WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại những vận động cho nhân quyền

Ngay sau cuộc họp với giới chức Bạch Ốc, tối ngày 5/3 trong một bữa cơm do Cộng đồng người Việt vùng Washington D.C., Virginia và Maryland tổ chức, nhạc sĩ Trúc Hồ phát biểu cảm nhận về sự đón tiếp của Bạch Ốc và coi cuộc đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam như một trận thể thao, nghĩa là có thắng, thua hay huề.

Theo lời anh, trận tập họp ở Thủ đô Washington này là huề.

Còn ca nhạc sĩ Việt Dzũng biểu tỏ mạnh mẽ sự không hài lòng với cách Bạch Ốc đón phái đoàn. Anh nói: “Với 100 nghìn chữ kí của người Việt Nam mà tiếp đón chúng ta như vậy là một sự vô lễ.” Anh cho rằng Toà Bạch Ốc đã dành cho người Việt một buổi hội thảo với sự đón tiếp của một số nhân vật cấp thấp, từ cơ quan mới thành lập và với những người chưa chuyên nghiệp. Vì thế anh và nhạc sĩ Trúc Hồ đã bỏ ra ngoài trước khi cuộc họp chấm dứt.

Phát biểu trong bữa cơm tối nhạc sĩ Việt Dzũng còn nói: “Nếu Tổng thống Obama không muốn nhận 100 nghìn lá phiếu đó, chúng ta sẽ đem số phiếu cho những người khác.”

Như thế nhạc sĩ Việt Dzũng đã minh định chuyện Bạch Ốc tiếp phái đoàn là muốn tìm sự ủng hộ của khối cử tri gốc Việt. Điều này đúng một phần vì mọi dân cử đều cần đến lá phiếu của dân. Nhưng theo tôi đó không phải là lí do chính để giới chức của Tổng thống Obama gặp phái đoàn.

Nhắc lại lịch sử

Hai thập niên trước, ngày 5/10/1992 Bạch Ốc cũng đã có cuộc gặp tương tự dành cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, Cam Bốt và Lào mà tôi có tham dự. Vì còn một tháng trước ngày bầu chọn và Tổng thống George H.W. Bush, tức ông Bush cha, tái tranh cử nên nếu cho rằng ông Bush muốn kiếm phiếu của cử tri gốc Đông Dương thì luận điểm này đáng tin hơn là việc Tổng thống Obama muốn kiếm phiếu của người Việt lúc này, vì từ nay đến ngày bầu cử còn 8 tháng nữa.

Theo tôi, chính vì phản ứng rất nhanh và mạnh của cộng đồng người Việt trong việc tham gia kí thỉnh nguyện thư liên quan đến giao thương và nhân quyền Việt Nam khiến Bạch Ốc phải đáp ứng. Đó là cách làm việc của viên chức nhà nước trước những khiếu kiện hay thỉnh nguyện của dân, một việc rất bình thường trong sinh hoạt chính trị Mỹ.

Về cách thức Bạch Ốc đã tiếp phái đoàn, trước những phàn nàn, chê trách của một số người, tôi có những ghi nhận sau:

1/ Nơi đón tiếp: Eisenhower Old Executive Building là một phần của Bạch Ốc trong đó có văn phòng của Phó Tổng thống. Phòng họp dành cho người Việt hôm 5/3 cũng như năm 1992 là nơi thường xuyên có gặp gỡ giữa giới chức chính quyền với truyền thông và các tổ chức, hội đoàn đại diện quần chúng.

Nhiều người Việt không hiểu nên khi nghe được Bạch Ốc đón tiếp thì liên tưởng sẽ vào nơi tổng thống làm việc. Như thế điạ điểm đón tiếp không làm giảm đi sự quan tâm của giới chức hành pháp đối với vấn đề.

2/ Tiếp đoàn người Việt là giới chức cấp trung hay thấp. Năm 1992 đoàn người Mỹ gốc Đông Dương có tất cả 70 đại diện Việt, Cam Bốt và Lào.

Tổ chức tiếp phái đoàn là ông Clayton Fong, phụ tá tổng thống đặc trách giao tế và giới chức có mặt để trình bày chính sách là các ông Kenneth Quinn, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao về Đông nam Á; ông Frank Keeting đại diện Bộ Phát triển Gia cư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hành phó giám đốc văn phòng định cư người tị nạn và ông Charles Kolb phụ tá tổng thống về chính sách đối nội.

Hôm 5/3/2012 phái đoàn người Việt được đón tiếp cũng bởi giới chức giữ các vai trò tương đương trong chính quyền hiện tại, cộng thêm người từ các cơ quan mới, không có vào năm 1992 như Ban Sáng kiến về người châu Á hay Văn phòng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao.

Các giới chức hiện diện là ông Jon Carson giám đốc văn phòng liên lạc cộng đồng, ông Eddie Lee phụ trách liên lạc cộng đồng gốc Á, ông Eric Burboriak đặc trách Đông nam Á của bộ ngoại giao, Tiến sĩ Quitan Wiktorowicz từ Hội đồng An ninh Quốc gia. Cấp cao nhất là ông Michael Posner, Phụ tá Ngoại trưởng về Dân chủ và Nhân quyền là chức vụ lập ra sau này để đáp ứng với chính sách ngoại giao thăng tiến dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ.

Kỹ sư Đỗ Thành Công từ San Jose tham dự buổi đón tiếp và nhận định sự có mặt của ông Posner nói lên mức quan tâm về nhân quyền của Hoa Kỳ ở cấp độ cao nhất. Ông Công nói nguyện vọng của chúng ta chắc chắn sẽ được chuyển lên Tổng thống Obama và như thế là một điều thành công trong cuộc vận động cho nhân quyền.

Hoa Kỳ nói có quan tâm đến những người đối kháng ở Việt Nam

3/ Bất bình với đáp ứng của giới chức Mỹ: Theo luật sư Đỗ Văn Quang Minh có mặt hôm đó thì các giới chức không trả lời rõ Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp cụ thể nào để áp lực chính phủ Việt Nam cải tiến nhân quyền.

Không chỉ tại cuộc gặp hôm 5/3 người Việt không được nghe Hoa Kỳ nói rõ những bước cụ thể.

Trong cuộc họp với Bạch Ốc vào tháng 10/1992 người Việt cũng như người Cam Bốt và Lào ít chú trọng đến các chính sách đối nội của Hoa Kỳ như chuyện định cư, công việc, nhà cửa cho người tị nạn mà hầu hết đều muốn Hoa Kỳ chú trọng đến đối ngoại.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi của Hội Y sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ lúc đó đã phát biểu rằng ông không quan tâm đến chính sách nội điạ, quan trọng nhất ông muốn chính quyền Tổng thống Bush cho biết rõ một lịch trình để đem lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Thượng tọa Thích Giác Đức cũng phát biểu về tự do tôn giáo tại Việt Nam với yêu cầu của Hoà thượng Huyền Quang về việc có một giáo hội độc lập với nhà nước.
Ông Kenneth Quinn đã trả lời rằng con đường hữu hiệu nhất để có thể buộc Hà Nội tôn trọng các quyền tự do căn bản là ngoại giao thầm lặng. Thời điểm đó Hoa Kỳ nối kết việc bang giao và bỏ cấm vận với Việt Nam vào bản lộ đồ giải quyết vấn đề Cam Bốt, tìm kiếm người Mỹ mất tích (POW-MIA). Liên quan đến nhân quyền, lúc đó việc thả tù cải tạo là quan tâm chính của Hoa Kỳ.

Luôn quan tâm

Tuy ít khi công khai bàn về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng chính phủ Mỹ luôn quan tâm. Bằng chứng là Tổng thống George W. Bush, tức ông Bush con, đã tiếp bốn người Việt đại diện cho các đảng chính trị vào tháng 5/2007 trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và cuộc gặp của ông với các sinh viên Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan cho thấy người đứng đầu hành pháp Mỹ được báo cáo đầy đủ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Đó là những hành động cụ thể nhất để Hoa Kỳ biểu tỏ sự quan tâm đến vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Có được những động thái tích cực đó từ hành pháp Mỹ chính là do sự lên tiếng và vận động của người Việt hải ngoại.
Trong cuộc vận động gần đây nhất, 150 nghìn chữ kí nói lên sự đồng tâm của người Việt. Nhạc sĩ Trúc Hồ và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã là những người góp nhiều công sức – anh Trúc Hồ vận động quần chúng, Tiến sĩ Thắng vận động hành lang – để nâng cao tiếng nói cho nhân quyền Việt Nam.

Trong những thập niên qua, nhờ người hải ngoại bền bỉ lên tiếng nên tù cải tạo được định cư, nhiều tù nhân lương tâm được thả như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ v.v… hay nếu có ai còn trong tù thì cũng không bị đối xử tệ hại.

Cách mạng dân chủ đang đến ở nhiều nơi. Nhưng tiến trình dân chủ cho Việt Nam vẫn còn là một bước dài vì như nhạc sĩ Trúc Hồ đã phát biểu với báo chí sau cuộc gặp ở Bạch Ốc: “Cuộc tranh đấu cho nhân quyền còn dài và nhiều gian truân”.

Vận động của người Việt hải ngoại sẽ giúp những nhà hoạt động nhân quyền trong nước vững tin hơn vào con đường đang theo đuổi để đưa đất nước đến tự do dân chủ theo với xu thế của thời đại.

Nguồn: BBC

 

23 Phản hồi cho “Nhìn lại những vận động cho nhân quyền”

  1. DâM Tiên says:

    Bùi Văn Phú biết gì về Tù Cải Tạo, mà nói bừa.
    Ai ai bên này mà…xin cho Tù sang Mỹ, hay thế?

    nhìn lại,, ngay khu Tù vô chuồng cọp, thì vài
    tháng sau —Tháng Mười 1975 — TNS McGovern
    sang Saigon v/v HĐ Ba lê và về Tù…

    Tù ra Bắc tháng 7/1976, thì cuối năm 1976, Hồng
    Thập Tự LHQ sang gặp ông Đồng, về Tù.

    Tháng Ba 1979, hội nghị Geneve họp về thuyền
    nhân, và về Tù.–Tháng Sáu 1982, hai bên Mỹ
    và VNCS đồng ý cho Tù đi đỉnh cư…

    Vậy xin Bùi văn Phú đùng cho TÙ đi Mỹ là
    do bà…Thơ xin nhá ! ( Tù đi Mỹ, tốn hàng hơn
    tỉ bạc USD, chứ đâu giỡn. Ông Thiệu xin có
    300 triệu USD mà chẳng được).

  2. DâM Tiên says:

    Thứ Tư, 29 tháng 2 2012

    Hoa Kỳ muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam
    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh
    quan điểm chính thức nhân chuyến đi thăm Hà Nội mới đây
    của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell.
    Việt Nam là một quốc gia trọng yếu tại vùng châu Á-
    Thái Bình Dương, và là một trong những quốc gia Hoa Kỳ
    sẽ cộng tác chặt chẽ trong nhiều thập niên tới.

    Ý Bàn tới : Thế này hàng vạn thỉnh thư PHẢN chánh trị
    cũng chỉ là mây qua, chỉ là mây qua.–Buồn trong tự hào.

  3. Khinh Binh says:

    Việt Dũng, Trúc Hồ là những người có lòng, nhưng thiếu kinh nghiệm về vận động chính trị. Nhũng phát biểu của họ đã biến “thỉnh nguyện” thành việc đổi chát, mặc cả, và thậm chí áp lực. Một triệu lá phiếu, nếu có đi nữa, nên để cho các chính trị gia (như TT Obama…) hiểu ngầm (sức mạnh của nó) mà thôi.

    Không trách họ,nhưng trách những người “cố vân” (tôi tin là có) đã non nớt khi để cho các anh ấy phát biểu những điều không nên nói ra.

    • Yêu Sự Thật says:

      Phát biểu những điều không nên nói ra như thế, là vì các anh ấy không hiểu về chính trị và ‘non nớt” về ngoại giao, đừng nên nghi ngờ và đổ lỗi cho người khác khi mình không biết rõ.
      Bạn và tôi cũng phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình, cho dù có ai đó đã ‘cố vấn’, phải biết suy nghĩ, không thể hễ ai nói sao thì mình làm y như vậy!

  4. DâM Tiên says:

    Cộng đồng VN ?
    Xin nhớ cho: đây chỉ là một tập thể người VN hải ngoại,
    phần lớn là nạn nhân ngày 30-4-1975; phần còn lại là
    di dân kinh tế.

    Tập thể còn phân cách, dị biệt, chưa có lãnh đạo , chưa
    có thống nhứt chỉ huy, chưa có nội quy hay hiến chương,

    lại là công dân của người ta,

    thì cộng đồng không đại diện cho ai, chẳng có tính pháp
    nhân nào.

    Cộng đồng phải chào cờ người ta, phải theo ,luật người ta
    mà thôi. Léng phéng đi ra lề đường, đi ngược lại chính sách
    của chủ nhà mình, thế nào được, mà… thỉnh hay… nguyện?

    • Yêu Sự Thật says:

      Ông DâM Tiên ăn nói lung tung quá.
      Tập thể VN thì cũng là cộng đồng VN.
      Căn cứ vào đâu mà ông bảo ‘phần lớn là nạn nhân ngày 30-4-1975; phần còn lại là
      di dân kinh tế’ ? Vậy ông DâM Tiên là nạn nhân hay di dân kinh tế?

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa xin phép bình loạn cuối mùa để cười …. ra nước mắt cuối tuần chuyện dân ta nhé :-( !

    Trúc Hồ (TH) coi đây là một trận cầu (đá banh chẳng hạn) !

    Tôi hoàn toàn đồng ý 101 % và từng góp ý đó là một SỰ THỬ THÁCH (a challenge) quan trọng cho cộng đồng VN hải ngoại trong công tác lobby chính giới Mỹ vào thời điểm then chốt (critical time) là đúng vào mùa vận động bàu cử tổng thống Mỹ đang bắt đầu sôi động.

    Cộng đồng người Việt đã từng thực hiện những cuộc vận động chính trị (campagne politique) còn “ác liệt” hơn thế và kết qủa là chiến thắng ngoạn mục, ai nấy đề hả hê và tin tưởng rồi ra “chính nghĩa thắng gian tà” !
    Thưa tôi muốn nhắc lại chuyện vận động trường kỳ và nhiều khó khăn cách đây đã lâu, khi UNESCO, qua sự vận động ngầm của Liên Xô và các nước đàn em CS lúc đó, muốn đề cao Hồ Chí Minh bằng sự việc là nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ, mưu toan tìm cách phong cho ông ta thành một trong những VĨ NHÂN THÊ GIỚI !

    Cộng đồng người Việt hải ngoại ở Tây Âu và Bắc Mỹ rất tức giận và muốn nổi khùng lên, bởi thảm cảnh thuyền nhân (boat people) vẫn còn chưa dứt, máu của dân lành vô tội trong các vụ việc như Cải cách Ruộng đất ở đất Bắc, rồi vụ án văn học chấn động Nhân Văn Giai Phẩm, vụ xâm lăng miền Nam bằng vũ lực, dẫn đến thảm sát Mậu Thân ở Huế, đều do một tay già Hồ chủ xướng và bắt phát súng lệnh cho thi hành ! Hắn chính là một tên đồ tể, mang tội diệt chủng (génocide) mà lại được coi là vĩ nhân của nhân loại thì thật … hết ngôn từ mà nói mà chửi thề !

    Thời đó chưa có email hay internet, cũng như nếu có thì chữ Việt viết còn bỏ dấu tay, nghĩa là muôn vàn khó khăn trong thông tin bình luận qua thông tin đại chúng, như báo chí, truyền thanh truyền hình, Nhưng các thần trí VN vẫn tụ hội lại, chẳng những viết THỈNH NGUYỆN THƯ, THƯ PHẢN ĐỐI … cùng bài báo lẫn sách in ra lộ mặt nạ Hồ Chí Minh và đồng bọn.

    Cuối cùng thấy đúng là sợi “gân gà”, nuốt vô không nổi dù nhả ra rất tiếc, nên UNESCO lặng im không đá động gì đến chuyện “phong thánh” cho Hồ, bởi chỉ thây những xấu xa đê tiện của y bị bộc lộ ra thôi !

    Rồi những vận động chống lại THANH LỌC (SCREENING) và HỒI HƯƠNG BÓ BUỘC các thuyền nhân VN hồi cuối thập niên 80 ở ngay trước trụ sở Cao Ủy Tị nạn LHQ (HCR), cũng qui tụ hàng ngàn đồng bào ở khắp thế giới đến biểu tình “ăn vạ” mấy ngày liền, để ủng hộ cho phái đoàn bên trong đang hội họp (ông Võ Văn Ái đã hiện diện và là khuôn mặt quen thuộc khi khởi kiện CSVN qua chính sách HỘ KHẨU với công an khu vực, nhất là HỆ THỐNG TÙ CẢI TẠO) !

    Còn vụ Trần Trường nổ to chẳng khác gì bom ngày Nine One One trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
    Tượng tự vụ chống Tàu gây hấn ở Biển Đông hay vụ cho Tàu khai thác mỏ Bô xít ở Tây Nguyên ! Vụ này còn nổ lung tung khắp nơi có cộng đồng người Việt hiện diện, nghĩa là trong và ngoài nước, cả ba mìền đất nước …

    Tóm lại, khi cần người Viêt quốc gia luôn luôn sẵn sàng đánh Cộng ở mọi mặt trận và ở mọi nơi, cho dù họ không khoái làm chính trị chút nào hết cả. Tuy nhiên luôn luôn họ BÀY TỎ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ ở mọi nơi mọi lúc !
    Cứ xem biết bao nhiêu là đoàn thể chống Cộng dưới mọi dạng thức, nhưng chả thu hút bao nhiêu nhân sự, nhưng báo đài web blog chống Cộng với số lượng độc giả rất đông đảo thì như sao buổi tối và lá cây trên rừng vào mùa xuân. Thôi thì mới cũ đủ hết, độc giả cũng thiên hình vạn trạng.

    Kết luận, vụ việc ngày 5 tháng Ba vừa qua chỉ là một trong muôn ngàn thử thách mà người Việt chống Cộng đã trải qua và thắng lợi vẻ vang.

    Cho nên TH đánh già là Huề, nhưng ngược lại tôi cho là ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 2012 !
    Đó sẽ là một viên gạch qúi, không một hòn đá tảng lớn, đóng góp việc xây dựng cho con đường dân chủ hóa VN

    Cũng phải thừa nhận chiến thắng đó KHÔNG HOÀN HẢO, bởi sau đó là sự phân hóa trong hàng ngũ người Việt chống Cộng. Hình như đó là NGHIỆP CHƯỚNG hay căn bệnh cố cựu mât đoàn kết luôn luôn có mặt sau những chiến thắng lớn nhỏ.

    Cứ xem sau vụ Trần Trường và những vụ khác thì rõ lời tôi nói không sai !

    Dưới nhãn quan riêng, tôi cho là CHÚNG TA CHƯA QUEN SINH HOẠT CHÍNH TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ TỰ DO THẬT SỰ !
    Cái quán tính độc tài vẫn còn nằm sâu trong tim óc mọi người Việt thì phải, cho dù đã may mắn xa lánh khỏi cái môi trường ô nhiễm độc tài đảng trị Việt Nam hàng mấy thập niên qua; thậm chí sống ở những nơi văn minh với dân chủ bậc nhất nhì thế giới !
    Vẫn còn căn bệnh cố hữu GIA TRƯỞNG khi gặp dịp là bộc lộ ra thật mãnh liệt !

    Nói tóm lại, chỉ thấy trò ĐOÀN KẾT SAU LƯNG TÔI , hay nhất trí trong cuộc họp để rồi không đồng ý trong hành động với hệ quả là đánh nhau như kẻ thù truyền kiếp. Cùng một mẫu số chung chống Cộng vì đã là nạn nhân CS, nhưng để rồi lại chống nhau nhiều hơn chống Cộng !

    Chống Cộng mà thở ra toàn hơi đồng phục trong tư tưởng và hành động là sao nhỉ !???
    Đúng là THÀY CHẠY luôn :-(( !

    • DâM Tiên says:

      Cái chàng quân y này, ngày xưa cặm cụi chữa lính
      sa trường, nhiều khi 24/24 giờ quên cả lương khô,

      mà nay lại còn mang bút lông ra chữa chạy cái vết
      thương ‘gia trưởng” cho PhiTuyết Hồ sao đa?

      Khó lắm, khó lằm… Tự ái mà to hơn tình nước,
      thì chỉ có thành…không.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Nói thẳng ra là cuộc vận động nhân quyền dân chủ cho VN.như vậy cũng đã thành công rồi,chứ không nên
    phân tích theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”,thậm chí có người còn “vẽ rắn thêm chân” để gây nghi kỵ bất hoà
    không đáng có theo ‘bình loạn’ chủ quan của mình.
    Đây là bệnh chủ quan mà chỉ người có chút học thức thường mắc phải,trong đó có những người chưa hề
    làm việc gì thiết thực cả,chỉ theo ‘nghiệp’ làm báo một cách tình cờ (chứ không học ở trường lớp nào ra)
    mà ta thấy qua những tờ báo biếu ở Mỹ.Chính họ là những kẻ chuyên “vạch lá tìm sâu”,có ít xít ra nhiều,suy luận theo kiểu “suy bụng ta ra bụng người” v.v.Có điều là ở nước tự do báo chí nên họ có cái quyền ngôn
    luận mà ta không thể làm gì họ được cả,trừ ra kêu gọi sự hiểu biết và trung thực của họ mà thôi !
    Về cuộc đấu tranh của cộng đồng người HN.ở ngoài nước,tôi thiễn nghĩ chúng ta cần phải hiểu là Mỹ có
    ưu thế hơn chúng ta về biện pháp đòi hỏi nhân quyền vì chính phủ Mỹ có khả năng gấp bội chúng ta để đe dọa nước khác.Trong vấn đề nhân quyền,phải thẳng thừng mà nói thì Mỹ và cộng đồng chúng ta đang lợi
    dụng lẫn nhau nhưng Mỹ chiếm ưu thế trong việc lợi dụng đó.Hãy nhớ cách đây mấy năm,Bush đã mời
    nhiều tổ chức chính trị cũng như cộng đồng vào Tòa Bạch Ốc để hỏi ý kiến về VN.Tuy nhiên,tiếp đó Bush qua VN.sau khi đồng ý cho VN.vào WTO.mà không nói gì ngoài chuyện này cả.
    Điều đó cho ta thấy rằng cách thức gây áp lực của cộng đồng khác với cách thức của Mỹ và nếu muốn thành công thì ta cần phải biết thế đứng của mình ở đâu để tranh đấu một cách thực tế,chứ không nên đánh giá theo cảm tính về chổ tiếp và quan chức cao cấp nào tiếp rồi thất vọng và mất đoàn kết !
    Hãy thận trọng vì chính ở chổ này mà nhiều kẻ với ý đồ khác nhau nhảy vào “đâm bị thóc,chọc bị gạo”
    gây nãn lòng những người hoạt động cộng đồng lâu nay vốn được giới chính trị Mỹ biết đến.
    Nước ta thì chính chúng ta phải lo nhiều nhất,chứ chẳng ai….dư hơi lo cả nhưng nói thế không có nghĩa là chúng ta coi thường sự vận động ủng hộ từ nước khác,nhất là Mỹ.

  7. tracy says:

    Tôi không hiểu tại sao Việt Dũng có thể nói , đại khái “người Việt hải ngoại sẽ không bỏ phiếu cho ông Obama vì chuyện ông ta không tiếp xúc với phái đoàn của TNT”? Hơi thất vọng về Việt Dũng. Có lẽ các anh ấy đã quá lạc quan về chuyện TT Obama phải tiếp xúc với phái đoàn vì có nhiều người ký tên chăng?
    Việc TNT yêu cầu VN không đàn áp quyền tự do ngôn luận của người Việt gốc Mỹ là việc trọng đại của người dân VN và của người Mỹ gốc Việt, nhưng nó không phải là việc có tầm vóc quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay của nước Mỹ, của ngườ Mỹ.
    2/ NVHN ký tên trong TNT vì vấn đề nhân quyền của VN, còn việc bỏ phiếu cho Obama không vì sự hiện diện trong buổi tiếp nhận TNT mà chúng tôi bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cho Obama. Chúng tôi, người Mỹ gốc Việt, khi bỏ phiếu cho ai làm TT vì quyền lợi của đất nước Hoa Kỳ, chứ không chỉ vì việc TNT. Vả lại , khi thấy việc làm ký tên vào TNT là việc đúng cho người dân VN, chúng tôi ký tên vào, chứ không vì nghe theo Việt Dũng(hay Trúc Hồ) mà ký vào đấy.
    3/ Việt Dũng có thể thất vọng vì Obam không xuất hiện, anh ấy chỉ nói lên sự thất vọng của chính mình là sẽ không bỏ phiếu cho Obama, chứ đừng nên phát biểu thế cho trên 140 ngàn người đã ký tên vào TNT. VD không đại diện cho tất cả 140 ngàn người ký tên vào TNT , trong đó có tôi.

    • Nguyen V N says:

      Thưa bạn Tracy

      Phản ứng của Trúc Hồ và Viet Dzũng là một phản ứng rất sáng suốt minh định sức mạnh của 150 ngàn chữ ký và sẽ có hơn 200000 ngàn phiếu mà Lập pháp và hành pháp Mỹ bắt buộc phải chiếu cố và ve vảng.
      Chính trỉ đối ngoại là một cuộc trao đổỉ chính quyền Mỹ đã bán à bức tư; VNCH đễ đổi lấy 600 tù binh Mỹ và còn đi đêm với CSVN 37 năm qua bất chấp tiếng kêu của nhân dân VN và cả 2 triệu người Mỹ gốc Việt.

      Lần đầu tiên CĐNMy gốc VNCH đã khám phá sức mạnh vô cùng lớn của mình trong mọi cuộc bầu cử nhất là TT thì tại sao chúng ta không dùng như Lobby Juif đã dùng mỗi muàa bầu cử.

      Truc Ho và équipe đã thành công với sự hợp tác của toàn thể các cộng đồng thì đây l lúc mà chúng ta phải đặt tin tưởng vào họ đại diện ta đễ bước thêm những bước mới. Khi TH và VD đã đươc hoan nghenh nhiẹt liet trong buôi cơm tối ngày 5/3/ 2012 là cuộc xác nhận vai trò chính của TH và sự tin tưởng của mọi cộng đồng mà tôi cho đó là Hội nghị Diên hồng VN tại HN.
      Tôi thấy không có lý do gì và rút lại sự tin tưởng ấỷ xin bạn đừng chercher Midi à quatorze heures. Cái trớn đó khhông nên cưởng và cũng cản lại được vói sự nồng nhiệt hào hứng của tất cả.

      Ta đang cầm cán daỏ họ muốn phiếu ta thì phải ủng hộ cuộc tranh thủ nhân quyền của chúng tả cuộc trao đổi là thế đỏ không lý gì cho không lá phiếu khi 37 năm trước họ đã bán Miền Nam VN cho CS đễ trao đổi. Tôi tin 7ă tiếng vỗ tay VDzung là sự tán đồng cái sáng suốt và biết dùng sức của mình.
      Nguyen V N

    • Hải Đăng says:

      Tracy nói rất đúng! Đồng ý với you như rứa.

    • Bần-Nông says:

      Với tôi, bạn nghỉ rất đúng. Đây là những ý nên tiếp nhận & suy nghỉ khi sống trên xứ Mỹ. Người xưa có nói: “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục” (hihihi… ko biết tôi nói có đúng câu người xưa ko?), cho nên chúng ta phải biết mình là ai, muốn gì & làm gì?

    • tracy says:

      Và tôi có một nhận xét khác. Đây là quốc gia Hòa Kỳ, TNT là của người dân Hoa Kỳ, nên đề nghị lần sau mang nhiều lá cờ của Hoa Kỳ hơn nữa , vì đối người Mỹ , lá cờ của họ tượng trưng cho dân chủ và nhân quyền. Có bao giờ quý vị đặt mình vào tâm trạng của người Mỹ thật sự chưa? Tôi nghĩ rằng chưa ! Quý vị chưa bao giờ thật sự nghĩ mình là người Mỹ gốc Việt mà chỉ là người Việt sống ở Mỹ mà thôi.

  8. TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG says:

    Từ sau việc ký TNT và gặp gỡ đại diện của Toà Bạch Ốc đến nay, có nhiều bài liên quan đã được viêt ra. Bài viết thì nhiều, nhưng cũng như dư luận chung, có thể gộp lại trong hai hướng. Một hướng thì tỏ ra hoan hỉ, xem vụ TNT như một ” thành quả vĩ đại”. Hướng khác thì tỏ ra không hài lòng với phản ứng của Tòa Bạc Ốc, phàn nàn về nội dung buổi toạ đàm với đại diện chính phủ, và đổ lỗi cho nhau về kết quả chưa thoả với mong ước chung đó.

    Điểm nổi rõ của các bài báo liên quan, cũng như dư luận chung trong CĐ, là chưa thấy một bài nào được viết ra theo hướng duyệt xét lại vụ TNT một cách toàn diện, nêu lên những gì đã làm được, những gì còn bất cập, thành thật đánh giá năng lực của những người cầm đầu, khả năng tổ chức, trình độ hiểu biết chung của các thành viên trong CĐ về sinh hoạt chính trị ở Mỹ, ý thức đoàn kết, phát hiện những nhà lãnh đạo tiềm tàng, v.v…, từ đó rút ra một bài học giúp CĐ chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc vận động khác trong tương lai.

    Mong sao những bài viết sắp đến tránh dẫm lại vết chân của những bài đã qua, sẽ được viết ra theo chiều hướng mới hơn, không đề cao hay đánh bóng quá đáng thành quả chung của CĐ, không công kích cá nhân này mà lên án mạnh mẽ người nọ, chỉ tập trung vào việc lượng định mọi diễn tiến một cách khách quan, từ việc thảo nội dung TNT, việc xác định mục đích và khẩu hiệu của cuộc vận động, cung cách ứng phó với đại diện Tòa Bạch Ốc, vấn đề tổ chức, về vấn đề lãnh đạo của CĐ, vấn đề ý thức vai trò của người Việt ở hải ngoại trong cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam, v.v…Thiết nghĩ viết như vậy mới có ích hơn cho dư luận chung.

    Mong lắm thay!

    • Nguyen V N says:

      Xin tán đồng với bạn Trương đình Trung

      Đó là những điều thiết thực mà CĐNV HN phải làm đễ bước những bước tiến mới một cách đoàn kết hiệu quả như ngày 5/3 /2012

      Xin cảm ơn TĐT
      Nguyen V N

    • Trung Kiên says:

      Thiển nghĩ bài viết của tác giả Bùi Văn Phú mang tính khách quan và xây dựng, không “đánh bóng” hay “chỉ trích” cá nhân nào. Một bài viết thế này có giá trị và rất đáng trân trọng!

      Dĩ nhiên, TNT với 149’834 chữ ký là một kỷ lục, và 200 NVHN được mời vào Toà Bạch ốc hôm 5/3/2012 là một “sự kiện lịch sử” chưa từng xảy ra với cả nước Mỹ lẫn CĐNVHN từ trước đến nay (tác giả cũng đã so sánh với cuộc gặp gỡ TT năm 1992)

      Đồng ý với bạn TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG rằng;…cần “thành thật đánh giá năng lực của những người cầm đầu, khả năng tổ chức, trình độ hiểu biết chung của các thành viên trong CĐ về sinh hoạt chính trị ở Mỹ, ý thức đoàn kết, phát hiện những nhà lãnh đạo tiềm tàng, v.v…, từ đó rút ra một bài học giúp CĐ chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc vận động khác trong tương lai.“…

      Tuy nhiên, phải đánh giá trong tinh thần xây dựng chứ không phải để chỉ trích, cáo buộc, đâm bị thóc, thóc bị gạo để gây chia rẽ, “tô hồng trét phấn người nọ, – bôi nhọ hay xúc xiểm người kia” một cách vô trách nhiệm và vô thức theo kiểu một số người “viết” và “comment” như đã và đang xảy ra…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bạn,

      Một sực việc được quan sát dưới nhiều góc cạnh, cũng như cùng một góc cạnh, nhưng được mổ xẻ tỉ mĩ theo cách riêng, theo tôi rất cần thiết cho người đứng ngoài (outsiders) như chúng ta đây. Bởi thế chúng ta mới nắm vững vấn đề mà thảo luận.

      Bằng chứng là các anh mù sờ voi, tả lại mỗi anh một khác khi sờ vòi voi, chân voi, tai voi và đuôi voi. Cũng như anh sờ chân trái hay chân phải, hoặc chân sau chân trước cũng nói khác nhau ít nhiều.
      Chả thế mà phim Rashomon của đại đạo diễn Nhật Akira Kurosawoa đã trở nên tác phẩm bậc thầy (masterpiece) và vang danh mãi mãi. Phim về một vụ giết người, mà mỗi người lại tả lại một cách khác nhau , từ tên tướng cướp là thủ phạm cho đến người vợ nạn nhân và nạn nhân (được gọi hồn) là một samurai.

      Còn nếu xem cho biết tin tức, thì qủa thực là nhàm chán, do same same với nhau cả !

      Lão ngoan

  9. DâM Tiên says:

    Chúng ta ô ê chủ quan đến bượtch kười !

    Hoa Kỳ dụng ý nắm lấy ” nguyên con” một
    CSVN để khai thác hay xoay chuyển tình
    thể theo kế hoạch của HK.

    Mình tưởng bở,,, thỉnh cái này… xin cái
    kia, nào thằng HK có theo ý ta không ?

    CSVN đang nằm trên cái khay ăn của
    chú Sam mà. Ai cho ta đụng vô cái khay ?

  10. nguyenha says:

    Anh Trúc Hồ dã xây dược” nền móng” cho mọi người Việt ở Dất Mỹ(nói riêng) và khắp Thế-giới(nói chung),khi muốn nói hoặc muốn dặt vấn dề Nhân-Quyền với các Chính khách Mỹ hoặc các nước khác,vì sau lưng dã có hàng trăm ngàn người là “nhân chứng”cho sự việc!! Dó là thành-công lớn!.Cố nhiên,dường tranh dấu còn dài,nhưng chúng ta dã có “vốn liến ” ban dầu, dó là “quần chúng”và “niềm tin”.Dây chính là lúc
    dể những nhà tranh dấu cho Nhân-quyền (trong cũng như ngòai nước)vửng niềm tin tiến bước.Dây cũng
    chính là lúc dể những ai còn “ngập ngừng”hãy mạnh dạng dấn thân! Chân lý dã rỏ,không ai còn ưa thích caí Chế-dộ phi -nhân-quyền dang trị-vì DẤt nước.Các bạn trẻ hảy tiến lên,Dất nước tương lai là của các Bạn!!

Leave a Reply to Yêu Sự Thật