WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt chưa biết sống? Một thế kỷ đau buồn và ô nhục

Ảnh: flick.com

Ké-é-é-ét — Ké-é-é-ét! Tiếng sắt nghiến vào nhau, rít lên từng hồi như muốn xé trách màng nhĩ, cả boong tàu chao đảo và lắc mạnh, lao về phía trước, rồi giật ngược về phía sau. Tôi giật mình, choàng tỉnh dậy, tay bám chặt vào thanh sắt cản bên hông giường, có cảm giác như sắp bị quăng mình xuống đất.

Vài giây sau, có tiếng giầy nện lộp cộp trên sàn, khua nặng ngoài hành lang. Có tiếng đập cửa ầm ập ở cabin bên cạnh. Đèn phía ngoài hành lang được bật lên, ánh sáng rọi qua viền ngoài chu vi của tấm mành che khung kính cửa toa xe chúng tôi, hắt một vệt sáng lờ mờ lên gương mặt non trẻ của bé Ngọc, nó u ơ vài tiếng rồi xoay sang ôm mẹ, may quá nó vẫn còn say ngủ. Tôi trườn người ra mép giường leo xuống.

“Gì vậy anh?”  Tiếng Hà Nội trong trẻo của Linh toát ra đầy vẻ lo âu, vọng lên từ couchette (giường xếp) bên dưới.

“Chắc cảnh sát biên phòng đang khám giấy tờ tùy thân!”

Một tay tôi vuốt vai, trấn an nàng, tay kia kéo fermeture túi quả mướp đeo ở bụng, mấy ngón tay lần mò gáy của ba (3) cái hộ chiếu, và cảm thấy an bụng. Ngoài cửa, tôi nghe tiếng nói của Oanh và Hùng, bạn đồng hành của chúng tôi và lính đouane biên phòng. Ầm ầm, quả nhiên tiếng đập cửa đã đến ngay trước cabin chúng tôi. Tôi mở vội cửa ra, hai người đàn ông vận đồng phục Cộng hoà Czech tỏ vẻ ngạc nhiên vì phản ứng nhanh nhạy của tôi. Chưa kịp hỏi, tôi đã đưa 3 cái passport cho họ, họ nhìn tôi, rồi rọi đèn pin đảo quanh toa tàu. Khi nhìn đến hộ chiếu màu nâu Việt Nam của Linh, họ đưa tay vẩy nàng lại gần, xổ ra những tràng tiếng Tiệp, vừa nhìn mặt nàng vừa xoi mói lật từng trang passport. Rồi họ xem xét tờ visa thật kỹ, lật qua lật lại, đọc từng dòng chữ trên ấy cũng như con dấu ấn của sứ quán Tiệp in trong hộ chiếu. Họ bỏ gần 5 phút với cái hộ chiếu Việt Nam của nhà tôi, trong khi chỉ lướt qua hai cái passport Mỹ của tôi và bé Ngọc chưa đầy nửa phút. Sốt ruột, tôi phải xổ tiếng Anh nói rằng nàng là vợ và con tôi đang ngủ kia, lúc đó họ mới chịu đóng dấu và trả lại hộ chiếu. “OK chứ anh Thái?” Oanh và Hùng nhìn chúng tôi thở phào.

Năm ấy là Hè 2003, đoàn chúng tôi khoảng mười mấy người đi du lịch Âu châu. Lúc đó các nước Đông Âu như Hungary (Hung gia Lợi), Ba Lan (Poland), Cộng hoà Tiệp vừa được vào Liên Hiệp Âu châu, những người có quốc tịch (passport) Mỹ chỉ cần xin visa vào một trong những nước Tây Âu là có thể đi được tất cả các nước Tây Âu khác, chỉ ngặt ai mang hộ chiếu Việt Nam lại có vấn đề, ngay cả ở các nước Đông Âu, anh em xã hội chủ nghĩa trước đây của Việt Nam, như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung gia Lợi, Lỗ Ma Ní, v.v.. Khi còn ở California tôi đã phải nhọc công đi từng sứ quán của các nước này xin visa cho vợ, và cũng chính tay mình chọn lộ trình cho cả nhóm hành trình từ Đông Âu đến Tây Âu.

Không ngờ, cái nỗi nhục nhằn của số phận Việt Nam trong thế kỷ 21 này vẫn chưa dứt. Đích xác hơn, tôi muốn nói đến cái nỗi nhục nhằn của những người còn giữ quốc tịch Việt Nam, mà đáng lý ra họ phải tự hào vì bất kể những truân chuyên họ vẫn còn hãnh diện với đất nước, giữ lòng trung trinh với dòng giống hào hùng, bất khuất của tổ tiên, không giống những người như tôi bị xấu hổ vì buộc phải từ bỏ cái oan nghiệt của một quốc tịch mang trong nó đầy hận thù dối trá, hậu quả của một chủ nghĩa ngoại lai quái ác đã ập lên đầu cổ dân tộc Việt ngót một thế kỷ nay, khiến cho mình và cả hai triệu người dân Việt phải tản mác lưu vong, trở thành con dân các nước khắp nơi trên thế giới.

Khoảng một tuần sau, khi đi chơi Balan và Áo (Austria) với bạn bè xong, mười mấy người chúng tôi hẹn nhau sẽ gặp nhau ở Pháp. Một số anh em sẽ về Pháp qua ngõ Tiệp, Đức, Bỉ bằng đường hỏa xa. Tôi không để ý một người trong nhóm đã lấy vé xe lửa, chọn lộ trình xuyên qua Tiệp hai lần, trong khi chiếu khán của Linh chỉ là ‘single entry’ /visa, được vào Cộng hòa Tiệp Khắc một lần (Những người có quốc tịch Mỹ được bãi miễn chuyện này, ra vào tự do). Cho nên chuyến đi Prague này, tôi đã quên khuấy chuyện mình đã gia nhập nước Tiệp trong đêm hôm khuya khoắt đó, trước khi vào biên giới Áo vừa qua.

Vào một buổi trưa khi năm (5) người chúng tôi, (những người khác đã tự túc đi thăm bà con, bạn bè và gia đình trước, sau khi hẹn tái ngộ ở Pháp) đang ngồi trên chuyến tàu đi Prague hàn huyên vui vẻ thi bỗng nhiên xe lửa ngừng, cảnh sát biên phòng Tiệp lại một lần nữa hỏi giấy tờ hộ thân chúng tôi và mặc sức cho tôi năn nỉ thuyết phục thế nào đi họ cũng không chịu. Tôi bảo rằng thôi được sẽ không ghé vào Prague mà sẽ đi thẳng sang Đức. Tôi đi nói chuyện với sứ quán Tiệp, nhưng là chủ nhật họ đóng cửa. Vẫn không xong! Thế là lần này ba vợ chồng và con chúng tôi phải chia tay Oanh và Hùng.  Có một ông Douane Tiệp lại còn cả gan bảo rằng: bố con anh có thể tiếp tục chuyến hành trình nhưng vợ anh phải xuống xe nơi đây. “Like Hell, I will!” tôi buột mồm chửi đổng, trong khi họ trố mắt nhìn tôi, không biết họ có hiểu hết ý câu phát ngôn bực dọc của mình không. Thế lại bầu đoàn thê tử lại vali, xe đẩy con (baby stroller) bị tống xuống xe đường rầy giữa trưa, nơi một trạm xe lửa vắng tanh, loay hoay mãi mới gặp được một nhân viên hỏa xa, cả gần một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi mới lo xong chuyện đón xe lửa trở ngược vào Vienna.

Thì ra còn lạ gì, ở các nước Đông Âu như (Nga) Ba Lan, Tiệp, Đông Đức ngoài những thành phần quan chức, con ông cháu cha, những sinh viên du học, những nghiên cứu sinh, còn cả một số không nhỏ các người bị/được Việt nam xuất khẩu sang đây  lao động, kiếm sống từ mấy thập niên trước, nhiều người sau đó đã tìm cách ở lại một cách hợp thức hoặc không được hợp thức hóa. Do đó, hộ chiếu Việt Nam lúc nào cũng bị coi rẻ và soi xét rất kỹ càng ở các quốc gia này.

Cho nên tôi rất thông cảm với phát biểu – mà thiển nghĩ – rất tích cực và hòa nhã của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt:

“Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trên nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Tôi xin cám ơn.”

Tiếc rằng tôi là một con người phàm tục, kết cấu bằng xương bằng thịt, sống trong một thế giới đầy dẫy những dục vọng, tham sân si, khổ nhọc lắm mới giữ được nguyện ước chân thiện mỹ của mình. Trưởng thành trong một xã hội tư bản, biết tôn trọng và đặt căn bản trên quyền sở hữu của cải và tài sản của con người, nhất là khi nỗ lực rất chính đáng, rất người này thích hợp với mưu cầu hạnh phúc mà bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đề cao và ông Hồ chí Minh đã nhắc đến ngày 2 tháng Chín ở Ba Đình, hoặc được định nghĩa rõ ràng hơn trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1) ở Điều 17:

1. Mọi người có quyền tự làm chủ lấy  tài sản của  mình hoặc sở hữu chung với người khác

2. Không ai có quyền tự ý hay ngang nhiên tước đoạt tài sản này.

Pages: 1 2

Phản hồi