WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp?

Những ngày này, báo chí trong nước, giới thạo tin và những người có quan tâm đến tình hình đất nước đang bàn tán về việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Các đại biểu Quốc hội, nhà báo, luật gia, kinh tế gia… đã hăng hái đưa ra rất nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề thủ tục, nhân sự tham gia cố vấn dự thảo Hiến pháp sửa đổi, những định hướng và nội dung cụ thể cho việc sửa đổi. Mặc dù còn nhiều người hoài nghi về hiệu quả của việc làm này nhưng không ít người đặt những hi vọng nhất định vào nó.

Về luật học, Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đóng vai trò chỉ đạo các luật. Về chính trị, Hiến pháp là một cái khung định hình những nguyên tắc chính trị cơ bản, thiết lập hình thức chính thể, cấu trúc Nhà nước của một quốc gia. Cũng như bất cứ một định chế chính trị xã hội nào, Hiến pháp phải được linh động thay đổi theo thời gian cho thích hợp với các điều kiện cụ thể của quốc gia. Không thể phủ nhận rằng, sau một khoảng thời gian nhất định, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia sẽ có những thay đổi và việc tu chính một bản Hiến pháp là rất cần thiết để làm cho văn bản mang tính cốt lõi pháp lý và chính trị này phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Nếu không, Hiến pháp lỗi thời sẽ ngăn cản những tiến bộ xã hội.

1/ Thay đổi nhiều nhưng không căn bản

Từ năm 1945 tới nay, Nhà cầm quyền cộng sản đã ban hành bốn bản Hiến Pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) và ngay chính bản Hiến pháp 1992 hiện hành cũng đã được bổ sung, sửa đổi một lần mới đây vào năm 2001. Thay đổi là cần thiết, nhưng khi người ta thay đổi quá nhiều lần và khoảng cách giữa hai lần thay đổi quá ngắn khiến chúng ta không thể không suy nghĩ.

Việc bỏ đi một Hiến pháp cũ để thay bằng một Hiến pháp mới, hay việc tu chính một bản Hiếp pháp hiện hành là một việc hệ trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Việc làm này phải song hành với thiện chí tiến bộ của Nhà cầm quyền, nhận thức và sự đóng góp của người dân trong việc xây dựng Hiến pháp, trình độ lập pháp của Quốc hội, hiện trạng quốc gia… Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.

Chúng ta hãy nhìn vào Hoa Kỳ, từ một quốc gia mới giành độc lập (13 bang với dân số khoảng 2,5 triệu người) đã trở thành một siêu cường kính tế, chính trị, quân sự (50 bang với dân số hơn 308 triệu người) trong khoảng hơn 200 năm chỉ có duy nhất một bản Hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ được soạn thảo năm 1787, cách đây 224 năm (dù đã trải qua 27 lần tu chính) đến nay vẫn có hiệu lực pháp luật. Hay ngay cả một quốc gia rộng lớn, dân số đông, thành phần tôn giáo và sắc tộc phức tạp như Ấn Độ từ năm 1950 (3 năm sau ngày độc lập) đến nay duy chỉ có một bản Hiếp pháp (với nhiều lần tu chính Hiếp pháp). Còn Trung Quốc, một quốc gia cộng sản sát vách Việt Nam từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền lãnh đạo toàn bộ Đại lục đã có bốn bản Hiến pháp thay nhau ra đời (năm 1954, 1975, 1978 và 1982), riêng Hiến pháp hiện hành (năm 1982) cũng đã nhiều lần được tu chính. Ở Việt Nam, bao lần Hiến pháp thay đổi, nhưng những bất cập và khiếm khuyết gốc rễ về chế độ chính trị, hình thức chính thể, sự phân chia quyền lực Nhà nước, quyền tư hữu đất đai… vẫn tồn tại.

Ở một quốc gia dân chủ, Hiếp pháp đạt trình độ lập pháp cao với thủ tục nghiêm ngặt, có nội dung hoàn chỉnh và thống nhất, nêu lên cơ sở pháp lý và chính trị mang tính nguyên tắc và cốt lõi. Dù trải qua thời gian dài nó vẫn giữ nguyên giá trị bất hủ; và chỉ cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề mới cho phù hợp với sự phát triển của lịch sử đất nước thì nó có thể có hiệu lực pháp luật vượt thời gian. Còn dưới các chế độ độc tài, Hiến pháp chỉ như một thứ đồ chơi, biến dạng tùy theo sở thích của tầng lớp lãnh đạo. Thực tế cho thấy, Hiến pháp thường hay bị thay đổi bởi các chế độ độc tài. Có hai trường hợp, một là những nhà độc tài lên nắm quyền nhờ một bản Hiến pháp dân chủ như Hitler chẳng hạn sẽ quay ngược lại thay đổi Hiến pháp đó bằng một bản Hiến pháp mới có lợi cho ông ta trong việc thâu tóm quyền lực. Hai là, những chính thể độc tài đang cai trị với bản Hiến pháp phi dân chủ do chính họ làm ra, cũng thường thay đổi nó theo từng thời kỳ để né tránh việc giải quyết những bức xúc trong nước.

Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!

2/ Ý chí của ai?

Nhiều người đã đóng góp ý kiến rằng nên xây dựng một bản Hiến pháp mang tính chất của một khế ước (khế ước trao quyền của người dân cho những người sẽ đại diện họ lãnh đạo quốc gia, đồng thời những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi không thực hiện được những điều mình cam kết). Mong ước có một Hiến pháp như một khế ước là mong ước chính đáng của người Việt Nam từ bao năm qua. Thế nhưng, điều kiện tiên quyết để Hiến pháp được coi  là khế ước khi nó được lập nên và  phê chuẩn bởi một Quốc hội đại diện cho nhân dân (do nhân dân bầu lên một cách minh bạch và công bằng). Mỗi một đại biểu Quốc hội phải gánh vác trách nhiệm được dân giao phó, ý chí chính trị của họ chính là ý chí của nhóm người mà họ đại diện. Hiến pháp hay bất cứ đạo luật nào đều được tạo nên bởi Quốc hội thì trước tiên ta khẳng định nó thể hiện ý chí của Quốc hội. Nếu Quốc hội thực sự đại diện cho nhân dân thì bản Hiến pháp ấy cũng thể hiện ý chí người dân. Và như cái cách mà tôi luôn đề cao, mọi thứ đều mang cái bản chất và ý chí của những nhân tố tạo ra nó. Một bản Hiến pháp do những người đại diện cho Đảng tạo ra thì nội dung của nó chỉ thể hiện ý chí của Đảng. Vậy làm sao ta có được một  khế ước (hợp đồng) công bằng khi những người lãnh đạo cứ tự biên tự diễn, người dân chỉ việc ký và thực hiện? Đó là vấn đề về thủ tục.

Tiếp đến là vấn đề nội dung. Người dân và các chuyên gia được tham gia vào những nội dung sửa đổi này ở mức độ nào?! Hay đó chỉ là sự “tiếp nhận cởi mở” các ý kiến đóng góp, để rồi cuối cùng đâu lại vào đó, nội dung sửa đổi chỉ là những văn bản đặt trên bàn làm việc Trung ương Đảng; Quốc hội chỉ việc nhắm mắt thông qua, còn người dân chẳng mảy may biết gì. Đó là chưa kể đến một cuộc trung cầu dân ý là không thể thiếu cho một tu chính án Hiến pháp. Cứ giả định rằng, những đại biểu Quốc hội “Đảng cử dân bầu” này dù không có trưng cầu dân ý, dù không tham khảo ý kiến chuyên gia vẫn đưa ra được những nội dung sửa đổi cực kỳ tiến bộ, hợp lòng dân, thể hiện ý chí người dân. Thì có gì đảm bảo được rằng Hiến pháp sửa đổi này sẽ được tôn trọng? Chúng ta đều biết rằng một bản hiến pháp cực kỳ tiến bộ cũng chỉ là một cái “hàng rào giấy”. Có ai ngăn cản được nhà cầm quyền vi phạm nó? Riêng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” cũng đã mở ra một con đường thênh thang cho sự ra đời của các đạo luật vi hiến. Người ta cố tình làm cho Hiến pháp phụ thuộc vào luật chứ không phải ngược lại. Khi làm luật, hoặc ra các nghị định, sắc lệnh, người ta sẽ quăng Đạo luật cao nhất này vào một xó. Để bảo vệ Hiến pháp, nhiều người nghĩ đến một Tòa bảo hiến. Nhưng khi chưa có tam quyền phân lập thì Tòa bảo hiến cũng bằng thừa. Và khi chưa có xã hội dân sự và đa đảng thì tam quyền phân lập cũng chỉ là trên danh nghĩa. Có đa đảng và xã hội dân sự mạnh mẽ, thẩm phán sẽ không dính dáng gì đến Đảng phái, chỉ làm việc theo lương thức và dưới sự giám sát của người dân. Còn khi chỉ có một Đảng cầm quyền và xã hội dân sự hầu như không có thì dù có tam quyền phân lập chăng nữa, tất cả thẩm phán kể cả thẩm phán Tòa bảo hiến (cũng như các quan chức hành pháp và tư pháp) sẽ thống nhất làm việc theo lệnh Đảng và không cần để ý đến phán xét của dân. Một ví dụ gần đây nhất là : bất chấp sự tồn tại của điều 69 Hiến pháp, chính quyền Hà Nội đã ra một thông báo cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc. Đến nỗi dù nó không có chữ ký thì vẫn có hiệu lực pháp luật, bằng chứng rõ ràng là nhiều người đã bị bắt vì biểu tình, và cuối cùng chính quyền Hà Nội đã tạm dẹp yên các cuộc biểu tình yêu nước. Ở cái xứ sở này, một bản thông báo không chữ ký có giá trị hơn Hiến pháp!

Người ta tốn nhiều tâm sức và giấy mực để đóng góp nội dung này nội dung kia vào dự thảo Hiến pháp. Chưa nói đến việc Đảng có thực lòng ghi nhận ý kiến đóng góp hay không, thiết nghĩ chữa bệnh phải chữa từ gốc rễ. Cũng như vậy, những tiến bộ phải phát triển từ căn cơ thì mới thực chất và bền vững, chứ không phải cứ úp cái Hiến pháp tiến bộ lên nền chính trị thì dân sẽ bớt khổ, nước sẽ bớt loạn. Mặc dù một Hiến pháp tiến bộ sẽ là cơ sở pháp lý cho những vận động dân chủ tiệm tiến, nhưng đó là cả một quá trình lâu dài nếu chưa kể việc này phụ thuộc rất nhiều vào mối tương quan về thế và lực giữa nhà cầm quyền và người dân. Khi viết những dòng cuối bài này tôi đang nghĩ đến một câu ông bà mình thường nói: “cậy người chi bằng cậy mình”!

Tam Kỳ ngày 7 tháng 9 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

24 Phản hồi cho “Vài suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp?”

  1. lưu lâm says:

    TẤT CẢ CHỈ TẠI THẰNG HỒ
    ĐỂ LẠI CỘNG SẢN HỒ ĐỒ HẠI DÂN

  2. t.n.c.s says:

    Với csvn,bọn thái thú hànội,chúng không thể học hết bậc tiểu học …thì những từ ngữ như:chính-quyền,
    luật-pháp,hiến-pháp có bao giờ họ hiểu tới đâu….Từ ngày lập đảng,chúng chỉ biết dùng đến thói quen
    thú tính,là cướp giựt,là khủng bố,là giết chóc với chúng không cần đến hiến chương hay hiến pháp gì
    cả…
    Hiện tại chúng đang cố-gắng sửa lại cái ghế ba chân của chúng…cũng như viết thêm một chúc thư cho
    cho tầu phương bắc…rằng là chúng chuyển tất cả đất nước và dân tộc trở thành một phần của tầu phương bắc….càng sớm càng tốt để chúng được toàn mạng mà ra đi với túi tiền khổng lồ mà chúng đã cướp được từ người dân của chúng,từ đất nước của chúng.
    Nếu như người dân Việt vẩn còn u-mê trong giấc điệp thì sẻ làm nô-lệ cho tầu cộng trong thời gian ngắn nửa mà thôi…Nên dân-tộc Việt-nam không còn thời gian nhiều nửa TẤT-CẢ hảy vùng lên tiêu-diệt
    bọn thái thú…thay đổi chế độ….còn những ai còn ham quyền cố vị thì cũng sẻ chỉ là tên NÔ-LỆ cho tầu
    phương bắc mà thôi.

  3. Tran Hung says:

    Cô HTV vừa đẹp người lẫn đẹp nết, văn phong lưu loát hấp dẫn. Xin cô có thể cho biết đã có ý trung nhân chưa, để bao độc giả trẻ DCV, trong đó có Trần Hùng tôi còn nuôi hy vọng có ngày về VN tìm người đẹp.
    Mong tin cô lắm lắm.

  4. Trần Quân says:

    Đầu óc tôi vẫn tối tăm, không hiểu lắm cụm từ “sửa đổi Hiến pháp”.

    Ai có thể chứng minh hộ tôi rằng nước VN có cái món hàng xa xỉ gọi là “hiến pháp” ấy ?

    Những gì xảy ra trước mắt tôi từ ngày tôi sinh ra và lớn lên ở VN cho thấy đất nước này làm gì có “hiến pháp” và “luật pháp”? Ở VN, ai cũng phải biết rằng nhất nhất từ lối suy nghĩ, học hành, cho đến những phát biểu, làm việc,đi đứng vv… của người dân đều phải theo đúng những chỉ thị của một bọn thảo khấu ăn trên ngồi trốc. Bọn này ra đủ thứ luật lệ này, qui định nọ để bắt dân thuờng tuân hành. Nhưng điều mà chúng gọi là “pháp quyền” thì hành động của chúng lại chửi cha mắng mẹ cái “pháp quyền” ấy ! Chúng nó có theo đúng văn bản của những luật nào do chúng ban hành, ngoài những thứ “pháp quyền” cho phép chúng tùy tiện chà đạp luật pháp vào bất kỳ lúc nào để binh vực cho quyền lợi của chúng?

    Nói nôm na, chúng là những nhà vô địch của môn chơi thể thao do chúng tự chế từ ngày cái đảng côn đồ của chúng thành lập cho đến nay. Đó là trò “nói một đàng, làm một nẻo!”.

    Ai chả biết tên gọi đích danh của chúng là đảng CSVN???

    Hình như tôi có nghe người lớn hay bảo nhau rằng “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Tôi thành tâm bái phục ai đã có tư tưởng vượt thời gian đến thế !

    Sửa đổi hiến pháp là “sửa” cái gì, nếu chúng ta không có cái “món hàng” ấy? Nếu đã không có nó thì càng không biết hình dung nó ra sao, xấu hay đẹp, có xài đến nó bao giờ đâu mà biết nó còn tốt hay đã hư hỏng để mà… “sửa” ???

  5. NGÀN KHƠI says:

    NÓI VỀ CÁI ĐUÔI CỦA SỰ ĐỘC TÀI ĐỘC ĐOÁN XÃ HỘI

    Sự độc tài độc đoán hay sự chuyên quyền trong xã hội con người vốn có từ thời đại quân chủ. Trong thời đại này, người ta luôn quan niệm một nước không thể có hai vua, nên ý nghĩa thiết yếu luôn cần phải có duy nhất một người chủ tể, đứng đầu, có toàn quyền trong quốc gia, và đó chính là cơ sở, hay nền tảng duy nhất của sự độc tài. Tính cách độc tài này, như vậy không khác gì hơn là tính chất của sự ổn định, hay yêu cầu cần thống nhất mọi quyền lực trong xã hội. Tất nhiên, khi một vị hoàng đế nào đó quá bạo chúa, phải bị dân chúng nổi lên để lật đổ, đó cũng chỉ là yêu cầu tự nhiên, cần thiết, và khách quan. Chình vì thế, cách đây nhiều ngàn năm, một nhà tư tưởng dân chủ nổi tiếng nhất và đầu tiên ở phương Đông, trong thời kỳ quân chủ này, là Mạnh tử của Trung quốc, từng nói rõ bạo chúa hôn quân không phải là vua, mà là giặc, nên giết tên hôn quân không phải giết vua, mà chỉ là giết một tên giặc, và chính đó cũng là nguyên lý của việc nước chỡ thuyền, mà nước cũng làm lật thuyền được, như ông đã từng nói mà hầu như phần lớn mọi người ai cũng biết.
    Song chỉ đến thời kỳ cận đại trong xã hội dân chủ của nhân loại, thì Các Mác (1818-1883) là một nhà tư tưởng nổi bật lên, vì đã chủ trương lý thuyết chuyên chính. Đó là lý thuyết chuyên chính vô sản (die Diktatur des Proletariats) mà ai cũng từng biết. Tuy nhiên, trước kia cũng có một thời gian dài có nhiều người nghi hoặc, không biết có phải chính bản thân Mác đã chủ trương thật về điều này hay không, hoặc chỉ do những người của đời sau phiên vào. Sự thật, tiếng Đức như trên đã thấy, đúng là từ nguyên gốc, trong chính tác phẩm vốn do chính tay Mác viết ra. Sở dĩ Mác chủ trương chuyên chính, hay độc tài vô sản, mà ngày nay người ta còn hiểu đó là chủ nghĩa toàn trị (totalitarism), chỉ do ông ta đã tin chắc chắn rằng học thuyết của ông ta mới duy nhất đúng, mới là khoa học tuyệt đối, mới là con đường tất yếu của lịch sử nhân loại phải đi tới. Chính sự chủ quan và ý nghĩa chỉ tự phong đó, khiến nó trở thành chính là nền tảng, là gốc gác, của việc dẫn tới quan điểm về độc tài vô sản của Mác. Cũng vậy, sự toàn trị hiểu theo ngữ nghĩa của ngày nay, vẫn chỉ là một sự cai trị, quản lý xã hội bởi người cầm quyền chính một cách toàn diện, kể cả trong mọi khía cạnh đời sống của người dân, tức từ A đến Z, luôn được thống nhất chung, dưới một quyền lực tập trung duy nhất và toàn diện.
    Sở dĩ có quan niệm kỳ lạ và ngược đời như trên, chỉ vì Các Mác quá tin tưởng tuyệt đối vào quan niệm lý thuyết biện chứng (die Dialektik) của nhà triết học Hegel (1770-1831). Có nghĩa, Hegel chỉ là một người đi trước Mác có vài thế hệ. Hay nếu không có lý thuyết biện chứng của Hegel, cũng không chắc có được học thuyết chính trị xã hội chung kiểu của Mác. Đó là điều mà chính Mác đã từng công khai thừa nhận, ngay trong Lời tựa do ông viết cho tác phẩm kinh tế chính trị quan trọng nhất của mình, là bộ Tư bản luận (das Kapital). Tuy nhiên, chỉ có điều là nhà triết học Hegel hoàn toàn duy tâm, hay quan điểm biện chứng của Hegel cũng chỉ quan điểm hoàn toàn duy tâm, trong khi ấy, Mác lại hoàn toàn duy vật, và quan điểm biện chứng của Mác cũng là quan điểm biện chứng hoàn toàn duy vật. Cái duy tâm đã biến thành cái duy vật, đó chính là một điều trớ trêu hay vô lý nhất. Bởi vì ý nghĩa của quy luật hay nguyên lý về biện chứng chỉ có thể hữu lý được trong quan điểm duy tâm, cho dầu phần nào nó cũng chỉ mang tính cách tư biện là chính, thì cũng còn có thể có lý. Đằng này, duy vật, hay vật chất thuần túy mà lại biện chứng, thì quả thật sự hết sức vô lý, áp đặt, cường điệu, phi lô-gích, ngược ngạo, tức hoàn toàn giả tạo hay nghịch lý. Đó là điều, mà quả chính Mác đã lờ đi, hay không tự biết, và rồi đến Lênin, cũng chỉ có cùng một cái nhìn thiển cận hay ý thức khiên cưỡng như vậy. Chuyện đem râu ông nọ cắm cằm bà kia đúng quả đúng là như vậy. Hay nói khác đi, đây chính là chỗ nghịch lý nghiêm trọng nhất, khiến nó phá bỏ hết mọi cơ sở khách quan hay chính xác của lý thuyết Lênin và của Mác.
    Mác viết “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có thời kỳ chuyển biến cách mạng để đi từ xã hội này sang xã hội kia. Điều đó cũng phù hợp với một thời kỳ quá độ về chính trị, mà nhà nước của nó thì không thể nào khác hơn là sự chuyên chính cách mạng của những người vô sản” (Zwischen der kapitalistischen und der kommunistischen Gesellschaft liegt die Periode der revolutionären Umwandlung der einen in die andere. Der entspricht auch eine politische Übergangsperiode, deren Staat nichts anderes sein kann als die revolutionäre Diktatur des Proletariats) [MEW 19, 28, Mác / Ăng-ghen Toàn tập, tiếng Đức]. Có nghĩa, học thuyết đấu tranh giai cấp, và học thuyết vô sản, cũng như chuyên chính vô sản của Mác, đều đặt cơ sở và nền tảng như trên, trên quan điểm biện chứng về lịch sử của ông ta, và chính nó cũng chỉ được rút ra bởi từ nguồn gốc nguyên thủy của nó từ trong học thuyết biện chứng của Hegel, là điều đáng nói nhất. Hay nếu thế, lại có thể nói học thuyết của Mác cũng chỉ là một hình thức phản đề của học thuyết Hegel, và nếu vậy, nó cũng không thể là một kết quả sau cùng, và cũng không thể chỉ tự dừng lại ở bản thân nó được. Cho nên, sự tự tin tuyệt đối của Mác, cũng thiết yếu là điều tự mâu thuẫn, hay tự nghịch lý lại với chính bản thân học thuyết của ông ta. Đây là điều mà phần lớn từ trước đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu, lý luận đều không nhìn thấy hết. Những người ủng hộ, hay đi theo học thuyết Mác từ trước đến nay, hầu như chỉ hướng theo cảm tính, chỉ lấy ý nghĩa của giai cấp bình thường, của sự bất công xã hội theo kiểu bình thường, mà không hề nghĩ gì sâu xa về mặt khoa học hay triết học mà Mác quan niệm, như trên đã nói.
    Bởi thế, những người từ trước tới nay hướng theo học thuyết của Mác, thực chất hầu như chỉ có hướng theo cảm tính, chỉ dựa trên nền tảng từ niềm tin của Mác, mà dường như không nghĩ gì khác. Đó cũng là ý nghĩa tại sao mọi người trí thức được đào tạo theo hướng XHCN, lại vẫn cho hay cứ nghĩ chế độ toàn trị vốn là chế độ tự do gấp cả triệu lần, là lương tâm của thời đại, là đỉnh cao của trí tuệ loài người chẳng hạn. Họ nhất loạt chỉ biết nói theo sự tuyền truyền, hoặc theo sách vở kiểu giáo điều một chiều, độc đoán trong lý luận, mà thiếu hẵn mọi sự suy nghĩa, tư duy có tính chất tự chủ, tự do và độc lập, là như thế. Ngay cả như Lênin cũng vậy, ông ta nghĩ rằng quy luật biện chứng duy vật là điều vốn tất yếu, nó cũng là cơ sở cho chính biện chứng lịch sử như trên đã nói. Nhưng tất cả mọi điều đó, thật sự đều chỉ được phiên dịch một cách sai trái, ngược ngạo, từ học thuyết biện chứng của Hegel như đã nói trên, mà rất nhiều người đều không thấy. Cũng trên cơ sở đó, mà Lênin còn nghĩ đơn giản, là điều kiện để thực hiện chủ nghĩa xã hội mác xít, hay chủ nghĩa cộng sản mác xít, là sự chuyên chính vô sản, cộng với việc điện khí hóa, hay nói khác, chủ nghĩa kinh tế tập thể, cộng với sự điện khí hóa. Tức là, nếu không có kinh tế tập thể, hoặc không có điện khí hóa, thì cũng không thể có được chủ nghĩa xã hội mác xít, hay chủ nghĩa cộng sản mác xít. Bởi vì đến thời của Lênin, loài người cũng chỉ mới có nguồn năng lượng điện, là hiện đại nhất, và để chống lại thực trạng của giai đoạn kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa còn sơ khai, ông ta cũng chỉ mới có được khái niệm kinh tế kiểu tập thể, tức là kiểu hợp tác xã thô sơ, cộng với năng lượng điện, mà không có gì khác nữa. Ngày nay xã hội công nghệ phát triển, với công nghệ thông tin, với những nguồn năng lượng mới khác, nhiều tri thức khoa học mọi loại mới khác, kể cả với những đe dọa về môi trường, khiến các quan niệm của Lênin thật sự lỗi thời và lạc hậu.
    Vậy nên, ý nghĩa của chuyên chính vô sản trước đây, thật sự chỉ có cơ sở là niềm tin vào lý thuyết biện chứng về lịch sử của Mác. Những bài viết về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ý nghĩa khách quan của biện chứng luận, kinh tế tập thể nói chung, kể từ lâu nay mà tác giả bài này vẫn thỉnh thoảng có viết, do hoàn cảnh khách quan của xã hội nhất định, đều chưa mang đủ tính chất hệ thống, và chưa đúc kết hết. Có lẽ sắp tới, cần phải có những bài viết tương đối đầy đủ, sâu xa, hay chính xác hơn, kể cả phải toàn diện hơn về cả mặt khoa học và triết học, tức về mặt lý tính, để nhằm đối kháng lại với mọi quan điểm mang chất cảm tính, thô sơ về học thuyết Mác, mà từ trước đến nay nhiều người vẫn hiểu. Chẳng hạn, nếu trường hợp của các ông Trần Văn Giàu hay Trương Tửu, thì không có gì đáng nói, vì đều là những người chỉ được huấn luyện ngắn ngày về chủ nghĩa Mác ở Liên xô, hay tự tìm hiểu lấy như các thế hệ tiên phong của thời kỳ ông Nguyễn Bách Khoa. Nhưng cho đến cả ông Trần Đức Thảo, người được đào tạo bài bản về triết học tại Pháp, có bằng cấp thạc sĩ triết học khi đó tại Pháp, thì ông ta vẫn chỉ đã nhìn học thuyết Mác ở khía cạnh niềm tin, thị hiếu, hay kể cả sự hời hợt.
    Bởi vì, nếu chủ yếu Mác là người có quan điểm cộng sản, nên ông ta chỉ dùng biện chứng luận của Hegel, đúng như kiểu một công cụ thích ứng, nhằm phục vụ cho mục tiêu của mình là chính, tuy rằng chỉ một cách giả tạo, thì cả ông Trần Đức Thảo, cũng là người tuy có tinh thần, ý thức yêu nước, nhưng lại là người có tư tưởng cộng sản, nên ông ta cũng chỉ vận dụng học thuyết Mác giống như một lợi khí, một công cụ cho quan điểm cảm tính và thị hiếu xã hội của mình, mà không chịu khó nhìn sâu hơn, xác đáng hơn về nó, để nhằm phê phán học thuyết đó trên cơ sở hay ý nghĩa cốt lõi của nó, là ý nghĩa khoa học và triết học đúng cách, mà trên đây chúng ta đã nhận định. Bởi vậy, ý nghĩa đấu tranh hiện tại của những nhà dân chủ, dân quyền ngày nay, theo tôi, không thể cũng chỉ dừng lại ở chỗ cảm tính, hay thô sơ về những khía cạnh của xã hội thực tế, mà cũng phải nhất thiết nâng cao hơn trong cái nhìn đối với chủ thuyết Mác, từ đó cũng nâng cao lên thêm nữa tầm mức hiện đại của lý thuyết dân chủ, nhất là góp phần phê phán thiết yếu và nhận thức ra được sâu sắc cái cốt lõi, cái hệ lụy, hay cái đuôi của chủ nghĩa toàn trị, thì nhờ đó mới có cơ sở khoa học và thực tiển vững chắc, nhằm xiển dương đúng mức cho ý nghĩa và mục đích tốt đẹp của một xã hội dân chủ, tự do, chính đáng và đích thực của thời hiện đại được.

    VÕ HƯNG THANH
    (10/9/2011)

  6. Nguyễn tấn Trung says:

    Sự thât: Quốc hội và Chính quyền Cộng sản không do dân dựng nên mà do Đảng Cộng sản bày trò gian dối dựng nên với mục tiêu để bảo vệ và phục vụ đảng Cộng sản, mà đảng Cộng sản lại tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản , nhưng chủ nghĩa Cộng sản là điều hoang tưởng là cái tầm bậy đã giết hại thàng trăm triệu người vô tội trên thế giới và gây đau khổ cho toàn nhân loại .

    Như vậy Quốc hội và chính quyền Cộng sản lấy tư cách gì để soạn thảo, tu sửa rồi hiến pháp cho nhân dân cho đất nước Việt nam!

    Hiến pháp Việt nam hiện tại đã có quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, có quyền lập hội do lập hội lập đảng, có quyền biểu tình v.v. nhưng ai làm vậy thì cô lập, bị đàn áp,bị bắt ở tù v.v. Đã vậy còn cấm người dân bày tỏ lòng yêu nước, cấm người dân căm thù tức giận kẻ giết dân cướp đất cướp biển của nước của mình…

    Vậy thì Quốc hội và chính quyền Cộng sản soạn thảo và tu sửa Hiến pháp để chi ??? Tôi xin anh Dũng anh Trọng anh Sang và bộ chính trị trả lời cho tôi biết ?

    Tôi khuyên các anh đừng coi thường sự hiểu biết của dân chúng, đừng tiếp tục bày trò khỉ mà không biết xấu hổ mà hãy nên sớm hối tôn trọng tính chất đa nguyên của xã hội và trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, Các anh phải biết chỉ có người dân chân chính, tôn trọng công bình , hàng đợng ngay thẳng trong sạch mới có quyền soạn thảo hay tư sửa hiến pháp, Các anh phải mở mắt ra và phải biết và công nhận sự thật và công lý đó để chấm dứt bày trò khỉ coi kỳ lắm .

    Nếu các anh nghe lời, Tôi kính trọng và biết ơn các anh . Nhân nhân Việt nam rất vui mừng và cảm phục các anh.

  7. Nhân Dân says:

    Ước gì trong Ban sữa đổi HP 1992 có thành viên của đảng Việt Tân, đảng Dân Chủ, Khối 8406….

Leave a Reply to Trần Quân