WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Myanmar lần đầu trả lời phỏng vấn báo nước ngoài

Naypyidaw, Myanmar – Kể từ khi Thein Sein nhậm chức tổng thống Burmar cách đây 9 tháng, nhà lãnh tụ nổi tiếng của phong trào chống đối, bà Aung San Suu Kyi, đã thôi bị quản thúc, tù chính trị được trả tự do và Mỹ thì đã bình thường hóa quan hệ song phương với Burma, còn được gọi là Myanmar. Tuần này, ông Sein đã dành cho phóng viên Lally Weymouth của Washington Post buổi trả lời phỏng vấn đầu tiên với nhà báo nước ngoài. Sau đây là một phần trích từ bài phỏng vấn đó.

Tổng thống Sein: Hoan nghênh ông đến thủ đô của chúng tôi. Tôi biết tờ Washington Post là một tờ báo nổi tiếng ở Mỹ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ báo chí nước ngoài. Đây là bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng thông tin và bộ trưởng lao động của chúng tôi.

Thein Sein

Hỏi: Phương Tây đã theo dõi những đổi thay mà ông mang lại cho nước mình – trả tự do cho tù chính trị, cho phép đảng của bà Aung San Suu Kyi được tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 tới đây, và tuyên bố ngừng bắn (đình chiến) với một số nhóm sắc tộc thiểu số. Ông đã tiến hành những thay đổi phi thường trong một khoảng thời gian ngắn. Điều gì khiến ông muốn thay đổi đất nước và bắt đầu tiến trình cải cách này?

Tổng thống Sein: Về quá trình cải cách mà chúng tôi đang tiến hành, thì có rất nhiều sự khuyến khích đến từ nhân dân chúng tôi. Các biện pháp cải cách đang được thực hiện dựa trên ý nguyện của nhân dân, [những người] muốn đất nước tôi có hòa bình và ổn định cũng như phát triển kinh tế. Để có hòa bình ổn định trong nước và tiến bộ về kinh tế, thì điều rất quan trọng là phải có quan hệ tốt với các đảng chính trị hiện có trong nước chúng tôi. Đấy là lý do vì sao chúng tôi đã gặp gỡ trao đổi với bà Daw Aung San Suu Kyi. Trong cuộc gặp của tôi với Daw Aung Sang Suu Kyi, chúng tôi đã có thể đạt tới một sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai người.

Nhân dân muốn được hưởng hòa bình, ổn định, và đó là lý do vì sao chúng tôi tiếp xúc với các nhóm thiểu số có vũ trang. Đó là lý do tại sao tiến trình cải cách của chúng tôi dựa trên ước muốn và ý nguyện của nhân dân.

Nhân dân không thể có được cuộc cải cách này nếu không có ông lãnh đạo. Ông đã quyết định trả tự do cho tù chính trị, ông đã gặp bà Aung San Suu Kyi… Tiếp theo sẽ là gì? Ông có tiếp tục tiến độ cải cách này không?

Tổng thống Sein: Về triển vọng tương lai, chúng tôi muốn thấy xã hội minh bạch. Tôi hy vọng chúng tôi đã, đang và sẽ có thể duy trì quan hệ thân thiện với các nước trên thế giới.

Ông có thể chia sẻ với chúng tôi bước tiếp theo trong tiến trình cải cách không? Tầm nhìn của ông?

Tổng thống Sein: Tôi nghĩ anh cần biết các mục tiêu của chúng tôi, các mục tiêu đó là có được hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trong nước. Trong tương lai, chúng tôi cần tiếp tục có những hành động cần thiết để đạt các mục tiêu đó.

Ông đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ông đã trả tự do cho tù chính trị và đạt được thỏa thuận ngừng bắn với một số nhóm thiểu số. Ông có một bước đi cụ thể nào tiếp theo không?

Tổng thống Sein: Quốc hội cũng đã tiến hành một số sửa đổi trong luật về ủy ban bầu cử để bà Aung San Suu Kyi có thể tranh cử trong cuộc bầu cử phụ sắp tới [ngày 1/4]. Hiện tại, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ – đảng của bà, NLD – đã đăng ký làm một đảng chính trị, còn bà sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử phụ sắp tới. Nếu nhân dân bỏ phiếu cho bà thì bà sẽ trúng cử và trở thành thành viên quốc hội. Tôi tin chắc quốc hội sẽ nồng nhiệt chào đón bà. Đó là kế hoạch của chúng tôi.

Một điều khác tôi muốn làm sáng tỏ ít nhiều là những nhóm thiểu số có vũ trang trong nước tôi. Đầu tiên, chúng tôi phải xây dựng lòng tin giữa đôi bên. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về một số việc nhất định. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải ký một hiệp định và quay trở lại sử dụng luật pháp và không dùng vũ khí.

Ông đã thoả thuận ngừng bắn với nhóm Karen.

Tổng thống Sein: Có tổng cộng 11 nhóm vũ trang trong nước tôi. Chúng tôi đã tiếp xúc với tất cả các nhóm vũ trang. Chúng tôi cũng đã đạt thỏa thuận với một số nhóm. Nhưng mọi sự chưa kết thúc. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đàm phán.

Ý ông là sao khi ông nói họ nên trở lại sử dụng luật pháp? Có phải là sau khi đã đạt thỏa thuận với chính phủ không?

Tổng thống Sein: Cái này là dựa trên hiệp định ký giữa đôi bên. Chúng tôi sẽ sớm nỗ lực để đạt được một nền hòa bình vĩnh cửu cho đất nước mình. Tuy nhiên, việc đó đòi hỏi thời gian.

Nếu bà Aung San Suu Kyi thể hiện tốt trong cuộc bầu cử sắp tới, ông có nghĩ đến việc cho bà ấy một ghế trong nội các không?

Tổng thống Sein: Việc đó tùy thuộc vào các cuộc bầu cử và vào chuyện liệu bà ấy có được nhân dân bỏ phiếu chọn hay không. Một khi bà ấy được lựa chọn thì bà ấy sẽ trở thành thành viên quốc hội. Tất cả các bộ trưởng trong nội các mà hiện chúng tôi đang có đều được chỉ định theo một văn bản chấp thuận do quốc hội đưa ra.

Ông có muốn thấy bà ấy trong cương vị một thành viên nội các không?

Tổng thống Sein: Nếu ai đó được chỉ định hoặc được quốc hội chấp thuận, thì chúng tôi sẽ phải chấp nhận rằng người đó trở thành thành viên nội các.

Tầm nhìn của ông như thế nào khi nói về quan hệ Mỹ-Myanmar trong tương lai? Ông có hy vọng gì cho mối quan hệ này và ông muốn thấy nó tiến triển ra sao?

Tổng thống Sein: Về quan hệ Mỹ-Myanmar, tôi muốn đưa ra ba điểm. Thứ nhất, chúng tôi đã có những tiếp xúc, giao thiệp với nước Mỹ. Ngoại trưởng [Hillary] Clinton thăm Myanmar và với ngày hôm nay đây Thượng nghị sĩ Mitch McConnell đã sang thăm chúng tôi. Thứ hai là chúng ta không có đại diện [bởi các nhà ngoại giao ở] cấp đại sứ. Chúng tôi hy vọng vấn đề đại diện có thể được cải thiện. Điểm thứ ba tôi muốn nói là Mỹ và EU đã và đang cấm vận nước tôi. Tới giờ cũng [được] gần 20 năm rồi. Tôi muốn thấy lệnh cấm vận được dỡ giảm dần… và cuối cùng dỡ bỏ…

Tuần trước Ngoại trưởng Clinton có tuyên bố rằng quan hệ sẽ được bình thường hóa, và Mỹ và Myanmar sẽ trao đổi đại sứ.

Tổng thống Sein: Vâng, tôi cũng có nghe tin đó. Cho tới hôm nay, vẫn chưa có tuyên bố chỉ định đại sứ.

Các nước phương Tây có ba đòi hỏi mà họ muốn chúng tôi thực hiện. Đầu tiên là trả tự do cho tù chính trị. Thứ hai là tổ chức bầu cử [quốc hội]. Thứ ba, để cho Aung San Suu Kyi và những người khác tham gia tiến trình chính trị của chúng tôi. Tôi tin là chúng tôi đã làm được cả ba bước này rồi. Bây giờ cái mà các nước phương Tây cần làm là họ phải tiến hành phần việc của mình. Về việc thực hiện những điểm tôi vừa nêu, chúng tôi đã làm không phải vì có những người khác gây sức ép lên đất nước chúng tôi. Chúng tôi làm vì chúng tôi thấy như thế là cần thiết cho đất nước.

Không phải là vì [Các cuộc cải cách của ông không xuất phát từ] sức ép của lệnh cấm vận? Lệnh cấm vận có hiệu quả không vậy?

Tổng thống Sein: Các lệnh cấm vận là nhằm làm hại chính quyền Myanmar nhưng trên thực tế chúng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân chúng tôi. Chúng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới chính phủ trước đây cả, thực ra, chúng đặt ra các thủ tục để chính phủ đó có thể chuyển giao một chế độ dân chủ cho đất nước chúng tôi.

Ông đang nói về chương trình bảy bước được phác thảo hồi năm 2004?

Tổng thống Sein: Chính quyền cũ đặt ra một chương trình bảy bước nhằm để xây dựng một chế độ dân chủ cho đất nước chúng tôi. Họ đã tiến hành các biện pháp cần thiết, từng bước một.

Họ đặt ra một chương trình để thực thi dân chủ?

Tổng thống Sein: Vâng, đúng vậy.

Mọi người đang ngạc nhiên tự hỏi tại sao ông tiến hành cải cách lúc này. Câu trả lời của ông là cải cách đã được lên kế hoạch từ lâu và đã được thực thi theo từng giai đoạn?

Tổng thống Sein: Khi một hệ thống cần chuyển đổi, thì không thể làm việc đó chỉ trong một đêm. Một số nước từng cố gắng chuyển đổi trong một đêm đều đã đi xuống. Đó là lý do vì sao chúng tôi lập ra một lộ trình bảy bước và tiến hành các biện pháp theo từng bước một. Anh có thể thấy là chúng tôi đây là một chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ.

Nhưng 25% chính phủ vẫn hoạt động trong quân đội, và phần lớn thành viên chính phủ, kể cả ông, đều từng là người trong quân đội. Dân chủ, đối với chúng tôi, nghĩa là một chính quyền dân sự, có quyền lực trước quân đội.

Tổng thống Sein: Quân đội không còn tham gia vào cơ quan hành pháp nữa, ngay cả khi anh nhìn vào quốc hội của chúng tôi và thấy một phần tư vẫn hoạt động trong quân đội. Chúng tôi không thể vứt bỏ quân đội, vì chúng tôi cần sự tham gia của họ vào việc phát triển đất nước mình.

Quan điểm của phía Mỹ là các ông phải có quân đội mạnh nhưng khối dân sự phải nắm quyền. Tổng thống của chúng tôi mạnh hơn tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Như thế với chúng tôi là dân chủ. Vậy ông có thể tiến hành cải cách xa tới mức nào?

Tổng thống Sein: Tôi hy vọng là anh đã nghiên cứu hiến pháp của chúng tôi. [Theo đó] tổng thống cũng phải chỉ định tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang đấy.

Hoa Kỳ cũng lo ngại về quan hệ của ông với Bắc Triều Tiên. Gần đây, Thượng nghị sĩ [Richard] Lugar nói rằng nước ông có lẽ đang triển khai một chương trình hạt nhân với sự trợ giúp của CHDCND Triều Tiên. Ông có thể bình luận về điều này không? Ông có dự định cắt đứt quan hệ quân sự với Bắc Triều Tiên không?

Tổng thống Sein: Chúng tôi có quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên [nhưng] chúng tôi không có mối quan hệ nào liên quan đến chương trình hạt nhân hay là hợp tác về quân sự cả. Đấy chỉ là những lời vu khống. Trên diễn đàn quốc tế, đất nước của chúng tôi đứng trên lập trường không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng tôi đã luôn luôn tuân thủ các nghị quyết của LHQ và chuyện kia chỉ là những luận điệu vu khống. Chúng tôi không có hợp tác về hạt nhân hay vũ khí nào với CHDCND Triều Tiên cả. CHDCND Triều Tiên không ở trong điều kiện có thể giúp đỡ đất nước chúng tôi, và chúng tôi không có phương tiện tài chính để thực hiện một chương trình hạt nhân.

Ông có sẵn sàng để cho các thanh tra của IAEA [Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế] vào nước ông không?

Tổng thống Sein: Chúng tôi đang trong quá trình ký kết nghị định thư bổ sung của IAEA. Việc này đòi hỏi phải có nghiên cứu, nghiên cứu đó phải được trình lên quốc hội chúng tôi phê chuản.

Ông có điều gì muốn nói với độc giả Mỹ không?

Tổng thống Sein: Thông điệp của tôi là chúng tôi đang đi trên con đường đúng để đến với dân chủ. Vì đang đi đúng đường nên chúng tôi chỉ có thể tiến lên phía trước, và chúng tôi không có ý định lùi bước. Chính quyền của chúng tôi chỉ mới tồn tại được 9 tháng. Về kinh nghiệm và thực tiễn thi hành dân chủ, chúng tôi vẫn còn rất ít kinh nghiệm và thực tiễn thi hành. Tôi không nghĩ có thể đem so chúng tôi với Hoa Kỳ – đất nước đã thực thi dân chủ được hơn trăm năm. Để dân chủ có thể phát triển ở đất nước chúng tôi, cần hai điều kiện chính. Thứ nhất là phải có hòa bình và ổn định trong nước. Thứ hai là chúng tôi cần phát triển kinh tế và chúng tôi đang tiến hành những biện pháp cần thiết để nền kinh tế của chúng tôi phát triển lên, để người dân được sống tốt hơn… Khoảng 3 triệu người dân đất nước chúng tôi đang làm việc ở các nước khác. Chúng tôi có tỷ lệ nghèo đói khoảng 26%. Ấy là vì lệnh cấm vận áp đặt lên đất nước chúng tôi đã hơn 20 năm. Lệnh cấm vận vẫn làm hại lợi ích của nhân dân chúng tôi. Vì lý do đó mà ở nước chúng tôi không có cơ hội việc làm. Nếu các ngài muốn thấy dân chủ nảy nở ở đất nước chúng tôi, các ngài nên tiến hành những hành động cần thiết để khuyến khích dân chủ, bằng cách giảm dần lệnh cấm vận áp đặt lên đất nước chúng tôi.

Nếu ông muốn xây dựng và phát triển nền kinh tế, thì ông có sẵn lòng tư nhân hóa một số ngành và để cho các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ông không?

Tổng thống Sein: Chúng tôi hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài, và chúng tôi đã tiến hành những sửa đổi cần thiết trong luật về đầu tư nước ngoài. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ đến đây một khi lệnh cấm vận lên đất nước chúng tôi đã được giảm nhẹ.

Nhưng giới đầu tư sẽ đòi hỏi phải có thượng tôn pháp luật và tư pháp.

Tổng thống Sein: Tôi không nghĩ có khó khăn gì cho người nước ngoài đầu tư vào đất nước chúng tôi. Khó khăn duy nhất [mà họ sẽ gặp] là cấm vận.

Ông có sẵn sàng để cho báo chí được tự do ở đất nước ông, sẵn sàng xóa bỏ luật truyền thông năm 1962, cho phép xuất bản nhật báo và đồng thời cho phép có sở hữu tư nhân về truyền thông không?

Tổng thống Sein: Về tự do báo chí, anh có thể thấy tình hình bây giờ không như trước kia. Chúng tôi có một tờ nhật báo xuất bản trong nước và [báo giới] có thể tự do biểu lộ trên mặt báo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn cần nhiều hoạt động dân chủ nữa. Giới truyền thông cần có trách nhiệm và hành động phù hợp. Tự do báo chí sẽ phải dựa trên trách nhiệm giải trình của họ.

Nguồn: Washington Post

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

 

11 Phản hồi cho “Tổng thống Myanmar lần đầu trả lời phỏng vấn báo nước ngoài”

  1. Hong Vu says:

    Tôi xin nói trước với các anh: hành động của đám tắc kè cộng sản cơ hội hiện tại chỉ là đóng kịch để bịp mà thôi. Vấn đề là bọn Trung Cộng còn nắm trong tay những hứa hẹn động trời của bọn bán nước việt gian cộng sản từ 1990 khi bọn lãnh đạo trực tiếp sang Trung Quốc cầu xin bọn ngoại tộc hà hơi giúp sức cho cái thây ma đảng cộng sản VN tồn tại khi mà hầu hết các nước cộng sản đã từ bỏ nó tại Đông Âu. Không có gì là lạ hết khi một thằng nằm kèo trên dạy thằng nằm dưới phải biết vâng lời, luật giang hồ sạp chợ quá rõ ràng. Chuyện con nít cũng biết đó mà. Phản lại chúng là buộc bọn Trung Cộng bạch hóa mọi chuyện nhơ bẩn đã được giấu kín bấy lâu nay và nó sẽ làm sập hết mọi ánh hào quang về đám cộng sản VN từ thời con ma khô giảo quyệt bán linh hồn dân tộc cho chủ nghĩa cộng sản, mồm mép đi dụ dỗ đám dân ngu dân đói, gạt gẫm bọn trí thức gà mờ. Nếu chuyện này xảy ra thì đồng nghĩa bọn cộng sản sẽ đào hố chôn mình và phơi cái thây thối rữa của tên cáo già Hồ ra ngoài ánh sáng mặt trời. Nguyễn Tấn Dũng có dám làm không? Cà chớn là nó sẽ chết với bọn miền bắc bất cứ lúc nào. Đừng tưởng tên này đang ở vị trí thủ tướng mà bở. Nòng cốt của “đảng” là ở miền bắc và nằm ở đàng sau bức màn, nếu chúng không hài lòng là phải chết. Bọn chủ chốt tại miền bắc không muốn phản Trung Quốc vì chúng bán linh hồn cho quỷ dữ từ lâu rồi để làm giàu, làm cha mẹ người dân cùng dòng máu Việt. Nước bọt và súng + nhà tù thay phiên lung lạc ý thức của người dân, thủ đoạn phù phép lúc này lúc khác chỉ để dối gạt dư luận, kể cả khoác cái áo “dân tộc” cho cái xác thối của con quỷ Ba Đình khi chính nó đồng ý phân biệt ba đời người dân, triệt tiêu trí thức, giết chóc cướp của người có của cải đất đai, đứa con nít cũng không tha chỉ vì cha mẹ nó thuộc thành phần “kẻ thù của giai cấp”. Việc của bà Cát Mộng Long còn đó, hay chuyện của “ân nhân cách mạng” mà Nguyễn Hữu Loan chứng kiến bị xử chết cả gia đình đến nỗi vì lòng trắc ẩn và vì lương tri của một con người mà ông ta phải từ bỏ đám giết người hôi tanh để cưu mang đứa con gái nhỏ của gia đình ông bà địa chủ- ân nhân và cũng là nạn nhân của bọn cuồng tính vô liêm sĩ táng tận lương tâm tự xưng chính nghĩa yêu nước thương nòi. Nó đâu xảy ra ở một nơi mà khắp nơi trên miền bắc. Thử hỏi đám thô bỉ này dám phản lại “cha ông” của tụi nó không???

  2. tam phan says:

    Tên Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng thua xa Thủ tướng Miến Điện Thein Sein về kiến thức, tác phong và đạo đức nhân bản ….
    Tên Dũng chỉ hơn các người khác ở cái “dối trá, dùng thủ đoạn để bám vào quyền lưc cho gia đình, tham lam vơ vét cho đầy dollar để gởi ra công băng ở Thụy sĩ ”
    Việt Nam Cộng sản chỉ là chế độ rập khuôn của Tàu Cộng giống như già Hồ từng nói “Bác không có tư tưởng vì Bác mao đã có đầy đủ rồi trong cuốn sách đỏ”

  3. D.Nhật Lệ says:

    Nói cho công bằng,cách trả lời với báo chí phương tây của TT/MĐ.là đáng ca ngợi vì sự đĩnh đạc và đàng
    hoàng trong lời ăn tiếng nói,nhất là khẳng định dựa vào chính nguyện vọng nhân dân mình,chứ không phải vì áp lực của bất cứ nước nào trong việc nước ông chuyển hướng về dân chủ.
    Thật ra,nếu suy nghĩ theo phép lý luận thì phải nói hơi dông dài hơn nhiều.Nguyện vọng đó đã được nhân
    dân ông biểu lộ trong cách quyết liệt xuống đường với hàng chục ngàn người và 11 lực lượng vũ trang đối
    kháng chính quyền MĐ,nhất là uy tín đáng nể của bà Aung San Suu Kyi cũng góp phần tích cực vào việc
    dân chủ hóa Burma.Chí có áp lực mới có khả năng tạo ra sự thay đổi nơi những kẻ thống trị,chứ không
    phải chỉ ngồi cầu xin “thánh thượng ban ơn mưa móc” như một số kẻ được VC.gọi là trí thức XHCN.trong nước mà nhà văn PTH.từng chỉ mặt đặt tên là “trí thức phò chính thống” hay “đối lập trung thành” !
    Thực tế mà nói,VN.ta có thể thay đổi theo kiểu của VN,nếu đồng bào tập hợp biểu tình lên đến hàng chục
    ngàn người,càng nhiều càng tốt.Số lượng càng lớn,bạo quyền VC.càng chùn tay và phải tìm cách tẩu
    tán tiền của ra nước ngoài trước khi chạy người.Đó là cách đấu tranh bất bạo động của người dân bị trị
    đối với cường quyền hiện nay,bởi vì VC.không thể nào bỏ tù cả 100 ngàn người được.Nếu đồng bào
    quyết tâm hơn thì con số hữu hiệu nhất mà tôi thiết tha mơ tưởng sẽ là 1 triệu người !
    Trở lại vấn đề dân chủ của MĐ.thì có lẽ cũng nên cần có thời gian để kiếm chứng giữa lời nói và việc làm
    của 1 nhà cầm quyền vốn lãnh đạo chế độ độc tài qúa lâu.Chính trị gia dân chủ và độc tài có một khoảng cách khá xa về sự thành thật.Nếu chính khách chế độ dân chủ không được tự do nói và làm vô điều kiện
    thì ngược lại,chính trị gia độc tài muốn nói hay làm gì cũng được,miễn là đảng mình ĐƯỢC LỢI !
    Wait and see vậy !

  4. LT Nông says:

    Nhà lãnh đạo thật sự có tài và bản lãnh nhìn khuôn mặt sáng sủa đôn hậu là biết liền, phải không bà con.

  5. Trần Hữu Cách says:

    Miến Điện là một trường hợp nhà đấu tranh dân chủ toàn thắng về ngoại vận, và nhà cầm quyền độc tài cảm thấy áp lực đủ để phải thay đổi.

    Việt Nam không rơi vào trường hợp này vì được Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao trong thời buổi chưa có nhà đối lập dân chủ nào đứng vững.

    Ông Thein Sein thật ra vẫn còn một chút luận điệu “đổ lỗi” cho bà Suu Kyi về thời gian đói khổ vừa qua. Còn nhà cầm quyền ở Việt Nam thật ra không còn đổ lỗi được cho ai về tình trạng quan lại thối nát hiện nay!

    Trong khi Miến Điện dường như sắp nói tới chuyện bảo đảm quyền tự do báo chí, thì Việt Nam vẫn không biết tự do ngôn luận là gì ngoài những định nghĩa vu vơ liên quan tới một số tội hình sự! Chán!!!

  6. KhoTu says:

    Thấy ông tt này trả lời phỏng vấn của báo chí, nhớ lại những cuộc họp báo của lãnh đạo vnch khi xưa.
    Những người chủ trì cuộc họp khi đó “tả xung hữu đột” giữa một rừng báo chí trong và ngoài nước, trả lời xuông xẻ tất cả những chất vấn của phóng viên quốc tế thấy mà ham.
    So với mấy chục năm cầm quyền của csvn, chưa thấy có một cuộc họp báo quốc tế nào ra hồn!! Mặt mũi tên nào cũng “lù đù như lũ chó ăn vụng bột” đọc những câu trả lời viết sãn thật chán mớ đời!!
    Lúc này trưởng gỉa tập làm sang… đi đâu cũng xách theo cái bị thịt trông thật buồn cười!!

  7. KhoTu says:

    Ông tt này có khuôn mặt sáng sủa, hiền lành phúc hậu.
    So với những khuôn mặt méo mó, kèm chút lưu manh, cộng thêm chút đểu của lãnh đạo csvn thì biềt ngay việc gì sẽ xảy ra cho mỗi quốc gia!!
    KhoTu

  8. Rất đáng ca ngợi Ông Thein Sein của Myanmar. Thế mới gọi là vì Dân vì Nước, đặt quyền lợi của Tổ quốc và Nhân dân lên trên hết. Những người csvn nên mở mắt mở lòng ra mà nhìn cái gương của Myanmar để Tổ quốc VN có cơ hội tiến lên cùng Thế giới, Nhân dân VN thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, Đảng CSVN tránh khỏi làm tội đồ của Nhân dân VN trước lịch sử ngàn đời của Dân tộc. Mong lắm thay.

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Hôm nay mới rảnh rỗi, vội ngó qua tình hình lân bang Miến Điện trên web Đàn Chim Việt, rồi tham khảo trong wikipedia, trước là học hỏi nắm vững tình hình xứ này, sau góp ý ít nhiều như thường lệ.

    Tình cờ giờ chót đọc được bài bình luận trên blog DÂN LÀM BÁO, có tựa đề “Miến Điện: Tiến trình dân chủ và phát triển”, của tác giả CHU CHỈ NAM viết ở Paris hôm 21/01/2012.

    Tôi thích quá nên có lời cám ơn tác giả như sau:

    “Bài phân tích rất hay và đáng chú ý
    Xin thành thật cám ơn tác giả
    Lại Mạnh Cường”

    Xin trân trọng giới thiệu tới mọi người và mong nghe thêm cao kiến khác.

    LMC

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Xin bổ túc thêm một số điểm khác nữa

      4/
      CHÍNH QUYỀN QUÂN PHIỆT GỚM GHIẾC NHẤT

      Theo tôi nghiên cứu thấy rõ bọn quân phiệt Miến cai trị đât nước trong nhiều thập niên bằng bàn tay sắt thật sự. Những cuộc nổi dậy của phía đối lập dù được dân và cả các vị sư sải Phật giáo (quốc giáo) mà cũng bị đàn áp thô bạo. Ít ra hai lần biểu tình rất lớn trong vòng 20 năm, như Vụ 8888 (ngày 8 tháng 8 năm 1988) và vào năm 2007 (Wikipedia: Protests led by Buddhist monks began on 19 August 2007 following steep fuel price increases, and continued each day, despite the threat of a crackdown by the military)

      Thô bỉ nhất là tổ chức bầu cử nhưng thua cuộc, lại tìm cách truy bức phe thắng cuộc.
      Wikipedia:
      Năm 1988, quân đội Myanma đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanma, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanma vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào.

      5/
      CẤM VẬN KINH TẾ

      “Economic embargo” (EE) từ phương Tây, dẫn đầu là Mỹ thực ra càng về sau càng mất hiệu quả, chả khác chi ở Việt Nam cả. Lý do đơn giản là đã có không ít công ty xí nghiệp phương Tây vẫn tìm cách len lỏi vào đầu tư khai thác lợi nhuận lúc buổi chợ vắng người do cấm vận.

      Wikipedia:
      Những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây ủng hộ phong trào dân chủ Myanma, khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào Myanma và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A. hiện đang điều hành đường ống dẫn khí Yadana từ Myanma tới Thái Lan dù có lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu. Total hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên quan tới cái gọi là mối quan hệ với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đường ống dẫn khí họ đang đồng sở hữu với các công ty Hoa Kỳ Chevron và Tatmadaw

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Góp ý trên bị thiếu đoạn đầu rất lạ kỳ.
        Xin được repost lại cho trọn ý để theo dõi .

        LMC

        =====

        Thưa tác giả,

        Dưới đây là phản biện của tôi với bài bình luận trên

        1/
        VAI TRÒ TẦU CỘNG:

        Tác giả cố tình làm nhẹ vai trò Tàu cộng. Phải xét yếu tố này trên bình diện địa lý nhân văn, trên kinh tế và ảnh hưởng chính trị trên bàn cờ quốc tế (vùng và thế giới)

        Tác giả cố quên không đề cập chi tiết ở chỗ Miến Điện có đến hon 130 sắc tộc, tức nhiều gần gấp ba Việt Nam (56 sắc tộc), trong đó người Hoa chiếm một tỷ lệ không nhỏ (dân số VN gần gấp hai Miến, nhưng người Tàu chỉ chiếm khoảng hơn 1%). Đó là đạo quân thứ năm rất nguy hiểm của Tàu ở Miến. Chưa kể đám thiểu số này nắm vững kinh tt, chả khác gì ở các lân bang Miến (ở vùng Đông Nam Á có ba nước Đông Dương, rồi Thái, Mã, Indo, Sing …). Tàu cộng có thể xúi dục các sắc tộc nổi loạn gây khó dễ cho chính quyền trung ương.

        Wikipedia:
        Myanma rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều. Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, 10% là người Shan. Người Kayin chiếm 7% dân số, người Rakhine chiếm 4%. Người Hoa chiếm gần 3% dân số. Người Mon, chiếm 2% dân số, là nhóm người có quan hệ dân tộc và ngôn ngữ với người Khmer. Người Ấn chiếm 2%. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.

        Đối với Tàu cộng, thứ nhất Miến rất quan trọng, bởi là cửa ngõ thông ra biển cho các tỉnh nằm sâu trong lục địa như Vân Nam, Tứ Xuyên, Tây Tạng ….; thứ đến là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất là khí đốt; sau chót là, làm vòng đai bao quanh cho Tàu cộng.

        Tóm tắt, Tàu cộng KHÔNG nhả Miến ra dễ dàng cho phương Tây như người ta tưởng.

        Đó là tôi chưa kể yếu tố cũng không kém quan trọng, nếu như Miến dân chủ hoá trước Tàu thì đó là con dao nhọn đâm từ hạ bàn Tàu lên thấu tới trái tim là Bắc Kinh. Nói khác đi Tàu phải kềm chế các lân bang phía Nam nhỏ bé và yếu kém hơn mình nhiều, trong đó có ba nước ở bán đảo Đông Dương, Miến nằm gọn trong qũi đạo của mình !

        2/
        VAI TRÒ QUÂN ĐỘI:

        Điểm mấu chốt khác mà tác giả cố tình lờ đi là vai trò cha mẹ với dân của đảng Kaki. Điều này chả khác gì ở Ai Cập hay lân bang Indonesia (cả cái thời đệ nhị cộng hòa VNCH; Nam Hàn, Taiwan ngày cc).
        Chưa hẳn là hoàn toàn tập thể quân đội nhất trí với lãnh đạo hiện nay là, chia sẽ quyền lực với đối lập, tức phe dân sự để xây dựng đất nước. Vai trò của phe dân chủ đối lập rất mong manh lúc này ! Chúng cho họ ngồi chung bàn tiệc để làm vật trang sức cho cái gọi là đổi mới hiện nay ở Miến đó thôi
        Khi cần đám quân nhân vẫn đảo chánh lẫn nhau để bảo vệ các đặc quyền đặc lợi và tìm cách bứng nhóm đối lập đi chỗ khác chơi. Chúng chả bao giờ nghĩ đến dân như ta đã thấy rõ trong thời gian qua. Trong lúc dân bị thiên tai khốn khổ, nhưng bọn chúng vẫn đóng cửa biên giới để tránh sự dòm ngó bên ngoài trong lúc chúng đang bận lột xác để thay đổi bộ mặt gớm ghiếp từ quân phiệt sang dân chủ giả hiệu hôm nay, và nói chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc !

        Chưa kể Tàu cộng lúc nào cũng sẵn sàng ủng hộ đám quân phiệt bảo thủ này.

        Chẳng những thế mà cái câu lạc bộ độc tài Đông Nam Á mang tên ASEAN (nhuốm ít nhiều mùi quân phiệt như Thái Lan; độc đảng như ba nước bán đảo Đông Dương; độc đoán tôn giáo như Mã Lai) cũng sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ cho đám quân phiệt trỗi dậy khi cần thiết.

        Wikipedia
        Các lực lượng vũ trang Myanma được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanma được xếp hạng thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của mình. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Dù những con số chính thức về chi tiêu quân sự của Myanma không được công bố, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của mình đã đặt Myanma trong số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới.

        3/
        Một điểm rất tế nhị nữa là “Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines.” (Wikipedia)

        Dân chủ hóa và thân phương Tây đồng nghĩa với phải dẹp bỏ thương vụ chết người, nhưng mang lại nhiều lợi lộc trên, nhất là ở đám dân thiểu số vùng rừng núi biên giới phía Bắc

        Nhìn chung, con đường dân chủ hóa Miến Điện còn nhiều chông gai lắm lắm

        LMCường

Leave a Reply to KhoTu