WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiệc tất niên của Lãnh Sự Quán: Ý nghĩa và ước vọng

Rất buồn tình cho thế sự Việt Nam, ngay cả chuyện tường thuật lễ lạt ngày Tết nhất cũng không tránh khỏi chuyện bất cập ở quê nhà. Đang buồn vì biến cố Đoàn văn Vươn, người nông dân anh hùng huyện Tiên Lãng, bị chính quyền cướp đất mồ hôi nước mắt của mình, tôi đã do dự mấy ngày nay có nên viết bài tường thuật ‘rút gọn’ này hay không.

Lại nữa đối với những người (hải ngoại) chống chế độ một cách triệt để thì dù có thẳng thắn cách mấy bài viết này cũng là một bài sái-buổi-chợ, gián tiếp ‘quảng cáo’ cho bộ mặt của nhà nước, nhất là khi một quốc gia độc tài quân phiệt như Miến Điện đã bắt đầu có những biến chuyển khả quan, tiến về dân chủ, được Hoa Kỳ và thế giới công nhận thì Việt Nam với những truyền thống nhân bản ngàn-năm-văn-hiến không thể tiếp tục có những đàn áp khốc liệt với con dân mình.

Lãnh Sự Quán dù có được đại diện bởi những con người khả ái như ông Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng, cô Phó Lãnh Sự Lê Thu Hà và những tùy viên nhã nhặn dễ thương khác vẫn là một bộ phận của nhà nước, tuy xa rời quê hương và cùng chia sẻ một không gian với những người mang quốc tịch Hoa Kỳ như tôi, không hiểu họ có đau đáu trong lòng một sự bất an vì tình thế quê nhà không? Bản thân tôi, trong một vai trò thông tin địa phương hạn hẹp (không chuyên nghiệp) có thể nào lấy tính cách cá nhân đi dự tiệc ham vui rồi quên béng đi lương tri Việt của mình, bù đắp bằng liên hoan nhất thời?

Như mọi năm, tôi vẫn không được Lãnh Sự Quán chính thức mời nên khi tình cờ nghe chị Liêm nói đến buổi dạ tiệc Tết, tôi đã nhờ người bạn thân, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, ‘đánh tiếng’ hỏi ông Hùng xem tôi có được ‘tháp tùng’ theo vợ chồng họ không. Đương nhiên qua gặp mặt và giao lưu với ông tân Tổng Lãnh Sự cách đây vài tháng, tôi đã không bị từ chối, và được nghe anh Liêm nói lại: “Năm nay số quan khách được mời có giới hạn, không như những năm trước mời quá đông nên đã khó tiếp đãi một cách chu đáo.” Đại khái đó là lời của nhà ngoại giao.

Chiều thứ bảy năm nay (January 14, 2012) Tổng Lãnh Sự Quán tổ chức một lễ tiệc Tất Niên rất trang trọng và linh đình trong hội trường khánh tiết thuộc khuôn viên của Palace of Fine Arts ở San Francisco (được thiết kế bởi Bernard Maybeck và kiến trúc tạm thời vào năm 1915 cho hội chợ quốc tế Panama-Pacific Exposition, đến năm 1965 được hoàn chỉnh với những vật liệu vững chắc hơn. Thường năm Lãnh Sự Quán vẫn mượn Tòa Thị Chính / City Hall của San Francisco cho tiệc Tết.

Palace of Fine Arts là một khu thắng cảnh đẹp và nổi tiếng của thành phố San Francisco, một trong 10 dinh thự được giữ lại sau cuộc Triễn Lãm quốc tế Panama-Thái Bình Dương, gồm có những trụ cột lộ thiên kiến trúc theo kiểu La Mã và Hy Lạp cổ, và một hồ nước bao bọc xung quanh bởi các cây khuynh diệp và cây mận rợp bóng, thu hút nhiều du khách và các cô dâu chú rể đến chụp hình đám cưới. Bên trong có Tòa Thiên Văn Exploratorium và một rạp lớn để dùng cho những Lễ hội như tiệc Tết của Lãnh Sự Quán năm nay.

Ở ngoài không thấy biểu tình và khi vào trong tôi không bị hỏi giấy mời và căn cước như các năm trước, quan khách cũng được đưa cho các mẩu vé giữ lại để xổ số (cả thảy bốn người được trúng, 2 giải trúng Kindle Fire tablet, 2 lô độc đắc do Hàng Không Việt-Nam tặng. Hạng nhất là 2 vé khứ hồi về Việt Nam – Hoa Kỳ và hạng nhì là 1 vé quốc nội)

Năm nay tiệc tất niên được bắt đầu từ 6 giờ 30 chiều cho đến hơn 11 giờ tối. Ngoài chuyện ẩm thực, khách mời được thết đãi các món khai vị và một bữa ăn buffet chính, lễ hội có hai con Lân múa tưng bừng chào đón Tết và đáng kể nhất là nhiều màn văn nghệ, đặc biệt quan khách được dịp thưởng ngoạn những màn trình diễn do chính ông Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng cống hiến như: bài Ai ra Xứ Huế, một bài hát rất ư là tình tứ và Huế, cũng như bài Quan họ Bắc ninh: Người Ơi Xin Ở Đừng Về và một màn trình diễn thời trang. Có lẽ trong các tổng lãnh sự ở Cựu Kim Sơn, ông Hùng là người hiền hòa, có máu nghệ sĩ, văn nghệ văn gừng nhất. Thật vậy khi ông đứng song ca chung với cô Ngân Hà, giọng hát ông còn có vẽ tình tứ và điêu luyện hơn cả giọng ca nữ!

Tôi nhận diện một số người quen trong khoảng hơn 500 các quan khách tham dự, nhưng không dám nói rằng tất cả những người đến dự đều là những người ủng hộ hay hãnh diện vì nhà nước Việt Nam, nhưng dù họ có ưa hay cả chống đối, mọi người có phong thái thơ thới, tự nhiên vui chơi, chào mừng lễ hội một cách thân tình, để bên ngoài những chuyện chính trị, chính kiến.

Tỉ lệ quan khách có lẽ có nhiều người hải ngoại hơn thành phần du sinh hay gia đình và người quen của văn phòng Tổng Lãnh Sự. Có lẽ có một điều cốt lõi – mặc dù cầm quyền hay mọi người ai đó có đồng ý hay không về ngữ nghĩa — hay đúng hơn, cách định nghĩa — rõ ràng là diễn biến Hòa bình là một tiến trình tự nhiên và tốt đẹp của một dân tộc vì đại họa phải bị chia lià vì chủ nghĩa và cuộc nồi da sáo thịt, nay giúp cho họ (người trong và ngoài nước) tìm hiểu nhau, bỏ đi sự khác biệt để trở thành thân quen, kết nối vì tình đồng hương và sự sống còn của dân tộc.

Mặc cho búa rìu của dư luận, mặc ai khen chê, chụp mũ, tôi vẫn nuôi một niềm tin và hy vọng mãnh liệt rằng sự cứu rỗi của đất nước nằm trong dân tộc tính và sẽ làm tỉnh thức những ai lầm đường lạc lối. Cá nhân tôi lúc nào cũng quan niệm rằng những thành viên trong đảng Cộng sản không phải ai cũng đáng ghét.

Hôm dạ tiệc tất niên tôi cũng tâm sự với một người bạn thân rằng – bất kể chuyện nghị quyết 36 – những người như ông Tổng Lãnh Sự (mặc dù phải giữ một vai trò ngoại giao chính thức của ông) với những cá tính rất tự nhiên, thân thiện và cởi mở, vẫn có thể là những người bạn tốt đối với nhiều kiều bào trong một tình huống bình thường.

Xa hơn nữa, tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác đều mang một ước vọng sâu xa rằng nhà nước Việt Nam sẽ như chính quyền Miến Điện sẽ có những chủ trương và đường lối cải tổ kịp thời, thích ứng với nguyện vọng của người dân và hiện tình đất nước (trước mối hiểm họa Trung quốc). Nếu được như vậy, khi có những buổi tiệc tất niên hay lễ lạt gì thì người Việt hải ngoại ở các nước sở tại sẽ thật sự chào đón và đóng góp, hãnh diện vì được một chính quyền do dân, vì dân và của dân đại diện.

© Photos NKTA

©Đàn Chim Việt

81 Phản hồi cho “Tiệc tất niên của Lãnh Sự Quán: Ý nghĩa và ước vọng”

  1. Phan BA says:

    À, tôi nhờ bác nhắn lời cùng luật xư còi hụ là không nên rêu rao ông ta là sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà nữa; ông rêu rao như vậy làm cho những anh linh anh hùng sẽ buồn, đã hy sinh trong cuộc chống quân cộng ngu đần, giết dân, bán nước chao tàu.

    Tôi nghĩ con sâu ở trong trái táo, không nên rêu rao nó là một phần của trái táo.

  2. Phan BA says:

    Cám ơn anh luật sư còi hụ đã cho anh TA có cơ hội đi chiêm nguỡng và thuật lại đám xiếc! tôi khuyên bác TA nên lánh xa đám này. Lũ côn đồ thích làm ăn với đám buôn bán, ca sĩ; chúng không dám, sợ gần với người khôn ngoan, trí thức.

    Bác nhớ ngày xưa việt cộng làm ăn khắn khít với lái thương miền nam, lũ này cung cấp thuốc men, vật dụng cho vc đầy đủ; sau này lũ này bị vc lột da. lũ lái buôn việt ở đây rồi cũng bị vắt chanh bỏ vỏ, đảng dĩ nhiên ‘yêu’ doanh nhân đỏ của chúng hơn loại tạp nhạp. Một khi chúng tràn qua, thâm nhập vào mỹ thì lũ doanh nhân cơ hội sẽ bị hất ra hè. Ái vân sẽ đi hát với đám kia!

    Bác không có bạn trí thức hả?

  3. kim nguyên says:

    Ông NK Thái Anh ơi, đã là tổng lãnh sự cho VC thì làm sao có thể làm người tử tế được. Mà tử tế còn không được thì nói gì tới “dễ thương” , “bạn tốt” cơ chứ?! Tôi không nói quá đâu, không tin ông thử tới hỏi tay tổng lãnh sự những câu đại loại như : “ VN có tù chính trị hay không ? “, hay “Người dân VN có tự nguyện để cho đảng CS dẫn tới XHCN không ?” , “theo ông TLS Đảng CS có nên tiếp tục những chính sách đường lối đang thực hiện ở VN hay không ?” “việc đảng CS cai trị người dân bằng 14 ông vua như hiện nay là đúng hay sai “…. Ông Thái Anh sẽ nghe ngài TLS “bạn tốt , dễ thương” hô khẩu hiệu ngay.

  4. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”Mặc cho búa rìu của dư luận, mặc ai khen chê, chụp mũ, tôi vẫn nuôi một niềm tin và hy vọng mãnh liệt rằng sự cứu rỗi của đất nước nằm trong dân tộc tính và sẽ làm tỉnh thức những ai lầm đường lạc lối. Cá nhân tôi lúc nào cũng quan niệm rằng những thành viên trong đảng Cộng sản không phải ai cũng đáng ghét.
    Hôm dạ tiệc tất niên tôi cũng tâm sự với một người bạn thân rằng – bất kể chuyện nghị quyết 36 – những người như ông Tổng Lãnh Sự (mặc dù phải giữ một vai trò ngoại giao chính thức của ông) với những cá tính rất tự nhiên, thân thiện và cởi mở, vẫn có thể là những người bạn tốt đối với nhiều kiều bào trong một tình huống bình thường.

    Thưa ông Nguyễn-Khoa Thái Anh

    Khi con cọp hay sư tử “no bụng” và đang nằm ngủ thì trông nó hiền lành “dễ thương” làm sao ấy, người ta có thể mơn trớn, vuốt bộ lộng hay giựt giựt lông mép thì nó vẫn…ngáy khì khì!

    Thế nhưng, khi nó đói bụng thì “bản chất thú tính” mới nổi lên, và những kẻ trông nó “rất hiền lành và dễ thương” như ông Đoàn Văn Vươn cũng phải giật mình, phải dùng súng bắn đạn hoa cải để tự vệ…!!!

    Đọc những lời của Ông, tôi liên tưởng đến những người QG cách nay cả nửa thế kỷ, “có lẽ” nhiều cũng nghĩ như Ông nên đã hợp tác với ông Hồ và Việt Minh (csvn trá hình)…để rồi sau đó, người nào nhanh chân lẹ cẳng thì vội đào tẩu, kẻ chậm chân thì bị tiêu diệt!

    Chúc Ông sáng suốt để khỏi ân hận về sau…

  5. Trang says:

    Có những kẻ theo gió bẻ măng nhưng không dám mở miệng nói, theo tôi nó còn đỡ hèn hơn những kẻ dùng miệng lưỡi Tô Tần để bào chữa việc làm hèn mọn của mình. Dùng thủ đoạn đê hèn, tự sướng để so sánh mình như một bà Ang thứ hai của Miến Điện nhưng thường thì hai Bà Trưng, Quang Trung thì ít nhưng kẻ gia nô bần tiện thì đông như quân Tầu.
    Biết nói sao, ngay ngày đầu năm phải viết những hàng chữ như thế vầy?

  6. Lão Ngoan Đồng says:

    (tiếp theo và hết)
    3/
    Trong sinh hoạt văn nghệ CS bó buộc phải mang những tính chất căn bản: tính đảng, tính chiến đấu, tính lao động, nhất là tính lạc quan cách mạng (ta là tốt là chính nghĩa, địch là kẻ gian tà, cùng hung cực ác; cái tiêu cực của ta chỉ nhất thời là hiện tượng, bởi cách mạng tức CS luôn luôn là tốt đẹp nhất; còn phía địch đó là bản chất, là mãi mãi; cuối cùng ta đại thắng và địch đại bại).

    Chính vì thế mà TĐK đã khắc họa rất sâu sắc Tố Hữu, một viên quan cách mạng CS tiêu biểu rất hay:

    [trích]
    Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.
    Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.
    [hết trích]

    Viết thế để thấy cái KHÔNG THẬT của CS, qua nghệ thuật TÔ HỒNG CHỦ NGHĨA và CHẾ ĐỘ, THẦN THÁNH HÓA LÃNH TỤ của những tay phù thủy CS, nhất là đám văn nghệ sĩ cô đầu, làm tay sai cho CS chỉ vì sợ, vì hám danh hám lợi …

    Cho nên cái trò cán bộ và bộ đội CS hoà đồng cùng nhân dân đóng trò liên hoan chung đụng nhau, rồi nhảy son đố mì như ngày xưa (đêm liên hoan nhảy son đố mì / son mì son là ôm nhau đi / mặc cáo già (Hồ) là ta mê ly / dòng giống Việt là lai Nga Hoa / Bà quả phụ cùng gái tơ / Tay cầm tay (cứ thế) mà son đố mì ….) hay ngày nay hát karaokê + tươi mát …, là chuyện đương nhiên phải có !

    Nói thế để vạch trần cái áo khoác “yêu văn nghệ” của viên quan toà tổng lãnh sự CS khi dziu dzẻ cùng Ái Vân hát quan họ Bắc Ninh, rồi song ca “Ai Ra Xứ Huế” , cũng như bà phó tổng đảm nhận vai trò đồng MC với một ông giáo sư …

    Chả thế mà người ta châm biếm mà rằng, thời CS cái gì cũng nhân dân, như Quân đội nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân …, nhưng cái túi tiền thì lại là Ngân hàng nhà nước ! hay tự hỏi : Nhân dân, ông là ai !???

    Lão Ngoan Đồng

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Tình cờ đọc được bài tường thuật nhiều chi tiết lý thú của nhà báo tự do (freelance journalist) Bùi Văn Phú, viết về sinh hoạt Tết Cộng đồng xưa nay ở San Franscico (Cựu Kim Sơn = không xu (franc) (mua được) sáu cô = sans-franc-six-cô) gửi cho BBC và được đăng trên trang web thứ sáu, 20 tháng 1, 2012 , tôi thấy có một đoạn ngắn khá hay về buổi chiêu đãi tất niên của tổng lãnh sự CS mà Nguyễn Khoa Thái Anh đã tả ở trên.
    Xin mượn đất Đàn Chim Việt repost lai cho rộng đường dư luận.

    [trích]
    Liên hoan có chừng 500 khách, du sinh nhiều hơn, thương gia ít đi. Số người tham dự thay đổi, nhưng không năm nào thiếu bài diễn văn của Tổng Lãnh sự. Đó là một bản báo cáo tình hình phát triển trong nước, quan hệ với Hoa Kỳ, với cộng đồng người Việt hải ngoại.

    Năm qua kinh tế tăng 5.9%, mức đầu tư tăng, giao thương hai nước đạt gần 20 tỉ. Số người Việt về thăm, tiền gửi về mỗi năm mỗi nhiều. Năm nào cũng những con số, những lời mời gọi đầu tư, gắn bó với quê hương, giữ gìn bản sắc dân tộc.

    Dường như báo cáo là điều bắt buộc cho trưởng nhiệm sở ngoại giao của Việt Nam ở đây. Báo cáo thích hợp nơi hội nghị nhưng có cần thiết không trong liên hoan? Nếu những nét chính trong phát triển và quan hệ được in vào tờ chương trình để khách xem qua lúc thưởng thức văn nghệ, ăn uống, hoặc đem về thì tốt hơn là ông Tổng Lãnh sự đọc giữa tiếng ồn, khó nghe, khó nhớ.

    Năm nay bừng lên hai nét truyền thống: Tổng Lãnh sự quán tặng nhiều lịch hoa sen, giờ là quốc hoa, và tân Tổng Lãnh sự Nguyễn Bá Hùng mặc khăn đóng áo dài. Hơn nữa cán bộ và du sinh còn tỏ ra rất văn nghệ qua các màn trình diễn văn hoá. Ông Hùng cùng phu nhân phô diễn thời trang tây và ta.

    Ông hát quan họ với Ái Vân, song ca “Ai ra xứ Huế” với Kim Ngân. MC của chương trình là Giáo sư Chung Hoàng Chương và Phó Tổng Lãnh sự Thu Hà. Thày Chương sau những năm dạy học ở Mỹ giờ về sống ở Việt Nam nhiều hơn. Mấy năm nay thày làm MC cho liên hoan đón Tết.

    Từ năm 1998, đây là lần thứ 15 Tổng Lãnh sự quán tổ chức liên hoan đón Tết. Năm đầu tiên thời ông Nguyễn Xuân Phong có hai trăm khách, ăn uống ngồi bàn trong đại sảnh cạnh toà thị chính. Sau này, lúc đông trên nghìn khách thời ông Trần Tuấn Anh. Năm nay số khách xuống theo tình hình kinh tế Việt Nam và ở Mỹ.
    [hết trích]

    Nhân đây xin bình loạn về cái văn hóa của người CS, đúng hơn cái tinh thần (mentality) hay cái nhân sinh quan về sinh hoạt văn nghệ thời CS, theo kinh nghiệm 10 năm sống thời CS cho tôi thấy:

    1/
    Bình dân hóa, hay đại chúng hóa những sinh hoạt văn nghệ, bởi thế mới có những buổi gọi là hội diễn văn nghệ quần chúng. Trong đó những người trình diễn chủ yếu là dân không chuyên nghiệp nhưng có tài văn nghệ, thậm chí không có tài nhưng lại mặn mòi với dzăng nghệ, cứ việc xung phong lên sân khấu trình diễn như thường.
    Tôi còn nhớ khi làm việc ở Phòng Y tế quận 11, vào khoảng năm 1976 có một buổi gọi là Sơ kết sáu tháng đầu năm công tác của Phòng Y Tế. Dĩ nhiên có phụ diễn văn nghệ tưng bừng, và diễn viên là “cây nhà lá vườn” theo đúng chủ trương truyền thống là văn nghệ quần chúng. Tôi khá ngạc nhiên lẫn thán phục khi thấy bà trưởng phòng là chị bác sĩ R Út Bông cũng xung phong ra hát bài Tiểu Đoàn Ba Lẻ Bảy ! Thán phục vì thấy chị ấy đã có tuổi, nhất là chất giọng không tốt nhưng vẫn ráng gân cổ hát, cho dù ban nhạc phải chạy theo tiếng hát của chị gần đứt dây đàn và thủng bộ trống mới tịch thu về Phòng.

    2/
    Sự hoạt động văn nghệ mang tính đại trà này được cổ võ nhiệt liệt, bởi các ông cán bộ từ trung ương đến địa phương nhỏ nhất, đều sính mần thơ, dù chỉ là thứ thơ hay vè cổ động thôi. Đến như Tố Hữu khi về già, đã thú nhận cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa trong “Chân Dung & Đối Thoại” viết các văn nghệ sĩ lớn thời CS là, cả đời ông chỉ biết làm thơ cổ động để tuyên truyền cho chế độ.
    Bởi thế Trần Đăng Khoa đã mở đầu chương viết về Tố Hữu bằng các dòng chữ như sau:

    [trích]
    Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.
    [hết trích]

    Wikipedia
    Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.

    (còn tiếp)

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng