WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nixon và hòa bình trong danh dự

Richard Nixon

 

Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7- 1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon.

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris

Từ 1968 cho tới giũa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Suốt bốn năm đàm phán BV vẫn khăng khăng đòi phải loại bỏ chính phủ Thiệu nhưng Nixon và Kissinger nhất quyết bác bỏ yếu sách của BV mặc dù hành pháp Mỹ đang yếu thế. Theo Nixon (trong No more Vietnams trang 127) CSBV đã thừa cơ nước đục thả câu lợi dụng phong trào phản chiến và áp lực của Quốc hội để lì ra không chịu ký kết khiến hòa đàm kéo dài như vô tận.

Tháng 10-1972 một khúc quành lớn trong cuộc đàm phán diễn ra khi BV thay đổi lập trường, nhượng bộ một số điều khoản chính như không đòi TT Thiệu phải từ chức, không đề cập tới chính phủ ba thành phần. Sở dĩ họ nhượng bộ vì biết Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972, theo thăm dò ông vượt xa McGovern vì sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đã giảm, BV sợ nếu Nixon đắc cử ông sẽ không nhượng bộ, cuộc đàm phán sẽ bất lợi cho họ. Ngày 9 tháng 10 buổi họp định mệnh, BV đã nhượng bộ một số điều khoản như trên. Kissinger mừng rỡ nói đây là ngày hồi hộp nhât trong cuộc đời chính trị ngoại giao của ông, cái ngày mà ông trông đợi sau bốn năm hòa đàm mệt mỏi dậm chân tại chỗ nay đã tới.
Phiên họp ngày 11-8 dài nhất, 16 giờ, nội dung gồm những điểm chính mà hai bên ký kết sau này vào cuối tháng 1-1973. Ngày 12-8 Kissinger rời Paris về Mỹ báo cho Nixon biết, ông nói “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, (You’ve got 3 for 3) ý nói vấn đề Trung Cộng, Nga Sô, Việt Nam nay đã được giải quyết xong (Larry Berman, No Peace No Honor trang 159).
Mới đầu Nixon chưa tin là thật, Kissinger tức mình bèn mở cặp lấy hồ sơ mật ra và nói đã đòi được nhiều điều hơn mong đợi: Thiệu vẫn làm Tổng thống, ngưng bắn tại chỗ ngày 30 hay 31-8, Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày, trà tù binh…Nixon vô cùng phấn khởi bèn sai mở chai rượu Lafite-Rothschild 1957 cùng các phụ tá nhậu ăn mừng kết quả hòa đàm.

Ngày 18-10 Kissinger bay đến Sài gòn để thuyết trình với TT Thiệu về Sơ thảo Hiệp Định, hôm sau họp với Thiệu nhưng bị chống đối dữ dội, ông Thiệu cho là Mỹ phản bội đồng minh. Buổi họp dự trù hôm sau bị hủy bỏ, Kisiinger tức giận bảo: Tôi là đặc phái viên Tổng thống Mỹ các ông không thể coi tôi như trẻ con được ! TT Thiệu nghe lời khuyên của bí thư Hoàng đức Nhã không tiếp Kissinger, nhưng ông ta năm nỉ xin họp tiếp, ông ta bảo TT Thiệu cứ ký đi không sao đâu, TT Nixon sẽ trừng trị BV nếu họ vi phạm ngưng bắn nhưng ông Thiệu vẫn từ chối. Kissinger tức giạn nói: Chúng tôi đã chiến đấu 4 năm, dồn hết nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia. Sau mấy ngày ở Sài Gòn, Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn. Nixon gửi thư trấn an Thiệu, hứa bảo vệ đồng minh đến cùng.

Ngày 7-11-1972 Richard Nixon thắng cử McGovern trên 49 của 50 tiểu bang Mỹ, sở dĩ ông thắng lợi vẻ vang vì đã kiểm soát được những vấn đề cực kỳ xấu tệ kể cả Việt nam tuy hòa bình chưa hẳn trong tay nhưng ông đã đưa được gần hết quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam về nước. Nixon đã đạt được hai thành tích vô cùng lớn lao : bang giao với Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa hoãn với Nga Sô tháng 5-1972.

Ông Thiệu đưa ra 69 điểm cần sửa đổi và đã được Kissinger đưa ra phiên họp với Lê Đức Thọ, hòa đàm tan vỡ, Thọ phản đối Kissinger cho là đã đánh lừa họ. Tháng 11 hòa đàm trở ngại vì VNCH đòi sửa nhiểu khoản, Mỹ chỉ trích miền Nam VN gây trở ngại hòa đàm. TT Nixon khuyên TT Thiệu nên chấp thuận sơ thảo vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết viện trợ cho miền Nam , hạ tuần tháng 11 Nixon muốn tỏ ra cứng rắn với cả hai miền. Trong thời gian này, TT Nixon đã được các trưởng khối Tại Thượng và Hạ viện cảnh cáo cho biết nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ , đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.
Đó là lời nhắn của Quốc hội Mỹ dành cho TT Thiệu, họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì. Về điểm này trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.
TT Nixon luôn khuyên TT Thiệu nên thức thời chấp nhận hòa đàm, không ai hết lòng với đồng minh VNCH bằng ông, Kissinger có lần nói với người phụ tá “Ông nói cho ông Thiệu biết nay chỉ có tôi và Tổng Thống là bạn ông ấy” (sách đã dẫn, trang 146), thật vậy số người ủng hộ Hành pháp cũng như TT Thiệu tại Quốc hội nay đã từ bỏ hết, diều hâu đã đổi lông cánh biến thành bồ câu, người ta quá chán chiến tranh Đông Dương.

Ngày 13-12-72 hòa đàm tan vỡ, BV bỏ hội nghị không họp hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trong đầu tháng 1-73 ra luật chấm dứt chiến tranh. Nixon và Kissinger dùng biện pháp mạnh, cuộc oanh tạc bằng B-52 trong mười ngày từ 18-12 tới cuối tháng 12 đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị. Ngày 2 -1-1973, đảng Dân chủ hạ viện bầu cử nội bộ bỏ phiếu cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi tù binh và rút hết quân về nước, ngày 4-1 Ủy ban bầu cử thượng viện đảng Dân chủ bầu nội bộ thông qua đạo luật hạ viện với tỷ lệ 30-12, trên thực tế Quốc hội đang tiến hành luật chấm dứt chiến tranh (sách đã dẫn trang 221).

Mặc dù đã được TT Nixon hứa hẹn nhiều lần sẽ trừng trị BV bằng B-52 nếu họ vi phạm Hiệp định, nhưng ông Thiệu vẫn cứng rắn không chịu ký kết đòi BV phải rút hết về Bắc, theo Nixon vấn đề BV còn đóng quân ở miến Nam 120 ngàn người không quan trọng, người Mỹ coi Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên Hiệp định không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của máy bay chiến lược B-52 ( No Peace No Honor, p. 197). Sự cứng rắn của ông Thiệu nay đã lỗi thời, số người không ủng hộ chiến tranh VN chiếm hầu hết Quốc hội và số ủng hộ đếm trên đấu ngón tay, lập trường của ông Thiệu nay không có kết quả gì hơn là làm mất cảm tình của Quốc hội, trong khi sinh mạng của cả Đông Dương đang nằm trong tay họ. Từ ngày phong trào phản chiến lớn mạnh những năm 1969, 70 cho tới 1972, nó đã làm lệch cán quân quyền lực tại Mỹ, theo như nguyên tắc phân quyền Lập Pháp, Hành pháp, Tư pháp ngang hàng nhau, nay quyền lực vào tay Quốc hội, hành pháp mất gần hết chủ quyền.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, TT Nixon tuyên bố ông đã thực hiện được thỏa hiệp danh dự (an honorable agreement)., không phản bội đồng minh, không bỏ rơi tù binh. Hiệp định Paris trên thực tế vẫn không đem lại hòa bình cho Đông Dương, hơn hai năm sau ngày ký kết, BV đem đại binh tấn công miền Nam VN đưa tới sụp đổ ngày 30-4-1975, VNCH biến mất trên bản dồ thế giới. Nay người ta giải thích về thất bại của Hiệp định và sụp đổ miền Nam VN.

- Nixon và Kissinger nói họ thắng cuộc chiến nhưng Quốc Hội làm mất hòa bình, hai nhà lãnh đạo đổ lỗi cho Quốc hội đã không cho Hành pháp khả năng giám sát Hiệp định và cắt hết viện trợ bỏ rơi đồng minh.

- Hiệp định thể hiện một khoảng cách vừa đủ, decent interval để quân Mỹ rút đi, lấy tù binh còn lại người Việt tự giải quyết số phận đất nước, Hoa Kỳ không muốn CS thắng quá nhanh. Theo Frank Snepp, nhà phân tích chiến lược CIA tại VN trong cuốn Decent interval nói Hiệp định Paris chỉ là cách trốn tránh nhiệm vụ của Mỹ, chỉ là để Mỹ rút ra khỏi VN.

Hòa bình giả của Nixon

Nhưng nay Larry Berman đã ghi lại (trong No Peace No Honor) những hồ sơ mật ong giải mã đã cho thấy những viễn tượng tệ hơn những cảnh đã sẩy ra. Sực thực trái ngược với giả thuyết decent interval và khác xa những điều Nixon và Kissinger tuyên bố. Hồ sơ có ghi là chính phủ Hoa Kỳ muốn rằng Hiệp định đã ký sẽ bị vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội bằng vũ lực. Chiến tranh thường trực bằng B-52 sẽ được Nixon và Kissinger khởi động từ cái gọi là Hiệp định Paris. Nixon tin nó là con đường duy nhất được dân Mỹ chấp thuận khả năng trừng trị và giám sát thi hành Hiệp định, ông cho rằng tìm hòa bình hay chiến thắng đều không làm được và đã lên kế hoạch giải quyết sự bế tắc triền miên bằng B-52.

Nixon muốn lịch sử ghi nhớ mình như một vị Tổng thống có một chính sách ngoại giao vĩ đại, đã thực hiện được ba thành quả lớn lao.

Bang giao với Trung Cộng.
Hòa hoãn với Nga Xô.
Bảo vệ được miền Nam VN.

Nixon cần có một miến nam VN không CS để giữ lại một di vật đã gồm cả sự hòa hoãn với Nga, bang giao với Trung Cộng, nam VN mất không thể là điều ông mong ước. Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon trước hết để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông hơn là để bảo vệ tự do cho VNCH hay nói khác đi bảo vệ miền Nam thể hiện một quyền lợi của chính ông, một cách để lưu danh thiên cổ. Ngày 12-8 Kissinger ở Paris về nói với Nixon “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, You’ve got 3 for 3”, có nghĩa là đã giải quyết được ba vấn đề lớn lao như đã nói.

Nay nhiều sự thật được tiết lộ, sáng 30-11-1972, trước ngày ký Hiệp định Paris hai tháng Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn. Ông nói tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng nếu Hiệp định bị vi phạm ta sẽ phải làm gì? Khi ấy Nixon thêm vào: “Ta cần biết Sài Gòn đang được Mỹ yểm trợ và Hoa Thịnh Đốn sẽ giám sát Hiệp định Paris”. Hà Nội nói họ không có quân ở miền Nam, nếu họ đưa quân vào ta sẽ trừng trị thích đáng. Kissinger kết luận Hiệp định Paris thuận lợi hơn Hiệp Định Geneve 1954 vì nay ta là một bên của Hiệp Định.

TT Nixon nói tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội.

Đô đốc Elmo zumWalt Tư lệnh hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận ra sự lường gạt của Nixon “Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn khiến tôi có cảm tưởng đang ở trên một hành tinh khác .. Lúc ấy chúng tôi thấy rõ: hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và sự giáng trả vi phạm trầm trọng của Hà Nội để bảo đảm ngưng bắn và thực thi hoàn toàn những lời hứa đó là yếu tố khẩn cấp để giữ hòa bình. Thế mà chính phủ không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.

Nay nhờ những hồ sơ ‘mật ong’ được giải mã người Mỹ chỉ trích Nixon đã đánh lừa nhân dân, đánh lừa Quốc hội, hòa bình mà Nixon, Kissinger tìm kiếm chỉ là hòa bình giả, (a sham peace). Hai tháng trước khi ký Hiệp định Paris, họ đã chuẩn bị chiến tranh để trừng phạt BV bằng B-52 vì tin chắc địch sẽ vi phạm Hiệp định. Nixon tin tưởng sẽ thuyết phục được dân chúng ủng hộ ông sau khi ký Hiệp định để trừng phạt BV suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới 1976. Nixon nói sắt thép, bom đạn mạnh hơn văn kiện, chỉ có pháo đài bay mới bảo đảm được sự thi hành Hiệp định.

Hồ sơ mật giải mã (No Peace No Honor p.260) về cuộc nói chuyện gặp gỡ cho thấy kế hoạch quanh co của hòa bình giả. Cuộc họp với Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore ngày 4-8-1973, Kisinger nói ông tin rằng oanh tạc là cách duy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký hiệp định xong tháng 1, tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5, ông ta nói: “ Nếu BV vi phạm Hiệp định chúng ta sẽ tái oanh tạc” ông đã xác nhận điều mà Tướng Haig đã nói với Thủ tướng Lào Phouma cũng như cái mà TT Nixon đã nói với TT Thiệu và cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân (Joint chief of staff). Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. Ông biết BV sẽ lừa gạt Hoa Kỳ và sửa soạn kế hoạch tái oanh tạc, mạt cưa mướp đắng gặp nhau.

Khi Kissinger nâng ly chúc Lê Đức Thọ và nói chữ hòa bình tháng 1- 1973 và TT Nixon đọc diễn văn trên toàn quốc tuyên bố hòa bình trong danh dự tại Việt Nam. Cả hai người đều biết rằng vừa khi người tù binh Mỹ cuối cùng trở về nhà, cuộc oanh tạc bằng pháo đài bay để trừng phạt Hà Nội vi phạm sẽ bắt đầu, với Nixon cuộc oanh tạc kéo dài cho tới 1976 và với Kissinger sẽ kéo dài cho tới khi ông lãnh giải Nobel hòa bình…

Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal cho rằng Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát Bắc Việt của Nixon bị trật đường rầy. Nixon với sự khuyến khích của Kissinger đã làm gì nếu sự chống đối trong nước mạnh mẽ khi mà vài tuần sau Hiệp định Paris, BV không đếm xỉa gì tới nó.

Nixon tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông trong kế hoạch trừng trị sự vi phạm ngưng bắn nhưng Kissinger khách quan hơn, sau này ông nghĩ rằng người dân sẽ không ủng hộ. Tác giả Larry Berman cho rằng không ai có thể trả lời như vậy. (No Peace, No Honor p.180)
Nixon chuẩn bị chiến tranh bằng pháo đài bay B-52 sau khi ký kết Hiệp định ngưng bắn, nhưng vấn dề là người dân có ủng hộ ông hay không? Theo như thăm dò của Gallup poll dựa vào cuộc phỏng vấn trong ngày ký Hiệp định Paris cho thấy sự chủ quan của TT Nixon.

- Khi Mỹ rút khỏi VN, bạn có nghĩ một chính quyền mạnh ở nam VN có thể chống lại được áp lực CS hay không? 54% tin rằng chính quyền miền nam không thể tồn tại, 27% tin chính phủ nam VN sẽ tồn tại, 19% không có ý kiến.

- Sau khi Mỹ rút đi bạn có nghĩ BV trong những năm sau như lại muốn chiếm VNCH có đúng không? 70% nghĩ rằng BV sẽ gắng sức chiếm miền nam, 16% nghĩ rằng không, 14% không ý kiến.

- Giả sử sau khi Mỹ rút, BV lại đem quân chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ quân sự cho VN hay không? 50% tin là Mỹ sẽ không gửi, 38% tin là có, 12% không ý kiến.

- Nếu BV lại đem quân đánh chiếm nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ oanh tạc BV hay không? 71% nói sẽ không có ném bom, 17% nói có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đánh chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ đem quân giúp VN hay không? 79% chống đối việc gửi quân, 13% ủng hộ, 8% không ý kiến.
Nhận định của tác giả Walter Isaacson dưới đây có lẽ là khách quan hơn hết.

Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn tham chiến trở lại, dù có hay không vụ Watergate”
(Kissinger A Biography p. 487)

Hoặc

Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam” (p.487)

Người dân Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.
Gió đã đổi chiều, hoài bão của Tổng thống Nixon để giữ một miền nam Việt Nam không Công Sản cuối cùng chỉ là ảo tưởng vĩ đại”

Mồng 4 tết Nhâm thìn, nhân dịp 39 năm ngày ký Hiệp định Paris

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

 

30 Phản hồi cho “Nixon và hòa bình trong danh dự”

  1. Phạm Hà Châu says:

    VỚI MỸ : Thời nào việc nấy.

    Trong WW II, Mỹ tận dụng hỏa lực đánh bại khối trục
    Đúc-Ý-Nhựt.
    Nhưng qua Cold War tới nay, Mỹ dùng hòa bình qua
    kinh tế-Văn hóa…mà thắng CS. Và y như thế.

    Với chiến tranh VN, Mỹ vô là để thách thức Trung
    cộng (sau Triều tiên) và bắt tay được Trung cộng
    để tập trung mà diệt liên Sô.

    Cho nên cái Hòa bình triong Danh dự của ông Nix
    chỉ là một cách nói thôi. Cao và xa hơn, ông Nixon
    chủ trương thuyết Victory Without War mà đánh
    gục Liên sô không tốn một viên đạn. Ta nên “cố
    gắng” đặt ta vô tư thế của Mỹ mà suy nghĩ thêm.

  2. haile says:

    Tôi đã thấy và hiểu một yếu-tố do nhân-thân truyền-thống cuả người ViệtNam. “Không thích, nhưng cũng không đành hại, mà còn tự-nguyện che-chở giúp-dở Viêtcọng” Trong cuộc chiến tranh xâm chiếm Nam ViệtNam trước năm 1975. Việt cọng cũng đã nhờ “yếu-tố” nầy đóng góp cho chiến-thắng quân-sự, và quang-trọng hơn trong khả-năng kiểm-soát ổn-dịnh sớm được toàn dân Nam ViệtNam. Sau năm 1975 Việt cọng cũng đã và đang nhờ “yếu-tố” nầy giúp Việt cọng ổn-dịnh dược chính-trị toàn dân vì đói mà nổi loạn. Trước 1975 trong Quân-lực và Chính-quyền Quốc-Gia VNCH có nhiều gia-đình. Anh, Cha theo Việt cọng, Con, rễ…theo Quốc-Gia (!) Sau 1975 người Việt (Không thích, sợ Việt cọng…) kể cả thành-phần bị Việt cọng đày-đọa cho đói triền-miên liên tù-tì, khổ-sai biệt xứ (HO). Đã (Tỵ nạn, định-cư) ở ngoài nước. Hàng năm tự nguyện vì “Nhân-thân” dã gời về Việt-Nam nhiều tỷ Dollars Mỹ. Yếu-tố nầy có đươc đánh-giá là một yếu-điểm của người Việt Quốc-Gia hay không ? Có khắc-phục, hay chế-ngự được “yếu-tố Nhân-thân”nầy không ? Nếu hoán-vị Việt cọng có khả-năng vì Nó là Cọng-sản !

  3. CôngTâm says:

    Mỹ ko baogiờ thua cả ông PhanBoa à! Chính nó là nhânvật chủchốt trong việc tạo ra chiếntranh dàidài trên cái
    địacầu này mà bảo nó thua sao được? Bộ ông ko thấy là Mỹ giàu, Mỹ mạnh nhờ sảnxuất vũkhí sao? Vũkhí ko
    phải chỉ có súngđạn ko thôi mà là tàu ngầm, máy bay, xe tăng, bom, đạibác, cànông, hàngkhôngmẫuhạm, tức
    ”tàusânbay” đấy ông ạ! Sảnxuất vũkhí mà ko có ai ”oánh nhau” thì mần reng mà tiêuthụ đay chơ hả?!? Nóa
    cấy gì mà lọa rứa? ”Wòabình trong danhdự” ở đay là tìm cách mà ”rút ra” cho nó đệp một chút, cho nó hợp lý
    hợp tình sau khi đã kiếm bộn bạc và đã mệt lắm rồi, phải nghỉ cái đã… trước khi vào trận mới ở đâu đó chớ…

  4. Phan BA says:

    Mỹ nó thua nó bỏ chạy mấy ngài ơi! nó nuôi không nổi cái đám ăn dơ, nó gần phá sản, nó không tàn ác như Hàn, Tàu, Nhật, nên việt cộng hăng hái, đánh tới cái lưng quần, đánh tới cái vú cuối cùng.

    Trường hợp của nó giống như Nga bị sa lầy ở Afghanistan. Nói chung là tư do thua, tàu là lũ ngu đần người việt ‘thắng’.

    Mấy ngài muốn nó đánh cho tới giọt máu cuối cùng, tới hết luôn đồng bạc cắt phải không? mấy ngài thử làm sao tiêu diệt đám thầy Ấn quang? tiêu diệt bà mẹ quê khờ dại?

    Mấy ngài nên nhớ là người lính miền nam biết gia đình nào có con theo việt cộng mà không làm khó dễ họ, dù rằng họ chôn dấu vc. Như vậy thì làm sao thắng!

    Mấy ngài thấy dân việt, cha bỏ con, chồng bỏ vợ, con bỏ mẹ già để ra đi! họ ‘phản bội’!!! mấy ngài chỉ có thấy mình, không hiểu hoàn cảnh người khác. Nó có liêm sỉ hơn mấy ngài nhiều đó.. Nên mấy ngài mới chạy theo nó… Nó phải cõng mấy triệu các ngài về nuôi!

    Nên nhớ là nó kêu gọi lương tâm thế giới để nhận người tỵ nạn, nếu không thì không thằng nào rước mấy ngài về!

    Khi nó nhận người tỵ nạn, nó chỉ vì nhân đạo, như nó nhân người da đỏ, người thượng, người Hmông.. Nó không ngờ là người Việt ‘giỏi’ làm neo, trốn thuế tinh vi quá như vậy.. Chạy xe Lexus nhưng xài foodstamp và xin sữa cho con bú.. Người Việt ‘khôn’ lắm..

    Bây giờ các ngài muốn nó làm gì cho các ngài đây! hãy chỉ dùm, kẻo nó làm sai thì bị mấy ngài dập!!

    À nó vừa phản bội Iraq, và sắp phản bội Afgha.. Việt cộng đang xâm lăng các nước tự do, bây giờ nó tràn qua Mỹ, mấy ngài không lo, ở đó mà chưởi mỹ!

    Mấy ngài đưa giải pháp ngăn chận việt công ra coi thử, hay sau khi bỏ chạy rồi thì tìm người để đổ thừa! mấy ngài định chạy qua nước nào chưa???

    • Dao Cong Khai says:

      Ở đâu cũng vậy, phải khôn thì mới sống được; ở Mỹ cũng vậy, không khôn thì chỉ đi làm cu-li. Tất cả những người VN chui sang tới Mỹ, từ những người đến Mỹ làm việc cho chính phủ Mỹ trong thời chiến tranh VN cho tới những người di tản, vượt biên, HO, ODP, và đoàn tụ, du học, thương gia, hay trao đổi kỹ thuật văn hoá ở đây đều có một cái chung trước hết là muốn qua Mỹ và nỗ lực để thành công trên đường sang đây. Qua Mỹ nói riêng và qua Âu, Mỹ, Úc châu nói chung. Nhiều người đã nỗ lực suốt cả cuộc đời, nhưng họ thất bại, và vô số họ đã bỏ xác trên biển hoặc làm mồi cho hải tặc. Nhiều người họ đã thất bại và còn ở VN, rồi họ phải nỗ lực cho con cái họ sang du học bên đây, hoặc lo lót cho con cháu họ sang kinh doanh hoặc đại diện CS để sang đây làm việc. Nói chung mục tiêu là phải “trẩu”.

      Trẩu được thì làm gì để sống cũng không quan trọng. Rửa cầu tiêu hay làm nail làm tóc, làm assembly hay supervisor, kỹ sư, bác sĩ cũng được, miễn là thay đổi cuộc sống khá hơn. Còn lãnh tiền trợ cấp thì ở đây người ta có luật lệ rõ ràng, tới tuổi già hoặc tàn tật mà không đủ tiền sống thì chính phủ cần phải trợ cấp. Còn những người ăn gian thì họ sẽ bị bắt và bị trừng phạt. Người tị nạn cũng là người, cũng có kẻ tốt người xấu; cho nên có những người gian lận của chính phủ bên đây, chuyện đó họ làm họ chịu. Đây cũng chỉ là xã hội của loài người chứ không phải THIÊN ĐƯỜNG CS; cho nên cũng có những thượng nghị sĩ gian lận, thống đốc tiểu bang hối lộ, hoặc những chủ hãng ăn gian tiền của công nhân nữa. Xã hội Mỹ này nó cũng dơ dáy lắm, nhưng xin cho tôi nhận nơi này làm quê hương vì nó không đến nỗi ghê tởm như xã hội VN bên đó. You nói việc những người tị nạn sang đây ăn gian tiền welfare, trợ cấp, đó chỉ là chuyện nhỏ thôi. Cán bộ VC qua đây còn đút lót cho tư bản Mỹ để nó cho treo cờ VC, rồi người ta phản đối thì mới bị kéo xuống nữa mà. Nhiều chuyện móc nối phi pháp ở bên này còn quan trọng hơn những chuyện ăn gian vài trăm đồng tiền trợ cấp nhiều.

      Chửi Mỹ thì vẫn chửi và phải chửi và có quyền chửi, nhưng chỉ có những thằng khùng mới bỏ Mỹ mà trở về sống với VC bên đó.

  5. Đại DâM Tiên says:

    Gòa bừn chong ranh rự, sao ?

    Khi Mỹ nó đến VNCH, kéo theo đàn đúm tay sai,
    tưởng chừng ăn sống nuốt tươi cu con CSBV…

    Thật ra là nó challenging, testing chú Tàu cộng.
    Tàu cộng run chìa tay xin tha, mần hòa, thì Mỹ
    \nó bỏ VN mà ra đi… ( gài bẫy lại ván bài khác).

    Như ri, nó đến tự do thì nó tự nhiên mà đi, có
    cái gì là…ranh rự?…

    Bà con nạn nhân CS và HK, xin đường mắc lỡm
    thêm nữa, nói gà nói vịt mãi . Hãy nhìn cho đúng,
    may ra còn tìm ra con đường mà đi tiếp về tương
    lai.

  6. Người Việt Phản Động says:

    Sau khi ký hiệp định Paris, việc đầu của hiệp định là thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên, Mỹ, CS Bắc Việt, VNCH và Mặt Trận Giải Phóng. Ban Liên Hợp Quân Sự này có nhiệm vụ kiểm soát tình hình quân sự, giải quyết những xung đột quân sự ở miền Nam VN để tiến tới ngưng bắn.

    Đó là trên lý thuyết, trên thực tế thì VC đưa cán bộ của chúng vào Ban Liên Hợp Quân Sự để làm tình báo và hoa tiêu cho quân đội chúng. Tin tức đài SG hàng ngày vẫn thông tin những hoạt động của ban Liên Hợp Quân Sự, và người dân càng ngày càng ghét cái bọn đó, chẳng giúp gì cho hoà bình, chẳng giải quyết nổi chuyện quân sự nào mà càng gây ra phức tạp thêm cho tình hình chính trị và xã hội. Có một lần ban Liệp Hợp Quân Sự này được trực thăng Mỹ đáp xuống Sân Vân Động Thủ Đức (khoang 1974), đồng bào ở Thủ Đức họ túa ra bề hội đồng Ban Liên Hợp Quân Sự, nhắm vào mấy tên phe VC trong đó. Cuối cùng Ban Liên Hợp Quân Sự phải bỏ chạy.

    Tháng Tư 75, khi VC bắt đầu pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất, các sĩ quan VNCH nhận thấy VC bắn ngay chóc các mục tiêu quan trọng. Trong phi trường TSN có trại David của Mỹ, Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên đóng đô trong trại David đó. Trong đó có thành viên của CS Bắc Việt và MTGPMN, do đó nó quan sát mục tiêu rồi gọi máy để chấm hoa tiêu cho đơn vị pháo binh của nó bên ngoài bắn vào. Trái đầu chưa trúng, trái thứ 2 thì sát lại mục tiêu, và trái thứ 3 thì ngay chóc. Chỉ chui vào gần chỗ Ban Liên Hợp Quân Sự mà núp thì mới an toàn. Phi trường Tân Sơn Nhất bị tê liệt sớm khiến cho dân di tản mất hết cơ hội là vì vậy; cũng tại hiệp định Paris.

  7. Dao Cong Khai says:

    Dân VC, thân cộng, Giao Điểm, PG Ấn Quang,… có vẻ không hăng hái tham gia chương trình Hoà Bình Trong Danh Dự của người Mỹ này!

    ĐCV là những bãi chiến trường, mà người tị nạn chọn lựa để vào đây chống cộng diệt cộng. Có những người quan niệm rằng phải bào chữa cho những hành động của Mỹ ở VN để chống cộng. Họ lầm to, bây giờ Mỹ và VC là một, họ bắt tay với nhau để lột hết tài sản của nhân dân VN. Đó cũng là khuynh hướng logic và nhất quán của chính phủ Mỹ hiện nay và trong chiến tranh VN. Đó là trục lợi trên xương máu và mồ hôi nước mắt của nhân dân VN và cả của nhân dân Mỹ, đặc biệt là lính Mỹ.

    Chính phủ Mỹ bao gồm nhiều thành phần, nhưng thành phần tư bản bóc lột và những kẻ khống chế chính phủ này, bọn chúng bỏ tiền ra vận động và làm mọi thủ đoạn phi nhân nhất để mang thắng lợi cho những ửng cử viên tổng thống với mục đích biến các tổng thống Mỹ này làm tay sai cho bàn tay lông lá của chúng. Chính những tổng thống Mỹ cũng là những nạn nhân của chúng. Vì thế mới có khẩu hiệu Hoà Bình Trong Danh Dự. Lịch sử chiến tranh VN đã bị cả 2 phe Mỹ và VC bóp méo sự thật để lường gạt người VN và người Mỹ, và che đậy những âm mưu phi nhân của CS Hà Nội và bọn tư bản Mỹ.

    Trong một giờ học đầu tiên ở Luật Khoa đại học đường SG của môn Luật Hiến Pháp VNCH, chúng tôi được giáo sư Trần Độ cho biết năm đó sẽ không học môn Luật Hiến Pháp nữa mà sẽ học về HIỆP ĐỊNH PARIS vì nó quan trọng về pháp lý hơn ở miền Nam VN trong tương lai. Và tương lai gần đây, sinh viên chúng tôi sẽ được đòi hỏi để thay thế những chiến sĩ VNCH đấu tranh trực tiếp và trực diện về chính trị với VC ở miền Nam. Ông thầy nói cuộc chiến quân sự đang chấm dứt để nhường chỗ cho cuộc chiến tranh chính trị trên lãnh thổ VNCH. Cả giảng đường im phăng phắc, vì cả ngàn sinh viên chúng tôi bị ném vào thực tế đất nước với những lo âu bất ổn. Cuộc chiến quân sự sẽ chấm dứt, nhưng nó chấm dứt như thế nào; chúng tôi khó có thể tưởng tượng được một cuộc ngưng bắn như Hiệp Định Paris đã mô tả, và càng không thể hiểu được “Hoà Bình Trong Danh Dự” có thể xẩy ra được trong khi quân đội CS Bắc Việt vẫn còn ghìm súng nhắm vào phía VNCH chúng tôi.

    Giờ học đầu tiên giới thiệu về Hiệp Định Paris, cả giảng đường chúng tôi yên lặng lạ thường, mọi người chúng tôi đều nín thở để nghe những tin tức tối quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước và tương lai của chính cá nhân và gia đình mình. Khác hẳn với những tin tưởng của người dân và chiến sĩ ở bên ngoài. Bên trong đó chúng tôi được biết rõ nhiều sự thật về vận mệnh người VN yêu chuộng tự do như chúng tôi. Lúc đó chúng tôi chưa có thì giờ nghĩ đến Mỹ và chính phủ Mỹ và cũng chưa thèm chú ý đến chữ Hoà Bình Trong Danh Dự của họ. Trước 75, hiệp định Paris không được VNCH phổ biến ra bên ngoài, sợ dư luận hoang mang và mất tinh thần những sĩ quan quân đội VNCH gây khó khăn trong việc tổ chức chống cộng trong tình thế nguy cập đó.

    Chính đại sứ Mỹ vào cuối tháng tư ông ta cũng lo ngại nếu không di tản mau lẹ thì có thể một số đơn vị quân đội VNCH sẽ quay lại tấn công thẳng vào những doanh trại của Mỹ, khi họ biết tình thế thất vọng và người Mỹ đã phản bội họ trong hiệp định Paris như thế. Những người Mỹ có hiểu biết như ông ta, họ hiểu rõ sự căm phẫn của nhân dân và chiến sĩ VNCH đối với sự phản bội đồng minh đó như thế nào. Cho tới tháng 4/75, chính phủ Mỹ không còn đếm xỉa gì tới số phận của các chiến sĩ VNCH nữa; mà họ chỉ lo bỏ chạy và tuyên truyền Hoà Bình Trong Danh Dự.

    Hoà bình trong danh dự kiểu Mỹ đã khiến cho các binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH ở Huế và Đà Nẵng phải bỏ chạy mất trật tự, giành nhau lên tàu để chạy vào SG và Phú Quốc; nhiều binh sĩ phải chạy bộ vào SG, không còn cái quần mà mặc, phải giả dạng thường dân nếu không thì quân CS sẽ bắn chết tại chỗ. Người dân VNCH chúng tôi đã chịu vô cùng tủi nhục từ ngày những người Mỹ có được Hoà Bình Trong Danh Dự. Cho đến khi vượt biên lọt sang trại tị nạn, những người gốc lính VNCH thì được giới thiệu cho phái đoàn Mỹ; nhưng một số cựu quân nhân VNCH không chấp nhận đi Mỹ lý do vì Mỹ đã phản bội họ. Điều này đã làm cho phái đoàn Mỹ trả thù, phê xấu vào hồ sơ của họ, làm cho những phái đoàn Canada, Úc và Bắc Âu cũng không dám nhận họ đi tị nạn luôn. (Hồi ở trong trại tị nạn, dư luận đánh giá cao những người tị nạn có diện đi Mỹ lắm) Nhưng nhiều người trong diện đó họ đã từ chối. Đối với tôi thì, tôi không lựa chọn, đi đâu cũng được, tất cả mọi nước tôi đều muốn đi. Nhưng phải sống ở Mỹ mới hiểu rõ tâm địa và bộ mặt của nó trong thời chiến tranh VN; và ngày nay nó thường mang VC vào những khu có đông người tị nạn để tuyên truyền và làm ăn moi tiền của đồng bào tị nạn.

  8. Sigma says:

    (1975) Khi quân Khmer đỏ sắp tràn ngập Phnom Penh, Ðại Sứ Mỹ tại đây là John Gunther Dean đến mời hoàng thân Sirik Matak lưu vong qua Mỹ. ông Sirik Matak từ chối và trả lời bằng thư sau:
    “Thưa Ngài và bạn thân (Excellence et Cher Ami)
    Tôi rất thành thật cám ơn Ngài về cái thơ và đề nghị giúp đỡ của Ngài đưa chúng tôi đến nơi tự do, nhưng tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế.
    Về phần Ngài và quốc gia to lớn của Ngài, tôi không bao giờ ngờ rằng Ngài sẽ bỏ rơi một dân tộc đã chọn tự dọ. Quý Ngài đa tu chối bảo vệ chúng tôi, chúng tôi không làm sao được. Ngài ra đi và tôi chúc cho Ngài và quốc gia của Ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời của quý ngài.
    Nếu tôi chết ở đây trong nước tôi mà tôi yêu, thì thôi mặc, bởi vì tất cả chúng ta đa được sanh ra để rồi một ngày nào đó thì chết. Tôi chỉ có làm một lỗi lầm là đa tin nơi Ngài và tin nơi những người Hoa Kỳ
    Xin Ngài và bạn thân, nhận nơi đây những cảm tình trung thực và thân ái của tôi.
    Sirik Matak,

  9. ChuNga says:

    Nếu không phải là cừu, ta sẽ chọn:
    Làm NgôiHai, kíuthế, theo ý ”cha”!
    Ý Thiêng ui, hãy thật thà
    Chúngta, toàn bộ, đều là tay sai!!!

Leave a Reply to Phạm Hà Châu