứ tự nhiên như người Hà Nội, tôi coi là đồ bỏ, con nít, không đáng để tôi nhận quà chửi tặng tôi mà xin trả lại cho người gởi quà đó, ai tăng tôi đống p…. tôi không nhận thì người gởi phải ôm về nhà mà n….Tướng Kỳ cũng hành động như tôi vậy lúc còn sống.
      Tái bút cùng Ô. Đỗ văn Minh, ông quên một chuyện, Giao Chỉ VVL học khóa 4 phụ Cương Quyết SQ Trừ bị Thủ Đức nhưng vì thiếu chổ nên được học tạm chung tại trường SQ Đà Lạt. Thấy người sang bắt quàng làm họ đến nỗi đòi ra ứng cử chức Tổng hội trưởng Võ bị Đà Lạt nhưng bị sự phản đối của cựu SQ hiện dịch Võ Bị Đà lạt chính cống nên thôi. Tin đồn này tôi nghe được nhưng chưa kiểm chứng thực hư nên nhờ ông ĐVM kiểm chứng giùm, đa tạ.

      • Trường Giang says:

        Trước đây tôi cũng thích đọc các bài viết của Giao Chỉ (Vũ Văn Lộc), nhưng bài “Những người Tây Sơn” thì quá tệ, tôi không đồng tình với Giao Chỉ. Bài viết này của Đỗ Văn Minh không nhắm bảo vệ cá nhân mình, mà nói cho một người đã khuất mặt. Tư cách của ông Minh hơn hẳn ông Lộc là điểm này!

      • nckbihieulam says:

        Trường Giang đã nhận xét chính xác. Tôi là người chống Cộng từ trong xương nhưng ở hải ngoại tôi quá chán ngán phe ta, nhiều tổ chức chống Cộng có trình độ tôi ủng hộ nhưng có vài cá nhân, tổ chức chống Cộng quá ngu, đụng cái gì cũng biểu tình, chửi rủa tục tỉu trên mạng vô văn hóa. Điển hình nhất là trường hợp Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly. Tướng Kỳ không phải là thánh nên cũng có vài khuyết điểm nhỏ không đáng làm lớn chuyện. Tổng thể thì Tướng Kỳ thực sự là một anh hùng đối với tổ quốc và dân tộc. Công nhiều (9/10)tội ít (1/10). Trình độ dân trí, đạo đức và văn hóa từ trong nước cho đến hải ngoại làm tôi lo lắng cho tương lai dân tộc. Nhìn sang cách sống và cách đối nhân xử thế của nhiều dân tộc trên thế giới như Nhật, Nam Hàn,Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác nữa làm cho tôi thật buồn và giảm bớt chút “tự hào là người VN “.

    • mitdac says:

      Đọc bài của cả hai ” ÔNG ” .
      Nhận xét :
      - Cả hai đều là ” quan ” quân đội , đều toàn là dân ” có ăn có ….. hoc. ” (Họ tự khai ! )
      - Cả hai đều sang ………….. Mỹ
      - Cả hai đều viết bài , chỉ khác là kẻ khen kẻ xỉ vả .
      - Cả hai đều đã từng nhận là ” quen ” là ” biết ” là ” bạn ” của người đã chết ( NCK )

      Và bây giờ cả hai đang đào xới cái xác của người đã nằm xuống chả biết với mục đích gì .
      Nhưng với kẻ hèn này ; người lính nghĩa quân mọn nhất của một thời Việt Nam Cộng Hoà ; nghĩ
      thì cả hai chỉ mượn xác chết để tự đánh bóng mình .
      Tại sao khi viết một bài về bất cứ vấn đề gì là cũng phải là ” quan ” là ” có học ” còn 97% còn lại của nhũng người đã từng là công dân của VN thì sao ? Ddám đông này không đủ ” sức ” đủ ” tài ” để viết chăng ? .
      Chuyện lạ mà ít ai để ý !
      Mà các ” ông ” ( dùng chữ ” ông ” vì chả biết từ nào để thay thế dù rằng đôi khi như lúc này chữ ” ông ” còn tệ hơn chữ ” thằng ” ! )
      thì khi viết toàn là choảng nhau đôi khi dùng thứ ” ngôn ngữ ” còn tệ hại hơn tên nghĩa quân hèn mọn này .
      Ngẫm ra :
      Chả nhẽ Việt Nam ta khi đào tạo các vị những kẻ …. có ăn có …… học thành các ” quan ” đều ” mất dạy ” như thế này hay sao .
      Xin các độc gỉa ( 98% dân thường! ) đừng nổi nóng , sở dĩ tôi dùng hai chữ ” mất dạy ” vì như tôi ( hay cũng có thể 98% người khác , có thể thôi nhe ) không được có a(n có học ( sic ! ) nên đâu có được dạy dỗ gì đâu .
      Còn các ” ông ” ( lại ” Ông ! ) được hoc. được dạy dỗ nên các ông mới thành …… ” mất dạy ” !
      Kẻ hèn nghĩa quân này lúc còn bé đi ngang trường học —- dù là trường làng — cũng nghe văn vẳng một thầy hay cô đang bắt các ” em bé học trò ” nhắc đi nhắc lại câu ” Tiên học lễ , hậu học văn ” .
      Còn các ” ông ” ( ” ông ” trong nghĩa bài này ) thì :
      - Lễ để đâu hở các ” ông ” ?

      mitdac ( từng là nghĩa quân nhưng xấu hổ vì đã không làm tròn nhiệm vu , để tan nước tan nhà nên ít khi dám nhận )

    • Út Em says:

      Kể từ buổi sáng ngày 28/04/1975 trên không phận Biên Hoà cũng như những vùng ven đô không còn một ông tướng trách nhiệm nào bay thị sát hành quân nửa . Chỉ còn có trực thăng chở Ông TTKỳ lòng vòng thăm các đơn vị Ông Kỳ có ghé lại BTL tiền phương sư đoàn TQLC cuả ĐT Nguyễn thành Trí nhưng không có dự thuyết trình như đã có lệnh cho chúng tôi chuẫn bị.
      Trước năm 1975 mặc dầu ông đã rời chính trường nhưng chưa có một nhân vật nào từ tướng lảnh hay chánh tri gia dám nói lời xúc phạm tới ông .

      • Út Em says:

        Hãy nhìn lại tấm hình khi TT Kỳ bước đi trên hạm đội cùng với tướng Trưỡng. Danh tướng NQ Trưỡng còn nhường bước đi sau ông ít nhất một bước.Ông Kỳ không bao giờ mất đi phong cách cuả một vi tướng lãnh VNCH.Đánh phá danh dự cuả một người không cùng chính kiến vừa nằm xuống là không có tinh thần cuả một người sĩ quan cao cấp VNCH thiếu chân chính như ông ĐT Vũ văn Lộc.

  7. kenny says:

    Ky song thi lam tuong, dau la tuong mat si, gan chet thi lam hang tuong the moi biet cai dai the gian khon cung.

  8. dân bờ hồ says:

    Đỗ văn Minh nên đổi là Đỗ vô Minh. đồ vô học vô văn hóa!

  9. le lac thanh says:

    Tôi luôn tâm niệm rằng những ai trong quá khứ có làm một cái gì đó để ngăn cản CNCS đều có quyền tự hào về tính chính đáng và sang suốt của mình, như một sự biết ơn tất cả những chiến sĩ VNCH đã đổ công lao xương máu giữ cho một phần đất nước được sống trong yên vui tự do, trong đó có gia đình tôi dù gì cũng ngot hai mấy năm. Tôi kính trọng và tri ân tất cả các chú các anh nhưng khi đọc bài viết nói tới ở trên của ông cựu đại tá Giao Điểm này toi phải nghĩ ngay trước đây nếu không phải ăn cơm QG thờ ma CS thì cũng là một tay luồn lách kiếm chác nịnh bợ đã làm giảm sưc chiến đấu của quân đội không it. Hiện nay thì chăc ông đã ăn trúng bã độc và sẵn tâm địa hẹp hòi ganh tị với một người tài hoa như tướng KỲ và mơ rằng khi nói xấu tướng KỲ như vậy thì thiên hạ lầm tưởng rằng mình cũng ngang cơ vói tướng KỲ. Nghĩ bụng như vậy nên ông vét óc bã đậu và dung những phương pháp mà ai cầm but cũng biết là trơ trẻn rẽ tiền vụng về hạ cấp không hơn một tay ma co chữ nghĩa hạng bet để bôi bẩn không những ông KỲ mà cả QLVNCH . Hãy cảnh giác những con người viet lách mà cái tâm tối tăm này.
    Về năm 1975 cộng mọi yếu tố lại thì là cái vận nươc mình nó như vậy. Còn có đặt vấn đệ trách nhiệm một quân đội tan rã nhanh ngoài sưc tưởng tượng của moi người thì trước hết là ở ông THIỆU và ông VIÊN chớ làm sao có thể an nhiên tự tại hơn là người ngoài cuộc như ông Viên kể lể được. Ông ngồi lì ở chức TTM mang lon Đại tướng độc nhất để làm gì(?). Và là một người có điều kiện để hiểu rõ đất nươc và xã hội VN tôi cũng nói luôn rằng có nghe nhiều nguồn tin độc lâp xác nhận có kẻ đong “hụi chết” cho bà Thiệu ,bà Khiêm nhiều chư chưa nghe đóng cho bà KỲ bao giờ.
    Còn chuyên ông Kỳ tuyên bố năm 1975 toi vẵn còn nghe sang sảng như mới đây ở TÂN Sa châu lúc đó: “ chúng ta đánh trận cuối cùng chưa chắc chúng ta đã thua… toi phải uống valium để ngủ…” lúc đó rất nhiều người QG chân chính dũng cảm và TN SV hiểu CS đều có ý nghĩ như thế. Rất nhiều người lúc đó muốn chết vinh hơn là nhục nhã đầu hàng…Bây giờ tôi cũng giữ ý nghĩ đó:
    “Chuyện ông tuyên bố nă 1975 sau 4 năm bị ông Thiệu loại ra khỏi quyền lực lúc đó là một nổ lực đầy trách nhiêm không tính toán đáp ứng long mong đợi của rất nhiều đồng bào chiến sĩ lúc đó- ít ra luật chơi phải như vậy. Còn nước còn tác và phải biết hung biên những lời như vậy như ông đã từng tuyên bố làm an long đồng bào chiến sĩ năm 1968 khi ông Thiệu còn ăn Tết ở quê vợ. Lực bất tòng tâm là chuyện thường và cũng không nên đem thanh bại mà luận anh hung. Degaulle nawm1942 bay qua Anh tuyên bố “… tôi lươm nửa thanh gươm còn lại để chiếnđấu…” nhưng Mỹ không hổ trợ hung mạnh lúc đó chắc gì ông ta không di tản theo Mỹ. Và cũng chẳng ai mong ông phải chết đi cho mình vừa ý.”
    Trong chính trường chỉ có vị trí như Nữ Hoàng ANH , những vị trí quốc trương tượng trưng không làm gì cả thì mới không phạm sai lầm. Còn nam quyền lưc trong tay lúc loan lac, thời buổi tế nhị của thân phận một nửa nươc nhược tiểu, tuổi đời non trẻ mà làm được như ông tôi nghĩ ở VN trước sau chỉ một chứ không có hai. Giao Điểm hãy lấy tờ giây sổ ngang một bên để tên mình rồi một bên để tên ông theo thời gian rồi liệt kê thử mà so sánh chắc nếu còn chút tự trọng sẽ thẹn chin người đấy.

  10. Bin La Làng says:

    Ăn tục nói phét,Việt Cộng chưa tới đã thi nhau bỏ lính bỏ lác xách đít chạy.Qua xứ tự đo phét lác nhưng khi có cơ hội về lại cố hương làm giầu …

Leave a Reply to dân bờ hồ