WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn cái chết M. Gadhafi từ góc độ Việt Nam

Ảnh AFP

Cảnh một ông già 69 tuổi bị lột hết áo, người đầm đìa máu, vẻ mặt hoảng loạn la lớn: “Tôi đã làm gì các anh?” và xin những người bị bắt: “Đừng bắn! Đừng bắn!” để tha mạng có làm động lòng các chiến binh đang đem xương máu ra đạp đổ bạo quyền – mà ông ta chính là tay đầu sỏ – có được đáp ứng không… Thực tế đã trả lời là: Không! Gạt qua bên hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt và bất nhẫn, mọi chuyện được dàn xếp cách bình tĩnh hơn thì chính giá treo cổ chớ không phải hình thức nào khác, đang chờ đợi tương lai ông ta. Vì ông ta không biết xót thương người khác nên ông ta đã không được thương xót.

Thay vì buông súng đầu hàng trước giờ 25, để bảo vệ lợi ích bản thân và băng đảng, M. Gadhafi đã chọn cách đánh trả nhân dân mình đến cùng. Với sự tiếp tay của lính đánh thuê ngoại quốc, nhà nước độc tài Libya đã đi đến ranh giới tận cùng của sự bất nhân và vong bản. Gadhafi đã gặt hái một đáp trả tương xứng.

Các quan điểm xoáy sâu vào yếu tố Libya là một xứ sở được hình thành từ các bộ tộc, những mâu thuẫn giữa xu hướng tự do và phe Hồi giáo cực đoan… nhằm đề cao tình trạng “xã hội ổn định” dưới sự lãnh đạo độc tài của Gadhafi xem ra đã bị hố to lần này. Bọn họ chỉ mong đất nước lụn bại, dân trí thấp kém, văn hóa xã hội thô lậu… mà bóp chết việc hình thành và phát triển của xã hội dân sự, nhằm đề cao vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng và chính quyền độc tài. Trên đường xuống hỏa ngục, cái chết của những kẻ độc tài thường thiếu sự biện hộ. Vụ tử hình vợ chồng Nicolae Ceausescu vào tháng 12/1989 đã minh chứng điều này. Tương ứng với bản án của Tổng bí thư đảng cộng sản Rumani là sự kiện Rumani thành nước Đông Âu duy nhất, trong các cuộc xung đột giữa những người dân chủ và quân đội cảnh sát, đã dẫn đến cái chết của hơn 1.000 người và hơn 3.000 người khác bị thương năm 1989. Do đó, sẽ hiểu tại sao trong đoạn video đưa lên mạng cảnh Gadhafi bị bắn chết, người ta nghe nhiều lần câu “Haram Aleiko” (1).

Tiếng nói của lòng dân

Liệu rằng có thiên vị chăng khi cho rằng cái chết của Gadhafi là xứng đáng?! Hãy căn cứ vào kết quả trong cuộc thăm dò trên một trang báo điện tử ở Việt Nam, với câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về cách mà Gadhafi bị đối xử trước và sau khi chết?” (2). Kết quả nhận được vào lúc 16h 25’ GMT+ 7 cùng ngày là: Xứng đáng: 22,5%, Bình thường: 68,5% và Tàn bạo: 10,0% trên tổng số 8.169 phiếu chọn. Với kết quả hơn 90% không phản đối, mọi người Việt đã hiểu với nhau đâu là quy luật nhân quả. Đa số người bình chọn không quên những gì mà người dân Libya nếm trải suốt 42 năm qua. Thái độ về cách Gadhafi bị đối xử trước và sau khi chết cũng chính là thái độ của người dân Việt Nam trước kết cục của một chế độ độc tài.

Ông ta đã làm những gì nên nông nỗi để phải chết cách nhục nhã như vậy?! Khi tước đi phẩm giá của cả một dân tộc, Gadhafi đã đối diện với công lý và khó thoát sự báo thù tương ứng. Gadhafi đã dùng quân đội để trấn áp cuộc nổi dậy của nhân dân, ông ta gọi những người chống đối là chuột, là chó hoang và khẳng định hành động của quần chúng là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo giác. Tội ác của ông ta đã làm rúng động lương tri nhân loại, ngày 27/6, việc bắn giết thường dân của chính phủ Gadhafi đã bị đưa đưa lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Sau đó cơ quan này ra lệnh bắt Gadhafi, một con trai của ông và người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Libya vì tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là thành viên chủ chốt trong Phong trào Không liên kết trong giai đoạn chiến tranh Lạnh, từ năm 1977, M. Gadhafi đổi tên nước thành Đại dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ảrập Libya. Sự cố gắng điều chỉnh hệ thống chính trị của Libya để nó có thể trở nên ưu việt như… “chủ nghĩa xã hội” không đơn giản là một ảo tưởng. Bản chất nham hiểm của chế độ xã hội chủ nghĩa Ảrập Lybia đã bộc lộ qua thực tế: Moammar Gadhafi bí mật tẩu tán hơn 200 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng, địa ốc và các khoản đầu tư khắp thế giới trước khi ông ta chết – trong khi 1/3 dân số Libya vẫn sống trong nghèo đói. Cái chết của Gadhafi khiến cho các đồng chí xã hội chủ nghĩa khác của ông còn sót lại ở Á châu không tránh được cảm giác lạnh xương sống. Chính những tay độc tài ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam – chớ không phải ai khác – đang run sợ. Trong mấy ngày qua, sự chậm trễ và lạnh nhạt của các cơ quan truyền thông chính phủ đương nhiệm Việt Nam trong việc bình luận về cái chết của Gadhafi đã khiến người ta có nhận xét này. Ngọn lửa của quy luật nhân quả đã thổi sát chân mày những cái đầu chủ trương độc tài hôm nay.

Hành trình tiến về Tripoli

Phải thấy rằng chặng đường phe dân chủ Libya đi qua có quá nhiều gian khó. Động thái các phe nhóm chính trị kịp thời bỏ qua bên các mâu thuẫn đơn lẻ, chịu đứng chung chiến tuyến là một bước phát triển mạnh về chất giúp cách mạng dân chủ Lybia nhanh chóng thành công. Dàn xếp những xung đột và mâu thuẫn để tập hợp một lực lượng đủ mạnh trong một quốc gia nhiều sắc tộc và bộ lạc là không đơn giản. Chúng đòi hỏi những nỗ lực tột đỉnh của Hội đồng Quốc gia Lâm thời (NTC) trong việc cân bằng và hài hòa giữa các lợi ích, đấu tranh và thỏa hiệp giữa những hệ tư tưởng đối ngược nhau nhằm đáp ứng mục tiêu chung: lật đổ độc tài… Tất cả những điều này đáng để mọi người đang đấu tranh cho dân chủ học hỏi.

NTC là một tập hợp những người Libya yêu dân chủ trong và ngoài nước. Ông Mustafa Abdel Jalil là quan chức chính phủ Gadhafi đầu tiên gia nhập phe dân quân nổi dậy, sau khi các sinh viên ở Bengahzi biểu tình ngày 15/2/2011. Ông Mahmoud Jibril, cầm đầu Ủy ban Hành pháp phe khởi nghĩa là một cựu sinh viên Ðại Học Pittsburgh ở Mỹ. Trong cuốn “Viễn tượng Lybia 2025” ông đã vẽ ra hình ảnh một chế độ mới, trong đó các quyền tự do được tôn trọng, kinh tế thị trường mở cửa và quyền hành chính phủ được giới hạn trong đời sống xã hội. Người đóng vai trò Bộ trưởng Tài chánh trong NTC là Ali Tarhouni, một giáo sư Ðại học Washington, ông đã bỏ ngang việc ở Mỹ để về nước ủng hộ phong trào dân chủ nước nhà.

Cấu trúc làm việc của lực lượng dân chủ Libya cũng là một kinh nghiệm đáng học hỏi khác. Thay vì sắp xếp theo cơ cấu hoạt động của các phe nhóm chính trị, các Hội đồng địa phương dân chủ Libya gắn liền với các địa bàn hành chính có sẵn. Lần lượt các Hội đồng địa phương/Ủy ban điều phối cấp huyện và tỉnh này trực thuộc sự lãnh đạo từ tổ chức cấp cao nhất là Hội đồng Quốc gia Lâm thời. Nhân sự các Hội đồng địa phương thuộc nhiều thành phần trong xã hội dân sự; họ là kỹ sư, công nhân hoặc nhân viên kế toán… Hàng tháng họ đều gặp nhau tại các địa điểm bí mật, với nguyên tắc cơ bản là mọi người đến họp với bí danh để tránh bị bắt giữ hay điệp viên xâm nhập. Các Hội đồng dân chủ địa phương Libya gắn liền với cộng đồng dân cư sở tại, tạo nên một mạng lưới làm việc trên toàn lãnh thổ, tỏ ra rất linh hoạt khi đáp ứng các yêu cầu cách mạng.

Đối với đa số dân chúng Libya sống trong những vùng sâu trong lục địa và sa mạc, những giá trị phổ cập của loài người như tự do, dân chủ và nhân quyền… thực sự chưa đủ sức kêu gọi người dân Ảrập đứng lên. Người dân các bộ tộc Bắc Phi chấp nhận dấn thân cho công cuộc dân chủ còn vì những mong muốn bình thường: cần có đủ cơm ăn áo mặc và con cái được đến trường như mọi dân tộc phát triển khác… Điều mà NTC muốn đạt được là một tiến trình chính trị chớ không phải những giải pháp chính trị nặng tính đối phó. Những hù dọa về tình hình bất ổn của xã hội khi thiếu bàn tay sắt cai trị chuyên chế không ngăn được tiến trình dân chủ Libya vận động. Tinh thần quả cảm của các chiến binh tự do Lybia đã giúp họ bù đắp được năng lực tác chiến yếu kém của quân khởi nghĩa. Trong chiến dịch Tripoli, họ đã chiếm lĩnh từng khu phố một dưới sự hoan hô của dân chúng. Bên cạnh thực tế NTC đứng lên vì lợi ích nhân dân, NTC đã làm rất nhiều để được nhân dân ủng hộ.

Một Mùa xuân Việt Nam…

Chính quyền đương nhiệm Hà Nội mặc nhiên nhận mình là những gương mặt, phe cánh mạnh nhất đủ sức kiểm soát xã hội Việt Nam. Họ ngạo nghễ chà đạp lên dư luận trong nước và quốc tế để thực thi chính sách độc tài của mình. Chính cái chết của Gadhafi đã chứng tỏ rằng, những biện pháp man rợ của chế độ độc tài nhằm triệt tiêu khả năng đối kháng của nhân dân không phải luôn hữu hiệu, tê liệt vì sợ hãi không phải là trạng thái cảm xúc vĩnh viễn. Không chỉ với người Ảrập, cái chết của Gadhafi còn thể hiện một thái độ ngoan cố xuẩn động mà những tư duy độc tài khác cần cảnh tỉnh. Vì đây không phải là lối thoát duy nhất cho các chính quyền toàn trị, nếu họ biết xúc tiến xây dựng các bộ luật mới với tiêu chí mở rộng dân chủ. Bởi những người yêu tự do dân chủ đều mong muốn khởi động cuộc chuyển tiếp dân chủ bằng những biện pháp ôn hòa nhất.

Cái chết của M. Gadhafi chỉ mới đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu tiên trong cuộc cách mạng dân chủ Libya. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác như Syria, Myanmar vẫn đang chuyển mình. Hôm nay, người Việt Nam chúng ta cũng có quyền ước mơ Mùa xuân Ảrập sẽ xuất hiện trên quê hương mình. Nếu cách đây rất nhiều năm, đầu tàu dân chủ cả nước chỉ tập trung về Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng trong những năm qua có: Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Lạt, Quảng Ninh, Huế, Quảng Nam, Cần Thơ và Tây Nguyên… và nhiều địa phương khác đã lần lượt lên tiếng. Phong trào dân chủ Việt Nam đang từng bước thích nghi với những chuyển biến thời đại. Với sự phát triển vũ bão của công nghệ truyền thông và internet, chiêu bài mỗi quốc gia và dân tộc có một trật tự pháp luật của riêng mình – đã trở nên hết đất dụng võ. Nhân dân cần được chọn lựa các hình thức thể hiện chính kiến của mình với tư cách là một công dân. Cuộc tranh đấu dân chủ cho Việt Nam cần xác định là một sự nghiệp lâu dài; do đó, không thể dựa vào những thời cơ ngẫu nhiên mà là phải kiến tạo cơ hội cho cách mạng dân chủ thành công. Vì khởi động được tư duy công dân từ quần chúng, sức mạnh phong trào dân chủ hôm nay đã lan tỏa… từng bước chuẩn bị một Mùa xuân Việt Nam.

Ngày 22/10/2011

© Nguyễn Việt

© Đàn Chim Việt

————————————————
Chú thích:

(1) Tiếng ẢRập có nghĩa: cái chết này xứng đáng với tội lỗi mắc phải.
(2) http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/10/ngay-cuoi-doi-cua-gadhafi/

 

 

11 Phản hồi cho “Nhìn cái chết M. Gadhafi từ góc độ Việt Nam”

  1. Nhân Quả says:

    Có câu “Còn nhân nhân mọc, vô nhân nhân trẩm” Dân tộc Việt với lịch sử 4.000 năm không thể vô nhân được, mùa xuân đến nhân sẽ mọc.

  2. nguyenha says:

    Nhiều người hỏi Gadhafi chết,chế dộ dộc-tài sụp dổ,còn VN thì sao? Xin thưa VN không là sao cả,nếu
    chúng ta cứ loanh quanh phê-phán,lên án DCS,mà không tìm dược “dầu mối”.Có người lại dem những
    tên như Nguyễn tấn Dũng,Trương t Sang hoặc Nguyễn phú Trọng …mà so sánh với một Gadhafi,thiệt
    là “nông cạn”,những tên vừa nêu trên so sánh với Gadhafi chỉ là những tên”cắt-ké”.Vì thế cho dù chết
    hết những tên”cắt-ké”nầy thì CSVN vẩn còn!!Vậy thì ai có thể so sánh với Gadhafi?? Xin thưa,chỉ có
    Hồ chi Minh!! chừng nào mà khẩu hiệu”chủ tịch HCM sống mãi…”còn dược CS hát bài ca “con cá”
    thì chế-dộ khốn nạn nầy vẩn tồn tại trên Quê Hương!! Chúng ta hòan tòan dồng ý với Linh-mục Nguyễn
    hửu Lễ,chùng nào tên HCM còn dược CS sùng bái,thì chừng dó khổ dau của VN vẩn còn dầy.Vậy
    thì muốn chế- dộ dộc tài CSVN không còn nữa,thì chỉ có một cách duy nhất là Triệt tiêu thần tượng
    HCM,bởi vì dương sư chính là “môt Gadhafi VN”vậy./

  3. yêu công lí says:

    Việt nam thì chắc phải còn lâu mới có chuyện như LIbi bởi vì chính quyền Việt Nam nó tỉnh như chó săn ấy, thấy ai có hành vi j là đồng thời nó khử luôn, giờ công an chơi với xã hội đen đánh dân, chửi dân là chuyện thường còn ngược lại coi như xong.

  4. david says:

    Cuoc chien nao cung co ke thang tran va ke bai tran .Khi ke thang tran co to chuc ky luat tot (cong san Vietnam)thi cac quan chuc che do cu (Vietnam cong hoa) co the bi giet nhung ko bi beu rieu nhu vay.
    Bat cu mot ai khi len lam quyen cung deu phai su suc manh co trong tay de bao ve thanh qua chien dau cua minh(Con san VN ,Cuba,Bac han… hay nhu de quoc My ,Phap…..) deu nhu vay .Neu de dem ra xet su kieu moi ro nhu nhung gi NTC da lam voi Kaddafi thi truoc tien phai bat het cac tong thong My da gay ra cuoc chien tai cac nuoc ,de nhung nguoi dan vo toi tai Vietnam,Irak,…..dam dap cho den chet moi dang.

    • Timthat says:

      Chỉ cần một kẻ quá bức xúc, không cầm được sự tức giận là Kaddafi cũng chết! Dân Libya nổi dậy chứ không phải lính chuyên nghiệp được huấn luyện đàng hoàng, đây là số đông ông nên nhớ! Kết tội cho NTC khi chưa biết chính họ có ra lệnh như vậy không là một điều bóp méo sự thật mà CSVN rất quen làm!

      Đúng, bọn dân nổi dậy không “văn minh” như quân đội CSVN! Giết người như thế là mọi rợ, không tổ chức, không kỷ luật! Quân đội CSVN ít nhất còn khá hơn bọn này, cả là một điều đáng làm cho ấm lòng, tự hào!

  5. Phạm Im. says:

    Trên đời nầy bất cứ việc gì xảy ra đều có cái nguyên của nó. còn “Mầm” kẻ ác đó là Mầm gian ác, ngay nó cũng chẳng nhận ra chính mình đang làm gì nói gì mà không biết! và tăng trưởng khá mạnh trong thời cơ hay môi trường thuận lợi. Đại loại như Gadhafi tự cho mình là vua trên các vua khối Ả rập, còn Việt Nam! Đảng Cọng Sản tự đánh bóng khoe khoan “Đỉnh cao trí tuệ loài người” Tuy hai đất nước khác nhau về nhiều lảnh vực với khung trời cách biệt, nhưng cả hai quan điểm đều cùng một nhược điểm đó là thiếu tôn trọng nói đúng hơn không tôn trọng con người, mà văn nho VN ngày xưa có câu “Mục hạ vô nhân” có nghĩa xem ai cũng dưới mắt mình, sự kiện nầy thường có với những người Quyền uy tuyệt đối và kẻ giàu sang ngu ngốc mà người đời thường gắn cho họ hai chữ ngắn gọn “Trọc Phú” Cái nguyên chân thiện lúc nào cũng bị mầm gian ác lấn áp bởi lẽ điều ác nó phát sinh từ những tư tưởng thấp hèn của con người Kiêu ngạo muốn chống chọi lại với quy luật tự nhiên trong đà tiến hóa nhân loại, không vì thế mà lẽ công bằng bất lực chỉ có kẻ ngu dốt mới cuốn theo chiều gió! Cái nguyên sinh vô hình và vĩnh cửu mọi lúc mọi nơi. Mầm gian ác chỉ có thể phát triển mạnh theo từng giai đoạn để rồi tự nó trở thành những đống bùi nhùi duy nhất chỉ có một điều xảy đến là. Làm mồi cho lửa mà thôi!. Cho nên dân gian VN có câu “Thiện Ác đối đầu chung hữu báo” Câu nầy tôi viết nếu sai mong ban đọc sửa lại nhá! Thành thật cảm ơn, xin kính chào.

  6. Tam Nhi says:

    Dẫu sao không thể so sánh tình hình ở Lybia và Việt Nam, VN hiện nay vẫn đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và người dân trong nước.Thực tế là nếu có một cuộc thăm dò ý kiến của người dân thì thử hỏi có bao nhiêu % người dân trong nước lại muốn xảy ra cảnh “nồi da nấu thịt” ??? bất ổn loạn lạc,liệu được nhiều hơn hay mất nhiều hơn???

    • Tien Ngu says:

      Thiệt hôn đó?

      Bây giờ chỉ cần csVN mở một cuộc trưng cầu dân ý, có sự chứng kiến của quốc tế, hỏi rằng dân chúng VN có yêu cầu đảng cs cầm quyền trị nước hay không? Dân VN có bầu cho đàng cs muôn đời làm xếp ở cái xứ VN như cái điều 4 hiến pháp tự vẽ của csVN?

      Làm được vậy đi rồi hãy hát. Chứ bây giờ các cò cứ hát khơi khơi thế, ai tin?

  7. Tuyên says:

    Những người dân ở Bắc Hàn, Trung Cộng, Cuba, và Việt Nam rồi đây cũng được coi những cái mặt của những kẻ đã thống trị họ bị bầm dập nhưặt Gadhafi vậy!!!

  8. tudo says:

    Bài viết nhiều ý tưởng sâu sắc, nhưng liệu cuộc cách mạng ở Libya nếu không có sự can thiệp của NATO sẽ thành công hay không? Ngay hôm 20/10 ngày Gaddafi bị sa vào tay quân nổi dậy nếu không có máy bay của Pháp đến ngặn chặn đường tẩu thoát của y với đồng bọn liệu cuộc chiến đã kết thúc chưa. Hãy nhìn đến những xung đột không kém đẩm máu tại Syrie hiện nay. NATO dám nhảy vào hay không? Và bao giờ cuộc nổi dậy ở đây thành công? Nhưng dù sao yếu tố quyết định việc lật đổ Gaddfi là do chính lòng quả cảm của người trẻ Lybia.

    • Builan says:

      Tôi đồng tình với TỰ DO gần như trọn vẹn
      Chúc mừng anh,
      Hy vọng được đọc những đóng góp giá trị !

Leave a Reply to david