WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cảm xúc mùa xuân

Phương Nam- Đỗ Nam Hải. Ảnh do tác giả gửi đăng.

Mùa xuân năm 1975, nhạc sỹ Xuân Hồng lúc đó là Trưởng ban văn nghệ – Cục Chính Trị Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông đang ở rừng Lộc Ninh và bắt đầu sáng tác bài hát Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh:

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh.
Ôi hạnh phúc biết bao, bao năm vẫn đợi chờ.
Mà niềm vui như đến bất ngờ.
Ngày đi như trong đêm mơ, tuổi lớn rồi mà như ngây thơ.
Ôi ta đang đi, đi giữa rừng hoa hay ta đi giữa rừng cờ.
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là mùa xuân đẹp nhất quê mình.

Như sau này ông kể lại trong cuốn Nhạc Sỹ Xuân Hồng: “… Tôi đang mở lớp tập huấn văn nghệ cho các đoàn văn công thì Phước Long giải phóng. Tôi tức tốc đến Phước Long để tìm cảm hứng viết ca khúc nhưng nhìn cảnh nhà đổ tan hoang, xác xe tăng, súng pháo ngổn ngang, dân vắng vẻ, … tôi cũng chẳng có cảm hứng gì để viết. Sau Tây Nguyên, đến các tỉnh miền Trung liên tiếp giải phóng, tôi dự cảm đây là trận đánh cuối cùng rồi. Sài Gòn sẽ là nơi kết thúc chiến tranh và nó cũng chính là nơi đã từng khởi đầu cuộc chiến tranh, ngày 23/9/1945. Nghĩ vậy, tôi bật ra các tứ của bài ca ấy. Tôi nhớ ngay bài Nam Bộ Kháng Chiến hừng hực khí thế của anh Tạ Thanh Sơn, và tôi quyết định lấy âm hưởng của bài ca ấy mở đầu cho bài hát của mình. Mùa thu rồi, ngày 23 ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến rất gần với nét nhạc Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la của tôi. Bài ca chưa viết xong thì Sài Gòn giải phóng. Đây là một trong những bài tôi viết nhanh nhất. Gần một tuần sau ngày giải phóng, Đoàn Văn Công Quân Giải Phóng Miền Nam đã thể hiện bài này ở nhiều nơi trong thành phố…”.

Cũng theo nhạc sỹ Xuân Hồng thì bài hát Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh chính là một sự tiếp nối trọn vẹn của bài hát Xuân Chiến Khu mà ông đã sáng tác 12 năm về trước, mùa xuân năm 1963, trên rừng miền Đông Nam Bộ: “… Ta đón xuân, tưng bừng cờ hoa đón mừng, những người dân ta trẻ già, chúng ta chan hòa hát một bài ca. Đất nước ta, bốn mùa là xuân hoa nở, quyết lòng dựng xây nước nhà, toàn dân ta hát một bài ca.”

Nhạc sỹ Xuân Hồng đã vượt qua biết bao sự ác liệt, tàn khốc của cuộc chiến tranh để đi từ Xuân Chiến Khu đến Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh. Niềm tin sắt son vào ngày toàn thắng, để có được ngày vui “toàn dân ta hát một bài ca” đã giúp ông và những đồng chí của ông hun đúc nên sức mạnh ấy. Tết năm 1964, khi đó tôi còn là một cậu bé 5 tuổi và được mấy chú cán bộ miền Nam tập kết, bạn của cha, mẹ tôi dẫn vào vườn Bách Thảo – Hà Nội chơi. Hôm ấy, tôi đã được xem một tiết mục văn nghệ, trong đó có ba cô văn công mặc áo dài rất đẹp hát bài Xuân Chiến Khu của nhạc sỹ Xuân Hồng. Những âm thanh và hình ảnh của tiết mục ấy đã gây cho tôi ấn tượng mạnh mà cho đến nay, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Sau “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” tháng 8/1964, miền Bắc phải bước vào hai cuộc chiến tranh phá hoại bởi không quân và hải quân Mỹ. Từ đó, tôi ít thấy những chiếc áo dài như vậy xuất hiện nữa.

Rồi những mùa xuân cũng qua đi trong tôi. Đó là những mùa xuân của một thời đạn bom túi sách, mũ rơm tới trường ở những nơi sơ tán và một thời hòa bình, khi chúng tôi được trở lại Hà Nội học. Mùa xuân năm 1976 là mùa xuân hòa bình đầu tiên của đất nước, sau 30 năm dài chiến tranh và tôi được ăn cái Tết năm ấy ở Sài Gòn, giữa miền Nam. Đêm cuối cùng của năm cũ, mấy đứa trẻ chúng tôi từng học chung ở Hà Nội, nay vào đây vẫn rủ nhau học chung cùng đi ra khu Quận 1 để đón giao thừa. Điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là cả khu vực chợ Bến Thành và những con đường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghi, Bến Bạch Đằng, … lại rất vắng bóng người. Nó trái ngược hẳn với không khí nhộn nhịp, đông đúc và háo hức của người dân Hà Nội thường túa ra xung quanh Hồ Gươm vào những đêm 30 Tết. Rồi khoảnh khắc giao thừa cũng qua đi, chúng tôi đi mãi cũng mỏi chân nên cả bọn đành ai về nhà nấy ngủ.

Hôm sau, tôi đem suy nghĩ này hỏi mấy cô chú họ hàng sống ở Sài Gòn từ trước thì được mọi người giải thích rằng: “Người dân miền Nam không có thói quen đón giao thừa ở ngoài đường, cháu ạ. Chiều 30 Tết, mọi người làm bữa cơm cúng ông bà tổ tiên rồi ăn uống ở nhà thôi”.

Không thỏa mãn với sự giải thích này, cũng như trước đó tôi vẫn thường thắc mắc về việc: tại sao tỷ lệ các cô gái Sài Gòn đi tải đạn cho các chú Quân giải phóng miền Nam gần như = 0! Qua 2 tháng vào đây chiêm nghiệm thực tế, tôi thấy nó có nhiều điều khác với những gì mà tôi được học, được đọc, được nghe dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” từ nhỏ đến lớn. Hồi ấy tôi đã nghĩ là cần phải nhận thức lại một số “giá trị” mà bấy lâu nay mình vẫn hằng tin tưởng.

Tuy cũng có những suy nghĩ lấn cấn như vậy nhưng xét về căn bản thì nhận thức của tôi khi ấy vẫn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong tôi vẫn là Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là mùa xuân đẹp nhất quê mình, là Đà Nẵng quê ta ơi, hôm nay giải phóng rồi, trên sông Hàn lại vang câu hò, v.v… Nhạc sỹ Văn Cao cũng đã giúp tôi mô tả tâm trạng của mình lúc đó, qua những lời trong ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên của ông sau đây:

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.

… Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người…

(xuân 1976)

Một người đã luống tuổi như Văn Cao, từng bị chế độ làm cho bầm dập bao năm trời mà vẫn còn bị nhầm lẫn như vậy, khi ông cho rằng Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên thì một cậu học sinh 17 tuổi, lại được chế độ ấy giáo dục và ưu đãi, nếu có bị nhầm lẫn về nó thì cũng là chuyện bình thường.

Hôm nay đây, nếu tính từ mùa xuân năm 1976 ấy thì 36 mùa xuân nữa của dân tộc đã qua đi nhưng phải chăng Đất nước đã trọn niềm vui? Phải chăng Từ đây người biết thương người? Phải chăng là ai đó vẫn cứ ôm mãi những “niềm tự hào”, đại loại như: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Lần đầu tiên sau 117 năm bị nô dịch, đất nước ta đã hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.”

Mặc cho vận nước đang lâm nguy ở cả trong đất liền lẫn ngoài biển cả. Mặc cho đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, mặc cho đại bộ phận dân tộc đang phải chịu những cảnh sống bất công, oan khiên, đói khổ, lầm than; mặc cho những loại tội phạm hình sự, tội phạm tham nhũng và tai nạn các loại gia tăng hàng năm; mặc cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề ở cả thành thị lẫn nông thôn, v.v… Những vấn nạn và quốc nạn không sao kể xiết ấy đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào từng hang cùng, ngõ hẻm; vào từng thôn xóm, bản làng và xông vào từng gia đình mà tàn phá, hủy diệt con người Việt Nam.

Cưỡi lên đầu, lên cổ dân tộc là một thiểu số nắm đặc quyền, đặc lợi trong Đảng cộng sản Việt Nam đang độc quyền cai trị đất nước này. Họ chính là tầng lớp thống trị rất vô cảm và nhẫn tâm. Họ đã thất bại toàn diện và rõ ràng trong việc quản lý và điều hành đất nước. Họ đang sống xa hoa, phè phỡn và cực kỳ đạo đức giả. Nhiều người dân và nhiều chính khách quốc tế, nhiều nhà ngoại giao và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền, … trên thế giới, nếu không nắm vấn đề một cách có hệ thống thì cũng vẫn bị sự khôn lỏi, láu cá của họ đánh lừa!

Vấn đề là phải nhận thức lại những “giá trị”.

Thế hệ của nhạc sỹ Xuân Hồng cũng là thế hệ của cha, mẹ tôi đã ra đi từ cuộc Cách Mạng Mùa Thu, vào tháng 8 năm 1945. Họ đã cương quyết ra đi với ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập còn non trẻ của dân tộc, khi mà Nam Bộ bị thực dân Pháp núp sau quân Anh quay lại tái chiếm. Mãi những năm sau này, qua những đợt học tập chính trị, họ mới biết về chủ nghĩa cộng sản với những nội dung rất đơn giản, thế nhưng họ yêu nó lắm. Đó là một thứ tình yêu vô tư, mang đậm chất lý tưởng trong sáng mà vì nó, họ sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình.

Trong họ, vì những lý do cả chủ quan lẫn khách quan đều rất ít có sự thắc mắc là vì sao mà Mác và Ăngghen (Karl Mars & Friedrich Engels) là hai người Đức đã sáng lập ra học thuyết cộng sản, nhưng dân tộc Đức lại không chọn con đường đó cho mình? Vì sao mà những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… cũng không dại dột gì mà đâm đầu vào con đường cộng sản này? Họ cũng không thể đi tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao mà Việt Nam vốn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, có điểm xuất phát thấp về mọi mặt nay “bỗng dưng” lại chọn cái món “đấu tranh giai cấp” tai hại là vậy cho dân tộc mình? Nói tóm lại, họ chỉ biết đến khả năng “têm trầu cánh phượng” nhưng lại không biết gì nhiều về năng lực “dội nước sôi và làm mắm cô Cám” của cô Tấm!

Rồi họ cũng không rõ vì sao mà các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), vào năm 1945 có cùng điều kiện địa – chính trị như 3 nước Đông Dương nhưng họ đã tránh được những cuộc chiến tranh? Còn riêng Đông Dương, nhất là Việt Nam thì lại không tránh được? (công hay tội của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng là từ điểm mấu chốt này mà suy ra). Xa hơn nữa, vì sao mà ở Paris – Thủ đô của nước Pháp vào năm 1920 có nhiều trí thức Việt Nam yêu nước khác nhưng họ đã không chọn con đường cộng sản cho dân tộc mình? (dù trước đó họ cũng có quan tâm nghiên cứu, v.v…)

Điểm quan trọng nhất mà dân tộc cần phải nhận thức lại.

Một người Việt Nam tại Paris lúc ấy đã chọn con đường cộng sản là chàng trai 30 tuổi Nguyễn Tất Thành, sau khi anh đọc Luận cương của Lê Nin “Về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Đây là một bản văn 8 trang, được dịch sang tiếng Pháp, đăng trên tờ Nhân Đạo (L’Humanité) vào tháng 7 năm 1920. Với một trình độ khá khiêm tốn, trong đó tấm bằng học vấn duy nhất mà anh Thành đạt được trong đời là tiểu học. (anh Thành lấy được nó tại Trường tiểu học Đông Ba – Huế, khi anh đã 18 tuổi, 1890 – 1908). Cùng với vốn tiếng Pháp cũng rất hạn chế của mình, anh Thành đọc và chỉ hiểu nó một cách lỗ mỗ, như sau này anh kể lại: “Trong Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được ý chính.”. Thế mà anh vẫn ráng “vượt mọi khó khăn” của hoàn cảnh để nhất định chọn nó: “Luận cương của Lê Nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Chọn con đường đi cho cả một dân tộc nhưng chỉ có một người, lại chọn trong điều kiện mà hàm lượng tri thức lại rất nghèo nàn như vậy thì có khác nào cảnh “bắt mèo trong bị”? Trong cái “bị” đó là mèo lành hay mèo dại thì anh Thành cũng nào có biết. Là mèo hay là một ổ rắn độc thì anh Thành cũng nào có hay. Thực tiễn lịch sử của dân tộc ta gần 70 năm qua đã chứng minh rằng: con đường của Lê Nin mà anh Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã chọn cho dân tộc Việt Nam như trình bày ở trên là hoàn toàn sai lầm. Nó không phải là cái cần thiết cho dân tộc chúng ta và cũng không phải là con đường giải phóng dân tộc chúng ta như anh Thành khi ấy đã ngộ nhận, rồi bập vào! Con đường này, vào ngày 25/1/2006, tại thành phố Strasburg – Pháp, Hội Đồng Châu Âu đã thông qua một Nghị Quyết số 1481, với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất nó với Tội ác chống lại loài người! Hàng trăm triệu người đã chết dưới các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Campuchia. Chưa kể là hàng trăm triệu người khác bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, đánh đập,…

Chính vì nó mà dân tộc ta đã phải gánh chịu biết bao nỗi đau thương, đầy máu và nước mắt. Hậu quả tai hại nhất của nó di hại cho đến nay chính là cái chế độ cộng sản toàn trị, đang cai trị đất nước mà dân tộc dứt mãi vẫn chưa ra! Điều Việt Nam cần phải thay đổi nhất hôm nay chính là cái Điều 4 Hiến pháp tai ương kia, trong đó cho phép Đảng cộng sản Việt Nam được độc quyền cai trị đất nước trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối. Bởi vì, đây chính là nguyên nhân gốc, là cội nguồn của mọi tội ác và là lỗi hệ thống! Những năm gần đây, ở trong nước cũng đã xuất hiện thêm nhiều tiếng nói phản biện rất đáng mừng. Nhưng theo tôi, sự phản biện đến tận cùng mà dân tộc cần phải là: Thay thế được một cách triệt để từ chế độ độc đảng, phản dân chủ và phản dân tộc hiện nay sang chế độ đa đảng, có sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường trong tương lai.

Mọi sự phản biện nửa vời chỉ có thể tạo ra những thay đổi nửa vời! Xét ở một góc độ nào đó, nhiều khi nó cũng giống như công việc của những người muốn “làm bão trong một tách trà” hoặc cùng lắm là trong cái ao làng mà thôi. Bộ máy tuyên truyền trong nước những năm qua đã ngoan ngoãn vâng lệnh “Đảng ta” để không ngừng tung ra những trò dân chủ nửa vời, hòng lái sự tập trung của người dân sang hướng khác. Mục đích của họ là rất rõ ràng: tiếp tục đánh lừa dân tộc và thế giới tiến bộ, rằng hình như Việt Nam đã có dân chủ. Nếu như dân tộc không tỉnh táo, rồi tiếp tục sa vào trò lừa trên thì chẳng khác nào tự chui vào rừng rậm, mãi mãi không có đường ra.

Sự đa đảng tất nhiên không phải là một phép màu để làm đất nước có thể cất cánh ngay, nhưng nó là điều kiện cần, là nền tảng cơ sở mà thiếu nó thì sẽ không có gì hết. Lord John Acton (1834-1902), một nhà sử học người Anh đã đưa ra một nhận định chính xác: Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối!

Vấn đề là cần phải chọn lại con đường đi cho dân tộc:

Ngày nay sau hơn 90 năm đã trôi qua, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để chọn lại con đường đi đúng cho dân tộc mình. Chắc chắn cả dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người chọn, và vì đây là vấn đề tối quan trọng của dân tộc thì phải để cho cả dân tộc ấy chọn. Không ai hoặc bất cứ một lực lượng chính trị nào có quyền đứng ra nhân danh dân tộc để được độc quyền chọn nó và khước từ Quyền tự quyết của dân tộc! Cho dù họ có khéo léo che đậy và ngụy biện đến đâu thì cũng chỉ có một cách giải thích: họ làm như vậy là vì quyền lợi của bản thân và tập đoàn cùng các nhóm lợi ích ăn theo, nói leo mà thôi. Chính họ mới là những người vừa thiếu đạo đức, vừa thiếu văn minh. Hơn thế nữa, họ là bất chính và là tội phạm của dân tộc!

Mùa xuân năm 2012:

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư BCHTƯ ĐCSVN, đọc vào tháng 12/2011 có đoạn: “… Hơn 80 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mình chính là bằng bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ, lý luận tiên phong; bằng đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho dân tộc; bằng sự hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết chặt chẽ, vững chắc, “trăm người tiến đánh chỉ như một người”; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ…”

Trăm người tiến đánh chỉ như một người! Hình như đúng vậy: theo các báo, đài trong nước đưa tin thì ngày 5/1/2012 vừa qua, tại huyện Tiên Lãng – Hải Phòng, một lực lượng có vũ trang gồm khoảng hơn 100 công an, bộ đội đã thực hiện lệnh cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn – một kỹ sư nông dân ở địa phương. Một số người trong gia đình ông Vươn đã gài mìn tự chế trong vườn và dùng súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng. Hơn một tháng sau, ngày 10/2/2012, ông Nguyễn Tấn Dũng, hiện là Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đã kết luận trong một cuộc họp tại Hà Nội về vấn đề trên: “Các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đều trái luật và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn.” và “Chính quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng”.

Hãy khoan mừng về kết luận trên của ông Nguyễn Tấn Dũng mà có người đã đánh giá là rất “thấu tình, đạt lý”. Thậm chí nhiều người còn vội thốt lên: “Lòng tin của chúng tôi đã hồi sinh!”.

Mọi việc hãy nên đợi thực tiễn kiểm chứng và nó cần có thời gian. Nhưng có điều sau đây là chắc chắn: phản ứng của một số người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5/1/2012 ấy là phản ứng của những con người lao động chân quê đã bị những kẻ ác dồn đến bước đường cùng! Cực chẳng đã, họ đã buộc phải chọn cách “phản biện” với giai cấp thống trị địa phương bằng mìn và súng. Ngày nay, có một hiện thực đau xót trên khắp đất nước ta, mà ngày xưa Nguyễn Du đã viết: Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây. Nhiều người dân từ Bắc chí Nam đã ra nhập vào đội quân dân oan mất đất, mất nhà vì sự tham lam, độc ác của những kẻ cầm quyền, từ trung ương tới các địa phương.

Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin thường sử dụng câu nói mang tính kinh điển sau đây để lên án về “bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản bóc lột”: “Tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không có lợi nhuận hay có quá ít lợi nhuận, chẳng khác gì giới tự nhiên ghê sợ chân không. Lợi nhuận mà thích đáng thì nhà tư bản trở nên can đảm; lợi nhuận mà bảo đảm được 10% thì người ta có thể dùng tư bản ở khắp nơi; bảo đảm được 20% thì nó hăng máu lên; bảo đảm được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì; bảo đảm được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người; bảo đảm được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà nó không dám phạm, thậm chí có bị treo cổ nó cũng không sợ!”

Thế nhưng, lợi nhuận 300% chỉ là khoản đầu tư mà nhà tư bản có được lợi suất 3 lần so với giá vốn. Còn sự tham nhũng ở Việt Nam, trong đó có sự tham nhũng về đất đai thì lợi suất mà các quan chức trong Đảng CSVN và các “Nhóm lợi ích” thu về có thể lên tới hàng chục lần, thậm chí là không cần vốn mà vẫn cứ thu lời lớn thì thử hỏi làm gì mà họ chẳng “hăng máu lên”? Làm gì mà có điểm dừng cho cái lòng tham không giới hạn của họ? Mồ hôi và nước mắt, kể cả máu của biết bao người dân oan Việt Nam đã đổ xuống mảnh đất đau thương này, nhưng thử hỏi: ai và những gia đình nào đã được giải quyết những nỗi oan khiên đó? Tỷ lệ giải quyết thỏa đáng là bao nhiêu %?

Những người trong lực lượng quân đội và công an tham gia thực hiện lệnh cưỡng chế kia nhiều khi vẫn cứ tự huyễn hoặc bản thân, gia đình và bạn bè rằng: mình đang có sứ mệnh bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân và bảo vệ nền an ninh quốc gia. Thế nhưng, trong thực tế là họ đã đi bảo vệ quyền lợi cho quân cướp ngày và cướp có giấy phép mà thôi! Họ cũng rất cần thiết phải nhận thức lại cái công việc mà mình đang làm là đúng hay sai, chế độ mà mình đang phục vụ là chính hay tà để quyết định con đường đi đúng đắn cho mình.

Nhìn lại lịch sử của dân tộc, chúng ta cũng thấy: những cuộc khởi nghĩa có vũ trang của nông dân ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài như của: Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu Cầu, Phan Bá Vành,… nổ ra đều là hệ quả tất yếu của những chế độ phong kiến mục ruỗng, thối nát; tầng lớp vua chúa, quan lại chỉ lo vơ vét của dân và tranh giành quyền lực, khiến cho toàn bộ hệ thống chính trị hư hỏng, suy đồi kéo dài; mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển, thuế khóa nặng nề, lòng dân căm phẫn,…

Nhìn vào hiện tình đất nước hôm nay rồi so sánh nó với những lời phát biểu đầy tính “lạc quan” của ông Nguyễn Phú Trọng trên đây, khiến cho người dân Việt Nam không khỏi không liên tưởng đến cụm từ: Thủ dâm chính trị!

Những lời thay cho kết luận:

Mùa xuân năm 1976, tuy cũng có gợn lên một vài thắc mắc về đất nước và xã hội mà mình đang sống, nhưng xét về căn bản thì trong tôi vẫn cứ là Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!

Mùa xuân năm 2012, mỗi khi tôi đi đâu, cho dù là đêm hay ngày nếu nhìn xung quanh đều thấy có công an Việt Nam lảng vảng, chập chờn. Chế độ này đã phung phí đốt đi tiền thuế của nhân dân hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho cái trò nhố nhăng, ba láp này. Điều đó kéo dài liên tục gần 8 năm qua tạo cho tôi cái cảm giác thường trực rằng: Tôi đang sống trên quê hương, đất nước mình mà như đang sống trong vùng địch tạm chiếm!

Nhưng trong tôi lại cháy lên một niềm tin tưởng, lạc quan khi nhìn ra thế giới và nhìn vào trong nước, rằng: trong năm Nhâm Thìn 2012 này, tình hình nhất định sẽ có những bước phát triển mới, mang tính đột biến cả về lượng và chất theo hướng có lợi cho các phong trào dân chủ và có hại cho tất cả các chế độ độc tài trên phạm vi toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của dân tộc để giành lấy quyền tự do dân chủ nhất định sẽ thắng lợi! Một nước Việt Nam mới nhất định sẽ ra đời! Nó sẽ được xây dựng và phát triển với những tiêu chí căn bản: một xã hội dân sự, một nền dân chủ pháp trị, một chính trường đa đảng và một nền kinh tế lấy quyền tư hữu tài sản, trong đó có quyền tư hữu đất đai làm cơ sở nền tảng. Tất nhiên, cái chế độ hộ khẩu chà đạp thô bạo lên quyền con người cũng sẽ nhất định được bãi bỏ.

© Đỗ Nam Hải

© Đàn Chim Việt

———————————————–

Tài liệu sử dụng:

1) Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_1481_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%93ng_ch%C3%A2u_%C3%82u

2) Công an chốt trước cửa nhà ông Đỗ Nam Hải:

http://old.danchimviet.info/archives/51703

(3) Phải dân chủ hóa đất nước thì mới bảo vệ được Tổ Quốc!

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/phai-dan-chu-hoa-at-nuoc-thi-moi-bao-ve.html

4) Kỹ sư Đỗ Nam Hải trả lời phỏng vấn Đài Sài Gòn Network

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/ky-su-o-nam-hai-tra-loi-phong-van-ai.html

5) Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại.

http://4phuong.net/ebook/32229662/120049952/suy-nghi-ve-nhan-thuc-lai-phan-1.html

 

 

 

7 Phản hồi cho “Cảm xúc mùa xuân”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Kỹ sư ĐNH.là 1 trong những người miền Bắc đầu tiên chuyển vào ở miền Nam sinh sống sau năm 1975
    và chính nhờ sự tiếp xúc với miền Nam mà họ đã xét lại quan điểm chính trị của mình cho đúng với thực tế,
    hầu thoát ra khỏi hệ thống tuyên truyền nhồi sọ tẩy não của chế độ CS.đã chụp lên đầu họ.
    Trong số những người trên thì nữ nhà văn DTH.có lẽ là người trước nhất “ngồi khóc bên vệ đường SG.”
    mà than rằng một chế độ văn minh đã bị bọn dã man đánh gục ! Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng có thân nhân di cư năm 1954 nên có mặt ở SG.khá sớm.Đó là 2 người tiêu biểu đã phản tỉnh sau này.
    Tất nhiên,phải là người có bản lĩnh lý luận,biết suy nghĩ độc lập thì mới dám có chính kiến của mình,do đó
    ĐNH.dù được ưu đãi được du học ở nước ngoài (Úc) vẫn nhận ra được thực tế chế độ dân chủ (tương
    đối) của miền nam trước đây và sau khi về nước,ĐNH.đã tung ra những bài viết nhằm phê phán hoặc
    bác bỏ tất cả những luận điệu tuyên truyền xảo trá mà anh đã bị VC.nhồi nhét trước đó.
    Hoan hô kỹ sư ĐNH.người hiện vẫn đang tham gia vào khối 8604 trong nước nhằm cổ võ và nâng cao
    dân trí đối với công cuộc dân chủ hóa VN.Dù còn rất nhiều chông gai,cầu chúc anh giữ vững ý chí trong
    cuộc đấu tranh này.Đó là cuộc đấu tranh có mục đích ưu tiên giải phóng VN.ra khỏi sự thống trị của bọn
    dại Hán vốn lợi dụng ý thức hệ cộng sản để khống chế đảng csVN.hòng nô lệ hóa nước và dân tộc VN.
    ta.Chỉ có bọn phản quốc mới ngoan cố “đi cùng đường,ngủ chung giường” với kẻ thù truyền kiếp TC.!

  2. Timsuthat says:

    Anh Đỗ Nam Hải: Là một người ở hải ngoại, tôi xin cám ơn anh với bài viết rất chân thật (về các kinh nghiệm đời sống của anh), và trung thực (về các dữ kiện lịch sử) đủ để biện luận – không cần quá khích – và do đó rất thuyết phục trong tinh thần ôn hòa, văn minh.

    Với những bài viết như thế này, anh cũng như những quí vị trong khối người không thuộc về VNCH trước đây đang làm việc “hòa hợp hòa giải” một cách đắc lực nhất, hàn gắn những vết thương trong tâm trí của những người đã bị coi là “ngụy” hay “thù địch” đang sống khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn khắc khoải lo lắng cho vận mệnh của người VN trong nước cũng như con đường mà cả quốc gia VN đang đi.

    Chúc anh luôn mạnh khỏe và tiếp tục làm giàu trí tuệ để gây dựng cho tương lai anh và gia đình cũng như quốc gia.

  3. Cám ơn Phương Nam Đỗ Nam Hải, rất lâu rồi tôi mới lại đọc được một bài tuyệt vời của Chú. Ước gì toàn đồng bào miền Bắc nói riêng và toàn đồng bào VN nói chung có cùng lý tưởng như Kỷ sư họ Đỗ thì may mắn cho Con Rồng Cháu Lạc ngày nay lắm lắm. Biết đến bao giờ thì 90 triệu dân VN mới thấy được mùa Xuân Hoa Cải NPĐNH nhỉ ?! Sao mà cảm thấy đau lòng cho Trí Thức VN !!!

  4. Vinh says:

    Vẫn còn nhiều Đảng viên u ám lắm, u ám đến ngạc nhiên. Họ như bị bịt mắt bịt tai không nghe, không thấy được điều gì. Ôi, tôi mong người trẻ VN ngày nay có được tư tưởng như ĐNH.

  5. Khinh Binh says:

    Bài viết cảu ông ĐNH rất hay, chí lý. Nhất là đoạn về anh Ba Thành.
    Một thằng lêu bêu, thất chí gặp kẻ đỡ đầu thì vui nừng hồ hỡi ra công khuyển mã. Đâu cần hiểu, đâu cần ich lợi cho ai ngoài bản thân mình. Nhưng đáng buồn (cho dân Việt khốn khổ) là ngày nay vẫn có nhiều thằng xưng là “trí thức” trong ngoài nuớc vỗ tay ca tụng nó.

    Nói trái tai các vị, dân Việt là một giống dân thông minh vặt, nhưng về những việc to tát, đại cuộc thì ngu lâu nhất thế giới! Trước khi chửi tôi, hãy xem lại đất nước “Hồng Lạc” hôm nay đi!

  6. Thai Duong says:

    Bài hay. Cám ơn anh Đỗ Nam Hải.

  7. observer says:

    ba`i hay, ddang ddoc. hoan ho Do Nam Hai

Leave a Reply to observer