WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nixon và hòa bình trong danh dự

Richard Nixon

 

Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7- 1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon.

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris

Từ 1968 cho tới giũa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Suốt bốn năm đàm phán BV vẫn khăng khăng đòi phải loại bỏ chính phủ Thiệu nhưng Nixon và Kissinger nhất quyết bác bỏ yếu sách của BV mặc dù hành pháp Mỹ đang yếu thế. Theo Nixon (trong No more Vietnams trang 127) CSBV đã thừa cơ nước đục thả câu lợi dụng phong trào phản chiến và áp lực của Quốc hội để lì ra không chịu ký kết khiến hòa đàm kéo dài như vô tận.

Tháng 10-1972 một khúc quành lớn trong cuộc đàm phán diễn ra khi BV thay đổi lập trường, nhượng bộ một số điều khoản chính như không đòi TT Thiệu phải từ chức, không đề cập tới chính phủ ba thành phần. Sở dĩ họ nhượng bộ vì biết Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972, theo thăm dò ông vượt xa McGovern vì sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đã giảm, BV sợ nếu Nixon đắc cử ông sẽ không nhượng bộ, cuộc đàm phán sẽ bất lợi cho họ. Ngày 9 tháng 10 buổi họp định mệnh, BV đã nhượng bộ một số điều khoản như trên. Kissinger mừng rỡ nói đây là ngày hồi hộp nhât trong cuộc đời chính trị ngoại giao của ông, cái ngày mà ông trông đợi sau bốn năm hòa đàm mệt mỏi dậm chân tại chỗ nay đã tới.
Phiên họp ngày 11-8 dài nhất, 16 giờ, nội dung gồm những điểm chính mà hai bên ký kết sau này vào cuối tháng 1-1973. Ngày 12-8 Kissinger rời Paris về Mỹ báo cho Nixon biết, ông nói “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, (You’ve got 3 for 3) ý nói vấn đề Trung Cộng, Nga Sô, Việt Nam nay đã được giải quyết xong (Larry Berman, No Peace No Honor trang 159).
Mới đầu Nixon chưa tin là thật, Kissinger tức mình bèn mở cặp lấy hồ sơ mật ra và nói đã đòi được nhiều điều hơn mong đợi: Thiệu vẫn làm Tổng thống, ngưng bắn tại chỗ ngày 30 hay 31-8, Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày, trà tù binh…Nixon vô cùng phấn khởi bèn sai mở chai rượu Lafite-Rothschild 1957 cùng các phụ tá nhậu ăn mừng kết quả hòa đàm.

Ngày 18-10 Kissinger bay đến Sài gòn để thuyết trình với TT Thiệu về Sơ thảo Hiệp Định, hôm sau họp với Thiệu nhưng bị chống đối dữ dội, ông Thiệu cho là Mỹ phản bội đồng minh. Buổi họp dự trù hôm sau bị hủy bỏ, Kisiinger tức giận bảo: Tôi là đặc phái viên Tổng thống Mỹ các ông không thể coi tôi như trẻ con được ! TT Thiệu nghe lời khuyên của bí thư Hoàng đức Nhã không tiếp Kissinger, nhưng ông ta năm nỉ xin họp tiếp, ông ta bảo TT Thiệu cứ ký đi không sao đâu, TT Nixon sẽ trừng trị BV nếu họ vi phạm ngưng bắn nhưng ông Thiệu vẫn từ chối. Kissinger tức giạn nói: Chúng tôi đã chiến đấu 4 năm, dồn hết nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia. Sau mấy ngày ở Sài Gòn, Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn. Nixon gửi thư trấn an Thiệu, hứa bảo vệ đồng minh đến cùng.

Ngày 7-11-1972 Richard Nixon thắng cử McGovern trên 49 của 50 tiểu bang Mỹ, sở dĩ ông thắng lợi vẻ vang vì đã kiểm soát được những vấn đề cực kỳ xấu tệ kể cả Việt nam tuy hòa bình chưa hẳn trong tay nhưng ông đã đưa được gần hết quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam về nước. Nixon đã đạt được hai thành tích vô cùng lớn lao : bang giao với Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa hoãn với Nga Sô tháng 5-1972.

Ông Thiệu đưa ra 69 điểm cần sửa đổi và đã được Kissinger đưa ra phiên họp với Lê Đức Thọ, hòa đàm tan vỡ, Thọ phản đối Kissinger cho là đã đánh lừa họ. Tháng 11 hòa đàm trở ngại vì VNCH đòi sửa nhiểu khoản, Mỹ chỉ trích miền Nam VN gây trở ngại hòa đàm. TT Nixon khuyên TT Thiệu nên chấp thuận sơ thảo vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết viện trợ cho miền Nam , hạ tuần tháng 11 Nixon muốn tỏ ra cứng rắn với cả hai miền. Trong thời gian này, TT Nixon đã được các trưởng khối Tại Thượng và Hạ viện cảnh cáo cho biết nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ , đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.
Đó là lời nhắn của Quốc hội Mỹ dành cho TT Thiệu, họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì. Về điểm này trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.
TT Nixon luôn khuyên TT Thiệu nên thức thời chấp nhận hòa đàm, không ai hết lòng với đồng minh VNCH bằng ông, Kissinger có lần nói với người phụ tá “Ông nói cho ông Thiệu biết nay chỉ có tôi và Tổng Thống là bạn ông ấy” (sách đã dẫn, trang 146), thật vậy số người ủng hộ Hành pháp cũng như TT Thiệu tại Quốc hội nay đã từ bỏ hết, diều hâu đã đổi lông cánh biến thành bồ câu, người ta quá chán chiến tranh Đông Dương.

Ngày 13-12-72 hòa đàm tan vỡ, BV bỏ hội nghị không họp hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trong đầu tháng 1-73 ra luật chấm dứt chiến tranh. Nixon và Kissinger dùng biện pháp mạnh, cuộc oanh tạc bằng B-52 trong mười ngày từ 18-12 tới cuối tháng 12 đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị. Ngày 2 -1-1973, đảng Dân chủ hạ viện bầu cử nội bộ bỏ phiếu cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi tù binh và rút hết quân về nước, ngày 4-1 Ủy ban bầu cử thượng viện đảng Dân chủ bầu nội bộ thông qua đạo luật hạ viện với tỷ lệ 30-12, trên thực tế Quốc hội đang tiến hành luật chấm dứt chiến tranh (sách đã dẫn trang 221).

Mặc dù đã được TT Nixon hứa hẹn nhiều lần sẽ trừng trị BV bằng B-52 nếu họ vi phạm Hiệp định, nhưng ông Thiệu vẫn cứng rắn không chịu ký kết đòi BV phải rút hết về Bắc, theo Nixon vấn đề BV còn đóng quân ở miến Nam 120 ngàn người không quan trọng, người Mỹ coi Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên Hiệp định không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của máy bay chiến lược B-52 ( No Peace No Honor, p. 197). Sự cứng rắn của ông Thiệu nay đã lỗi thời, số người không ủng hộ chiến tranh VN chiếm hầu hết Quốc hội và số ủng hộ đếm trên đấu ngón tay, lập trường của ông Thiệu nay không có kết quả gì hơn là làm mất cảm tình của Quốc hội, trong khi sinh mạng của cả Đông Dương đang nằm trong tay họ. Từ ngày phong trào phản chiến lớn mạnh những năm 1969, 70 cho tới 1972, nó đã làm lệch cán quân quyền lực tại Mỹ, theo như nguyên tắc phân quyền Lập Pháp, Hành pháp, Tư pháp ngang hàng nhau, nay quyền lực vào tay Quốc hội, hành pháp mất gần hết chủ quyền.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, TT Nixon tuyên bố ông đã thực hiện được thỏa hiệp danh dự (an honorable agreement)., không phản bội đồng minh, không bỏ rơi tù binh. Hiệp định Paris trên thực tế vẫn không đem lại hòa bình cho Đông Dương, hơn hai năm sau ngày ký kết, BV đem đại binh tấn công miền Nam VN đưa tới sụp đổ ngày 30-4-1975, VNCH biến mất trên bản dồ thế giới. Nay người ta giải thích về thất bại của Hiệp định và sụp đổ miền Nam VN.

- Nixon và Kissinger nói họ thắng cuộc chiến nhưng Quốc Hội làm mất hòa bình, hai nhà lãnh đạo đổ lỗi cho Quốc hội đã không cho Hành pháp khả năng giám sát Hiệp định và cắt hết viện trợ bỏ rơi đồng minh.

- Hiệp định thể hiện một khoảng cách vừa đủ, decent interval để quân Mỹ rút đi, lấy tù binh còn lại người Việt tự giải quyết số phận đất nước, Hoa Kỳ không muốn CS thắng quá nhanh. Theo Frank Snepp, nhà phân tích chiến lược CIA tại VN trong cuốn Decent interval nói Hiệp định Paris chỉ là cách trốn tránh nhiệm vụ của Mỹ, chỉ là để Mỹ rút ra khỏi VN.

Hòa bình giả của Nixon

Nhưng nay Larry Berman đã ghi lại (trong No Peace No Honor) những hồ sơ mật ong giải mã đã cho thấy những viễn tượng tệ hơn những cảnh đã sẩy ra. Sực thực trái ngược với giả thuyết decent interval và khác xa những điều Nixon và Kissinger tuyên bố. Hồ sơ có ghi là chính phủ Hoa Kỳ muốn rằng Hiệp định đã ký sẽ bị vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội bằng vũ lực. Chiến tranh thường trực bằng B-52 sẽ được Nixon và Kissinger khởi động từ cái gọi là Hiệp định Paris. Nixon tin nó là con đường duy nhất được dân Mỹ chấp thuận khả năng trừng trị và giám sát thi hành Hiệp định, ông cho rằng tìm hòa bình hay chiến thắng đều không làm được và đã lên kế hoạch giải quyết sự bế tắc triền miên bằng B-52.

Nixon muốn lịch sử ghi nhớ mình như một vị Tổng thống có một chính sách ngoại giao vĩ đại, đã thực hiện được ba thành quả lớn lao.

Bang giao với Trung Cộng.
Hòa hoãn với Nga Xô.
Bảo vệ được miền Nam VN.

Nixon cần có một miến nam VN không CS để giữ lại một di vật đã gồm cả sự hòa hoãn với Nga, bang giao với Trung Cộng, nam VN mất không thể là điều ông mong ước. Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon trước hết để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông hơn là để bảo vệ tự do cho VNCH hay nói khác đi bảo vệ miền Nam thể hiện một quyền lợi của chính ông, một cách để lưu danh thiên cổ. Ngày 12-8 Kissinger ở Paris về nói với Nixon “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, You’ve got 3 for 3”, có nghĩa là đã giải quyết được ba vấn đề lớn lao như đã nói.

Nay nhiều sự thật được tiết lộ, sáng 30-11-1972, trước ngày ký Hiệp định Paris hai tháng Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn. Ông nói tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng nếu Hiệp định bị vi phạm ta sẽ phải làm gì? Khi ấy Nixon thêm vào: “Ta cần biết Sài Gòn đang được Mỹ yểm trợ và Hoa Thịnh Đốn sẽ giám sát Hiệp định Paris”. Hà Nội nói họ không có quân ở miền Nam, nếu họ đưa quân vào ta sẽ trừng trị thích đáng. Kissinger kết luận Hiệp định Paris thuận lợi hơn Hiệp Định Geneve 1954 vì nay ta là một bên của Hiệp Định.

TT Nixon nói tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội.

Đô đốc Elmo zumWalt Tư lệnh hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận ra sự lường gạt của Nixon “Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn khiến tôi có cảm tưởng đang ở trên một hành tinh khác .. Lúc ấy chúng tôi thấy rõ: hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và sự giáng trả vi phạm trầm trọng của Hà Nội để bảo đảm ngưng bắn và thực thi hoàn toàn những lời hứa đó là yếu tố khẩn cấp để giữ hòa bình. Thế mà chính phủ không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.

Nay nhờ những hồ sơ ‘mật ong’ được giải mã người Mỹ chỉ trích Nixon đã đánh lừa nhân dân, đánh lừa Quốc hội, hòa bình mà Nixon, Kissinger tìm kiếm chỉ là hòa bình giả, (a sham peace). Hai tháng trước khi ký Hiệp định Paris, họ đã chuẩn bị chiến tranh để trừng phạt BV bằng B-52 vì tin chắc địch sẽ vi phạm Hiệp định. Nixon tin tưởng sẽ thuyết phục được dân chúng ủng hộ ông sau khi ký Hiệp định để trừng phạt BV suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới 1976. Nixon nói sắt thép, bom đạn mạnh hơn văn kiện, chỉ có pháo đài bay mới bảo đảm được sự thi hành Hiệp định.

Hồ sơ mật giải mã (No Peace No Honor p.260) về cuộc nói chuyện gặp gỡ cho thấy kế hoạch quanh co của hòa bình giả. Cuộc họp với Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore ngày 4-8-1973, Kisinger nói ông tin rằng oanh tạc là cách duy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký hiệp định xong tháng 1, tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5, ông ta nói: “ Nếu BV vi phạm Hiệp định chúng ta sẽ tái oanh tạc” ông đã xác nhận điều mà Tướng Haig đã nói với Thủ tướng Lào Phouma cũng như cái mà TT Nixon đã nói với TT Thiệu và cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân (Joint chief of staff). Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. Ông biết BV sẽ lừa gạt Hoa Kỳ và sửa soạn kế hoạch tái oanh tạc, mạt cưa mướp đắng gặp nhau.

Khi Kissinger nâng ly chúc Lê Đức Thọ và nói chữ hòa bình tháng 1- 1973 và TT Nixon đọc diễn văn trên toàn quốc tuyên bố hòa bình trong danh dự tại Việt Nam. Cả hai người đều biết rằng vừa khi người tù binh Mỹ cuối cùng trở về nhà, cuộc oanh tạc bằng pháo đài bay để trừng phạt Hà Nội vi phạm sẽ bắt đầu, với Nixon cuộc oanh tạc kéo dài cho tới 1976 và với Kissinger sẽ kéo dài cho tới khi ông lãnh giải Nobel hòa bình…

Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal cho rằng Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát Bắc Việt của Nixon bị trật đường rầy. Nixon với sự khuyến khích của Kissinger đã làm gì nếu sự chống đối trong nước mạnh mẽ khi mà vài tuần sau Hiệp định Paris, BV không đếm xỉa gì tới nó.

Nixon tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông trong kế hoạch trừng trị sự vi phạm ngưng bắn nhưng Kissinger khách quan hơn, sau này ông nghĩ rằng người dân sẽ không ủng hộ. Tác giả Larry Berman cho rằng không ai có thể trả lời như vậy. (No Peace, No Honor p.180)
Nixon chuẩn bị chiến tranh bằng pháo đài bay B-52 sau khi ký kết Hiệp định ngưng bắn, nhưng vấn dề là người dân có ủng hộ ông hay không? Theo như thăm dò của Gallup poll dựa vào cuộc phỏng vấn trong ngày ký Hiệp định Paris cho thấy sự chủ quan của TT Nixon.

- Khi Mỹ rút khỏi VN, bạn có nghĩ một chính quyền mạnh ở nam VN có thể chống lại được áp lực CS hay không? 54% tin rằng chính quyền miền nam không thể tồn tại, 27% tin chính phủ nam VN sẽ tồn tại, 19% không có ý kiến.

- Sau khi Mỹ rút đi bạn có nghĩ BV trong những năm sau như lại muốn chiếm VNCH có đúng không? 70% nghĩ rằng BV sẽ gắng sức chiếm miền nam, 16% nghĩ rằng không, 14% không ý kiến.

- Giả sử sau khi Mỹ rút, BV lại đem quân chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ quân sự cho VN hay không? 50% tin là Mỹ sẽ không gửi, 38% tin là có, 12% không ý kiến.

- Nếu BV lại đem quân đánh chiếm nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ oanh tạc BV hay không? 71% nói sẽ không có ném bom, 17% nói có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đánh chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ đem quân giúp VN hay không? 79% chống đối việc gửi quân, 13% ủng hộ, 8% không ý kiến.
Nhận định của tác giả Walter Isaacson dưới đây có lẽ là khách quan hơn hết.

Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn tham chiến trở lại, dù có hay không vụ Watergate”
(Kissinger A Biography p. 487)

Hoặc

Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam” (p.487)

Người dân Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.
Gió đã đổi chiều, hoài bão của Tổng thống Nixon để giữ một miền nam Việt Nam không Công Sản cuối cùng chỉ là ảo tưởng vĩ đại”

Mồng 4 tết Nhâm thìn, nhân dịp 39 năm ngày ký Hiệp định Paris

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

 

30 Phản hồi cho “Nixon và hòa bình trong danh dự”

  1. Phan BA says:

    Tại sao Mỹ không bỏ Đài Loan, Mỹ không bỏ Nam Hàn, Mỹ không bỏ Tây Đức. Philippines đuổi nó đi, bây giờ năm nỉ nó trở lại.

    Tại sao người Việt chém giết người Việt thật thiệt tình, tại sao Việt nam bây giờ ăn xin, nghèo nhất thế giới.. Lũ ngu mà không biết mình ngu lại thích đổ thừa!!!

    • Người Việt Phản Động says:

      Nói sự thực chắc you sẽ mất lòng! You tranh luận một cách quá nghèo nàn, tôi thông cảm vì you có lẽ chưa đọc và tìm hiểu nhiều.

      Mỹ không bỏ Nam Hàn là vì trên phương diện chính trị thì chiến tranh Cao Ly không phải là chiến tranh của Mỹ. Đó là cuộc chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, ra lệnh cho Mỹ mang quân vào đó để trừng phạt CS Bắc Hàn và quân Trung Cộng. Vấn đề quân Bắc Hàn xâm lăng miền Nam kèm theo quân Trung Cộng được Mỹ mang ra khiếu nại ở Liên Hiệp Quốc và Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp ra quyết định cho Mỹ mang quân vào đó để trừng phạt Bắc Hàn. Vì thế Mỹ mới hành động nhanh nhẩu như vậy.

      Tây Đức thì vấn đề khác hẳn VN, bởi vì vấn nạn của nước Đức không phải do người Đức họ ký hiệp định chia đôi đất nước. Mà nước Đức bị chia cắt bởi quân Đồng Minh, Mỹ và Nga. Người Đông Đức họ hoàn toàn không giống VC, tôi nhớ có thời kỳ cuối thập niên 60, có một thủ tướng Đông Đức tự sát vì không chịu được áp lực của Nga, ép ông ta những hành động phản dân hại nước. Đông Đức họ bị Hồng Quân Liên Sô trú đóng và ép buộc thành lập chế độ CS, không giống như ông Hồ nhà mình phải mò sang tận Liên Sô để học tập chủ nghĩa CS. Không phải là Mỹ không bỏ Tây Đức, mà là Đông Đức họ không tệ với dân tộc họ như CS Bắc Việt nhà mình.

      Còn Đài Loan, vấn đề là Mỹ chưa có liều lĩnh đậm đà như ở VN, nên họ chưa cần bỏ Đài Loan thôi. Họ sẵn sàng phản bội bất cứ đồng minh nào của họ, nếu cần. Đài Loan còn yên ổn là vì Mỹ chưa lỡ đổ quân vào đó để đánh nhau với Trung Cộng, nên Mỹ cũng chưa có tù binh bị CS nhốt ở đó đông đến gần 600 người như tù binh của Mỹ trong Hoả Lò Hilton ở Hà Nội. Do đó Mỹ chưa có gì để đổi Đài Loan cho Trung Cộng.

      Tôi chỉ dựa vào ý chính để tranh luận trong đây. Vấn đề là Hoà Bình Trong “Danh Dự” của Mỹ trong Hiệp Định Paris. Rõ ràng trong đó chính phủ Mỹ đã giành ưu đãi cho CS Bắc Việt, chèn ép VNCH và nhượng bộ hoàn toàn cho CS Bắc Việt để chỉ đổi lấy tù binh Mỹ. Hiệp định đó mô tả rõ ràng như thế, chúng tôi không bịa đặt hay chụp mũ, đổ thừa điều gì cho Mỹ cả. Đó là sự thật, có lẽ you chưa đọc hiệp định Paris mà chỉ nhắm mắt cãi dùm cho Mỹ. Trời ơi, không chịu đọc mà cứ cãi!!!

      • Timsuthat says:

        Tôi nghĩ ông bạn mới là người hiểu vấn đề trật đường rầy!

        CNCS ở đâu cũng là cái mối đe dọa nguy hiểm cho Mỹ nếu không được kìm chế. LHQ làm gì có quyền để buộc Mỹ phải nhúng tay vào chiến tranh ở Nam Hàn (chứ đừng nói tới quĩ tiền tệ); sự vận động và quyết định của LHQ có giá trị chính trị nhưng là do Mỹ tự nguyện (phải) làm anh cảnh sát/leader cho thế giới vì trong khối tự do chỉ có họ là có đủ điều kiện làm điều đó. LHQ không có thực lực để buộc ai cả (giống như tòa án không có hành pháp/cảnh sát)!

        Mỹ không bỏ Nam Hàn vì chính phủ Nam Hàn, dù dưới thời Park Chung Hee rất độc tài (thời 60-70), nhất quyết chống cộng sản và chịu để Mỹ hướng dẫn lập lại QG sau thế chiến II. Qua việc Bắc Hàn vi phạm hiệp ước để tấn công Nam Hàn năm 50 đã khiến Mỹ phải giữ lại trên 200 ngàn lính trấn đóng ở Nam Hàn sau chiến tranh để làm “deterrence” cho sự tái phạm – dù cho nhiều chống đối, biểu tình trong thời này – và giảm số lính đi theo đà phát triển của NH. (Đây là một trong những chứng minh là Mỹ đã muốn đẩy ông Diệm/Nhu ra là vì không chịu để Mỹ mang quân vào miền Nam phòng thủ chứ không phải là vì ông đã độc tài! Nhưng nếu ông biết vụ “Cuban Missile Crisis” năm 62 khi thế giới xuýt nữa thì có chiến tranh nguyên tử do Nga đặt hỏa tiễn nguyên tử ở Cuba ngay sát đít nước Mỹ thì phải hiểu các tiền đồn quân sự trên thế giới – kể cả VN – là quan trọng như thế nào cho họ.)

        Ở Âu Châu cũng thế, Tây Đức và các nước trong NATO cũng phải để Mỹ đóng quân chặn khối CS Liên Xô! Đông Đức cũng bị lệ thuộc vào Nga; nó khác VN nhưng hiểm họa xâm lăng vẫn có.

        Về Đài Loan, Mỹ đã “bỏ” họ trong chính trường LHQ – công nhận Tàu cộng là Trung Hoa chính thức, thay vì Đài Loan, khiến họ mất tiếng nói trong vấn đề thế giới. Nhưng trên phương diện quân sự và kinh tế, Mỹ đã không bỏ tí nào! Ngoài việc được che chở quân sự tối đa, dân Đài Loan đã được làm ăn với Mỹ quá tốt. Những năm 70, người Đài Loan qua học và làm ở Mỹ nhiều hơn các người Tàu ở nơi khác.

        Mỹ phải bỏ VN vì sau 63, họ nhận ra rằng chính sách họ áp dụng cho VN là sai lầm – vì VC dùng du kích và khủng bố là chính (không phải chiến tranh quy ước là chính), và từ 68 (sau Mậu Thân), dân chúng Mỹ chống chiến tranh quá mạnh buộc quốc hội Mỹ phải bỏ VN.

        Nhưng thực ra mà nói, sự thất bại của chính sách Mỹ trước 72, cũng như khả năng lãnh đạo yếu kém của chính quyền VNCH II (với vấn đề VC xâm nhập trong hàng ngũ chính quyền và quân đội cũng như nạn tham nhũng) không quan trọng bằng việc bắt tay với TQ để giúp thêm phần chia rẽ khối CS giữa Nga và TQ. Thắng chiến tranh VN thì chỉ yên có Đông Nam Á và phòng thủ việc tấn công của TQ trong tương lai, trong khi phân chia Nga/TQ là giảm hẳn đi viễn tượng chiến tranh thế giới với khối CS; và nếu có chiến tranh thì chỉ phải đương đầu với Nga mà thôi. Mỹ đã tính cái lợi cho họ là chính, nhưng phải nói, nếu Mỹ đã không đứng vững được, thì cả thế giới có lẽ sẽ đã phải chịu ách CS thêm vài chục hay cả trăm năm và số người bị giết sẽ khủng khiếp tới mức nào!

        Ông muốn chửi Mỹ thì cứ chửi, nhưng thế giới tự do được tiến chiển hòa bình cho tới nay cũng một phần là do hy sinh của VNCH (một con chiên được tế thần!).

    • Người Việt Phản Động says:

      Còn tại sao người VN bây giờ ăn xin và nghèo nhất thế giới thì có nhiều lý do. Cái đó có lẽ xẩy ra ở VN chứ người Việt Tị Nạn chỉ ăn xin lúc đầu khi họ phải đi vượt biên thôi. Sau khi định cư rồi thì khó kiếm người VN đi ăn xin lắm. Tôi sống ở Mỹ nhưng thấy Mỹ trắng là ăn xin nhiều nhất. Người Việt Tị Nạn ở Âu, Mỹ và Úc hầu hết có cuộc sống không thiếu thốn như còn ở VN, một số trở nên giầu nữa.

      You nói người VN bây giờ ăn xin, thì có lẽ đó là những người còn ở bên đó, VN, tại sao như vậy thì hỏi nhà nước VN; tôi không ở đó nên không thể trả lời you được. Tôi chỉ có một ý kiến là người bên đó họ phải ăn xin, một phần cũng là vì Mỹ bang giao với VC. Mỹ mang tiền về VN nuôi VC, nên có sự ủng hộ của Mỹ thì đảng CSVN nó không sợ bị xụp đổ nữa, nó mạnh dạn bóc lột dân nghèo nhiều hơn, cho nên họ phải đi ăn xin.

      Có Mỹ bang giao với VC nên đảng VC phải lo xây khách sạn, tiệm massage cao cấp cho các doanh nhân Mỹ sang đó hưởng, kiếm gái nhiều cho Đế Quốc Mỹ về đó chơi. Xây sân tenis cho Đế Quốc Mỹ đánh, không còn đất nữa nên nhà nước VN cướp đất của dân đen, đuổi nhà họ để lấy đất xây khách sạn cho Đế Quốc Mỹ ở, vì thế dân họ trở nên nghèo đói, phải đi ăn xin. Nếu không có thằng Mỹ bắt tay với đảng VC thì tụi nó phải tự lo lấy thân, chơi với thằng Tàu có tiền đâu để gửi con cháu đi học bên Mỹ? Không có Mỹ giúp VC thì làm sao chúng nó có tiền mua cả chó bẹc-gê về để mang ra cắn những người biểu tình đòi nhà đất bị VC cướp? Phải có thằng Mỹ tiếp tay với nó thì đảng VC mới mạnh dạn bóc lột và trấn áp người dân đến phải ăn xin như thế chứ! Mỹ nó biết tiền bạc viện trợ và tiền bóc lột người dân VN của VC cuối cùng cũng chảy ngược vào những ngân hàng của Mỹ, những dịch vụ bán nhà, xe hơi đắt tiền của các công ty bên Mỹ cả. Đảng VC là bây giờ đâu phải là đảng CS thực chất nữa, nó là cánh tay dài của tư bản Mỹ.

      Mấy dân kháng chiến ngày xưa, các đồng chí bố đều lên chức liệt sĩ cả rồi, còn lại mấy đồng chí gái mới lớn, cứ theo gương anh hùng của đồng chí Nguyễn Văn Trỗi, lũ lượt vào công tác cho mấy tiệm massage của VC để có đối diện với Đế Quốc Mỹ mà chiến đấu chống Mỹ cho tốt nhé. Vào đó để chống Mỹ thì mới có tiền nhiều. Không thì chỉ có đi… ăn xin! Mấy đồng chí du học gái, qua bên đây cũng công tác massage tốt lắm.

  2. PHC says:

    Xin đừng theo voi ăn bã mía . ( Thành thật xin cáo lỗi vì
    cách nói sỗ sàng này).

    “Hòa bình trong danh dự… hay rút bỏ VN bởi phong
    trào phản chiến…’ chỉ là cách đánh lạc hướng.

    Hoa Kỳ đã chộp được Trung Cộng, thì họ bỏ rơi VN
    Cộng Hòa, tiếp tục khai thác CSVN đánh vô Khối CS.

    Nay, Liên sô sụp đổ, thì HK vận tiếp tục xử dụng CS
    BV trong việc xử lỳ Trung Cộng.

    HK nó bỏ VNCH là kế hoạch tiên liệu của nó, có cái
    gì là danh với dự, như dân Annamites ta tưởng lầm.

  3. Phan BA says:

    Tới bây giờ mà người Việt cũng chưa biết về chiến tranh Việt nam! Nhân tố chính, kẻ gây tội ác là thằng Tàu!!! Từ đám tàu chợ lớn giỏi hối lộ cho tới đám sư đeo kính râm, đều là do nó cầm giây.

    Nó cho dân nó ăn cháo để cho việt cộng có lương khô là nó muốn trả thù mỹ về chiến tranh hàn quốc! Tàu nó thâm và thù dai lắm. Không có lũ khốn chí minh, lê duẩn thì nó sẽ tìm, nuôi và ủng hộ đám khác. Nó đang cũng nuôi lũ khốn bây giờ ở VN.

    Mấy ông tin là đám môi thâm, răng vẩu có khả năng lung lạc truyền thông quốc tế sao???

    Tụi mỹ, trừ đám do thái chỉ làm lợi cho nó, còn lại là khờ lắm!

  4. Le Kha Phieu Bat says:

    Đây là đề tài Nixon và hoà bình trong danh dự, cho nên tôi không tranh luận nhiều về những ý kiến cho rằng Mỹ không cần phải giúp đỡ VNCH chống lại CS… Tôi biết chính người dân miền Nam nuôi CS để rồi sau 75 thì đa số họ hối hận. Trương Như Tảng, bộ trưởng Tư Pháp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, là 1 người miền Nam theo CS nhưng sau năm 75 đã hối hận bỏ trốn đi vượt biên sang Pháp…

    Ở đây tôi chỉ bàn về đề tài chính “Nixon và hoà bình trong danh dự”. Nhiều người cho rằng Mỹ giúp VNCH là để bảo vệ thế giới tự do, là để ngăn chặn làn sóng đỏ CS khỏi bành trướng qua khắp các vùng khác ở Đông Nam Á. Hoặc là cũng giống chiến tranh Cao Ly, Mỹ đại diện cho Liên Hiệp Quốc để đánh đuổi những kẻ xâm lăng.

    Trước tiên, mới khởi đầu chiến tranh Việt Nam thì Mỹ đã có ý đồ xấu, đó là liên hệ với Hồ Chí Minh và gửi tình báo tới hoạt động với Việt Minh trong thời gian còn quân Nhật ở VN. Ý đồ xấu thứ 2 là phản bội đồng minh Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Sử sách Mỹ lại mô tả sau đó Mỹ “hối hận” vì đã để cho Việt Minh chiếm Bắc Việt, cho nên Mỹ đã ủng hộ TT Diệm trở lại VNCH để làm thủ tướng ở đó và viện trợ vũ khí cho TT Diệm chống CS nằm vùng.

    Hiệp Định Geneve và việc VC chôn giấu vũ khí và gài CS nằm vùng ở miền Nam, đó là cái gạch nối giữa chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần thứ 2 (gọi là chiến tranh VN), được sử sách Mỹ mô tả là khởi nguồn từ năm 1965 khi quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng. Dựa theo sử sách Mỹ, nhất là của phong trào phản chiến Mỹ, thì đây là cuộc chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam mà đại diện là CS Bắc Việt. Như vậy thì trên phương diện chính trị, cái thực tế của người Mỹ mà nhiều người thường nhắc đến để lập luận, thì trước năm 1965 VN chưa có chiến tranh. Ngay cả VC và chính quyền VC cũng khẳng định rằng họ chỉ mang quân vào Nam để chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Cả Mỹ và VC đều tuyên chiến với nhau và tự nhận mình đóng vai trò chính trong Chiến Tranh Việt Nam đó. Cả hai đều phủ nhận vai trò quan trọng của chính quyền và quân đội VNCH trong cuộc chiến đó.

    VNCH phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của VC ngay sau hiệp định Geneve, VC vẫn còn gài CS nằm vùng và cả đồng chí Lê Duẩn vẫn còn ẩn nấp ở miền Nam để tổ chức những hoạt động phá hoại. Tuy nhiên trên bình diện quốc tế, chiến tranh VN được quan niệm khởi sự từ khi quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, năm 1965.

    Tại sao Mỹ đổ quân vào VN? Sử VC vẫn nói rằng Mỹ mang quân sang VN là để xâm lược VN. Sử Mỹ thì có khi nói rằng họ mang quân sang VN để ngăn chặn làn sóng đỏ CS, có khi lại nói rằng họ muốn bảo vệ lý tưởng tự do trên địa cầu, có khi lại nói rằng họ sai lầm vì chuyện đó không có chính nghĩa. Đại khái là chính lịch sử Mỹ cũng không dám biện hộ dứt khoát cho việc Mỹ mang quân sang VN, là vì chính người Mỹ họ bị chia rẽ bởi cuộc chiến đó.

    Điều đó có nghĩa gì? Tôi tôn trọng lý tưởng của những người lính Mỹ, họ chiến đấu cho tự do của người dân VN, nhưng tôi hiểu rõ tâm địa của chính phủ Mỹ gửi quân sang VN không phải như thế. Ý đồ của họ là muốn kiểm soát chính phủ VNCH và lèo lái VNCH theo cuộc chiến tranh của Mỹ. Đó là cuộc chiến không phải để chiến thắng CS mà chỉ để bảo vệ những căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam VN. Hoàn toàn chính phủ Mỹ họ không quyết chí tiêu diệt CS. Thực sự họ chỉ nỗ lực và cố gắng bảo vệ VNCH trong 2 năm đầu (65-67), tới 68 khi quân đội VNCH tiêu diệt hầu như toàn bộ lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân thì chính phủ Mỹ đã quăng cho VC một cái phao: mời họ vào bàn hội nghị hoà bình ở Paris và Mỹ đã thua VC thê thảm trong hy vọng hoà bình đó. Mỹ muốn tiết kiệm xương máu lính Mỹ, nhưng vì cái hội nghị đó nên số lính Mỹ chết từ khi Mỹ xin hoà đàm với VC cho tới khi kết thúc chiến tranh nhiều hơn số lính bị chết trước khi hoà đàm.

    Họ đã ép buộc VNCH phải để cho họ xây căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN và đưa lính Mỹ sang chiến đấu ở VN, bằng cách xen vào nội bộ VNCH, gây chia rẽ trong các tướng lãnh quân đội để tổ chức đảo chánh lật đổ TT VNCH. Họ đã gây chia rẽ tôn giáo và chính trị trong giới trí thức và thanh niên VN để lèo lái cuộc chiến tranh theo ý muốn của họ. Để rồi họ có thể nhảy vào đổ dầu vào lửa, để nhanh chân bỏ chạy, ép buộc những người VN ở đó phải chịu đựng hậu quả. VC họ vẫn luôn xác nhận là họ đánh Mỹ chứ không phải vào Nam để chém giết đồng bào miền Nam như chúng tôi. Cả 2 kẻ đều xác nhận rằng họ không chém giết người dân chúng tôi, nhưng bom đạn của Mỹ và của VC (đến từ Nga Tàu) vẫn triền miên đổ lên đầu chúng tôi. Khi quân Mỹ (có “hoà bình”) rút đi từ năm 1973, đạn của Nga Tàu được đưa tới cập bến Hải Phòng càng nhiều hơn trước, và chiến tranh ở miền Nam trở nên toàn diện hơn trước, nó tràn vào những thành phố đông dân, và tất cả đổ lên đầu người dân miền Nam chúng tôi.

    Chiều ngày 29/04/75; đứng trên sân thượng gần phi trường Tân Sơn Nhất, tôi nhìn thấy một đoàn trực thăng cả chục chiếc; bay từ hướng toà đại sứ Mỹ ra Vũng Tàu. Đó là những người lính Mỹ cuối cùng được rời vội vã khỏi VN, trong khi phía sau lưng họ đạn pháo kích VC bay ầm ầm vào phi trường Tân Sơn Nhất và vùng ngoại ô khu đông dân cư ở SG càng ngày càng nhiều. Hoà bình đâu có thấy đâu, chỉ thấy khói lửa liên miên ngay sau khi hiệp định Paris vừa mới ký; chiến tranh càng ngày càng gia tăng, và quân VC tiến thẳng qua cầu Hiền Lương khỏi cần băng đường mòn HCM cho mất công. Họ công khai băng qua vĩ tuyến lúc ban ngày để xâm chiếm miền Nam. Hoà bình trong danh dự kiểu Mỹ là như thế đó. Lúc nhìn đoàn máy bay từ toà đại sứ Mỹ, nếu tôi có súng cao xạ tôi chỉ muốn bắn hạ những máy bay đó, vì người Mỹ họ chỉ biết nghĩ tới họ, trong khi chính họ đã làm cho cuộc chiến đó phức tạp và đẫm máu như vậy!

    • vuvan says:

      Viết rất hay ,phân tích rất đúng ,không cai việt cộng vi phạm hiệp định Pari,mà rất cai thằng Mỷ bỏ đồng minh nay lại nói tốt hòa bình trong danh dự,chúng chỉ biết lợi về chúng mà thôi ,không cần lời hứa trước đó .Thật thảm thương cho các quân binh cán chính VNCH,cùng với nhân dân miền Nam,bây giờ chúng lai hợp tác với lảnh đạo ĐCSVN,biết bao binh lính CH đả chết vì chúng ,không đạn không gì cả làm sao chống lại cả quốc tế cộng sản,thất bại rồi đời sống nhửng binh lính và cả người dân thê thảm đến bật nao ,,người Mỷ có biết không ,thôi thà đừng làm anh hùng rơm nhảy vào VN năm 54,thì dân miền Nam chưa chắc đả như thế.Sau nầy cho rước đi một ít SQ HTCT,,còn binh lính thấp hẻn đẻ lại ,chắc củng tiếc tiền lắm,Một nước Tư Bản đứng đầu cùng giàu có sao hà tiện vây ,nếu thật sự có tâm phải có trách nhiệm với tất cả mọi binh lính của VNCH vì là đàn em mình mà,phải chu cấp cho tất cả dù ít và không rước họ vậy mới đáng đàn anh đồng minh tin cậy .

  5. Chán Quá says:

    Người Mỹ rất thực dụng, ngay hôm nay đây, Mỹ đồng ý “hội đàm với với Taliban” về vấn đề A-phú-hãn sau 10 năm “phát động chiến tranh tiêu diệt Talaban và Bin Laden” dựng 1 chính phủ “thân Mỹ” (thực tế là tay sai tham nhũng cực độ, kém tàì, kém đức).
    Hội đàm này (trong thành phần Taliban có cả những kẻ trong danh sách đen của Mỹ) sẽ như thế nào, kết quả ra sao… thật chưa rõ, nhưng cái rõ nhất Mỹ đã “công nhận sự có mặt của Taliban trên A-phú-hãn và Mỹ không thể tiêu diệt” như mong muốn.

    Ngày nay Mỹ đang bán “đồng minh” A-phú-hãn sau 10 năm “mất công bú mớm” mà vẫn không khôn lớn, nên dành … buông tay.

    Cuộc hội đàm này sẽ giúp cho Taliban vừa đàm vừa chiến trong thế thượng phong! Bởi vì, từ kẻ bị Mỹ liệt vào danh sách đen, không đội trời chung, nay Mỹ buộc phải đồng ý hội đàm, có khác gì Mỹ đối với CSBV thời xưa đâu.

    Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn luôn thay đổi. Mỹ là như thế đó!

  6. Phong dien says:

    Bạn Tân Mão và bạn Miền Nam tự Do nói đúng. Đa sồ người quân nhân trong Quân đội VNCH không ham muốn chống cộng.Hầu hết con cái có chức có quyền tìm cách trốn ra nước ngoài hoặc tìm cách ở nơi yên ổn trong thành phố , chỉ có con cái nhà nghèo , nông dân không tiền chạy chọt phải cầm súng ra trận.Ngoài ra tổ chức quân đội quân gần 2 trệu chỉ có 200 ngàn thực sự tác chiến. Ngược lại con cái tướng tá của Mỹ vẫn phải qua VN không phải là quê hương của họ chiến đấu hy sinh hay cầm tù như con Đại sứ Martin,hoặc ngài thượng nghị sĩ John McCain v.v.
    Cuộc chiến VN và Triều Tiên không thể nào giống nhau hoàn toàn được. Vì chiến tranh VN là cuộc chiến tranh không biên giới. . Tình báo CS khắp nơi kể cả ở dinh Độc lập ;làm cố vấn cho tồng thống…
    Mỹ bỏ VN là làm đúng.Cứ giữ VN chắc tránh Mỹ sẽ phá sản giống như Liên sô bám víu vaò Afganistan để rồi xụp đổ cả một đế quốc CS mà đảng CS LX tiếp thu từ Nga Hoàng đã xây dựng từ hàng trăm năm

    • Dao Cong Khai says:

      Đa số quân nhân VNCH không muốn chiến tranh thì mới đúng. Còn nói rằng họ không muốn chống cộng thì tại sao ngày nay sau 37 năm vẫn còn những người chống cộng VN ở khắp nơi trên thế giới này. Nói chuyện thì phải ngó trước ngó sau một chút chứ! Ngay những người dân trong nước ngày nay, không phải là lính VNCH, không phải dân miền Nam, mà họ còn muốn nổi dậy chống lại chế độ độc tài đảng trị đó.

      Nói chung thanh niên miền Nam trước 75 không ai muốn chiến tranh; tất cả chúng tôi coi đó là một tai hoạ cho dân tộc VN nói chung và thế hệ chúng tôi nói riêng. Từ đó có nhiều người tới tuổi quân dịch họ không ra trình diện và phải trốn tránh rất khổ sở. Nhưng con số đông hơn vẫn là những người biết ý thức trách nhiệm và chấp nhận hy sinh để bảo vệ tự do, hạnh phúc cho cá nhân và mọi người ở đó. Chính nhờ những hy sinh đó mà những người như tôi mới có được một tuổi thơ rất tươi đẹp, không phải ca ngợi Bác và đảng như dân ngoài Bắc cùng thời đó; không phải chịu đói rách, tuyên truyền mê tín vào những lý tưởng hảo huyền từ bên Nga Sô như thanh niên miền Bắc thời đó.

      Chính những người trốn lính, sau năm 75 phải sống dưới chế độ độc tài đảng trị rồi họ mới nhận thức rằng họ đã sai lầm. Nếu có dịp như ngày xưa thì họ sẽ tình nguyện tòng quân bắn nát óc tất cả bọn tay sai CS Quốc Tế đó để giữ gìn quê hương khỏi cảnh hiện tại. Chiến tranh là điều áp đặt của giai cấp thống trị miền Bắc đem vào miền Nam, dân miền Nam không muốn thế nhưng họ phải chịu như thế. Chế độ độc tài CS cũng là điều dân VN hoàn toàn ghê tởm, nhưng có những người VN đã dùng chiến tranh để áp đặt chế độ độc tài đảng trị đó lên đầu dân VN. Người ta chỉ còn biết nguyền rủa mảnh đất đó đã sinh ra người ta để buộc người ta phải chịu đựng chiến tranh tang tóc, và phải sống kiếp nô lệ cho những chủ nghĩa hoang tưởng và phi nhân đó.

  7. Minh Đức says:

    Cuộc chiến tranh tại Việt Nam về bản chất cũng chẳng khác gì cuộc chiến tranh tại Đại Hàn. Nhưng tại Đại Hàn, phía CS đã chấp nhận ngừng chiến sau 3 năm chiến tranh. Tại Việt Nam, CSVN và Nga, Tàu kéo dài cuộc chiến mãi mãi. Sau 19 năm, Mỹ ngưng viện trợ cho miền Nam. Một phần vì dân Mỹ phản đối. Những người lãnh đạo CS cũng biết là khi kéo dài chiến tranh thì một nước dân chủ như Mỹ sẽ sinh ra sự phản đối của dân. CS đã thắng tại Việt Nam nhưng thắng để thiết lập một chế độ kém hiệu quả về kinh tế, một xã hội không có tự do, cưỡng bách dân phải phục vụ cho guồng máy chiến tranh của đảng CS.

  8. Tân Mão says:

    Không thể trách hoàn toàn người Mỹ về cuộc sụp đổ của nước VNCH.
    Mà một lỗi không nhỏ là VNCH đã quá phụ thuộc vào đồng minh, vào Mỹ.

    Không ai giúp mình hết sức bằng tự bản thân mình cả.
    Từ cổ chí kim, không có nước nào đi giúp nước khác mà không kèm theo điều kiện và dã tâm. Bài học của VNCH thời xưa cũng chính là bài mới của VNXHCN thời nay.

    @ Bài viết rất hay, chi tiết. Hy vọng lần tới tác giả có những bài tiếp theo để cho thế hệ trẻ chúng cháu hiểu thêm về lịch sử vốn đã bị CSVN loè bịp, tung hoả mù. Cảm ơn sâu sắc.

    • Dao Cong Khai says:

      Dĩ nhiên không thể trách hoàn toàn một ai. Lỗi là do nhiều người, nhiều nhóm. Chính người VN không thương yêu chính mình, nghe lời ngoại bang thì làm sao mà nước mình yên ổn được?

      You nói rằng VNCH đã quá phụ thuộc vào đồng minh, vào Mỹ. Điều đó đúng. Nhưng nguyên nhân thì người Mỹ họ muốn vậy, họ ép VNCH rơi vào tình trạng đó. Nếu you muốn hiểu chi tiết thì cần phải tìm hiểu, người ta chỉ có thể nêu ra một số sự kiện chứ không thể đưa ra hết những sự kiện; bởi vì nó dài lắm, và cũng vì thế nên nhiều người ngay cả người VN vẫn chưa hiểu rõ về VN trong giai đoạn đó.

      Khi chính quyền VNCH đang ổn định và xây dựng con đường độc lập riêng của mình thì chính phủ Mỹ nó không hài lòng với con đường đó. TT Diệm nhận viện trợ của Mỹ nhưng không muốn lệ thuộc bởi Mỹ, nhất là không muốn xây dựng nền độc lập của VNCH theo chiều hướng mà chính phủ Mỹ muốn lèo lái. Chiều hướng đó là VNCH phải quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, nói trắng ra là VNCH phải lệ thuộc quân sự vào Mỹ. Có nghĩa là người Mỹ muốn VNCH phải để cho họ thiết lập một số căn cứ quân sự riêng của ho. ở trên lãnh thổ VNCH, chẳng hạn như Cam Ranh, Đà Nẵng… Phải tổ chức chiến lược và chiến thuật cho quân đội VNCH theo kiểu Mỹ; như đã thấy đó là chiến tranh trận địa chiến và xử dụng tối đa vũ khí cùng với không quân yểm trợ. Điều này đã tạo nên thất bại cho VNCH sau khi Mỹ rút quân, chiến thuật đó không đủ máy bay để yểm trợ nữa nên gây trở ngại quân sự cho VNCH sau này.

      TT Diệm chỉ chấp nhận nhận viện trợ quân sự của Mỹ chứ không chấp nhận theo chiến lược và chiến thuật của Mỹ. Chính sách của TT Diệm là dùng chiến tranh nhân dân để chống lại chiến lược chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh. Xây dựng the^m lực lượng chính quy, như thành lập các tiểu đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, Lôi Hổ, Biệt Động Quân…nhưng cũng xây dựng hệ thống chiến tranh nhân dân; quốc sách Ấp Chiến Lược, và chương trình xây dựng Khu Trù Mật, Khu Dinh Điền để nắm vững quần chúng chống lại tuyên truyền của CS. Quý vị thử xuống vùng Cái Sắn tỉnh Kiên Giang và Long Xuyên sẽ thấy, công trình của TT Diệm đã biến một vùng hoang vu, nước phèn ở đó thành một cách đồng dân chúng trù phú rộng lớn và thịnh vượng nhất của nông thôn Việt Nam. Và chính những linh mục công giáo đã góp công không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và giáo dục ở miền Nam, khởi nguồn từ chính sách ổn định dân chúng và lập khu dinh điền của TT Diệm. Sau 75, khi tôi phải lên rừng sống ở Định Quán, tôi đã chứng kiến khu rừng trồng cây làm báng súng kéo dài khoảng 10 km, và rộng khoảng 1 km ở hai bên đường quốc lộ 20 do TT Diệm trồng. Người ta nói đó là rừng của bà Ngô Đình Nhu. Rõ ràng TT Diệm đã có nhiều hành động cụ thể để tự xây dựng một nước VN độc lập lâu dài, không lệ thuộc vào Mỹ.

      Trong hội nghị Geneve về trung lập hoá nước Lào, theo chủ trương của Mỹ. TT Diệm không lúc đầu chịu ký vào hiệp định đó năm 1962, vì biết rằng nếu để như vậy thì quân CS Bắc Việt có thể tự do hoạt động và xây căn cứ quân sự ở Lào mà không sợ máy bay Mỹ. Chính hành động đó của TT Diệm đã khiến các quan chức trong bộ quốc phòng Mỹ bất mãn nhiều hơn và quyết định họ phải khử TT Diệm. Cuối cùng TT Diệm cũng phải ký, nhưng bộ quốc phòng Mỹ không muốn TT Diệm tồn tại nữa. Và rõ rằng sau này CS Bắc Việt đã xử dụng đất Lào một cách hữu hiệu để xâm nhập và đánh phá VNCH; sau này chính Mỹ cũng không tôn trọng trung lập của nước Lào như họ đã ký kết, và họ đã đưa CIA vào thành lập quân chống cộng H’mong ở Hạ Lào. Rõ ràng Mỹ đã làm những trò hề chính trị.

      Vấn đề là sự độc lập của VNCH dưới thời TT Diệm là cái gai đối với chính sách của bộ quốc phòng Mỹ ở Đông Nam Á, và những gì đã xẩy ra trong lịch sử đã chứng tỏ chính sách xen vào nội bộ và chủ quyền của VNCH của chính phủ Mỹ. Họ gây chia rẽ trong chính phủ VNCH với mục đích duy nhất là mở rộng chiến tranh và kiểm soát tình hình quân sự trên lãnh thổ VNCH. Vì thế nên người VN cũng có quyền kết án và oán trách chính phủ Mỹ về trách nhiệm của họ đối với xương máu và điêu linh của nhân dân miền Nam VN. Cứ đọc báo Mỹ sẽ thấy điều đó hết sức logic, Mỹ luôn kết án TT Diệm không đủ khả năng bảo vệ được miền Nam, chính họ mua chuộc các tướng lãnh VNCH để gây chia rẽ rồi tố cáo TT Diệm không đủ uy tín chỉ huy quân đội VNCH… Chính vì sự xen vào nội bộ đó của Mỹ, nên TT Diệm phải xử dụng viện trợ Mỹ trang bị nhiều hơn cho lực lượng đặc biệt để bảo vệ chế độ, thì Mỹ chỉ trích TT Diệm không dùng tiền của Mỹ để chống cộng mà dùng để bảo vệ chế độ. Nếu chế độ đó bị lật đổ thì dân VN lấy gì để chống cộng nữa. Ông Thiệu (người chỉ huy lính tấn công vào dinh TT Diệm, để làm hài lòng Mỹ) cuối cùng cũng phải lên đài TV ở SG để than thở và chửi Mỹ phản bội.

      Trên hàng chữ đầu, trang nhất của 1 tờ báo của VNCH thời TT Diệm vào năm 63 mà tôi đã đọc, có viết “CHÚNG TÔI PHẢI ĐẢO CHÁNH, NẾU KHÔNG THÌ VN SẼ LÂM NGUY”. Ở dưới nói rằng nếu cứ để TT Diệm lãnh đạo QG thì Mỹ sẽ cúp viện trợ quân sự cho VNCH, và VNCH sẽ bị lâm nguy vì không còn vũ khí để chiến đấu chống cộng.

      Dĩ nhiên VNCH có nhiều kẻ lệ thuộc vào ngoại bang, nhưng những kẻ đó (như Dương Văn Minh chẳng hạn, vừa là tay sai của Mỹ vừa là tay sai của VC) không thể nào lật đổ hay phá hoại nổi chính phủ VNCH nếu không có bàn tay lông lá của CIA Mỹ phía sau. tại sao? xin cố gắng tìm hiểu, trong DCV này người ta cũng nói nhiều rồi. Vấn đề vẫn là CIA va chính phủ Mỹ đã gây điêu linh cho dân VN.

    • Ông già chống cộng 0cg says:

      Chào em Tân Mão,

      Qua nghĩ ý kiến của em cũng hay. Cố gắng học tập (đừng noi gương bác Hồ) theo dõi các diễn đàn chống cộng hải ngoại thường xuyên, em nhé!

  9. Miền Nam Tự Do says:

    Chẳng có phản bội hay lưà đảo gì cả . Cuộc chiến kết thúc hơn 36 năm qua, haỹ nhìn laị cuộc chiến Việt Nam vơí caí nhìn lương tri và hiểu biết hơn . Tổng thống Nixon không làm việc cho miền nam Việt Nam , quốc hội Mỹ không làm việc cho miền nam , dân chúng Mỹ cũng chẳng ai muốn chết cho miền nam . Tổng thống Nixon hay một tổng thống gốc Việt Nam chăng nữa cũng phaỉ phục vụ cho quyền lợi của Mỹ , thế thôi . Nếu ngừời Việt Nam có sức mạnh tiềm tàng , có sức tác động tơí giới thông tin từ baó chí , điện ảnh , tơí các chương trình truyền hình , tơí chính sách của Mỹ v v .. vào thời điểm chiến tranh Việt Nam thi câu chuyện sẽ khác đi .
    Người Việt Nam phaỉ có trách nhiệm về vận mạng quốc gia của mình , không cứ đổ thưà cho ngoại bang , Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào khác . Nước Mỹ không có kẻ thù truyền kiếp hay bạn lâu daì ; Bạn hay thù tuỳ vào quyền lợi từng thời điểm .
    Những gì mà giới lãnh đaọ miền nam làm được sau khi mất nước là sự thật về cuộc chiến để những thế hệ mai sau biết và học để những bài học lic̣h sử không lập laị nêú Việt Nam có cơ may giữ được độc lập trước ngoại bang . Những lời lẽ chươỉ Mỷ , lên án Mỹ phản bội , đểu cáng , lưu manh v ..v đều có tinh́ ćach cảm tính . Giưã các qúôc gia không có cảm t̀inh , không có yêu đương lẩm cẩm vớ vẩn . Giưã các quốc gia chỉ có quyền lơị và quyền lơị .

    • Le Kha Phieu Bat says:

      Lý luận như you thì tui thấy người Tàu họ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa cũng là điều hợp lý, tại vì họ phải bảo vệ quyền lợi của họ thôi. Còn người VN không giữ nổi Hoàng Sa thì ráng chịu, và nếu Phạm Văn Đồng có đồng loã với Tàu để cho nó chiếm Hoàng Sa thì người VN cũng ráng chịu. Tại sao không cố gắng giữ lấy nó! Thằng Tàu nó phải bảo vệ quyền lợi của nó thôi.

      Cũng giống như Mỹ mang quân qua Iraq hay Afghanistan thì đó là quyền lợi của nó. Mấy người dân Mỹ chửi nó cũng không đúng, vì đó là quyền lợi của bọn tư bản dầu hoả của Mỹ. Mấy dân Mỹ cắc ké tại sao không làm lớn để mang quân đi chiếm những mỏ dầu trên thế giới, mà cứ ngồi đó chửi.

      Bênh bọn tư bản Mỹ theo kiểu you cũng giống như mèo khen mèo dài đuôi! Chưa chắc mình được làm mèo, mà chỉ là chuột nhắt. “tổng thống Mỹ không làm việc cho miền Nam VN” vậy nó có quyền lường gạt dân VN, có quyền xây căn cứ quân sự trên đất VN hả? Thích thì mang quân sang đánh, không thích thì rút quân về… You cứ hỏi dân Mỹ coi, họ kiêu hãnh về cuộc chiến tranh đó lắm hả? Quyền lợi của Mỹ là nướng sơ sơ 58 ngàn quân ở đó thôi, để xin được vài chữ Hoà Bình Trong Danh Dự thôi!

  10. Dao Cong Khai says:

    Chính phủ và các chính trị gia Mỹ vô cùng bẩn thỉu trong toàn bộ cuộc chiến VN. Họ lợi dụng chiến tranh VN đó để thải bớt vũ khí phế thải từ Đệ II Thế Chiến, họ lợi dụng chiến tranh VN để tranh giành nhau cái ghế tổng thống, họ lợi dụng cái nguy cơ VNCH có thể bị nhuộm đỏ bởi khối CS để xen vào nội bộ chính trị VNCH và gây chia rẽ, phân hoá nội bộ chính quyền VNCH và kết quả là nó bị thua CS.

    Nói cho đúng thì VNCH không thực sự thua VC, mà là Mỹ thua VC trên mặt trận chính trị quốc tế và ngay trên đất Mỹ. Mỹ thua VC thì nó dẫn tới VNCH thua VC, hay nói trắng ra là nó áp đặt để VNCH phải thua VC mà sự chuyển động của tiến trình đó được đánh dấu bằng hiệp định Paris, để chính phủ Mỹ có thể phủi tay, để họ tìm kiếm được cái gọi là “hoà bình trong danh dự”, như họ đã nói.

    Đó là một cuộc chiến bẩn thỉu của bọn tài phiệt và quân phiệt Mỹ. Họ cố gắng tạo xáo trộn trong chính quyền VNCH để tổ chức đảo chánh và đưa chiến lược, chiến thuật và mục tiêu chiến tranh riêng của họ vào lãnh thổ VNCH; để họ có thể xây dựng những căn cứ quân sự riêng của họ trên đất VN, để đổ dầu vào lửa mở rộng chiến tranh. Chính họ cũng đưa hải quân vào Vịnh Bắc Việt gây hấn với VC để tạo ra vụ tàu Madoux, mở đầu cho chương trình Oanh Tạc Bắc Việt.

    Nếu chỉ như thế thì người VN cũng chưa nhận rõ bộ mặt lừa đảo, phản bội và đểu cáng của chính phủ Mỹ. Mà chính là hội nghị Paris đã phơi bày bộ mặt phản bội đồng minh của chính phủ Mỹ ra trước ánh sáng; và cho đến nay lịch sử Mỹ vẫn ngại ngùng khi nhắc tới chiến tranh VN, một khởi sự cho những xụp đổ quốc tế của Mỹ và băng hoại tinh thần đoàn kết cũng như yêu nước của người dân Mỹ. Chính phủ Mỹ họ muốn bán rẻ đồng minh cho CS trong hiệp định Paris với hy vọng một câu “hoà bình trong danh dự”, nhưng cho đến nay cái danh dự đó chỉ là ảo vọng mỗi khi người Mỹ phải ngượng ngập hay che mặt để khóc khi nghe nhắc tới CHIẾN TRANH VN. Tội ác đó không phải của cá nhân TT Nixon, mà là của cả một tập đoàn tư bản nắm chính quyền ở Mỹ, Nixon chỉ là phần tử và đồng thời cũng là nạn nhân của cả bọn.

    • Timsuthat says:

      Có những điều ông Khai viết có lý, có những điều … thật là đầy căm phẫn và sai sự thật!

      Tỉ dụ, vấn đề “để thải vũ khí phế thải từ Đệ II Thế Chiến”! Những người VNCH tức giận nên nhìn vấn đề thế nào ấy …! VN hay hầu hết các quốc gia trên thế giới có sản xuất được vũ khí không? Các vũ khí dù thuộc loại cũ – VNCH đã có biết và được sử dụng cho đúng, tốt không? Dù tàu cũ, máy bay cũ mà VNCH còn có vấn đề trong việc duy trì, bảo vệ (để không lọt vào tay địch/bán qua tham nhũng) mà lại phân bì là vũ khí phế thải!!! Súng cá nhân M16, trực thăng, tank M113 và nhiều vũ khí khác đều là vũ khí mới đấy ông ạ, chẳng phế thải đâu. Không những thế, những vũ khí cũ họ đều đã có bán/viện trợ cho các nước khác dùng, mang lợi tức cho Mỹ. Nó cũng có khả năng giết người tới nơi tới chốn!

      Tôi còn từng nghe người VNCH kết án là Mỹ gây chiến tranh VN để thử vũ khí mới! Hồi còn nhỏ nghe như thế thì thật là hoang mang, tức giận, nhưng học và đọc nhiều thì mới thấy đúng là những điều do “paranoid” gây ra vì người VN không những thiếu hiểu biết về khoa học, mà chính trị, kinh tế, vv.. cũng không biết gì mấy hết! Thử vũ khí mới thì chắc chắn có (cũng như Nga Xô mang hỏa tiễn SAM, vv..) nhưng có ai biết là Mỹ đã thử nghiệm cả trên 1000 bom nguyên tử ngay trên đất Mỹ không? Phần đông ở tiểu bang Nevada đấy! Và vô số các vụ thử nghiệm khác … cần gì phải thử ở VN!

      Đồng ý là việc Mỹ đã xen vào nội bộ VNCH và muốn lèo lái chiến tranh theo ý riêng của họ (và đó đã là những chính sách và chiến lược sai lầm), nhưng như có lần tôi đã viết với ông: có bao giờ nước khác muốn viện trợ giúp mình với những số tiền khổng lồ mà cho mình dùng tự do tùy tiện không – trừ trường hợp họ có thâm ý gì khác (như TQ đã làm cho VC)? Trong tất cả các chiến tranh, kể cả thế chiến 2 và ở Đại Hàn, Mỹ đều là lực lượng quân sự chủ chốt lãnh đạo. Chỉ có VN là đòi chỉ huy chiến tranh (về chính trị thì đúng vì đó là chủ quyền của người VN, nhưng về diện quân sự thì hỏng)! Các tướng lãnh VNCH dù có người giỏi, nhưng vào thời 60 đều là do Pháp huấn luyện trước (mà Đức đã chỉ cần 6 tuần để chiếm Pháp!), thì làm sao Mỹ có thể tin tưởng được. Tôi cho là thất bại ở VN – ngoài việc mất ủng hộ của dân Mỹ – là do sự ngu dốt của một quân đội chưa hề biết thất bại (vì chưa bao giờ phải đối phó với du kích, và do đó vấn đề quân sự là phụ thuộc thôi), và chính quyền Mỹ không am hiểu văn hóa, cá tính đặc biệt ở VN như họ tưởng, không phải do âm mưu nào khó hiểu hơn.

      Rồi còn việc kết tội “Mỹ mở rộng chiến tranh để bán vũ khí, làm giàu cho tài phiệt Mỹ, blah blah blah …”! Quí vị nào nếu có học kinh tế thì biết ngân sách quốc phòng phần đông các nước là dưới 5% và không bao giờ quá 20% GDP, tài phiệt tư bản Mỹ/Âu buôn bán các thứ khác có lợi hơn nhiều vì nó là trên 80% của GDP! Vũ khí chỉ có lợi cho một số nhỏ (<5% GDP), và các nước không chiến tranh vẫn mua và trả được, trong khi VN thì lấy đâu mà trả? Với kinh tế rộng mở ngày nay, chỉ còn Cuba và Bắc Hàn là không được cái lợi lộc tự do kinh tế, còn ngoài ra, tư bản đỏ hay xanh gì cũng được tìm lợi cho mình, tại sao cứ chửi bọn tài phiệt Mỹ? Hay là đã bị nhiễm máu “chống Do Thái” của các thành phần neo-Nazi, cực đoan da trắng chống tùm lum?!

      Mỹ không phải không có tội, hay không thủ đoạn chính trị, nhưng các vấn đề nhiều người đưa ra không thuyết phục … nó chỉ do sự thiếu hiểu biết về các khía cạnh về các vấn đề mà, hoặc vì thiếu kiến thức chuyên môn, hoặc vì thiếu dữ kiện đúng để nhận định, nên đưa đến nhiều ý kiến và kết luận sai lạc!

Leave a Reply to PHC