WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần trở về với Marx-Engels để thoát khỏi cái tròng Mác-Lênin

Từ 66 năm nay, cái gọi là chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành quốc giáo, được khẳng định trong Hiến pháp và hiện vẫn còn chiếm 15% thời trình bắt buộc của mỗi sinh viên đại học. Thời Trung cổ, môn thần học Công giáo, bị bắt buộc giảng dậy ỏ Đại học Sorbonne cho sinh viên toàn cõi Âu châu cũng không chiếm một thời lượng lớn như vậy.

Có điều là từ thày đến trò ít người biết, hay có biết cũng không dám nói, là Staline đã bày đặt ra cái chủ nghĩa này sau khi Lénine chết năm 1924, để nhân danh nó triệt tiêu những phần tử bị nghi ngờ là chống đối hay muốn tranh giành quyền hành với mình.

Thật ra, ngay cả cái mà mọi người từ trước tới nay vẫn coi là chủ nghĩa Marxiste cũng không bao giờ là một chủ nghĩa mà chỉ là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng này được Marx và Engels trình bày trong bản Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848 và trong cuốn Tư bản luận mà 2 người là đồng tác giả, nên có thể gọi nó là hệ tư tưởng Marx-Engels. Sáu năm sau khi Marx mất, Engels hoàn chỉnh nó để tạo ra một chủ nghĩa gọi là Dân chủ – Xã hội. Một vài khái niệm của hệ tư tưởng này đã bị Lénine, một lãnh tụ của đảng Dân chủ-Xã hội Công nhân Nga (PSDOR) nằm trong đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội do Engels sáng lập, đánh tráo để sử dụng như một công cụ cướp quyền giữ quyền sau Cách mạng 1917. Có thể nói, thừa kế chính thống của hệ tư tưởng Marx-Engels là những chế độ Dân chủ – Xã hội ở Âu châu và ở nhiều nước trên thế giới (Nhật Bản, Úc… ) hiện giờ. Việt Nam muốn đạt được dân chủ phải thoát khỏi cái tròng Mác – Lê, trở về với tư tưởng Marx – Engels trước khi đi đến một thể chế Dân chủ -Xã hội như các nước kể trên.

Nhưng không thể giải thích tại sao một hệ tư tưởng có thể chi phối nền chính trị của một phần  ba nhân loại từ đầu thế kỷ thứ XX cho đến nay, nếu không biết qua về thân thế, sự nghiệp của những nhân vật đã sáng tạo ra nó hay đã mạo danh nó trong những mưu đồ chính trị của mình: Marx, Engels, Lénine, Staline.

Tôi xin chia bài viết làm 3 phần:

1) Kể qua thân thế Marx, Engels, Lénine, Staline.

2) Lược qua những khái niệm chính trong tư tưởng Marx – Engels. Tìm hiểu Lénine, Staline đã đánh tráo nó như thế nào.

3) Chứng minh thừa kế chính thống của tư tưởng Marx – Engels là những chế độ Dân chủ – Xã hội.

1) Thân thế Marx, Engels, Lénine, Staline :

Marx (1818-1883) sinh ở hạt Rhénanie nằm ở gianh giới giữa Pháp và Đức, thuộc Pháp từ Cách Mạng 1789. Đến năm 1815 khi Napoléon thua trận, hạt này thuộc về nước Phổ.

Là dòng dõi một vọng tộc gốc Do Thái có nhiều người làm giáo sĩ tuy sau cả gia đình đều rửa tội theo đạo Phản thệ. Cha của Marx là luật sư. Kết hôn với Jenny Von Wesphalen thuộc dòng dõi quí tộc Phổ có anh là bộ trưởng bộ Nội vụ trong chính phủ Hoàng gia. Marx được giáo dục theo chuẩn mực của những gia đình thượng lưu Âu châu thời ấy, lấy văn minh Hi Lạp, La Mã và văn hóa Pháp làm căn bản. Là một người rất thông thái: Trước học luật để nối nghiệp cha. Sau bỏ luật học triết, làm luận án tiến sĩ triết học bằng tiếng cổ Hi Lạp với đề tài là “Sự khác biệt về triết lý thiên nhiên giữa Democrite và Epicure”. Marx quen sống trong tháp ngà, công việc thất thường chỉ lo viết sách nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy lúc đầu được gia đình bên vợ chu cấp, sau chỉ còn Engels giúp đỡ. Có đời tư khá bê bối, đẻ con rơi với một người nữ quản gia được gia đình vợ gửi qua Anh nuôi mấy đứa con của Marx. Engels là ngườiphải nhận làm con mình để tránh tai tiếng cho Marx.

Engels (1820-1895) Sinh cùng hạt Rhénanie với Marx trong một gia đình tư bản siêu quốc gia có nhiều xưởng dệt ở Đức và ở Manchester (Anh). Học Triết Hegel như Marx và cũng thông thái như Marx, nhất là về ngoại ngữ, thông thạo 15 thứ tiếng, không kể tiếng Latin và tiếng cổ Hi Lạp mà giới trí thức Âu châu thời ấy đều phải biết. Trái với Marx, Engels là người thực tế chịu làm quản lý trong những xưởng dệt của gia đình, nhờ vậy mà có phương tiện tài chính hoạt động chính trị giúp đỡ giới công nhân. Engels cũng là người “lời nói đi đôi với việc làm” khi chung sống với một nữ công nhân (Lydia Burn) cho đến khi chết và cũng dấn thân tham dự những trận đánh chống quân đội nước Phổ khi Cách mạng năm 1848 từ Pháp lan tràn qua Đức. Engels quen Marx từ năm 1842 và bắt đầu từ năm 1847 viết chung với Marx, đặc biệt là 2 cuốn Tuyên ngôn của đảng Cộng sản cuốn Tư bản luận.

Cùng một sinh quán, cùng chịu ảnh hưởng của các nhà khai sáng và các nhà cách mạng Pháp, cùng chung nhau một đời sống tinh thần và vật chất, Engels và Marx còn hơn cả Lưu Bình Dương Lễ thời xưa, nên về tư tưởng, khó mà phân biệt được phần nào của Marx phần nào của Engels.

Lénine (1870- 1924)

Con một ông thanh tra học vụ của Nga Hoàng mang 2 dòng máu Nga và Kalmouke (Mông Cổ) theo đạo Phật. Ông này có công “Nga hóa” dân tộc của mình nên được Nga Hoàng phong cho một tước nhỏ trong hàng quí phái nhưng phải rửa tội theo đạo Chính thống. Phía bên mẹ Lénine cũng có máu Đức và máu Do Thái và cũng phải cải đạo từ đạo Phản thệ của Đức qua đạo Chính thống. Vì vậy trong người Lénine có đủ mọi thứ máu, đủ mọi thứ đạo. Lénine tốt nghiệp luật sư năm 1891. Thành tích cuộc đời “cách mạng” của Lénine là 1 năm tù và 3 năm bị quản thúc (1897-1900) trong làng của ông nội mình ở Sibêri sau khi ở Thụy Sĩ về (1895) vì có chân trong một hội kín. Nhưng trong thời gian bị quản thúc, có mẹ ở bên cạnh, được cung cấp sách vở tự do viết lách, được quyền lập gia đình để cùng chung sống với nhau (1898). Vợ Lénine, Nadejda Kroupskaia cũng con một sĩ quan thuộc dòng quí phái. Sau khi lập gia đình và từ năm 1900 trở đi, luôn luôn sống ở Genève và Paris. Khi ở Paris, Lénine còn đèo thêm một người tình là Elisabeth ( Inessa) Armand. Vợ và người tình ở 2 nhà cạnh nhau cùng đường Campagne Première khu nghệ sĩ Montparnasse. Lénine hàng ngày ra quán Closerie des Lilas (vẫn nổi tiếng cho đến tận bây giờ) nhậu nhẹt với giới thượng lưu trí thức Pháp, bàn về giai cấp công nhân. Tháng Tư năm 1917, Lénine được Đức đem xe bọc sắt có bảng ngoại giao đem từ Thụy sĩ xuyên qua Đức về Moscou. Vì vậy mà có tin đồn Lénine được Đức trợ cấp 2 triệu Đức mã để đảng Bolchevik của Lénine làm cuộc đảo chính chống  chiến tranh, đòi hòa bình với Đức. Khi Lénine chết năm 1924, có nhiều bằng chứng y khoa khẳng định Lénine chết vì biến chứng của bệnh giang mai được chữa chạy từ năm 1895. Khi trở về Nga, Lénine đem cả vợ và Inessa Armand về cùng ở với nhau. Khi còn ở Pháp cả 3 cũng có nhiều lần ở chung với nhau trong một ngôi nhà nghỉ của Lénine ở ngoại ô Paris. Trong cuốn hồi ký “Đời sống của tôi với Lénine”, Kroupskaia có kể lại và ca tụng người tình của chồng mình: “khi Inessa bước chân vào nhà, căn nhà bỗng nhiên bừng sáng”. Năm 1920 khi Inessa mất vì bệnh dịch tả, Lénine buồn vô hạn và cho chôn ở Công Trường Đỏ dưới tường thành điện Kremlin. Inès Armand là người đàn bà Pháp duy nhất được chôn ở Công Trường Đỏ.

Staline (1879-1924)

Là người ít học nhất. Bị cha nghiện rượu đánh đập suốt ngày nên người mẹ phải gửi từ năm 14 tuổi cho mấy cha cố nuôi mong sau này đi tu trở thành cha. Năm 19 tuổi không chịu đi thi, bị đuổi khỏi tiểu chủng viện làm người mẹ rất buồn bực. Sau này, khi công thành danh toại, Staline trở về làng thăm mẹ, khoe với mẹ là mình bây giờ đã thay Sa hoàng. Người mẹ chỉ trả lời, tao thích mày làm cha cố hơn. Staline giận tím người đến khi mẹ chết cũng không về đưa đám. Staline tuy vậy vẫn giữ nề nếp tổ chức của Giáo hội, biến đảng cộng sản thành một thứ giáo hội mà mình là giáo chủ. Cái giáo hội Cộng sản này có nhiều người “tử vì đạo” nhất vì bàn tay của Staline.

2) Những khái niệm chính trong tư tưởng Marx – Engels. Lénine, Staline đã đánh tráo nó như thế nào

Marx đã nhiều lần tự nói “tôi không phải là người Marxistes” và cũng tự than “Là một nhà kinh tế, vậy mà tôi không lo nổi kinh tế cho chính bản thân mình”.

Ngay cả danh từ “cộng sản” cũng không phải do Marx đặt ra mà là của Engels: Năm 1847 Marx thảo một bản đả kích (un pamphlet) trong đó Marx nhân danh những người Công chính (les Justes) lặp lại gần như toàn thể những nguyên lí Cộng sản của Engels. Engels góp ý với Marx là phải trình bày làm sao cho thật dễ hiểu và phải tìm một nhan đề thật kêu để lôi cuốn. Bài đả kích của Marx được biến thành một bản Tuyên ngôn (Manifeste): Tuyên ngôn của đảng Cộng sản. Thật ra hồi đó chưa có đảng cộng sản mà chỉ có “Liên đoàn những người cộng sản” mà tên đầu tiên là “Liên đoàn những người công chính” (Ligues des Justes). Ngay cả câu “Vô sản mọi xứ trên toàn cầu hãy hợp nhất lại” cũng là theo ý của Engels chứ mới đầu Marx chỉ muốn đưa ra châm ngôn như Khổng Tử “Mọi người đều là anh em“. Có lẽ Marx vẫn chịu ảnh hưởng của câu “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ” của Cách mạng Pháp.

Qua những phát hiện mới nhất, trong 4 tập của cuốn Tư bản luận, Marx chỉ viết có tập đầu. Tôi xin kể lại lai lịch của những cuốn sau:

Bắt đầu từ năm 1865 Marx đã bỏ nhiều công sức viết cuốn Tư bản luận. Nhưng chỉ có tập đầu xuất bản năm 1875 (và được dịch ngay ra tiếng Pháp) là có sự kiểm tra của Marx. Tập 2 xuất bản năm 1885 và tập 3 xuất bản năm 1894 được biên soạn bởi Engels. Tập 4 do Karl Kautsky (1854-1938), 1 lãnh tụ của đảng Dân chủ- Xã hội Đức biên tập và xuất bản năm 1905-1910. Tuy nhiên mới đây người ta đã công bố các tập sau của bộ Tư bản luận mà David Ryazanov (một học giả Bôn sê víc bị Stalin xử bắn năm 1938) dịch từ bản thảo viết tay của Marx có rất nhiều khác biệt khi so sánh với các tập Tư bản luận mà Engels biên soạn, thậm chí có nhiều đoạn đã bị Engels thay đổi. Điều này khiến có thể đặt câu hỏi, trong bộ Tư bản luận được biết hiện giờ phần nào thật sự do Marx viết, phần nào do Engels tu bổ, đổi nghĩa? Cũng cần phải nói thêm rằng bộ Tư bản luận xuất bản ở Liên Xô từ thời Staline, và có lẽ bây giờ vẫn còn được giảng dậy trong những trường Đảng ở Việt Nam qua bản dịch của nhà Xuất bản Tiến bộ ở Moskva, sau này được nhà Xuất bản Sự Thật (nay là nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia trực thuộc TW ĐCSVN) nối bản, chỉ là một “version” đã bị chỉnh lý lại theo ý Staline.

Bởi vậy có thể khẳng định: Những khái niệm về kinh tế- chính trị trong Tuyên ngôn của đảng Cộng Sản và trong mấy tập sau của Tư bản luận là những tư tưởng của cả Marx và Engels.

a) – Những khái niệm thuần triết học của Marx :

Những khài niệm thuần triết học này được Marx trình bầy trong “Những bản viết tay 1844″ (Les Manuscrits de 1844). Hai khái niệm chính là:

Biện chứng : Marx là một triết gia dùng biện chứng pháp để suy luận như nhiều triết gia Cổ Hi Lạp cách đây 2500 năm. Biện chứng pháp tương đồng với Âm/Dương trong Kinh Dịch. Thật ra Biện chứng của Marx chỉ là biện chứng của Hegel và phải được hiểu như một chuyển tiếp đi từ luận đề đến phản luận đề rồi đến hợp đề và đòi hỏi luôn luôn phải vượt qua những mâu thuẫn. Nhưng Marx khác với Hegel ở chỗ là biện chứng Hegel là biện chứng tinh thần (Ý tưởng), còn biện chứng Marx là biện chứng của vật chất.

Tha hóa sức lao động (Die entfremdete Arbeit). Vong thân (Enttausserung): Trong thế giới tư bản, người lao động phải bán rẻ sức lao động của mình nên luôn luôn có ấn tượng sản phẩm do công sức mình tạo ra xa lạ (tha hóa) với chính mình. Con người chỉ khác con vật ở chỗ tạo ra sản phẩm bằng sức lao động. Khi sản phẩm của sức lao động bị tước đoạt, trở thành xa lạ với người làm ra nó thì người đó cũng trở thành xa lạ với chính mình, không thấy mình là mình nữa như đã ra khỏi mình (vong thân).  Marx chỉ nhái Hegel: theo Hegel, vong thân là tinh thần của mình trở thành xa la như đã ra khỏi bản thân mình.

Duy vật lịch sử : Những mối liên quan trong sản xuất phụ thuộc vào những lực lượng vật chất. Toàn bộ những tương quan sản xuất này kiến trúc kinh tế của xã hội, tạo cơ sở cho pháp lý và chính trị. Nói tóm lại kinh tế là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc. Những mâu thuẫn thường trực giữa những quan hệ sản xuất và những lực lượng sản xuất là nguồn gốc của những đảo lộn trong lịch sử. Ý thức con người cũng chỉ là ý thức những quan hệ đó và tạo ra con người.

b) – Những khái niệm Xã hội – Kinh tế của Marx và Engels:

Đấu tranh giai cấp: Theo Marx và Engels, “đấu tranh” chỉ có nghĩa là sự đối nghịch giữa những lớp ngườI (classes) đứng cùng một vị trí trong sàn xuất xã hội. Hai lớp người đối nghịch nhau trong thời Marx và Engels là lớp người nắm phương tiện sản xuất mà Marx gọi là la classe bourgeoise (lớp người thành thị) và le Prolétariat, lớp người làm công ăn lương. Lớp người “làm công ăn lương” không phải là những người không có của cải (vô sản) hay những người nghèo, mà chỉ có nghĩa là phải bán công việc của mình để được trả lại bằng một đồng lương nhất định. Theo định nghĩa này, người Prolétaires là những người công nhân. Thời cổ La Mã, người prolétaires có nghĩa khác: công dân hạng thứ 6, đứng trên những người nô lệ. Nô lệ cũng không có nghĩa là nghèo hèn nhất trong xã hội mà chỉ có nghĩa là bị mất tự do vì có người nô lệ là triết gia, thày học hay thày thuốc, bị mất tự do vì là công dân của những nước thua trận bị người La Mã bắt đem về. Những từ ngữ “đấu tranh”, “giai cấp”, “tư sản”, “vô sản”… là những chữ Tàu dịch bậy. Tôi đã có lần viết “Dịch là cái họa” trong Talawas. Cái “họa dịch” này đã làm Việt Nam khổ cực từ 66 năm nay!

Chuyên chính vô sản: Từ ngữ “chuyên chính” được Babeuf (1760-1797) dùng từ trước thời Cách mạng 1789 Pháp. Còn thành ngữ “chuyên chính vô sản” cũng không phải do Marx và Engels đặt ra vì lần đầu tiên được nghe nói tới là trong cuộc Cách mạng 1848. Marx và Engels định nghĩa “chuyên chính vô sản” là lớp người đông nhất trong xã hội (dưới thời Marx-Engels là lớp người thợ thuyền) cần được tổ chức để trở thành lớp người nắm ưu thế (classe dominante) chính trị và lên cầm quyền. Marx và Engels chỉ theo đúng quy định dân chủ là chính quyền phải thuộc về thành phần đông nhất trong xã hội. Lẽ tất nhiên là trong xã hội ngày nay, lớp người công nhân không còn là đa số trong xã hội nữa và ưu thế chính trị phải thuộc về những lớp người khác thông qua bầu cử.

Lénine đã bóp méo những khái niệm của Marx và Engels như thế nào ?

1) Lénine đã phản bội Engels khi tách phái Bônsêvích ra khỏi đảng Dân chủ-Xã hội Công nhân Nga nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội của Engels, biến phái này thành một đảng và sử dụng nó như một công cụ để cướp quyền, giữ quyền.

2) Sau Cách mạng tháng 10, Lénine đã đánh tráo khái niệm chuyên chính vô sản của Marx khi phong đảng Bôn sê vích là đảng tiền phong của giai cấp vô sản, là đảng độc nhất lãnh đạo giai cấp vô sản nắm quyền lực nhà nước, trấn áp giai cấp tư sản, thống trị chính trị. Chế độ độc đảng lãnh đạo toàn trị ra đời. Những từ ngữ “đảng tiền phong “, “trấn áp”, “thống trị” không có trong tư tưởng Marx-Engels: Lénine đã tự đặt ra để định nghĩa nền chuyên chính của mình. Nhà nữ cách mạng marxiste Rosa Luxembourg  coi Lénine như là kẻ đã phản bội Marx khi áp đặt chế độ chuyên chính vô sản này. Những lý thuyết gia Marxistes khác thì cho chuyên chính vô sản của Lénine chỉ là “chuyên chính trên người vô sản” hay chỉ là một nền “tư bản Nhà nước”.

3) Nhưng ngay các đảng viên Bôn sê vích cũng bị Lénine tước quyền dân chủ khi Lénine đặt ra cái gọi là Tập trung dân chủ. Theo cách diễn giảng của Lénine: “Dân chủ là các đảng viên được quyền bầu các cơ quan lãnh đạo và các bí thư các cấp. Tập trung là những quyết định của tổ chức đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức đảng cấp dưới và cuối cùng các đảng viên phải chấp hành không có tranh cãi chống đối”. Không cần phải nói thêm, đảng viên nào cũng thừa biết quyền tự do bầu cử của các đảng viên là “cấp trên” bảo bầu ai thì bầu người ấy. Cấp trên (3-4 người trong ban thường vụ bộ Chính trị) ra quyết định thì phía dưới từ ủy viên trung ương trở xuống chỉ việc chấp hành.

Khi bịa đặt ra cái chủ nghĩa Mác – Lênin, Staline không những đã bôi nhọ tư tưởng Marx – Engels ,mà còn sử dụng nó như một công cụ để củng cố chế độ độc tài cá nhân của mình

Ác giả ác báo: Trước khi chết Lénine đã để di chúc nói rõ Staline là con người tàn bạo, cần phải kiếm người khác thay thế. Nhưng những thân tín của Lénine chưa kịp ra tay thì đã bị Staline giết hết. Chỉ trong một thời gian, cả bộ Chính trị của Lénine bị giết không còn một người nào. Đó cũng là số của nước Nga gặp phải hung thần chứ trước khi chết Lénine đã hối hận, tái lập lại cái gọi là Kinh tế chính trị mới (NEP, Nouvelle Économie Politique). Nếu Lénine còn sống thêm vài năm nữa, có thể Lénine sẽ trở về với chế độ Dân chủ Xã hội của Engels.

Cái định nghĩa đúng nhất về Mác-Lê Nin là của Souvarine, một người Marxiste theo phe Lénine chống lại Staline và là một trong những sáng lập viên của đảng Cộng sản Pháp: “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là một cách nói láo khoét được Staline đặt ra sau khi Lénine chết để che giấu những thủ đoạn quái gở của mình. Thực ra nó đồng nghĩa với chủ nghĩa Stalinit, ngược với luận thuyết của Marx và chỉ làm lố bịch những ý tưởng của Lénine“. Souvarine cho cái chủ nghĩa Stalinit chỉ là một cái chủ nghĩa Tư bản Nhà nước (Capitalisme d’État).

Nói tóm lại, Staline cũng như mọi nhà độc tài trên thế giới từ thượng cổ chí kim như Néron, Tần thủy hoàng, Mao, Pôn Pốt… không có chủ nghĩa nào cả ngoài lấy lại một vài từ ngữ thật kêu để lấy nó làm thần chú cho những chính sách tàn bạo của mình. Staline cũng chỉ coi đảng cộng sản Bôn xê vích và Đệ Tam Quốc tế của Lénine như những công cụ nên không ngần ngại thanh trừng triệt tiêu bất cứ ai trong những tổ chức này bị nghi ngờ là có ý chống đối mình, kể cả những lãnh tụ cộng sản những nước nằm trong đệ Tam Quốc tế.

Từ ngữ “Chuyên chính vô sản” cũng bị Staline gạch bỏ luôn trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 1936.

3) Thừa kế chính thống của tư tưởng Marx – Engels là các nền dân chủ – xã hội

Nói là thừa kế chính thống vì chính Engels là người đã cập nhật tư tưởng của mình và của Marx trong bản Tuyên Ngôn Cộng sản năm 1848 cho hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội ở Tây Âu 40 năm sau, khi sáng lập Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ – Xã hội năm 1889 và thay Tuyên ngôn Cộng sản bằng Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng 1789 Pháp. “Nhân quyền” này phải được hiểu theo nghĩa rộng là nhu cầu căn bản về vật chất và tinh thần mỗi con người (chứ không phải chỉ giới công nhân) phải được bảo đảm.

Engels rút kinh nghiệm sự thất bại của những đấu tranh bạo động ở Pháp từ 1848 đến 1871 được Marx phân tích trong cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp, nhận thấy là không thể cứ tiếp tục đấu tranh bạo động mà phải đi theo con đường đấu tranh ôn hòa từng bước một với điều kiện là phải phát triển và tăng cường các công đoàn và các đảng công nhân cho ngang sức với các tập đoàn chủ nhân.

Đệ Nhị Quốc Tế Dân chủ – Xã hội có nhiệm vụ tập hợp mọi tổ chức như các công đoàn, các đảng Dân chủ – Xã hội của mọi nước trên thế giới.

Các công đoàn, các đảng Dân chủ – Xã hội nằm trong đệ Nhị Quốc tế được Engels phân công rõ ràng:

Về mặt xã hội, tập hợp công nhân trong những tổ chức, những công đoàn có đủ sức mạnh bắt buộc giới chủ nhân phải chấp nhận những yêu cầu lương bổng, điều kiện làm việc của mỗi công nhân và những cải thiện đó phải được bảo đảm bởi những công ước tập thể.

Về mặt chính trị, các đảng dân chủ -xã hội chấp nhận thể chế đại nghị (đa đảng), cử đại diện của mình thông qua bầu cử, kể cả ở những cấp bậc thấp nhất (dân chủ). Và nếu giành được đa phiếu trong Quốc hội thì sẽ trực tiếp cầm quyền chính trị. Còn nếu không thì cũng sẽ làm áp lực để cải tổ các cơ chế xã hội, chính sách đóng góp chi thu, chính sách thu thuế theo lũy tiến để phân phối lại lợi tức một cách công bằng hơn, thông qua các hình thức giảm thuế, miễn chi phí cho các tầng lớp cần lao. Trong chế độ dân chủ xã hội, Nhà nước giữ vai trò trọng tài xã hội, giám sát, điều hòa thị trường kinh tế, truy thu và phân phối lợi tức qua thuế má, nhờ vậy mà chênh lệch giầu nghèo không quá lớn và đa số những thành phần trong xã hội thuộc về hạng trung lưu nên ít có những xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội.

Về mặt kinh tế, quyền tự do kinh doanh phải được bảo đảm vì đó là đầu mối của mọi tiến triển kinh tế.

Nhưng cũng phải nói, cho đến tận giữa thế kỷ thứ XX, các đảng Dân chủ – Xã hội Âu Tây, tuy đã bỏ con đường đấu tranh bạo động, nhưng vẫn còn tiêm nhiễm tư tưởng kinh tế chính trị tập trung của Marx.  Đảng Xã hội Pháp cho đến tận đầu năm 80 vẫn còn mang tên “Phân bộ Pháp Quốc tế Thợ thuyền” (SFIO). Khi Mitterrand thắng cử lên cầm quyền năm 81, vẫn liên kết với đảng Cộng sản, thành lập chính phủ liên hiệp cùng với các đảng phái tả khác và đưa ra chương trình quốc hữu hóa những nhà Ngân hàng và những xí nghiệp công nghệ lớn (thật ra bắt đầu từ De Gaulle ngay sau Thế chiến thứ Hai). Đảng Dân chủ – Xã hội đầu tiên chính thức từ bỏ kinh tế chính trị Marxiste là đảng Dân chủ- Xã hội Đức sau Hội nghị Bad Godesberg năm 1959, khi thông qua Cương lĩnh Godesberg. Đa số các đảng Dân chủ – Xã hội cũng theo gương, cắt đứt lần lần mọi ràng buộc với tư tưởng kinh tế thuần Marx. Vả lại xã hội cũng trở thành phức tạp với nhiều  thành phần, nhiều lobbies chống đối nhau chứ không phải chỉ có hai giai cấp như hồi Marx. Vì vậy các đảng Dân chủ – Xã hội lần lần trở thành những đảng đa thành phần gồm nhiều tầng lớp nhân dân và trí thức chứ không phải chỉ là đảng của giai cấp thợ thuyền. Có thể nói, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ thứ XX, ý tưởng dân chủ xã hội là động cơ của những cải cách ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như ở Nhật Bản và Úc… Các thể chế Dân chủ – Xã hội này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết Keynes, dành cho Nhà nước quyền can thiệp tạm thời về kinh tế để tránh khủng hoảng như đưa ra những chính sách đầu tư và tiết kiệm của Nhà nước.

Kết luận

Chắc chắn sẽ có nhiều vị chống cộng “mút mùa”, từ trước tới nay vẫn cho Marx là nguồn gốc của “tai ương cộng sản”, sẽ cho tôi là muốn tô bóng Marx để bào chữa cho chế độ. Nhưng cũng có những vị thuộc Ban Tuyên giáo cho tôi là theo “chủ nghĩa xét lại” hay là người nham hiểm muốn lấy gậy ông (Marx-Engels) đập lưng ông (Mác-Lê). Tôi chỉ xin thưa là những gì nói về Marx là tôi lấy ở trong một cuốn Triết học của lớp 12 các trường Pháp mà mọi học sinh thi Tú tài nào cũng phải học (nghĩa là 85% lớp tuổi của mỗi thế hệ trẻ Pháp). Thật ra ở Việt Nam muốn học Marx chính cống chỉ cần lấy lại những bài giảng về triết học Marxiste (nếu chưa bị đốt hết) được diễn giảng ở những trường Đại học miền Nam ngày trước.

Điều tôi mong muốn cho đất nước là: Cũng như “Đổi mới Kinh tế” là trở lại nền kinh tế cũ, “Đổi mới chính trị” cũng phải trở về với những tư tưởng của Marx-Engels chính thống để có thể thoát khỏi cái tròng Mác xít giả hiệu là cái chủ nghĩa Mác-Lê, trước khi đi đến thể chế “Dân chủ Xã hội” theo con đường của đa số các nước dân chủ trên thế giới.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

 

 

 

67 Phản hồi cho “Cần trở về với Marx-Engels để thoát khỏi cái tròng Mác-Lênin”

  1. NguyenHoang says:

    Xem ra Phong Uyên vẫn chưa thuộc lịch sử. Ách nạn CS đang còn đó. Người dân VN chưa đủ khổ hay sao, Phong Uyên lại muốn bắt chước tên tội đồ HCM đầy vọng ngoại, rước thêm một chủ thuyết ngoại lai khác (theo như Phong Uyên, Marx-Engels chỉ bị lạm dụng, không phải CNCS) để áp đặt lên đầu lên cổ họ?

    Nên nhớ “Dân chủ” không phải là một học/chủ thuyết, mà là một mô hình chính quyền/cai trị công bằng. Coi thêm giải thích “Dân chủ” ở đường chuyền http://en.wikipedia.org/wiki/Democracy

    Nếu để ý kỷ một chút, chúng ta sẽ thấy, sẽ khám phá ra rằng văn hóa, phong tục tập quán và đạo đức của dân tộc VN rất tuyệt vời, rất nhân bản và cũng rất dân chủ (Đây là đề tài hấp dẫn). Tôi thì mê nhất cái văn hóa ăn uống của người mình.

    Thực sự mà nói, chủ thuyết Marx-Engels/CS chỉ là đồ rác rưỡi ở các nước tây phương. Đừng có thấy họ đem dạy trong trường học mà tưởng là đồ quý giá cao siêu. Thực ra chỉ có một thiểu số rất ít theo học nghiên cứu những tà thuyết này, vì lý do này hoặc lý do khác. Chứ không phải vì đam mê, cuồng tín.

    Tiện đây, tôi gởi cho các bạn đường chuyền về lời tuyên bố chung của EU về tội ác CS. Họ cho tương đương với phát xít. Theo tôi, tội ác CS nặng hơn phát xít gấp nhiều lần.

    http://en.wikipedia.org/wiki/Declaration_on_Crimes_of_Communism

    • Ngàn Khơi says:

      HÌNH NHƯ

      Theo tôi hình như ông Nguyễn Hoàng có quan điểm và cái nhìn chính xác, khách quan, thực tế, lẫn chịu chơi hơi ông Phong Uyên. Ông PU viết những điều gây người ta cảm giác ông có thể thuộc đảng xã hội, đảng CS, đảng cấp tiến hay khuynh tả nào đó ở Pháp. Ông PU muốn người ta trở về thuần túy học thuyết Mác nguyên khởi. Ông ta muốn tách học thuyết mác xít khỏi quan điểm lêninnít. Điều đó ngày nay chỉ là ảo tưởng. Bởi học thuyết mác xít ngày nay chỉ là học thuyết mác xít lêninnít mà không là gì khác. Hai nếp đã vô một xôi rồi, hỏi ông PU còn có thể tách ra được nữa hay không. Người ta cũng nói xôi hỏng bỏng không rồi, thế ông PU lại còn tiếc nuối nỗi gì. Học thuyết Mác thực tế chưa hoàn chỉnh, đến nỗi Mác cũng đã từng nói khi thấy nó bị hiểu lộn tùng phèo cả lên thời ông còn sống rằng ông không phải là người mác xít (Ce que le sais, c’est que je ne suis pas marxiste). Việc này có chứng cứ ghi lại rõ ràng. Thế nên chỉ có thể nói chính Mác cũng không ngờ lý thuyết mình về sau đã gây ra bao nỗi khủng hoảng, kinh hoàng của nhân loại, hơn là giải phóng hay cứu vãn nhân loại như ban đầu ông ta đã có ảo tưởng. Trở lại điều không có và không thể trở lại khi nhịp cầu đã gãy, khi con sáo đã sang sông, phải chăng đó là điều mà ông PU ngày nay vẫn ôm ấp, chẳng khác gì người nước Sở ngày xưa ôm cây đợi thỏ.

      Non Ngàn
      (12/4/12)

      • NguyenHoang says:

        Cám ơn ông Ngàn Khơi đã có lời nhận xét (tốt) về ý kiến phản hồi của tôi. Tôi cũng đã đọc rất nhiều ý kiến phản hồi của ông. Theo tôi ông là người có kiến thức rất rộng rải, chính xác và chuyên sâu.

        Tôi cũng nghỉ như vậy. Marx-Engels, Mác-Lê, CNCS hoặc là Maoism cũng chỉ là một. Cũng như con tắc kè đổi màu để có thể thích nghi với môi trường xung quanh, Marx-Engels chủ trương phải thay đổi đường lối/sách lược và ngay cả chủ trương đấu tranh để có thể thích nghi cho cuộc đấu tranh cách mạng qua nhiều giai đoạn khác nhau và ở những hoàn cảnh, những nơi hoặc những nước khác nhau.

        Cho nên không thể nói là Lénine và Staline đã đánh tráo tư tưởng Marx – Engels.

        Cốt lõi của tà thuyết này là dùng bạo lực để xóa bỏ giai cấp và tôn giáo bất chấp mọi thủ đoạn. Họ bất kể người thân ruột thịt, cha mẹ anh em, bà con lối xóm, đồng bào trong cùng một nước và vân vân. Tội ác chống loài người ghê tởm của tà thuyết này là ở chổ đó. Nó đã mê hoặc thế giới, đặc biệt là các tầng lớp lao động công nông nghèo về một thế giới bình đẳng không có cảnh người bóc lột người. Những người tư sản, làm chủ công nông trường, nhà máy xí nghiệp là những người ăn không ngồi rồi, do bóc lột sức lao động của họ (công nông nghèo) mà trở nên giàu có.

        Cho nên theo tôi nghỉ Marx-Engels là những ác nhân. Họ rất rỏ ràng về những tội ác mà tà thuyết sẽ mang lại cho nhân loại.

        Trong một nước văn minh dân chủ, các đảng phái thường đại diện cho một hoặc một vài tầng lớp nào đó với một số quan tâm, quyền lợi nào đó. Họ tuyệt đối không sử dụng bạo lực, bởi vì chính quyền được bầu qua số phiếu. Cho nên tà thuyết Marx-Engels hoàn toàn không liên quan gì đến TDDC ĐNĐĐ.

    • Vo Trang says:

      Cám ơn ông NguyenHoang đã đưa ra vấn đề này. Đọc những suy luận của ông Phong Uyên, tôi có cảm nhận ông Phong Uyên có ý tách rời chủ thuyết Mác-Lê mà theo ông thì chỉ có ở Việt-Nam(?) với chủ thuyết (nguyên thủy) của Marx-Engels. Tôi nghĩ, tiếp tục tranh luận về vấn đề này cũng chỉ sẽ đi đến chổ vô cùng. Nhưng trong vận dụng xã hội nó sẽ đưa đến 1 nguy hiễm là sự hoài nghi con người có thể áp dụng cái chủ nghĩa/tư tưởng nguyên thủy của Marx-Engels? Nếu thế thì ai có thể chối bỏ cái lịch sữ đẫm máu sẽ không tái diễn trở lại? Sau khi các chế độ CS Đông Âu sụp đổ, tôi nghe có 1 số lý thuyết gia CS Âu Châu còn la hoảng là nếu để chủ nghĩa CS chết hẵn thì chủ nghĩa tư bản sẽ thống trị trên toàn cầu? rồi từ đó họ cố vực dậy 1 khái niệm chủ nghĩa xã hội nhân bản!..
      .
      Tại Việt-Nam, khi chế độ CS đã hoàn toàn bộc lộ tính chất không tưởng và phản động thì người ta cũng thấy ngay những vận động để trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh và hiến pháp 1946 – khi chủ nghĩa CSVN đang được bảo bọc bằng lòng tự hào của độc lập dân tộc. Nếu tại Việt-Nam, những vận động này phải được hiểu chỉ là những vận động để cứu nguy chế độ kể cả những sai lầm đã trả gía bằng sinh mạng của nhiều triệu người thì cái trò chơi đầy máu và nuớc mắt này cũng không thể là thú vui của những tranh chấp triết học và hàn lâm nữa.

    • Lâm Vũ says:

      NguyenHoang viết: “Người dân VN chưa đủ khổ hay sao, Phong Uyên lại muốn bắt chước tên tội đồ HCM đầy vọng ngoại, rước thêm một chủ thuyết ngoại lai khác (theo như Phong Uyên, Marx-Engels chỉ bị lạm dụng, không phải CNCS) để áp đặt lên đầu lên cổ họ”

      Thú thật, tôi không mấy vui khi đọc những dòng chữ trên đây, nó nghe sống sượng quá!

      Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng sở dĩ có sự “lấn cấn” là do câu cuối của bài viết của PU: “… “Đổi mới chính trị”cũng phải trở về với những tư tưởng của Marx-Engels chính thống để có thể thoát khỏi cái tròng Mác xít giả hiệu là cái chủ nghĩa Mác-Lê, TRƯỚC KHI đi đến thể chế “Dân chủ Xã hội” theo con đường của đa số các nước dân chủ trên thế giới.”

      Tôi cho là không nhất thiết là phải có một giai đoạn “quá độ”, trở về với c/n Marx-Ăngghen “chính thống” trước khi đến dân chủ.

      Cách suy nghĩ này cũng hơi giống như các suy nghĩ của một số bạn của tôi, cho rằng trưóc khi VN tiến đến kỹ nghệ chế xe ô-tô, phải bắt đầu bảng kỹ nghệ làm xe kéo rồi sang xe bò, xe mô-tô trước khi nghĩ đến việc chế xe hơi v.v. (Nếu ngaỳ mai VN có dân chủ và nếu nhà thơ Hữu Loan còn sống, chắc ông phải được cử làm bộ trưởng kỹ nghệ chế xe thồ!).

      Đây chỉ là một thói quen suy tư “máy móc” mà chính Marx cũng đã mắc phải, quên rằng con người, kiến thức, lối suy nghĩ, nếp sống v.v. biến đổi theo thời đại. Đối tượng của suy nghĩ chính trị của Marx, con nguời “vô sản” (proletariat) hay giai cấp công-nông của thời đó, ngày mai nếu còn sẽ khác hẳn.

      Do đó, mọi mô hình chính trị đều vô giá trị, có ích chăng chỉ là phương tiện để diễn giải cho mình và cho ngưòi khác dể hiểu vấn đề thôi. Nó không phải là biểu đồ thực hiện.

      Do đó, việc trở về với “mô hình” chính trị của Ăngghen (gọi là đệ Nhị QT?), theo tôi, giai đoạn chuyển tiếp bắc cầu này không những không cần thiết mà còn không thể thực hiện được. Cũng giống như, cho dù ngày nay VN chưa làm ra cái xe bò ra hồn, không có nghĩa là phải trải qua giai đoạn đó mới tiến lên kỹ nghệ xe hơi.

      Tuy tôi không quá lạc quan như bác NH, rằng “văn hóa, phong tục tập quán và đạo đức của dân tộc VN rất tuyệt vời, rất nhân bản và cũng rất dân chủ”, nhưng tôi nghĩ là, tối thiểu, người Việt trung bình có khả năng hội nhập nhanh chóng vào nếp sống dân chủ văn minh. Không có gì bắt người Việt, về mặt ý thức chính trị, phải thua kém người Nhật hơn 60 năm về trước, Nam Hàn 40 năm trước, Căm-bốt trước đây hơn 10 năm hay Miến Điện mới vài tuần trước.

      TB. Mộ số bạn bè tôi nghĩ rằng người Việt trong nước bây giờ đã quen với chủ nghĩa CS tới độ nếu CS buông ra họ sẽ quay mòng mòng, không phương hướng thậm chí mong CS trở lại, do đó cần phải năm tay họ dẫn đi để dần dần cho quen với nếp sông dân chủ văn minh. Theo tôi, đây chỉ là sự tượng tượng có tính “sách vở”, chủ yếu qua nhưng phim ảnh kiểu “Goodbye Lenin”. Truyện phim mô tả một người mẹ bị động tim hôn mê bất tỉnh mấy tháng, khi tỉnh dậy thì chế độ CS Đông Đức đã xụp đổ, nhưng bà chưa biết. Con cái sợ bà bị sốc mạnh trước sự đổi thay có thể nguy hiểm đến tính mạng nên đã làm mọi cách để “che mắt” bà, không cho mẹ thấy sự thật, đi lùng những hộp đồ ăn nhãn hiễu XHCN, thậm chí làm cả chương trình TV giống như thời trước cho bà mẹ xem! Cuốn phim khôi hài ý nhị, nhưng chỉ là phim, không phải thực tế!

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Tha hóa sức lao động. Vong thân:người lao động phải bán rẻ sức lao động của mình nên luôn luôn có ấn tượng sản phẩm do công sức mình tạo ra xa lạ (tha hóa) với chính mình”.

    Bàn về Tha hóa và Vong thân Sản phẩm của mình làm ra thuộc về mình mới không bị tha hóa thì có lẽ chỉ là nông dân, trồng lúa rồi bán lúa của mình hoặc sản xuất một mình rồi tự đem đi bán. Còn mình đi làm thuê thì sản phẩm là của ông chủ. Nếu mình đi làm cho xí nghiệp nhà nước thì sản phẩm mình làm ra cũng thuộc về nhà nước chứ có thuộc về mình đâu. Thế thì những người bị tha hóa sức lao động hay vong thân nhiều vô số, cả ở nước tư bản lẫn nước xã hội chủ nghĩa. Bao nhiêu là người Việt đi lao động ở nước ngoài họ đều là tha hóa sức lao động và vong thân cả thế mà mỗi năm vẫn gửi về nước hàng tỉ đô la. Mà nhà nước vẫn đứng ra tổ chức cho họ đi ra nước ngoài để bị tha hóa.

    • Ngàn Khơi says:

      RÂU ÔNG NỌ CẰM BÀ KIA

      Học thuyết vong thân của Hegel là ý niệm vong thân và tìm lại bản thân của Tinh thần. Mác lại chớp khía cạnh duy tâm đó của Hegel biến thành khái niệm vong thân trong lao động trên quan điểm duy vật thuần túy của mình. Đây là sự phiên ẩu hay sự lạm dụng. Kiểu thấy sang bắt quàng làm họ. Thấy người ta ăn khoai mài vác mai chạy quấy. Nền tảng vong thân nơi Hegel là lý luận mang tính cách tư biện thuần túy. Cơ sở của nó là tính nhất nguyên duy tâm. Nền tảng vong thân trong lao động của Mác thực chất chỉ là sự tưởng tượng, mang tính phịa đặt, vì nó không chứng minh được tính khách quan, khoa học nào hết. Bởi vì lao động xã hội là điều bắt buộc. Phân công xã hội là điều bắt buộc. Hệ thống tiền tệ xã hội là tiện ích hoàn toàn hữu lý và bắt buộc. Mác phịa ra vong thân lao động để đi đến hô hào xóa bỏ phân công lao động xã hội khách quan, xóa bỏ tiền tệ, chỉ còn phân công lao động xã hội kiểu chủ quan, máy móc như tổ mối, ổ kiến mà Mác muốn, gọi đó là xã không xóa bỏ giai cấp, không còn giai cấp, xã hội đại đồng, hay xã hội cộng sản khoa học. Tôi chỉ nói sơ qua như vậy, bởi chỉ những người nào ăn khoai sắn mút mùa, tụng niệm kinh điển mác xít mút mùa mới hiểu ra được điều này, hoặc trừ khi người đã đã nghiên cứu sâu xa tác phẩm của Mác đến tận gốc rễ.

      Thượng Ngàn
      (12/4/12)

  3. Phong Uyên says:

    Trả lời Ngàn Khơi:

    1)Trước hết tôi xin nói qua về Nghị viện Châu Âu:

    Gồm 736 đại biểu được bầu từ 27 nước trong EU. Là nghị viện lớn thứ nhì trên thế giới sau Nghị viện Ấn Độ (chỉ kể các nước dân chủ và Ấn Độ là nước dân chủ lớn nhất thế giới). Không có quyền chủ động lập pháp. Có quyền sửa đổi hay tu chính những điều lệ có thể áp dụng trong mỗi quốc gia thuộc EU hay đưa những chỉ thị, những quyết định cho những quốc gia liên hệ để cùng đạt được một kết quả.

    Nghị viện EU không phải là tòa án nên “Condamnation” chỉ có nghĩa là “lên án”, chứ không có nghĩa là “kết án”,”kết tội” vì đó là thuộc thẩm quyền của Tòa án Quốc tế La Haye. Bởi vậy”condamnation” chỉ có nghĩa tượng trưng.

    2) Nhưng câu làm tôi sửng sốt là “chúng ta chống cái sai trái của học thuyết nào đó…Đối với lý thuyết Mác, có các vấn đề phải chính xác hóa, chính là sự sai hay đúng của lý thuyết về mặt khoa học, triết học, sự thực hành sai đúng của lý thuyết trong thực tiễn”:

    Tôi xin hỏi:

    a) – “chúng ta” là ai? Cái chữ “ta” đã làm chết nhiều người lắm rồi, “Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta… Thiết tưởng nên gạch nó khỏi ngôn ngữ và thay bằng cái “tôi”, nghĩa là mỗi cá nhân được quyền tự do phản bác 1 học thuyết.

    b) – lấy tiêu chuẩn nào để định đoạt được cái sai trái của một học thuyết, của một tư tưởng, của một ý nghĩ phát biểu? Chính xác hóa nó là như thế nào? Là tự cho “chúng ta” (nghĩa là tập đoàn hay Đảng ta) quyền định đoạt cái nọ đúng, cái kia sai à?

    c) – Lý thuyết khoa học và lý thuyết triết học hoàn toàn khác nhau. Cái khác nhau là: “Lí thuyết khoa học có thể chứng minh được nên khi không chứng minh được thì sẽ bị phản bác và người làm khoa học nào cũng biết điều đó. Trái lại, không ai chứng minh được cái đúng cái sai của một lý thuyết triết học vì vậy nó có giá trị đời đời. Cũng vì Giáo hội La Mã lẫn lộn triết học, đạo giáo với khoa học mà cách đây 400 năm, Galilée xuýt bị lên giàn hỏa vì dám đưa ra lí thuyết trái đất chuyển động quanh mặt trời. Cho 1 lý thuyết có 2 mặt triết học và khoa học là suy luận theo Staline.cho chủ nghĩa của mình là khoa học đã được chứng minh (theo kiểu ngụy biện) là đúng.

    d) – Triết học không phải để thực hành. Từ thời thượng cổ ở Hi Lạp, La Mã và ở Ắn Độ người ta học nó để biết suy nghĩ, để tự tạo cho mình ý kiến riêng. Triết học là mầm mống của tự do tư tưởng và của dân chủ. Ở những nước dân chủ là những nước triết học (nghĩa là mọi lý thuyết triết học) được đề cao và đươc giảng dạy. Ở những nước độc tài thì bị cấm tuyệt. Bởi vậy triết học không còn được giảng dạy từ 37 năm nay ở miền Nam Trong lịch sử thế giới chỉ có 2 người bịa ra 1 lý thuyết để đem ra thực hành – nghĩa là biến nó thành 1 chủ nghĩa để phục vụ các triều đại Trung Quốc và các triều đại Cộng sản – là Hán Vũ Đế với Khổng giáo tân trang và Staline với 1 vài khái niệm của Marx.

    • Non Ngàn says:

      XIN TRẢ LỜI

      1/ Chúng ta là tất cả mọi người lương hảo, khách quan, đúng đắn, nghiêm túc, thiện chí trong xã hội. Chữ chúng ta, tùy chủ thể nào dùng, mục đích dùng, ý hướng dùng, mà nó có thể có nội hàm, ngoại diên, hay tính cách khác nhau.
      2/ Học thuyết Mác, cái râu ria thì đúng, tức phê phán nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa. Nhưng cái cốt lõi thì sai, như biện chứng pháp duy vật, biện chứng lịch sử, các hình thái ý thức hệ xã hội, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, xã hội cộng sản khoa học v.v… Có nghĩa học thuyết Mác theo tôi, sai hết tám phần, chỉ đúng có hai đến ba phần.
      3/ Người ta chỉ có thực hành sai lý thuyết đúng, nhưng không thể thực hành đúng lý thuyết sai. Có nghĩa đúng với cái sai vẫn luôn luôn là sai về mặt luận lý học (logique). Tức là chỉ có thực hành đúng được với lý thuyết đúng mà thôi. Điều này thực tế lịch sử từ khi học thuyết Mác xuất hiện cho tới khi Lênin thực hành cũng như sau đó, đều cho thấy rõ ràng là như thế.
      4/ Cái chính xác, khách quan trong khoa học tự nhiên là sự thực nghiệm, sự cân đong đo đếm bằng các công cụ khoa học. Sự chính xác hay tính đúng đắn trong khoa học xã hội là tính logique trong suy luận cũng như trong áp dụng thực tế chứng minh của nó. Lý luận đầy lổ hổng, thiếu sót, thực hành phản tác dụng, điều đó chỉ qua mặt được những người yếu nhận thức, yếu lý luận. Tính cách chính xác của khoa học cơ bản chính là những định đề, những bổ đề, những định lý áp dụng khả thi của nó.
      5/ Tính đúng đắn của triết học chỉ có thể nhận thức được bằng tài năng triết học, bằng trực giác triết học, bằng uy tín của nhà triết học, đồng thời qua thử thách của thời gian. Điều này chỉ dành cho nhà triết học chuyên môn, người có tài năng triết học, có nhận thức triết học đầy đủ mà người không chuyên, kém tri thức triết học không thể có được. Người thông thường có thể say mê Mác. Người kém lý luận hơn Mác có thể mê tơi Mác. Nhưng người có tinh thần phê phán triết học đầy đủ không dễ gì bị sụp các ổ voi trên hệ thống lý luận và nhận thức của Mác.
      5/ Triết học không phải để thực hiện mà để nhận thức. Nhưng chính Mác đã nói một câu càn dở trong các Thèses sur Feuerbach của ông về triết học. Ông ta nói người ta chỉ có thể thực hiện triết học bằng cách thủ tiêu nó. Điều đó có nghĩa Mác muốn thủ tiêu triết học bằng cách thực hiện chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân như ông ta quan niệm. Đây là cái lú lẩn nhưng Mác có thể nghĩ đó là điều kỳ diệu để nhằm thực hiện triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ảo tưởng của ông ta. Đối với Mác, mọi tư tưởng không phải của Mác đều là tư tưởng tư sản, của xã hội tư sản, từ triết học đến văn hóa, tư tưởng, văn học nghệ thuật hay chính trị cũng thế. Theo ông ta chỉ có tư tưởng vô sản mới đích thật là chân lý trong nhận thức của nhân loại. Cái ngố nhất của Mác chính là như thế. Ông ta cho rằng hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội quyết định thượng tầng kiến trúc, từ luật pháp cho đến ý thức cũng thế. Chỉ người nào hiểu sâu về Mác mới cảm thấy hết điều đó. Cái ngông nghênh, bất chấp, lập dị của Mác chính là ở đó. Đây cũng là điều nguy hiểm cơ bản và then chốt nhất trong tư tưởng triết lý chính trị và triết lý văn hóa của Mác.
      Xin trả lời sương sương với ông Phong Uyên như vậy. Nếu ông còn có phản biện hay vấn nạn gì tôi rất xin hưởng ứng. Mạc dầu này biết rõ ông PU không chuyên về triết học lắm nhưng lại đầy thiện chí và có khuynh hướng nệ cổ (đối với học thuyết Mác-Ăngghen).

      Đại Ngàn
      (12/4/12)

  4. Builan says:

    Ngàn Khơi says:
    09/04/2012 at 22:52

    SỰ CÔNG KHAI THÂN PHẬN !!!

    “..Hoan hô Phong Uyên đã công khai thân phận của mình. Đó là điều nghiêm túc, thẳng thắn, rất tốt. Ông cho biết đã học hành và cư trú tại Pháp ngay từ hồi còn nhỏ

    Tôi cảm thấy có caí gì lấn cấn “SỰ CÔNG KHAI THÂN PHẬN ” ???
    Ai có lòng làm ơn chỉ day ! Cảm ơn.

    • Ngàn Khơi says:

      NÓI CHƠI, NÓI ĐÙA

      Nói đùa là cách nói chơi
      Nói chơi là cách nói đùa cho vui
      Con người sống giữa cuộc đời
      Ai người chẳng lúc nói chơi, nói đùa
      Trừ ra không phải con người
      Con lân chẳng hạn, biết vui bao giờ
      Chẳng qua trống đánh tùng xòe
      Có người chui đội, ngo ngoe nhảy lừng
      Càng nghe trống đánh tùng tùng
      Đầu lân, như xác không hồn nhảy theo !

      Non Ngàn
      (12/4/12)

      • Builan says:

        THEO TÔi THẤY

        KHÁ
        Nói sai thì cho nói lại

        Cái đít con lân
        “Múa chơi múa đùa”
        Nó giống y chan
        CÁI MỒM THẦY CÃI
        Khakha kha kha

      • Non Ngàn says:

        CON LÂN

        Con lân này quả nhiều màu
        Vừa đen, vừa đỏ, vừa xanh, vừa vàng
        Tựa loài ếch nhái lưỡng mang
        Tựa loài dơi, chuột, họ hàng lưỡng thê
        Trời chiều mây phủ lê thê
        Rồi mưa rớt xuống ê chề xác lân.

        Ngàn Khơi

      • Builan says:

        “…Trời chiều mây phủ lê thê
        Rồi mưa rớt xuống ê chề xác lân…”

        “Rồi mưa rớt,”
        - ướt ĐÍT lân
        Caí MỒM thầy caĩ – số phần Y CHANG !
        Hưng thanh, Đai haỉ, Non ngàn
        Trùng dương, bạc phận.. Bat ngàn Trùng khơi

        Đít lân lúc lắc ” múa chơi”
        Caí mồm thầy caĩ “rụng rơi” theo mùa
        Nhất định thắng. quyết không thua
        Mátlê …thần chú, phép buà ..thiệt hơn

        THẮNG thì rượu thịt, cá, cơm
        THUA thì ! rưã đít, chuì ” * ” cho lân

        *(xin thưa , lân nây là lion caí ) he hehe

  5. Minh Đức says:

    Trích: Nói tóm lại, Staline cũng như mọi nhà độc tài trên thế giới từ thượng cổ chí kim như Néron, Tần thủy hoàng, Mao, Pôn Pốt… không có chủ nghĩa nào cả ngoài lấy lại một vài từ ngữ thật kêu để lấy nó làm thần chú cho những chính sách tàn bạo của mình.

    Ấy thế mà Staline, Mao, Polpot lại là những người “thành công”. Thành công hiểu theo nghĩa họ có được quyền lực và chiếm được chính quyền chứ không phải là thành công vì họ thực hiện được chủ nghĩa. Chủ nghĩa được họ biến chế đi để biện minh cho lòng tham quyền lực, dùng bạo lực để đoạt chính quyền. Chủ nghĩa mà họ dùng không theo sát ý nghĩa của chủ nghĩa thật mà là thứ chủ nghĩa na ná, coi vậy mà không phải vậy. Mao biến chế chủ nghĩa của giai cấp công nhân thành chủ nghĩa tranh đấu cho nông dân vì nông dân chiếm 80% dân số Trung Quốc. Dựa vào số đông và xúi những người nghèo khổ dùng bạo lực thì mới có quyền lực, còn dựa và giai cấp công nhân chỉ chiếm 1% dân số Trung Quốc lúc đó thì chẳng được bao nhiêu người. Mà không dùng bạo lực mà chỉ biểu tình, bãi công thì cũng không thể làm sụp đổ được chính quyền vì công nhân quá ít mà Tưởng Giới Thạch thì nắm quân đội, cảnh sát trong tay để đàn áp. Gọi là chủ nghĩa na ná vì tịch thu ruộng đất của nông dân tuy giống như là xóa bỏ tư hữu nhưng mặc dù không làm gia tăng sản lượng nông nghiệp như chủ nghĩa hứa hẹn mà Staline và Mao vẫn thấy là nên duy trì vì nông dân mất hết đất đai, mất phương tiện sinh sống nên phải tuyệt đối tuân theo đảng CS.

    Nếu Lênin không ra tay đàn áp các đảng xã hội khác mà chỉ tôn trọng thể thức bầu cử dân chủ thì phe Bôn Sê Vích chiếm thiểu số và Lênin chẳng lên cầm quyền được rồi sau đó đảng xã hội nào đó sẽ có nhiều người theo còn đảng CS theo đúng chủ nghĩa Mác thì chỉ có một nhóm luôn luôn chiếm thiểu số trong bầu cử giống như ở Tây Âu. Nhưng nếu Lênin tôn trọng dân chủ như thế thì tuy Lênin không có cơ hội thắng trong bầu cử nhưng đời sống giai cấp công nhân Nga vẫn được cải thiện nhờ các đảng xã hội kia, mà có khi lại khá hơn công nhân Nga dưới chế độ Xô Viết, lại thêm còn đỡ tốn hàng chục triệu sinh mạng dân Nga .

    • Non Ngàn says:

      BA HÌNH THỨC DỄ THẤY NHẤT CỦA NẠN ĐỘC TÀI

      Có ba hình thức độc tài cho tới nay thường thấy nhất : độc tài cá nhân, độc tài nhóm hay tập thể, độc tài học thuyết. Độc tài cá nhân thời xưa là vua chúa, đó là hôn quân, bạo chúa. Đốc tài cá nhân thời mới như Hitler, Moussolini, Mao Trạch Đông v.v… Độc tài nhóm, là nhóm cầm quyền chuyên đoán thay vì một người. Thời xưa có lúc là thể chế quả đầu ở La Mã. Thời nay là tập thể lãnh đạo. Độc tài lý thuyết là độc tài ý thức hệ kiểu mác xít mà ai cũng biết. Trong ba thứ độc tài đó, độc tài cá nhân chỉ phụ thuộc vào ý chí, ý muốn của cá nhân. Độc tài tập thể chỉ phụ thuộc vào ý chí, ý muốn của một nhóm, một số người. Như ngày xưa vua muốn tôi chết, tôi phải chết. Thời Stalin, đảng Lêninít lúc đó muốn, coi như toàn dân Liên xô phải muốn. Song cái muốn cá nhân, cái muốn tập thể, tức một số vài cá nhân cũng không ghê gớm bằng cái muốn của một học thuyết. Bởi cái muốn cá nhân, tập thể luôn nhất thời, có thể thay đổi. Còn cái của lý thuyết, của ý hệ thì cả ngàn đời nó cũng chỉ muốn có như thế. Đặc biệt khi ý muốn của học thuyết, của ý hệ , chủ trương chuyên chính, sẽ tất yếu bị cá nhân hay tập thể lợi dụng, khiến cho nạn độc tài trở thành song trùng, đôc tài chồng lên độc tài, thật hết đường chạy chữa. Vua độc tài, người ta có thể lên rừng, xuống biển để sống. Độc tài ý thức hệ kết hợp cùng cá nhân hay tập thể làm bá chủ, người dân chỉ có thể chạy ra nước ngoài hay phải chịu ách thống trị cha truyền con nối suốt đời chính là lẽ đó. Bởi thế có thể nói độc tài lý thuyết hay ý thức hệ là thứ độc tài kinh khiếp nhất, bởi nó nuốt sống không những tự do bản thân mà cả lý thức lẫn sự hiểu biết của con người qua nạn giáo dục và cơ chế xã hội toàn diện của sự độc tài chuyên chính. Tính cách phản xã hội, phản nhân bản cao độ nhất của nó cũng chính là như thế, bởi nó luôn luôn thèm muốn và nhân danh sự lãnh đạo toàn diện. Điều trên tất cả mọi người trung thực, khách quan, sáng suốt, công tâm đều nhận thấy rõ. Chỉ trừ những người nào ngược lại có thể cho là lquan điểm ệch lạc, vu khống, chụp mũ hoặc phản động.

      Ngàn Khơi
      (12/4/12)

  6. Phong Uyên says:

    Tôi xin lỗi cứ phải nói đi nói lại, nhưng muốn vạch trần những gian dối về chữ nghĩa của ĐCSVN cho các bạn trẻ ở VN thấy rõ (đó là mục đích duy nhất những bài viết của tôi), những gì mình viết trên ĐCV này cũng phải thật chính xác:

    1) Về biểu quyết của nghị viện châu Âu, tôi xin trích đây 1 đoạn nói về biểu quyết đó trên “Courrier International” ngày 10-4-09 :

    “Le Parlement Européen a voté une résolution qui condamne les régimes totalitaires initiée par le Parti Populaire Européen (PPE), les Libéraux et les Verts,et appuyée par les socialistes. La résolution, a été adoptée avec 553 voix pour, 44 contre,… la condamnation explicite des “crimes contre l’humanité et de nombreuses violations des droits de l’homme commis par les régimes communistes”
    Dịch sơ: “Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu chấp thuận một quyết định lên án những chế độ toàn trị thể theo đề nghị của đảng Nhân dân Âu châu, những người Phóng khoáng, những người Đảng Xanh, và với sự hỗ trợ của những người thuộc đảng Xã hội… Lên án “những tội ác chống nhân loại và những vi phạm nhân quyền gây ra bởi các chế độ cộng sản”

    Tuyệt nhiên không có “Nghị quyết châu Âu chống phổ biến học thuyết Mác” vì 1 lẽ dễ hiểu là nếu như vậy thì nghị viện châu Âu tự chà đạp lên quyền tự do tư tưởng, căn bản của dân chủ rồi ! Nghị viện Âu châu không hề cấm 1 tư tưởng nào trừ tuyên truyền cho khủng bố và kỳ thị chủng tộc đã bị Tòa án (chứ không phải nghị viện) đặt ra ngoài vòng pháp luật. Xin nói là ở Pháp tư tưởng Marx, Engels vẫn nằm trong giáo trình triết học của học sinh trung học Pháp và những gì tôi viết về Marx và Engels cũng lấy ở trong những cuốn triết học cho học sinh trung học này, nên phong cho tôi là 1 nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marxiste thì làm tôi xấu hổ quá ! Đọc kỹ từng chữ một của bản tiếng Pháp thì thấy nghị viện Âu châu lên án toàn thể những chế độ toàn trị trong đó có những chế độ cộng sản ( nói chung là những chế độ Stalinit, Maoit), chứ không phải lên án những người phổ biến tư tưởng Marx hay tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản bị Staline và Mao đàn áp, giết hại nhiều nhất. Trong Nghị viện Âu châu cũng có những đảng cộng sản, cũng có những đảng cực tả chống Tư bản chủ nghĩa và biểu quyết chống chế độ cộng sản là theo ý của những đảng này và của những đảng Dân chủ Xã hội được Engels sáng lập chứ không phải của các đảng phái hữu phần nhiều có mối liên lạc với các chế độ toàn trị cực hữu.

    2) Tôi xin nhắc lại là Marx chết từ tám ngoẵnh nào rồi (1883) đảng cộng sản Bôn sê vích của Lénine mới ra đời (1818) thì làm sao Marx là đảng viên đảng cộng sản (nào?) được. Cũng như Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội là của Engels ra đời 6 năm sau khi Marx chết (1889), không thể nào gắn tên Marx vào được. Marx chỉ thành lập Đệ Nhất Quốc tế Thợ thuyền (chứ không phải Cộng sản). Tôi không hiểu sao chửi cộng sản mà cứ lấy tài liệu bịa đặt của cộng sản ra dẫn chứng như: Marx là đảng viên đảng cộng sản, hệt như Cộng sản Bắc Cao tuyên truyền cha của Kim Nhật Thành là người cùng Lénine sáng lập ĐCSLX. Đã vậy còn lấy lại MEGA của Staline được nhà Xuất bản Tiến bộ theo lệnh của Staline viết và được dịch, in lại bằng đủ thứ tiếng, kể cả bản tiếng Đức của CHDCĐ và cho đó là tư tưởng đích thực của Marx và Engels ! Tôi xin nhắc lại là học giả David Ryazanov thuộc phái Lénine viết lại những tập sau của bộ Tư bản luận cũng còn bị Staline đem ra xử bắn thì có gì của Marx và Engels dưới các chế độ Stalinit mà tin được. Theo ông bạn Lại Mạnh Cường, Liên minh châu Âu đang trợ cấp để sưu tầm viết lại MEGA, hãy đợi bộ này ra mới biết đâu là tư tưởng thật của Marx. Còn muốn biết diễn tiến của tư tưởng Engels thì chỉ cần nhìn những thành quả của các thể chế Dân chủ-Xã hội.

    3) Khi tôi nói cách hiểu Marx của ông Lữ Phương có tính cách hàn lâm là tôi nghĩ theo tiếng Pháp “académique”. Từ này ở đây có nghĩa xấu (péjoratif) muốn nói là hiểu 1 cách giáo điều, chật hẹp lại còn tự phụ (qui suit étroitement les règles conventionnelles avec prétention).

    Tôi hơi thất vọng là tôi cố gắng viết cho các bạn trẻ ở VN 1 cách thật dễ hiểu, mà nhiều bậc trí giả ở những xứ tự do này cũng vẫn không hiểu hay không chịu đọc kỹ, chỉ muốn bới tìm lập trường của tác giả, chống cộng hay thân cộng hay nằm vùng.

    Tôi xin nói riêng với ông bạn Lại Mạnh Cường là tôi thỉnh thoảng gủi bài tôi viết (phần nhiều là về Phật giáo) cho anh Nguyễn Hoài Vân, bạn cùng nghề.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Xin nói là ở Pháp tư tưởng Marx, Engels vẫn nằm trong giáo trình triết học của học sinh trung học Pháp và những gì tôi viết về Marx và Engels cũng lấy ở trong những cuốn triết học cho học sinh trung học này”

      Các loại chủ nghĩa sinh ra từ Tây Âu, chế độ đảng phái cũng phát sinh ra tại Tây Âu trước và những người ở châu Âu vẫn trung thành với những điều kiện xã hội đã sinh ra chủ nghĩa và đảng phái nghĩa là vẫn để cho người dân được tự nhiên mà có ý nghĩ này hay có ý nghĩ kia, đề ra chủ nghĩa này hay bài bác chủ nghĩa kia, người dân được tự nhiên mà kết hợp với những người cùng suy nghĩ hay cùng quyền lợi mà trở thành đảng và đảng tự nhiên mà sinh ra rồi tự nhiên mà tan rã khi tư tưởng của đảng đó không còn được người trong đảng thấy là đúng nữa…

      • Ngàn Khơi says:

        GIÁO DỤC, TỰ DO, VÀ SỰ ĐỘC TÀI

        Giáo dục phục vụ tự do là giáo dục tôn trọng tự do xã hội theo mọi cách.
        Giáo dục phục vụ độc tài là giáo dục chỉ nhằm phục vụ độc tài bằng mọi cách.
        Giáo dục phục vụ tự do luôn tạo điều kiện nhằm phát sinh tư duy mới cho xã hội.
        Giáo dục phục vụ độc tài chỉ nhằm nhai lại tư duy cũ chẳng khác gì chủng loài nhai lại, mục đích nhằm biến xã hội trở thành như một tập đoàn sinh học khổng lồ thuộc loài nhai lại, cũng như đồng thời cho đó là lý tưởng về hạnh phúc trần gian thượng đẳng, ưu việt nhất.

        Non Ngàn

    • Ngàn Khơi says:

      CŨNG CẦN NÊN CHÍNH XÁC HÓA THÊM MỘT CHÚT VỀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ

      Theo tôi mỗi người thiện chí luôn cần đặt quyền lợi chính đáng của xã hội và của tha nhân lên trên hết. Có nghĩa ta không hề quên lãng mỉnh mà cũng không quên lãng người, đó là tinh thần và ý nghĩa xã hội cao cả nhất. Như thế, những người cùng nhìn về một hướng thì chỉ có đề cao sự thật, chân lý khách quan mà không cần cãi nhau hay ngại nhau mọi sự đánh giá sai đúng hay sự hiểu lầm nào. Trong Nghị quyết châu Âu, những câu chữ “như une résolution qui condamne les régimes totalitaires”, “La résolution, a été adoptée avec 553 voix pour, 44 contre”,… ; “la condamnation explicite des “crimes contre l’humanité et de nombreuses violations des droits de l’homme commis par les régimes communistes”, đã được ông PU trích dẫn như trên là đáng lưu ý nhất. Có nghĩa người ta không bao giờ chống lại một học thuyết, một cá nhân hay một tập thể nào. Chống là chống cái sai trái của học thuyết nào đó, của cá nhân nào đó, của tập thể nào đó, qua các luận điểm hoặc các hành vi sai trái của họ. Không chống con người, cá nhân, tập thể, nhưng chống cái sai trái của con người, cá nhân, tập thể, chính là như thế. Đối với lý thuyết Mác, có các vấn đề phải chính xác hóa chính là sự sai đúng của lý thuyết về mặt khoa học và triết học, sự thực hành sai đúng về lý thuyết đó trong thực tiển cùng những hệ lụy, hậu quả của nó mang lại như sao. Nói tóm lại tất cả mọi người đều có trách nhiệm nói lên sự thật nào đó, tất cả mọi người đều có quyền được truyền đạt, thụ hưởng những thông tin chính xác nào đó. Phục vụ những ý nghĩa, mục đó chính là tinh thần xã hội, mục đích xã hội chân chính mà không là gì khác. Bởi vậy, chủ nghĩa hay lý thuyết vô cầu, chủ nghĩa hay quan điểm luôn luôn nêu cao chân lý, sự thật khách quan, đó cũng là các quan điểm sống chân chính hay các quan điểm, các ý hướng chính đáng nhất trong các loại quan điểm hay các lý thuyết, chủ nghĩa phức tạp, đa đoan, hoặc đa dạng khác nhau.

      Non Ngàn
      (11/4/12)

    • Lâm Vũ says:

      Bác Phong Uyên thân mến,
      - “Tôi xin nhắc lại là Marx chết từ tám ngoẵnh nào rồi (1883) đảng cộng sản Bôn sê vích của Lénine mới ra đời (1818) thì làm sao Marx là đảng viên đảng cộng sản (nào?) được”.

      Câu bác PU viết làm tôi chột dạ, tự hỏi là minh có nhầm chăng: “đảng” mà Marx (và Engels) rắp tâm lập ra là đảng nào? Hay họ có lập đảng nào không? Việc đầu tiên là tôi đi tìm cái “Manifesto”, viết 1848, chung với Engels) thì thấy toàn bộ tên của nó là “Manitest Manifesto of the Communist Party (Manifest der Kommunistischen Partei)” (“Tuyên ngôn của đảng Cộng Sản”). Như vậy, ít nhất cái tên “Đảng Cộng Sản” có từ năm 1848, và do Marx và Engels đặt ra. Chả lẽ Marx không “gia nhập” cái đảng do chính mình “thành lập”?! Câu hỏi còn lại là: ngoài hai người, còn có ai “gia nhập” đảng Cộng Sản (có hay không xin giấy phép của nhà cầm quyền… nào đó) của Marx hay không, thì đến này tôi chưa tìm hiểu rõ.

      - Về từ ngữ “academic” (académique). Nói chung, chữ nào cũng có ít nhất vài nghĩa, không hoàn toàn giống nhau (nếu hai chữ mà lại hoàn toàn giống nhau thì cần gì có hai chữ nhỉ?!).

      Trong cuộc tranh luận nhỏ này, tôi hiều bác PU dùng nó theo nghĩa thường dùng (?), như “sách vở”, “không thực tế”, “viển vông”…, còn bác NN hiểu theo nghĩa “trường sở” (scholastic) hay “thông thái” (scholarly). Tôi nghĩ cả hai bác đều có phần đúng (ba phải mà!).

      • Ngàn Khơi says:

        AK ĐÊ MÍT

        Lâm Vũ nói rất đúng, chính xác. Ông Lữ Phương thuộc loại típ hành động, tức thực hành chiến đấu cho quan điểm hoặc lý tưởng của mình, thì rõ ràng là một militant của thời đại vận dụng vũ khí mới, tức là AK đê mít, là đúng quá chứ còn gì nữa.

        Non Ngàn

  7. Phong Uyên says:

    Hoàn toàn đồng ý với Ngàn Khơi về những nhận định về tôi và cám ơn bạn rất nhiều. Tôi cũng xin đưa ra 1 nhận xét là người Việt mình đọc bài viết của người khác hay phê phán theo lập trường của mình, đồng thời cũng cho người viết bài là viết theo lập trường và để lí luận chứ không phải để phân tích. Về ông Lữ Phương, tôi xin đưa ra nhận xét là sự hiểu biết của ông về tư tưởng Marx quá hàn lâm vì học trong sách Pháp và bị ảnh hưởng của các nhà marxistes Pháp xuất thân từ trường Sư phạm Ulm như Althusser, Sartre, Trần Đức Thảo…cũng như những người Marxiste miền Nam thời trước, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường… (đa số đều bị CSVN đệ Tam QT thủ tiêu), Nhưng ông là người đã có 1 thời lầm lẫn coi chủ nghĩa Mác-Lê là mặt thực hành của tư tưởng Marx-Engels khi đi theo Giải phóng miền Nam. Nay ông đã tỉnh ngộ, chỉ tiếc là đã quá chậm.

    • Non Ngàn says:

      NGƯỜI VIỆT NGÀY NAY CẦN ĐỌC MÁC NHƯ THẾ NÀO NẾU VẪN CÒN THẤY VIỆC NÀY LÀ CẦN THIẾT

      Có số người nông cạn cho rằng đã có Nghị quyết châu Âu cấm phổ biến học thuyết Mác thì cọi như đã xong hết mọi chuyện, chẳng có gì đáng nói về Mác-Ăngghen nữa. Nói như vậy là lầm. Bởi vì không phải mọi người VN đều đã đọc được thông tin đó. Vả chăng học thuyết Mác vẫn còn được tiếp tục rao giảng ở VN không phải trên ý nghĩa tri thức, khoa học, nhận thức, mà là trên tinh thần nô lệ, thấp kém. Đó là một sự tự coi thường dân tộc và xem khinh thế hệ trẻ ở VN. Mặt khác, người là người, ta là ta, không phải cái gì người bảo hay ta cũng bảo hãy, cái gì người bảo dở ta cũng cho là đủ rồi. Nếu thế thì tinh thần ôộc lập dân tộc nó ở đâu. Cho nên người VN ngày nay cần tự mình có ý thức và tinh thần phê phán học thuyết mác một cách khoa học, tự chủ, mà không phải nghe theo ai cả. Người ta nói mình có thể tham khảo, nhưng phải có lập trường riêng biệt, tự động, tự chủ của riêng mình. Chính tinh thần không tự chủ của người mình từ trước tới nay về chủ nghĩa Mác mà đã phát siinh ra bao chuyện dở khóc dở cười đối với đất nước và dân tộc. Do vậy mọi người VN sáng suốt và hiểu biết ngày nay cần biết khắc phục mọi nhược điểm đó nhằm để vớt vát phần nào thể diện, uy tín dân tộc. Có nghĩa dân VN cũng nhiều người hiểu biết, thông minh, không phải chỉ toàn hạng bét. Riêng đối với ông Lữ Phương, PU cho tư tưởng của ông ta về mác xít là có tính “hàn lâm”, tôi thiết nghĩ chưa thật chính xác. Hàn lâm có nghĩa phải chuyên môn về khoa học trong phạm vi nào đó. Tôi thì chỉ thấy ông LP nhiều lắm là hành động theo cảm tính, đâu phải nhà chuyên môn học thuật hay có năng khiếu tự nhiên về triết học hoặc khoa học. Nhiều lấm ý nghĩa lý luận của ông ta về Marx cũng chỉ mang tính chính trị, xã hội, cảm xúc, tình cảm, đâu phải người nghiêm túc và xứng đáng chịu trách nhiệm trong ý kiến của mình về mặt uy tín chuyên môn khoa học. Nói chung ông ta cũng không thoát khỏi mức cao nhất của nhiều người VN từ xưa đến nay là mong hay tự hào mình “hiểu” được Mác, mà hoàn toàn không có năng lực để nhận xét, đânhs giá, hay phê phán khách quan, chính xác, có trình độ được về Mác. Nhân tiện xin trao đổi thêm với PU như vậy, chắc chắn không phải là không có ích nói chung.

      ĐẠI NGÀN
      (10/4/12)

  8. Phong Uyên says:

    Trước hết, tôi xin nhắc bác Vũ duy Giang câu tiếng Pháp mà bác nói tới là “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme”. Câu này là của Rabelais, 1 nhà văn châm biếm và cũng là 1 y sĩ Pháp sinh cuối thế kỷ thứ 15 được trích từ cuốn chuyện “Pantagruel” có mục đích chế nhạo xã hội đương thời. Nghĩa của câu này là “Thông thái mà không có lương tri thì chỉ là sự lụn bại của tinh thần”. Thời Rabelais chưa có khoa học, “science” có nghĩa là thông thái.

    Sau, tôi xin nhắc lại câu ông D. Nhật Lệ nói về tôi “Bài viết của ông PU là 1 trong những quan điểm về chủ nghĩa Mác. Bất cứ nhà nghiên cứu nào về chủ nghĩa này cũng có quyền đưa ra nhận định của mình thế nhưng không ai dám nói rằng chính mình là người hiểu biết và nhận định đúng nhất, là chân lý cả ! Có lẽ trừ tác giả PU, chẳng biết đúng không?”
    Tôi xin thưa với ông D. Nhật Lệ là không đúng vì những lẽ sau đây :
    1° Tôi không phải là 1 nhà nghiên cứu về “chủ nghĩa Mác” vì 1 lẽ dễ hiểu là cái gọi là chủ nghĩa Mác-(Lê) chỉ có ở Việt Nam. Trên thế giới chả còn ai nghiên cứu về cái chủ nghĩa không có này cả. 2° Tôi học và sống ở Pháp từ hồi trẻ, chỉ biết Marx là 1 nhà triết học như cả mấy chục nhà triết học khác được kể tên trong giáo trình triết học thi tú tài Pháp. Những tư tưởng triết học của Marx không có gì là đặt biệt và sau này người ta phanh phui ra là đa số những khái niệm “cộng sản” thật ra là của Engels. Nếu tên tuổi Marx không bị Lénine, Staline lợi dụng và những khái niệm về kinh tế-xã hội của Engels không bị những tay này đánh tráo để biến nó thành 1 chủ nghĩa cho các đảng đàn em (trong đó có ĐCSVN) thì đã bị quên lãng từ lâu. Không thể nói tôi kể lại những phát hiện mới về Marx và Engels là có ý bộc lộ quan điểm của riêng tôi về Marx, thấy được chân lý trong Marx.
    3° CSVN chỉ trương tấm vải đỏ Mác (dính với hình Lê) ra để che giấu cái chế độ tàn khốc của mình. Tấm vải đỏ đó không khác gì cái trướng đỏ mà người đấu bò mộng tung ra trước mặt con bò để bò chỉ lo húc vào mà không trông thấy con dao người đấu bò giấu sau lưng. Có những người chống cộng chỉ nhìn thấy cái trướng đỏ mà không nhìn thấy con dao.
    4° Có nhiều người cứ cố tình không biết là chế độ dân chủ lưỡng đảng (hay lưỡng liên minh) ở Phương Tây là có nguồn gốc từ tư tưởng Marx-Engels (2 đảng vì mỗi đảng đại diện cho 1 giới trong xã hội: giới làm công và giới nắm phương tiện sản xuất), chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Engels là người thích nghi biến những khái niệm “cộng sản tính” ban đầu của mình thành những ý tưởng dân chủ-xã hội để tạo ra những thể chế dân chủ xã hội hiện nằm trong Quốc Tế Xã hội, thừa kế của Đệ Nhị Quốc tế của Engels, ngày nay. Không thể cho cái Chuyên chính vô sản của Lénine và cái Mác-Lê của Staline là 1 biến thể của Marx-Engels được, vì đó chỉ là những chủ nghĩa phục vụ cá nhân hay bè đảng; cũng như không thể coi cái chủ nghĩa Quốc xã của Hitler có nguồn gốc từ tư tưởng của Nietszche và chính sách “Khủng bố trắng” của Robespierre hồi Cách mạng Pháp, có nguồn gốc từ tư tưởng các nhà triết học Khai sáng Pháp. Trái lại tư tưởng của các vị này là nguồn gốc của chế độ Dân chủ Khai phóng Mỹ.

    • Ngàn Khơi says:

      SỰ CÔNG KHAI THÂN PHẬN

      Hoan hô Phong Uyên đã công khai thân phận của mình. Đó là điều nghiêm túc, thẳng thắn, rất tốt. Ông cho biết đã học hành và cư trú tại Pháp ngay từ hồi còn nhỏ. Ông không nghiên cứu về CNM, nhưng trong tính cách Marx là nhà tư tưởng, thì mọi học sinh bậc trung học ở Pháp đều biết đến cả. Ông cũng cho biết cả thân phận liên quan của Lênin, Engels cũng như Marx về CNCS. Các thông tin như vậy đều quý và tinh tế. Nói cho cùng, theo PU, Marx cũng chẳng có gì là ghê gớm, tác phẩm của ông ta chủ yếu là do Engels biên tập lại phần lớn, và ông ta nổi tiếng cũng chỉ vì đã được Lênin đưa vào áp dụng và gây nên một phong trào CSQT với bao nhiêu hệ lụy của nó liên quan đến đời sống cu mọi người, thế thôi. Những nhận xét của PU như vậy đều rất khách quan và chính xác. Tinh thần phê phán của PU đúng là có ảnh hưởng nhiều từ tính cách của người Pháp, tức chỉ nhẹ nhàng, gián tiếp. Thật ra, tác phẩm chủ yếu của Marx là bộ Tư bản luận, nhưng ông cũng chỉ viết xong được mỗi cuốn đầu, các tập sau là do Engels chế bản, bổ sung thêm. Các tác phẩm của Marx về kinh tế chính trị triết học phần lớn cũng ở dạng bản thảo (Manuskript). Ngoài ra là các tập bút chiến (Pamplet) cùng những bài báo (Marx viết cho nhiều tờ báo, kể cả tờ Sông Rhin do chính ông ta sáng lập và làm chủ bút) về sau được tập hợp lại thành ra bọ Toàn tập của Marx-Engels (MEGA). Nói cho cùng, hệ thống tư duy của Marx còn nhiêu chỗ rời rạc, chưa thật sự kết hợp chặt chẽ lắm, có nhiều vấn đề còn để trống, còn có nhiều lổ hổng. Thế nhưng ông ta đã được thần thánh hóa có khi quá mức là do những người cuồng tín hay những kẻ cơ hội về sau. Dầu sao, những sự phát biểu mang tính chuẩn mực, khiêm tốn, khách quan của PU cũng là điều rất nên trân trọng. Dầu vậy, ý nghĩa của việc nghiên cứu Marx nếu có, không phải là tìm hiểu Marx đã nói cái gì. Vì như vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng cái quan trọng nhất, chính là xem những điều Marx nói như thế về mặt khoa học và triết học, cũng như cả về thực tiển là sai hay đúng, khách quan hay không khách quan, đầy đủ hay thiếu sót, đáng khen hay đáng chê. Điêu này hình như có rất nhiều người VN từ xưa đến nay đều chưa đạt tới được. Niềm hãnh diện cùa một số người là xem như người khác không hiểu Mác, còn chính mình mới hiểu Mác. Giống kiểu ông Lữ Phương chẳng hạn. Ôi chỉ có việc hiểu đúng Mác thôi mà người ta cũng đã hánh diện rồi. Đúng là mức độ tinh thần và ý thức phê phán của người mình còn quá tệ so với thế giới thật. Không biết ông PU có đồng ý với tôi về điều này hay không ?

      Non Ngàn

      • Lâm Vũ says:

        Bác Non Ngàn thân,
        Công nhận bác là một người, bàn về chủ nghĩa Marx một cách nghiêm túc, hiếm có trên diễn đàn này. Bác lấy thí dụ trường hợp ông LP cũng rất đúng. Tôi cũng đọc khá nhiều bài viết của ông LP, phải công nhận ông ấy chịu khó nghiên cứu chủ thuyết Mác, nhưng có lẽ vì bản tính thích ăn thua, nên có những chỗ chưa sâu đủ. Kể cũng đáng tiếc, bởi vì kiến thức như LP nếu khai triển đúng mức cũng giúp nhiều cho sự khai mở dân trí. Nhưng là chuyện đó đã không xẩy ra! Một trong nhiều thảm kịch của trí thức “thiên tả” Việt Nam…

        Trở về với Marx. Bác nói hoàn toàn đúng, dĩ nhiên, là phần lớn những “tác phẩm” của Marx đều nằm trong dạng bản thảo hay bản nháp. Có thể kết luận là sự nghiệp tư tưởng của Marx vẫn còn dở dang, ngay cả dưới cặp mắt của chính Marx.

        Do đó cũng dễ hiểu, khi gần cuối đời Marx đã nói (trong một lá thư viết cho bạn): Tôi không phải là một nhà Mác-xít! (Tôi không phải là người theo chủ thuyết Mác!). Thiết tưởng, câu nói dù hiểu theo nghĩa nào, một điều rõ ràng là chính Mác không muốn người khác tin theo Mác (hiểu hay không hiểu điều ông viết) như tin… Sấm!

        Về mặt học thuật, tôi vẫn nghĩ nếu có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu chủ thuyết Mác-Engels cũng là điều hay. Bác có nhắc đến bộ MEGA (Marx-Engels Gesamtausgabe). Vào đầu thập niên 70, tôi hay đến một nhà sách “tả phái” (ở một thành phố Tây Đức) ngắm nghía bộ MEGA (nxb Dietz, Đông Bá Linh). Cả bộ tôi nhớ gồm khoảng trên 50 cuốn, mỗi cuốn khoảng 800-900 trang giấy… Quả thật tôi có nhủ thầm, phải có thì giờ để đọc hết 50 ngàn trang giấy ghi lại những gì Marx và Engels viết ra kể cả thư từ, giấy đòi/khất nợ (?!)… chắc cũng học được vài điều hay ho… Nhưng tính ra nếu trung bình mỗi ngày đọc 10 trang, dù ngày nào cũng đọc cũng phải mất đến 13 năm! Có lẽ không ai… điên (dại) đủ để làm chuyện đó!

        Nói cách khác, đây phải là công trình của nhiều người. Quả thật, ngày nay Liên Hiệp Âu Châu bỏ tiền ủng hộ việc kiện toàn bộ MEGA, với sự góp sức của nhiều tờ báo lớn trên thế giới. Từ tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức), Asashi Shimbun (Nhật), Times (London) v.v. Tờ Die Zeit, Đức, đã nói về dự án MEGA như sau: “… MEGA đúng nghĩa là một dự án của thế kỷ. Từ thủa tạo thành đến sự thất bại (vào thế kỷ 19 chủ nghĩa Marx-Engels), sang đến cuộc đầu thai của (thành chủ nghĩa Marx-Lenin) nó phản ánh những thảm kịch lịch sử nhân loại thế kỷ 20 (gây ra bởi một ý thức hệ)…”.

        Nguời Việt Nam cho đến ngày nay hầu như chưa ai thật sự “biết” nó, nhưng đã hơn nửa thế kỷ dài gánh chịu những hậu quả thảm khốc của nó hơn bất cứ dân tộc nào. Đó chính là điểm phi lý nhất của chủ nghĩa Mác-Engels, đối với dân tộc Việt Nam.

      • ĐẠI NGÀN says:

        TÂM SỰ MỘT CHÚT ĐỈNH CÙNG LÂM VŨ

        Đọc ý kiến của LV tôi rất tâm đắc. Đó là một con người viết lách hay nỏi ra điều gì không phải vì mình, người nào đó khác, mà chính vị mọi người, vì lẽ phải, vì chân lý, sự thật. Tôi cho đó là chủ nghĩa vô cầu mà tôi vẫn theo đuổi. Sự thật, tôi tự tin sự hiểu biết của mình về CNM bởi vì đề tài cao học và TS của tôi trước đây gần nửa thế kỹ tôi đã làm về Marx và Hegel. Sở dĩ như vậy vì lúc ấy tôi hãy còn trẻ. Tôi muốn chính tự mình tìm hiểu khoa học và triết học về học thuyết Marx, để hoặc góp phần thực hiện ông ta, hoặc góp phần chống lại ông ta. Cuối cùng, sau khi đọc kỷ, nghiền ngẩm kỷ về hệ thống tư tưởng của Marx, tôi thấy tư tưởng của ông ta theo tôi phần lớn chỉ là dỏm tỏi, như vậy là tôi bỏ ý muốn hậu thuẫn cho ông ta. Tôi thấy ông ta lập dị, non nớt, cương đại, kém ý thức trách nhiệm mà chỉ vì cái tôi muốn được kỳ vỹ, nổi trội, thần thánh, thành ra học thuyết của ông nói chung chỉ mang tính cách cuồng vỹ. Từ đó cũng thấy rằng phần lớn những người khuynh tả theo Marx cũng không ngoài tâm lý cái tôi, sự cuồng tín, sự nông cạn hoặc hời hợt như trên. Tinh thần của tôi là tinh thần nghiêm túc, có trách nhiệm thật sự. Do vậy tôi không thỏa mãn các bản dịch tác phẩm của Marx qua tiếng Pháp, tiếng Anh, mà tôi quyết tâm học tiếng Đức, để cuối cùng đọc chính tác phẩm của Marx bằng nguyên tác tiếng Đức. Đó là công việc của tôi trước 75 và sau 75 theo kiểu tự vạch ra kế hoạch và tự thực hiện lấy cho mình. Sau năm 75, tôi đã tới thư viện tìm các cách để photo đầy đủ hết toàn bộ MEGA như ông LV nói. Cho nên tôi đã đọc das Kapital và Cương lĩnh Gotha, cũng như toàn bộ mọi phần quan trọng nhất trong Toàn tập ME là như thế. Nói chung tôi thấy học thuyết Mác chỉ là bốc đồng, giả tạo, thiếu tinh thần nghiêm túc khoa học và triết học. Marx thật ra chỉ lợi dụng, lạm dụng Hegel mà không đủ năng lực hoặc không có tinh thần, ý thức phê phán Hegel. Chuyện cốt lõi trong phép biện chứng của Marx chỉ là chuyện ông nói gà bà nói vịt, râu ông nọ cằm bà kia, hay thậm chí là sự thêu dệt, xạo xự, ức đoán phi khoa học, kém ý thức trách nhiệm. Đó là tính cách mà tôi coi là tính cách “đồng bóng” trong Marx. Do đó, những người tự nhận là khuynh tả, cấp tiến, mác xít, phần lớn đều kém ý thức tự chủ mà ít nhiều cũng mang tính đồng bóng hay kém ý thức trách nhiệm nếu không nói là kém hiểu biết đích thực hoặc xu thời. Chính bởi vậy mà học thuyết Marx đã được làm mưa làm gió ở VN suốt hơn gần thế kỷ. Nếu so trí thông minh và đầu óc của người VN thì cũng chẳng thua gì mấy người phương Tây hay người các xứ khác. Nhưng bởi thể chế toàn trị mác xít một cách giả tạo mà cả dân tộc trở nên như mất hẳn ý chí độc lập và sự thông minh riêng. Điều này thật là rất đáng tiếc, và trách nhiệm đó trước tiên chính là do Marx cũng như những người chạy theo Marx một cách hoàn toàn cuồng tín, thời cơ hay hoàn toàn cơ hội. Một nền đại học giảng dạy Marx một cách mê tín, giáo điều, cuồng dại như vậy rõ ràng là một nền đại học phản giáo dục, phản dân tộc, phản con người, phản khoa học, phản triết học đích thực, do các trí thức dỏm, nhu nhược, tăm tối bày đặt ra, để khống chế, làm quặt quẹo hết mọi đầu óc thông minh của các thế hệ thanh niên VN mới lớn, biến họ thành những con thiêu thân chạy đua theo công danh, tư lợi hảo, một cách thấp kém và phi ý thức.

        Võ Hưng Thanh
        (11/4/12)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Bravo Phong Uyên (PU) :-) !

      1/
      Thứ nhất, tôi biết rõ hơn về PU và tránh được nhiều ngộ nhận (tuy chưa nói ra) không cần thiết về bạn !

      Thú thực trước đó tôi cứ nghĩ, có thể bạn “nằm vùng”, tung quả banh thăm dò (sondage) dư luận , đồng thời nhằm cổ võ cho cái gọi là Đổi Mới (Perestroika) đang diễn ra ở VN, mà thực ra là một sự cố “lột xác” của CSVN, cho mang thêm ít nhiều mầu sắc nhân bản, để tiếp tục bắt vít ngồi lâu dài trên quyền lực. Nói rõ hơn biển chuyển từ độc tài toàn trị CS sang cái gọi là độc tài sáng suốt, một thứ chính quyền (trung ương) “mạnh” (tay đàn áp dissidents và đối lập), đại loại trong quá khứ ở Nam Hàn, Taiwan, và na ná như Singapore thời Lý Quang Diệu trị dân theo lối gia trưởng Nho giáo !

      Nếu không thế, thì bạn cũng vốn tị nạn gốc Đông Âu, có thời từng ra đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam ở vùng Đông Đức với trụ sở ở Berlin và Trần Ngọc Thành (?) làm chủ tịch (Thành là businessman chứ ko là dân tị nạn), Nguyễn Nguyên Thanh (lao động hợp tác ở Berlin) phụ trách cơ quan ngôn luận đảng là tờ báo tháng TIA SÁNG (?), và một cây lý luận vốn là sinh viên du học ở Chemitz tên Phạm Việt Vinh (?) … (Sorry lâu ngày quên nhiều chi tiết, như tên tuổi các đương sự.) Tôi tình cờ gặp Nguyễn Giang, xếp sòng ban Việt ngữ BBC hiện nay, ở nhà anh Thành tại Berlin vào tháng sáu năm 2000, khi sang Đức xem Hội chợ thế giới ở Hannover, tiện đường đi ngang qua Berlin để đến Ba Lan, nên ghé vào nhà anh Thành thăm và nhờ kiếm dùm khách sạn vừa túi tiền eo hẹp của mình. Lúc ấy Nguyễn Giang mới học song luật ở Ba Lan và có một loạt bài tranh luận rất hay và gay go về Mác-Lê trên tờ Tia Sáng, gây nhiều chú ý bạn đọc khắp nơi, trong và ngoài nước.

      2/
      Những giải thích trên của bạn rất độc đáo, khiến tôi động não nhiều !

      Mong được biết thêm những suy tư của bạn thêm nữa.

      Kính bái,
      Lại Mạnh Cường

      TB:
      Hồi cuối thập niên 90, xuất hiện trên tờ ĐIỂM TIN BÁO CHỈ ở Plzen (Pilsen) bên Tây Tiệp những bài bình luận chính trị rất hay của bác sĩ NGUYỄN HOÀI VÂN, cư ngụ hình như ở vùng Tây Bắc nước Pháp.
      Nguyễn Hoài Vân hình như ở gần hay cùng chỗ với với nhà báo và cách mang lão thành Trần Văn Ân. Vân từng qua Anh trò chuyện với bác sĩ Trần Kim Tuyến.
      Có lúc Vân tham dự Hội nghị Y Nha Dược sĩ Hải ngoại, gắn bó viết bài đọc tham luận linh tinh, rồi sau đó lặn mất tiêu. Vân lắm tài, thơ phú cũng khá lắm. Có lần vào web của Vân thấy anh ta chơi thể thao giỏi và là thợ lặn nữa thì phải ! Thợ lặn đúng nghĩa đó nhe.
      Không hiểu PU có biết Vân chăng ? Vân chắc hẳn năm nay khoảng 60 tuổi.

    • vungu says:

      Chân thành cám ơn PHONG UYÊN đả cho biết nhiều về nhửng Ông xhcn trời Âu,sau được thêm mấy ông Á châu học theo.. ( MTĐ,KNT,HCM v.v.. ) …! .

  9. npt says:

    Một chủ thuyết lỗi thời ! của cái chủ nghĩa mách -lưu -manh ! luôn đấu tranh vì (giai cấp ) tạo ra những hệ lụy chết người !?

  10. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Vũ duy Giang says:
    08/04/2012 at 11:21
    (…)
    Chủ thuyết Marx-Engels đã được áp dụng phần thành công nào bởi những chính phủ”dân chủ-xã hội”ở Tây Âu, và nhất là ở các nước Bắc Âu(Thụy Điển,Norway,Đan Mạch,Phần Lan)là những nước thịnh vượng,và giầu nhất thế giới(hơn cả Mỹ).

    Nhưng chủ thuyết Marx-Lenine đã thất bại tại Liên Xô và các nước chư hầu CS Đông Âu,vì đã bị Lenine và Staline”đánh tráo”(như tác giả Phong Uyên đã phân tích thật hay),cũng như tại vài nước Phi Châu,Cuba, Cao miên(bởi Polpot),và nhất là ở TQ và VN vẩn giữ”độc Đảng”Mac-Lenine”để”độc quyền”,nhưng đã phải”nhả” cà”mèo đen,và mèo trắng”đi mời chuột”tư bản”đến đầu tư để”cứu nguy”chế độ gần phá sản.

    Phần nhiều những nước Âu châu có đảng”Dân Chủ-Xã hội”cầm quyền,thì thường có 1 đảng lớn khác”thiên hữu”(như Đảng Tự Do,đảng Dân Chủ-Thiên chúa giáo=Chrétien Démocrate,etc…)giữ vai trò đối lập(và ngược lại),như là chế độ”đôi Đảng=Bi-partis”ở Anh.Mỹ),chớ cũng ít khi có”Dân Chủ,Đa nguyên” (hay đa Đảng,mà có nước thành”loạn Đảng”như Ý,và Pháp dưới thời”đệ tam Công Hòa”,trước khi TT.De Gaulle tái tham chính đầu năm 1960,để dẹp tình trạng”loạn đảng”,và lập nền “Đệ ngũ CH”=5ème République”,cho dân bầu trực tiếp Tổng Thống,thay thế các”Đảng bầu”(qua Nghị Viện)như trước.

    Vậy đừng mộng tinh dân chủ đa nguyên”loạn Đảng” cho VN(như hàng trăm hội đoàn,băng đảng VK ở Mỹ),vì cũng nguy hại như”‘độc nguyên,độc Đảng,độc quyền”như ở VN hiện nay!

    Nước Mỹ có”melting pot”,nhưng không bao giờ nói(cũng như các nước Âu Châu) là có bao nhiêu
    “sắc tộc”như VN(54 gồm cả sắc tộc Hán!), và TQ(nhiều sắc tộc hơn VN,gồm cả dân tộc Choa,dòng dõi Bách Việt&VN).Nhưng có lẽ vì TQ có”vấn đề”với các sắc tộc”tự trị(?!)như Tây Tạng, Nội Mông, Mãn Thanh,Hồi.Còn VN thì có lẽ…chỉ BẮC CHƯỚC” TQ mà thôi?

    =========

    Thưa anh Vũ Duy Giang và bà con,

    Xin có đôi điều cần trao đổi lại THẬT NHANH với anh VDG

    A/
    Theo tôi thấy, về mặt lý thuyết lẫn thực tế anh có phần nắm CHƯA VỮNG, nên lẫn lộn lung tung giữa CHỦ NGHĨA XÃ HỘI với CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, cũng như các đảng gọi là Cộng Sản, Dân chủ Xã Hội, Lao Động ….

    Cả hai chủ nghĩa xã hội và cộng sản có những cái chung lớn là TRỌNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI, ĐỀ CAO GIAI CẤP LAO ĐỘNG, SỞ HỮU TOÀN DÂN, KINH TẾ CHỈ HUY VÀ HOẠCH ĐỊNH (kế hoạch) …
    Người tin vào chủ thuyết CS, nói rõ hơn Mác-Lê cho rằng, giai đoạn áp dụng chủ nghĩa xã hội là tiền đề cho áp dụng chủ nghĩa CS. Tức ở giai đoạn một XHCN áp dụng nguyên tắc: làm theo năng lực hưởng theo lao động, hay làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít; sang giai đoạn hai CSCN thì: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, bởi lúc đó của cải thừa mứa ra, mặc sức mà hưởng thụ ! Lúc ấy đã thực hiện song thiên đường CS dưới thế, nên sẽ bình đẳng không còn phân biệt kẻ trong người ngoài đảng CS nữa. Hay nói trắng ra ko còn đảng đoàn gì cả ! Mọi người đều tự giác hết !
    (Đúng là ngây thơ vô số tội, nên quá tin tưởng con người vốn lành tính “nhân chi sơ tính bản thiện”, nên chỉ cần giáo hóa là có con người mới xã hội chủ nghĩa rồi con người Cộng Sản kiểu “Thép đả tôi thế đấy Pavel”.
    Tôi còn nhớ như in khi đi tù cải tạo CS, một hôm “lên lớp” được một giảng viên trung niên có học, khá giỏi tiếng Pháp giải thích rõ ràng cho chúng tôi khi còn bở ngỡ với những từ ngữ lạ tai. Chẳng hạn “thời kỳ quá độ để tiến lên chủ nghĩa CS” … là “période de transition”, nên bọn tôi ngồi dưới hiều liền là cái giống chi ! Trong lúc giảng sự khác biệt giữa hai thời kỳ áp dụng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa CS, anh ta giảng như trên, rồi buông nhỏ một câu mà chỉ mấy người ngồi gần đó mới nghe kịp: Tiếc thay nhu cầu của con người lại qúa lớn ! Ý anh ta cho là không tưởng, bởi làm chó gì có sự làm theo sức mình và cứ thế tha hồ mà hưởng, bởi con người vốn có lòng tham không đáy mà lị ! Bằng chứng giờ đấy thấy rõ ngay là bọn đảng viên CS giầu nhưng vẫn tham lam vô độ ! )

    Nên nhớ là đảng CS Pháp tách ra từ đảng Xã hội sau hội nghị thành Tours năm 1920. Và tự nguyện gia nhập vào hàng ngũ CS của Liên Xô; còn Hồ tìm đường sang Nga gia nhập Phong trào Đệ tam CS quốc tế của Stalin

    Wikipedia
    1/
    Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
    (…)
    Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

    2/
    Chủ nghĩa xã hội dân chủ là quan điểm tư tưởng và chính trị rất đa dạng và nhiều màu sắc, một số chịu ảnh hưởng của Marx, một số không. Giống như tiền thân là “chủ nghĩa xã hội không tưởng” và chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa xã hội dân chủ hướng việc cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Nhưng với điều kiện của các quốc gia Tây Âu và việc chủ nghĩa tư bản đã có nhiều thay đổi so với thời đại của Marx, Chủ nghĩa xã hội dân chủ chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường cải cách xã hội, khác với tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin chủ trương tiến hành bằng cách mạng, và một số trường phái chủ nghĩa xã hội khác.

    Chủ nghĩa xã hội dân chủ là hệ tư tưởng của các phái dân chủ xã hội (hữu khuynh và tả khuynh), của những nhà theo đạo Thiên Chúa tả khuynh, của các khuynh hướng chủ nghĩa xã hội xiônit, chủ nghĩa xã hội kiểu Mĩ Latinh, chủ nghĩa xã hội kiểu Châu Phi v…v…

    3/
    Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được “cộng đồng hóa”.
    (…)

    Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội đã không thể đưa ra một tư tưởng hay một kế hoạch chung cho họ. Trái lại, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và đôi khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.

    Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những lối nhìn khác nhau cho chủ nghĩa này dưới góc độ của một hệ thống về cách tổ chức kinh tế. Một số người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người dân chủ xã hội đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền kinh tế hỗn hợp giữa thị trường và nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Stalin, kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ định bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là Cộng sản tại Nam Tư và Hungary trong thập niên 1980 và thập niên 1990, nhiều người Cộng sản Trung Quốc sau thời kỳ cải cách và một số nhà kinh tế học phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của chủ nghĩa xã hội thị trường nhằm mục đích tìm được hòa giải giữa hai lợi thế của quốc hữu hóa và của sức mạnh thị trường. Trong khi đó, nhiều người trong công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ (chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ – anarcho-syndicalism; anarchy = vô chính phủ, syndicate = công đoàn), các người theo chủ nghĩa Luxemburg như Đảng Xã hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA) cũng như nhiều thành phần của phong trào “New Left” (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân quyền của các sở hữu cộng đồng tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động.
    (…)

    Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: theo lý thuyết của những người theo chủ nghĩa Mác- Lênin chủ nghĩa xã hội là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản hay những người theo trường phái chủ nghĩa xã hội khác đưa ra chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh thái kinh tế – xã hội không phải chủ nghĩa tư bản, và không đưa ra mục tiêu tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc.
    [hết trích]

    B/
    Theo tôi quan sát ở Hòa Lan có đảng Xã Hội (Socialistische Partij / Socialistic Party = SP), lại có thêm đảng Lao Động (PvdA : Partij van de Arbeiders / Labor Party).
    Đảng Xã Hội thành lập sau này và là đảng dân chủ xã hội ! Bên Đức đảng này có tên là SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschlands, SPD)
    Đảng Lao Động Hòa Lan chả khác gì đảng Lao Động bên Anh, lấy biểu tượng là bàn tay (công nhân ?) nắm lấy hoa hồng đỏ. Đàng Lao Động Việt Nam, tiền thân của đảng CSVN hiện nay cũng thế ! Và đang này tương tự như đảng Công nhân ở Đông Đức dạo xưa. Cái khác giữa các đảng Lao Động ở tư bản phương Tây là không chủ trương tiến lên thiên đường CS như các đảng Lao Động ở VN, Bắc Hàn và các nước nằm trong khối Nga Hoa thời chiến tranh lạnh.

    Wikipedia
    1/
    The Socialist Party (Dutch: Socialistische Partij, SP) is a democratic socialist political party in the Netherlands. After the 2006 general election, the Socialist Party became one of the major parties of the Netherlands with 25 seats of 150, an increase of 16 seats. The party was in opposition against the fourth Balkenende cabinet. In the 2010 election the party obtained 15 seats, and is currently in opposition to the Rutte cabinet.

    2/
    The Social Democratic Party of Germany (Sozialdemokratische Partei Deutschlands, SPD) is a social-democratic political party in Germany. The party is one of the two major contemporary political parties in Germany, along with the conservative CDU/CSU, and is led by Sigmar Gabriel.

    The SPD governed at the federal level in a grand coalition with the Christian Democratic Union and the Christian Social Union from 2005 until 27 October 2009. The SPD conceded defeat in the federal election of September 2009, with its share of votes having dropped from 34.2% to 23%, compared to 2005, and became the largest opposition party represented in the Bundestag. The party participates in ten state governments, of which seven are governed by SPD Minister-Presidents.

    The SPD is a full member party of the Party of European Socialists and the Socialist International. It is Germany’s oldest political party, established in 1875, in the German Parliament. It was also one of the first Marxist-influenced parties in the world.

    3/
    Hệ thống đặt tên chung của các đảng cộng sản được Quốc tế cộng sản đặt. Tất cả các đảng được yêu cầu sử dụng tên “Đảng Cộng sản (tên quốc gia)”. Ngày nay, có nhiều trường hợp là bộ phận của Quốc tế Cộng sản vẫn còn giữ những tên theo quy luật đó. Các trường hợp còn lại, tên đặt đã thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tên đó hoặc là phong trào để tránh sự đàn áp[1] trong nước hoặc là biện pháp để biểu thị sự kêu gọi chính trị rộng lớn hơn. Một ví dụ điển hình của nguyên nhân sau là việc đổi tên của nhiều đảng cộng sản Đông Âu sau Thế chiến thứ II để dàn cảnh rằng sự hòa nhập của của đảng Dân chủ đã xuất hiện. Các tên mới ở thời kỳ hậu chiến gồm có “Đảng Xã hội”, “Đảng Thống nhất Xã hội” (ở Đông Đức), “Đảng Nhân dân”, “Đảng Công nhân” (ở Hung) và “Đảng Lao động” (ở Bắc Việt trước 1975).

    Quy ước đặt tên của các đảng cộng sản thay đổi nhiều hơn khi phong trào cộng sản quốc tế tan vỡ vì sự chia rẽ Trung-Xô vào thập niên 1960.

    Những ai đứng về phía Trung Quốc và/hoặc phía Albania trong việc chỉ trích lãnh đạo Xô viết, thường thêm các từ như “Cách mạng” hoặc “Chủ nghĩa Mác-Lê” để phân biệt họ với các đảng ủng hộ Xô viết. Thí dụ Đảng Cách mạng Nhân dân Lào.
    [hết trích]

    C/
    Ở Hòa Lan và ở Anh đảng Lao Động là một đảng lâu đời và mạnh, nên tranh giành quyền lực rất quyết liệt. Chẳng hạn ở Anh có thời đảng Bảo Thủ nắm quyền rất lâu, nhưng trong thập niên gần đây đảng Lao Động trỗi lên nắm quyền nhiều hơn.
    Tại Hòa Lan đảng Lao Động (PvdA) cũng thế, và thường chiếm nhiều phiếu nhất, nên các đảng cánh hữu hay liên kết với các đảng cùng phe hay đứng giữ, để thành lập nội các (chẳng hạn hiện nay đảng VVD hợp lực với CDA / Christian Democratic Appel / Dân chủ Thiên chúa giáo và có hổ trợ sau lưng đảng cực hữu PVV mới thành lập) để chống lại liên minh cánh tả gồm đảng Lao Động PvdA, Xã Hội SP, Đảng Xanh Groen Links (là lực lượng đối lập chính quyền trong quốc hội và địa phương).
    Bên Đức đảng xã hội dân chủ SPD mới nối lên chừng một thập niên gần đây, tranh dành quyền lực sau khi ông thủ tưởng nổi danh Helmut Kohn của CDU xuống chức. Trước kia là đảng CDU (The Christian Democratic Union of Germany) coi như thống trị chính trường, nhưng hiện giờ CDU lại đang chiếm ưu thế với thủ tướng (chancellor) là bà Angela Merkel.

    Nói như thế để thấy, các đảng dân chủ xã hội, thường thắng thế ở các nước Đông Âu cựu CS hơn là ở các Tây Âu. Lý do tại sao thì sẽ lý giải sau này khi có điều kiện thuận tiện.

    D/
    Anh lẫm lẫn quá nhiều do không nắm rõ về DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, nên phát biểu khônng đúng tí nào cả về nó. Và lại e ngại sẽ “loạn đảng, tức rơi vào khủng hoảng chính trị (political chaos), rồi anh đưa thí dụ ở Ý làm chứng minh. Tôi nghĩ anh chẳng rõ bao nhiêu về chính trường xứ Ý, cũng như sự lũng đoạn của đám tài phiệt, kiểu như cựu thủ tướng Silvio Berlusconi, của đám mafia một số địa phương ….

    (Chỉ có ở Ý dân bất mãn với chính trị gia nên bàu một cô đào phim con heo nổi tiếng vào chính trường, để gián tiếp hạ nhục chính giới với các nghị gật.
    Ở Hòa Lan dân chỉ mới dám phản đối mị dân bằng cách dồn phiếu cho đám cực hữu.
    Dân Pháp cũng có lúc bực tức chính quyền mị dần, nên dồn phiếu cho ứng viên cực hữu nổi tiếng Le Pen trong vòng một bàu cử tổng thống Pháp nhiệm kỳ (1995-2002), khiến trí thức, báo giới, học sinh sinh viên … nhảy nhổm lên báo động, kêu gọi bà con đi bầu thật đông, nên nhờ thế vòng hai tổng thống đương nhiệm Jacques Chirac thắng cử vẻ vang, nhưng thót cả tim gan. Vòng một Le Pen chiếm 18 %; tổng thống đương nhiệm Jacques Chirac gần 20 %, còn đương kim thủ tướng thuộc đảng Xã Hội Alain Juppé thua Le Pen sát nút, nên bị loại không được vào vòng hai)

    Wikipedia (tiếng Hòa Lan)
    1995 – 2002
    In 1995 won Chirac nipt de presidentsverkiezingen en werd hij dan ook op 17 mei president, als opvolger van Mitterrand. Tot juni 1997 bezat Chirac grote macht, omdat premier Alain Juppé net als Chirac tot de RPR behoorde. In 1997 werd Lionel Jospin van de Parti Socialiste (PS) echter premier, nadat de RPR bij de verkiezingen van dat jaar niet meer zoveel stemmen had behaald. De verhouding tussen Chirac en Jospin was puur zakelijk.[bron?]

    Bij de verkiezingen van 2002 was er commotie vanwege een corruptieschandaal waarin Chirac verwikkeld was. In de jaren van zijn burgemeesterschap bleek op grote schaal gefraudeerd te zijn met bouwopdrachten, en vier naaste medewerkers van Chirac zijn inmiddels veroordeeld in deze zaak. Als president genoot Chirac tot aan het einde van zijn presidentschap immuniteit.

    In de eerste ronde haalde Chirac ternauwernood 20% van de stemmen. 18% van de stemmen ging naar de extreem-rechtse Jean-Marie Le Pen, 1% meer dan Lionel Jospin, de kandidaat van de Parti Socialiste. Hierdoor kwam Chirac in de tweede ronde uit tegen Le Pen, hetgeen tot massale demonstraties leidde, met als hoogtepunt 1 mei 2002, toen er in Parijs 1 miljoen mensen op straat waren. Het merendeel van deze mensen riep op om tóch te gaan stemmen, om ervoor te zorgen dat Le Pen geen kans maakte. Bij de tweede ronde haalde Chirac meer dan 80% van de stemmen.

    E/
    Về nước Mỹ thì nhìn kỹ đã có đa nguyên ngay từ trong căn bản. Đó là một liên bang, chứ không trung ương tập quyền, với mỗi bang có những đặc thù riêng biệt về nhiều mặt, ko bị lệ thuộc chặt chẽ với chính quyền trung ương ở Nhà Trắng tại Washington DC.

    Còn tại sao ở Mỹ lại chỉ có hai đảng chia nhau nắm quyền lực ? Hay theo tổng thống chế cách riêng ? cùng với nhiều đặc điểm khác người khác nữa ?

    Xin thưa ngay tức thì, đó là ĐẶC THÙ VỀ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ CẤU THÀNH HIỆP CHÚNG QUỐC HOA KỲ !

    (còn tiếp)

    • Vũ duy Giang says:

      Cám ơn ông LMC đã”trao đổi thật nhanh”,và trích cả Wikipedia bằng tiếng Anh và Hoà Lan,làm dẫn chứng.Nhưng có lẽ ông không đọc kỷ tiếng Hoà Lan.Wkipedea.1995-2002 nên đã dẫn chứng nhầm tên như sau:”Vòng một,Le Pen chiếm 18%,tổng thống đương nhiệm Jacques Chirac gần 20%,còn đương kim thủ tướng thuộc đảng Xà HỘI Alain Juppé thua Le Pen sát nút,nên bị loại không được vào vòng hai”.

      Đúng ra là:”đương kim thủ tướng thuộc đảng Xà HỘI LIONEL JOSPIN….”,chớ không phải Alain Juppé cùng đảng RPR(Gaulliste) với Jacques Chirac,và cũng là 1 cựu thủ tướng của Chirac.Vì Lionel Jospin thua ở vòng một,để ông Jean-Marie Le Pen vào vòng 2,nên đa số các đảng phái(cả đảng Xã hội)đả yêu cầu dân Pháp dồn phiếu cho Jacques Chirac,để CHỐNG Le Pen.Vì vậy mà ông Chirac đã được TÁI cử với tỷ số rất cao:82,2%.

      Bây giờ xin ráng trả lời ngắn gọn,và thực tế,một vài điểm mà LMC nêu ra:

      Về sự khác biệt lý thuyết giữa chủ nghĩa Dân chủ-Xã hội theo Marx-Engles với chủ nghĩa CS theo Marx-Lenine, thì chúng ta hãy đọc KỸ lại phản hồi(ở dưới điểm 2)của tác giả Phong Uyên,mà có thể tóm tắt lại là: Lenine đã thành lập”Đệ tam Quốc tế”CS vào năm 1919,khác với”Đệ nhị QT”Marx-Engels trước đấy,và Karl Marx đã chết năm 1883,tức là 35 năm trước khi đảng CS đầu tiên ra đời!

      Ở Tây Âu,cùng thời François Mittérand làm tổng thống”xã hội”của nước Pháp,thì đa số các nước Tây Âu có chính phủ thuộc phái”Dân chủ-Xã hội”,và họ đã họp định kỳ với nhau trong phong trào”Quốc tế Xã hội”(International Socialisme), và cũng hát”Quốc tế ca” (Internationale)
      như CS Đông Âu,VN,TQ,Cuba. Gần đây,đa số các đảng cầm quyền tại châu Mỹ La tin(như TT.Chavez của Venuzuelaz)đều là”tả phái”Dân Chủ-Xã Hội”.

      Ở những nước có chính phủ”tả phái” này,vì có”Dân Chủ”nên nếu người dân bỏ phiếu cho đảng đối lập(thường là”hữu phái”),thì họ nhượng quyền ngay(khác với thời xưa,ở các nước Mỹ La-Tinh,vì có khi hữu phái”quân phiệt” đảo chính,để tránh không cho”tả phái”cầm quyền)
      Còn những nước CS-Lenine-Staliniste như Cuba,TQ,VN,etc..thì vẫn là”Độc Đảng,Độc quyền”(như đã viết trong”phản hồi ở dưới). Khác nhau là như vậy.

      Tóm lại,giữa đảng phái”Dân chủ-Xã hội”mầu hồng,và Đảng CS”mầu đỏ”,thì có nhiều đảng”pha mầu”,và đặt tên khác giữa 2 mầu này! Xin miễn đi vào chi tiết tại mỗi nước,để tránh”nhức đầu”!
      Về trường hợp HCM:vì ông này không”dựa”được vào đảng Xã hội Pháp(thời xưa,cho tới Congrès de Tours 1920 thì tách ra thành đảng CS Pháp,như LMC thuật),thì ông qua Moscou theo phong trào”Đệ tam Quốc tế”CS của Staline,để được hỗ trợ về VN nhiều năm sau đấy.

      Cuối cùng,nếu KHÔNG muốn”nắm rõ về dân chủ-đa nguyên”,chỉ vì đã nắm rõ người thuộc
      cựu”thành phần thứ 3″chuyên ru”dân ngủ,đa NGUYỄN”,từ Nguyễn cây kiểng,đến Nguyễn ăn quế!Và cũng không muốn lý giải(như VC thường xử dụng!)bằng lý thuyết(dù là của Marx-Engels!),mà chỉ thích lý luận thực tiễn,và ngắn gọn như bài viết của tác giả Phong Uyên,như đã viết trong”phản hồi”lần đầu ở dưới.

      Thân chào LMC, chớ không”bái” đâu!!

Leave a Reply to npt