WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện xưa chuyện nay: Gặp gỡ tại Bộ Ngọai Giao ở Hà Nội vào năm 1989

Tháng 11 năm 1989, tôi có dịp bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để phụ giúp với phái đòan doanh nhân ngọai quốc từ Hongkong qua gặp gỡ bàn thảo với giới chức tại một số bộ và cơ quan chuyên môn về vấn đề kinh doanh buôn bán với Việt Nam.

Phái đòan này gồm 2 người là Mike Morrow, người Mỹ trưởng văn phòng cố vấn đầu tư và Tony Howell, người Anh chuyên viên của Hãng Jardines Matheson. Tôi vừa là cố vấn luật pháp, vừa là thông dịch viên cho phái đòan này trong thời gian một tuần lễ ở Hanoi. Phòng Thương mại Việt Nam ở Hà Nội đã sắp xếp lịch trình gặp gỡ với các cơ quan ở đây, theo sự yêu cầu của phái đòan.

Trong một buổi chiều, ba người chúng tôi đã đến trụ sở của Bộ Ngọai Giao. Tại đây, chúng tôi được ông  Đặng Nghiêm Bái, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ tíếp đón với sự hiện diện của ông Lê Văn Bàng và cô Minh Tuyền. Ông Bái đã từng làm Đại sứ ở London. Còn ông Bằng sau này làm Đại sứ ở Mỹ.

Cuộc trao đổi diễn ra trong gần 2 giờ và mọi người đều nói bằng tiếng Anh, nên khỏi mất thời gian phiên dịch. Mở đầu, ông Bái cho biết là Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch kiếu lỗi vì gặp chuyện “ đột xuất”, nên không thể tiếp phái đòan như đã hẹn trước với Phòng Thương Mại được. Tiếp theo ông Bái nhường lời cho phía khách. Mike Morrow giải thích lý do của cuộc gặp gỡ, đại ý nói rằng: Giới doanh nghiệp thành phố Seattle tiểu bang Washington dự trù tổ chức một hội nghị với đề tài “Làm ăn buôn bán với Việt nam” (Doing business with Vietnam) vào tháng 9 năm 1990, và muốn mời Bộ trưởng Thạch đến nói chuyện trong dịp này, nhân chuyến ông đến New York tham dự Đại Hội Thường Niên của  Liên Hiệp Quốc vào thời gian đó. Cuộc trao đổi bữa nay là để trình bày sơ khởi về nội dung và lịch trình làm việc của Hội nghị, trong đó có phần dành cho Bộ trưởng Thạch tiếp xúc với giới doanh nhân Mỹ trong vùng Seattle và phụ cận.

Ông Bái nêu thắc mắc: Việt Nam là một quốc gia lớn có tầm cỡ, mà sao chúng tôi lại phải đến bàn thảo với giới doanh gia của một thành phố? Mike Morrow đáp: Vì hiện nay, chưa có sự bang giao giữa Hanoi với Washington, mà lệnh cấm vận cũng chưa được bãi bỏ, nên chỉ có ở Seattle chúng tôi mới dám “ xé rào đi tiên phong” trong việc thăm dò công chuyện giao thương với Việt Nam. Đàng khác, tuy chỉ là một thành phố, nhưng riêng công ty Boeing chế tạo máy bay tại đây đã là một thứ business tầm vóc quốc tế rồi. Đó là chưa kể đến ngành khai thác hải sản và nhiều công ty xí nghiệp khác nữa ở trong vùng này qua Vancouver Canada lên đến tận Alaska.

Ông Bái gật đầu tỏ ý ghi nhận sự trình bày của Mike, và cuộc trao đổi tiếp tục đi sâu vào một số chi tiết cần thiết sao cho Bộ trưởng có thể quyết định tham gia với cuộc Hội nghị dự trù ở Seattle vào năm tới. Kết thúc, ông Bái hứa là sẽ trình bày lại nội dung cuộc gặp gỡ này với Bộ trưởng Thạch và sẽ chính thức thông báo bằng văn thư cho Mike Morrow ở địa chỉ tại Hong Kong.

Vào cuối tháng 11 năm 1989 đó, thì ở Đông Âu các chế độ cộng sản lần lượt sụp đổ thật là mau lẹ. Lúc tôi gặp chị bạn làm bác sĩ ở bệnh viên Bạch Mai, thì chị hỏi tôi “Anh có thể đóan được một ngày gần đây, liệu Việt Nam ta cũng sẽ có cuộc thay đổi như bên trời Âu chăng?” Tôi cũng ậm ờ trả lời là người dân mình chắc cũng mong đợi điều đó lắm đấy.

Nhưng sao tôi chưa thấy có dấu hiệu khởi sự chuẩn bị gì cà. Vụ đàn áp Thiên An Môn vừa cách nay có mấy tháng thôi mà. Bà con vẫn còn cảnh giác bất động, mà nhà nước thì rút kinh nghiệm để đề phòng tối đa…

Câu chuyện tiếp theo mới đáng nói, đó là vào cuối tháng 4 năm 1990, cả tôi và Mike Morrow đều bị công an bắt giữ ở Đà nẵng và đem về giam ở Saigon trong khu vực của Tổng nha Cảnh sát cũ tại góc đường Cộng Hòa và Nguyễn Trãi.

Mike bị giữ trong cỡ 3 tuần lễ, rồi bị trục xuất về lại Hongkong. Còn tôi thì bị giữ khá lâu với bản án 12 năm tù về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội” của Tòa án Sài Gòn tuyên xử vào ngày 14 tháng 5 năm 1992. Chuyện vụ án chính trị này, tôi đã có dịp viết đến rồi, nay khỏi cần nhắc lại nữa.

Trong bài này, tôi muốn ghi lại chi tiết liên quan đến cuộc gặp gỡ nói trên ở Bộ Ngọai Giao. Đó là trong suốt ba tháng bị thẩm vấn liên tục tại cơ quan an ninh, thì có lần ông Đại tá Quang Minh là điều tra viên căn vặn tôi về chuyên gặp gỡ với Bộ Ngọai Giao.

Tôi trả lời việc này là công khai chính thức, chắc là Bộ Ngọai Giao đã phải báo cáo với cấp trên rồi, sao quý vị lại còn hỏi gì đến tôi nữa? Ông Quang Minh nói: Chúng tôi muốn biết thêm về phía ông nữa, chứ dĩ nhiên là Bộ Ngọai Giao cũng đã báo cáo lên thượng cấp rồi.

Và rồi cũng như mọi lần, ông đưa giấy bút cho tôi về phòng để viết bài trả lời những câu hỏi mà ông lấy cuốn sổ ra đọc cho tôi chép. Ông hẹn trong 2 ngày sẽ cho người đến lấy bản trả lời này. Tôi cũng tường thuật lại đại khái sự việc như đã ghi ở đầu bài viết này. Nói chung, thì ông Quang Minh đối xử với tôi không đến nỗi tàn tệ  nghiệt ngã gì cho lắm, nếu so sánh với một số cán bộ công an khác.

Nhân tiện cũng xin ghi lại ông Quang Minh tên thật là Ngô Văn Dần, người gốc Thanh Hóa, năm 1990 ông vào cỡ trên 65 tuổi. Ông biết rành tiếng Pháp cỡ trình độ tú tài thời Pháp thuộc. Có lần ông nói tiếng Pháp, gọi tôi là “assassin de génie”! (kẻ sát nhân ngọai hạng). Cũng như Chánh án Lê Thúc Anh trước phiên tòa, thì gọi tôi là “thứ cáo già chính trị”! Hai cái biệt danh này kể ra cũng ngộ nghĩnh đấy chứ? Làm sao mà tôi lại có thể dễ dàng quên nó đi được?

Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)

Tôi chưa bao giờ gặp gỡ riêng với ông Nguyễn Cơ Thạch, nhưng được nghe nói rất nhiều về ông qua những dịp nói chuyện với những người tôi quen biết. Trước hết là giáo sư Nguyễn Độ là vị thầy dậy tôi ở trường Luật năm xưa. Sau năm 1975, tôi hay đến viếng thăm thầy và chúng tôi chuyện trò rất tâm đắc. Giáo sư Độ cho biết là hồi cuối thập niên 1930, ông có học chung với Nguyễn Cơ Thạch ở lycée Albert Saraut. Và sau 1975 hai người lại gặp nhau chuyện trò vui vẻ thân thiết bình thường.

Giáo sư còn cho biết là bà Thạch là cháu gọi Bà Chánh án Lê văn Thu nhạc mẫu của ông là Cô, nên ngòai tình bạn, hai ông lại còn có liên hệ bà con với nhau nữa. Nay thì cả hai người bạn học này đều đã lìa xa cõi thế gian này, và chắc chắn hai ông đã gặp lại nhau nơi cõi bên kia vậy.

Một số người khác trong gia đình còn cho biết là ông Thạch đã giúp đỡ rất nhiều người trong thân tộc để họ đi định cư ở nước ngòai, ngay từ hồi đầu thập niên 1980, lúc chưa có chuyện “mở cửa với bên ngòai” nữa.

Còn Mike Morrow, thì cho biết là đã quen biết với ông Thạch từ rất lâu, hồi ông còn là Phụ tá Bộ trưởng Ngọai Giao cuối thập niên 1970. Và sau này, khi ông lên giữ chức vụ Bộ trưởng, thì chính Mike Morrow là người ký giả ngọai quốc đầu tiên đã phỏng vấn ông Tân Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Mike còn cho tôi biết ông Thạch có sự hiểu biết nhiều về thế giới bên ngòai và là một người có đầu óc cởi mở phóng khóang có thể tin cậy được (open- minded and reliable). Rất tiếc là tôi đã không có cơ hội gặp được ông Thạch để mà có thể tường thuật lại cho quý bạn đọc, mặc dầu đã có hẹn trườc bữa đó.

Và vị Bộ trưởng Ngọai Giao vừa được thăng chức mấy tháng đầu năm 2011 này có tên là Phạm Bình Minh, thì ông Minh này chính là con trai của ông Nguyễn Cơ Thạch, mà tên thật chính là Phạm Văn Cương. Tôi được người bà con trong gia đình bà Thạch cho biết chuyện này từ lâu, lúc ông Minh còn là Thứ trưởng Bộ Ngọai giao. Thật đúng là cái chuyện “Cha truyền con nối “ vậy đó.

California, tháng Chín 2011

© Đòan Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Chuyện xưa chuyện nay: Gặp gỡ tại Bộ Ngọai Giao ở Hà Nội vào năm 1989”

  1. Vũ duy Giang says:

    Phải chăng chế độ”Đảng trị”(với các”Vua tập thể”) đang chuyển dần sang”gia đình trị”, bắt đầu bằng 2 con trai của Nông đức Yếu,và thái thú NT.Dũng được đua đi”cửa sau”(làm UV dự khuyết) vào BCT,và bây giờ thì vợ chồng Phạm bỉnh Minh&Phương Nga được phong làm bộ và thứ trưởng ngoại giao?

    Tuy là COCC(con ông,cháu cha), nhưng Bỉnh Minh đã khôn ngoan hơn Cù hà Huy Vũ,vì có bản lĩnh cá nhân chớ không chỉ dựa vào tên bố Cù huy Cận(hình như cũng là bộ trường của HCM?Nhưng không bị thanh trừng như Nguyễn cơ Thạch),để có thời đã tự đề xuất làm bộ trưởng thông tin&văn hóa như CHHV, mà cũng không được.

    Như vậy cũng có nhiều loại COCC, và”gia đình trị” như TT.Ngô đình Diệm cũng bị tố cáo,nhưng khác với chế độ”cha truyền,con nối”như ở Triều Tiên hiên nay,và ở Việt Nam trong tương lai ?

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Vũ duy Giang,

      Cách đây cả tháng tôi có thông tin tại đây cho bạn là, Vũ Thư Hiên cho hay, Nguyễn Phương Nga sẽ được phong làm thứ tưởng ngoại giao.
      Chờ mãi đến giờ mới có tin chính thức bổ nhiệm y thị ! Như vậy tin hành lang rất chính xác trong lần này đấy nhé :-) !

      Phương Nga lên nhanh chóng hơn các đồng nghiệp tiền nhiệm là một ngoại lệ ! Theo thông lệ từ chức phát ngôn viên bộ ngoại giao sẽ đi làm lãnh sự hay đại sứ ở nước ngoài, rồi mới bò dần lên cao hơn. Nhưng em Phương Nga được trực thăng vận vào luôn chức thứ trưởng !

      Và thế nào ông bạn họ Vũ của tôi cũng lại bảo, nhờ sắc đẹp !? Chả khác gì cái em Yến làm đại biểu quốc hội bù nhìn, nhờ tiền và sắc, nên đứng chung với mấy anh nhớn trong đảng và nhà nước CSVN !

      Cái chế độ CSVN đã tự lột xác thành chế độ gia đình trị tự lâu rồi. Mà thực ra cái chế độ độc tài nào cũng thế thôi ông ạ.
      Cũng không riêng gì độc tài, bọn con ông cháu cha lúc nào cũng được ưu tiên hết cả. Chẳng hạn con trai Sarkozy chưa học đến đầu đến đũa đã được bố dọn ổ nắm chức cao trong chính phủ. Bị phản đối nên phải rút lại quyết định ngu xuẩn ấy. Anyway dân chủ thật sự cũng có điều lợi ở chỗ là tự do ngôn luận, nên có thể phản kháng chính quyền.

      Thân ái,
      Lại Mạnh Cường

      ===========

      Wikipedia tiếng Việt:
      Nguyễn Phương Nga, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1963 tại Hà Nội; là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Hàm Đại sứ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bà Nguyễn Phương Nga tốt nghiệp ngành báo chí quốc tế tại Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO) năm 1987; từ năm 1989 công tác tại Vụ Thông tin Báo chí – Bộ Ngoại giao. Bà từng công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, Vương quốc Bỉ, Luxembourg và phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hiệp châu Âu (EU). Bà thông thạo tiếng Anh, Pháp, Nga. Từ ngày 20 tháng 8 năm 2009, bà được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và là Người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao thay ông Lê Dũng (đảm nhận vai trò người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas, Hoa Kỳ).

      Ngày 12 tháng 9 năm 2011, bà được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Bà đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong Hàm Đại sứ.

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Thưa qúi vị,

        Coi kỹ lại mới thấy mình đọc lướt không chú ý các góp ý đưa tin quan trọng ! Đó là, NGUYỄN PHƯƠNG NGA là vợ của đương kim bộ trưởng ngoại giao PHẠM BÌNH MINH !

        Còn anh bộ trưởng ngoại giao mới toanh này vốn trong hàng ngũ “hoàng tử đảng” (communist princelings), đã là một “ngôi sao đang lên” (a rising star) trong hệ thống đảng, nhất là y lại có chuyên môn cao với thành tích thâm niên công vụ. Y lại còn từng phục vụ ở các nước Âu Mỹ, tích lũy nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp !
        Tôi nghĩ, nếu không có gì trục trặc y sẽ nay mai chui được vào Bộ Chính trị !

        Như thế chuyện vợ y là Nguyễn Phương Nga lên làm thứ trưởng không có gì là đáng bàn bạc cả. Bởi Phương Nga cũng trong ngành ngoại giao, lại học ở Nga về. Phục vụ nhiều năm ở chức vụ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cần thăng chức, không lẽ lại đẩy đi xa, như làm lãnh sự hay đại sứ sao được. Như thế lại vợ xa chồng, gia đình xa nhau … làm sao bảo đảm công tác … tốt được chớ !
        Thôi thì phong cho chức thứ trưởng cho vợ, để được gần chồng và lại cột chặt cái gia đình này vào đang bằng motto của công an “còn đảng còn mình” !

        Lão Ngoan Đồng

        =======

        WIKIPEDIA :

        Ông sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, nguyên quán tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thân phụ của ông là nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, bấy giờ đang giữ chức vụ Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ. Thân mẫu của ông là bà Phan Thị Phúc.

        Thuở nhỏ, ông theo học tại trường phổ thông cấp 2, 3 Nguyễn Trãi tại Hà Nội. Năm 1977, ông đăng ký dự thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tuy nhiên do ảnh hưởng của thân phụ, ông chuyển sang dự thi và được tuyển vào Học viện Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, năm 1981, ông được nhận vào làm Chuyên viên Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao, bấy giờ thân phụ ông đang giữ chức Bộ trưởng.

        Một năm sau, năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh. Sau khi hoàn tất nhiệm kỳ công tác, năm 1986, ông được triệu hồi về nước và được phân công làm Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao. Năm 1991, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, thân phụ ông nghỉ hưu.

        Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc. Từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

        Tháng 3 năm 2003, ông được triệu hồi về nước và được bổ nhiệm làm Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Đến tháng 8 cùng năm, ông được bổ nhiệm chính thức làm Vụ trưởng.
        Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X. Tháng 9 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa được phê chuẩn kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

        Tháng 8 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao. Tháng 11 cùng năm ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Thường trực. Tại Hội nghị Lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X, ông được chuyển từ Ủy viên dự khuyết thành Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X từ ngày 13 tháng 1 năm 2009.

        Ngày 29 tháng 03 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam.

        Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

        Tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII , ông đã được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay cho ông Phạm Gia Khiêm.

        Gia đình
        Vợ ông cũng là một nhân viên trong ngành ngoại giao, từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông bà có với nhau 2 người con trai, và cả 2 người từng du học tại Hoa Kỳ.

        ===

        Bình loạn:

        Các ông CS cứ dùng tên giả cho nên íu ai biết rõ lý lịch. Đến như anh em nhà Lê Đức Thọ đều mang tên giả hết, nên chả ai biết chúng là anh em một nhà (Đinh Đức Thiện và Mai Chí Thọ) !

        Vì thế con trai Nguyễn Cơ Thạch mang họ Phạm khiến chả ai hay hắn ta là một hoàng tử đảng ! Rồi trong phần lý lịch từ Wikipedia và nhiều nơi khác chỉ nói mí mí là vợ của Phạm Bình Minh cùng trong ngành ngoại giao thôi !

        Tóm lại, với CS cái gì cũng “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” ! Gọi nhau bằng anh Hai, chị Ba, anh Cu, chị Út …; hay bằng bí danh như Trường Chinh, Sông Hào; hoặc tên giả như Hồ Chí Minh. Mai Chí Thọ, Đinh Đức Thiện …
        Chinh sách nhà nước thì kiểu treo đầu dê bán thịt chó “kinh tế thị trường xuống hố cả nước”; hay nguyên tắc “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” bla bla bla !

        Ngắn gọn, cái đéo gì cũng gọi là, càng tù mù càng tốt !

        Kết, với CS đừng bao giờ nói với chúng rằng, yếu tính của dân chủ là TRONG SÁNG NHƯ PHA LÊ (crystal transparency), để dễ tiếp cận đến sự thật !

    • Vũ duy Giang says:

      Cám ơn bạn Lại mạnh Cường đã cho biết TRƯỚC(cả chính phủ XHCNVN!) thông tin(của Vũ thư Hiên cho hay)về Nguyễn phương Nga được phong làm nữ thứ trưởng ngoại giao đầu tiên của VN cũng vì tài(vợ của BT.Phạm bỉnh Minh!),sắc(có vẻ hơi kiêu căng như các người đàn bà đẹp?).Đúng là bà này”được lên chức nhanh chóng hơn các đồng nghiệp tiền nhiệm là 1 “ngoại lệ”,cũng như chồng bà là con của cựu Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn cơ Thạch,là người đã mất hết các chức tước,vì muốn xích lại gần Âu Mỹ,để lánh xa TQ.

      Vậy mà bây giờ con trai và con dâu của ông Nguyễn cơ Thạch được TT.Dũng nâng đỡ nhanh chóng lên chức,thì cũng có thể là biểu hiệu gì chăng(chớ không phải là”không có gì đáng bàn bạc cả”theo Lão ngoan Đồng)?Vì bây giờ VN không dám ra mặt chống TQ,mà chống bằng biểu hiệu,như mời các bộ trưởng,tướng tá các nước Nam Dương, Ấn độ(có cả công ty dầu hỏa trúng thầu 2 lô tại biển Đông của VN,dù bị TQ phản đối!), Nhật Bản, đang rồn rập qua Việt nam.

      Về chuyện Jean Sarkozy(con trai tổng thống Pháp),thì KHÔNG”được bố dọn ổ nắm chức cao trong chính phủ”đâu, mà đã chỉ được đề cử giữ trọng trách bất động sản(béo bở) vùng “Défense”(cạnh trung tâm Paris-Arc de Triomphe)là nơi có nhiều nhà”chọc trời”dùng làm văn phòng của 1 trong những thủ đô có đất đắt nhất thế giới,nhưng bị phản kháng,nên không được hội đồng thành phố cho chức này thôi. Dù sao COCC ở đâu cũng thế,thời nào cũng vậy!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear bạn già,

        BẠN ĐỌC KHÔNG KỸ CÂU BÌNH LOẠN CHÓT, hihihihii :-)) !!!

        “Thôi thì phong cho chức thứ trưởng cho vợ, để được gần chồng và lại cột chặt cái gia đình này vào đang bằng motto của công an “còn đảng còn mình” !”

        Vả chăng chúng ta ai cũng rõ, bọn nó một dzuộc cả (communist princelings), cho nên có cơ hội tốt sẽ “trực thăng vận” là chuyện đương nhiên !

        Giờ bọn nó chả có lý tưởng chính trị gì hết, ngoài việc bắt vít để chuyên quyền, cố vơ vét làm giầu cho đầy túi tham không đáy !

        Bọn nó cho con cháu học hành đàng hoàng, để danh chính ngôn thuận nắm chức vụ cao, cũng như biết cách ăn tục nói phét hơn thế hệ cha ông !
        Cứ xem Phạm Bình Minh khi mới được đề cử làm ủy viên dự khuyết trung ương đảng CS, lúc được phỏng vấn đã nói phét ra sao sẽ biết bản chất chúng muôn đời vẫn thế, cho dù có được đắp vàng bạc, dán bằng cấp khắp người.

        [dẫn]
        * Ông nghĩ sao về những yêu cầu mới đối với tư duy và phong cách ngoại giao của các chính khách VN? Để thuyết phục các đối tác đối thoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền, có lẽ không thể dùng lập luận và cách tiếp cận cứng nhắc như trước?

        - Đáp: Tôi hoàn toàn đồng ý. Đó cũng là một thách thức đặt ra với mỗi cán bộ ngoại giao hiện nay. Nếu những ai theo dõi cuộc đối thoại về nhân quyền với Mỹ hồi tháng hai vừa qua (được nối lại sau ba năm gián đoạn) sẽ thấy phía Mỹ đánh giá rất cao kết quả của cuộc đối thoại và nhất là đánh giá rất cao cách tiếp cận vấn đề của VN.
        Giờ đây, chúng tôi bước vào các cuộc đối thoại về nhân quyền, tự do tôn giáo với tinh thần thẳng thắn trao đổi. Đối với các mối quan tâm cụ thể của các nước, ví dụ về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào tại Tây nguyên, chúng tôi không né tránh hoặc hoàn toàn bác bỏ như lúc trước. Chúng tôi giải thích chính sách chung và thừa nhận những việc làm có lúc có nơi còn chưa đúng với chính sách.

        Chúng tôi cũng làm rõ những hiểu lầm trong trường hợp các đối tác nhận được các thông tin sai lệch. Chúng tôi luôn bày tỏ thiện chí rằng những vấn đề các đối tác quan tâm sẽ được xem xét và giải quyết tích cực trên tinh thần thông báo các tiến bộ đạt được ở vòng đàm phán sau.

        Tư duy còn thay đổi ở chỗ lúc trước nhiều người ngại nói về các cuộc đối thoại nhân quyền vì sợ mọi người nghĩ VN “có vấn đề” nên mới phải đối thoại. Nay chúng tôi đối thoại trên nguyên tắc bình đẳng, đối tác có mối quan tâm của đối tác và VN cũng có mối quan tâm của VN về nhân quyền. Ví dụ trong cuộc đàm phán với Mỹ, chúng tôi chủ động đề cập vấn đề Iraq hoặc vấn đề đối xử với tù binh chiến tranh. Phía Mỹ cũng phải có những giải thích rất nghiêm túc với đoàn VN về các vấn đề này.

        Trong một cuộc đối thoại với Úc, chúng tôi chủ động nêu ra mối quan tâm về chính sách nhập cư của Úc, đoàn Úc đã phải xin ngừng cuộc thảo luận 15 phút để hội ý riêng nhằm đưa ra các phản hồi xác đáng. Tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại gần đây của VN được các đối tác đánh giá rất cao.
        [hết dẫn]

        Lão Ngoan Đồng

  2. Phủ Cũ says:

    Phạm Bình Minh, con trai của ông Nguyễn Cơ Thạch, học đại học ngoại giao tại Hà nội, từ 1976-1981. Sau khi tốt nghiệp, thì Minh được bộ ngoại giao, cho đi học tiếp ở Ả Rập Saudi vài năm, chuyên về tiếng anh, trong khi các bạn cùng học, bắt đầu công việc ở trong nước. Nên nhớ rằng, Những năm 80, kinh tế, rất khó khăn. Nhà ông Thạch lúc đó, ở phố Nguyễn Gia Thiều, không biết, hiện nay, còn ở đó không. Vợ ông Thạch, trong những năm 80, là trưởng phòng về UNESCO của bộ Ngoại Giao Việt nam.

  3. lê thường tín says:

    Vài điều ông Đoàn thanh Liêm nói đúng, nhưng Nguyễn cơ Thạch sinh năm 1921 tên chính là Phạm văn Cương không bao giờ học Albert Sarraut cả. Anh ta học trường Thành Chung Nam định cùng lớp với Mai chí Thọ và sau đó bị bắt. Chỉ nhận họ với vợ Nguyễn Độ sau này.
    Lê thường Tín

    • Đòan Thanh Liêm says:

      Tôi xin cảm ơn ông Lê Thường Tín. Có lẽ tôi nhớ sai về trường học của ông Thạch với giáo sư Độ. Nhưng đúng là GS Độ có cho tôi biết là ông có học chung với ông NCThạch và cả ông Phan Hiền hồi xưa cũng đã làm Thứ trưởng Ngoại giao. Như vậy có thể là các ông ấy học trung học ở Trường Thành Chung Nam Định, trước khi GS lên Hanoi ho

      • Đòan Thanh Liêm says:

        Xin viết thêm vì hôm qua máy của tôi bị trục trặc :
        Gs Độ không thấy nói với tôi là có học chung với ông Mai Chí Thọ, dù sau 1975, ông Thọ giữ chức vụ lãnh đạo ở Saigon, ai cũng biếtđến tên tuổi của ông.
        Nhân tiện, tôi có hỏi một người bạn về bà Nguyễn Phương Nga, có phải bà là vợ của ông Phạm Bình Minh chăng, thì anh bạn cho bi

Leave a Reply to Đòan Thanh Liêm