WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc và tìm kiếm bài vở trên Đàn Chim Việt

Giao diện hiện nay của Đàn Chim Việt đã được đưa vào sử dụng từ tháng Hai năm 2010, tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn nhận được một số phàn nàn của bạn đọc về việc khó tìm kiếm bài vở. Để giúp những bạn đọc gặp lúng túng với các tính năng trên Đàn Chim Việt, chúng tôi xin đưa ra một số hướng dẫn như sau:

1- Đọc ngay những bài mới nhất: Chọn “GẦN ĐÂY NHẤT”, nhấn chuột vào ô bên phải “BÀI MỚI”. Mục này có danh sách 18 bài mới nhất, xếp theo thứ tự thời gian.

2- Xem những bài có bình luận mới nhất: Tương tự như trên, nhưng lựa ô bên tay trái bạn “Ý KIẾN”.

3- Đọc theo chuyên mục: Có thể bấm vào hàng chuyên mục nằm ngang ngay dưới Logo Đàn Chim Việt. Tuy nhiên, do không gian có hạn, một số chuyên mục không được sắp xếp tại đó. Muốn đọc các chuyên mục này, bạn bấm trực tiếp trên giao diện trang nhất, ví dụ QUAN ĐIỂM, THỜI SỰ- TIN TỨC.

Song, truy cập tiện nhất theo chuyên mục nằm ở phía tay phải của bạn và phía cuối màn hình. Bên dưới chữ CHUYÊN MỤC, bạn chọn theo “Select Category“, ở đó có vài chục chuyên mục lớn nhỏ, trong đó có một số chuyên mục không hiển thị trên trang nhất.

4- Tìm tác giả yêu thích: Đàn Chim Việt được bố trí theo cách, mỗi tác giả có một chương mục riêng, gần giống như một Blog. Chỉ cần vào TÌM TÁC GIẢ (phía cuối bên tay phải bạn) là có ngay một danh sách hàng trăm tác giả, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

5- Tìm kiếm theo ngày, tháng, năm: Bạn sử dụng cuốn lịch nhỏ (ngay trên danh sách tác giả) để TÌM THEO NGÀY.

Với các bài cũ hơn, từ các năm trước, bạn sử dụng mục LƯU TRỮ, sau đó “Select Month”.

Và đương nhiên, còn một cách tìm kiếm khác, đó là tra cứu qua Google theo tên bài viết kèm từ khóa “danchimviet.info”.

BBT Đàn Chim Việt

 

8 Phản hồi cho “Đọc và tìm kiếm bài vở trên Đàn Chim Việt”

  1. vĩnh tiến says:

    Tôi có một vài góp ý:

    * Phần “Theo dòng sự kiện” không hợp lý , những sự kiện theo đó không liên quan gì đến bài chủ ở phía trên . Programme tìm một cách ngẫu nhiên những chữ giống trong bài chủ rồi cho hiện lên trong mục “Theo dòng sự kiện” không cho một kết quả chính xác .
    * Có những bài chủ đả đăng từ năm ngoái (2011) thinh thoang vẫn xuất hiện trong mục ‘Gần đây nhất”.
    * Những góp ý phải gần một ngày sau mới biết đả được hiện lên .Sự hạn chế góp ý vào bài chủ đả làm nãn lòng nhiều đọc giả .

  2. con vit says:

    toi khong biet cach vao chi dum thanh you

  3. Timsuthat says:

    Xin góp ý cùng độc giả.
    Tôi thử dùng “search box” của trang chính nhưng không được hiệu quả lắm, do đó tôi dùng search qua “search box” trực tiếp của browser (như trong Firefox, hay Internet Explorer với cái icon kính hiển vi), và trong Chrome browser thì đánh ngay vào trong Address bar; chỉ cần viết “site:danchimviet.info” sau cụm từ mình tìm. Cái lợi của cách này là quí vị có thể search bất cứ cụm từ gì, trong bài viết hay phần phản hồi, kể cả các tên hiệu của các độc giả trong phần này (tuy cũng có những results bị đưa lên “lây” do khác biệt giữa những “archives” và trang được website tạo ra theo tôi nghĩ, nhưng không quá bất lợi mà ta không thể dùng).

    Tỉ dụ, trong search box, nếu viết như dưới đây (phần sau ==> là giải thích):

    lequoctrinh site:danchimviet.info ==> sẽ tìm thấy tất cả các comments của ông LeQuocTrinh.

    “vận động cho nhân quyền” site:danchimviet.info => tìm các bài có câu chính xác như vậy; cần có ” vì có khoảng cách giữa các chữ.

    “hoàng sa” and “lại mạnh cường” ==> sẽ tìm thấy những bài có nói về Hoàng Sa và có comments của BS Lại Mạnh Cường; cần có chữ “and”.

    Đây chỉ là những ví dụ đơn giản về khả năng của advanced search của Google (Bing cũng có nhưng không chính xác; Google vẫn tốt hơn). Hy vọng nó giúp ích gì cho quí vị chăng?

    BBT/Webmaster:
    Số bài cho DCV dạo này có vẻ tăng rất nhanh, độc giả không kịp theo, nên thường phải tìm. Các phương pháp BBT nêu trên tôi công nhận vẫn ích lợi và cần thiết, ngoại trừ “chuyên mục”; như đã có các đ/g khác nói lên, nó không hữu hiệu lắm và tôi cũng đồng ý.

    Tôi đề nghị, nếu có thể, hãy dùng phương pháp “tag” thay vì chuyên mục vì một bài thường có liên hệ nhiều đề tài khác nhau. Có lẽ các chuyên mục cũng đã dựa trên căn bản này, nhưng hãy làm nó thành “explicit choice” để độc giả tìm kiếm dùng “checkbox”. Nhiều tiêu chuẩn để chọn, nhưng có lẽ theo tiêu chuẩn không gian và thời gian là hai tiêu chuẩn chính; tôi xin đề nghị vài lựa chọn “tag” đầu trong trang “tìm bài”:

    1: VN quốc nội, 2: VN hải ngoại, 3: Thế giới, 4: Lịch sử trước 54, 5: Lịch sử sau 54

    Và đương nhiên những chuyên mục là những tag khác: chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật, văn chương, điểm sách, luận đề ngoại lệ, v.v… Tôi đề nghị đơn giản chính trị+luật pháp với nhau, và kinh tế+xã hội với nhau vì hai mục này nó là do tác động từ chính trị và luật pháp (hay thiếu luật pháp!). Có thể trong một thời gian ngắn, một đề tài nào đó tự nó là môt “tag” cũng có ích.

    Xin góp ý kiến. Không biết mực độ công sức thế nào nhưng hy vọng nó có thể giúp cho discussion của BBT. Cám ơn BBT với tất cả những cố gắng của quí vị.

  4. JU MONG says:

    Tôi thấy như bên Dân Làm Báo là nhanh nhất.Khi tôi muốn đọc lại một bài nào đó,tôi chỉ cần nhớ vài chữ trong bài viết đó,hoặc vài chữ trong comment mà tôi đã gởi cho bài viết đó …vài chữ này tôi sẽ đưa vào mục “tim kiếm” là nó sẽ hiện ra vô số bài liên quan cho mình chọn,ví dụ như,tôi đưa vào mục tim kiếm :
    -” Tôi thì khác,tôi bám trụ tại đây “nó sẽ hiện lên vô số bài có câu nói của GS Tương Lai .
    -” Tôi yêu sự thật ghét giả dối”———————————————có câu nói của 3 Dê
    -” Việt Nam có nhiều gái đep ” —————————————-có câu nói của Thầy Chạy Triết .
    -” Đ.. M…tao cũng sợ”—————————————————-có câu nói của Thầy Chạy Tôn .
    -” Phong trào chiếm phố Uôn ở Niu Óc “—————————–có câu nói của Thầy Chạy Trọng .
    -” Dân Làm Báo là nhanh nhất “(Trong comment của tôi )nó sẽ hiện lên bài viết này .

    Có một điều tôi muốn hỏi,có phải là mỗi lần mình comment mình phải ghi lại địa chỉ i meo của mình hay không ? Nếu đúng vậy thì quá bất tiện , Có thể bỏ quy luật này được không ?

  5. xoathantuong says:

    Theo tôi nên bỏ:
    “3- Đọc theo chuyên mục:” kiếm rất khó vì không biết bài viết đó thuộc vào mục nào. Nhiều khi lúng túng tôi phải nhờ Google kiếm bài dùm.

    Thay vì các chuyên mục (bỏ hết) nên để ở hàng MENU “mục LƯU TRỮ, sau đó “Select Month””. Mục này tôi mới thấy khi đọc bài chỉ dẫn tìm kiếm này vì nó nằm tuốt ở dưới. Mục LƯU TRỮ theo tháng là dễ kiếm bài cũ nhất.

    Cho nhiều cách tìm càng làm rối trí người tìm.

    • Nguyen V N says:

      Tôi cũng bị vấn đề này.
      Toî xin đề nghị nên đễ lại ít nhất là 40 bài mới theo ngàỷ , chọn lọc bài nào có ít nhất 5 commentaires và cho vào archives chung.
      Như vậy thành viên không bị lúng túng , mất giờ; mất hứng nhất là bị đập mà không trả lời được, hoặc là đợi vài trự nhảy vào rồi bàn tiếp v.v.
      Xin cám ơn trước.

      Nguyen V N

  6. Nguyen V N says:

    Cám ơn BBT
    Tôi bị gặp vấn đề nàỷ viết xong là bị mất tích, nên cứ phải làm ngôi sao Favori để rồi không còn chổ favori nữa.
    Xin đề nghị tăng lên 30 hay 40 mới nhất mới đủ
    Merci
    Nguyen V N

  7. Ban Doc says:

    DCV ơi, vẫn khó tìm lắm, làm mất giá trị của trang báo đi rất nhiều! Phải thay đổi nhiều hơn nữa đi. Đơn giản hóa đi. Làm thế này không ai theo dõi được, nhất là các bài cũ. Mới đọc hôm nay, hôm sau tìm đã không ra nữa. Chán đời lắm!

Leave a Reply to Ban Doc