WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại CCRĐ Miền Bắc và Cải cách Điền địa Miền Nam

Bao giờ tội chống nhân loại của Hồ Chí Minh và tập đoàn cầm quyền cộng sản Hà Nội được đem ra xét xử? (*)

Cải cách ruộng đất. Ảnh tư liệu từ Google

Chiến tranh chống thực dân pháp giành độc lập kết thúc bằng Hiệp định đình chiến ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Genève chia Việt nam làm hai Miền riêng biệt. Miền Bắc theo chế độ cộng sản dưới quốc hiệu Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam đứng về phía thế giới tự do.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Miền Nam và kết quả đã đưa tới truất phế Vua Bảo Đại. Triều đại Nhà Nguyễn thật sự chấm dứt. Hiến pháp 26 tháng 10 năm 1956 tấn phong ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Miền Nam và thành lập nước Việt Nam Cộng hòa.

Chín năm chiến tranh giải thực kết thúc, hòa bình trên 2 miền Nam Bắc được tái lập. Chánh quyền 2 Miền đều dồn nổ lực tái thiết đất nước theo đường lối riêng của mỗi chế độ chánh trị. Phát triển kinh tế là ưu tiên mà Chánh sách về Ruộng đất là quan trọng vì Việt Nam vốn là xứ nông nghiệp. Ruộng đất nuôi sống gần 80% dân Việt Nam. Có một Chánh sách Ruộng đất tốt, hài hòa, hợp lý là để xóa bỏ những bất công xã hội do chế độ thực dân tạo ra từ khi Việt nam bị đô hộ.

Ở Miền Bắc, Hồ chí Minh thực hiện chánh sách về ruộng đất gọi là “Cải cách Ruộng đất ”
còn ở trong Miền nam gọi là “Cải cách Điền địa”.

Chúng ta thử nhìn lại và so sánh hai chánh sách về đất đai của hai Miền, nêu lên những đặc tính và mục tiêu của chánh sách ấy.

I -Cải cách Ruộng đất ở Miền Bắc

1-Tình hình mới, nhiệm vụ mới

Năm 1950, Hồ Chí Minh qua Nga, yết kiến Staline với sự hiện diện của Mao-trạch-đông. Staline chỉ ông 2 cái ghế và nói “đây là ghế địa chủ, đây là ghế nông dân. Ông chọn ngồi vào ghế nào?”

Trở về nước, Hồ Chí Minh không thuật lại với cán bô nồng cốt của ông là ông đã chọn chiếc ghế nào mà chuẩn bị ngay việc thực hiện cải cách ruộng đất bắt đầu bằng chuẩn bị tư tưởng cán bộ đảng viên để trong công tác, cán bộ sẽ không bị giao động. Ông đưa ra nhận xét tình hình thế giới thuận lợi. Mao-trạch-đông thắng lợi ở Tàu và thiết lập xong chế độ cộng sản trên cả nước. Cách mạng việt nam đang trên đà thắng lợi. Duy còn khó khăn nhỏ là Mỹ giúp thực dân pháp đánh phá đoàn kết dân tộc. Muốn thắng lợi hoàn toàn, ta phải cùng với nhân dân thực hiện một chế độ dân chủ nhân dân, tăng cường đoàn kết toàn dân, liên kết chặt chẽ với phe xã hội chủ nghĩa.

Cuối năm 1952, Hồ Chí Minh cho tiến hành cải cách ruộng đất ở những vùng tạm chiếm như Thái nguyên, Thanh hóa, … Nhiều cuộc hành huyết địa chủ bắt đầu trước ở Thanh hóa đã làm kinh hoàng dân chúng, lan rộng đến những vùng “giải phóng” khác. Kịp gần đến ngày ký Hiệp định Genève, Hồ Chí Minh muốn tránh bị dân chúng bỏ chạy vào Nam vì sợ hải nên cho lệnh tạm ngưng.

Thật ra, kế hoặch chuẩn bị tư tưởng, Hồ chí Minh đã cho tiến hành từ lâu. Trước nhất là chính huấn hay đấu chính trị . Từ 1946 -1949 là chiến dịch phản đế, với khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, kêu gọi đoàn kết toàn dân gồm trí thức, tư sản, địa chủ, tôn trọng tư hữu, chỉ nhằm xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa pháp biểu hiện qua tư tưởng lản mạn, cá nhân chủ nghĩa. Mục đích duy nhứt là chống thực dân pháp giành độc lập. Hồ Chí Minh giải tán đảng cộng sản đông dương, thành lập Mặt trận Việt Minh .Giai đoạn kế tiếp 1950-1956 dành cho chiến dịch phản phong đả phá tư tưởng phong kiến nặng về tư hữu, nhứt là sở hữu ruộng đất, trật tự xã hội, giá trị đạo lý cổ truyền để đề cao và thuyết phục chánh sách Cải cách Ruộng đất sẽ phát động là đúng, là tốt , ích lợi cho nông dân để mọi người phải chấp nhận. Phản phong được thực hiện với khẩu hiệu “đưa phản phong lên ngang hàng với phản đế”, đồng thời Hồ Chí Minh cho tổ chức đảng Lao động thay thế đảng cộng sản.

Phản phong khi được phát động, dân chúng đều hiểu đó là bài trừ những phần tử phong kiến trong đảng hoặc giới quan lại trong Chánh quyền cũ. Thật ra, phản phong là tiêu diệt địa chủ, điều này chỉ có cán bộ học tập ở bên Tàu về để thi hành Cải cách Ruộng đất mới hiểu, nhưng phải tuyệt đối giử kín Khóa chính huấn đầu tiên khai giảng năm 1953 ở Miền bắc mới nói rỏ nội dung khẩu hiệu phản phong là đánh địa chủ, tịch thu toàn bộ tài sản của địa chủ chia cho bần cố nông, tức Cải cách Ruộng đất.

Sau phản phong đến chiến dịch bài trừ tư tưởng tư sản, tự do kinh doanh, tư tưởng dân chủ tư bản tây phương . Tiếp theo, từ năm 1959, sau khi sửa sai vì xem như Cải cách Ruộng đất đã thật sự hoàn tất, Hồ chí Minh cho áp dụng chánh sách triệt để hơn, dẹp bỏ hẳn tư tưởng tiểu tư sản, mọi hình thức sản xuất cá thể, xử lý những thành phần chưa chịu vào hợp tác xã, giử đầu óc muốn làm giàu riêng . Bần cố nông vừa nhận ruộng đất do Cải cách Ruộng đất cấp phát, nay lại phải đem nộp cho Hợp tác xã .

2- Phóng tay phát động quân chúng

Cải cách Ruộng đất long trời lở đất “không do đảng và Nhà nước, mà do nông dân làm”. Để bắt đầu, Hồ Chí Minh cho tiến hành trước 2 chiến dịch: thu thuế nông nghiệp và đấu tranh chánh trị.

Áp dụng thuế nông nghiệp là lặp lại rặp khuôn theo Tàu đã làm từ 2 năm trước nhằm bần cùng hóa xã hội Việt Nam, biến nông dân trở thành bần cố nông. Thuế nông nghiệp là 1 trong 5 loại thuế: thuế nông nghiệp, công thương nghiệp, sát sanh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng – Thuế xuất nhập cảng là để khôi hài.

- Thuế nông nghiệp – Riêng về thuế nông nghiệp, chúng ta thử nhìn lại sơ lược để có ý niệm cụ thể nông dân bị phá sản. Thuế sẽ đánh 5% trên 100 kg lúa, 45% cho 1000 kg lúa trở lên, tối đa là 64% . Thêm vào đó, nông dân trả phụ thu cho đảng 15%. Cả 2 thứ thuế phải nộp một lần, cho đảng và Nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa và một phần gởi cho Kominforme làm nghĩa vụ quốc tế .

Thử làm bài toán để biết nông dân nộp bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho thuế nông nghiệp .Chúng ta lấy 1000 kg lúa . Thuế lấy 45% là 450 kg . Trên số này, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 67,5 kg . Nông dân phải nộp thuế nông nghiệp cho 1000 kg lúa thu hoặch được là 517, 30kg . Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác phải nộp thêm 25% phụ thu nữa .
Diện tích ruộng canh tác và số lúa thu hoặch phải do nông dân bình. Về diện tích ruộng, không căn cứ theo địa bạ lưu giữ. Nông dân bình thường được kích lên, tức bình dọc, bình ngang về diện tích canh tác để qui ra số lúa phải gặt được để trả thuế.

Còn thuế công thương nghiệp chỉ có 28% trên lợi tức, nhưng cũng phải do nhân dân bình theo cùng qui cách dọc và ngang.

Tố Hữu, nhà thơ của đảng, được thưởng huy chương Sao Vàng Hồ Chí Minh, cổ vũ chiến dịch thu thuế trong Cải cách Ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu,cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”.
Tố Hữu
- Đấu chánh trị – Đấu tranh chánh trị là nhằm thủ tiêu tất cả phần tử bị xem là phản động. Lúc bấy giờ, dân chúng ai chống Việt minh thì hoặc bị giết hoặc bỏ đi ra Thành phố sanh sống. Chỉ còn lại những người lưng chừng . Mà lưng chừng là phản động.
Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu thực chất của « đấu tranh chánh trị » diển ra liền sau thuế nông nghiệp.

Lợi dụng trong lúc dân chúng còn đang điêu đứng vì thiếu thuế, cán bộ cho tập họp để giải quyết trường hợp còn thiếu thuế . Sự thật là nhằm tiêu diệt những thành phần bị ghi vào danh sách cần phải thanh toán.

Phòng họp trang bị đầy đủ dụng cụ tra tấn. Cán bộ chủ tịch xã kêu gọi một người thiếu thuế hỏi: “Có phải thằng X xuôi mày không nộp thuế không?” Tra tấn cho đến khi nào người này gật đầu để tên X bị bắt.

Đến phiên tên X bị tra tấn: “Mày ở trong tổ chức phản động nào? Phải trong đó có tên Y không?” Người bị tra tấn vì đau đớn khai bừa “Tôi ở trong đảng Bảo Đại, cả đảng Cộng sản nữa” cho đến khi nào chịu nói ra tên người đã được cán bộ mớm trước.

Lúc đầu còn nhớ tên người được dặn trước phải khai, sau mất tinh thần, nhớ đâu khai đó. Có người khai cả tên cán bộ chủ tọa phiên đấu chánh trị. Đến đây, đảng cộng sản nhận thấy nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu cho đảng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng, Chánh phủ. Đảng cộng sản bèn cho tổ chức Tòa án nhân dân xét xử phản động bắt được trong chiến dịch đấu chánh trị để xác nhận là thật sự có địch trong nông thôn và mặt khác, đề cao quần chúng luôn luôn sáng suốt, như Mao-trạch-đông dạy. Trong quá trình đấu chánh trị, nếu có vài trường hợp phạm sai lầm nhưng phải thấy chủ trương là đúng:

”  …Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi”
Xuân Diệu

- Quần chúng phóng tay – Còn Cải cách Ruộng đất thật sự được tiến hành làm 2 đợt: giảm tô và cải cách. Cải cách Ruộng đất diển tiến long trời lở đất này đã được nói nhiều với đầy đủ chi tiết nên thiết tưởng không cần lập lại thêm nữa. Duy có con số tử vong chính xác của nạn nhân chưa được xác nhân Ngày nay, theo báo cáo chánh thức của Viện thống kê Hà nội***, số tử vong là 172 008 người trong đó có 70 % bị chết oan ức bao gồm những tiểu địa chủ bị kích lên cho đủ 5 % theo tiêu chuẩn của Trung quốc qui định, những cán bộ đảng viên đi theo kháng chiến chống thực dân vì lòng yêu nước tinh ròng không cộng sản .Nhưng con số tử vong thật sự phải cao hơn . Nhiều người từng sống trong giai đoạn Cải cách Ruông đất, như nhà báo Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập nhật báo Nhân Dân, cho biết, theo ước tính, con số nạn nhân ít nhất phải lên đến nửa triệu bao gồm nạn nhân bị hành huyết độc đoán tại hiện trường qua quyết định của Tòa án nhân dân và những người như nạn nhân không bị hành huyết hoặc gia đình, thân nhân của nạn nhân. Những người này bị đuổi ra khỏi nhà, tài sản bị tịch thâu, không có quyền làm việc, bị mọi người xa lánh vì sợ bị liên lụy với giai cấp địa chủ, lần lược chết vì đói rét, bịnh tật do chế độ quản lý hộ khẩu. Trong số nạn nhân này có ít nhất 40 000 đảng viên Cải cách ruộng đất, theo Mao-trạch-đông dạy, phải bộc lộ sự tàn ác càng rùng rợn thì thành công càng lớn.

Mỗi chiến dịch đều được chuẩn bị bằng khóa chính huấn dạy cán bộ học tập lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, để cán bộ thi hành nắm vững đường lối, chánh sách đúng theo sách lược mao-trạch-đông Toàn bộ các chiến dịch đều đã được thực hiện ở bên Tàu từ mấy năm trước, mệnh danh là “Chiến thuật mao-trạch-đông” vì Mao-trạch-đông tin rằng chiến thuật này có thể áp dụng ở các nước kém mở mang, cơ bản là kinh tế nông nghiệp, để thực hiện cuộc cách mạng vô sản. Vẫn theo Mao-trạch-đông, chỉ có giai cấp bần nông và cố nông là lực lượng mạnh nhất,sáng suốt nhất, có đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản đi đến thành công. Mà địa chủ là kẻ thù của nông dân . Chỉ có nông dân mới biết rỏ địa chủ nào là gian ác, và gian ác đến mức độ nào nên phải phóng tay phát động quần chúng tố khổ và trị tội bọn địa chủ ác ôn. Đảng cộng sản chỉ giử nhiệm vụ hướng dẩn, không trực tiếp lãnh đạo

Sửa sai vì Cải cách Ruộng đất đã thành công nên cần bình thường hóa tình hình nông thôn, chuẩn bị đưa sản xuất vào chế độ tập thể hóa, tiến hành xây dựng chế độ chuyên chính vô sản.

Từ năm 1951, theo nhà báo Bùi Tín, Hồ Chí Minh đã ngã hẳn theo Tàu, rặp khuôn theo đường lối mao-trạch-đông.

Trong một buổi tường trình chuyến thăm viếng Staline hồi năm 1950 với cán bộ lãnh đạo đảng khi ông về nước, Hồ Chí minh không nói rõ ông đã chọn “ghế nông dân hay ghế địa chủ” để trả lời Staline mà chỉ nhấn mạnh: “chúng ta làm Cải cách Ruộng đất phải học tập kinh nghiệm Trung quốc”. Ông dạy cán bộ đảng viên “Đế quốc là con hổ, địa chủ là bụi rậm hổ ẩn núp .Muốn đánh hổ phải tiêu diệt bụi rậm”. 

Không riêng gì về Cải cách Ruộng đất, Hồ Chí Minh mới học kinh nghiệm Trung quốc, mà cả các nghành khác, Hồ Chí Minh cũng chủ trương học tập rặp khuôn theo mô hình trung quốc như về giáo dục, sản xuất, kinh tế nghiên về kỷ nghệ nặng, …để “nhảy vọt” theo . Ông viết quyển “Những kinh nghiệm quí báu Trung quốc nên học” dưới bút danh Trần Lực, do nhà Sự Thật, Hà nội, xuất bản năm 1950, để làm tài liệu cho cán bộ học tập.

II- Cải cách Điền địa ở Miền Nam

Ở trong miền Nam , không nói Cải cách Ruộng đất mà nói Cải cách Điền địa. Trong 20 năm, từ 1955-1975, Miền nam tiến hành 2 cuộc Cải cách Điền địa. Không kể một cuộc Cải cách Điền địa do Cựu Hoàng Bảo Đại ban hành năm 1949, nhưng không thành công . Ruộng đất vừa được phân phối xong thì liền bị Việt Minh tịch thâu, hoặc Việt Minh ngăn cấm nông dân nhận ruộng hoặc làm ruộng. Mật khác, chiến tranh không cho phép nông dân sanh sống trên phần đất của mình, phải tảng cư.

Cải cách Điền địa ở Miền Nam thực hiện từ khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền bằng Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956. Chánh sách điền địa thêm một lần nữa được Tổng thống Nguyễn văn Thiệu tiếp nối rốt ráo hơn bằng Đạo luật số 003/70 ngày 23 tháng 03 năm 1970, dưới tên gọi mới là Luật Người Cày Có Ruộng.

1 -Cải cách điền địa. Ông Ngô Đình Diệm, ngày 7 tháng 7 năm 1955, được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chánh phủ. Ở chức vụ Thủ tướng Chánh phủ, ông ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng vì từ trước, ở Việt Nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giửa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê . Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuê ruộng qui định lại rỏ qui chế tá điền. Từ nay, - giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoặch cho ruộng làm 1 mùa / năm;

- giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa / năm.

Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng . Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị sanh sống nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500 000 mẩu tây. Trong thời gian Chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vẫn vắng mặt, số ruộng này bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

Sau khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chánh sách Cải cách Điền địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẩu đất, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành.
Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3% / năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán, …

Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ củ.

Có lối 1035 điền chủ bị truất hữu vì mỗi người có trên 100 mẩu. Diện tích ruộng truất hữu là 430 319 mẫu, tính thêm 220 813 mẫu của pháp kiều. Năm 1958, tổng số ruộng truất hữu là 651 132 mẫu.

Số tá điền trở thành điền chủ từ năm 1957-1963 là 123 193 người . Ngoài ra còn 2857 người mua trực tiếp từ chủ ruộng, nâng con số điền chủ – mỗi người có tối thiểu 5 mẫu – lên 126 050 người. Và số ruộng mua riêng này là 252 213 mẫu .

Chánh sách Cải cách Điền địa ở trong Nam làm cho chủ ruộng và tá điền đều hài lòng. Số ruộng đất bị Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay Chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

2- Dinh Điền và Khu Trù mật

Tiếp theo Chánh sách Cải cách Điền địa, Chánh quyền Đệ I Cộng Hòa ban hành Chánh sách Dinh Diền và Khu Trù mật. Huê kỳ, Pháp và Tổ chức Y Tế Quốc tế giúp thực hiện Chương trình này. Chỉ trong vòng từ 1957-1961, Chánh phủ thành lập được 169 Trung tâm định cư đồng bào di cư trong đó có 25 Khu Trù mật, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cữu long . Dinh Điền phục hồi hoặc khai thác những vùng đất bị bỏ hoang hoặc đất mới khai phá, đem lại cho đồng bào 109 379 mẫu, nuôi sống 50 000 gia đình gồm 250 400 người.

Khu Trù mật là nơi tập trung dân sống hẻo lánh, thiếu phương tiện cần thiết cho đời sống như chợ búa, trường học, trạm xá y tế, điện, nước, …Mỗi Khu Trù mật gồm từ 3000 đến 3500 người.

Một ngân hàng nông thôn, Quốc Gia nông tín cuộc, đưọc thành lập để yểm trợ Chương trình Dinh Điền và Khu Trù mật bằng cách cho vay với lãi xuất nhẹ.

Cải cách Điền Địa, Dinh Diền và Khu Trù mật đã biến 176 130 gia đình nông dân nghèo trở thành chủ ruộng đất từ ít nhất 1 mẫu trở lên.

Sản xuất ở các Khu Trù mật dần dần vượt qua khuôn khổ địa phương nhỏ hẹp để trao đổi trên qui mô vùng.

Trưóc đời sống an lành của người dân, cộng sản bám trụ ở lại sau Hiệp định Genève xuất hiện và phản ứng thô bạo. Họ ngăn cấm dân mua ruộng truất hữu, cấm ký hợp đồng thuê ruộng, hủy bỏ địa tô, ám sát nhân viên Chánh quyền ở nông thôn như nhân viên Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, …

Còn lại hơn 400 ngàn mẫu đất đã truất hữu để tư hữu hóa cho nông dân, nhưng bị áp lực khủng bố của cộng sản phải bỏ hoang. Từ đây, năm 1958, cộng sản Hà nội bắt đầu dựng lên cuôc chiến trong Miền Nam.

III- Cải cách Điền địa và Luật Người Cày Có Ruộng

Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thực hiện Cải cách Điền địa bằng 2 giai đoạn: áp dụng luật cũ 57 và ban hành thêm Luật Người Cày Có Ruộng.

1 – Từ năm 1967-1970, ông Thiệu cho tiếp tục áp dụng Luật Cải cách Điền địa cũ của thời Đệ nhất Cộng hòa . Sau vụ Việt cộng tổng công kích Mậu thân thất bại, nông thôn trở lại có an ninh. Số ruộn trước đây bị bỏ hoang nay đem cấp phát cho nông dân. Từ 1967 đến 1969, cò thêm 261 874 gia đình dược cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số tá điền trở thành chủ điền lên 438 004 người, vị chi 48% nông dân nghèo.

2 – Phát triển kinh tế nông nghiệp . Chánh quyền cho tổ chức lại ngân hàng nông thôn Nhà nước, đồng thời ngân hàng nông thôn tư cũng ra đời để kịp đáp ứng nhu cầu phát triển . Bộ Canh nông nghiên cứu tạo giống lúa mới, khuyến khích khuếch trương nghành chăn nuôi gia súc .
Chánh quyền tuyển dụng thanh niên đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đở kỷ thuật cho nông dân trong sanh hoạt hằng ngày, …

3 – Luật Người Cày Có Ruộng. Ngày 26 thánh 03 năm 1970, Luật Người Cày Có Ruộng ban hành, áp dụng cho mọi thành phần điền chủ . Luật Người Cày có Ruộng khác với Luật 57 thời Đệ nhất Cộng hòa . Điền chủ tự làm ruộng của mình, nhưng số ruộng quá 15 mẫu, bị truất hữu. Trong vòng 3 năm, 1970-1973, có 51 695 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770 145 mẫu, được chia ra như sau:

- 22 560 điền chủ nhỏ với 61 634 mẫu truất hữu ;
- 16 449 trung điền chủ, với 158 110 mẫu truất hữu ;
- 12 695 đại điền chủ, với 550 401 mẫu truất hữu .

Luật Người Cày Có Ruộng chi phối số điền chủ có 15 mẫu trở lên. Thành phần điền chủ này chiếm 56% tổng số điền chủ, với 91, 9 % của tổng số diện tích ruộng bị truất hữu.

Ruộng bị truất hữu được bồi thường 20% tiền mặt, còn lại 80% trả bằng trái phiếu, lời 10% / năm trong 8 nă .

Tiêu chuẩn cấp phát ruông truất hữu: 3 mẫu cho Miền Nam, 1 mẫu cho Miền Cao nguyên và Miền Trung.

Ruộng hương hỏa và của tôn giáo không bị chi phối bỡi Luật Người Cày Có Ruộng.

Trước khi Hà nội hợp tác hóa đất đai sau Cải cách Ruộng đất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Miền Nam chỉ gồm tiểu điền chủ có từ 0, 10 – 5 mẫu và trung điền chủ có trên 5 mẫu ruộng trở lên . Giới đại điền chủ hầu như không còn nữa.

Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, nhập cảng phân bón, cải tiến giống lúa, tăng gia sản xuất gia súc, …

IV -Ruộng đất dưới thời quân chủ

Dưới thời quân chủ việt nam, ruộng đất là sở hữu tối thượng của nhà vua. Nhưng trên thực tế, nhà vua đem ruộng đât phân phối cho dân nghèo để cày cấy sanh sống và nộp thuế. Khi cần, nhà vua có thể thu hồi và bồi hoàn cho người đang canh tác.

Việt nam có chế độ quân chủ và kéo dài cho đến ngày 25 thánh 08 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, nhưng Việt Nam tuyệt nhiên không có chế độ phong kiến. Trái lại ở Tàu và Âu châu, có chế độ phong kiến, với quân đội riêng, luật pháp riêng, tài chánh riêng.
Sở hữu ruộng đất ở việt nam không quá bất bình đẳng như ở nhiều nơi khác . Trước Thế chiến II, theo kết quả điều tra của nhà kinh tế học Yves Henri công bố năm 1932, ruông đất ở Việt nam được phân phối như sau:

Bắc kỳ Trung kỳ Nam kỳ

Ruộng đất Địa chủ % Diện tích Địa chủ Diện tích Địa chủ Diện tích

Trên 50 mẫu 0, 10 % 20% 0, 13% 10% 2, 44% 45%
Từ 5-50 mẫu 8, 35% 20% 6 % 15% 25, 77% 31%
Dưới 5 mẫu 90, 88% 40% 93, 80% 50% 71, 73% 15%
Công điền 20% 25% 3%

Tàu trước khi bị cộng sản Mao-trạch-đông cai trị là một nước độc lập nên địa chủ được Chánh quyền bảo vệ. Trái lại, Việt Nam là nước bị thực dân pháp đô hộ nên địa chủ cũng là nạn nhân của Chánh quyền thực dân . Do đó, họ phần đông đứng lên tham gia chống Tây giành độc lập.

Từ thời nhà Hồ, quyền sở hữu ruộng đất đã được giới hạn cho hợp lý. Qua nhà Lê Thái Tổ, chế độ ruộng đất tiếp tục vẫn giử theo đây.

Nhà vua cấp phát cho các pháp nhân như làng xã, Hội hè, Tổ chức, …một khoảnh đất để làm của chung khai thác lấy lợi tức trang trải chi phí sanh hoạt . Các đồn điền khi hoàn tất, được nhà vua đem phân phối cho xã thôn nhưng không được phép bán . Trừ trường hợp bất khả khán .
Ruộng cấp cho dân chúng thì cứ 3 năm / lần, tái cứu xét gia hạn . Ngoài ra còn có những loại công điền khác dành cấp phát cho những trường hợp đặc biệt như : trợ sưu điền giúp dân nghèo đóng thuế, học điền, giúp học trò nghèo đi học, cô nhi quả phụ điền, giúp cô nhi quả phụ và hậu điền là ruộng của người chết không có con cháu thừa hưởng đem hiến cho chùa, đình ,…

Nhờ chế độ quân phân đất đai mà xã hội việt nam ngày xưa được an bình hơn nhiều nơi khác lúc bấy giờ .

V – Việt Nam có thật sự cần Cải cách Ruộng đất không?

Ở Bắc và Trung, ruộng đất không tập trung quá nhiều vào tay một số người nhờ chế độ quân phân tài sản nên không có nhiều đại điền chủ . Trong lúc đó, ở trong Nam, vùng đất mới, kịp lúc Tây đến chiếm, nên có những người biết cách làm giàu với vài ngàn mẫu ruộng trở lên . Nhưng số đại điền chủ này không phải nhiều . Nhìn chung, chế độ ruộng đất ở việt nam từ thời quân chủ không quá bất bình đẳng.

Về mặt quan chức, dưới thời quân chủ, người dân bình thường đều có quyền đi học và đi học không tốn kém . Khi thi đậu được nhà vua tuyện dụng làm quan . Tuy chịu ảnh hưởng văn hóa tàu, quan chức việt nam xuất thân từ thứ dân và khoa cử nên thường giữ nếp sống thanh liêm làm mẫu mực . Không có thứ quan phiệt vì ảnh hưởng lâu đời phong kiền như ở Tàu , nên cũng không có lớp cường hào ác bá ở địa phương xa, xách nhiễu thường xuyên dân chúng.

Khi Pháp đến cai trị, một lớp tân học Việt Nam hấp thụ tinh thần khoa học và khai phóng khá đông làm mới xã hội Việt Nam . Hiện tượng mới này không phổ biến ở Tàu.
Trước thực tế xã hội Việt Nam như vậy, thử nghĩ có cần thiết phải làm cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất hay không?

Hồ Chí Minh làm cuộc cải cách ruộng đất ở Miến Bắc từ năm 1953 không nhằm quân phân ruộng đât phục vụ nông dân, mà thực chất là nhằm tiêu diệt một thành phần quan trọng cũa xã hội, trong đó có cả đảng viên cộng sản gia nhập thời kháng chiến vì yêu nước, để thanh lọc xã hội, chuẩn bị cuộc cách mạng vô sản theo khuôn mẫu trung quốc. Do đó, Hồ Chí Minh đã “phóng tay phát động quần chúng nông dân đứng lên tố khổ và trị tội bọn địa chủ ác ôn ” .
Đến khi nhận thấy cải cách ruộng đất đã đạt mục tiêu, Hồ Chí Minh ban hành lệnh Sửa sai, đưa Hồ Viết Thắng và Trường Chinh qua chức vụ khác, đẩy Võ Nguyên Giáp ra công khai nhận lỗi trước nhân dân. Hồ Chí Minh xuất hiện và khóc cho nạn nhân của ông, chủ yếu để bảo vệ uy tín của đảng cộng sản của ông . Có dư luận cho rằng Trường Chinh vì lãnh đạo cuộc Cải cách Ruộng đất chấp nhận để cha mẹ bị đấu tố như những địa chủ khác . Xin nói rõ: không đúng. Trước khi phát động chiến dịch, theo nhà báo Bùi Tín, “Trường Chinh đã cho rước cha mẹ về Hà nội dấu một nơi an toàn”.

Nhưng đừng quên Cải cách Ruộng đất và Sửa sai là một chủ trương xuyên suốt theo chủ thuyết mao-trạch-đông đã áp dụng ở Tàu nhằm mục đích thật sự đẩy nông dân tay đẩm máu để phải theo đảng cộng sản luôn, không thể cấu kết với địa chủ chống đảng cộng sản và, mặt khác, lột bỏ tinh thần tư hữu vốn nặng và ăn sâu lâu đời trong nảo trạng nông dân.

Thực tế, không gì khác hơn là đảng cộng sản cướp sạch đất đai của nông dân bằng khủng bố .
Ngày nay, đảng cộng sản hà nội vì không còn khả năng và ý chí làm cách mạng bằng bạo lực như trước nên bị nông dân trên cả nước đứng lên đòi đất đai đã bị đảng cướp từ trước giờ .
Thời cơ đang tới, hơn lúc nào hết, trước khi Việt nam có một chế độ dân chủ chính thống để truy tố đảng cộng sản ra trước công lý dân chủ, người nông dân từ Nam ra Bắc cần phải nắm chặt tay nhau, đứng lên đòi lại tài sản đã bị Đảng cộng sản cưỡng đoạt để tự mình làm lại cuộc Cải cách Ruộng đất cho chính mình.

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

—————————————————
Ghi chú

* Ghi lại buổi nói chuyện về Cải Cách Ruộng đất với anh chị em “Đông Âu ” do Mạng Lười Dân chủ tổ chức tại Berlin, 2005 .

** Tài liệu tham khảo:
Hoang văn Chí, Từ Thực dân đến Cộng sản, Pall Mall Press, 1964, London
Pierre Brocheux, Hồ Chí Minh, từ nhà cách mạng đến thần tượng, Payot, 2003, Paris
Loạt bài về Cải cách Ruộng đất trên Đài Á châu tự do
Lâm Thanh Liêm, Chánh sách Ruộng Đất ỏ việt nam 1954-1995, Đường Mới, 1996, paris
Etudes Vietnamiennes ( tập san Nghiên cứu việt nam), ngoại ngữ, 1965, Hà nội, số 7
*** Phụ bản
KẾT QUẢ TAI HẠI
Khi nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi hành chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất.
Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).
Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
Khi đảng CSVN không đi theo đường lối “cải tạo xã hội” của Mao Trạch Đông mà theo đường lối của Liên Sô, Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”!
Lời bình của người không cộng sản và cộng sản phản tĩnh :
Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.

 

38 Phản hồi cho “Nhìn lại CCRĐ Miền Bắc và Cải cách Điền địa Miền Nam”

  1. Vị Nhân says:

    ” Lại thêm cuộc cải cách ruộng đất thí nghiệm năm 1956-1957 không làm vừa lòng cả điền chủ lẫn nông dân. Trong chiến tranh chống Pháp, các điền chủ bỏ ra thành thị để sống, Việt Minh chia đất của họ cho nông dân. Bây giờ Diệm bắt nông dân phải trả hết cho chủ cũ, nông dân bất bình. Còn điền chủ tuy lấy lại được đất nhưng mỗi người tối đa chỉ được giữ 100 hecta và chỉ được thu cuả tá điền 25% lúa gặt( trước kia là 40%), nên tá điền cũng bất bình…”
    Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, chương XXI đoạn nói về Miền Nam và chế độ Ngô Đình Diệm.

    Không cần phải so sánh bài chủ với Hồi Ký NHL, cứ xét những gì xảy ra sau nửa thế kỷ, người có một chút hiểu biết và nhận xét công tâm đều thấy giọng điệu cuả Nguyễn Hiến Lê không khác gì CS.
    Một người, hầu như được nhiều tầng lớp trong xã hội miền Nam coi là một trí thức, nhưng với một định kiến xấu về các chế độ miền Nam, ông ta vô tình bộc lộ cái gọi là “nguỵ trí thức”, và tai hại hơn cả là tiếp tay cho CS miền Bắc đánh chiếm miền Nam và rồi cả nước bị một chế độ bất nhân thống trị.
    Chỉ trong một đoạn ngắn trong Hồi Ký về việc cải cách điền địa ở miền Nam, NHL bộc lộ tâm địa bất chính:
    Khi ông ta nói:” …Diệm bắt nông dân phải trả đất cho chủ cũ… nên nông dân bất bình”. Tiếp theo lại nói:” Các chủ điền chỉ được phép giữ lại tối đa 100 hécta..”. Câu hỏi được đặt ra là thế những chủ điền có hơn một trăm héc ta cho đến hàng ngàn, hàng vạn héc ta bị truất hửu thì những số đất ấy chia cho ai? Hay là NHL muốn người đọc hồi ký cuả ông hiểu ngầm rằng gia đình Ngô Đình Diệm giữ làm cuả riêng? Nếu đã đem chia hết cho nông dân sao nông dân còn bất bình? Trước kia phải nộp tô 40% cho chủ điền, nay chỉ còn nộp từ 15%- 25% (nếu chủ điền làm không hết trong số 100 héc ta kia), vậy sao lại chống đối? Đây là câu NHL muốn người đọc hiểu là người nông dân miền Nam”đời đời nhớ ơn CS và Bác Hồ”: Việt Minh đã lấy ruộng cuả điền chủ để chia cho nông dân khi các chủ điền chạy về thành thị để tránh chiến tranh Việt Pháp”. CS chia ruộng cho nông dân thì NHL ca ngợi. VNCH chia ruộng cho nông dân thì NHL cho là nông dân bất bình!!!

    Ôi cái lưỡi không xương cuả một tay “ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”!!!

    • Vị Nhân says:

      Cho tôi được đính chính: thay vỉ nói tá điền bất bình thì phải sửa là điền chủ bất bình. Thay vì thu được 40% thóc từ tá điền như trước kia, nay vì có cải cách điền địa, họ chỉ thu được tối đa 25% nên họ bất bình. Đó là ý cuả ông Nguyễn Hiến Lê.

    • Minh Đức says:

      Việc cải cách ruộng đất của chế độ Ngô Đình Diệm cho thấy chủ ý của cải cách ruộng đất không để cho tư nhân có nhiều ruộng quá, nhưng cũng không hoàn toàn xóa bỏ tư hữu về ruộng đất. Việc chế độ Ngô Đình Diệm bắt nông dân đã được CS lấy đất của điền chủ cho nay phải trả lại làm cho nông dân bất bình và nông dân cho là nên theo CS thì tốt hơn vì CS cho nông dân đất. Nhưng những nông dân này không biết là việc lấy đất của điền chủ để chia cho nông dân chỉ là mưu kế lường gạt nông dân, lấy lòng nông dân để nông dân đi theo CS trong khi thực sự là CS chủ trương rồi đây sẽ tịch thu hết ruộng đất của cả điền chủ lẫn tá điền đã được chia đất để không còn tư nhân nào sở hữu ruộng đất cả. Để việc lường gạt nông dân miền Nam hữu hiệu hơn, tại miền Bắc lúc trước 75 không hề tuyên bố là đất đai thuộc về nhà nước. Chỉ đến khi CS hoàn toàn làm chủ toàn thể đất nước thì đến năm 1980, đảng CSVN mới sửa đổi hiến pháp nói rõ ra rằng đất đai là thuộc về quốc gia, không có việc tư nhân sở hữu đất đai. Lúc đó những nông dân miền Nam đi theo CS thấy rằng chủ nghĩa xã hội nghĩa là Người Cày Có Ruộng chỉ là nói láo, là lường gạt thì đã quá muộn. Lúc đó tại Việt Nam không còn có lực lượng nào có thể lật đổ chế độ CS và lúc đó đảng CS cũng không còn cần nông dân lao vào chỗ chết để đánh đổ chế độ miền Nam nữa.

    • Minh Đức says:

      Ông Nguyễn Hiến Lê thờ ma Cộng Sản? Muốn biết ông Nguyễn Hiến Lê có thờ ma Cộng Sản hay không thì đọc Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê ba chương XXI, XXII và XXIII. Dở ra chỗ ba chương này thì thấy chữ “Ba chương này xin để lại sau một thời gian nữa…” . Ông Nguyễn Hiến Lê viết gì trong đó mà nhà xuất bản ở Việt Nam không cho đăng mà nói “để lại sau một thời gian”? Trong Hồi Kí Nguyễn HIến Lê do nhà xuất bản Văn Nghệ ở Cali đăng thì có đầy đủ ba chương này. Đây là ba chương nói về thời kỳ sau 1975 và nhận xét của ông Nguyễn Hiến Lê về chế độ, con người dưới chế độ CS. Nhà xuất bản ở Cali đăng toàn bộ Hồi Kí năm 1984 sau khi ông Nguyễn Hiến Lê đã qua đời để tránh gây phiền phức cho ông ta. Ông Nguyễn Hiến Lê thờ ông Khổng Tử thì đúng hơn.

      • Vị Nhân says:

        ” Tháng 5/ 1975 có ít nhất 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc vì đã đuổi được Mỹ đi, lập lại hoà bình…”
        Chương XXXI, đoạn “Kết quả sau 5 năm”, trang 72, HK Nguyễn Hiến Lê.
        Câu này do “Tử” viết chắc? Hay giống như một tay tuyên giáo miền Bắc?

        ” Vậy là hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 chưa ráo mực đã bị xé. Ai xé trước? Lỗi tại Ai? Không biết! ”
        Chương XXII, Chiến tranh Việt Mỹ (1965-1975), đoạn Mỹ rút quân về, quân Nam tan rã, chiến tranh chấm dứt. trang 23, HK Nguyễn Hiến Lê.

        Chắc lúc này “Khổng Tử” đang ở bên Tàu nên không biết? Hay là ông học giả chùm chăn kỹ quá đến ngộp thở ?

        Xin đọc tiếp chương XXI đoạn nói về miền Nam, dưới chế độ Ngô Đình Diệm và so sánh những gì mà một người hiểu biết tối thiểu về miền Nam lúc đó với những thông tin cập nhật thì sẽ nhận ra NHL…ở đâu và thiên kiến cuả ông ta với các chính quyền Quốc gia cuả hai nền Cộng Hoà tệ hại đến mức nào!

        Cũng xin đọc tiếp chương XXXV ngay phần đầu thì sẽ rõ cảm tình cuả NHL với “anh em kháng chiến”, đặc biệt những hảo cảm dành cho Hồ Chí Minh ra sao.
        (Phải công nhận NHL “khéo” dùng chữ ở đây. “anh em Kháng chiến” rồi Việt Minh thay vì CS ? Nhưng HCM cuả chế độ CS miền Bắc có khác với HCM trong kháng chiến không thì ông ta đánh chữ…lờ!)

        Xin nhớ cho rằng chỉ khi đã nếm mùi CS 5 năm ông ta mới vỡ mộng và than:” Tôi ngây thơ quá! ”
        Thử hỏi những nhận xét, phê phán cuả ông lúc này dành cho chế độ mới có còn giúp ích gì cho dân cho nước? Một người có hiểu biết bình thường cũng nhận ra những gì NHL viết về CS sau 1975.Có cần đọc HK Nguyễn Hiến Lê để sáng mắt sáng lòng? Có cần một “học giả” như ông mới “khám phá”ra những điều đốn mạt cuả chế độ CS để viết nên thiên hồi ký “nghìn trang” để lại cho thế hệ tương lai?

  2. Trúc Bạch says:

    Trích :
    “theo báo cáo chánh thức của Viện thống kê Hà nội***, số tử vong là 172 008 người trong đó có 70 % bị chết oan ức ”

    Theo tôi thì chúng ta phải (ít nhât) nhân đôi con số người bị giết (172008 x 2 = 344016 ), vì cs bao giờ cũng giảm đi (ít nhất) một nửa những điều xấu xa, tệ hại của họ .(*)

    -Có một điều đau lòng là cs đã lấy đất của “địa chủ” để phát cho “bần nông” (có khi người chủ ruộng chỉ có vài sào cũng bị quy là “địa chủ” và bị giết)..nhưng chẳng bao lâu sau đó thì những “bần nộng” này lại phải mang số ruộng vừa được cấp để vào “Hợp Tác Xã” ; Thế là “Mèo lại hoàn mèo” , vẫn “Đất đai thuộc về toàn dân” và người nông dân “được làm chủ tập thể”….tức là vẫn phải nai lưng ra “làm công ăn điểm” cho nhà nước, để rồi một năm 12 tháng thì có đế 11 tháng rưỡi phải ăn độn (có khi đến 90 % ngô, khoai hay sắn khô và chỉ có 10% là gạo) .

    Trong khi những bần nông ở miền Nam thì được phát không ruộng đất mà chính phủ đã mua lại của địa chủ và được chính thức là chủ nhân thực sự phần đất đai đã được cấp phát .

    Tội ác của cs không có bút mực nào viết hết được .

    (*) Toàn thế gới có ít nhất khoảng một trăm triệu người bị cs giết chết

  3. Minh says:

    Miền Bắc CCRĐ LÀ TỊCH THU RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ CHIA CHO DÂN CÀY. Ông Trường Chinh lúc đó là Tổng bí thư đảng Lao động trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện CCRĐ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Đội CCRĐ các cấp đã lấn quyền của Đảng Lao động và chính quyền (Trên là trời, dưới là đất, giữa là Đội CCRĐ). Đảng Lao động và chính quyền các cấp nhiều nơi bị Đội CCRĐ giải tán, Đảng và chính quyền bị tê liệt. Đội CCRĐ hành động lộng quyền, cực tả, cực đoan, sai chủ trương đường lối dẫn đến nhiều sai lầm nghiêm trọng, quy bừa bất cứ ai có chút tài sản kha khá là địa chủ và một số người giết oan. Phát hiện sai lầm lớn, Trung ương Đảng Lao động đình chỉ cuộc CCRĐ, nhận khuyết điểm, sai lầm, trách nhiệm, xin lỗi quốc dân đồng bào và tiến hành sửa sai. Tác giả nói Đảng Lao động coi CCRĐ đã thành công nên sửa sai là không đúng, thành công thì có gì nữa mà sửa sai.

    Cải cách điền địa ở miền Nam thì làm ngược lại miền Bắc. Đó là: CHÍNH QUYỀN VNCH TỊCH THU RUỘNG ĐẤT CỦA NÔNG DÂN ĐƯỢC VIỆT MINH LẤY CỦA ĐỊA CHỦ CHIA CHO DÂN NGHÈO HỒI KHÀNG CHIẾN 9 NĂM TRONG NHỮNG VÙNG VIỆT MINH KIỂM SOÁT (9 năm kháng chiến chống Pháp, Việt Minh chiếm hầu hết nông thôn, Pháp chiếm phần lớn các đô thị) ĐỂ TRẢ LẠI CHO ĐỊA CHỦ, RỒI CHO PHÉP ĐỊA CHỦ CHO DÂN NGHÈO THUÊ LẠI (một hình thức phát canh thu tô) VỚI GIÁ CẮT CỔ.

    Vậy ta thử so sánh:

    - MIỀN BẮC CCRĐ LÀ TỊCH THU RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ CHIA CHO DÂN CÀY (TÁ ĐIỀN, BẦN NÔNG, CỐ NÔNG).

    - MIỀN NAM CCĐĐ LÀ CHÍNH QUYỀN TỊCH THU RUỘNG ĐẤT CỦA NÔNG DÂN ĐƯỢC VIỆT MINH LẤY CỦA ĐỊA CHỦ CHIA CHO DÂN NGHÈO HỒI KHÀNG CHIẾN 9 NĂM TRONG NHỮNG VÙNG VIỆT MINH KIỂM SOÁT (9 năm kháng chiến chống Pháp, Việt Minh chiếm hầu hết nông thôn, Pháp chiếm phần lớn các đô thị) ĐỂ TRẢ LẠI CHO ĐỊA CHỦ, RỒI CHO PHÉP ĐỊA CHỦ CHO DÂN NGHÈO THUÊ LẠI (một hình thức phát canh thu tô) VỚI GIÁ CẮT CỔ.

    • Hồng Gấm says:

      Nói tầm bậy. Chẳng biết gì về tổ chức của đảng cả. Trên cao nhất là đảng, và đảng lãnh đạo tất cả. Chính sách cải cách ruộng đất là của đảng, và đảng không bao giờ sai lầm. Đội cải cách ruộng đất thì mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi xã đều có những đội cải cách ruộng đất trực thuộc đảng Lao Động Việt Nam và do chính các đồng chí cốt cán của đảng nắm giữ.

      Bạn vừa nói rằng “Ông Trường Chinh lúc đó là Tổng bí thư đảng Lao động trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện CCRĐ.” Đúng rồi, đảng lãnh đạo CCRĐ, thế rồi bạn lại nói rằng “Đảng Lao động và chính quyền các cấp nhiều nơi bị Đội CCRĐ giải tán, Đảng và chính quyền bị tê liệt.”

      Mình không hiểu bạn nói gì, bạn vừa nói đảng lãnh đạo đội CCRĐ, rồi câu sau bạn nói đảng bị đội CCRĐ giải tán nghĩa là sao? Đảng có quyền lãnh đạo họ, mà họ có quyền giải tán họ à? Nói nhiều quá, chịu khó đọc lại mấy cái mình vừa nói xem mình nói cái gì rồi hãy nói tiếp nhá bạn.

      Đảng mà không lãnh đạo nổi cấp dưới hả? Bạn là kẻ phản động, chưa biết lý luận mà chỉ muốn vào đây bôi nhọ đảng. Nếu bạn còn nhỏ chưa hiểu biết nhiều về đảng thì xin đừng nói nhiều, cố gắng học tập rồi bạn sẽ hiểu. Đảng lãnh đạo rất đúng, và đội cải cách ruộng đất do đảng chỉ đạo làm việc cũng rất đúng.

      Những sai lầm đưa tới sự bất mãn của quần chúng là do cán bộ cấp dưới, một phần chưa thấm nhuần rõ ràng đường lối của đảng; lý do quan trọng hơn là cán bộ cấp dưới phần nhiều bị các thế lực phản động mua chuộc, bị bọn CIA lèo lái khiến họ có những hành động giết người đẫm máu như vậy, cốt để tuyên truyền quần chúng chống đảng. Những người bị chết oan trong phong trào CCRĐ là do bọn CIA nói gài người vào để tạo ra những cái chết vô lý và nhiều như thế. Các bạn phải cảnh giác và tố cáo những hành vi nham hiểm đó của bọn gián điệp và các thế lực thù địch, chúng trà trộn trong cán bộ cấp dưới để tuyên truyền chống đảng và giết oan nhân dân ta.

      • Trúc Bạch says:

        Cám ơn Hồng Gấm !

        I love U !

      • Quê Việt Tự Do says:

        Tôi không ngờ Hồng Gấm này còn lú hơn cả trọng lú. Tội ác rành rành mà còn ca ngợi đúng là não toàn bã đậu của cs nhồi sọ.

    • Phan Nguyen says:

      Cái đoạn cuối khi ông so sánh cho thấy ông là ai, có kiến thức cở nào. Việt Minh không có quyền đi cướp tài sản của người khác để phân phát lại cho những người mà chúng muốn. Đó gọi là ăn cướp. Một chế độ văn minh pháp trị thì phải trả lại công lý cho nạn nhân và hoàn thiện nó để phục vụ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong chế độ văn minh thì không có “kẻ thù” mà chỉ có “tội phạm”. Ông Diệm đã làm đúng khi thu hồi lại của cải bị ăn cướp này từ những tên thổ phỉ rừng rú, ban bố luật lệ hẳn hòi tạo điều kiện cho người dân nghèo có chén cơm ăn, chưa kể về sau này chính phủ bỏ tiền ra mua lại ruộng đất của địa chủ để phát cho người không có ruộng. Dốt!!

      • Le Kha Phieu Bat says:

        Chính sách dinh điền của TT Diệm chỉ trưng mua lại ruộng đất của các điền chủ (điền chủ khác với địa chủ, ở ngoài Bắc có khoảng vài mẫu ruộng là chắc chắn bị gán tội địa chủ rồi. Điền chủ ở miền Nam nó có hàng ngàn mẫu ruộng). Chính phủ VNCH bỏ tiền ra mua của họ đàng hoàng chứ không phải là tịch thu, để cấp cho người nghèo. Dân Bắc 54 hồi đó nếu chịu đi ruộng về vùng Cái Sắn thì mỗi gia đinh được cấp 3 mẫu ruộng giáp bờ kinh, bề ngang 30m và bề dài 1km. Ngoài Bắc nhà nào có ruộng cỡ đó thì bị kết tội địa chủ rồi, chết chắc. Dinh điền Cái Sắn, chính phủ dùng máy móc của Mỹ đào mấy chục con kinh, cách nhau 2 km, dài vài chục cây số. 2 bên bờ kinh là nhà dân, còn phía sau là ruộng của họ. Ngay cả xây nhà, chính phủ cũng kiếm tôn, hoặc gỗ mang về đó cấp cho họ.

        Chính sách dinh điền của TT Diệm có luật lệ hẳn hoi. Chỉ ép buộc điền chủ phải bán ruộng cho chính phủ để cấp cho dân nghèo, và hoàn toàn không có chuyện lấy ruộng của VC. Nói chính phủ TT Diệm lấy ruộng của VC là tầm bậy. Rất nhiều VC nằm vùng, họ chỉ bị bắt, bị nhốt, nhưng ruộng của họ thì con cháu hoặc thân nhân của họ vẫn canh tác; trừ phi họ là điền chủ, nhưng điền chủ có thằng nào điên mà theo VC, bọn này đa số nó theo Tây và dựa vào thế lực của Tây. Không có luật nào của VNCH ra lệnh tịch thu ruộng của những người theo VC ca?, ngược lại TT Diệm ban hành chính sách CHIÊU HỒI, kêu gọi VC trở về nhà làm ruộng. Coi chừng quý vị nói tầm bậy, chỉ có toà án VNCH mới có quyền ra lệnh tịch thu tài sản của một người nào trong xã hội, tuỳ theo sự lường gạt hoặc nợ nần của họ đối với người khác hoặc đối với chính phủ. Đó thuộc về tư pháp, không liên quan tới chính trị hay chính sách của TT Diệm.

        Còn Ấp Chiến Lược là tập trung nơi cư trú của nông dân lại bên trong hàng rào phòng thủ, có lính canh bảo vệ ban đêm. Còn ban ngày thì người dân vẫn tự do làm ăn ở bất cứ nơi đâu. Bởi vì hồi đó VC không có khả năng xuất hiện ban ngày trong thôn ấp miền Nam, chúng phải ẩn nấp trong rừng, đêm khuya thanh vắng chúng mới mò ra gõ cửa nhà dân để hăm doạ, cưỡng ép dân đóng thuế cho chúng, và bắt thanh niên đi mất tích, thủ tiêu những nhân viên hành chánh, giáo viên xã ấp.

        Những vùng dinh điền TT Diệm đưa dân Bắc kỳ 54 vào đó bám trụ thì khỏi kiếm được VC ẩn núp trong đó đi. Do đó VC nó tuyên truyền dân Nam kỳ chia rẽ với Bắc kỳ để lôi kéo dân Nam kỳ theo CS, và chúng ta thấy chỉ toàn có dân Nam nuôi VC mà thôi. Dân Trung thì có 2 loại, cái loại gia đình nó có người lỡ đi tập kết ra Bắc rồi thì nó nuôi CS kỹ lắm, con cháu giòng họ nhà nó mà; còn loại khác thì nó cũng chống cộng không vừa đâu.

    • Bui Phi says:

      Một độc giả trung thành cuả “học giả” Nguyễn Hiến Lê!

  4. thùy says:

    Miền Bắc theo Cộng . Làm gì có cải cách ruông đất. Chỉ là cướp của giét người mà chúng gọi là giàu vì bóclột.Đem chi cho nông dân.Dân nghèo rớt mồng tơ,một tắc đất không có để cắmdùi,nên nghe lời dụ dổ ngon ngọt,cho ăn bánh vẻ thế là sướng qúa ,cứ nhắm mắt theo đảng cướp với chủ trương,cướp được thì tao chia cho.Nhưng môt thời gin ngắn sau,khi để nười ta cày cấy xong ,thế là tuịc nó gom ruông.cày chung. Thế là giai cấp giàu bị đâu tố. Giai cấp bần nông thì vẩn hòan là bần nông.,nghỉa là vẩn không có ruông ,vẩn đi cày thuê (CB nay thành địa chủ).
    Do đó làm sao so sánh với cải cách ruông đất ở trong Nam. Người ta nói Ông NNThơ ruông có bay thẳng cánh,và ông đả đồng ý bán lại cho chính phủ vnch (hay cống hiến)hơn một nửa .(Tức nhiên, địa chủ vẩn còn nhiều ruông/chớ không như miền Bác ,bao nhiêu ruông ăn cướp đều của chinh phủ vndcch…,nông dân vẩn là kẻ nghèo nhất,khổ nhất.)
    Vả lại ai đi so sánh kẻ ăn CƯỚP ( một củ khoai chẳng hạn) với kẻ MUA (một củ khoai) và chia đều cho mọi người…

  5. Hồng Gấm says:

    Cải cách ruộng đất là một công tác của đảng để xoá bỏ mọi bất công xã hội. Công việc đó tiến hành rất tốt và góp phần mang lại ruộng đất cho người dân, tạo điều kiện tiến lên sản xuất tập thể và cộng sản chủ nghĩa. Công tác đó thể hiện hết sức công bằng, chính đồng chí Trường Chinh, xuất thân từ gia đình địa chủ, đã đích thân về quê ở Nam Định để đấu tố bố mẹ của đồng chí đó nữa. Đó là tấm gương sáng về chí công vô tư cho các đảng viên CSVN.

    Tuy nhiên trong công tác có những sai sót và tiêu cực do cán bộ cấp dưới không thấm nhuần đường lối, nên cũng xẩy ra một vài điều không tốt. Chính Bác Hồ đã thành thật xin lỗi quần chúng về mọi sai sót đó. Sai sót thì có nhưng không nhiều, thành quả thì vô bờ bến.

    Ở trong Nam trào Ngô Đình Diệm đâu có làm tốt được công tác đó như vậy. Ông Diệm lấy đất của dân Miền Nam rồi dồn họ vào các Ấp Chiến Lược, không cho đi ra ngoài. Ông Diệm đưa dân công giáo phản động, những người có nợ máu nhân dân ở ngoài Bắc chạy vào miền Nam, cấp đất cho họ ở những trục lộ giao thông và đồng bằng Cái Sắn, để dùng họ làm tiền đồn ngăn chặn quân Giải Phóng. Đất của những người yêu nước đi tập kết ra Bắc bị ông Diệm tịch thu giao cho mấy ông cha xây nhà thờ, giao cho dân công giáo cày cấy để họ phục vụ chế độ, làm tay sai cho Mỹ Ngụy chỉ điểm những người yêu nước.

    Ông Diệm còn phá hoại rừng và tài nguyên đất nước để lập những Khu Dinh Điền, mà thực chất là những căn cứ quân sự và tình báo của chế độ để theo dõi những người yêu nước và cản trở họ liên hệ với cách mạng. Tất cả mọi hành động cải cách ruộng đất của ông Diệm đều nhằm mục đích chiến lược, đưa dân công giáo và xây nhà thờ ở những nơi chiến lược hiểm yếu để làm tình báo và gây trở ngại cho quân cách mạng. Tất cả nhà thờ công giáo là những cơ quan tình báo của địch, những xứ đạo là những căn cứ của ông Diệm xử dụng để chống phá cách mạng và làm tay sai cho Mỹ Ngụy.

    Chương trình Ấp Chiến Lược và Khu Trù Mật của ông Diệm là phản lại truyền thống dân tộc, dồn đồng bào phật tử vào những ấp chiến lược để không cho họ đi chùa, vì chùa thường nằm ở những nơi thanh vắng thưa người ngoài vùng Giải Phóng, những chùa ở trong thành phố thì ông Diệm thường cho công an, mật vụ theo dõi. Ông Diệm cũng dồn đồng bào công giáo vào các Ấp Chiến Lược, không cho các chiến sĩ cách mạng liên hệ với họ để giáo dục họ đi theo truyền thống dân tộc, chống lại áp bức của Vatican trên đầu họ.

    Ông Diệm đã bắt rất nhiều thầy chùa nhốt trong Chín Hầm ở Sở Thú, và nhốt hàng ngàn tăng ni trong bộ tư lệnh Cảnh Sát Huế, sau năm 63 ông Dương Văn Minh giết được ông Diệm mới thả họ ra. Ông Diệm còn bắt sống những nhà sư, mổ bụng họ lấy gan bỏ vào chảo chiên ăn trong khi nạn nhân vẫn còn sống nhìn ông ta nhai gan của mình. Ông Cẩn em ông Diệm có 1 vườn cam rất sai trái, dưới mỗi gốc cam có chôn xác của một chiến sĩ cách mạng bị ông ta tra tấn tới chết. Các bạn hãy đọc cuốn X30 Phá Lưới để biết tội các của ông Diệm.

    • Huong giang says:

      Noi bậy quá đi chị Ba

    • TƯ DO says:

      Theo suy luận của bạn, thì để tiến lên CNXH, cần phải triệt tiêu những thành phần “giàu có”. Nếu nhìn lại ngay thời điểm này, sau khi KTTT ra đời thì kẽ giàu lên vô số, vậy ta phải “giết” hết họ bằng cách nào?, để cho binh đẳng xã hội theo kiểu HCM.

      • Bần-Nông says:

        @TƯ DO
        Hihihi… KTTT còn cộng thêm cái đuôi là “theo định hướng XHCN” nữa, thành thử nên chặc/diệt cái đuôi XHCN thì mời trỡ thành KTTT bạn ạ! Mới đây Nguyễn Tấn Dũng có yêu cầu 4 TNS Mỹ nói giúp với Obama nên công nhận Kinh tế VN là KTTT đó, bạn ko thấy sao? Thân ái…

        @Hồng Gấm
        Bạn nầy có lẽ đang ngồi đáy giếng đọc sách của XHCN xuất bản cho nên thấy trời bằng vung???!!!… Thời đại nầy mà còn nói chuyện thời “đồ đồng đồ đá”, thì rõ cũng tội nghiệp.

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Chí Ngu says:

      Lọa nhể, bây giờ là thời đại Oanh-tẹc-nét rồi mà cũng vẫn có những người ngu độn, không chịu tìm đọc những tài liệu đầy trên mạng viêt về tội ác của hồ chí minh và đảng CSVN trong CCRĐ. Đã vậy, lại còn tin vào ba cái chuyện nhảm nhí ba xu của bọn văn nô VC viết về thời của ông Diệm. Tội nghiệp!!!

    • Điên says:

      Gấm ơi, em có uống lộn thuốc không? Hay em là CAM? hay em ngu kinh niên? Em không biết đọc? hay là cái não của em đã bị giặt rửa qúa kỷ lưởng đến nổi trắng bóc..và không có một vùng não bộ nào dành cho sự suy tư hay hiểu biết của một con người trong thế kỷ 21 hả Gấm?

      Những điều em nói về Ông Diệm thì anh Điên đây bảo đảm rằng em đọc được ở các trang mạng hoặc tài liệu của Bác và Đảng đã thông qua???. Em không biết thì hãy chịu khó tìm tòi sách vở và hãy nhớ mở lòng ra để nhìn và hiểu thế giới đẹp đẽ này Gấm ạ. Em giống như con khỉ bị nhốt trong sở thú, mừng rở vì trái chuối trong tay người sau một màn nhào lộn đẹp mắt. Thế giới và hạnh phúc trong đời sống không thể chỉ là trái chuối và chắc chắn Gấm còn nhiều khả năng ích lợi cho xã hội hơn là chỉ ca tụng những điều gian dối điêu ngoa Gấm ạ.

      Nếu xã hội Cọng sản đẹp đẽ thì sao những người Việt nam sinh sống ở miền Bắc lại ào ào đi làm thuê làm mướn ở nước ngoài và hầu hết không ai muốn trở về thiên đàng Việt nam?
      Nếu xã hội Cọng sản tốt đẹp văn minh thì sao các ông to bà lớn đều cho con cái đi các nước tư bản để học hỏi???

      Ông Đồng (người quê anh) là kẻ khốn nạn và thuộc loài súc vật khi lôi cổ cha mẹ mình ra đấu tố. Đó không có gì hay để khoe khoang. Em hãy hỏi mọi người và anh tin rằng nếu được trả lời tự do thì câu trả lời sẽ làm em mất ngủ đó Gấm.

      Em ăn uống thì nên cẩn thận. Cái gì không tiêu hoá nổi thì đừng ăn đừng uống bé ạ

      Người ta có thể ăn bậy nhưng không thể nói bậy.

      Ông bà mình có câu ” tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả”. Gấm hiểu câu này không? Anh nghĩ chắc là từ nhỏ đến lớn bé chỉ mãi mê hát bài “đêm qua em mơ gặp …..” nên chắc chẳng được học hành nên bài nên bản và cũng không hiểu gì sất. Đúng không bé Gấm
      Đã NGU mà quá NHIỆT THÀNH… cũng là gây tai họa đó bé.

      Cũng chỉ là thấy bé NGU mà còn lắm MỒM nên anh mới có vài lời. Cũng chỉ muốn bé ngoan và trở thành người tốt…

      Có gì quá lời, mong cư dân mạng bỏ qua…

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Hồ Chí Minh làm cuộc cải cách ruộng đất ở Miến Bắc từ năm 1953 không nhằm quân phân ruộng đât phục vụ nông dân, mà thực chất là nhằm tiêu diệt một thành phần quan trọng cũa xã hội”.

    Nhận định trên rất đúng. Cải Cách Ruộng Đất thật ra không phải nhằm vào mục đích phân chia lại ruộng đất mà nhằm vào mục đích phá nát cơ cấu xã hội tại nông thôn, nghĩa là phá nát các giai cấp xã hội đã có để xây lại xã hội với giai cấp mới do đảng Cộng Sản nhào nặn ra. Nếu chỉ cần chia lại ruộng đất thì đâu cần phải đấu tố địa chủ, đâu cần phải giết họ. Tại thành thị thì có chiến dịch cải tạo công thương nghiệp. Tại Liên Xô và Trung Quốc đều có các chiến dịch phá nát cơ cấu của xã hội cũ để xây dựng cơ cấu mới theo mô hình của đảng CS.

    • Dao Cong Khai says:

      Thực tế thì VC lúc đó hoàn toàn không lo sợ hay cần phải giết giai cấp địa chủ đó đâu. Nhưng có những lý do khác khiến họ phải tạo ra phong trào đó.

      1) Cải Cách Ruộng Đất là một chính sách xuất phát từ CS Tàu. Hồ Chí Minh muốn bắt chước Mao để thắt chặt tình thân hữu Việt Trung. Với lại cái đó chính Tàu nó đề nghị VC làm như vậy, nên VC không muốn cãi lời quan thầy của nó. Khi tiến hành ở VN thì Tàu nó gửi sang VN rất nhiều cố vấn để hướng dẫn VC cải cách ruộng đất thế nào cho đúng khuôn khổ bên Tàu. Cố vấn Tàu được gửi xuống các tỉnh để họp với đảng uỷ ở đó lèo lái công tác cải cách ruộng đất. Một trong những công tác họ phải làm là phải vận động cán bộ VC đạt được chỉ tiêu cải cách ruộng đất trong từng địa phương. Cố vấn Tàu nó ra lệnh mỗi xã phải đấu tố ít nhất là 50 địa chủ thì cán bộ VC phải tìm sao ra cho đủ 50 người để mang ra buộc tội họ rồi xúi dân giết họ. Cho nên cuộc cải cách đó nó trở nên đẫm máu là như vậy. Có nhiều địa phương đâu có ai giầu mấy, và biết bóc lột người dân gì đâu, nhưng họ vẫn bị lôi cổ ra nguyền rủa là nợ máu nhân dân và bị giết oan ức.

      2) Hồ Chí Minh phát động chiến dịch này với mục đích chính trị. Hắn lợi dụng việc này để cán bộ VC ở các địa phương có cơ hội mượn tay dân chúng giết hết những người theo các đảng phái quốc gia, những người thực sự yêu nước nhưng không dám tin vào đảng CS của hắn, đồng thời giết luôn những kẻ mà VC tình nghi là sẽ chống đối chúng trong tương lai.

      3) VC giết hết những thành phần tình nghi, và luôn cả những cá nhân bị cán bộ CS ghét hay tư thù thì cũng được đưa vào danh sách “nợ máu” của VC để đem ra giết. Họ giết để cướp tài sản của nạn nhân.

      Giết xong thì Hồ Chí Minh lên tiếng xin lỗi dân chúng, cái đó không phải do đảng CS gây ra, mà chỉ là do những cán bộ VC cấp dưới làm sai… Thế là huề cả làng!

  7. NAM KỲ says:

    Chúng tôi là dân sống ở miền Nam. Chúng tôi đòi những tên đầu sỏ ĐCSVN trả lời trên Đài VTV cho chúng tôi biết những câu hỏi sau:
    Sau khi cướp được miền Nam, căn cứ vào đâu mà ĐCSVN, cho mình vĩnh viễn cái “vai trò lãnh đạo”, khi mà chưa được nhân dân đồng ý? Bầu cử chỉ là thủ đoạn dối lừa nhân dân?
    Nhân dân không cho phép, tại sao ĐCSVN đưa đất nước VN đi theo con đường XHCN?
    VN đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH mà khổ thế này, vậy CNXH thực sự CỤ THỂ LÀ NHƯ THẾ NÀO? Và CỘNG SẢN nữa ra sao?
    Chúng tôi đặt câu hỏi rồi tự trả lời thử xem có đúng không:
    ĐCSVN là nhà cướp (cầm) quyền nên đâu cần dân bầu, hô hào “do dân,vì dân,…” chỉ là trò bịp. Sau khi tiến đến XHCS, thì mọi người dân đều bình đẳng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, cụ thể mọi người đều vô sản không đất đai,không nhà cửa, không…..mọi thứ đều SỞ HỮU TOÀN DÂN, không cần bon chen, không cần làm việc cũng có ăn “độn” …Tóm lại đó là một bầy gia súc có tên là BẦY NGƯỜI mà chủ nhân ông là ĐCS QUỐC TẾ, đầu sỏ là người TQ.
    Đúng vậy không thưa TRỌNG SANG DŨNG HÙNG.? Nếu im lặng không trả lời là chúng tôi nói đúng rồi đa.!

  8. Nhật Hồng says:

    Hồ đúng là cao thủ giết người !

  9. ĐẠI NGÀN says:

    TỪ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐẾN HỒ CHÍ MINH

    Ông Ngô Đình Diệm hồi còn sinh thời, ông không theo Nhật, không theo Pháp, ông chỉ là người của triều đình An nam, con người Việt Nam thuần túy, dầu đạo của ông là Thiên chúa giáo. Không thể phủ nhận tinh thần yêu nước, quan tâm đến dân của ông Ngô Đình Diệm. Chuyện ông lên làm Tổng thống miền Nam Việt Nam cũng chỉ là cái lý của thời cuộc, sự đưa đẩy của số mạng, hay mạng làm lớn của ông. Từ xuất thân địa vị và tiếng tăm thời còn trẻ, ông đã được tín nhiệm của nhà vua Bảo Đại để đề bạt làm Thủ tướng và cuối cùng lên Tổng Thống. Khó ai phủ nhận vua Bảo Đại là vị vua yêu nước. Nhưng thật sự ông bạc nhược và bất tài, không như ông Ngô Đình Diệm. Tất nhiên, chỉ mình ông Diệm cũng khó làm được gì. Song phải công nhận thời cuộc quốc tế và quốc nội lúc ấy đã thuận lợi và hỗ trợ cho ông. Nói khác đi tinh thần yêu nước của toàn dân cũng như ý thức trách nhiệm của giới trí thức đúng nghĩa của nước nhà hồi ấy đã giúp đỡ, hậu thuẫn cho ông Diệm đạt đến nhiều thành công thực sự có ý nghĩa. Chính sách cải cách ruộng đất ở miền Nam hoàn toàn đúng, một phần do ý thức và ý chí của ông, nhưng phần khác chính là do giới trí thức hiểu biết và chuyên môn hỗ trợ, tư vẫn cho ông. Cho nên kết luận việc ông Ngô Đình Diệm truất phế Quốc trưởng Bảo Đại để lên làm Tổng thống là phù hợp với xu hướng tự nhiên của lịch sử. Khai sinh ra nền cộng hòa dân chủ trong bản chất tại miền Nam và công cuộc cải cách ruộng đất thành công một cách không hi sinh, tốn kém gì nhiều, đó là hai điểm sáng của ông Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình Diệm hoàn toàn là người của tinh thần ái quốc, quốc gia, phi cộng sản hay chống cộng sản là như thế. Chuyện người ta giết ông và chuyện hổn loạn về sau ở miền Nam chỉ là chuyện khác, những diễn tiến khách quan khác.
    Ông Hồ Chí Minh thì ngược lại. Ông là một chiến sĩ cộng sản. Ông chiến đấu và thực hành chính sách vì lý tưởng cộng sản của ông. Ông Hồ là đảng viên cộng sản quốc tế. Điều này ai trong đảng cộng sản hay am hiểu tính cách của đảng cộng sản và ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản thì hoàn toàn biết rõ rồi. Cho nên chuyện mọi sự nghiệp và hoạt động của ông Hồ phải gắn với đảng CS Liên xô của Stalin và đảng CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông là điều tất yếu, tự nhiên, không phải bàn cải. Đó là ý nghĩa tại sao đã là ý thức cộng sản thì phải chủ trương chuyên chính vô sản, chủ trương quốc tế vô sản để nhằm đi đến đại đồng trên toàn thế giới là như thế. Đó là lý thuyết của Mác. Đó là quan niệm biện chứng về lịch sử của Mác. Mác cho rằng đó là quy luật tất yếu không thể tránh được của lịch sử loài người một cách khách quan, vì Mác tin tưởng mù quáng vào lý thuyết biện chứng tồn tại duy tâm của Hegel. Cho nên Mác coi giai cấp công nhân là đầu tàu, là sứ mạng của lịch sử, đó là một điểm thực chất phi khoa học, đầy mê tín, duy tâm trá hình thành hình thức duy vật trong lịch sử của Mác. Nhưng ở trong những nước nông nghiệp như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, giới công nhân đâu có nhiều, thế là người ta phải dùng giai cấp nông dân để thế vào. Cuộc chiến đấu chống Pháp của ông Hồ là có thật. Nhưng cái đích cuối cùng là đi đến quốc tế vô sản mà không chỉ dừng lại ở ý nghĩa chủ nghĩa quốc gia dân tộc như ông Ngô Đình Diệm. Cho nên mọi chính sách nông dân, lấy lại ruộng đất cho dân nghèo từ tay địa chủ của ông Hồ thực chất chỉ là giai đoạn chiến lược hay chiến thuật nào đó để huy dộng nông dân nhiệt tình chống Pháp. Nhưng khi thành công rồi thì nông dân phải cần vô sản hóa như tất cả mọi người, đó là chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc, miền Trung trong thời kháng chiến 9 năm, và chính sách cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau năm 1975 mà ai cũng rõ. Đó một phần do phải làm theo ý nghĩa kinh tế tập thể do Lênin đã chủ trương, cũng như phải theo các luận cương và chính sách tự nhiên trong học thuyết Mác. Bây giờ thì lịch sử đất nước và lịch sử thế giới thật sự đã sang trang. Mọi chuyện về ông Hồ Chí Minh và ông Ngô Đình Diệm đều đã rõ ràng. Cái công hay cái trách nhiệm của ai ra sao đối với dân tộc và đất nước Việt Nam, hay đối với cả ý nghĩa thế giới, sau này lịch sự khắp nơi cũng như trong nước tất yếu sẽ ổn định lại. Bài viết ngắn này chẳng qua chỉ là sự suy nghĩ cá nhân để mọi người cùng suy xét và phản biện.

    Võ Hưng Thanh
    (30/01/12)

    • Trương Thúy Sơn says:

      Tôi hoàn toàn đồng ý với Ông Thanh về nhận xét chính xác và sắc bén của ông về Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh. Tôi chỉ có 1 thắc mắc nhỏ vì ông viết: “Khó ai phủ nhận vua Bảo Đại là vị vua yêu nước”? Nếu vua Bảo Đại yêu nước thì tại sao trong năm 1946, Pháp giao lại quyền tự chủ cho VN, ông ta lại không chịu về nước để cùng toàn dân xây dựng đất nước và giữ nước trong cảnh dầu sôi lữa bỏng lại ở bên Pháp hưởng thụ để mặc bọn CS thừa cơ hội cướp chính quyền và cuối cùng đưa cả nước vào cảnh đại họa?

      • NGÀN KHƠI says:

        HAY, HAY

        Ông Bảo Đại là vua yêu nước
        Ông còn yêu đủ thứ trên đời
        Nhảy đầm uống rượu vui chơi
        Bên thời mỹ nữ bên thời thú săn
        Yêu nước lắm chẳng bằng chơi đã
        Nghĩ làm vua giao cả quyền hành
        Có anh thay mặt ngon lành
        Để ta rãnh rỗi trọn giành vui chơi
        Nên mới tới chuyện đời là vậy
        Ông Diệm lên hất cẳng ngon ơ
        Làm vua đâu phải để thờ
        Tôi vì đất nước dễ chờ vua sao !

        NON NGÀN

  10. le hung says:

    Một bài viết nên đọc. Nếu chưa biết thì nay nên đọc để biết. Nếu đã biết rồi, thì nay có dịp đọc ôn lại để nhớ thêm những chi tiết.

Leave a Reply to Nhật Hồng