WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tăng trưởng không cần tăng việc làm? Bí ẩn Mỹ?

“Một số người cho rằng chúng tôi (gia đình Rockefeller) là  bộ phận của một âm mưu bí mật, hoạt động chống lại lợi ích cao nhất của nước Mỹ, câu kết với những thế lực khác để thiết lập một cấu trúc và chính sách kinh tế toàn cầu, một thế giới duy nhất. Nếu bị kết án như vậy, thì tôi đúng là có tội và tôi tự hào về điều đó”

(Hồi ký David Rockefeller, trang 405.)

David Rockefeller. Nguồn: businessweek

Có vẻ như trong chúng ta có ít người thoát khỏi sự lôi cuốn của những câu chuyện bí ẩn. Có nhiều chuyện bí ẩn tiêu tốn công sức và tiền bạc của nhiều nhà nghiên cứu. Chẳng hạn như bí ẩn về cái chết của Toutankhamon, vị pharaon lên ngôi từ khi 9 tuổi, vừa được dỡ bỏ trong tháng hai vừa rồi (02/2010), là kết quả một công trình nghiên cứu 5 triệu đôla. Tốn kém, nhưng dẫu sao thì cũng có kết quả. Có những bí ẩn, như vụ ám sát tổng thống Kennedy, cũng tốn kém không ít, nhưng 40 năm đã trôi qua và với 60 000 công trình nghiên cứu, bí ẩn vẫn còn nguyên.

Earl Warren, chủ tịch Ủy ban Warren, do chính Lyndon Johnson chỉ định, đã thú nhận ngay từ năm 1964: “Có những việc không thể được sáng tỏ trong cả cuộc đời của bạn và của tôi, đó là những sự việc có thể làm nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

Nghĩa là, nếu là bí ẩn nhân tạo, thì có thể phải là một bí ẩn vĩnh viễn.

Một trong những bí ẩn ấy là sự “tăng trưởng” của nền kinh tế Mỹ hiện tại.

Ben Bernanke và những người “cùng hội cùng thuyền” với ông luôn miệng khẳng định nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng trở lại – nhờ có họ và theo họ. Nhưng thất nghiệp thì vẫn tiếp tục tăng! Từ đầu khủng khoảng, 8,4 triệu việc làm đã biến mất trên đất Mỹ và chính phủ Mỹ không thể giữ được tỷ lệ chính thức xuống dưới 10% (9,7% trong tháng 3/2010).

“Các điều kiện trong thị trường lao động Mỹ đang bị hư hỏng một cách đáng sợ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 10,2% và 200,000 việc làm bị mất đi  trong tháng mười, nếu bao gồm cả số người thất nghiệp do“ không hợp nguyện vọng” và những người làm bán thời gian, thì tỷ lệ thất nghiệp phải là 17,5%”, báo Daily News chủ nhật đăng như vậy.

Bernanke phải giải thích điều đó. Đúng là chính phủ Mỹ đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đôla để bơm cho nền kinh tế. Đúng là chính phủ Mỹ liên tục công bố tăng trưởng , chỉ số tiêu dùng tăng , niềm tin của các hộ gia đình tăng, giá nhà và bất động sản đang nhích dần lên v.v.. nhưng FED thì vẫn tuyên bố “chưa phải lúc có thể tăng lãi suất”, “lãi suất thấp sẽ vẫn cần phải được duy trì” không biết đến bao giờ?!.Việc làm vẫn tiếp tục bị phá hủy từ tháng này sang tháng khác và điều này làm bẩn bức tranh hấp dẫn mà FED và chính phủ Mỹ cố gắng phết sơn lên.

Sau nhiều suy ngẫm, cuối cùng thì Người quyền lực nhất hành tinh, vị chủ tịch của FED Ben Bernanke, cũng đưa ra lời giải cho những nghịch lý trên như sau:

1. Suy thoái, ông thú nhận trước Quốc hội, thực sự nghiêm trọng hơn ông tưởng.

2. Các Doanh nghiệp đã biết cách duy trì sản xuất, mặc dù không tăng nhân lực.

Kèm theo, Ryadh Benlahrech cũng nhắc đến trên Money Week, rằng các doanh nghiệp Mỹ đã công bố lợi nhuận kỷ lục trong quý tư năm 2009. Bằng cách nào vậy? lợi nhuận thu từ việc giảm chi phí? Nếu vậy thì không có gì hơn là kế hoạch giãn thợ ồ ạt và phi địa phương hóa sản xuất.

Các cơ quan nghiên cứu và thống kê Mỹ không nói gì về việc tăng mức tự động hóa hay một cuộc cách mạng năng suất được thực hiện trong các doanh nghiệp công nghiệp Mỹ, để họ có thể phế thải hàng loạt lao động mà vẫn giữ được sản lượng và nhờ thế mà tăng lợi nhuận. Mặt khác, thực tế là các doanh nghiệp Mỹ đã chuyển sản xuất của họ ra nước ngoài, bằng cách đó, họ không cần tới lao động Mỹ nhưng vẫn duy trì được thu nhập, và đương nhiên là lợi nhuận cao hơn, vì chi phí cho lao động nước ngoài thấp hơn. Có phải vì thế mà PIB vẫn tăng, nhưng việc làm trên đất Mỹ thì vẫn không tăng, thậm chí tiếp tục giảm đi, và tiền lương của lao động Mỹ tiếp tục giảm. Nhưng dù sao thì ngành sản xuất của Mỹ cũng chỉ đem lại 25% thu nhập quốc dân, và cũng chỉ quan hệ tới khoảng 40% lao động nước Mỹ. Nghĩa là dẫu có cố gắng , công nghiệp cũng không tạo thêm được một số lượng việc làm khả dĩ xoay chuyển được tình thế.

Có một khía cạnh khác: Thu nhập quốc dân tăng, nhưng chủ yếu không nằm trong khu vực sản xuất mà nằm trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng. Nước ngoài vẫn không giảm đầu tư vào chứng khoán Mỹ, hệ thống tài chính thế giới không thể buông tách khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, mà Mỹ là người kiểm soát, cung cấp dịch vụ và là người hưởng lợi chủ yếu. Nhưng ở đây, thu nhập không hoàn toàn là của nước Mỹ, nó chủ yếu đem lại, và tiếp tục làm giàu ngay trong khủng hoảng, cho một số không nhiều các chủ ngân hàng, các tập đoàn tài chính. Chính phủ Mỹ không hề có phần, ngoài việc đánh thuế.

Để có được những chỉ số lạc quan về chi dùng của các hộ gia đình, một thứ thuốc “sinh tử” của nền kinh tế Mỹ, vì sẽ không còn tín dụng, không còn sản xuất, không còn nhập khẩu, chính phủ Mỹ đang làm một công việc mà không một chính phủ nào trong lịch sử có thể làm, là xóa các khoản nợ liên quan thế chấp bất động sản cho các hộ gia đình, bằng tiền vay của chính phủ, trong cố gắng khuyến khích tiêu thụ.

Bằng chính sách duy trì lãi suất thấp, FED tiếp tục bơm tiền vào xã hội, tiếp tục hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ ngân hàng, hỗ trợ các tập đoàn tài chính, và với những khoản tiền vay gần như không lãi suất, các tổ chức này tiếp tục kinh doanh một cách dễ dàng (bằng cách cho vay lại và đầu tư ra nước ngoài, nơi có tỷ lệ lãi suất cao hơn…) và thu nhập quốc dân tiếp tục tăng, nhưng không có đầu tư sản xuất trên đất Mỹ, việc làm tiếp tục mất, thu nhập của số đông tiếp tục giảm, đồng tiền trong dân tiếp tục khan hiếm, và hàng hóa tiếp tục khó tăng giá. (lượng tiền trong dân giảm theo thu nhập, trong khi nhập khẩu hàng hóa không giảm). Đây là lý do giải thích một bí ẩn nữa là: mặc dù FED không ngừng in thêm tiền, lượng tiền do FED bơm cho nền kinh tế không ngừng tăng, nhưng vẫn không thấy rõ biểu hiện lạm phát trên đất Mỹ.

Kinh tế Mỹ  sẽ đi đến đâu? Nouriel Roubini, giáo sư kinh tế Đại học New York, người đầu tiên dự báo khủng hoảng, “nhà tiên tri của thời đại”, viết:

Những dữ liệu đến từ Mỹ – tỷ lệ thất nghiệp tăng, tiêu thụ gia đình giảm, sản xuất công nghiệp tụt dốc, và suy yếu của thị trường bất động sản- cho thấy rằng sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ chưa kết thúc. Một phân tích tương tự đối với số đông các nền kinh tế phát triển khác, đều cho biết, cũng như Mỹ, sự suy giảm đã gần nhưng vẫn chưa chạm đáy .  Phần lớn các nền kinh tế mới nổi có thể lấy lại tăng trưởng, nhưng tất cả đều đã vượt quá tiềm năng .

“Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển có thể còn thiếu sinh lực và sẽ tăng trưởng dưới mức ít nhất trong vài năm nữa”.

“ Lý do thứ nhất có thể gây ra tình trạng chậm phát triển trong dài hạn là: Các gia đình phải giảm nợ và tiết kiệm nhiều hơn, điều này sẽ gây nên tình trạng giảm tiêu dùng trong nhiều năm”.

“tiếp đến, hệ thống tài chính- tức là các định chế ngân hàng và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực tài chính- đã bị tổn thất một cách nghiêm trọng. Việc thiếu một sự tăng bền vững của tín dụng, sẽ kiềm chế sự tăng trưởng của tiêu dùng và chi phí cho đầu tư.”

“ Lý do thứ ba là, các doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình trạng dư thừa năng lực, sẽ khó phục hồi, nếu sự hồi phục kinh tế không đủ mạnh và sự giảm phát vẫn tồn tại.Rốt cuộc là khó có khả năng các doanh nghiệp tăng chi phí cho đầu tư”.

“ Thứ tư là tình trạng tái nợ của ngân sách do thiếu hụt nguồn thu từ thuế (do giảm hoạt động của các tác nhân kinh tế) và sự tích tụ nợ dồn có nguy cơ làm nghẽn mọi chi phí của khu vực tư nhân. Ngoài ra, kết quả từ các biện pháp kích thích sẽ tan biến vào đầu năm tới, đòi hỏi một sức cầu lớn hơn để duy trì một tăng trưởng liên tục.”

Ông cho rằng Mỹ sẽ ra khỏi suy thoái vào cuối năm nay(2010), nhưng rất có thể Mỹ sẽ rơi vào “ suy thoái kép”, bởi vì “ Nguyên nhân chính của khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết. Các chương trình kích thích tài chính của chính phủ chỉ làm chậm lại quá trình điều chỉnh không thể tránh khỏi của khu vực tư nhân. Khi các chương trình kích thích hết hiệu lực, sẽ không còn nguồn kích nào bù đắp nữa, và nền kinh tế thế giới lại chìm vào cuộc suy thoái mới…”

Vấn đề là, tăng trưởng kinh tế phải do tăng việc làm, tức là tăng sản xuất đem lại, hoặc ngược lại, tăng trưởng thu nhập phải tạo ra thêm việc làm. FED có thể tiếp tục bơm tiền một cách “vô tội”vào nền kinh tế, nhưng không có cách gì ép buộc các doanh nghiệp mở thêm sản xuất tại Mỹ, tư bản tự nó đi tìm lợi nhuận, và thứ “tiền dễ” đó sẽ được tung ra nước ngoài, tạo việc làm bên ngoài nước Mỹ và đem về lợi nhuận cho họ, mà chính phủ nhầm tưởng là thu nhập quốc dân.

Đến một lúc nào đó, rồi bí ẩn này của nước Mỹ cũng sẽ lộ diện. Vì nó không giống bí ẩn vụ ám sát tổng thống Kennedy, mặc dù, có nhiều khả năng, chúng đến từ cùng một chỗ.

CHELLES, 31/03/2010

© Bùi Quang Vơm (chuyển ngữ từ Hồi ký David Rockefeller, trang 405)

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Tăng trưởng không cần tăng việc làm? Bí ẩn Mỹ?”

  1. Hwy Tse says:

    VÀI THIỂN Ý

    “The rest is silence.” – William Shakespeare

    ** Trong đời sống, KINH TẾ là vấn nạn “tiên quyết”.
    ** Trong kinh tế, TÀI CHÁNH là vấn nạn “tiên quyết”.
    ** Kinh tế các nước đang lệ thuộc vào hệ thống ngân hàng Mỹ (không kể Trung quốc), đã và đang trên đà SUY SỤP (collapsed).
    ** Nước Mỹ đã và đang cay đắng tha hóa rơi vào lối mòn “Xã hội chủ nghĩa” (một hệ thống xã hội mà các nước Đông Âu đã phải chịu đựng suốt 70 năm trời mới thức tỉnh rồi lìa bỏ) được MỊ HÓA bởi nhà Lãnh đạo, có thể gọi “Tân xã hội gia” (a neo-socialist).

    Chúng ta đều biết: “Công việc làm giàu cho đất nước phần lớn nhờ các nhân tài và một số tinh hoa của Dân tộc”; những vị này đều là nhà Kinh Doanh tài giỏi , siêu việt,…và cũng là những “đối tượng” đã từng bị đánh tơi tả ở các nước XHCN, và đang bị nhiều mũi dùi từ Chính quyền chỉa vào ngay tại nước Mỹ đương thời !

    Chúng ta còn muốn nói với nhau những gì nữa?
    Tất cả đều trả lại SỰ YÊN LẶNG !

    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  2. Tran_Hung says:

    “Vấn đề là, tăng trưởng kinh tế phải do tăng việc làm, tức là tăng sản xuất đem lại, hoặc ngược lại, tăng trưởng thu nhập phải tạo ra thêm việc làm. FED có thể tiếp tục bơm tiền một cách “vô tội”vào nền kinh tế, nhưng không có cách gì ép buộc các doanh nghiệp mở thêm sản xuất tại Mỹ, tư bản tự nó đi tìm lợi nhuận, và thứ “tiền dễ” đó sẽ được tung ra nước ngoài, tạo việc làm bên ngoài nước Mỹ và đem về lợi nhuận cho họ, mà chính phủ nhầm tưởng là thu nhập quốc dân.”

    Day la cot loi cua van de.
    Khong giai quyet duoc van de nay thi moi co gang chi la tam thoi .

    Than men

Leave a Reply to Hwy Tse