WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lòng người và thời cuộc


Việt Nam có câu ca dao: “Dò sông dò biển dể dò. Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Đó là kinh nghiệm của ông cha ta về lòng người. Quả vậy, suy nghĩ ,tình cảm của con người biến thiên theo thời cuộc. Khi thời cuộc thay đổi thì lòng người cũng theo đó mà thích nghi. Không những điều này đúng với giới bình dân mà còn đúng với tầng lớp thức giả. “Thức thời mới là tuấn kiệt “!

Còn tầng lớp ưu tú của giới thức giả còn tinh anh hơn nhiều, họ nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra, nhất định xảy ra. Khi thiên hạ vẫn còn mơ màng thì tầng lớp này đã chuẩn bị sẵn sàng cho vận hội mới , thời cơ mới. Và chính những con người này làm nên lịch sử hay ít ra họ cũng không bị lịch sử bỏ rơi. Họ là những con người biết mình, biết người, biết thời cuộc cho nên họ luôn đi trước một bước,họ không tạo nên thời cuộc nhưng biết thích ứng với thời cuộc. Họ chờ đợi thời cuộc đổi thay và nắm lấy thời cơ chứ không bị thời cuộc làm cho bất ngờ, choáng váng, những người này không có nhiều trong bất cứ xã hội nào.Thời nào người dân cũng bị thời cuộc thôi thúc, hoặc bị cuốn theo, có người sẽ là nạn nhân của thời cuộc nếu quá chậm chân vì thiếu nhạy cảm hoặc quá bảo thủ nên u mê, nhưng đa số còn lại đều kịp đặt chân lên chuyến tàu cuối cùng của thời cuộc.

Vừa qua trên mục điểm báo của RFI có bài “Thanh lọc: Thách thức đối với tân chính quyền tại Lybia”.

Xử lý thế nào đối với hơn 750 ngàn công chức chế độ cũ? Theo báo Le Monde, đó là thách thức lớn đối với tân chính quyền Libya trong giai đoạn tới.

Chính quyền quân nổi dậy tại Libya ngày càng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hôm qua, Hội nghị thượng đỉnh các nước ủng hộ Libya đã diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, quốc kỳ mới của Libya cũng đã được kéo lên tại Liên Hiệp Quốc. Lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Lâm thời Libya (CNT) đã hội kiến nhiều nguyên thủ, trong đó có cả tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo lịch trình, thứ bảy tới, tại buổi họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo CNT sẽ có bài phát biểu chính thức trước đại diện của hơn 190 nước thành viên. Trong gam màu tươi sáng đó, nhật báo Le Monde nhìn vào một thách thức to lớn mà CNT phải đối mặt, đó là việc chọn cách xử lý phù hợp cho hơn 750 000 cán bộ công chức của chế độ cũ. Bài viết chạy dòng tựa khá ấn tượng: “Thi kỳ thanh lc b máy“.

Ai là người từng ủng hộ chế độ Kadhafi? Ai là người còn ủng hộ Kadhafi? Câu hỏi này luôn ám ảnh người Libya trong hiện tại. Le Monde cho hay, một thái độ “thức thời” đang ngự trị tại Tripoli, ai cũng cam kết rằng mình rất ghét chế độ độc tài Kadhafi, đến nỗi mà người ta có cảm giác rằng tại Libya, đã không có người nào đã từng làm việc cho chính quyền Kadhafi.

Những người trung thành với ông Kadhafi đã tẩu thoát về các cứ địa cuối cùng của như Syrte, Beni Walid, hay ra nước ngoài, đến Niger, Algéri và Tunisia, thế còn những người ở lại, họ cũng từng là công chức làm việc dưới thời Kadhafi, phải thanh lọc họ thế nào khi ai cũng bảo mình chưa từng ủng hộ Kadhafi? (hết trích)

Theo bài báo thì khi chế độ độc tài Gaddafi hoàn toàn sụp đổ. Hội đồng quốc gia chuyển tiếp về tiếp quản thủ đô Tripoli của Libya, họ phải đối mặt với một sự thật đó là công việc bề bộn, phức tạp. Khi bắt tay xây dựng lại đất nước Libya mà sự tàn phá về vật chất và lòng người đều to lớn như nhau, những người trong chính phủ chuyển tiếp của Libya nhận xét: Không có một người nào nhận mình là đã từng cộng tác hoặc ủng hộ Gaddafi. Tất nhiên chẳng có ai tin vào việc này vì theo bài báo chế độ Gaddafi có đến 750 ngàn nhân viên và quan chức phục vụ, đó là chưa kể đến thành phần “ăn theo” (từ của Việt cộng dùng trước đây là “theo đóm ăn tàn”).

Không cần phải thông minh thì cũng hiểu được rằng nếu không có 750 ngàn nhân viên và quan chức cúc cung tận tụy phục vụ thì chế độ của Gaddafi làm sao có thể tồn tại đến 42 năm? Nhưng tại sao khi chế độ độc tài sụp đổ và Gaddafi  phải  trốn chạy như con chuột thì không một ai muốn nhận là mình đã từng gắn bó, phục vụ hoặc ủng hộ Gaddafi ? Điều này thật dể hiểu vì có ai muốn mình bị nghi ngờ, bị khó khăn và nhất là mất cơ hội trong chế độ mới. Họ phủ nhận mọi sự liên hệ với bất cứ mức độ nào với chế độ Gaddafi vì: Một phần họ lo sợ trả giá cho những tội ác của họ, một phần vì cảm thấy bất an, xấu hổ và một phần họ sợ mất cơ hội ,quyền lợi trong một xã hội mới.

Muốn có cơ hội trong chế độ mới chắc chắn không ít người phủ nhận mọi liên hệ với Gaddafi hoặc hơn nữa họ thẳng tay mạt sát Gaddafi!? Tôi không hiểu gì nhiều về đất nước và con người Libya- một xứ sở xa xôi ở tận Bắc Phi, xứ sở của đạo Hồi, của dầu lửa, của sa mạc mênh mông và của những người phụ nữ Ả rập đẹp tuyệt vời. Nhưng tôi hiểu lòng người thì ở đâu cũng thế. Người dân dù nhanh hay chậm, họ cũng sẽ ủng hộ cho ai (thế lực nào) nắm được thời  và thế trong tay, người dân hướng về lực lượng nào có đủ sức mạnh để nắm quyền lực và vận mệnh quốc gia,họ sẽ ủng hộ cho ai nắm được tương lai và ruồng bỏ những ai sẽ thuộc về quá khứ.

Tại Việt Nam, đã từng xảy ra điều này và sẽ xảy ra trong tương lai: Đó là sau năm 1975 có một thành phần trỗi dậy trong xã hội mà người ta gọi là “cách mạng mùa”, “cách mạng 75” đây là thành phần “theo đóm ăn tàn” mà không có một người Việt nam nào không biết. Họ là những người trước đây có được sống ấm no,hạnh phúc và đầy cơ hội thăng tiến trong chế độ củ,nhưng khi VNCH sụp đổ,có không ít người đã miệt thị,phỉ báng chế độ đã cho mình cơ hội ăn học thành tài,họ sẵn sàng ton hót chế độ mới,kể công rằng mình đã từng đi biểu tình chống chiến tranh,chống Mỹ -Thiệu để mưu tìm một chổ đứng trong chế độ mới,nón cối và dép lốp trở thành “mốt” thời thượng. (nhắc lại điều này thật đau lòng)

Lúc này đây không xa nhà tôi có một gia đình, bà vợ là con của một ông xã trưởng của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Khi Việt nam Cộng hòa sụp đổ, ông xã trưởng rất được lòng dân này bị đưa đi “cải tạo”. Sau khi được thả về với gia định, ông ta luôn bị o ép, làm nhục như bắt đi dọn vệ sinh ở các cơ quan xã, quét sân, nấu nước pha trà phục vụ cho cán bộ xã những ngày lễ hay hội họp. Không chịu nhục được ông ta mổ bụng tự sát. Tôi vô cùng kính trọng con người này nhưng buồn cho ông ta vì ông ta sinh ra một người con gái bất hiếu. Người con gái đó đã vì một chút quyền lợi và hư danh mà chế độ cộng sản ban phát cho mà gọi chế độ VNCH và người cha đáng kính của mình là Ngụy. Điều mỉa mai hơn nữa là chị ta làm dâu trong một gia đình HO đang định cư tại Hoa Kỳ, chị và các con chị đang sống bằng tiền từ gia đình nhà chồng bên Mỹ gởi về. Bài hát mà chị ta ưa thích nhất là bài “Bão nỗi lên rồi”. Chị ta hát một cách say sưa và hãnh diện ở những ngày lễ lớn, lễ nhỏ của chế độ VC.

Lòng người thật khó lường. Số phận của Gaddafi và chế độ độc tài tại Lybia là như vậy. Còn Việt Nam Cộng sản thì sao? Câu trả lời là: cũng sẽ như vậy, thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi chế độ Cộng sản Hà Nội sụp đổ (điều này là tất yếu và sẽ không quá lâu) thì lúc đó sẽ không có một ai muốn nhận mình là đã từng phục vụ cho chế độ, hoặc đã từng “theo đóm ăn tàn” vì sợ. Không phải sợ trả thù vì lúc đó Việt nam có một nền pháp trị nên không ai dám nghĩ đến chuyện trả thù. Nhưng họ xấu hổ vì đã từng phục vụ hoặc ủng hộ cho chế độ độc tài tàn ác, phi nhân tính và làm tay sai cho ngoại bang, phản bội dân tộc mình.

Và những người trẻ- con cháu của họ sẽ phủ nhận họ, miệt thị họ vì cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Sẽ không có một người trẻ nào muốn nhận mình là con của một gia đình Việt cộng, có cha mẹ là Đảng viên Cộng sản, là công an…. cũng giống như Lybia bây giờ. Trông người hãy nghĩ đến mình, hy vọng ngay bây giờ những người cộng sản và con cháu của họ hãy nghĩ đến ngày tàn của chế độ. Hãy chuẩn bị cho mình và con cháu mình một tương lai tươi sáng.

Hãy mang đến cho bản thân quý vị và con cháu quý vị một khung trời tự do, tràn đầy ánh sáng của danh dự và lương tâm. Quý vị làm sao để con cháu quý vị được ngẩng cao đầu mà sống trong một chế độ dân chủ- tự do chứ không phải tủi hổ vì quá khứ và tội lỗi của quý vị. Còn quý vị nghĩ rằng chế độ này sẽ vững bền cũng nhật nguyệt và chẳng có ai có thể đụng đến sợi lông chân của quý vị thì điều này tùy quý vị. Nhưng hãy nhìn Mubarak và Gaddafi rồi hãy cho phép mình tự tin như vậy.

Huỳnh Ngọc Tuấn.

Quangda1959@gmail.com

© Đàn Chim Việt

 

4 Phản hồi cho “Lòng người và thời cuộc”

  1. Luc bat tong tam says:

    Khong co “14 ong gàn” này thi co “14000000000000 ong gàn khac thay the neu van cu duy tri che do này. Ngay ca ban than ong “gàn” Ng Minh Triet cung da noi dai y rang “su tham nhung la do co che, chu khong phai loi ca nhan nguoi cu the nao”. Vay, theo toi muon cai XH nay het nhung ke “gàn” nhu tren, phai THAY DOI CO CHE, tuc la phai thai doi cai che do nay.

  2. Yêu nước says:

    Chúng tôi là công chức của chế độ CS. Công chức là nghề của chúng tôi như muôn vàn những công dân khác mỗi người đều có nghề của mình. Là công chức của chế độ này không có nghĩa là chúng tôi yêu chế độ này 2 việc đó hoàn toàn khác nhau. Hơn ai hết chúng tôi hiểu chế độ này thối nát như thế nào, chúng tôi cũng hiểu một chế độ thối nát như hiện nay thì không tồn tại được bao lâu, sự mục ruỗng của nó là không thể cứu chữa, nhưng là nghề để sinh sống thì chúng tôi vẫn phải đi làm bởi chúng tôi sẽ sống bằng gì khi chúng bị đẩy ra đường khi suốt cả cuộc đời đi làm vẫn 2 bàn tay trắng chưa hết tháng đã hết tiền.

  3. Võ Hưng Thanh says:

    CON NGƯỜI VÀ CHÍNH THỂ

    Lực lượng đông nhất trong xã hội là nhân dân. Họ cũng được gọi là toàn dân, là cái nền chung cho mọi chính thể, nhà nước, nhưng thật sự họ không thuộc chính thể, nhà nước nào. Lực lượng kế đến là toàn thể guồng máy công chức, công an, quân đội. Đúng ra, ở các nước phi ý thức hệ, không độc tài độc đoán, họ là công cụ chung của toàn dân, của toàn xã hội, cũng không thuộc chính thể hay nhà nước nào. Bởi xã hội nào cũng phải cần đến họ. Cho nên, chính có Chính phủ nào đó đang nắm quyền, hay lên nắm quyền, mơi là lực lượng chính trị, lực lượng cầm đầu thực sự, mà không phải toàn thể guồng máy công chức, công an, cảnh sát, quân đội mà họ sử dụng. Một đất nước, một dân tộc, một xã hội khôn ngoan, luôn luôn phân biệt lằn ranh hay sự khác biệt của hai lực lượng này. Bởi nhờ sự khôn ngoan đó, mà mọi sự thay đổi chính trị luôn đơn giản, êm đẹp, hiệu quả, tránh mọi đổ máu và phí phạm hay xáo trộn vô ích. Chỉ tại ông Các Mác đưa ra lý thuyết vô sản, cho nhà nước là công cụ bóc lột, thống trị xã hội, nên mới gom vô chung chính phủ và công cụ mà họ sử dụng. Điều này trong các nhà nước tư sản, dân chủ, tự do luôn hoàn toàn không có. Vậy thì, về mặt khoa học (không phải ý thức hệ kiểu bốc đồng, nông cạn, tai hại theo cách như Các Mác quan niệm), phải phân biệt chính trị và xã hội, công cụ xã hội và công cụ chính trị. Có nghĩa chỉ những người nào tỏ ra có khuynh hướng chính trị tích cực theo hướng nào đó, có để lại các hậu quả về hành động với người khác, với xã hội, mới gọi đó là thành phần chính trị. Ngược lại, những người công chức, công an, cảnh sát, quân đội chỉ làm việc ăn lương bình thường, không có ý hướng chính trị cụ thể, riêng biệt, chỉ có thể coi đó là lực lượng con người, lực lượng xã hội, không phải lực lượng chính trị đặc thù nào cả. Bởi thế, lý thuyết thật sự khoa học và nhân bản không bao giờ đối xử bất công với con người, mà luôn coi trọng và giúp đỡ con người. Tình trạng sau năm 1975 ở miền Nam là tình trạng rất kém nhân bản hay phi nhân bản về mọi mặt, chỉ do tác động sai trái bởi quan niệm đấu tranh giai cấp phản khoa học do Các Mác đề ra. Bây giờ các thế hệ cầm đầu đó dần dần chết cả rồi, xã hội chung cũng dần dần trở về với mọi thực tế cố hữu của mình, đó là điều đáng nói nhất. Vậy nên, chỉ với quan niệm nhân bản và khoa học, phân biệt xã hội với chính trị, phân biệt cái sai với cái đúng, phân biệt người chịu trách nhiệm và người không phải chịu trách nhiệm hay chỉ chịu trách nhiệm ít, thì cũng chẳng có gì là khó khắn hay phi lý trong thực tế tự nhiên cả. Cho nên bài của ông Huỳnh Ngọc Tuấn viết rất đúng, rất có cơ sở khách quan, cụ thể, nhưng vẫn còn có chỗ chưa trọn vẹn hay chưa thật sự đầy đủ là như thế. Các Mác là kè bốc đồng, gàn bướng, chỉ nhìn thấy hay chỉ thổi phồng lên ý niệm đấu tranh giai cấp một cách sai trái, phi khoa học. Nhưng thật sự cái nhìn khoa học, khách quan, nhân bản, chính là xã hội bao giờ cũng có sự đấu tranh không ngừng giữa cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai về mặt ý thức, nhận thức của con người, cũng như về mặt hành động cụ thể của mỗi cá nhân con người. Lịch sử giống như dòng nước chảy, cứ luôn phải bị vật cản, nhưng dòng nước vẫn cứ chảy tới, đó là ý nghĩa đi lên của sự tiến bộ, sự nhân bản, vượt qua mọi sự phản động ích kỷ và mọi sự phi nhân bản như là những khía cạnh tiêu cực tự nhiên lúc nào cũng có của toàn xã hội.

    Võ Nam Quảng
    (01/10/11)

  4. Nhật Hồng says:

    Việt kiều phản động . Mấy năm sau : Yêu nước .
    Mác Lê Tàu là thánh là bạn . Mấy năm sau : Đồ bỏ đi .
    Chúng tôi biết từ lâu rồi . Chỉ có 14 ông gàn bắt chúng tôi phải theo thôi .

Phản hồi