WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc nói của Trung quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 11 vừa qua thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.

Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ  Hoàng sa ngày 19/1/1974, như các tài liệu của Trung Tá Trần Đỗ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”  do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.

Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên của chính quyền Trung quốc.Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài liệu Trung quốc, hay gọn là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt Nam Cộng Hòa là Nam Việt.

Nhiều chi tiết trong TL đã được các tài liệu về phía quốc gia công bố.

Trước hết bản đồ dàn trận Hoàng Sa của TL rất giống tài liệu của Hải Quân Trung Tá Trần Đỗ Cẩm phổ biến tháng 3/2006 (Xem hai bản đồ sau)

Thứ hai trong Chương II nói về “Bối cảnh quốc tế” TLTQ viết:

Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan.

Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon đến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.

Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, Trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt. Những hòn đảo này của Tây Sa sẽ bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ muốn rút quân,  giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ (cho đến năm 2004 hết hạn). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu (của Việt Nam Cộng Hòa) xin hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối.”

Sự phân tích và tiết lộ rằng có sự can thiệp của Hoa Kỳ trong trận đánh Hoàng Sa cũng không phải là điều mới mẻ. Cá nhân tôi (Trần Bình Nam) trong quá trình nghiên cứu về trận đánh và rộng hơn là cuộc tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc đã nêu vấn đề này lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1994. Trong bài viết  nhan đề “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm gì để làm sống lại tinh thần Hội nghị Diên Hồng nếu  Trung quốc đánh chiếm Trường Sa” tôi viết: “Tháng 1/1974 trong một hành động chận trước ảnh hưởng của Liên bang Xô viết, Trung quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa tức đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc tấn công này một phần nằm trong chiến lược của Hoa kỳ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khối Xô viết về cả hai mặt chiến lược và tài nguyên kinh tế khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ” (Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị 1991-1994 trang 103, Mõ Làng Xuất Bản)

Mười năm sau tôi nêu lại vấn đề này với nhiều chi tiết trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” đăng tải trong Trang Nhà www.tranbinhnam.com ngày 10/1/2004 (Biển Đông Dậy Sóng). Tôi viết:

Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà Nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự. (nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).

Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô – đồng minh của Bắc Việt – sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.

Nơi biển Đông,Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền sử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà Nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.

Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung Quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết “Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.

Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’ s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.

Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung Quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Gerald Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung Quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.

Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang Xô Viết sụp đổ, Trung Quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài Loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung Quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.”

Ngòai ra trong TLTQ có hai điểm khác đáng để ý:

Thứ nhất. TL viết: “Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc”

Để nhấn mạnh điểm này trước khi kết thúc TLTQ còn ghi như một lời cuối

“Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: ‘Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt!’ Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.”

Hai đoạn văn trên hé lộ cho chúng ta thấy thái độ khó hiểu của đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó (mà người làm công tác ngoại giao không ai khác hơn là thủ tướng Phạm Văn Đồng). Câu văn “Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa.” được hiểu là trước khi Trung quốc ra quân đánh Hòang Sa, Hà Nội đã nói (đề xuất) với Trung quốc rằng Hoàng Sa là của chúng tôi đó. Cho nên sau khi Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Hà Nội gởi điện cám ơn Trung quốc đã chiếm Hoàng Sa từ trong tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giúp cho mình. Và Trung quốc đã “không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc.

Khó hiểu ở chỗ tại sao Hà Nội không lên tiếng công khai phản đối khi Trung quốc tấn kích chiếm Hoàng Sa, hay ít nhất công khai hóa bức điện cám ơn để bày tỏ trước dư luận (và pháp lý) quốc tế rằng Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu đã làm vậy thế đứng của Việt Nam sẽ mạnh hơn bây giờ lúc mà sự tranh cãi Hoàng Sa thuộc về ai đang là một quan tâm quốc tế. Dù sao bức điện cám ơn cũng là một xảo thuật ngoại giao để hôm nay Hà Nội có thể nói “trước sau chúng tôi vẫn xem Hoàng Sa là của nước Việt Nam”. Và sau này nếu vụ Hoàng Sa được đưa ra trước tòa án quốc tế (TBN: điều này rất khó xẩy ra vì Trung quốc sẽ không thuận đưa ra khi họ yếu lý) thì bức điện “xảo thuật ngoại giao” này sẽ là một bằng chứng có sức thuyết phục trước tòa quốc tế.

Thứ hai. TLTQ tiết lộ:

“Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suông sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến.”

Sự tiết lộ này cho thấy Mao và Tưởng tranh chấp sống chết với nhau về chủ nghĩa, về tự do nhân quyền, nhưng khi vì quyền lợi quốc gia (chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam là một quyền lợi quốc gia của Trung quốc, Mao và Tưởng đều được hưởng) Tưởng sẵn sàng giúp Mao hành động. Điều này chứng tỏ Tưởng không bị Hội chứng “Appeasement Complex” làm tê liệt suy nghĩ của mình chứ không có nghĩa Tưởng Giới Thạch (để cho hạm đội Đông Hải của Mao đi qua eo biển Đài Loan) có thái độ hòa giải hòa hợp gì với Mao.

Bối cảnh quan hệ Liên xô, Trung quốc và viễn ảnh Hoa kỳ phải rút quân ra khỏi Tây Thái Bình Dương sau khi ký Hiệp Định Paris (1973) đã đưa Nixon và Kissinger đến quyết định chiến lược “giao” Hoàng Sa cho Trung quốc chận đường tiến về Nam Thái Bình Dương của Liên Xô. Gần 20 năm sau chiến lược này phá sản khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc trở thành cừu địch chính của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ nay đã trở lại Tây Thái Bình Dương. Nhưng bài học cũ sẽ làm cho Hoa Kỳ cân nhắc hơn trong mọi động thái. Riêng Việt Nam trước sau vẫn là một nước nhỏ ở giữa gọng kềm tranh chấp quốc tế. “Khôn sống, mống chết”, người xưa đã dạy. Và bài học “làm thế nào để khôn” đầy dẫy trong cách hành xử của cha ông chúng ta.

© Trần Bình Nam

Dec . 15, 2011

binham@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

50 Phản hồi cho “Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974”

  1. Người VN says:

    Việc Mỹ (những tay chính trị và ngoại giao) đi đêm với bọn Mao Tàu để phản bội và bức tử VNCH thì đã quá rõ, thế mà tên Kissinger mới đây còn chối bai bải! Già gần xuống lỗ rồi mà không biết hối cải xin lỗi dân VN, thì Kít sẽ phải trả lỗi nơi địa ngục với satan!
    Vì lợi riêng mà phản bội đồng minh, bức hại cả một dân tộc (VN), tội này người Mỹ sẽ phải đền trả công bằng trước Thượng Đế và nhân loại, vì người Mỹ có niềm tin vào TĐ như họ đã tuyên xưng: IN GOD WE TRUST!

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi vị,

    Tại sao chúng ta cần tiếp tục mổ xẻ cặn kẽ hải chiến Hoàng Sa:

    1/
    Tại liệu trong Internet ngày một nhiều, với nhiều hình ảnh thiết thực để tra cứu đến nơi đến chốn.

    Tôi nhớ lại ngày xưa người ta phải tham khảo tài liệu của ông Trần Đại Sỹ, nhưng nay những chuyên gia không muốn nhắc đến, bởi độ tin cậy của nó quá thấp (TĐS nổ to hơn tạc đạn khi viết là mình được mời tham dự hội nghị bàn về chiến sự HS thì phải. Các dữ kiện ông đưa ra thật đáng ngờ)

    2/
    Tôi tiếp xúc với một số sĩ quan hải quân quen biết (cấp úy), nhưng thấy rõ ràng các vị này cũng rất ư mù mờ, chỉ bắc nồi chõ nghe hơi, như nghe kê lại hay thuật từ một bài báo của ai đó (một đồng ngũ có tham chiến ở Hoàng Sa …)
    Nói ngắn gọn, rất chủ quan, chưa kể lắm đồn đại vô căn cứ !

    3/
    Quá nhiều bất đồng, ngay trong giới Hải quân VNCH.

    Xin dẫn chứng một đoạn trong bài viết của ông Trần Bình Nam để thấy rõ thực tế ra sao ?

    TRẦN BÌNH NAM : Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”
    [dẫn]
    Trận hải chiến Hoàng Sa giữ gìn bờ cõi giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) và Hải quân Trung quốc (HQ/TQ) ngày 19/1/1974 là trận hải chiến đầu tiên với vu khí hiện đại trong lịch sử Việt Nam không kể những trận hải chiến bằng tàu thuyền gỗ giữa các đội thủy quân Việt Nam với Chiêm Thành và Trung quốc trong những thế kỷ truớc.

    Trận hải chiến Hoàng Sa đa làm mất nhiều giấy mực. Nhung trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (nhu nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…) chua đuợc phân tích đầy đủ. Các tài liệu đuợc viết đa khác nhau ở rất nhiều điểm then chốt, ngay cả sự kể lại diễn tiến trận đánh của các si quan chỉ huy trận đánh, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc và 3 vị hạm truởng tham dự trận chiến còn sống sót. Hải Quân Trung Tá Vu Hữu San chỉ huy chiến hạm HQ 4, Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy chiến hạm HQ 5, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ 16. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiến hạm HQ 10 đa tử trận khi lâm chiến.

    Ngày 30/4/1975 khi đoàn tàu HQ/VNCH rời khỏi nuớc không ai mang theo các tài liệu liên quan đến trận hải chiến, trong đó có một tài liệu quan trọng là Bản Tuờng Trình của Ủy Ban điều tra về trận đánh của Bộ Tu Lệnh Hải Quân (BTL/HQ). Nếu có tài liệu này sự tranh cãi giữa các nhân vật liên hệ có thể đa không diễn ra hay ít nhất cung giới hạn đuợc rất nhiều các điểm cần tranh cãi.

    Đại tá Hà Văn Ngạc truớc khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của nguời trong cuộc. Nhung một số hạm truởng trong hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa của ông nhìn diễn tiến cuộc chiến qua lăng kính của chiến hạm họ chỉ huy đa nêu ra nhiều điểm khác biệt.

    Thậm chí khi Hội Bạch Đằng ở San Jose tự suu tầm tài liệu và nhân chứng thực hiện một DVD ngắn nói về trận hải chiến Hoàng Sa đuợc vị cựu Tu Lệnh Hải Quân Trần Văn Chon và nhiều si quan HQ/VNCH khác xem là tuong đối gần sự thật nhất cung đa gặp phải sự “phiền hà” gay gắt của một trong 3 hạm truởng còn sống sót khi DVD nói một trong 4 chiến hạm tham chiến đa gặp trở ngại tác xạ sau phát súng đại bác đầu tiên.

    Có lẽ đó là lý do UBHS ra đời với mục đích nghiên cứu để viết một tài liệu lịch sử thật chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa. Thiếu Tá Trần Trọng Ngà truởng ban, và Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, ủy viên UBHS tâm sự rằng để đạt mục đích này UBHS đa phải cố gắng hết mình gạt bỏ ra ngòai mục tiêu tuyên truyền và các xúc động cá nhân.
    [hết dẫn]

    4/
    Người Mỹ khoanh tay đứng ngoài, nhưng trong đoàn quân của hải quân đại tá Hà Văn Ngạc lại lọt vào một ông Mỹ thuộc phái bộ DAO, đòi được đổ bộ lên đảo, để rồi bị bắt sống làm tù binh !

    Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa của Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc
    [dẫn]
    Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng. Phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I do Thiếu-tá Hồng hướng-dẫn đã vào gặp tôi tại phòng ăn Sĩ-quan có theo sau Ông Kosh thuộc cơ-quan DAO Hoa-Kỳ tại Ðà-nẵng. Tôi cho cả hai hay là tình-hình sẽ khó tránh khỏi một cuộc đụng-độ nên tôi không muốn các nhân-viên không Hải-quân có mặt trên chiến-hạm và tôi sẽ đưa họ lên đảo. Tôi cũng yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ5 cấp cho tất cả một ít lưong-khô. Riêng ông Kosh thì tôi yêu-cầu Hạm-trưởng HQ5 đưa cho ông 1 bịch thuốc lá 10 bao Capstan. Tôi tiễn chân tất cả phái-đoàn xuống xuồng và vẫy tay chào họ khi xuồng bắt đầu hướng về đảo Hoàng-Sa. Kể từ giờ phút đó tới nay tôi không có dịp nào gặp lại ông Kosh để thăm hỏi ông và yêu-cầu ông cho trả lại Tuần-dương-hạm HQ5 bịch thuốc lá Capstan vì thuốc lá này thuộc quân-tiếp-vụ của chiến-hạm xuất ra ứng trước
    [hết dẫn]

    Và điều ông Ngạc tiết lộ về tin tức tình báo sai lạc trong phần đầu bài viết có đúng thế chăng ?

    5/
    Vai trò của không quân VNCH cũng như Trung Cộng, nếu hải chiến lan rộng hơn nữa.

    Đó là những điều cần làm sáng tỏ hơn bao giờ hết về phương diện lịch sử, đồng thời làm kinh nghiệm chiến đấu chống Tàu cộng đang bành trướng ở biển Đông.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Nói về trận hải-chiến, dù Hải-quân VNCH giả thử có thắng đuợc trận ngày đầu, thì chúng ta khó luờng đuợc sự tổn-thất nếu Hải-quân còn ở lại để cố-thủ Hoàng-Sa. Phó Ðề-Ðốc Chủ-tịch Ủy-Ban nghiên-cứu về trận hải-chiến khi vị này đích thân thăm-viếng Khu-trục-hạm HQ4, khi đang nằm trong ụ lớn sửa chữa đa nói riêng với tôi: thế là vừa đủ, ý của vị này nói là không nên tiếp-tục chiến-đấu thêm ít nhất là vào thời-điểm đó Hải-quân còn phải đảm-nhận nhiều công-tác tiễu-trừ cộng-sản trong đất liền. Ðó là chua kể việc tấn-chiếm phần còn lại của quần-đảo Hoàng-Sa có thể đa nằm trong các đuờng lối đi-đem chiến-luợc của các cuờng-quốc. Tôi nghi rằng nếu chiếc khu-trục-hạm HQ4 không bị trở-ngại kỹ-thuật và trận-chiến đa xẩy ra gần nhu tôi đa dự-liệu và mong-muốn, nghia là ta thắng trận đầu, thì cuờng-lực hải-lục-không quân của chúng huy-động ngày hôm sau không những đủ sức tràn ngập quân trú-phòng và lại còn đủ sức truy-kích Hải-quân VNCH trong một vùng rộng lớn hon. Tôi đa tin-tuởng rằng Quân-đoàn I/Quân-khu I đa phải đặt trong tình-trạng báo-động đề-phòng sự tấn-công của Trung-cộng ngay sau khi trận hải-chiến diễn ra. Một phi-tuần chiến-đấu-co F5 của Su-đoàn I Không-quân tại Ðà-nẵng đa sẵn-sàng trên phi-đạo nhung không đuợc lệnh cất cánh từ cấp cao để yểm-trợ cho Hải-quân vì có thể là e-ngại sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến mới, hoặc chỉ hạn-chế trận-chiến tới mức có thể chấp-nhận đuợc trong một thế chính-trị.

    Một lần nữa, giả-dụ rằng ta cứ để Trung-cộng có mặt trên đảo Quang-Hòa, trận hải chiến đa không xẩy ra thì chúng ta vẫn có thể tiếp-tục hiện-diện trên đảo Hoàng-Sa, tuy nhiên có thể phải trải thêm quân trên các đảo Cam-Tuyền, Vinh-Lạc và Duy-Mộng, để tránh sự lấn-chiếm, cộng thêm là Hải-quân Việt-Nam phải thuờng-xuyên tuần-tiễu với một hải-đoàn tuong-đối mạnh. Nhung dần dà họ cung sẽ lấn chiếm theo kế hoạch bành truớng thế lực của họ trong vùng Ðông Nam Á. Có thể Trung-cộng đa trả đua hay dập theo khuôn-mẫu Việt-Nam Cộng-Hòa khi ta đa đặt quân trú-phòng trên đảo Nam-Yết và Son-Ca nằm phía nam và đông cùng trên một vòng-đai san-hô với đảo Thái-Bình, đa bị Trung-Hoa Dân-quốc (Ðài-Loan) chiếm-đóng từ khi Nhật-Bản thua trận đệ-nhị thế-chiến. Nguời Trung-Hoa dù là lục-địa hay hải-đảo, đa từng nhiều lần tuyên-bố là lãnh-thổ của họ, không những vùng này mà thôi mà cả toàn vùng Hoàng-Sa Truờng-Sa. Phải thành-khẩn mà nhận rằng, khi Việt-Nam Cộng-Hòa đặt quân trú-phòng trên các đảo còn bỏ trống trong vùng Truờng-Sa nhu Nam-Yết, Son-Ca, Song-Tử-đông, Song-Tử-tây, Truờng-Sa v.v.., chúng ta đa không gặp một hành-động đối-kháng về quân-sự nào từ phía Trung-Hoa Dân-quốc hoặc Phi-Luạt-Tân hay Mã-Lai-Á.

    - LMC: thôi đành an ủi nhau, “Ta thất bại nhưng vô cùng kiêu hãnh” !

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Khoảng 10:24 sáng thì lệnh khai-hỏa tấn-công đuợc ban-hành và tôi vào trung-tâm chiến-báo trực-tiếp báo cáo bằng máy siêu-tần-số SSB, tôi đa cố ý giữ ống nói sau khi tôi chấm-dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải-pháo cung đuợc truyền đi trên hệ-thống này. Cuộc khai-hỏa tấn-công đa đạt đuợc yếu-tố bất ngờ cho các chiến-hạm địch vì tôi cho rằng họ vẫn tin là các hành-động của chiến-hạm cung tuong-tự nhu trong những vài ngày truớc, khi Hải-quân Việt-Nam đổ-quân trên các đảo Cam-tuyền, Vinh-lạc và Duy-mộng và nhất là cuộc phô-diễn lực-luợng của hải-đoàn đặc-nhiệm ngày hôm truớc Hải-quân Việt-Nam đa không có một hành-dộng khiêu-khích nào, mà còn chấp-thuận giữ liên-lạc bằng quang-hiệu.
    Chiếc Kronstad 271 nằm về huớng tây gần đảo Quang-Hòa, huớng mui về phía tây là mục-tiêu của Tuần-duong-hạm HQ5 đang huớng mui vào bờ tức là phía đông, đặt mục-tiêu về phía tả-hạm (tức là phía bắc). Chiếc này bị trúng đạn ngay từ phút đầu, vận-chuyển rất chậm-chạp nên đa là mục-tiêu rất tốt cho Tuần-duong-hạm HQ5. Hỏa-lực của chiếc Kronstad 271 này không gây nhiều thiệt-hại cho Tuần-duong-hạm HQ5, nhung có thể đa gây thiệt-hại nặng cho Hộ-tống-hạm HQ10 nằm về phía bắc. Khu-trục-hạm HQ4 nằm về phía tây-nam của Tuần-duong-hạm HQ5 đặt mục-tiêu là chiếc Kronstad 274 nằm về phía bắc tức là tả-hạm của chiến-hạm. Nhung chẳng may, HQ4 báo cáo bị trở-ngại tác-xạ ngay từ phút đầu-tiên và phải chờ sửa-chữa. Việc này đa làm đảo lộn các dự-tính của tôi và làm tôi bối-rối. Sau vài phút thì chiến-hạm này xin bắn thử và kết-quả là vẫn bị trở-ngại và cần tiếp-tục sửa chữa thêm, nhung tôi vẫn còn chút hy-vọng. Khu-trục-hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác-xạ thử lần thứ ba nhung vẫn không có kết-quả, tuy-nhiên chiến-hạm này vẫn phải tiếp-tục bám-sát mục-tiêu của mình trong tầm các loại đại-liên nên đa bị thiệt-hại nhiều bởi hỏa-lực của chiếc Kronstad 274, và đại-liên đa không áp-đảo đuợc hỏa-lực của địch.

    - LMC: Hãy thử xem các đấng chỉ huy nhà ta hành động ra sao khi sáp chiến nhé:

    1/ Ông Vũ Hữu San lãnh ấn tiên phuông khai hoả xung trận lấy khí thế, thế mà lại để súng máy hỏng hóc ngay từ đầu ! Thật hết biết ông mần ăn ra sao trong mấy tháng liền tiếp cận gần địch ở Hoàng Sa !?
    Đó là mối hy vọng lớn nhất trong trận hải chiến (độc nhất vô nhị này) giữa VNCH với Tàu cộng, do dàn hỏa pháo điều khiển bằng điện, trong khi ở các chiến hạm khác phải quay tay !

    2/ Bắn đại pháo mà trúng ngay phe mình và lại lọt vào hầm máy mới chết người ! Ôi trời hại người ngay mất rồi !

    3/ Bị trúng đạn vào hầm máy mà hạm trưởng không biết cách chữa trong lúc nguy cấp, bèn cho lệnh đào thoát khỏi chiến trường, bỏ lại HQ-10 bị nạn trong vòng tay địch !
    Chính vì thế mà vị chỉ huy trận địa là hải quân đại tá Hà Văn Ngạc sau này đã tỏ ý ngầm chê ông hải quân trung tá Lê Văn Thự. Và có lẽ vì thế mà ông Thự sau này bèn phản pháo lại đàn anh khả kính. Tuy nhiên đọc bài viết của ông Thự không phải là không đáng cho ta động não suy nghĩ thật nhiều !

    (…)

    Sau chừng 15 phút thì Tuần-duong-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cung không còn liên-lạc đuợc với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đao-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-duong-hạm đa vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đa không ra phản-lệnh. Ngoài ra, Hạm-truởng Tuần-duong-hạm HQ16 là một vị si-quan ít tích-cực hon, nên tôi không mấy tin-tuởng là vị này có thể vuợt qua đuợc các khó-khăn kỹ-thuật để cố-gắng tiếp-tục tấn-công. Khu-trục-hạm HQ4 đa bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ4 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-duong-hạm HQ5 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.

    - LMC: một hiềm khích giữa các cấp chỉ huy với nhau !? Cũng có thể chỉ sau này, khi ông hạm trưởng HQ-16 Lê Văn Thự ăn đạn đại pháo của chiếc soái hạm HQ-5 vào hầm máy khiến bất khiển dụng phải đào thoát khỏi nhiệm sở chiến đấu !

    (…)
    Bất thần về phía đông vào khoảng 11:25 sáng cách xa chừng 8 đến 10 hải-lý, xuất hiện một chiến-hạm của Trung-cộng loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa-tiễn loại hải-hải (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là loại khinh tốc đinh Komar) đang tiến vào vùng giao-tranh với một tốc-độ cao, quan-sát đuợc bằng mắt viễn-kính và không một chiến-hạm nào báo-cáo khám-phá đuợc bằng radar từ xa. Tôi dự-đoán loại chiến-hạm này ít khi đuợc điều-động từng chiếc một, và tin là có thể thêm ít nhất một chiếc theo sau. Với tình-trạng của Hải-đội đăc-nhiệm: một hộ-tống-hạm bị loại khỏi vòng-chiến; một tuần-duong-hạm bị thuong noi hầm máy; một khu-trục-hạm và một tuần-duong-hạm chỉ còn hỏa-lực rất hạn-chế; cộng với nguy-co bị tấn-công bằng cả hỏa-tiễn hải-hải cung nhu bằng phi-co rất có thể xẩy ra, nên tôi triệt-thoái phần còn lại của lực-luợng là Khu-trục-hạm HQ4 và Tuần-duong-hạm HQ5 ra khỏi vùng Hoàng-Sa tiến huớng đông-nam về phía Subic Bay (Hải-quân công-xuởng của Hoa-Kỳ tại Phi-luật-tân). Tôi cung cầu-nguyện Ðức Thánh Trần, Thánh-Tổ của Hải-quân VNCH ban cho tôi một trận mua để giảm tầm quan-sát và khả-năng tấn-công của phi-co địch. Sau khi hai chiến-hạm còn lại rút ra khỏi vùng giao-tranh chừng 10 phút thì một trận mua nhẹ đa đổ xuống toàn vùng quần-đảo Hoàng-Sa. Các chiến-hạm ta đa không bị truy-kích và phi-co địch cung chua xuất-hiện. Mục-đích tôi huớng về phía đông-nam là để tránh bị phục-kích của tiềm-thủy-đinh Trung-cộng tại hải-trình Hoàng-Sa Ðà-nẵng, và khi ra ngoài xa lãnh-hải thì nếu còn bị tấn-công bằng phi-co hoặc tiềm-thủy-đinh thì may ra đồng-minh Hải-quân Hoa-Kỳ có thể cấp-cứu chúng tôi dễ-dàng hon theo tinh-thần cấp-cứu hàng-hải quốc-tế. Nếu chúng tôi không còn bị tấn-công thì việc đến Subic Bay Phi-luật-tân để xin sửa-chữa truớc khi hồi-huong là một điều khả-di đuợc thuợng-cấp chấp-thuận.

    LMC: toàn là chuyện tưởng tượng, bởi làm gì có tiếp viện ngay lúc ấy !

    (…)
    Một điều lạ là Trung-cộng có đủ khả-năng tuy khiêm-nhuợng, vào lúc cuối trận-chiến, vì có thêm tăng-viện đến kịp thời, nhung đa bỏ roi co-hội truy-kích khi lực-luợng ta triệt-thoái, hay xử-dụng hỏa-tiễn hải-hải vì lực-luợng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu-hiệu của loại vu-khí này. Tôi cho rằng có thể họ đa bận-tâm vào việc cứu vãn chiếc Kronstad 271 và quân bộ trên đảo Quang-Hòa, hoặc họ đa không nhận đuợc lệnh tấn-công, và chỉ đuong-nhiên chống-trả tự-vệ mà thôi. Tôi nhận rằng uớc-tính của tôi về phản-ứng của địch đa cao hon nhu thực-tế đa xẩy ra. Việc Hải-quân Viêt-Nam khai-hỏa tấn-công sau khi thất-bại đổ-bộ đa tạo cho Trung-cộng có nguyên-cớ vì bị tấn-công mà phải hành-động, nên đa dùng cuờng-lực cuỡng-chiếm các đảo vào ngày sau.

    - LMC: vì đánh giá quá cao địch thủ, cũng như có thể trông gà hóa quốc !
    Thực sự qua diễn tiến trận đánh, ta thấy địch chỉ dùng súng nhỏ như đại liên đánh sáp lá cà khiến phe ta bị áp đảo tinh thần rồi rối bời hàng ngũ chiến đấu, đến bắn nhầm vào nhau ! Và cuối cùng mạnh ai nấy tháo chạy, chả khác gì hồi đại bại mùa Xuân 1975, có nhiều nơi chưa đánh đã bỏ chạy ! (xem ra chả khác gì quân Do Thái đánh nhau với quân Ai Cập và chiếm trọn bán đảo Sinai dể dàng)
    (….)

    Hon nữa trong cuộc hải-chiến này, Tuần-duong-hạm HQ5 đa tác-xạ cả trăm đại-pháo 127 ly, mà chỉ có một viên bị lạc, nên vẫn còn là điều may-mắn. Việc chiến-hạm bị trúng 1 viên đạn của bạn cộng với việc hai khẩu hải-pháo 76 ly tự-động trên khu-trục-hạm HQ4 đa bị trở-ngại kỹ-thuật ngay từ phút đầu của cuộc chiến, là hai nhuợc-điểm chiến-thuật mà Hải-quân VNCH chỉ muốn phổ-biến hạn-chế vào đầu năm 1974 là thời điểm, mà nhiều sự phân-tích đáng tin cho rằng Tổng-Thống Nguyễn-văn-Thiệu đa lợi-dụng biến-cố Hoàng-Sa để tránh-né sự chỉ-trích của các phần-tử đối-lập lúc đó đang rất-mạnh.

    - LMC: HQ-5 bắn cả trăm trái đạn đại pháo mà hạm trưởng HQ-16 không biết gì, chắc hẳn hạm trưởng HQ-16 điếc đặc, không biết là phe ta cũng tich cực chiến đấu với địch trong cự ly gần !???

    (….)

    • Trúc Bạch says:

      Ha ha ha ….

      Thảo nào mà Mythanh nhận xét rằng :”

      “Đọc tin tổng hợp của ông LMC chỉ thấy một mớ hổ lốn, thật hư nhào trộn cộng với những lời bình nghe hơi nồi chõ của ông ta.”

      Vì Nghe Hơi Nồi Chõ nên bình toạn Hổ Lốn là phải rồi !

      Ông Lại Mạnh Cường mà cầm quân thì nhất định sẽ là “Thiên Tai Quân Sự”….chỉ dưới có một vị tướng nổi tiếng là Thiên Tài Nướng Quân của “ta” mà thôi ! (*)

      (*) Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
      Chỉ một đêm, còn sống có 30
      Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?
      Tôi !
      (Thiên Tài Quần Sự ở đâu …
      Sao Chế Lan Viên nhận công đầu ?)

  5. D.Nhật Lệ says:

    Ông LNĐ.lâu nay làm…thợ lặn hơi lâu nhưng tại sao hôm nay lại bỗng dưng nhảy ra “luận chiến” ào ào
    như mưa rơi nước chảy như thế này nhỉ ? Tuy nhiên,đọc hết thì thấy ông ta làm cho om sòm vậy thôi,chứ
    xem ra những nhận định của ông ta về thực chất không mấy thuyết phục !
    Nói như môt bạn đọc,ông ta cung cấp những tin…kiểu nghe hơi nồi chõ.Thật ra,mỗi ông tham gia trận chiến HS.ở một vị trí khác nhau nên không ai nói giống ai hết.Có thể nói họ đều như người mù sờ voi,mỗi người sờ 1 chổ nên khác nhau là điều dễ hiểu.Đó là chưa nói một số người mới bắt tay vào việc viết sau này nên họ nhớ nhớ quên quên,hơn nữa người mình hay có tính cường điệu do để càm tình của mình lấn
    át lý trí.Vì thế cho nên,tính chính xác không thể nào đạt được mà chỉ ở mức độ vừa phải mà thôi ! Nhưng
    của đáng tội,LNĐ.lại tin ngất đi rồi suy diễn lung tung nhặng xị cả lên,chẳng đâu ra đâu ! Người trong cuộc
    chưa biết rõ mà ông đứng ngoài…ngàn dặm lại biếrt rõ hơn họ hay sao ?
    Xin đừng làm thầy hay làm quan thiên hạ mà hãy xét vấn đề một cách thực tế,lý do nằm ngay trưóc mắt
    không thấy lại chỉ vu vơ ở đâu đâu.Đây là căn bệnh tâm lý của dân ta.Thật ra,Mỹ muốn rút quân về hay
    “chạy làng” vì thấy VNCH.sẽ sụp đổ vì CS.miền Bắc đổ quân và di chuyển hàng ngàn quân xa qua lại ầm
    ầm trên đường gọi là đường mòn HCM,cả ngày lẫn đêm,nhưng dân ở thành phố thì vô tư,kẻ thì bàng quan
    kẻ thì biểu tình chống đối chính phủ hàng ngày còn hơn chống quân thù thì thắng sao nổi.Thành thử,Mỹ
    phải rút với bất cứ giá nào bằng Hiệp định Paris 1973.Đó là cái phao để họ rút đi thì làm sao dám can
    thiệp được hả ông “thầy bàn” LNĐ.? Đừng nhìn xa vời trên mây mà nhìn xuống đất đi nhé,LNĐ.?

  6. Tran Độ says:

    Nên nhớ TBN là tên cộng sản nằm vùng chính hiệu !

    • Trung Kiên says:

      Không cần biết ông Trần Binh Nam là ai, nhưng thiển nghĩ, với bài viết này ông TBN đã có nhận định khách quan của một người Việt Nam luôn quan tâm đến đất nước.

      Cám ơn tác giả Trần Bình Nam và ĐCV.Info

      • Nguyen V N says:

        Ông TK này là một “chiến hữu” CH đặc biệt, mấy bửa trước ông ta cám ơn đồng chí Tạp chí xây dựng đảng CS, rồi bây gìờ cám ơn tác giả đã chính thức hoá chủ quyền của quân xâm lăng TQ trên HS vì họ đã mua HS của VNCH và mua cuả My.
        Quái l: Mỹ là chủ nhân ông Hoàng sa từ năm nào mà có quyền bán. VNCH bán cho TC sao đã đem toàn lực đánh chúng.

        Những “chiến sĩ” ham nói nhãm như TK rát là tai hại làm người ta mệt và mất giờ phải đọc chuyện nhảm nhí.

  7. dl says:

    Cuộc chiến tranh nào …và kẽ làm chính trị của QG nào cũng luôn mang theo con bài “cây gậy và củ cà rốt ” …Nhưng những nước đa nguyên chính trị …tự do dân chủ nhân quyền …những con ma chính trị bị nhân dân ,luật pháp và các đảng đối lập giám sát ….Nên có muốn độc tài ,tham nhũng …cũng hơi bị khó ..có lúc phải bị vào tù như ở đất nước Philippines v v…còn ở các nước độc tài bắc phi , trung đông + các nước cs XHCN thì không !? Người dân chỉ có quyền nói theo đảng tốt và trong sạch vững mạnh không thể nói khác là bị chụp mũ ,PHẢN ĐỘNG đòi lật đổ chính quyền …phạm điều 88 của BLHS nước CHXHCNVN …

  8. Vo Trang says:

    Mỹ có âm mưu trao HS cho Trung Cộng hay không thì còn là chuyện của Mỹ. Đối với quê hương Việt Nam, thái độ của người Việt-Nam là chuyện của người Việt-Nam. Thái độ đó đã rõ ràng nói lên tư cách của người chiến binh Việt-Nam trong trận hải chiến. Về phiá CSVN, họ đã làm gì trước tình thế đó? Gởi khơi khơi 1 công hàm cám ơn Trung Cộng đã lấy lại lãnh thổ dùm mình sau khi đã công nhận những quần đão đó thuộc về Trung Cọng qua công hàm 1958? Máu xương của người ta đã đỗ ra để lấy lại cho CSVN? láu cá cái kiểu con nít như thế thì Trung Cộng không thèm trả lời cũng phải. Rồi bây giờ còn có thể dùng công hàm đó để tranh luận rằng họ(CSVN) đã tuyên bố chủ quyền của mình? Sau tháng 4 1975, tôi đi học tập chính trị và cũng có lần nêu câu hỏi là thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với việc tiến chiếm của Trung Cọng như thế nào thì được trả lời là “ta giao HS cho người anh em giữ dùm”.
    Thường kết luận của 1 bài viết là nơi nói lên quan điễm của mình. Nếu vậy thì lần này ông TBN đã khôn ngoan hơn khi “giáo dục” người Việt bằng cách hành xữ của tiền nhân… Nếu tôi đoán không lầm thì ông muốn nói đó là thái độ mềm dẻo, uyển chuyển để tránh những xung đột trực tiếp, không có lợi cho 1 nước yếu… Tôi nghĩ cần phải phân biệt rõ ràng giữa mềm dẻo, uyển chuyển và lòn cúi đến độ nhục quốc thể để bảo vệ ngôi vị cai trị của mình. Mềm dẻo với Trung Cộng không đồng bộ với đàn áp, nhục mạ, tù đày những người Việt-Nam chân chính yêu nước.
    Là 1 bình luận gia chính trị(?), ông Trần Bình Nam có thể nói trên trời dưới đất, lèo lái những dữ kiện lịch sữ theo cái nhìn của ông nhưng dững dưng quay lưng với những đau khổ, nuớc mắt, tù đày của những người Việt-Nam chân chính làm sao ông thuyết phục được người? Thật ra, theo tôi, truy nguyên cho đến tận cùng lập trường của ông thì người ta có thể hiểu được những lý luận như thế này. Trong những bài trước mà độc giả có thể tìm lại trong “thư viện” của ông, người ta thấy được lập trường của ông là phải hợp tác với CSVN để đánh Trung Cộng trước đã… Thậm chí, ông còn đem tài liệu lịch sữ mà tôi chưa kiễm chứng được là vì quyền lợi của dân tộc, Tưởng Giới Thạch đã “cho phép” hải quân Trung Cộng đi qua eo biển Đài Loan như là 1 bài học cho người dân Việt-Nam phải biết yêu nước? Cho dù tôi có tin(?) đây là lập trường thật sự của ông thì với tôi câu trả lời vẫn là KHÔNG BAO GIỜ! Lịch sữ cận đại của Việt-Nam là 1 chứng minh rõ ràng như người Việt-Nam đã hy sinh tất cả để đấu tranh cho độc lập dân tộc.
    Tôi nghĩ rằng Biển Đông sẽ tiếp tục nỗi sóng vì tiến về phương Nam là chiến lược Trung Cộng đã chuẩn bị từ nhiều thập niên. Người CSVN sẽ gặp chống đối toàn diện nếu họ thần phục Trung Cộng hay sẽ chiến đấu cô đơn vì dân tộc không còn đứng sau lưng họ nữa. Đây là thời điểm những người Việt chân chính kết hợp với các thành phần CS ly khai cho một mặt trận Việt-Nam Tự Do. Sự trở lại của người Mỹ ở Thái Bình Dương chỉ có nghĩa khi đó là cơ hội cho người dân Việt-Nam chuyển mình. Còn nếu đó chỉ là 1 cơ hội hợp tác của CSVN thì quả thật chỉ là 1 tai họa cho cái quê hương đã quá khốn khổ này!.

  9. Nguyen V N says:

    Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, có kể lại rằng ngày 15.1.1974, Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Đà Nẵng cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.
    Ngày 17 chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải Việt Nam theo lệnh của chiến hạm Việt Nam. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do Trung Tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.
    Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.
    Lúc 10 giờ ngày 19, Đại Tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.
    Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết, theo Tùy Viên Quân Sự ở Sài Gòn, có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.
    Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.
    Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.
    Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.
    Tuần dương hạm HQ 16 do Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Đà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.
    Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
    Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận…

    Hoa Kỳ bức tử VNCH là vì đã mua bán 600 tù bnh Mỹ điều này đúng, Hoa kỳ bỏ rơi VN,DỆ thất HĐ không can thiệp là làm theo hiệp ước Paris và Hiệp ước ngầm với CSVN là không giúp VNCH nữa ,mà nếu từ đó mà nói làa VNCH và Mỵ bán Hoàng sa cho TC thì là điếu bôi nhọ QLVNCH và ý chí sắc đá bảo vệ bờ cỏi của nhân quân MIền Nam. Chúng ta phải sáng suốt đừng đễ CSVN chính thức hoá cho Tàu về HS và TS qua luận điệu đem Mỹ vào.

    Bán chổ nàỏ lúc nào và văn kiện nào nếu tác giả và CSVN không đưa ra được thì là phường phản bội dân tộc.

    Nguyen V N

Leave a Reply to Tran Độ