WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giới truyền thông lưu vong Miến Điện toan tính hồi hương

Trang nhất tờ báo Miến Điện trên mạng Irrawaddy, xuất bản tại Thái Lan.

Vào lúc báo chí tại Miến Điện được tương đối tự do, giới truyền thông lưu vong có nhiều dự tính trở về nước hoạt động một cách hợp pháp. Nhưng họ cũng mong muốn chính phủ đưa ra những bảo đảm là các cải cách dân chủ hiện nay không chỉ là tạm thời.

Cách nay không lâu, làm việc cho một cơ quan truyền thông lưu vong thì có thể bị lãnh án tù nhiều năm. Giờ đây, việc mở cửa về mặt chính trị làm nẩy sinh những hy vọng, mong ước to lớn.

Ông Aung Zaw, người sáng lập trang thông tin trên mạng Irrawaddy, đặt tại Thái Lan, nói với AFP: “Giấc mơ của chúng tôi là được xuất bản một tạp chí giấy hoặc trên mạng tại Miến Điện”.

Ông vừa mới thực hiện chuyến viếng thăm Miến Điện đầu tiên, kể từ sau cuộc nổi dậy của người dân năm 1988. Trở lại Thái Lan, ông hứng khởi nói : « Tôi nghĩ là chính quyền sẽ tính đến đề nghị của tôi nếu như chúng tôi muốn xuất bản tại Miến Điện ».

Từ một năm nay, chính phủ của tổng thống Thein Sein, nguyên là tướng lãnh trong chế độ quân sự độc tài, đã liên tiếp tiến hành nhiều cải cách chính trị mạnh mẽ, kể cả trong lĩnh vực truyền thông.

Chế độ kiểm duyệt, hiện đã được giảm nhẹ, đang trên đà bị xóa bỏ. Lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, được trả tự do vào cuối 2010, sau nhiều năm bị cầm tù và quản thúc tại gia, giờ đây luôn xuất hiện trên báo chí chính thống của Nhà nước và các website thông tin của giới lưu vong cũng không bị ngăn chặn nữa.

Ngay cả các nhà báo của đài phát thanh Tiếng nói Dân chủ Miến Điện – Democratic Voice of Burma – DVB – một tập đoàn truyền thông nghe nhìn đặt Oslo, Na Uy, cũng đã được trả tự do, trong đợt ân xá tù chính trị, hồi tháng Giêng vừa qua.

Đối với giới truyền thông lưu vong Miến Điện, vấn đề còn lại chỉ là thời điểm trở về nước hoạt động. Theo ông Aung Zaw, nhiều nhà báo gợi ý là tờ Irrawaddy nên “ở lại Thái Lan cho đến năm 2015″, thời điểm có cuộc bầu cử lập pháp, để có thời gian xem xét, đánh giá tiến trình cải cách dân chủ tại Miến Điện.

Ông Maung Maung Myint, chủ tịch Hiệp hội truyền thông Miến Điện – BMA, tập hợp chủ yếu những nhà báo ly khai sống lưu vong, thì ngần ngại vì “các luật lệ hạn chế tự do báo chí vẫn còn đó”, vào thời điểm hiện nay, trở về nước làm việc là “quá mạo hiểm”.

Tại thủ đô Naypyidaw, bộ Thông tin Miến Điện khẳng định là đường đi đã mở và thông suốt. Ông Ye Htut, tổng giám đốc thuộc bộ Thông tin nói với AFP là không có các hạn chế đối với truyền thông lưu vong, “chúng tôi chỉ yêu cầu họ đưa tin đúng và cân bằng”.

Tuy nhiên, luật mới về báo chí đang trong quá trình soạn thảo và giới hạn ở báo in. Ông Benjamin Ismail, phụ trách văn phòng châu Á của tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RSF nhận xét là vẫn còn thiếu tính đa nguyên trong thông tin, chưa có các quy định cụ thể về hoạt động của truyền thông…

Chính vì thế, giới truyền thông lưu vong không còn lựa chọn nào khác là phải đi từng bước. Trưởng ban biên tập Mizzima, một cơ quan thông tấn đặt tại Ấn Độ nói với Thời báo Miến Điện – Myanmar Times – là ông sẵn sàng đặt một văn phòng tại Rangoon. Báo Irrawaddy cũng có ý định này.

Ông Khin Maung Win, phó giám đốc đài phát thanh DVB thì cho rằng giai đoạn đầu tiên sẽ là hợp pháp hóa các hoạt động tại Miến Điện và cảnh báo chính quyền không nên bắt giữ các nhà báo nữa. Mặc dù thừa nhận là chính phủ hiện nay có quan điểm khác hẳn với chế độ quân sự độc tài vốn coi đài DVB như là kẻ thù, nhưng theo lãnh đạo của đài này thì trên thực tế, DVB vẫn bị xếp là một “tổ chức bất hợp pháp”.

Chủ tịch Hiệp hội truyền thông Miến Điện – BMA, ông Maung Maung Myint, nói thẳng: “Các phương tiện truyền thông lưu vong sẽ biến mất khi Miến Điện trở thành một xã hội thực sự dân chủ”. Ông kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế, hiện mới chỉ quan tâm đến các dự án tại Miến Điện, cần tiếp tục ủng hộ mong muốn hồi hương của giới truyền thông lưu vong.

Giới chuyên gia nhận xét, bất luận trong tương lai sẽ làm việc ở đâu, các nhà báo của giới truyên lưu vong là những người chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và nói tiếng Anh, họ sẽ có vai trò quan trọng trong một đất nước mà tờ New Light of Myanmar, nhật báo chính, buồn tẻ và giáo điều, là cơ quan ngôn luận của chính quyền.

Trong khi chờ đợi, sáng lập viên trang thông tin trên mạng Irrawaddy, ông Aung Zaw, hồ hởi cho biết: “Các quan chức Miến Điện nói là họ muốn chúng tôi đào tạo và mang lại những chuẩn mực chất lượng báo chí. Nếu họ nghiêm túc thì tôi sẵn sàng giúp”.

Đức Tâm (RFI)

 

 

1 Phản hồi cho “Giới truyền thông lưu vong Miến Điện toan tính hồi hương”

  1. Trần Hữu Cách says:

    Liệu báo chí Việt Nam hải ngoại có hứa hẹn “mang lại những chuẩn mực chất lượng báo chí” vào một ngày mai khi nhà cầm quyền cộng sản trong nước không còn ngăn chặn báo chí tự do?

    Hy vọng thì cũng nên ôm ấp, nhưng thử thách trước mắt cho các nhà báo trong nước là vụ Hoàng Khương và hậu quả của vụ Tiên Lãng. Nếu báo chí Việt Nam lần lượt thua các keo này, thì cái ngày mai của nền báo chí tự do đó coi bộ còn xa lắc xa lơ.

Leave a Reply to Trần Hữu Cách