WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đại gia: Tích tụ văn hóa chậm

Tại Việt Nam, suốt mấy năm qua, hàng xa xỉ vẫn được nhập về với số lượng rất lớn, trị giá hàng tỉ USD, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế: mỹ phẩm, rượu bia, điện thoại di động, xe hơi… Thú xài sang lan cả sang khu vực dịch vụ với những phở bò Kobe, súp vây cá mập, v.v. Giữa những ngày bão giá, ở Hà Nội vẫn có những cơ sở bán đĩa mài sừng tê giác. Với hai đám cưới hoành tráng gần đây, sự hưởng thụ tiếp tục được “nâng lên một tầm cao mới”, gây choáng váng cho số đông dư luận.

30 năm trước, bồn tắm là xa hoa…

Vung tay mua sắm hàng hóa, dịch vụ với giá cả trên trời không phải là “chuyện chỉ có ở Việt Nam” như một số người có thể than vãn. Hiện tượng này xảy ra ở gần như tất cả các nền kinh tế trong quá trình phát triển và hình thành tầng lớp “mới giàu” (nouveau riche). Ở Trung Quốc, theo Barclays Capital, doanh số hàng xa xỉ tăng 30% mỗi năm (so với Mỹ 12% và châu Âu 6%). Hiện tại, nước này tiêu thụ 12% lượng xa xỉ phẩm của thế giới.

Việc Trung Quốc đứng đầu thế giới về tiêu dùng xa xỉ được một số chuyên gia cho là xuất phát từ những thay đổi về dân số và nhân khẩu học. Một bài báo của BBC trích lời ông Donald Holdsworth, Giám đốc MatchPower (Australia): “Tuổi trung bình của triệu phú Trung Quốc là 39, trẻ hơn 15 tuổi so với ở khối các nước công nghiệp phát triển. Nghĩa là họ ra đời trùng với thời điểm bắt đầu chính sách một con. Những đứa con một đó được cha mẹ dành cho tất cả những thứ tốt đẹp nhất mà họ có được – và chúng lớn lên cũng vào lúc nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Nếu bạn lớn lên trong một xã hội đồng phục, nơi không có tự do ngôn luận, thì một khi có dịp để thể hiện bản thân mà không gặp nguy hiểm gì, bạn sẽ đón nhận cơ hội đó ngay. Thì mọi chuyện cũng sẽ giống như khi bạn bật nút một chai nước có ga vậy”.

Còn về hai đám cưới chấn động dư luận ở Việt Nam vừa qua, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nói: “Không nên kết tội những đại gia xài sang, xem họ là vô luân, thiếu đạo đức. Bởi vì hành động của họ xuất phát từ nhận thức. Đối với họ, như thế là thẩm mỹ, là cái hay, cái đẹp, hạnh phúc, thì họ hưởng thụ. Xã hội chúng ta thật ra có hàng nghìn người có suy nghĩ, khát vọng, văn hóa như những đại gia đó, nhưng chẳng qua không có điều kiện để thực hiện nên không bị phê phán đấy thôi”. Ông cũng cho rằng bản thân sự xa hoa, xa xỉ là một khái niệm “động”, nghĩa là có tính lịch sử, thay đổi theo thời gian: “Cách đây khoảng 30 năm, nhà ai mà có cái bồn tắm là bị xem là xa hoa kinh khủng: “Sao lại có thể ngâm mình vào nước, nằm dài ra, thò đầu lên mà tắm thế. Tắm thì phải xát xà phòng, múc nước dội lên người chứ, mấy gáo là xong”. Cách đây 20 năm, mấy nghệ sĩ tụ tập uống bia ở tư gia, ăn mặc hở hang hoặc có khi… khỏa thân, thì đã bị coi là chuyện động trời rồi, như bây giờ thì có là gì đâu”.

Chơi siêu xe thì “chân dài” mới mê

Tháng 9-2006, các nghệ sĩ của Nhạc viện và Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội đã có một “kỷ niệm tuyệt đẹp, một vinh dự rất lớn” (lời của nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng) khi vở opera “Cây sáo thần” của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart được đưa lên sân khấu Nhà Hát Lớn. 5 đêm biểu diễn liên tiếp. Ca sĩ Đăng Dương kể lại: “Buổi cuối tôi đã bị sốt phải đi truyền nước ở bệnh viện Saint Paul, tưởng không hát nổi nữa, nhưng rất may là vẫn cố được. Chúng tôi đã tập liên miên mấy tháng trời, liên tục sáng, chiều, tối, và không có kíp hai thay thế. Chỉ có một kíp thôi – đó là một chuyện cực kỳ vất vả đối với nghệ sĩ Việt Nam. Thật mạo hiểm. Các thầy cũng biết thế nhưng không còn cách nào khác, vì tìm được người hát opera đã khó, lại còn kiếm cho ra nghệ sĩ để có thêm kíp hai thì thật không tưởng”.

Sau 5 đêm “sống với đam mê”, các nghệ sĩ nhận vài trăm nghìn đồng cát sê và trở về đời thường, mặc dù theo ca sĩ Đăng Dương, nếu họ được “tạo điều kiện nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn và được tiếp xúc với âm nhạc bác học thường xuyên hơn thì tốt, dòng nhạc này yêu cầu cao lắm và phải rèn luyện thường xuyên”. Được biết, Nhạc viện Hà Nội cũng cố gắng tìm kiếm tài trợ để mỗi năm một vở opera có thể lên sân khấu, song từ đó đến nay, chẳng có thêm vở nhạc kịch nào được công diễn nữa. Ca sĩ Đăng Dương tâm sự: “Như ở nhiều nước thì các dàn nhạc thường được công ty này tập đoàn nọ đầu tư, tài trợ. Có những doanh nghiệp làm “Mạnh Thường Quân” cho các chương trình âm nhạc cổ điển quy mô hoành tráng – Đêm nhạc cổ điển Toyota, Hòa nhạc Hennessy chẳng hạn. Ở ta thì không”.

Tương tự trong lĩnh vực hội họa, một người sưu tầm tranh ở Hà Nội (xin giấu tên) kể: “Tôi biết ở trong nước hiện giờ có những bức tranh rất giá trị, có thể coi như tài sản dân tộc. Chủ của nó muốn bán tranh để có thể đi khỏi Việt Nam, rao giá 200.000 USD thôi, nhưng chỉ thương nhân nước ngoài sẵn sàng mua chứ chẳng doanh nhân Việt nào biết đến mà mua cả. Ông chủ tiếc tranh quý, sợ nó rơi vào tay người ngoại quốc, nên vẫn chưa chịu bán. Giá có đại gia nào mua, rồi được báo chí khen ngợi thì tốt quá, cũng là ghi nhận công gìn giữ tài sản văn hóa của đất nước. Nhưng trên thực tế là đại gia phải mua siêu xe cơ, mới được lên báo. Chưa kể, chẳng có “chân dài” nào vì thế mà yêu đại gia đó hơn”.

Giàu xổi

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, tích lũy về thu nhập có thể diễn ra rất nhanh, chỉ trong nửa đời người, nhưng tích tụ về văn hóa thì lại là một quá trình tương đối chậm, chính vì thế mới có khái niệm “nouveau riche” (mới giàu, giàu xổi).

“Tuy nhiên, vấn đề là phải tự hỏi vì sao trong xã hội, số đông không đánh giá cao nghệ thuật hoặc hoạt động sưu tầm, bảo tồn, bảo trợ cho nghệ thuật. Thực ra, chuyện một số người giàu bị cuốn vào thú vui mua siêu xe chính là sự bộc lộ một thứ vô thức tập thể, chứ không phải của bản thân người đó: Vô thức của người Việt chúng ta hiện nay là thích siêu xe thật… Người nọ mua siêu xe vì đam mê một phần, phần nữa là vì muốn được số đông chú ý, ngợi ca. Tôi cho rằng, nếu như thế hệ người giàu hiện tại giải tỏa những ám ảnh thiếu thốn của họ thông qua những trò gây sốc mà ít ý nghĩa thì đó là hậu quả của cái xã hội trong quá khứ, của nền giáo dục, của các thế hệ đi trước…”.

Tuy nhiên, nếu sự xa hoa, xa xỉ là một khái niệm “động” thì tình hình sẽ thay đổi. Theo ông Donal Holdsworth, thị trường Anh quốc vào những năm 1980, xe Roll-Royce là sự lựa chọn của người giàu, sau đó tới Bentley ít gây sốc hơn, và ngày nay là Audis, Mercedes, còn giản dị hơn nữa. Ở Nhật Bản, việc phô trương hàng hiệu không còn lộ liễu, ông Holdsworth tin ở Trung Quốc cũng sẽ như vậy. Giới “mới giàu” Thái Lan cũng đang dịch chuyển dần sang hoạt động sưu tầm tranh, thưởng thức và đầu tư cho nghệ thuật – TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.

Tháng 11 vừa qua, chương trình hòa nhạc cổ điển LUALA Concert đã bắt đầu những buổi biểu diễn đầu tiên từ vỉa hè Hà Nội, xuất phát từ ý tưởng và được sự tài trợ của một doanh nhân: ông Đỗ Ngọc Minh, Chủ tịch tập đoàn DX.

Nguồn: Blog Đoan Trang

—————————————-

Chú thích:

Nouveau-riche (tiếng Pháp), chỉ một người được thăng tiến về địa vị kinh tế hoặc xã hội, nhưng thiếu các kỹ năng văn hóa-xã hội tương ứng với địa vị đó, chẳng hạn thiếu thẩm mỹ, kém duyên dáng, kém về khiếu thưởng thức (Wikipedia).

2 Phản hồi cho “Đại gia: Tích tụ văn hóa chậm”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Xin lạm bạn một chút về xứ ta. Từ xưa đến nay, phải nói thành thật với nhau là nước ta vốn nghèo, lạc hậu do nhiều yếu tố cấu thành. Cho nên ăn chơi hay sống gọi là xa xỉ chỉ ở hạng địa chủ giàu có, hay quyến qúi như giới qúi tộc con vua cháu chúa hoặc quan lại cao cấp. Mà đám ăn trên ngồi chốc này, thực chất cũng không ít kẻ từ hạng cùng đinh khố rách áo ôm, một bước lên ông lên bà lớn, do thi đỗ đầu làm quan, hay kết hôn với ông hoàng bà chúa …

    Cứ xem ở ta làm gì có những công trình chẳng hạn kiến trúc gọi là vĩ đại, kể cả số đền đài miếu mạo đến cung điện. Triều Nguyễn cách nay chứng vài thế kỷ mà xây cung điện trông chán ngắt so với thế giới quanh ta.

    Ở ta ngày xưa lo chạy gạo hàng bữa đã mệt cầm canh. Cứ xem carte postale lính hầu vua, canh cửa hoàng thành (thời Đồng Khánh) toàn những anh lính ốm yếu, quấn xà cạp đi chân đất, đủ hiểu cái nghèo ở mức độ nào. Quan lớn triều đình có khi thuộc hàng nhất hay nhị phẩm triều đình cưỡi con ngựa gầy gò ốm đói trông thật thảm não (năm 2003 về VN tình cờ tôi thấy được mấy con ngựa đua ở ta, so với ngựa của dân thường cỡi chơi bên Hòa Lan, chứ chưa kể ngựa của cảnh sát, tôi thấy thật bé nhỏ tầm thường). Xem hình ảnh sinh hoạt dân giã thì con nít lớn tướng còn ở truồng tồng ngồng, phụ nữ hở lưng thậm chí hở vú thỗn thện khi làm việc nhà ở nhiều vùng quê, trông chả khác nào dân tộc thiểu số mà xưa gọi là người Mọi, sau gọi là người Thượng ở vùng Tây Nguyên !

    CS lên cầm quyền, trước thời đổi mới, vẫn còn quan niệm cổ hủ kiểu Nho giáo, coi cái nghèo biểu hiệu cho sự thanh liêm đáng qúi. Cái sai lầm nhất là coi thường giới thương buôn, coi việc buôn bán là gian dối, mua rẻ bán đắt kiếm lời vô luân …
    Ông bà cha mẹ luôn miệng gia huấn con cháu: Đói cho sạch rách cho thơm bla bla bla

    Khi làm ăn khấm khá có của ăn của để lại thường quen thói tiết kiệm, tích trữ tiền đồng tiền kẽm tiến giấy vào lu vào hũ đem chôn dấu, có khi còn để dưới chiếu dưới nệm giường nằm hàng ngày. Hoặc mua vàng tích trữ phòng khi hoạn nạn hay chiến tranh. Nói chung chả bao giờ dám tiêu xài hoang phí cả. Gọi là chơi thì chỉ hát cô đầu, tổ tôm sóc đĩa, hút thuốc phiện … là ghê lắm rồi.
    Thú thực ngay trong thơ văn của các cụ ta tôi tìm thấy có mỗi một vài câu thơ của Nguyễn Công Trứ bàn về cái thú ăn chơi thật sành điệu: CHƠI CHO LỊCH MỚI LÀ CHƠI / CHƠI CHO ĐÀI CÁC CHO NGƯỜI BIẾT TAY !

    Từ khi Tây vào đô hộ, đem văn minh văn hóa phương Tây vào, nhất là ở trong Nam kỳ, cho nên ta mới thấy có những ngôi nhà gạch khang trang xuất hiện ở các đô thị lớn, mới có phòng tắm riêng với hố xí riêng trong nhà …
    (Mở ngoặc đơn, nói về cầu tiêu, hoặc hố xí hay WC, thì khi vào thăm cung điện vua Pháp Versailles tôi tìm mãi không ra cái WC dành cho vua ở đâu. Hỏi người giữ cung điện cũng ú ớ luôn. Rất tình cờ tôi xem một phim thấy vua khi đi ị thì có cái ghế dưới để cái bô hứng kít ! Ị song nhắc đít lên có kẻ hầu dùng khăn lau đít cho vua ! Còn rửa mặt thì chỉ có cái bình to đựng nước, đổ vào cái chậu thau nhỏ để trên bàn mà lau qua cái mặt. Cho nên con nít thường lười khi rửa mặt chỉ quệt sơ sơ ở mặt mà chả bao giờ chịu lau sạch cái tai, nhất là phần sau tai ! Bởi thế xem phim hay truyện Tây thấy cha mẹ kiểm tra vệ sinh con cái bằng sự xem có lau sạch cái tai chăng ? Tây thời trước còn thế huống chi ta chứ. Dân quê ngoài Bắc cũng học đòi vệ sinh rửa mặt bằng khăn tay, nhưng cả nhà dùng một chiếc khăn ấy, cho nên bệnh đau mắt hột/ Trachoma mới có cơ hội lan truyền mạnh ở ngoài Bắc, cả nhà có khi cả làng cả xóm mắt toét ba vành sơn son ! Trong khi trong Nam cứ mỗi người dùng bàn tay của mình mà rửa mặt, tuy không sạch bằng rửa khăn nhưng bảo đảm vệ sinh hơn, cho nên chả thấy ở trong Nam có bệnh mắt hột là bao. Dân Bắc Kỳ 54 di cư vào Nam hàng loạt gần triệu người, nên đem theo bệnh này vào đây mà thôi !
    Của đáng tội, xem truyện và phim thì thấy sinh hoạt ở các làng ở ngoài Bắc là, cả làng thường dùng chung một cái giếng (ao) to nơi đầu làng, để làm đủ thứ chuyện trên đời này. Cho nên đó cũng là đầu mối gây ra bệnh đau mắt hột và các bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới ở ta. Trong khi trong Nam dân sống rải rác, thường nằm ngay trên đất canh tác, không cất nhà sống chùm nhum một chỗ, dùng chung một nguồn nước như kể trên. Nhưng cái tệ hại là đi ị trên sông rạch, rồi dùng nước này làm đủ thứ chuyện trên cõi đời ô trọc. Nên chi “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” !)

    Nhìn chung cái ăn cái chơi của ta còn thô thiển lắm, cho đến thời Tây mới có cao lâu, tức nhà hàng, sang trọng (trước kia chỉ có quán ăn cho kẻ lỡ độ đường là chính) để tổ chức ăn nhậu linh đình, nhà hàng có nhạc nhã vang lừng, với mục nhảy đầm linh tinh cùng các em “cavalière”, mới có sòng bạc cỡ lớn như Kim Chung, Đại Thế Giới trong Chợ Lớn, mở trường đua ngựa ỏ Phú Thọ, các anh Tàu xứ ta mới bày trò “Nhất Dạ Đế Vương”, nghĩa là trong một đêm khách qúi sẽ vào vai hoàng đế Tàu, vừa tha hồ chơi gái đủ kiểu như trong cung vua với đám cung phi mỹ nữ, vừa được mời ăn cao lương mỹ vị, đồng thời uống chết bỏ các loại rượu tây, như rượu vang, sâm banh, rượu mạnh khác, thay cho rượu đế quốc hồn quốc túy … và có khi lại thêm mục đánh bạc ! Chả thế dân gian mới có câu ĂN CƠM TÀU, NẰM GIƯỜNG TÂY (Ở NHÀ TÂY) LẤY VỢ NHẬT !

    Kinh nghiệm riêng sống 10 năm (1975-1985) với CS tôi thấy rõ một số điều (xin đưa ra một thí dụ nhỏ thôi nhé). Lúc đầu cán bộ CS còn bày trò liêm chính, nhưng chỉ ít lâu sau ló mòi “trưởng giả học làm sang” ! Cánh đàn bà có mấy chị ti toe yêu cầu mấy anh bác sĩ Ngụy sửa lại mặt dưới cho nhỏ hẹp lại. Dần dần từ mặt dưới bò lên mặt trên, qua màn sửa mắt hai mí, rồi sửa môi sửa má …
    Sau này nghề thẩm mỹ viện làm ăn vô cùng khấm khá. Tình cờ cách nay khoảng 10 năm có dư, tôi nghe đài BBC (?) phỏng vấn một thằng bạn cùng lớp tên là Trần Thiện Tư, là bác sĩ thẩm mỹ ở thành Hồ phát biểu cảm tưởng, mới hay bọn nó giờ sống hùng sống mạnh quá mạng, do chị em phụ nữ quê ta giờ thi nhau sửa tùm lum. Chả những các bà mà các ông, nhất là giới nghệ sĩ lại sửa tợn hơn ai hết. Ôi thôi từ cái lúc còn mon men mới chỗ kín ngày nào giờ thì kín hở gì cũng hấp tảy nỉ sẹc lại tất, như xâm môi xâm má thậm chí xâm cả núm vú cho hồng cho đỏ như son !

    Nói tóm lại, thời đại mới cần có những con người mới từ trong ra đến ngoài !
    Thời đại Hồ Chí Minh cần có những con người y chang như Bác Hồ đó mà thôi !
    That means bao nhiêu điêu ngoa, xảo trá, lọc lừa, gạt gẫm, mạo hóa … phải có đủ bộ !

    Lão Ngoan

  2. Tôi nghe nói ngày xưa,các thương gia chợ lớn,dù giàu có,vẫn cho con đi làm công cho các thương gia khác,mục đích là để cho con cái họ biết quý trong đồng tiền chắt góp kiếm được qua mồ hôi lao động,rồi sau đó mới trao lại cơ sở làm ăn, sau này dù là triệu phú,chúng cũng sẽ không phung phí tiền bạc.
    Còn các đại gia VN ngày nay hầu hết phất lên là nhờ câu kết với chế độ,cái dễ làm giàu nhứt hôm nay là buôn bán đất đai,ai quản lý đất đai:đảng và nhà nước,ai qui hoạch đất đai:đảng và nhà nước,cán bộ chỉ cần nhỉ tai cho người thân quen về một vùng nào tương lai sẽ quy hoạch,thân nhân họ sẻ mua rẻ vùng đó và chỉ thời gian sau là bán lại với giá gấp ngàn lần,từ những đồng tiền thu nhập không bằng mồ hôi công sức,họ dễ dàng vung tiền qua cửa sổ,mua lấy những thứ mà trước kia cha ông họ từng mơ mà không có:kiến thức,danh tiếng,bằng cấp,tước vị,đẳng cấp v.v…mà không cần nhìn xem cuộc sống lam lủ của những người chung quanh,họ trở nên ngông cuồng,xa rời thực tế,như những con thú chỉ biết liếm bộ lông của mình,thử hỏi ở cái đất Sài gòn hay Hà nội xe đông như nêm,có cái con đường nào cho những chiếc xe lamboghini ,lincoln hay bentley chạy mà không bị va quẹt,hay là mua về mỗi tháng chạy một vòng để mà trình diễn,để như cái gai nhọn chọc vào mắt dân chúng cho thấy đẳng cấp siêu việt của mình !
    Dù họ là ai,giàu như thế nào thì tôi vẫn coi họ :
    “Của phi nghĩa có giàu đâu,
    ở cho ngay thật giàu sau mới bền !”

    ..sau này dân lại can qua thì bấy giờ các ông tư bản đỏ nầy có còn cơ hội quay ra ở chùa nửa không biết!

Phản hồi