WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải thưởng Hồ Chí Minh

Có lần, tôi nghe ông Phùng Quán thở ra:

Có nơi nào trên trái đất này,

Mật độ đắng cay như ở đây?

Thì quả là đúng vậy nhưng chỉ nói vậy thôi (e) không hết lẽ. Tưởng cũng nên thêm đôi dòng … bồi dưỡng:

Có nơi nào trên trái đất này

Huy chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng nhiều như ở đây?

Rẻ ra thì cũng được danh hiệu gia đình cách mạng, gia đình chính sách hay (giá chót) cũng cỡ gia đình văn hoá. Chỉ có điều đáng phàn nàn là giá trị của sự khen/thưởng ở Việt Nam thường rất tượng trưng, và cũng rất mơ hồ. Còn chuyện trao/nhận giải thì không những đã lùm xùm, mà còn nhếch nhác, và điều tiếng thì (kể như) hết biết luôn!

Mới tuần trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 2011, nhật báo Người Việt đi tin:

Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.”
Trước sự kiện này, nhà báo Trương Duy Nhất đã có lời bàn hơi gay gắt:

”Chưa bao giờ việc xét tặng giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh lại bốc mùi đến thế. Mùa giải đang vào lúc gay cấn, cãi tranh ỏm tỏi thì xuất hiện 5 trường hợp ‘lạ’: 4 xin rút tên khỏi danh sách ứng cử và 1 không chịu viết đơn.”

Biên tập viên Mặc Lâm của RFA thì nói năng (nghe) nhẹ nhàng hơn, chút đỉnh:

Việc hai giải thưởng được xem là quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng bị lũng đoạn bởi sự lạm dụng quyền thế của người chấm giải, cộng với cách công khai thao túng quyền đề cử bất kể dư luận đã nói lên sự thật về tất cả các giải thưởng lớn nhỏ của Việt Nam ngày nay. Bốn người trong cuộc lên tiếng một lúc đã trở thành chuyện không lạ, khi tính khách quan của giải thưởng bị ông Hữu Thỉnh lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.”

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng nêu ý kiến gần tương tự: ”Hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh mà được Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh của nhà nước thì chứng tỏ cái giải thưởng đó không có giá trị.”

Tôi thề có trời đất (cũng như qủi thần) chứng giám là mình hoàn toàn và tuyệt đối không có thù oán, thành kiến hay ác cảm gì với quí ông Mặc Lâm, và Trần Mạnh Hảo. Tôi cũng không quen biết gì (hết trơn hết trọi) với ông Hữu Thỉnh.

Tôi chưa gặp ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn (đương đại) này lần nào cả, điện thoại, email, tếch – tiếc (qua lại) hoặc kết bạn tâm thư cũng không luôn. Chả qua là vì “lộ kiến bất bình” (thấy có kẻ bị hàm oan) nên xin có đôi lời “phải quấy” để rộng đường dư luận.

Cứ theo lời ông Mặc Lâm thì ông Hữu Thỉnh đã “lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.” Giời ạ, cả hai giải thưởng (thổ tả) vừa nêu có “nét đẹp” nào đâu mà có thể làm cho chúng … “xấu đi” được chứ? Tương tự, theo tôi, ”hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh” dù có được giải hay không thì cũng không thay đổi được gì (ráo trọi) cái được gọi là “giá trị” của Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh.

Cứ từ tốn xem từng giải một. Muốn biết tại sao cái gọi là Giải Thưởng Nhà Nước lại bốc mùi, xin hãy nghe lời của một công dân Việt Nam nói (qua) về đất nước/tổ quốc của mình:

“Tổ quốc đã trở thành đao phủ.  Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ. Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”

Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 – 571).

Gần hơn, vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, tôi vừa nghe một công dân khác – nhà giáo kiêm nhà báo Phạm Toàn – nói trong tiếng nấc: “Nước mà Dân bị nhũng nhiễu công nhiên như thế thì chắc chắn sẽ mất thôi – làm sao Dân lại chịu giữ cái Nước nơi họ bị đối xử như quân thù, cái đất nước không mang lại hạnh phúc cho họ?” Có vinh dự gì để nhận bất cứ một loại giải thưởng (tào lao) nào từ thứ Nhà Nước “đểu cáng và lật lọng” như thế chứ ?

Còn Giải Thưởng Hồ Chí Minh?

Trước hết, hãy nghe đôi lời (hết sức nhã nhặn) về nhân vật lịch sử này – qua ngòi bút của nhà văn Phạm Đình Trọng:

Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá!

Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng.

Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là ‘đát’. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể ‘học tập’ được nữa! Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát.”

Nói thế (tất) không sai nhưng sợ chưa hết lẽ. Những danh nhân khác, cùng thời với Hồ Chí Minh (Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Lý Đông A, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu …) đâu có ai … hết đát. Không những thế, với thời gian, dấu ấn của những nhân vật lịch sử này lại càng đậm nét hơn trong lòng dân tộc.

Trường hợp của Hồ Chí Minh thì hoàn toàn khác. Sau cái thế kỷ mây mù vừa qua thì tăm tiếng của ông mỗi lúc một mất dần, và thay vào đó toàn là những điều … tai tiếng:

“Những ngày tháng tám này, biểu tượng Hồ Chí Minh đã bị chính ĐCSVN biến thành mất thiêng thông qua cuộc biểu tình của người dân Hà Nội và miền Bắc nói chung. Dù muốn dù không, hình tượng Hồ Chí Minh đã mai một, mờ nhạt và không còn đất sống, trước hết và quan trọng nhất, ông không còn giá trị cho ĐCSVN ngày nay lợi dụng thêm nữa. Dù cho những ai cố trốn chạy hoặc chối bỏ, cũng đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật đó. Chính ĐCSVN đã làm cho hình tượng Hồ Chí Minh tàn lụi mau chóng hơn qua ‘cuộc vận động học tập và làm theo…’ và qua việc đối phó côn đồ của lực lượng an ninh đối với người biểu tình, đã là câu trả lời lạnh lùng, ráo hoảnh cho những ai vẫn hằng tin và khắc sâu trong tâm trí về tính chân lý của Hồ Chí Minh.” (Nguyễn Ngọc Già – Từ thông báo cấm biểu tình nghĩ đến những điều… khác!).

Riêng ở miền Nam thì hình ảnh Hồ Chí Minh đã trở thành giễu cợt từ lâu, chứ chả cần phải đợi (mãi) đến “tháng tám này.” Ngay khi Sài Gòn vừa bị mất tên, trẻ con nơi đây đã nghêu ngao những lời đồng dao (nghe) cười ra nước mắt:

Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
Chân Bác dài Bác đạp xích-lô.
Trông thấy Bác em kêu xe khác!

Đã đến lúc Hội Nhà Văn Việt Nam cũng (đành) phải “kêu xe khác” thôi. Hãy thay Giải Thưởng Hồ Chí Minh bằng những tên gọi khác – những tên tuổi không vĩ đại gì cho lắm nhưng (chắc chắn) sẽ không bị bốc mùi – như Giải Bích Khê, Giải Hàn Mặc Tử, Giải Bùi Giáng, Giải Văn Cao, Giải Phùng Cung, Giải Phùng Quán, Giải Hữu Loan, Giải Nguyễn Hữu Đang … chả hạn.

Thì tôi cũng vì quá rảnh, và quá lo xa, nên bàn (ra) như thế. Chớ còn lâu lắm, mãi chờ đến năm 2016,  mới đến lúc phát Giải Thưởng Hồ Chí Minh kế tiếp. Cái Nhà Nước này (chắc) không thể tồn tại tới lúc đó đâu.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

  1. Võ Đình Tuyết says:

    Bài nào của… bác Tiến đọc đều đã.
    Tui khoái ông Khinh Binh phản hồi,vì lời lẽ hợp với ” thằng cha Tiến lắm!”
    “Giải thưởng Việt cộng làm đéo gì có giá trị,có vẻ đẹp. Nhưng để nhận ra những điều sơ đẳng đó,cũng cần có trình độ”
    Vâng,đến bây giờ mà còn có kẻ đưa hai tay nhận giải thưởng đó thì” ĐM,chết sướng hơn!”
    Cám ơn Tưởng năng Tiến.

  2. Khinh Binh says:

    Bài này của ông…Tư Tiến đọc sướng lắm. Cám ơn.

    Tôi cũng cho rằng “tầm nhìn” của các ông Mặc Lâm hay Trần Mạnh Hảo thua xa ông Tư. Xưa nay các “giải thưởng” của VC thì làm đ..éo gì có giá trị, có vẻ đẹp. Nhưng để nhận ra những điều sơ đẳng đó, cũng cần có trình độ. Trần Mạnh Hảo lớn lên trong rọ cólẽ quen miệng, Mặc Lâm thì có lẽ co giò chạy hơi sớm, cứ nghĩ “giải thưởng” thì phải đẹp, phải hay, phải tranh đua…Hóa ra ở lâu hoặc ở ít với VC đều có cái giá phải trả. Ở vừa vừa như…tui thì khôn tuyệt.

    Nói nịnh cho ông vui tí, nếu phải kêu xe khác tui kêu bác tài TNT.

  3. Thất học says:

    Sắp sửa đổi tên thành ” Giải thưởng Mao Trạch Đông ” rồi , vậy mà quý vị còn đang nằm mơ ….!!!

    Thật tội nghiệt cho Dân tộc VN , cho những kẻ sỉ , nước mất , vẫn còn chưa chịu tỉnh giấc , vẫn say men chiến thắng , vẫn say men hận thù

    Xã hội VN hiện nay mang tính chất thụ động và hưởng thụ đã bị TQ tung tiền ra mua đứt , một sự thật nhãn tiền biết nói làm sao đây …!!!

  4. thichđủthứ says:

    Lập (ra ) nhiều giải thưởng (thi dua) củng tốt (chớ sao ),vì có (tính cách) cạnh tranh (nhau) thì mới (có) tiến bộ.Nói (lý) là như vây,nhưng lạm dụng giải thưởng (vì) tiền bạc mà trao tăng cho nhửng người,việc không xứng (đáng) thì chỉ có lùi ( mà) không tiến .Lùi hoài thì thành không ra gì ,(đâm ra) vô giá trị,bị khinh khi, coi thường .chọc cho người dân (hiểu biết) cười (đủ 36 ? kiểu) và người nhận (thưởng ) thấy nhột,chẳng có gì (đáng ) vui mừng mà hảnh diện (xấu hổ thêm thì có). Nhưng (củng) có thể chẳng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Miển giải kèm tiền (khơ khớ) đê lấy rượu “giảivui”.Mặt có đỏ ,đả đỏ (vì mắc cở) thì đỏ thêm (chút) về rượu (tiến) ai cười (hở 10 cái răng ?)
    Do đó giải văn chương (cao quí) củng chỉ vì người,vì tiền chớ đâu phải vì văn ? Vả (lại) người dân lo chạy đôn đáo kiếm (vật chát)cho đầy bao tử mình và gia đình còn đâu thì giờ,thời gian và không gian để (ăn) món ăn tinh thần (văn chương thi phú) nửa chớ ?
    Còn Bác Hồ thì ngay từ năm 75,bác được dân miền Nam (thương yêu) đòi “lông kiếng” Bác,coi bác như anh phu xích lô (Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ.Chân Bác dài Bác đạp xích-lô.Trông thấy Bác em kêu xe khác!) hay kẻ ăn chia (Đêm qua em mơ gặp túi tiền……Em đem về em khoe với bác,Bác gật đầu bác bảo :chia hai”) .Cho nên giải thưởng mang tên Bác củng (ngầm) ý là (chỉ) TIỀN thôi ! (xin tha cho con cháu Hộnhà dzănviệtnam “làm theo lời bác” mà (bi) “chê” quá!)
    Thôi thì,theo như (Ông) tác giả ,4 năm nửa hết có giảithưởng HCM (nay là chuyến tàu vét). Có giải thưởng (có lẻ) là giải HồCẩmĐào hay (caoquí hơn) Maoxếnhxáng vỉ đaị.Có phải vậy không ?

  5. Nguyễn Tấn Trung says:

    Chúng ta thử đọc bài thơ đắc ý nhất của Bác Hồ để biết tài năng của bác Hồ có xứng đáng được lấy tên để trao giải thưởng văn hóa khoa học hay không??? Bài thơ đó có tên là ” Bào ca du kích” được bác Hồ đắc ý nhất, đắc ý vì sự nghiệt của bác là do các anh du kích lập rồi sáng tác như sau:

    Ào ào ào
    Già nào
    Trẻ nào
    Lính nào
    Dân nào
    Đàn ông nào
    Đàn bà nào
    Ai có súng dùng súng
    Ai có dao dùng dao
    Người có cào dùng cào
    Không có gươm thì dùng cuốc xẻng, gậy gộc …

    Đọc qua đoạn văn trên chúng ta nhận thấy:

    1 – Nói là thơ mà chúng ta không hề thấy có âm điệu, có văn vần. có hồn thơ mà toàn những từ những câu quê mùa cộc lốc thì làm sao gọi là thơ được ???

    2 – Nói là bài ca thì

  6. Nguyễn Tấn Trung says:

    Chúng ta thử đọc bài thơ rất đắc ý nhất của Bác Hồ sáng tác, Đắc ý vì sự nghiệp của Bác Hồ là do các anh du kích làm nên , khiến Bác Hồ cảm kích sáng tác và trân trọng đặt tên cho sáng tác đó là bài: ” Bài ca du kích” Bài thơ đó như sau:

    Ào ào ào
    Già nào
    Trẻ nào
    Lính nào
    Dân nào
    Đàn ông nào
    Đàn bà nào
    Ai có súng dùng súng
    Ai có dao dùng dao
    Người có cào dùng cào
    Không có gươm thì dùng cuốc xẻng, gậy gộc …

    Qua bài thơ đó chúng ta thấy rõ tài năng của Bác Hồ và có nên lấy tên Bác Hồ đặt tên cho giải thưởng cao quý của nền văn hóa khoa học của nước nhà không ? Xin bạn dọc và có thấy những điều như sau đây không:

    1 – Nói là thơ không thây là thơ ở đâu, chỉ toàn những từ quê mùa cộc lốc không cố âm vận nhạc điệu nhất là không có hồn thơ thì sao lại gọi là thơ được ???

    2 – Nói là bài ca mà không thấy cái giai điệu, không có khí phách , không có lãng mạn, không có nhạc điệu, không có âm thanh … trong bài ca thì gọi là bài ca được sao ???

    3 – Còn nói về anh du kích nhưng nhưng có ai thấy hình ảnh du kích đâu cả! Không hề thấy anh du kích nguỵ trang khéo léo khiến kẻ thù lọc trọn vào vòng vây, Không thấy anh du kích chịu đựng kiên cường nhẫn nhục chờ quân thù lọt chân vào bẩy sụp, Không hề thấy cuộc chiến lấy ít đánh nhiều lấy yếu đánh mạnh một cách tài tình của anh du kích, không thấy những chiến công hiễn hách oai hùng của anh du kích … mà chỉ thấy cuộc đánh lộn của những người hàng xóm thiếu văn hóa đang tức giận đánh nhau vì những chuyện vơ vẫn không không .
    Một đoan văn không đầu không đuôi, rất cộc lốc quê mùa, không ý nghĩa, không vần điệu, không âm sắc, không có hồn, không lãng mạn, không khí phách v.v. mà gọi là thơ và lấy tựa đề là bài ca và dược Bác Hồ nâng niu coi như một sáng tác Vĩ đại bất hủ thì sụ hiểu biết và trình độ văn hóa của Bác Hồ ở chổ nào??? Vậy mà dám ưởn ngực ra lấy tên Hồ Chí Minh để trao giải thưởng văn hoá khoa học Việt nam ! Đó có phải là cái nhục chung của đất nước và cái nhục riêng của người trí thức . Vì vậy nếu tôi được giải thưởng tôi thấy nhục lắm.

    Nếu Quý vị đã điên rồi hay hết tên đặt giải thưởng cao quý của đất nước thì tôi đề nghị Quý vị nên lấy tên trái bắp, củ lang, củ mì … mà đặt tên cho giải thưởng, tuy lạc địu nhưng còn đở hơn lấy tên Hô chí Minh .

    • Jason T. says:

      1/Giá trị gỉai thưởng không phải là mang tên AI,mà phải coi nó có giá trị,xứng được giải thưởng hay không.Ong TT/VNCH hinh như không có tác phẩm nào cả,nhưng vẩn có giải thưởng mang tên NguyểnvănThiệu.,TT của nước VNCH.Cao quí lắm .Xứng đáng lắm.Vìlấy tên danh dự,cao quí để đặt tên cho giải thưởng,còn người bình chọn giải thưởng là nhửng người có uy tín của mổi bô môn.Họ là giáo sư ĐH ,là văn thi sỉ một thời vang danh,lảo làng,là giáo sư,nhà phê bình,nhà báo có uy tín… Và khi giải thưởng được công bố,không ai chê là dở,dưới tầm (như TMH chê thơ văn của nhửng người đưọc giải ở VNXHCN bây giờ). Chỉ có sau này ,có cuốn sách khảo cưú về “chuyên cổ tich” (quên tên) của Hoàng trong Miên bị phê bình,không phải vì văn chương mà vì “đạo văn” của nhà văn Nguyển Đổng Chi ngoài Bắc (cuốn này chẳng ai biết,chỉ có kẻ la2mm việc trong phủ dânvận ,tiếp xúc sách của miền Bắc mới biết. )Tên này sau lấy bút hiệu khác viết cuốn Đệ Nhất Phu Nhân để nói xấu Bà Nhu với bao bịa đặt vu khống.
      2/Thơ của Ông Hồ chép lại trên đây thì chỉ là 01 bài vè,dể thuộc dể nhớđểTUYÊNTRUYỀN trong dân chúng mà thôi. Không thể gọi là thơ ,dù là thơ mới,hay thơ tự do …
      3/Chúng ta,theo bài viết của TMHảo (chớ chưa ai đọc nguyên bản thơ văn dự thi) và thấy TMH phê phán gắt gao,nên nghỉ là không có giá trị ,không mới,không hay,không đáng được giải thưởng văn học của HNVVN,không XỨNG với người được đạt tên cho giải thưởng này hay mang caí “mác” giải thưởng hội nhà văn VNXHCN. Bởi vì,nếu đả chọn để lảnh giải thì tác phẩm đó phải hay phảimới phải có khám phá,nghỉa là “trên tầm” …Giải thưởng còn caí danh cho người chấm,người nhận và người được đặt tên cho giải chớ không phải chỉ vì chia nhau mấy trăm triêu mà bôi bác nền văn chương ,văn hóa VN .4/Ở dây nói về văn chương không xứng (TMH còn viết là viết nhiều câu tiếng Việt chưa thành thạo nửa kìa) với giải thưởng cao qui….Còn nếu nói Ông Hồ không biết gì vềvăn chương.trình độ văn hoá của Bác còn KÉM,òn DỞ.,bác viết”không ý nghỉa,không vần điệu, ,không âm sắc ,không có hồn,không lảng mạng ,không khí phách..”.thì nếu có 01 tác phẩm nào được giải mang tên Bác thì “nó” ngang TẦM của Bác rồi.phê bình chi nửa !(nghiả là trình độ văn chương của Bác ra sao thì tác phẩm được giải của Bác củng vậy.Cùng một “TẦM” với nhau cả thôi ).
      5/Bởi vậy nên TMHảo CHÊ. Tác giả TNT củng CHÊ luôn.
      Và người Việt hảingoại không đọc loại văn chương tuyên truyền dở,kém đó rồi !!!!

  7. Nguyễn Tấn Trung says:

    Giải thưởng phải đúng nghĩa chính danh không thể để bị lạm dụng, bởi vậy:

    – Nếu tôi là nhà khoa học, nhà văn mà được giải thưởng Văn hóa khoa học ồ chí Minh thì tôi thấy nhục và không nhận giải thưởng, Vì Hồ chí Minh vừa gian dối độc ác vừa dốt nát nông cạn không đáng làm học trò của tôi thì lại phát thưởng cho tôi ???

    – Nếu tôi là thằng gian ác quỷ quyệt có biệt tài đóng kịch để lừa đảo thì tôi vô cùng sung sướng hãnh diện được lãnh giải Hồ Chí Minh vì tài năng của tôi được công nhận là sáng chói như tài năng của Bác Hồ.
    Bởi vậy

  8. Nguyen quoc viet says:

    Tổ quốc Việt nam ??? , nhất là cái Tổ Quốc Việt nam của những người vẫn trơ trẽn , không biết nhục , mang mặt nạ Cộng sản , những người vẫn tiếp tục tự hào với cuộc chiến thắng thần thánh giải phóng miền Nam của họ , với tất cả những hậu qủa mà người dân của cái gọi là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày nay đã phải trả từng ngày, trong cuộc sống và họ sẽ phải tiếp tục trả trong tương lai với những giá trả đầy đau thương , mất mát , từ tinh thần đến vật chất . Ôi thôi biết nói những gì về những từ ngữ như : Tổ quốc Việt nam , nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam – Độc lập , Tự do , Hạnh phúc ….v… v… và v… v… . Thôi hãy quên hết đi những gì có liên quan đến cái Tổ quốc Việt nam ngày nay mà yên sống nơi này … .

  9. Quảng Đà says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với lời kết của anh TNT : “Cái nhà nước naỳ (chắc) không thể tồn tại tới lúc đó đâu”.Những người chưa lãnh giải thì nên từ chối để khỏi phải ôm nhục suốt đời và cho con cháu,những ai đã “trót dại” nhận rồi thì “khôn hồn” nên công khai phủ nhận nó.

    • Builan says:

      Caí anh Quãng Đà nầy sao anh suy nghĩ giống tôi, và tôi cũng suy nghĩ giống anh quá vậy?
      Tôi muốn nói thêm : “Caí giải thưởng cuả:bè lũ ĐỂU, mang tên THẰNG ĐỂU…cuả thời kỳ đồ ĐỂU… thì những gì dinh tới cũng chỉ toàn ‘Đều là ĐỂU’ ”
      ”.Những người chưa lãnh giải thì nên từ chối để khỏi phải ôm nhục suốt đời và cho con cháu,những ai đã “trót dại” nhận rồi thì “khôn hồn” nên công khai phủ nhận nó. “
      * Có làm được theo lời khuyến của QĐ mơí mong tránh được caí nhục, dơ của ĐỂU !

      *KHÔN chút nưã thì nên “Tìm đường vượt biên” ! Còn không bọn ĐỂU chúng nó cũng đồng hoá thành “Người TÀU gốc VIỆT” thì càng chiụ thêm trăm, ngàn… lần ĐỂU !!!!

Leave a Reply to Quảng Đà