WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế nào là độc tài?

Độc tài là hiện tượng thâu tóm quyền lực vào tay một người hoặc một nhóm người. Cái gọi là quyền lực này bao gồm hai yếu tố chính: quyền và lực. Trong các thứ quyền, quan trọng và bao quát nhất là quyền quyết định: dưới một chế độ độc tài, nhà lãnh đạo có toàn quyền trong mọi quyết định, từ lớn đến nhỏ, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa và xã hội; bất chấp những suy nghĩ, ước vọng và quyền lợi chính đáng của mọi người. Về lực, nhà độc tài không những nắm trong tay toàn bộ các cơ quan được trang bị đầy đủ súng ống như quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, v.v… mà còn kiểm soát tuyệt đối các cơ quan có khả năng tác động đến đời sống tinh thần của mọi người như truyền thông và giáo dục. Hai thứ quyền và lực này đi đôi và hỗ trợ cho nhau: với quyền, người ta có lực; và dùng lực, người ta kiểm soát quyền.

Các nhà chính trị học thường chia thành hai loại độc tài chính: độc tài dựa trên cá nhân và độc tài dựa trên hệ thống.

Ảnh AP

Độc tài như Adolf Hitler hoặc Moammar Gadhafi là độc tài trên cá nhân: Chỉ có một mình họ có quyền lực. Toàn bộ hệ thống chính quyền họ dựng lên là để phục vụ cho họ. Quyền lực của họ gần như tuyệt đối. Không có ai được chia sẻ cả. Ví dụ, thời phát xít, trên danh nghĩa Hermann Goering là phó của Hitler. Goering có quyền sinh sát trên cả hàng chục triệu người. Gặp Goering, ai cũng lấm lét sợ hãi. Thế nhưng, như Goering từng có lần thú nhận, đứng bên cạnh Hitler, ông biến thành môt con số không to tướng. Tự thâm tâm, ông cũng thấy mình không đứng cùng trên một mặt bằng với Hitler. Ông biến thành con ong cái kiến bên cạnh nhà độc tài, người nắm toàn bộ quyền lực của quốc gia. Ở Libya, dười thời Gadhafi cũng vậy. Gadhafi không những là nhà lãnh đạo mà còn là nhà tiên tri. Đất nước là của ông. Ông muốn làm gì thì làm.

Độc tài dựa trên hệ thống lại khác. Trước, đó là độc tài quân chủ: Nó được dựng trên một số luật lệ nhất định, chủ yếu căn cứ vào huyết thống. Sau này, hình thức độc tài này thể hiện trong các nước xã hội chủ nghĩa: không phải cá nhân trị mà là đảng trị. Dĩ nhiên đảng cũng là người: bao giờ cũng có một cá nhân nào đó nổi lên, thay mặt đảng, để cai trị dân chúng. Hình thức độc tài này cũng có thể tìm thấy ở một số quốc gia Hồi giáo (kiểu Iran hiện nay): cả hệ thống tôn giáo trở thành lực lượng thống trị đất nước. Có thể có một cá nhân nào đó có quyền lực nhất, thao túng cả hệ thống tôn giáo để trở thành một kẻ toàn trị. Tuy nhiên, dù vậy, họ cũng vẫn nhân danh hệ thống và sử dụng hệ thống ấy, ít nhất như một bình phong hoặc một cơ cấu quyền lực.

Cả độc tài dựa trên cá nhân lẫn độc tài dựa trên hệ thống đều sử dụng một thứ quyền lực khác để biện chính cho quyền lực tuyệt đối của mình. Ngày xưa, các chế độ quân chủ sử dụng tư tưởng thiên mệnh: quyền lực của họ đến từ thần linh, do Trời định. Các chế độ độc tài như phát xít thì dựa trên quy luật tiến hóa, theo đó, có một số dân tộc có nhiều ưu điểm và đặc quyền hơn các dân tộc khác; trong từng dân tộc, có một số cá nhân vượt trội hơn các cá nhân khác. Các chế độc độc tài xã hội chủ nghĩa thì sử dụng lý tưởng đại đồng thời cộng sản chủ nghĩa, nơi ai cũng bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Ngoài ra, tất cả các hình thức độc tài đều sử dụng một biện pháp giống nhau: thần thánh hóa, hoặc ít nhất, thần tượng hóa lãnh tụ. Ở Liên Xô thì cả Lenin lẫn Stalin đều là những thiên tài vĩ đại. Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông cũng là thiên tài vĩ đại. Ở Bắc Hàn thì cha là “Lãnh Tụ Vĩ Đại” (Great Leader), con là “Lãnh Tụ Kính Yêu” (Dear Leader). Ở Campuchia thì có “Anh Cả” (Brother Nume One). Ở Việt Nam thì, trước, có “Cha già Dân tộc”; sau này thì có Nguyễn Tấn Dũng “Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á!” Để đạt được mục tiêu thần thánh hóa hoặc thần tượng hóa như thế, các nhà độc tài đều sử dụng một biện pháp giống nhau: nói láo.

Độc tài dựa trên cá nhân và độc tài dựa trên hệ thống, dù có một số khác biệt, vẫn giống nhau trong bản chất. Và cả hai đều đối lập với dân chủ.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, chúng đối lập ít nhất ở mấy điểm chính:

Một, trong khi độc tài nhấn mạnh vào ý niệm quyền, độc tài nhấn mạnh vào bổn phận của từng cá nhân. Trên căn bản, chế độc dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc tự do cá nhân, ở đó, mỗi người, bất kể nguồn gốc, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, đều có những quyền căn bản giống nhau; chế độ độc tài, ngược lại, được xây dựng trên sự vâng phục; vâng phục càng mù quáng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong xã hội dân chủ, ở trên có bổn phận và ở dưới có quyền; trong xã hội độc tài, ngược lại, ở trên có quyền và ở dưới chỉ có bổn phận.

Hai, trong khi dân chủ tin tưởng vào sự bình đẳng, độc tài tin tưởng vào tính đẳng cấp. Khi một nhà độc tài nói về bình đẳng, bạn có thể khẳng định dứt khoát: “Hắn đang nói dối!” Chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ sai cả: cả lịch sử và luận lý thông thường đều đứng về phía bạn. Nếu không muốn nhớ lịch sử và không muốn mệt óc lý luận, bạn cứ nhìn vào cái gọi là “Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ” (từ Trung ương xuống địa phương) ở Việt Nam thì biết. Đố bạn tìm ra ở các quốc gia dân chủ một ủy ban nào tương tự! Rõ ràng là sức khỏe của ai cũng quý cả, nhưng sức khỏe của cán bộ thì quý hơn nhiều. (Nhưng đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà thôi!)

Ba, trong khi dân chủ vinh danh con người, độc tài lại vinh danh nhà nước: Dân chủ xem nhà nước chỉ là phương tiện để phục vụ con người; độc tài, ngược lại, xem con người là phương tiện để phục vụ nhà nước. Nhưng nhà nước chỉ là một guồng máy vô nhân tính: chế độc độc tài nào cũng vô nhân tính.

Bốn, trong khi dân chủ khuyến khích tự do tư tưởng, độc tài lại ra sức đàn áp tự do tư tưởng và cả tự do hành động. Với dân chủ, tự do là lý tưởng và là nguyên tắc. Với độc tài, tự do là kẻ thù. Nhà dân chủ tuyên bố: “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi sẵn sàng tranh đấu cho quyền phát biểu ý kiến của anh/chị”; nhà độc bài tuyên bố: “Không có ý kiến ý kiết gì cả. Tất cả đã có Tao lo!”

Năm, trong khi dân chủ đề cao tinh thần đa nguyên, chấp nhận những sự dị biệt và tôn trọng các khác của người khác, độc tài, ngược lại, chỉ thích sự đồng quy, đồng nhất và đồng dạng.

Sáu, trong khi dân chủ tiến hành công việc qua những sự đàm phán và thương thảo, trong đó, người ta sẵn sàng tương nhượng, độc tài, ngược lại, chỉ biết đề cao quyền lực, dùng quyền lực để giải quyết mọi xung đột, thậm chí, khác biệt.

Sáu sự đối lập trên là những đối lập căn bản. Chúng ảnh hưởng và tác động lên các khía cạnh khác trong đời sống chính trị, văn hóa và xã hội, từ đó, làm cho diện mạo của dân chủ và độc tài khác hẳn nhau.

Tất cả các nhà độc tài đều muốn mạo danh dân chủ. Nhưng trên thực tế, ranh giới giữa độc tài và dân chủ khác nhau đến độ không ai không thấy. Và không ai có thể lầm được.

Trừ những kẻ bị nhồi sọ.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

12 Phản hồi cho “Thế nào là độc tài?”

  1. ĐẠI HẢI says:

    TÍNH KHỐN NẠN CỦA SỰ ĐỘC TÀI

    Không cần biết cá nhân nào độc tài, nhóm người nào độc tài, đảng phái nào cầm quyền mà độc tài, sự độc tài đó ở thời nào, tại đâu, chỉ cần biết chung mọi sự độc tài thực chất đều khốn nạn cả. Tại sao ? Bởi độc tài thu tóm quyền lực độc đoán về cho kẻ độc tài, nhóm độc tài, hay thiểu số đôc tài, đi ngược lại, tiêu diệt nguyên lý tự do, dân chủ chính đáng của tất cả mọi người. Thực tế, mọi con người sinh ra trong cuộc đời đều bình đẳng, đó là lý do và là nền tảng của tự do dân chủ. Vậy tại sao có sự độc tài ? Sự độc tài là sự lợi dụng, lạm dụng, sự cướp đoạt tự do và nhân cách của mọi người khác. Trong chế độ độc tài tất cả mọi người đều không được tôn trọng, chỉ duy người được tôn trọng duy nhất là kẻ độc tài. Do vậy, sự độc tài tạo nên một xã hội du nịnh, mọi người đều mất phẩm cách, đặc biệt những kẻ phục vụ đắc lực cho kẻ độc tài. Bởi quyền lực là duy nhất do kẻ độc tài nắm, nên mọi sự nịnh bợ cũng đều được tập trung vào nơi quyền lực đó. Kẻ độc tài có thể tự chuyên quyết định mọi sự, không cần đến những người khác. Vì dưới tay nó có quyền một guồng máy, một xã hội của mọi người nịnh bợ nó. Sự độc tài như vậy tiêu diệt hết các khuynh hướng văn hóa tự do của xã hội, thành ra một xã hội phi văn hóa tự do. Nên trong xã hội độc tài, chỉ có toàn văn hóa của sự nịnh nọt, văn hóa của sự độc tài chiếm lĩnh toàn thể thể xã hội. Tất cả mọi tổ chức đoàn thể, mọi khẩu hiệu đề ra, mọi hành động có thể có được hay được cho phép, không ngoài phục vụ quyền lực của kẻ độc tài. Bởi thế độc tài luôn luôn có sự lợi dụng, lạm dụng, và sự ban phát về các tư lợi và quyền hành. Sự độc tài do đó cũng giống như một kim tự tháp về quyền lực. Quyền lực cao nhất nằm ở đỉnh của kim tự tháp. Từ đó tỏa ra mọi cấp quyền lực yếu dần nằm ở dưới nó, phạm vi rộng ra hơn, cuối cùng là tầng lớp nhân dân nhiều nhất, thấp nhất, không hề có quyền lực. Mọi con người sinh ra đều đương nhiên độc lập, tự do, bình đẳng như những hạt cát trong đồng cát. Thế nhưng sự độc tài cũng giống như mọi hạt cát ấy được kết dính lại bới chất ciment, bời những đá sỏi và sắt thép khác nhau, làm thành khối bêtông cốt thép, làm thành tấm lưới thép bao bọc chung quanh, mà quyền lực cao nhất tập trung nơi kẻ độc tài. Trong xã hội độc tài, toàn thể xã hội cũng giống như một bầy vịt, phải chảy lòng vòng trong vòng ngăn bao quanh, hay phải chạy theo hướng roi chỉ của người lùa vịt, chăn vịt, đó là chưa nói còn những yếu tố a tòng, phụ giúp theo đó, như những loài thú khác dùng để lùa vịt. Trong tình huống như thế, một xã hội càng được tổ chức chặt chẽ bao nhiêu, sự độc tài càng phát huy tác dụng bấy nhiêu. Nhưng dù sao, mọi sự độc tài đều phi nhân cách. Kẻ độc tài cướp đoạt ngang ngược mọi quyền tự do chính đáng của người khác, của mọi người, đó là sự phi nhân cách thứ nhất. Mọi người khác đều phải sợ hãi vô lý kẻ độc tài, đều mất tự do, đều phải thúc thủ trước kẻ độc tài, đó là sự mất nhân cách thứ hai. Lại phát sinh ra tầng lớp con người bon chen, nịnh bợ kẻ độc tài bằng mọi cách, đó là sự mất nhân cách thứ ba. Đó là lý do tại sao nói sự độc tài là sự mất nhân cách, sự phản xã hội. Nhưng mọi sự độc tài khác chỉ mang tính tự phát hay có tình cách giai đoạn, thời cơ. Như độc tài vua chúa, độc tài cá nhân, độc tài quân phiệt, độc tài thần quyền. Duy chỉ có sự độc tài đi đôi với một lý thuyết hẳn hoi, một cái được gọi là ý thức hệ hẳn hoi, tuy rằng phi khoa học, phản khoa học, những rất phát huy đắc lực trong những xã hội dân trí thấp kém, đó là sự độc tài mác xít chuyên chính mà ai cũng biết. Chính Các Mác là người duy nhất và đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã đưa ra một lý thuyết độc tài tai ác như thế, với bao nhiêu sự hệ lụy kinh hoàng về rất nhiều mặt của nó, khiến nguyên một thế kỷ rưỡi sau ông ta toàn thể cả một nửa của nhân loại đã phải chịu đựng. Đây chính là điều tội lỗi nhất của Các Mác mà ngay trong khi còn sống ông ta đã hoàn toàn không biết, hay chỉ ngây thơ không biết. Ông ta quá ngây thơ tưởng rằng học thuyết của mình là tuyệt đối khoa học, hay chỉ ngụy tạo và ngụy biện cho là như thế, trong khi thực chất nó chỉ phản khoa học và phi khoa học mà ai cũng có thể thấy ra phần nào được. Một nội dung như thế lại kèm theo nguyên lý về sự độc tài để hậu thuẫn cho nó, thì sự thất bại hay sự tác hại muôn vàn của nó mà không xảy ra mới chính là chuyện lạ. Nói chung lại, sự độc tài làm bế tỏa mọi tinh hoa, mọi tinh thần cao quý, mọi yêu cầu phát huy tự do của xã hội, làm thế nào không khiến cho xã hội hay đất nươc liên quan bị nghèo nàn đi, bị kém cõi đi, bị cùn mằn mọi mặt đi, là điều mà tất cả mọi người đều có thể suy đoán dễ dàng ra được, như một sự hệ lụy hoàn toàn khách quan và hoàn toàn tất yếu, từ bản thân của ngay chính nó. Bởi trong mọi sự độc tài, chính mọi thành phần xấu, tiêu cực trong xã hội, sẽ tự nhiên làm hạn chế, phong tỏa, làm tiêu diệt, làm khống chế mọi thành phần tốt, tinh hoa, tích cực của xã hội đó. Đó chính là điều hệ lụy nền tảng dẫn đến mọi sự bế tắt, thụt lùi, thoái hóa của xã hội. Trong tính chất như thế, Các Mác nhìn bề ngoài giống như một nhà tư tưởng mang tính nhân bản lớn, cách mạng lớn, nhưng trong thực tế cho thấy chính là một con người thực chất chỉ mang tư tưởng phản động và phản xã hội rất lớn bởi hậu quả của những điều do ông ta đưa ra trong lý thuyết đã hoàn toàn phát huy ngược lại trong thực tế lịch sử của xã hội nhân loại mà khắp thế giới ngày nay, ở mỗi nước, tất cả mọi người đều biết rõ hết cả.

    NGÀN KHƠI
    (02/10/11)

    • Builan says:

      WHY ???
      Caí COMMENT mà nằm trơ trọi một mính thi xem ra rất vô duyên, tội nghiệp ! cò thể hiểu hình như không có ai để mắt tới ! nhất là comment quá dai daì !
      -VHT có thể tin là có một người ngưỡng mộ anh, đọc rất thấu anh…
      Chỉ không bằng lòng với anh vế lối tranh luận THIEU LỄ ĐỘ, nói trắng ra là HỖN NHƯ QUỶ, ” chửi sa sả ” (chữ cuả Ng VN “Ong có chổ yếu là hễ ai nói động tới ong là ong chưỡi họ sa sả.” ) Thành tâm, hết lòng cảm hoá anh ,mà tưởng chừng như xung khắc !
      . Tệ hại hơn
      Tập Làm Văn says:
      “Chuyện gì đây? ……
      Người ta mang danh trí thức mà cãi nhau như mổ bò, chửi nhau với ngôn ngữ như hàng tôm hàng cá kia kìa mà không biết ngượng, không biết xấu hổ. Còn “lời lẽ không khác gì lũ trẻ chăn trâu” ……. Nói vậy đôi lúc cũng oan cho trẻ chăn trâu lắm, vì nghèo hay hoàn cảnh mà chúng phải chăn trâu nhưng nhiều đứa ăn nói lễ phép và có tư cách còn hơn cả tiến sĩ trạng sư đấy! ” NOÍ ai vậy cà ????
      Trở lại vơí Ý KIẾN cuả NGÀN KHƠI !
      Sự uyên bác cuả anh không chê vào đâu được! Ước gì nhưng NGƯỜI ĐỘC TÀi, NHÓM ĐỘC TÀI, ĐẢNG ĐỘC TÀI , LÃNH ĐẠO ĐỘC TAI.. dược đọc, hiểu… và tiếp nhận BAÌ HỌC thuộc loại ” Luân lý giáo khoa thư..” cuả anh !
      Tôi xin phép nói rõ ra cái THIẾU ! _ Anh chỉ nêu ra vấn dề, rồi bỏ lững đó ! Không dám ĐƯA RA PHƯƠNG HỨỚNG GIẢI QUYÉT !
      Tôi từng vung vế goị là ” vứa viết vừa run” hay “lập lờ đánh lận con đen”_ KHOE MẼ ! ” làm anh phật lòng !! ” chửi sa sả ”
      ĐẠI NGÀN says:
      ” NGU BỎ MẸ
      Anh ngu bỏ mẹ mà cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ !
      VHT ” he he he
      Chẳng phaỉ là tôi (cò thể noí thêm là BẠN ĐỌC) không hiểu những khó khăn viết LÁCH cuả anh đâu !!! Hoan hô bác VHT !
      LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐƯỢC TỰ DO !!! “Tự do NGÔN LUẬN là gì hỡi anh hai ???”
      CHÚC VHT viết khoẽ , viết mạnh, viết đúng viết đủ, và KHÔNG viết THIẾU !

  2. Rủa Thêm says:

    Độc tài ả-rập chưa là gì nếu so với độc tài Phát xít và độc tài Cộng sản.
    Chúng ghê gớm hơn bởi chúng là ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ.
    Khi chưa cướp được chính quyền, chúng đã lợi dụng triệt để thời cơ và sự ngu muội của quần chúng nhân dân. Khi cướp được chính quyền rồi thì chúng đàn áp dã man bằng bộ máy công an và ngu dân bằng bộ máy tuyên giáo, loa đài, báo…
    Để kiểm soát được tư tuởng của người dân từ nhỏ cho đến lúc chết, chúng bắt họ vào các tổ chúc quần chúng: đội nhi đồng, đội thiếu niên, đoàn thanh niên, đảng CS, hội phụ nữ, hội phụ lão….
    Nhân dân không thể bị lừa mãi, chúng đang giãy chết, đang tự đào mồ chôn chúng. Thời mạt của chúng đã đến.

  3. Nguyen quoc viet says:

    Thế nào là Độc tài ? .
    Là những người Việt nam chúng ta chẳng phải cần phải giải thích dài giòng , chẳng cần phải lấy những thí dụ , so sánh từ những nước khác làm chi cho mất thời giờ tra cứu cho mệt óc . Câu định nghĩa về một thể chế , một chính quyền độc tài thật đơn giản , ngắn gọn , chẳng đâu xa , ngay trong câu : Nhân dân làm chủ ( điều này thì tốt ) , nhưng … nhà nước quản lý ( ??? ) và Đảng lãnh đạo !!! . Thật buồn chán và thật nhiều thất vọng về những người vẫn cứ mãi ôm khư khư lá cờ Tổ quốc , để xuống đường phản đối những Đồng chí Tầu cộng ….. . Than ôi một nhà nước với những niềm tự hào : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .

  4. Timsuthat says:

    Tôi nghĩ phần đông đọc giả, nếu chưa được học về khoa học chính trị, đều sẽ học được nhiều qua bài viết này để hiểu rõ hơn độc tài là thế nào và tại sao nó là xấu, là dở, là sai lầm. Phần ông “Vô Danh Khách” bổ túc trước cũng tốt – có điều cách trình bày hơi gây khó khăn cho đọc giả.

    Bài viết cần được phổ biến rộng rãi hơn, nhất là cho giới trẻ VN để họ có ý thức về khác biệt giữa dân chủ và độc tài rõ ràng hơn mà đắc lực tranh đấu cho VN thay đổi, vì tương lai của chính họ nằm trong sự hiểu biết này!

    Ngày xưa, do sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc dân chủ/độc tài mà dân miền Nam VNCH – với giới sinh viên học sinh và trí thức là chủ động – đã vô tình làm mất miền Nam! Tác động của CS giựt dây có, nhưng nếu giới trí thức hiểu rõ ràng hơn thì đã có thể ngăn chặn được nó và những sai lầm từ thời VNCH 1 (thời Diệm – với chiến tranh tôn giáo tai hại) và đã tránh được việc can thiệp chính trị của Mỹ. Ngay đến VNCH 2 (thời Thiệu), sự thiếu hiểu biết này đã gây ra quá nhiều biến động chính trị nội bộ bất lợi cho an ninh và phát triển vững mạnh của miền Nam, gây nên nhiều tai hại trên mặt quân sự trong nước, và rồi tai hại lớn nhất trên mặt chính trị ngay tại đất Mỹ khi dân chúng biểu tình chống chiến tranh dẫn đến việc Mỹ quyết định rút lui và sự sụp đổ toàn bộ năm 75.

    Dân VN thì trong một hoàn cảnh ngược lại (không sống trong nền chính thể dân chủ), nhưng cũng đang phải đối diện với vấn đề sống còn của VN (là chính sách thuộc địa/đồng hóa của TQ) cũng như các vấn nạn khác. Cả hai tình thế đều cần sự hiểu biết và đóng góp của mọi người trong nước, không được dựa trên độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN! Việc Mỹ rút ra VN đã mất danh dự cho họ (và gây khổ đau cho miền Nam), nhưng chính sách dân chủ của họ đâu có thua CNCS đâu! Ngay cả TQ và VN bây giờ đâu còn là CS chính thống nữa! Cái tên XHCN không dấu đi được tính cách độc tài, dùng quyền lực để thu lợi cho đảng viên mà thôi.

    • ĐẠI HẢI says:

      CHÍNH TRỊ CẢM TÍNH VÀ CHÍNH TRỊ LÝ TÍNH

      Chính trị cảm tính là niềm tin nào đó về chính trị chỉ mang tính hư ảo, dựa trên tình cảm mơ hồ, chủ quan, thấp kém, có khi giả tạo và giả dối. Chính trị lý tính là lý tính là chính trị chỉ dựa trên sự hiểu biết có phê phán và lý trí sáng suốt. Chính trị cảm tính chỉ do sự tuyên truyền phần nhiều là giả dối, chỉ làm theo sự tuyên truyền giả dối đó, là hậu quả, hệ lụy của sự tuyền truyền giả dối đó. Chính trị cảm tính hoàn toàn không có sự tự do, độc lập, sáng suốt, hay chủ động của ý thức cá nhân. Trong khi đó chính trị lý tính cần mọi sự hiểu biết về xã hội và chính trị trên nền tảng tri thức, khách quan, khoa học. Có khi những kẻ được mệnh danh là trí thức nhưng vẫn thiên về cảm tính thấp kém, nông cạn trong chính trị, nên rất dễ bị xỏ mũi cách tầm thường. Trong khi đó, có khi là người bình dân, nhưng thông minh và trí tuệ hơn, vẫn có thể có các quan điểm rất lý tính về chính trị, tức không bao giờ bị tuyên truyền hay mù quáng theo người khác. Điều này chắc nhiều người có thể nhận thấy được trong suốt một thời kỳ rất dài của lịch sử đất nước.

      NK

    • Vô Danh Khách says:

      “do sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc dân chủ/độc tài mà dân miền Nam VNCH – với giới sinh viên học sinh và trí thức là chủ động – đã vô tình làm mất miền Nam!”
      Nói là thiểu hiểu biết thì cũng đúng, hay nói là thiếu trình độ trí tuệ, thiếu thời gian để nghiên cứu học hỏi, trãi qua cũng đúng, bởi vì để con người có thể sinh sống trong một chế độ dân chủ, trong khi họ lại đang sống trong chế độ phong kiến thuộc địa, đòi hỏi phải có thời gian công sức để nghiên cứu học hỏi tiếp thu từng trãi cảm nghiệm dần dần từng bước, không thể nói hiểu biết là hiểu biết ngay được.
      Nên các chế độ thực dân nó nói là Khai sáng văn minh cho chúng ta thì cũng không hoàn toàn sai.
      Nên nói do sự thiếu hiểu biết mà dân miền nam VNCH đã “vô tình” làm mất miền nam thì cũng không hoàn toàn đúng, mà nó còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó có nguyên nhân từ nên văn hóa thấp kém của chúng ta trước đó. Nên họ dễ tiếp thu hấp thụ cái học thuyết cộng sản ngu dân mị dân tôn giáo kiểu thiên đường mặt đất hơn là nên dân chủ văn minh tiến bộ.
      Còn bạn timsuthat có nói: “ Phần ông “Vô Danh Khách” bổ túc trước cũng tốt – có điều cách trình bày hơi gây khó khăn cho đọc giả.” Thì tôi không hiểu là khó khăn gì đây, đơn giản là tôi chỉ phản hồi hay chỉnh sửa lại những điểm mà tôi cho là nó chưa hoàn toàn đúng, còn những đoạn nào mà tôi không bình luận gì thì có thể là tôi đồng ý với tác giả, nên chỉ cần đọc bài viết của tác giả rồi đến đoạn nào mà tôi bình luận hay phản đối thì chuyển sang phần của tôi mà đọc là có thể hiểu được ý của tôi. Hoặc có thể đọc trực tiếp vào phần bình luận luôn cũng có thể thấu hiểu dễ dàng.
      Có gì thì phải nói cụ thể rõ ràng thì tôi mới biết được.
      Còn tôi bổ sung thêm một chút comment của mình như sau, phần: “Còn nhà dân chủ tuyên bố như sau thì có vẻ thực tế hơn: “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi không ngăn cản quyền phát biểu ý kiến của anh/chị”. Trong khi từ gốc là “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi sẵn sàng tranh đấu cho quyền phát biểu ý kiến của anh/chị”; Tại sao? Bởi vì tôi đã không đồng ý với anh/chị rồi, chẳng lẽ tôi lại còn đi đấu tranh cho họ phát biểu ý kiến chống lại tôi hay sao. Chứ nó không liên quan gì đến việc đấu tranh chống độc tài ở đây cả. Hoặc là phải sửa câu này lại như sau: “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi sẵn sàng đấu tranh cho quyền phát biểu ý kiến của con người” thì mới đúng.

  5. ĐẠI NGÀN says:

    ĐỘC TÀI CHỈ LUÔN LÀ MỘT ĐIỀU PHI LÝ

    Cho rằng mình giỏi hơn người khác hay toàn dân để độc tài là người ngu tối. Bởi vì mình chỉ là cá nhân trong thiên hạ. Một cây không thể đa dạng bằng cả non ngàn. Độc tài cá nhân là ngu tối như vậy, thì độc tài tập thể chỉ là thay cá nhân bằng một nhóm nhỏ nhiều hơn cá nhân. Cho nên, độc tài là không có thiện chí xã hội. Bởi bất kỳ ai có thiện chí xã hội cũng đều đề cao hay đấu tranh cho dân chủ, tự do đích thực trong xã hội. Độc tài thực chất là do quyền lợi. Bởi vì chỉ có mình điều khiển thì mình mới nắm được cả hầu bao chung. Độc tài là tham quyền cố vị. Đó là những người quá trọng hư danh, chỉ đeo bám danh hão mà không hay nó đã thành xú danh, vì bị tất cả mọi người đều chưởi. Độc tài cũng chỉ có thể là mù quáng, bởi vì tin tưởng vào các ý thuyết nào đó một cách mê muội, thậm chí u mê vì không có khả năng phê phán, đánh giá. Độc tài là ý nghĩa bản năng hoang dã, vì muốn tỏ ra mình quyền uy, sai khiến được người khác, bắt người khác tuân phục mình chẳng cần sai đúng. Đó là tính cách phản văn hóa, phản văn minh. Cuối cùng, độc tài luôn luôn mị dân. Bởi muốn độc tài phải che đậy mọi sự thật khách quan, lừa dân, đầu độc dân, để dân ngu mới có thể độc tài được một cách lâu dài và vô điều kiện. Tuy nhiên sẽ không có sự độc tài nào vĩnh viễn, cũng như không có bất kỳ điều gì phi lý lại có thể tồn tại vĩnh viễn hay lâu dài trên thế gian này. Mọi sức mạnh mù quáng đều phải suy thoái đi trong đời sống. Bởi vì sức mạnh của trí tuệ và của điều công chính cứ càng ngày càng lớn mạnh lên trong nhân dân và đất nước nói chung. Không có sức mạnh hoang dã nào cứ tồn tại mãi được trong thế giới văn minh cứ càng ngày càng đi lên và phát triển. Trí tuệ của con người trong xã hội chắc chắn cuối cùng cũng sẽ thắng được mọi bản năng ích kỷ và hoang dã trong xã hội.

    VHT
    (23/9/11)

  6. Vô Danh Khách says:

    Mặc dù không phải là kẻ bới lông tìm vết, nhưng có một số điểm chưa đồng ý với chú NHQ, xin được bình luận ở mấy điểm chính như sau:
    Theo nhiều nhà nghiên cứu, chúng đối lập ít nhất ở mấy điểm chính:
    Một, trong khi độc tài nhấn mạnh vào ý niệm quyền, độc tài nhấn mạnh vào bổn phận của từng cá nhân. Trên căn bản, chế độc dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc tự do cá nhân, ở đó, mỗi người, bất kể nguồn gốc, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, đều có những quyền căn bản giống nhau; chế độ độc tài, ngược lại, được xây dựng trên sự vâng phục; vâng phục càng mù quáng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong xã hội dân chủ, ở trên có bổn phận và ở dưới có quyền; trong xã hội độc tài, ngược lại, ở trên có quyền và ở dưới chỉ có bổn phận.
    độc tài(dân chủ) nhấn mạnh vào bổn phận của từng cá nhân: chắc là viết nhầm.
    Chế độ độc tài mặc dù được xây dựng dựa trên sự vâng phục, nhưng không phải vâng phục càng mù quáng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Mà cái sự vâng phục ở đây là miễn sao nó phải có lợi cho chế độ độc tài, chẳng hạn có những kẻ trí thức rất tài giỏi nhưng lại bán rẻ lương tâm cho ĐCS để chống lại nhân dân nhằm mưu đồ lợi ích cá nhân cho mình.
    Còn nói trong xã hội dân chủ, ở trên có bổn phận, ở dưới có quyền thì cũng chưa đúng, vì thực tế thì người dân chỉ có quyền bầu lên những nhân vật theo ý của mình, đổi lại họ phải có trách nhiệm thực thi những điều đã hứa, còn quyền lực thực tế là nằm trong tay những người đã được bầu lên, chứ không phải ở dưới, họ không phải là đầy tớ của nhân dân.

    Hai, trong khi dân chủ tin tưởng vào sự bình đẳng, độc tài tin tưởng vào tính đẳng cấp. Khi một nhà độc tài nói về bình đẳng, bạn có thể khẳng định dứt khoát: “Hắn đang nói dối!” Chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ sai cả: cả lịch sử và luận lý thông thường đều đứng về phía bạn. Nếu không muốn nhớ lịch sử và không muốn mệt óc lý luận, bạn cứ nhìn vào cái gọi là “Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ” (từ Trung ương xuống địa phương) ở Việt Nam thì biết. Đố bạn tìm ra ở các quốc gia dân chủ một ủy ban nào tương tự! Rõ ràng là sức khỏe của ai cũng quý cả, nhưng sức khỏe của cán bộ thì quý hơn nhiều. (Nhưng đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà thôi!)
    Phải nói là dân chủ nó dựa trên sự bình đẳng, chứ không phải tin tưởng vào, thì khi đó đương nhiên độc tài nó sẽ dựa trên sự bất bình đẳng, chứ không phải dựa vào tính đẳng cấp như quí tộc hay thường dân, đa số các chế độ độc tài ngày nay nó dựa vào sự bất bình đẳng để chiếm đoạt và bám giữ quyền lực, một kẻ vô danh tiểu tốt nhưng có nhiều tiền, biết quan hệ, bản rẻ lương tâm thì vẫn có thể luồn lách lên những đẳng cấp cao được. Nên những kẻ quyền cao chức trọng ở nước ta hiện nay phần lớn đều là những kẻ mua quan bán chức, bán rẻ lương tâm, dùng thủ đoạn bất chính để chiếm đoạt và bám giữ quyền lực.

    Ba, trong khi dân chủ vinh danh con người, độc tài lại vinh danh nhà nước: Dân chủ xem nhà nước chỉ là phương tiện để phục vụ con người; độc tài, ngược lại, xem con người là phương tiện để phục vụ nhà nước. Nhưng nhà nước chỉ là một guồng máy vô nhân tính: chế độc độc tài nào cũng vô nhân tính.
    Dân chủ thì ai có công thì nó vinh danh, không kể đó là cá nhân hay tập thể. Còn độc tài thì đương nhiên nó phải vinh danh những kẻ độc tài và bộ máy của chúng không cần biết đó là con người hay nhà nước. Mà cũng không nên coi nhà nước là phương tiện của con người hay con người là phương tiện của nhà nước, mà nhà nước chẳng qua cũng chỉ là một tập thể con người mà thôi. Kể cả trong chế độ dân chủ, có khi nhà nước là phương tiện của con người, nhưng có khi con người lại là phương tiện của nhà nước. Không nên tách bạch quá rạch ròi phương tiện và cứu cánh ra như vậy nó dễ dẫn đến những ngộ nhận, sai lầm hay cứng nhắc. Mà phải hiểu cứu cánh và phương tiện là nó song hành, bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau, trong cái này có một phần cái kia và ngược lại, thậm chí chúng có thể chuyển hóa vai trò cho nhau được. Đồng thời nó không ngừng được kiểm tra, thử sai, lặp lại để hoàn thiện lẫn nhau. Nên nói những câu như không có cứu cánh nào biện minh cho phương tiện được thì cũng sai lầm tương tự như trên.
    Vì nhà nước là một tập thể con người nên không thể nói nó là vô nhân tính được, nên không thể nói chế độ độc tài nào cũng vô nhân tính được, mà phải hiểu cái nhân tính của nó là thiện, ác hay là tốt xấu, đồng thời vẫn có những chế độ độc tài phong kiến xa xưa với minh quân cai trị thì nó vẫn tốt đẹp miễn là nó vẫn còn phù hợp với thời đại của nó.

    Bốn, trong khi dân chủ khuyến khích tự do tư tưởng, độc tài lại ra sức đàn áp tự do tư tưởng và cả tự do hành động. Với dân chủ, tự do là lý tưởng và là nguyên tắc. Với độc tài, tự do là kẻ thù. Nhà dân chủ tuyên bố: “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi sẵn sàng tranh đấu cho quyền phát biểu ý kiến của anh/chị”; nhà độc bài tuyên bố: “Không có ý kiến ý kiết gì cả. Tất cả đã có Tao lo!”
    Độc tài nó chỉ ra sức đàn áp tự do tư tưởng và tự do hành động khi mà những điều đó nó đi ngược lại với lợi ích của chúng mà thôi, chứ không phải cái gì chúng cũng ra sức đàn áp. Còn nhà dân chủ tuyên bố như sau thì có vẻ thực tế hơn: “Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng tôi không ngăn cản quyền phát biểu ý kiến của anh/chị”. Còn nhà độc tài sẽ tuyên bố ngầm trong bụng “Ý kiến thì ý kiến, nhưng quyết thì tao vẫn quyết!”

    Năm, trong khi dân chủ đề cao tinh thần đa nguyên, chấp nhận những sự dị biệt và tôn trọng các khác của người khác, độc tài, ngược lại, chỉ thích sự đồng quy, đồng nhất và đồng dạng.
    Độc tài nó cũng hám của lạ lắm chứ, nhưng phải có lợi cho nó thì nó mới thích.

    Sáu, trong khi dân chủ tiến hành công việc qua những sự đàm phán và thương thảo, trong đó, người ta sẵn sàng tương nhượng, độc tài, ngược lại, chỉ biết đề cao quyền lực, dùng quyền lực để giải quyết mọi xung đột, thậm chí, khác biệt.
    Độc tài nó chỉ chịu đàm phán thương lượng, nếu điều đó có lợi cho chúng, nếu không được thì chúng mới dùng đến quyền lực để ép buộc, giải quyết. Chẳng hạn nó đàm phán thương lượng mà không được thì nó huy động quân đội và công an đến để giải quyết, bất chấp thật giả đúng sai.

    Sáu sự đối lập trên là những đối lập căn bản. Chúng ảnh hưởng và tác động lên các khía cạnh khác trong đời sống chính trị, văn hóa và xã hội, từ đó, làm cho diện mạo của dân chủ và độc tài khác hẳn nhau.
    Tất cả các nhà độc tài đều muốn mạo danh dân chủ. Nhưng trên thực tế, ranh giới giữa độc tài và dân chủ khác nhau đến độ không ai không thấy. Và không ai có thể lầm được.
    Độc tài và dân chủ nhiều khi cũng khó phân biệt rạch ròi như kiểu Singapore hay Thailand, hoặc không ai có thể lầm được như trong các quốc gia cộng sản hay ở trung động và xu hướng của thời đại là nó sẽ chuyển dần từ độc tài sang dân chủ.

    Có gì không phải mong được chỉ giáo! Và danchimviet nên khuyến khích sự tương tác giữa người viết bài và người viết comment bằng những comment phản hồi của thân chủ thì nó sẽ hay hơn là người viết chỉ quẳng bài viết của mình lên mạng rồi ai thích bình luận gì thì bình luận thì nó không thông hiểu được nhau lắm và không tôn trọng nhau lắm.

    • Non Ngàn says:

      ĐỘC TÀI VÀ DÂN TRÍ

      Chỗ dựa của sự độc tài chính là trình độ dân trí thấp. Trình độ hiểu biết xã hội thấp của kẻ độc tài cũng như của dân chúng nói chung. Chính hiểu biết thấp nên tưởng rằng mình có quyền độc tài, cũng như vì trình độ hiểu biết thấp nên không cương quyết phản đối và chống lại sự độc tài, tức an phận. Cơ sở tồn tại của sự độc tài như vậy chỉ là sự ích kỷ. Người độc tài muốn bảo vệ quyền lợi riêng lớn của mình về mọi mặt một cách chủ động, tích cực, bất chấp các quyền chính đáng của người dân. Còn phần nhiều người dân muốn an phận, tức không muốn mất các quyền lợi hết sức nhỏ nhoi của mình một cách hoàn toàn bị động, tiêu cực, quên đi mất mọi quyền chính đáng phải có của mình trong xã hội và đất nước.

      NK

  7. Truong sa says:

    Tất cả đều do các nhà độc tài dùng quyền lực và công cụ bạo lực đễ đàn áp, khống chế nhân dân trong đó không loại trừ số có học làm tay sai, là kẽ xôi thịt cho những ông chủ độc tài rồi tự viết bài tâng bốc ca tụng như một ông thánh sống đễ được lòng và hưởng ân huệ của kẽ độc tài ,cái xấu cái mặt trái của nhà độc tài được dấu nhẹm ,bưng bít …sau đó bắt dân chúng phải làm theo lối mòn nguy hiểm đó dần dà thành quen …cứ mãi theo năm tháng tệ sùng bái cá nhân được lan rộng không có hồi dứt, đến lúc không bị hạ bệ thì các nhà độc tài được ca tụng tôn vinh như thánh sống của đất nước đó vì sự phát hiện đã phá nó quá muộn…dù đó chỉ là một sự giả tạo huyễn hoặc mà thôi …cụ thể như nhà độc tài tham nhũng gia đình trị Gaddafi đang báo hiệu sự sụp đỏ của …( Ngày tàn của bạo chúa )

    • NON NGÀN says:

      CÁI ĐỘC CỦA SỰ ĐỘC TÀI

      Độc tài loại gì, nói chung cũng đều mang tính cách coi thường và tính cách vô trách nhiệm đối với xã hội lẫn nhân dân và đất nước.

      NN

Leave a Reply to Builan