WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim

 

Cố thi sĩ Hữu Loan. Ảnh: blogspot.com

Đọc lời tự thuật của Hữu Loan

Tiểu sử
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v… như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông đang sống tại quê nhà.
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18/3/2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi .

Tác phẩm
Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:
· Màu tím hoa sim
· Đèo Cả
· Yên mô
· Hoa lúa
· Tình Thủ đô

Đánh giá
Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sỹ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng. [1]

Vài nét về gia đình
Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỷ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946). Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học đại học Đào Duy Từ, Thanh Hoá. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm đó bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này. [2]

Chú thích
1. Theo Thông tấn xã Việt nam
2. Hữu Loan trả lời phỏng vấn Nhà xuất bản Kim Đồng: Nhà thơ Hữu Loan – “Tình đẹp, tâm thiêng, thơ sẽ sống mãi”

Pages: 1 2 3

4 Phản hồi cho “Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim”

  1. Nhật Lan says:

    Biết nói gì nhỉ ? Tui không biết làm thơ,chỉ biết đọc tự truyện của ông mà nước mắt chứa chan! Tui biết tui vốn đa cảm, tui thương “ba người yêu nhau trong tự truyện này”. Người thi sĩ thiệt là có phước trong tình yêu, vì khi yêu, ông được yêu lại, không chỉ một mối tình mà những hai mối tình ‘Lớn’ , Phải, hai mối tình lớn từ hai cô gái còn mơn mởn tuổi xanh. Họ yêu ông vì trọng tài ông, ông cũng yêu họ vì tình yêu của họ đep quá, và lớn quá…lớn bằng cả cuộc đời của họ .Mấy ai đã được hưởng những mối tình lớn và đẹp như vậy. Ông cũng đáp trả họ bằng mối tình lớn của ông ; vì mỗi khi ông đáp trả một mối tình người yêu ông , ông cũng đáp bằng cả niềm yêu của ông cho người ông yêu.

    Một nghười mệnh bạc với cuộc tình quá vắn, số mệnh nàng chỉ vỏn vẹn trong thời gian trăng mật đó thôi, tử thần đã cướp nàng khỏi tay của ông chỉ còn lại niềm đau xé ruột . Hỡi ơi Hồng Nhan Mệnh Bạc!

    Mối tình sau, tuy sau mà trước, cô con gái nhà địa chủ cũng ‘yêu’ ông từ khi còn trẻ, trẻ lắm, chưa biết nói chữ “yêu” mà chỉ dám đứng bên ngoài cửa sổ của lớp học để ‘lén’ nghe ông giảng Kiều cho học sinh bên trong lớp học…Ôi, mối tình còn e ấp quá, một mối tình câm lặng mà đẹp nhỉ? Vì cô nàng cảm thấy yêu (phục) nên cứ yêu, chớ có nghĩ tới sẽ được yêu lại đâu , mà người được yêu cũng đâu có biết rằng đã có những phút giây chàng được người yêu mình với một mối tình chỉ cho chớ không chờ được nhận đó đâu.
    Thế rồi…vật đổi sao rời ….cơn bão tố CCRĐ đã tàn phá gia đình cô gái, tan nát…tan nát tất cả….cha mẹ bị giết chết thê thảm trước đôi mắt sợ hãi của cô gái, cô chẳng còn gì trong bàn tay nhỏ bé, trắng tay trong giây phút….dân làng đều quay mặt đi, áo quần rách rưới (họ đã lấy hết mọi thứ từ cả chiếc chén ăn cơm (!) cô chỉ được phép còn một bộ áo rách trên mình khi bị xô ra khỏi nhà của cô…Bơ vơ, sợ hãi, đói khát… cô chỉ còn bước chệnh choạng ra ngoài cánh đồng vắng người để mong rằng may ra còn lượm được mẩu khoai nào còn rơi rớt lại để cầm lòng trong cơn đói khát bào xé ruột gan.

    Chàng ; người lý tưởng trong mối tình câm lặng của cô; bỗng hiện ra trước mắt, cô sợ hãi định tìm đường tránh đi, nhưng người ấy đã bước nhanh tới cô đưa tay ra nắm lấy bàn tay lấm lem bụi đất và nói dịu dàng :” Đừng sợ, hãy theo anh về, no đói có nhau, anh sẽ lo cho em…”
    Mối tình thứ hai này thay thế cho nỗi trống vắng của ông thi sĩ từ sau cái chết tức tưởi của người vợ trẻ thơ trước kia . Họ cho nhau những tình cảm thắm thiết, họ hàn gắn những mất mát cho nhau trong cõi đời đầy những điều phi lý, họ sống bên nhau tới già nhưng nhiều gian khổ, bất trắc, với mối tình thuần khiết, họ nương nhau để vượt mọi chông gai…thiệt thòi của cái bất công vô pháp của một thứ chế độ phi pháp phi nhân…Họ chỉ còn cái hạnh phúc là “tình yêu” của họ tồn tại cho tới mới đây…ở tuổi 95, ông phải vĩnh biệt vợ con để về cõi vĩnh hằng kia, để lại người vợ với tấm tình yêu vĩnh cửu của họ .
    Vĩnh biệt nhà thơ lớn! Không lớn vì nhiều bài thơ tặng lại thế gian, mà lớn ở chỗ ông can đảm dứt khoát với cái ÁC ngạo nghễ với sự hiểm nguy tới có thể mất mạng…để sống cho hạnh phúc và gia đình ông tới tuổi 95 là một cuộc ” chiến đấu khá dài cho một cuộc đời người !” Nhiều người ngưỡng mộ, tiếc thương ông, tiễn biệt ông bằng tấm lòng chân thành của họ . Vĩnh biệt ông !

  2. Lu Hà says:

    Tình Quê
    chuyển thể thơ Hữu Loan: Hoa Luá

    Hương ngào ngạt đồng xanh hoa luá
    Đôi mắt nhung chan chưá người ơi!
    Mênh mông thăm thẳm chân trời
    Cay đa giếng nước bồi hồi tình quê

    Trải gió bụi sơn khê vạn nẻo
    Nhạc quê hương cổ độ trăng lên
    Xôn xao chim chóc vang ngân
    Lời ca như thể mưa ngàn suối reo

    Gió thu sớm vi vu thánh thót
    Để lòng anh tha thiết hội muà
    Đánh đu vật trụi cuộc cờ
    Dân ca quan họ mặn mà xa bay

    Trai với gái thôn đoài thôn thượng
    Ván thăm thuyền một mảng trầu cau
    Yêu nhau cởi áo cho nhau
    Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

    Núi bát ngát sông đầy hương nội
    Khói sương lam phủ mái nhà tranh
    Ngân hà một khoảng trời xanh
    Mười mong chín nhớ cho mình yêu nhau

    Cầm bàn tay đậm đà ân ái
    Tuổi hai mươi một trái tình si
    Ngực căng mắt biếc xa xôi
    Tràn đầy nhưạ sống tuổi đời trắng trong

    Một toà ngọc hiền lương đắm đuối
    Thương quê hương bất diệt tình em
    Tào khang trọn nghiã tình thâm
    Răng long tóc bạc thì thầm thông reo

    22.3.2010 Lu Hà

    Chuyển thể ttù thơ tự do cuả Hữu Loan viết tặng vợ

  3. Lu Hà says:

    Làm [Thơ] Gì Rồi Cũng Chết.
    Thế là “người bị đày đọa
    - tự đọa đày nhất việt nam
    bị nhũng nhiễu
    - tự nhũng nhiễu nhất việt nam”
    qua đời. …….

    ông hữu loan lúc trẻ
    làm bài “màu tím hoa sim”
    cho đến giờ hãy còn nhiều người khen.

    hay tin ông chết
    - sáng nay
    giữa ngổn ngang.. cái bàn/ cái ghế
    cái muỗng/ cái ly [bản tin] tờ báo
    tôi muốn đặt vấn đề lại

    - hay ở chỗ nào?

    vương ngọc minh.

    Thưa Anh Vương Ngọc Minh, cái điều Anh tâm sự thành thơ và tôi cũng dùng thơ để tâm sự lại cùng Anh. Theo tôi bài thơ Màu Tím Hoa Sim hay là bởi chữ tâm. Lối viết giản dị nông dân cuả Hữu Loan đã khoan sâu vào lòng người dân Việt Nam. Hữu Loan chỉ có một cô Đỗ Thị Lệ Ninh người vợ mới cưới chết đuối trên sông và cũng chỉ có một Màu Tím Hoa Sim độc nhất vô nhị. Hữu Loan không có nhiều cô Lệ Ninh chết đuối nưã để khóc thành thơ. Định mệnh thật trớ trêu, nghe nói vợ Tố Hữu cũng đã từng yêu Hữu Loan. Tố Hữu vì ghen tuông biết vợ chỉ có Hữu Loan trong lòng.Bài thơ Màu Tím Hoa Sim như cái tát vào mặt Tố Hữu. Vì lý do cá nhân và bài thơ này quá bi lụy thương đau . Theo Tố Hữu là tiểu tư sản phản động,cản trở cho cuộc đấu tranh giai cấp. Nên Tố Hữu đày đoạ Hữu Loan để trả thù cá nhân, „Nhất tiễu song điêu „vưà trả thù riêng vưà đánh cả nhân văn giai phẩm. Hữu Loan bị khổ nạn là như vậy đó, đóng gạch, thồ đất, con cái bị trù dập khổ lây là một điều dễ hiểu. Cho nên bài thơ này người ta mua lại với lý do tế nhị để giữ bản quyền chỉ có 100 triệu đồng theo tôi vẫn còn ít. 100 triệu đồng VN khoảng 5 ngàn € tương đương tháng lương cuả một kỹ sư bình thường ở các nước văn minh, ngoài ra còn phải đóng thuế 10 cho nhà nước là 10 triêụ đồng VN. Nhà nước cộng sản đã đày đoạ ông xuống tận cùng cuả kiếp ngưòi còn muốn kiếm chác thêm ở con người khốn khổ này 10 triệu đồng nưã thì thử hỏi là cái giống gì? 90 triệu còn lại chia đều cho 10 đưá con là 60 triệu. Hữu Loan giữ lại 30 triệu để phụng dưỡng tuổi già. 30 triệu khoảng 1500 € (1500 € bằng lương thất nhiệp cuả một ngưòi lao động ở các nước văn minh ). Nghe vậy cũng đủ ưa nước mắt rồi Anh Minh ạ. Câu hỏi cuả Anh rất đúng không sai, và tôi đã làm thơ tâm sự trả lời Anh
    Chúc Anh và Gia Đình bình an

    Ngàn Năm Vẹn Tròn
    Tâm sự cùng Vương Ngọc Minh

    Ông Hữu Loan bước vào lịch sử
    Bởi cuộc đời sầu tủi bi thương
    Giưã bầy lang sói điên khùng
    Tinh thần kẻ sĩ ngang tàng có hay

    Cõi trần thế si mê tăm tối
    Ánh hào quang sáng chói những ai?
    Hữu Loan là một con người
    Trái tim lương thiện ngậm ngùi thương đau

    Màu sim tím xót xa rỏ lệ
    Mái nhà tranh bi lụy tình quê
    Xanh lam dặm nẻo sơn khê
    Ru hồn dân tộc tái tê nỗi niềm

    Thương Hữu Loan thương luôn màu tím
    Tình vợ chồng đỏ thắm trái tim
    Cái hay là bởi chữ tâm
    Phải đâu nghệ thuật ngàn năm vẹn tròn….

    21.3.2010 Lu Hà

  4. Lu Hà says:

    Kính Tặng Hương Hồn Hữu Loan

    Có Ai Thắp Nén Hương Sầu Cho Tôi
    chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu tím Hoa Sim

    Phận là gái ba anh bộ đội
    Xa gia đình ở mãi chiến khu
    Em trai còn bé ngây thơ
    Vẫn chưa biết nói mẹ già em thương

    Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc
    Đợi chờ em mái tóc còn xanh
    Kết hôn ngày đẹp tháng lành
    Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời

    Tôi tranh thủ mấy ngày vội vã
    Đôi dày đinh tầm tã hành quân
    Bùn lầy lưá tuổi đang xuân
    Em cười xinh xắn tâm hồn ngất ngây

    Chàng độc đáo em say giản dị
    Tình vợ chồng đắm đuối yên vui
    Cưới xong rồi phải ra đi
    Mấy ngày nghỉ phép ngậm ngùi trăng suông

    Vẫn ái ngại tào khang nồng thắm
    Gái có chồng ảm đạm chiến tranh
    Cuộc đời vệ quốc chiến binh
    Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh

    Cũng khối kẻ rừng xanh núi đỏ
    Nắm xương tàn cổ độ trăng thu
    Linh hồn lạc lối quê nhà
    Tìm người vợ trẻ sớm chiều mưa rơi

    Nhưng không chết người trai khói lưả
    Mà chết người em gái hậu phương
    Em tôi một buổi bên sông
    Cuốn trôi rờn rợn thê lương não nùng

    Tôi xin phép về làng thăm mộ
    Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
    Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
    Muội tàn bám lạnh tối chiều âm u

    Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
    Vội ra đi sầu tủi hoàng hôn
    Ái ân chưa trọn trăng tuần
    Để anh côi cút tấm thân phong trần

    Vẫn chưa thuả lời trăn ý trối
    Dặn gì nhau lần cuối em ơi!
    Ngày xưa đồi tím sương rơi
    Áo em cũng tím lòng tôi ngẹn ngào

    Tôi nhớ lại đèn khuya vắng vẻ
    Một mình em vá áo cho chồng
    Miệt mài trọn cả đêm trường
    Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào

    Chiều đông bắc rừng mưa u ám
    Ba người anh thê thảm bi thương
    Cái tin em gái trôi sông
    Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui

    Gió thu sớm ngậm ngùi nước chảy
    Dòng sông quê bàng bạc trăng non
    Em trai mới lớn nhìn lên
    Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn bờ mi

    Gió hiu hắt mây trời bảng lảng
    Chiều hành quân qua những đồi sim
    Cỏ vàng héo uá trong tim
    Nỗi buồn day rứt âm thầm tôi đi

    Muà sim chín lòng tôi tha thiết
    Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!
    Ai hò biển lá xa xôi
    Vô tình ác ý giưã đời thương đau…

    Chiều hoang tím vàng thu không rứt
    Tôi ngân nga da riết lời ca
    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu…

    Muà sim chín càng đau rớm lệ
    Gió thông reo tê tái hồn thơ
    Nấm mồ cỏ dại hoang vu
    Có ai thắp nén hương sầu cho tôi!

    20.3.2010 Lu Hà
    Tỏ lòng ngưỡng mộ thương nhớ tới thi sĩ Hữu Loan

    Tôi Khóc Thương Anh
    Kính viếng hương hồn thi sĩ Hữu Loan

    Tôi khóc nhớ anh một nỗi thương
    Hỡi người thi sĩ cuả quê hương
    Vì ai khổ lụy màu hoa tím
    Nga Lĩnh người ơi, dưới suối vàng

    Từ giã cõi đời anh vẫn đau
    Nỗi đau dân nước gói trong thơ
    Giang sơn gấm vóc đang chìm đắm
    Bởi kẻ vô tâm bóng ác tà…

    Anh đã đi rồi theo bóng trăng
    Mênh mông sầu thảm cả đại dương
    Hôm nay u ám trời mây tối
    Tầm tã mưa rơi những suối lòng

    Anh đã thản nhiên trong áo quan
    Rung ring sương rụng những đồi sim
    Ngàn thu yên giấc sầu thiên cổ
    Để lại trên đời những trái tim.

    Vĩnh biệt ra đi hỡi Hữu Loan
    Phiêu diêu cảnh giới những linh hồn
    Nhân văn giai phẩm ngày xưa ấy
    Bè bạn tìm nhau chốn cửu tuyền.

    Đức Quốc 7 giờ 15 phút 19.3.2010 Lu Hà

    Nhớ Đồi Tím Hoa Sim
    Kính tặng nhà thơ Hữu Loan

    Gió sớm hương về một nắng thu
    Bâng khuâng tâm dạ giọt sương chiều
    Thương chàng thi sĩ dòng sông mã
    Nhớ vợ hồn ma hẹn bóng chờ

    Tôi biết rằng anh khóc đã nhiều
    Nỗi niềm đau khổ xuốt canh thâu
    Trái tim thi sĩ tình trong trắng
    Hồn đã ghi sâu tấm mộng đầu

    Tôi đọc bài thơ của Hữu Loan
    Tấm lòng thương vợ với thi nhân
    Gọi anh như thuở ngày xưa đó
    Khắc ở trong tim một nỗi buồn

    Tôi đọc bài thơ cũng nghẹn ngào
    Thương anh vệ quốc cuả ngày xưa
    Hành quân ngang trái muà xim chín
    Tím cả lòng anh những buổi chiều

    Anh khóc vợ anh em gái yêu
    Tình nàng dấu kín lúc khi nào
    Mẹ Cha dạm hỏi mà chẳng biết
    Như trái tim non trái chín muà

    Từ chiến khu ba anh đã về
    Không đòi áo cưới gái làng quê
    Hương thơm giản dị màu xim tím
    Thơm mái tóc xanh hẹn nỗi thề

    Mấy ngày nghỉ phép cưới là đi
    Đọng lại môi anh một nụ cười
    Thương em gái nhỏ chiều quê ấy
    Trằn trọc mưa rừng nỗi nhớ thôi

    Anh biết làm sao được hở trời
    Dòng sông rờn rợn quấn em đi
    Lưả tình đôi lưá muà xim chín
    Chẳng trọn tuần trăng hẹn lỗi rồi….

    Anh chạy về thăm bóng xế tàn
    Mẹ ngồi mộ tối khóc bên con
    Bình hoa ngày cưới tàn đông lạnh
    Mái tóc còn xanh buí chưả tròn

    Số kiếp loài người bạc thế sao?
    Thương anh vệ quốc thuở khi nào
    Phu thê chăn gối chưa tròn tháng
    Sầu đã rã tan một cánh bèo

    Nặng nghĩa ân tình một trái tim
    Bài thơ muôn thuở nấc nguồn cơn
    Thương đau cho dấu đồi xim tím
    Nhớ hẹn chiều quê lúc xế tàn

    Nếu phải một đời đi vắng xa
    Tình quê nam việt vẫn bao la
    Hôm nay ngồi đọc đồi xim tím
    Vương vấn lòng ai nỗi nhớ nhà….

    Đức quốc ngày 24 tháng 8 năm 2008
    Lu Hà

    Vịnh Hữu Loan
    Kính hoạ

    Cuộc thế tàn suy trọn kiếp đời
    Anh thư tiết tháo thuở dong chơi
    Tâm hồn thi sĩ hoàng hôn thảm
    Đồi tím hoang vu gió vẳng lời
    Rờn rợn trăng soi dòng nước chảy
    Bơ vơ tăm cá cánh bèo bơi
    Trúc mai tùng bách còn xanh nở
    Ngào ngạt hương thơm cúc giưã trời

    20.3.2010 Lu Hà

Leave a Reply to Lu Hà