WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà thương hay nhà tù

Quá tải ở bệnh viện.

Nhà báo Phan Lợi kể rằng: “ Tương tự như một số vị bộ trưởng mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến “vi hành” tại TP.HCM về tình trạng quá tải tại các BV và thái độ được mô tả của bà là… không khỏi “choáng”!

Đúng là không choáng sao được khi thấy bệnh nhân tại BV Ung bướu lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón mình. Và cũng không quá tải sao được khi số giường thực kê của BV chỉ có 631 giường nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tới… 1.807 người và số ngoại trú 9.510 người! ”.

Cái hình ảnh bệnh nhân lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón bà Bộ trưởng Y tế thật ấn tượng. Tôi cũng từng chứng kiến một bà nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lóp ngóp bò từ gầm giường bệnh nhân ra chào tôi. Người bệnh là tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang – chồng bà. Năm ấy ông Giang phải vào bệnh viện mổ tiền liệt tuyến. Ông Giang có tiêu chuẩn bệnh viện Việt Xô nhưng vì sợ người ta ám hại nên ông phải bí mật trốn sang bệnh viện Viêt Đức, cậy nhờ người thân quen là bác sỹ đầu ngành Bửu Triều.

Nhân đây xin trích một đoạn trong bài “ Bệnh viện gãy giường vì quá tải ” của nhà báo Quang Duy để thấy được phần nào thảm cảnh của bệnh nhân và của người đi chăm nuôi bệnh nhân ở nước ta:

“ 8 – 10 người bệnh cùng ngồi truyền hóa chất trên một chiếc giường bệnh, đó đã là chuyện ngày thường ở Bệnh viện Ung bướu TƯ (K) cơ sở 1.

Buồng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng luôn tải tới 30 người bệnh. Người trẻ, nam giới nhường người già, phụ nữ chỗ ngồi trên giường bệnh, ra ngồi hành lang mà truyền. Bất cứ chốt cửa, tay cài nào cũng thành chỗ móc để họ treo dây truyền.

Ngày 1.2, bà Hà Thị Cẩm (ở Thanh Trì, Hà Nội) lên BV K truyền hóa chất đợt thứ 5 sau khi phát hiện bị ung thư (UT) vú tháng 9.2011. Ngồi cùng giường với bà còn 5 bệnh nhân khác. Bốn giường khác trong buồng bệnh cũng đều đều quân số 5 – 6 người/giường. Căn phòng vẻn vẹn chưa đầy 20m2 vốn thiết kế chỉ cho 4 bệnh nhân, hôm nay tải tới 25 người bệnh.

Bà Cẩm đính chính với chúng tôi: “Còn vài bệnh nhân nữa phải ngồi ngoài hành lang. Âm lịch, hôm nay mới chỉ là ngày mùng 10 tết. Tâm lý nhiều người bệnh muốn qua rằm tháng giêng rồi mới lên BV nên ở đây còn vắng. Ai ở đây cũng vậy, truyền hóa chất mệt đến mấy cũng là ngồi chứ không ai được nằm giường, đều phải chia sẻ chỗ ngồi ấy cho 5 – 7 người khác. Ngày thường, ở đây mỗi giường bệnh cõng 8 người là bình thường. Muốn duỗi chân cũng không dễ”. 

Không chỉ người bệnh, mà y-bác sĩ cũng bức xúc về quá tải. Y tá Tạ Thị Hồng – khoa Nội 1 – cho biết: “Hai tháng trước, giường bệnh cuối cùng ở buồng bệnh 1 đã gãy, lúc đó có 10 bệnh nhân ngồi trên đó. Đến nay, giường vẫn chưa được sửa, nên tạm thời chỉ để 4 người ngồi trên đó”.

Đã gần 11h trưa mà hành lang khoa Nội 1 vẫn đông như… trẩy hội, chỉ có điều hầu như ai nấy cũng đều mệt mỏi, bơ phờ. Chúng tôi bước len qua lối đi một cách rất giữ ý, để tránh chạm người bệnh đang nằm giường xếp hay ngồi với cây truyền dịch bên tay. Bà Nguyễn Thị Hải (ở Lạch Tray, Hải Phòng) cũng đã truyền hóa chất 5 đợt. Những lần truyền ngoài giờ, bà vào đây từ 4h30 sáng để chờ được truyền từ 5h sáng. Lần thì chờ đến 1h đêm mới truyền xong. Ngồi ở hành lang, người ra vào, có lần bà không cố định được kim truyền nên chệch ven, phải tiêm thuốc chống thối thịt, hoại tử tay ”.

Vì sao đến nông nỗi ấy \? Vì bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về …., đồng thì rơi vào túi các quan tham, đồng thì dốc ra xây công sở thật hoành tráng cho Đảng, cho Nhà nước …, mua ôtô xịn hảo hạng cho các quan đi làm … và đi lẽ chùa cầu thăng tiến, tài lộc.

Theo tin từ Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới.

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng Hai

© Phạm Quế Dương

© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Nhà thương hay nhà tù”

  1. KhốnLịn says:

    Mỗi ngày mỗi đẻ mỗi đông
    Cứ ăn, cứ ”ị”, và cứ trông vào ”trời”!
    Nứt mắt là lứa là đôi,
    Là ”eng” tìm vợ, và tui, tìm chồng!..
    Ướcmong, cứ mãi ước, mong
    Đố ai đápứng nổi (cái) lòng tham si…
    Đẻ nhiều, cứ đẻ nữa đi…
    Em cứ õng-ẹo, và ”eng” thì… đeo theo !!!

    Đời thật… kwá… bèo…

  2. Minh Đức says:

    Có những điều còn quan trọng hơn là bệnh viện và đáng bỏ tiền vào hơn chẳng hạn Con Đường Gốm Sứ dài nhất thế giới, bánh chưng bánh tét lớn kỷ lục được ghi vào sách kỷ lục Guinness, Lễ Hội 1000 Năm Thăng Long, bắn pháo bông các ngày lễ…

  3. nguoi mien xuoi says:

    Tất cả bệnh viện khắp trong nước VN củng đều như thế một giường nằm mấy bệnh nhân,vậy mà tiền đóng mổi ngày một tăng ,một giường nhiều người bệnh đều đóng đủ ,đó là cơ hội tham ô quá rỏ ,thua xa thời kỳ chiến tranh năm 65 ở miền Nam VN ,còn nhớ mẹ tôi ở một huyện ngoại thành SG,khi đi buôn bán bị tai nạn giao thông bất tỉnh ,nhờ xe cứu thương bệnh viện huyện tự động chở ngay vào trại đóng quân Mỷ,trại cứu thương Mỷ cho trực thăng bay ngay xuống BV Chợ Rẩy bàn giao cứu chửa,một thân một mình chả có thân nhân nào nuôi cả ,chửa trị gần một tháng thì mạnh tự đón xe về nhà không tốn một đồng xu .Nếu trường hợp ấy xảy ra bây giờ chỉ có chết thôi ,ai mà đóng tiền để BV trị ,cho nằm đến chết mà thôi ,trường hợp nầy xảy ra rồi .

  4. nguyenha says:

    Bệnh viện thời thực dân Pháp,cụ thể thập niên 50,thuở dó,tôi thấy rỏ ràng,trong thành-phố có xe cấp cứu,ngọai ô,dôi lúc phải cán bệnh nhân(bằng vỏng) lên bệnh viện tỉnh(huyện chỉ có Tram xá.Thế nhưng vào bệnh viện rồi ,mọi việc dều có bệnh viện lo,các Bà Phước là diển hình,từ ăn uống dến thuốc men chửa tri dều do Bệnh-Viện,người nhà cuối tuần mới dược vào.Giám dốc bệnh viện hầu hết BS người Pháp, Tổng
    giám thi người Việt tốt nghiệp ngành Cán sự(Infirmier Indochinois)học ở Hanôi. Danh từ NHÀ-THƯƠNG
    cũng ra dời từ dó,mọi người không gọi là Bệnh Viện nữa!! Thời VNCH,thì có trã chút dỉnh cho y-công phục vụ,còn Bệnh Viện tư,cố nhiên phải trả tiền.Bà xả tôi sinh dẻ mấy lần,mà có bao giờ tôi thấy tiền bạc gì dâu! Thời nầy vẩn còn nghe chữ :Nhà thương mà lòng không” xốn-xao”!.Sở dĩ phải dài dòng,dể các bạn trẻ sinh sau dẻ muộn thấy dược cái Thời-dại khốn-nạn CHXHCNVN mà Dân ta phải chịu. Bệnh-viện thời “cụ Hồ” dã biến thành NHÀ-GHÉT từ năm 1945! Không “Nhà ghét”sao dược, bao nhiêu thuốc quý,
    thuốc dể trị “thập tử nhất sinh” dều cất riêng dể dành cho cán bộ Cao-cấp,mà cụ thể BCT.Dó là sự thật 100%.Còn gì dể nói!Còn gì tàn nhẩn cho bằng!! Hảy mở to mắt ra hở Dồng bào!! Hãy mở to mắt ra
    những Việt Kiều bợ dít CS!! Bạn có bao giờ nghĩ ra:Thế giới viện trợ thuốc nhân dạo,CS lấy thuốc quý cất cho chúng,còn lại dem bán lấy tiền!!Dó là vào năm 1985,Tòa thánh Vatiacan gởi cho Tỉnh Bình-Trị -Thiên 2 Tấn thuốc Tây,Tỉnh BTT giao ho Ty-y-tế bán tại chổ(Saigon) sau khi dã dể dành một ít. Nhưng
    CS không biêt trong dó có 8 tạ dành cho Tòa Tổng Giám mục Huế! Dức cha Nguyễn van Bình dược thông báo của Tòa Thánh ,nên dích thân Ngài hỏi Tỉnh BTT.Vì thế mới bại lộ công việc. Bạn phải biết
    thời dó thuốc Tây dắt hơn Vàng!!

  5. Builan says:

    Thua Cụ PHAM QUẾ DƯƠNG
    Có phaỉ là chình Cụ không nào ?
    Xin được một lần tỏ lời KÍNH PHỤC _ Con người và tấm lòng cuả Cụ
    ( Xin miễn chấp nếu là lạc đề )
    Thay cho muôn vạn lời ĐA TẠ

    Trích:
    ” Ngày 19-4-1965, cách thị xã Vinh về phía đông nam 10km, lúc đó là 15 giờ 04 phút, phi cơ Phạm Phú Quốc bị rơi và ông đã tử nạn tại Hà Tĩnh làm sôi động một thời gian. Sự việc cùng thời gian trôi qua cho tới ngày Bắc-Nam thống nhất.

    Sau khi cuộc chiến kết thúc, việc tìm hài cốt của đại tá Phạm Phú Quốc đã được sự giúp đỡ của đại tá Phạm Quế Dương, một sĩ quan phòng không của quân đội Bắc Việt.

    Theo chính quyền huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh được biết xác phi công Phạm Phú Quốc đã được chôn cất bởi dân chúng với quan tài chu đáo với bia ghi ” mộ ông Phạm Phú Quốc”.

    Tuy được chôn cất cẩn thận nhưng một thời gian dài không người trông nom nên đã mất dấu tích. Đại tá Phạm Quế Dương đã giới thiệu cho gia đình Phạm Phú Quốc một người chuyên tìm hài cốt thất lạc : Ông Đỗ Bá Hiệp nổi tiếng có khả năng ngoại cảm (Telepathy) đã cùng gia đình về vùng Cồn Cỏ, Hà Tĩnh để tìm di hài phi công Phạm Phú Quốc.

    Dưới đây là bài tường thuật của ông Phạm Quế Dương:

    Năm 1990 gia tộc anh Quốc từ miền Nam ra Hà Tĩnh tìm xin hài cốt anh ấy đưa về quê ở Quảng Nam . Nhưng các cơ quan tỉnh, huyện, xã ở đây chỉ có thể xác nhận trong văn bản: “hài cốt của ông Phạm Phú Quốc đã được tỉnh đội Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà cất bốc, trong khi cất bốc đều có quan tài chôn cất chu đáo. Cơ quan quân sự huyện Thanh Hà đã nhất trí vối gia đình Phạm Phú Quốc: “khi truy tìm được nơi chôn cất cụ thể sẽ thông báo sau”.

    7 năm sau -1997- được biết có ban liên lạc giòng họ Phạm trong UNESCO có thông tin nhờ ban liên lạc giúp đỡ. Tôi là thành viên trong ban liên lạc giòng họ Phạm được giao làm việc này…

    Tháng 5-1997, ban liên lạc đã gửi văn bản tới các cơ quan chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giúp đỡ việc xác minh địa điểm chôn cất anh Phạm Phú quốc. Sự việc vẫn yên lặng. Tháng 9 -tháng 12-1997 ban liên lạc gửi liên tiếp hai văn bản tới các cơ quan tỉnh Hà Tĩnh và cả Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 2, 3, 4-1998 ban liên lạc được các cơ quan xã, huyện tỉnh Hà Tĩnh trả lời hoàn toàn tán thành và ủng hộ việc tìm hài cốt phi công Phạm Phú quốc. Song thật sự chỉ biết mộ anh Phạm Phú Quốc đã được dời về nghĩa trang Cồn Cổ. Do thời gian quá lâu mộ thất lạc không xác định được nơi chôn cất cụ thể.

    Ngày 01-5-1998 tôi và một anh bạn nhà báo vào Hà Tĩnh, được sự giúp đỡ tích cực của báo giới Hà Tĩnh, chúng tôi gặp các cấp. Họ đều tiếp chu đáo, thành thật trình bày sự việc như trên. Chúng tôi ra nghĩa trang Cồn Cổ mênh mông, bao nhiêu là mộ và không ai biết được mộ anh Quốc ở đâu. Chúng tôi xin phép địa phương mời ông Đỗ Bá Hiệp, một nhà ngoại cảm nổi tiếng đã giúp tìm mộ bao người thất lạc, giúp cho việc này. Họ nhất trí.

    Ngày 07-5-1998, ban liên lạc đã thảo văn bản mời ông Đỗ Bá Hiệp, đồng thời báo cáo địa phương. Ông Đỗ Bá Hiệp nhận lời. Được tin ngay ngày hôm sau, 08-5-1998 , bà chị anh Phạm Phú Quốc đã 83 tuổi cùng cháu gái bay ra Hà Nội gặp ô. Đỗ Bá Hiệp.

    Sáng 11-5-1998 , tôi làm liên lạc đưa ông Đỗ Bá Hiệp và ông Doãn Phú, nhà địa lý thân quen ô. Hiệp cùng bà chị, cháu gái anh Phạm Phú quốc vào Hà Tĩnh.

    Sáng hôm sau, 12-5-1998 , ra nghĩa trang Cồn Cổ. Chúng tôi nghĩ ông Đỗ Bá Hiệp sẽ vào bên trong nghĩa trang, nhưng ông chỉ đi trên đường bên ngoài nghĩa trang. Khi ông nhìn lên trời cao, lúc ông nhìn xuống như nhìn cái gì đó sâu trong lòng đất. Chúng tôi vẫn đi theo phía sau ông. Bỗng ông rẽ vào phía đường bên kia nghĩa trang, một vùng đất rộng lồi lõm sát với ruộng nước và dừng lại chỉ xuống một chỗ đất bằng phẳng. Ông bảo : “Mộ anh ấy ở đây. Bên mô cát bên phải này hai bước…”

    *** Chào trân trọng !

  6. vinh says:

    Hoan Ho^ Dang Ta

  7. nguyễn duy ân says:

    Trong khi đó VC bỏ ra hàng tỷ tỷ mỗi năm để bảo quản và bảo vệ cho một xác thối ở Ba Đình. Bỏ hàng vạn đô la mỗi tháng để nuôi dưỡng, kéo dài đời sống thực vật cho một thây ma hấp hối Võ Nguyên Giáp?

    Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” là như thế đó!

  8. npt says:

    Nơi đây là thiêng đường của chế độ cs , do đcs toàn quyền độc tài lãnh đạo nên không ai dám hở môi ,chỉ biết nói trên những trang mạng mà thôi ! có gửi đến TW đảng thì chả ai nghe và không được hồi đáp ,có khi còn bị ghép tội nói xấu đảng ,còn như cựu chiến binh như ông tướng NGUYỄN TRỌNG VĨNH gửi cho đảng của ông mà có quan tham nào hồi âm đâu ? dù chỉ một lời …Vỏ Nguyên Giaps cũng bị quan tham vô hiệu hóa , thì dân đen nằm như lợn khi đau ốm là quý rồi , hơn cả Bắc Triều Tiên -Cu Ba cùng XHCN

Phản hồi