WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Đình Thi: “Cậu… lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?’’

Nguyễn Đình Thi

(Kỉ niệm 9 năm ngày mất của Nhà văn hóa Nguyễn Đình Thi (18.4.2003 – 18.4.2012), 88 năm ngày sinh (20. 12. 1924 – 20.12.2012)

Lịch sử Văn học – Nghệ thuật Việt Nam ở đầu nửa sau của Thế kỉ 20 (1945 trở đi) có bước đột phá, tạo ra dòng Văn học – Nghệ thuật kiểu mới phục vụ đắc lực cho các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và chống bọn Phản động quốc tế. Một trong số những người đi tiên phong, nổi trội của phong trào này là văn hoá Nguyễn Đình Thi.

Theo Wikipedia: Ông sinh ở Luông Pra Băng (Lào). Nhưng, nguyên quán lại ở làng Vũ Thạch, (hiện nay là phố Bà Triệu) Hà Nội. Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Trước 1945, ông viết sách khảo luận, triết học, viết nhạc, (ca khúc Diệt Phát Xít ra đời phục vụ kịp thòi lúc cuộc cách mạng nổ ra). Khi đi kháng chiến NĐT viết văn, làm thơ, soạn nhạc (Người Hà Nội), soạn kịch (…), viết lý luận phê bình.Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi giữ nhiều chức vụ: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc (1944 – 1958). Đại biểu Quố hội nhiều khóa…31 năm làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam (1958 – 1989). Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (1995).

Theo dư luận chung – NĐT là người đa tài, mà ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt tới đỉnh cao… Nhà thơ Xuân Sách đã phác họa mấy nét chân dung thật sinh động rồi xếp NĐT ở vị trí đứng đầu trong 100 chân dung nhà văn VN ở thế kỉ 20:

Xung Kích tràn lên, nước Vỡ Bờ
Đã Vào Lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi Mặt trận Trên cao ấy
Quên Chú Nai Đen, vẫn đứng chờ!

Các cụm từ: Xung Kích, Vỡ Bờ, Mặt Trận Trên Cao. Vào Lửa. Con Nai Đen là tên tác phẩm tiểu thuyết, kịch nói nổi tiếng. Ông còn có những tác phẩm nổi tiếng khác: Nguyễn Trãi ở Đông quan (Kịch nói), Bài Ca Hắc Hải (trường ca), bài thơ Đất Nước, Người Hà Nội, Diệt Phát Xít (nhạc) – Ông chính là ’’Người hùng’’ của Nền Văn – Nghệ Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương đại!

Nguyễn Đình Thi có thực tài, tinh thông nhiều lĩnh vực trong Cầm, Kỳ, Thi, Họa. Lẽ ra, ông xứng đáng được nhận trọng trách cao hơn nữa trong guồng máy lãnh đạo. Nhưng các nhà lãnh đạo ĐCS thời đó vẫn chưa tin giới trí thức VNS nên NĐT không được đặt đúng vị trí công tác. Có dư luận cho rằng: Lí do đặc biệt ảnh hưởng tới việc bổ nhiệm chức vụ và cản trở bước quan lộ của NĐT – là từ câu chuyện tình riêng tư của ông: Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 - Nguyễn Đình Thi được cử dẫn đầu đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới ở Henxinhki (Phần Lan). Ở đây ông gặp nữ văn sĩ, nhà báo người Pháp – bà Ma dơ len Rip phô. Trai tài, gái sắc, hai người yêu nhau nhưng cuộc tình của họ không được ”tổ chức’’ cho phép…

Thời kỳ đó, và nhiều năm sau này, cán bộ – thậm chi dân thường – nếu được cử đi nước ngoài công cán, học tập, lao động, ’’lỡ’’ yêu thương người thuộc sắc tộc, quốc gia khác – đều bị coi là ’’tộí’’. Nếu ’’yêu nhau sâu nặng, lấy nhau, có con’’, bị ”tổ chức” trừng phạt: Đuổi về nước, ghi lý lịch. bị quy cho Tư tưởng tiểu tư sản – Tạch Tạch Sè (biến âm viết tắt TTS). Đến mức này, ’’nạn nhân’’ coi như ”xong”, suốt đời không ngóc đầu lên được.

Chuyện ngăn cấm ’’việc yêu’’ làm giới trẻ hậm hực, phản ứng. Song, tất cả đều im re, họăc chỉ dám thì thào trong bóng tối. Tuy vậy họ không cam chịu. phản ứng bằng bài thơ (khuyết danh):

Văn minh như thể nước Nga
Người ta chẳng cấm ‘’thò ra thụt vào’’.

Lạc hậu dù đến thể nào
Cũng chẳng cấm đoán thò vào thụt ra.

Anh hùng như thể nước ta
Cớ sao lại cấm thò ra thụt vào?

6 câu thơ có ba câu hỏi kèm dẫn chứng:

- Nước Văn minh – Chẳng hề Cấm! (Thò ra thụt vào)
- Nước lạc hậu – Cũng không Cấm! (thò vào thụt ra)

- Nước anh hung (Việt Nam ta) – Cớ sao Cấm? (Thò ra thụt vào). Đọc lên, ta thấy đău, thâm thúy đến cay độc, cười trong chua xót…

Hai từ thò ra thụt vào… thò vào thụt ra cứ lặp đi lặp lại, cò cưa, kí cưa… khiến người nghe mường tượng ra: Miệng một cái hang xuất hiện đầu con rắn, thấy bên ngoài im im… nó đưa đầu, lưỡi lo le từ trong hang thò ra quan sát để hành động…

Chợt bên ngoài có tiếng động… động mạnh… đầu rắn vội thụt vào nhanh để tránh cú đập… Chỉ được một lúc, động tác của cái đầu kia lặp lại… Cứ thế… cứ thế…Hừ… quái qủy thật : Thò ra thụt vào… thụt vào… thò ra – Hê … hê… hê – Người đọc – cả gìa lẫn trẻ, cả nam lẫn nữ – đều phá lên cười, vui.

Chuyện quan hệ nam nữ – hồi hơn nửa thế kỉ trước – bị cấm đoán đến cay nghiệt. Giơí trẻ chất vấn ”Trên” nhưng không có câu trả lời, việc ’’Cấm’’ cứ tiếp tục! Bị ’’thiệt hại’’ nhiều nhất là Văn Nghệ Sĩ…

Nguyễn Đình Thi là một trong những ’’công thần’’ của chế độ trên lĩnh vực Văn Nghệ, chắc không bị phê bình trực tiếp, nhưng ở bên tron, đằng sau, ông bị’’nện cú rất đau’’, mối tình ”Pháp – Việt đề huề” không thành, mặc dù người phụ nữ ông yêu cũng là một đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp!

Vào khoảng đầu nhửng năm sáu mươi (TK20), trong tuyển tập thơ Tình Yêu của nhà xuất bản Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi cho in một bài thơ có tựa đề – NHỚ.
Đầu bài thơ ông viết – ”Tặng M…”.

Tiếp sau đó là 3 khổ thơ chứa chan tình cảm, tình yêu thương nồng cháy:

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây.

Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người!

Việt Bắc 1951
N.Đ.T

Chữ M có nghĩa là Em – người Nguyễn Đình Thi yêu!
Cũng có nghiã là chữ đầu M – tên ”nàng” Madlen Rippho!

Trong tận đáy sâu tâm hồn, ông NĐT không vừa lòng với cách ‘‘Ngăn cấm‘‘ của ”lãnh đạo”. Nhưng đó là nguyên tắc tổ chức mà ông là thành viên trung kiên đành chấp nhận. Trong khoảng 25 năm từ 1960 – 1985, những tác phẩm nổi tiếng với nhiều thể loại của nhà văn lần lượt ra đời. Trong số đó, phải kể đến hai vở kịch: Con Nai Đen và Nguyễn Trãi ở Đông Quan có nội dung ’’gai góc’’, bị giới phê bình cho là ”có vấn đề’’ . Những ’’lính gác trung thành của lâu đài văn hóa Việt’’ – thẳng tay… ’’phang’’ – dù đó là tác phẩm của Tổng thư kí Hội nhà văn.

Đặc biệt vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, do đạo diễn nổi tiếng – Nguyễn Đình Nghi, (con trai cụ Thế Lữ) – dàn dựng. Khi đoàn kịch nói trung ương đang tập dượt diễn thử, dư luận đã nổi lên như sóng cồn. Giới trí thức – văn nghệ sĩ thủ đô – lúc đó đặt câu hỏi :

‘Nguyễn Đình Thi với Đình Nghi
Mượn đời Nguyễn Trãi nói gì hôm nay?”

Không ai có thể phán quyết được vấn đề Nguyễn Đình Thi đặt ra. Vở kịch gián tiếp phê phán lớp người gìa tham quyền cố vị… nói lên nỗi lòng nhiều ”công thần của chế độ”, hiện đang thất sủng, bị chèn ép. NTƠĐQ động chạm khía cạnh giống như Nguyễn Trãi – sau khi giúp Lê Lợi dựng nghiệp lớn, về cuối đời bị vạ ”Lệ Chi Viên”…
Đích thân ông Trường Chinh – lúc đó là uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội – nhân vật được xếp hàng thứ hai, sau Tổng bí thư Lê Duẩn (dù chỉ là trên danh nghĩa, hình thức…), được TƯ coi là nhà lí luận Cộng sản hàng đầu – yêu cầu xem vở diễn. Đoàn kịch nói trung ương được lệnh tổ chức diễn ở nhà hát Lớn Hà Nội cho ông và Ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương, duyệt.

Khi xem xong, có thể ’’ngầm’’ đồng ý với Nguyễn Đình Thi, nhưng, tình hình, thời thế đã khác xưa, Tố Hữu – cánh tay phải của TBT Lê Duẩn, đang giữ trọng trách Trưởng ban tuyên huấn TƯ – lại không thích cánh VNS giỏi hơn mình (…) nên ’’Người anh cả của nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà’’ – (như lời của một nhà lí luận hàng đầu tôn vinh), ông Trường Chinh vẫn phải đành ngậm ngùi gạt bỏ vở kịch, ra lệnh cho Bộ Văn Hóa ’’không phổ biến’’. Nguyễn Trãi ở Động Quan bị ”xếp kho” nhiều năm.

Sau sự kiện này, Ông NĐT buồn, có ý định ”rửa tay gác… bút”…

Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 3 (1983) nhóm họp, Nguyễn Đình Thi lại được ’’Trên’’ chỉ định ứng cử và lần này ông lại trúng Tổng thư ký. Trong hôm ra mắt ban chấp hành mới, bế mạc đại hội, trước màn ảnh nhỏ, khán giả cả nước được nghe Tổng thư kí Hội Nhà Văn Việt Nam’’xúc động’’ – tuyên bố:

‘… Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng”
Câu nói của ông Thi được bà con ta ghi nhớ! Nhiều nhà văn không đồng tình bởi, Nhà văn là Kĩ sư tâm hồn, là người làm công việc cao qúy: Phản ánh, ghi chép lịch sử của dân tộc, của đất nước dưới hình thức, qua thể loại có tính đặc thù: Văn học – Nghệ thuật. Nhà văn phải là người trực tiếp tham gia cải tạo xã hội, dự báo cho dân tộc – (ngay cả cho Đảng) – những khả năng mới sẽ xẩy ra để dân tộc và Đảng điều chỉnh, hành động, đưa đất nước tiến lên… Nếu chỉ dựa và lựa ánh sáng… của Đảng để’’gặt’’ sự’’lấp lánh’’, nhà văn đó sẽ không được xã hội – nhân dân, cần. Họ phải bằng tài năng của mình thể hiện bản lĩnh thông qua các sáng tác văn học – nghệ thuật có gía trị nhân văn – nghệ thuật đích thực. Đó mới là chức năng của nhà văn chân chính. Chỉ chờ để ’’lấp lánh’’ trong từng thời điểm, thì… Dân tộc, Xã hội (và ngay cả Đảng) – cũng sẽ không cần loại nhà văn đó!

”Những kỹ sư tâm hồn Việt Nam” cảm thấy người đứng đầu tổ chức của mình đã công khai hạ thấp nhân phẩm của họ. Theo Bùi Minh Quốc trong bài ”Vài kỷ niệm làng văn bị trói”, kể lại câu chuyện điển hình về sự ”phản ứng” của giới cần lao và trí thức Văn Nghệ Sĩ trước câu tuyên bố’’xanh rờn’’ của Tổng thư kí – Nguyễn Đình Thi:
”… Hôm sau (hôm Nguyễn Đình Thi nói trên truyền hình) tình cờ tôi gặp nhà sử học Trần Quốc Vượng. Ông Vượng cứ nhìn tôi bằng cặp mắt như thể tôi là Nguyễn Đình Thi… rồi tặc lưỡi mà bảo: Nhà văn các ông… hừ…hừ.. việc gì phải thế?

Một anh bạn tôi – (vẫn lời kể của BMQ) – bên ngành giáo dục, nhà gần chợ Bắc Qua, kể với tôi: Có một cô gái buôn gà từ Bắc Ninh mang gà bán ở chợ Bắc Qua , thường ghé sang nhà anh xem nhờ tivi. Hôm tường thuật lễ bế mạc đại hội nhà văn cô ta cũng xem. Khi xem , nhe xong đoạn ông Nguyễn Đình Thi hùng hồn tuyên bố câu ấy (…) cô gái đã hồn nhiên bật ra một lời bình phẩm (bặm trợn, dân dã, chợ búa): Gớm, ”cậu” đéo ’’lào’’ (nào) mà ’’lịnh’’ (nịnh) thế?”.


Nguyễn Đình Thi đã để lại cho nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà gia tài sáng tác khá đồ sộ, góp phần làm phong phú nền văn học nghệ thuật VN ở nửa sau của thế kỉ 20. Trong nhiều thập niên, ông trở thành ngội sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Thế mà, trong một lúc bồng bột, xúc động qúa mức… đã nói một câu khiến uy tín bị giảm sút. Điều quan trọng nhất – Ông vừa trúng cử TTK, nhiều năm giữ cương vị cao nhất của Hội Nhà văn mà theo dư luận : Hội Nhà Văn là một hội nghề nghiệp quan trọng, có uy tìn trong long nhân dân và hệ thống Văn hóa tư tưởng của đất nước. Ông Thi lại ngang nhiên hạ thấp uy danh của anh em mình, đi ’’nịnh’’ Đảng cầm quyền một cách thô thiển, trắng trợn…

Thật tiếc cho Nguyễn Đình Thi!

Tuy nhiên – vì cũng là con người như mọi con người bình thường khác – Nhà Văn cũng không thể nào tránh được những phút qúa ’’xuất thần – bốc hỏa – lên đồng’’, khi tâm can có hơi men, tâm trí đang bức xúc…

Chúng ta hãy thông cảm cho một tài năng, xem như những tật nhỏ của những người nổi tiếng. Có thể coi lời phát biểu trích dẫn trên là ’’tai nạn nghề nghiệp’’ của Nguyễn Đình Thi!.
- Chắc lúc đó ông say…rượu… chăng?…

05. 08.2008 – 10.4.2012

L.X.Q
(Rút trong tập Chân Dung và Tiểu luận tựa đề: THẰNG THẤT PHU)

(Tác giả gửi đăng)

 

9 Phản hồi cho “Nguyễn Đình Thi: “Cậu… lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?’’”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    NƯỚC CHẢY TỰ NGUỒN

    Nước từ trong ấy chảy ra
    Từ khe Các Mác quả là khác chi
    Tiếp leo mỏm đá Lênin
    Rồi lan thế giới giống in giọt tràn
    Các anh văn nghệ lang bang
    Suy tôn ca ngợi làng nhàng vậy thôi
    Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đình Thi ơi
    Đọc ông chỉ thấy một trời Mác Lê
    Khác chi tu hú gọi hè
    Con chim Tố Hữu đầu đàn ngày nao
    Muôn năm vẫn một bác Hồ
    Lại đèo thêm với bác Mao ở ngoài
    Cho dầu văn nghệ rạch ròi
    Nào đâu có khác cái phoi ban đầu
    Trong khe nước vẫn chảy sâu
    Công nhân lãnh đạo vẫn màu đỏ tươi
    Vẫn anh trí thức dở hơi
    Nửa thầy nửa thợ hóa ra anh hùng
    Văn chương quỳ gối uốn lưng
    Đội mông lãnh đạo để mình vinh quang !

    NGÀN KHƠI
    (22/4/12)

    • Lâm Vũ says:

      Bác Ngàn Khơi,
      Thừa giấy vẽ… voi tí với bác cho vui cửa vui nhà. Phải nói thơ của bác vừa thâm thúy vừa bình dân (có ai bảo “bình dân” và “thâm thúy” trái ngược nhau đâu?) – so với “đại thi hào” Tố Hữu có phần hơn. Ít nhất thơ của bác không “lịnh” phe nào cả, dù phe thân CS hay “chống cộng”!

      Đúng như bác nói, bài viết thuộc loại “làng nhàng”, nhưng so với tổng thể thơ văn miền Bắc từ thời cách mạng… “bừng nắng Hạ” thì “làng nhàng” đã thuộc loại hiếm quý rồi. Dù sao, “(văn chương) quỳ gối uốn lưng” vẫn là thực tế (“bản chất”) không thể chối cãi của chế độ CS toàn trị. Bảo đảm bác có đốt đuốc, đào bới cả đời cũng không thể tìm ra cái gì khác. Dù ngoại lệ bao giờ cũng có, nhưng không ai biết tới thì cũng như không!

      Sau đây là đôi lời về NĐT. Khó thể chối cãi là ông NĐT vốn là kẻ thông minh tuấn kiệt hơn người thường. Bằng chứng, theo lời kể của nhà là ông đã đỗ tú tài Tây (mà tú tài toàn phần Tây thời đó đối với người Việt khó lắm) lúc còn rất trẻ (Theo lời tự thuật của nhà thơ Hữu Loan, thì NĐT là một trong những người ít ỏi đỗ tú tài Tây cung khóa với HL, tức năm 1938. Tính ra thì NĐT, sinh 1924, mới 14 tuổi đã đâu tú tài Tây, là chuyện khó tin. Chắc là cụ HL nhớ sai năm). Quan trọng hơn, trước “cách mạng”, ông NĐT đã viết nhiều bài về triết học (không thấy nói đến triết học Các-Mác thì phải), làm nhạc và làm thơ. Tức là ông thuộc loại thông minh và “bách khoa”. Và sự uyên bác ở NĐT đó rõ ràng đã có trước “cách mạng”, nói rõ hơn là nó đã được tạo thành bới cái xã hội phong kiến và nô lệ của thực dân Pháp và triều đình Huế ươn hèn!

      Thế nhưng thần đồng cỡ ông NĐT người Việt thời nào cũng không thiếu. Khách quan mà nói, nếu so NĐT với nhà bác học không gian (và tư lệnh Không Quân đầu tiên của VNCH) giáo sư kiêm nhà văn Nguyễn Xuân Vinh thì NĐT có lẽ chỉ là cái bóng mờ! Thế nhưng, như tác giả viết một cách “vô tư”, trong xã hội miền Bắc thời “cách mạng”, NĐT được coi là “thiên tài” rồi!

      Thế nhưng, so sánh về sở học ở đây e rằng không hợp tình hợp cảnh. Chuyện “đạo đức của người trí thức” mới là chính. Mà “đạo đức” thời nay chủ yếu chính là không “quỳ gối uốn lưng”. Ông Nguyễn Đình Thì đã làm gì, điều này tác giả đã đưa ra chi tiết khá đầy đủ, tôi chỉ xin tóm lại ý chính: suốt cả đời, NĐT chỉ núp sau lưng “đai thi hào” kiêm quan “tể tướng” Tố Hữu để có tí chức tước, bổng lộc. Nói vậy có lẽ là quá đủ rồi!

      TB. Sau khi NĐT qua đời, người con trai của ông, Nguyễn Đình Chính – cũng là một nhà văn “có máu mặt” của miền Bắc – tiết lộ là ông NĐT có để lại một tác phẩm hồi ký nói lên hết “sự thật”. Có điều NĐT có trăn trối với gia đình là chỉ công bố hồi ký “nói thật và chỉ sự thật” của ông… 30 năm sau khi ông qua đời! (ref. talawas).

      Thật chán mớ đời! Chẳng khác nào một người bạn giới thiệu cho tôi một món ăn tuyệt vời anh mới sáng tạo, nhưng hứa sẽ cho tôi thưởng thức sau khi tôi đã… về chầu tổ tiên!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        hahahahahaaaa

        Ông Lâm Vũ hai tay vừa “bốc thơm” lẫn “bốc thúi” tùm lum, nên có những nhận định và so sánh rất chủ quan đến “khó ngửi” trong lần này. Xin nêu ra một thí dụ điển hình nhé:

        So sánh giữa Nguyễn Đình Thi với Nguyễn Xuân Vinh ở trên quả là KIÊN CƯỠNG do sự GƯỢNG ÉP, hoàn toàn không khách quan như người góp ý “rêu rao” !

        1/
        Ban đầu khen giả vờ Nguyễn Đình Thi học giỏi, nhưng khéo léo (chơi đểu đúng hơn) bỏ lại dấu hỏi to tướng, có thật chăng chuyện thi đậu tú tài lúc 14 tuổi !?
        Thực ra ngày tháng sinh thời đó theo tôi khó chính xác, do chiến tranh và loạn lạc, cũng như hệ thống hành chánh chưa kiện toàn thời đó, do khai gian tuổi để đi học đi làm …. Suy ra trong gia đình tôi hầu như chả có ai khai đúng ngày sinh tháng đẻ; giỏi lắm là đúng năm sinh thôi. (Chỉ có tôi là khai đúng năm sinh 1949; còn anh chị tôi “khai man”, rút bớt xuống một tuổi. Đó là nhà cũng khá giả và làng xóm ở sát với thị xã Thái Bình, một tỉnh và thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng. Và đó là trên giấy tờ gọi là THẾ VÌ KHAI SANH, bởi bản gốc ở ngoài Bắc, di cư vào Nam khai lại ở Toà Hòa Giải Sài Gòn)

        Chả cần biết ông Thi đỗ tú tài đúng tuổi (hay nhỏ tuổi hoặc lớn tuổi), nhưng thời đó đi học cao đến cỡ đó là giỏi rồi. Cái học thời đó rất khó, vì hoàn cảnh gia đình và xã hội, vì học toàn tiếng Tây, thi viết và vấn đáp mọi môn, cũng như chấm thi rất ngặt, cho đậu rất ít …. Nếu không thông minh thì cũng có chí học hành, kiên nhẫn dùi mài kinh sử để đi thi.

        Ông Thi và ông Vinh có những sở trường và sở đoản, chả anh nào gọi là thiên tài cả. Thực ra xem Việt sử thời hiện đại tôi cho rằng, “thời thế tạo anh hùng”, chứ ko mấy kẻ là “anh hùng tạo thời thế” ! (Xin nói thêm không thiếu gì hạng “chó nhảy bàn độc” !)
        Bốc ông Vinh đè ông Thi quá mạng là unfair ! Là bóp méo sự thật ! Không nên làm thế, dù chỉ lem bèm dzui chơi nơi đây mí nhau ! Nâng bi phải đúng khía, nâng sai chả khác gì “bóp bi” đến đau hơn hoạn !

        2/
        Phải thú nhận một điều là đám văn nô ngoài Bắc không phải là không có văn tài ! Đáng tiếc là cái tài không những ko có cơ hội phát triển thêm, mà lại bị làm cho thui chột đi rất nhiều.

        Cứ xem Phù Thăng khi bị cho về quê làm ruộng, đã viết chui rất nhiều. Tình hình ấy rất phổ biến.

        Cũng cần phải thông cảm cho họ, bởi như qua lời Lê Lựu viết bởi Trần Mạnh Hảo cho thấy, chính trị thống lãnh tất cả (mà thực ra ai ai cũng rõ chuyện này lâu rồi), nên bố bảo chả anh chỉ nhà văn nào dám viết ngoài hàng kẻ. Chẳng thế mà còn phải tự vẽ bùa hộ mạng, qua dẫn chứng tùm lum lời Mác, Lê, Mao, Hồ …. trong tác phẩm của mình, đến độ rất lố bịch !
        Chính một học giả (Đào Duy Anh ?) đã thú nhận: Muốn đọc tôi thì chỉ nên chọn phần giữa, bởi phần đầu và phần cuối toàn là trích dẫn những nghị quyết đảng với lời các lãnh tụ CS !
        Nguyễn Hưng Quốc cũng cho biết, văn sĩ gốc Bắc CS có tài NÓI VÒNG NÓI KHÁY ! Nghĩa là kiểu như làm thơ đường tứ tuyệt, do luật lệ chặt chẽ gò bó, đến độ “vẽ mây nẩy trăng”, phải hiểu các thông tin gửi gấm giữa các con chữ hay các hàng chữ ! Thí dụ chuyện ngắn Linh Nghiệm của Trần Huy Quang viết tại Hà Nội năm 1992, để nói kháy ông Hồ. Tiền bối có cụ Phan Khôi viết bài Cây Cộng Sản cực hay, nằm trong tác phẩm chưa được xuất bản Nắng Chiều, đã được Đoàn Giỏi khéo léo giới thiệu đến độc giả, qua một bài viết chửi cụ Phan Khôi; hay truyện ngắn Ông Năm Chuột …

        Internet:
        Cuối năm 1957, Phan Khôi tập họp những bài bút ký, tạp văn viết từ năm 1946 trở về sau thành một quyển sách nhan đề là Nắng chiều. Ông đưa bản thảo đến nhà xuất bản Hội Nhà văn để in, nhưng không được xuất bản. Sau đó, Phan Khôi ngưng hoạt động văn hóa. Già yếu, cô đơn và bệnh tật, Phan Khôi từ trần lúc 11 giờ sáng ngày 16-1-1959 (8-12 năm mậu tuất), tại số 73, phố Thuốc Bắc, Hà Nội trong cảnh thanh bần của một nhà nho khí phách, tận lực theo đuổi lý tưởng của mình, luôn luôn giữa gìn tiết tháo, không sợ bạo quyền, dù đó là cộng sản. Suốt đời, ông sống đúng theo câu châm ngôn của Mạnh Tử: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”(Giàu sang không tham lam, nghèo khổ không thay lòng đổi dạ, sức mạnh không khuất phục đươc.)

        Khoai nhạc ngựa: Đầu năm 1956, người ta giao cho Phan Khôi dịch một quyển sách từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Trong sách có chữ “pomme de terre”. Phan Khôi dịch chữ đó là “khoai nhạc ngựa”. Khi phê bình quyển sách nầy, báo Cứu Quốc, cơ quan truyên truyền của đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) đã chê Phan Khôi già nua, lẩm cẩm, dịch sai. Tác giả bài phê bình viết rằng chữ “pomme de terre” phải được dịch là “khoai tây”, sao lại dịch thành “khoai nhạc ngựa”?
        Phan Khôi trả lời đại ý như sau: Ai cũng biết “pomme de terre” là “khoai tây”, nhưng lâu nay, cán bộ phụ trách cấm ông ta dùng chữ “tây” và chữ “Tàu”. Ví dụ, khi Phan Khôi dùng chữ “đường tây”[đường trắng] thì bị sửa lại là “đường kính”; khi Phan Khôi viết chữ “chè Tàu”, thì bị sửa thành “chè Trung Quốc”; “thịt kho Tàu” thì đổi thành “thịt kho Trung Quốc”. Do đó, thể theo ý lãnh đạo, lần nầy chữ “pomme de terre”, ông không dịch là “khoai tây”, mà dịch là “khoai nhạc ngựa”, vì tiếng Trung Quốc gọi là “mã linh thự”.
        Lối viết thâm thúy dí dỏm của ông tú Nho học Phan Khôi kín đáo bóc trần sự dốt nát của lãnh đạo văn hóa cộng sản, mà họ không bắt bẻ ông được.

        (…)
        Sau bài phê bình của Thế Lữ, Phan Khôi bị đả kích tiếp trên báo Văn Nghệ số 15, tháng 8-1958. Lần nầy, Đoàn Giỏi phê phán “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi”. Chính nhờ bài phê bình của Đoàn Giỏi mà bàn dân thiên hạ mới biết được phần nào nội dung tập sách Nắng chiều.

        Bài báo của Đoàn Giỏi cho biết Nắng chiều gồm hai phần: truyện ngắn và tạp văn. Phần thứ nhất gồm ba truyện ngắn” “Cầm vịt”, “Tiếng chim”, và “Cây cộng sản”. Phần thứ hai gồm bốn tạp văn mà Phan Khôi cho là đã chép lại sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là “Thái Văn Thu”, “Ông Năm Chuột”, “Chuyện ba ông vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống”, và “Nguyễn Trường Tộ”.

        Trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, Phan Khôi mô tả lọai cầy nầy như sau: “… Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có…”

        Theo Phan Khôi, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bù xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Ông nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cộng sản”. Phan Khôi viết tiếp:

        “…Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng Sản Đảng họat động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ … Hỏi ông [ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện] tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…”

        Các truyện ngắn và tạp văn trong tập Nắng chiều đều bị bài báo của Đoàn Giỏi cho là mượn chuyện người xưa để xỏ xiên đời nay. Thông thường, người ta chỉ phê bình một quyển sách khi đã được in ấn và phát hành. Đàng nầy, tập Nắng chiều bị cấm đoán và không được phép in thành sách, vẫn còn trong dạng bản thảo, mà Đoàn Giỏi cũng đem ra phê bình,. Trong khi phê bình, Đòan Giỏi lại trích dẫn những đọan văn sỉ nhục chế độ cộng sản. Chính vì lẽ đó, sau khi viết bài phê phán Phan Khôi, Đoàn Giỏi bị kiểm điểm và bị kết tội giả vờ kiếm cớ phê phán Phan Khôi, để giới thiệu Nắng chiều cho mọi người biết một cách khái quát, nhắm bêu xấu chế độ. Sau đó, không thấy Đoàn Giỏi xuất hiện trên văn đàn.
        [hết dẫn]

        Cái án văn chương thời CS, như Nguyễn Hưng Quốc viết rõ trong sách nhận định về sinh hoạt văn học nghệ thuật thời CS, rất ư là TÙ MÙ, nhưng NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI.
        Nghĩa là thường không có toà án với án lệnh rõ ràng, mà chỉ toàn là tin đồn (hear & say) loan truyền trong giới cầm bút, khiến kẻ mắc nạn bị “hàm oan” rất nhiều, từ năm này tháng nọ, và chả biết phải làm gi để gõ cửa khiếu oan xin tha mạng. Nó như một lưỡi gươm bén treo lơ lửng trên đầu cổ nạn nhân bằng một sợi tóc ! Cái trò khủng bố này mới kinh khiếp dã man làm sao !
        Điển hình như vụ gọi là “cây táo ông Lành” mà nạn nhân là anh thương binh Hoàng Cát dính phải. Ko rõ vô tình hay cố ý anh chạm húy đến Tố Hữu có nick là Lành, nên bị trù dập đến chết ko ngóc đầu lên được.
        Trong thế giới CS, ta thấy các nhà văn Nga, Tàu, Tiệp, Hung … bị “vùi hoa dập liễu tả tơi” đấy; và ở ta nào khác chi.

        Tôi nghĩ, ko ít kẻ biết mình phải chịu nhục vì miếng đỉnh chung tồi tàn, nhưng ko thế nào làm khác đi được. Cũng nên biết CHIẾN THẮNG MÌNH RẤT KHÓ, chả khác gì chiến thắng Phật ! Bởi Phật tại tâm, thắng được Phật là thắng được chính mình đó !

        Anyway cũng không thiếu gì người cuối đời nhìn lại, kiểu như Chế Lan Viên đã phản tỉnh qua hai bài thơ trong tập thơ cuối đời DI CẢO, được nhiều người đề cập đến là BÁNH VẼ và TRỪ ĐI !
        Tương tự ta thấy rất nhiều văn nghệ sĩ CS đã phản tỉnh phản kháng rất hăng, tạo nên một phong trào cực kỳ sôi động hồi cuối thập niên 80. Cũng như vụ án Nhân văn Giai phẩm ở giữa thập niên 50, mặc dù chỉ dưới dạng “xin-cho”, nhưng đã để lại những tác phẩm văn học đáng chú ý, nếu ko muốn nói là những bản cáo trạng tố cáo tội ác Cộng Sảnh hùng hồn nhất!

        Theo tôi, hãy đại lượng mà thông cảm … tạm thời tha tào cho những kẻ đã chót bán linh hồn cho qủi đỏ !
        Rồi đây lịch sử sẽ không tha một ai kẻ, nhất là những kẻ cùng hưng cực ác. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã dám “mạo phạm” Tố Hữu khi phỏng vấn TH lúc về hưu, để anh già này hứng tình tự thú nhận, mình chuyên làm thơ cổ động, xúi dại người ta vào chỗ chết. Chính vì thế mà Xuân Sách đã thần tình, hạ câu kết khi vẽ chân dung Tố Hữu : MÁU Ở CHIẾN TRƯỜNG HOA Ở ĐÂY; sau khi đốp chát vỗ mặt bằng câu NHÀ CÀNG LỘNG GIÓ THƠ CÀNG NHẠT !

        ghi chú:
        “Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
        Mắt trông về tám hướng phía trời xa
        Chân dép lốp bay vào vũ trụ
        Khi trở về ta lại là ta
        Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
        Trông về Việt Bắc tít mù mây
        Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
        Máu ở chiến trường, hoa ở đây…”
        Đọc THẰNG NGƯỜI CÓ ĐUÔI của Thế Giang tị nạn ở Đức, ta thấy ngay cái nhơm nhếch, bần hàn ( ko dám viết rõ là bần tiện) đến đáng tủi hổ (đúng ra là phỉ nhổ) của các văn nghệ sĩ CS. Trong lúc chờ đợi lãnh nhuận bút còm từ một mụ thư ký đỏng đảnh, các nhà văn có tiếng buồn tình, lẫn cả buồn bực, bèn cà khịa đi đến xỉ nhục nhau, bằng cách xiên xỏ nhau, đặt cho nhau nicknames dựa vào tác phẩm nổi tiếng nhất của nhau !
        Cũng nên biết CS chả khác gì đám phong kiến thực dân ngày xưa. Một kẻ làm quan ba họ được nhờ, nhưng phạm trọng tội thì … tru di tam tộc là chuyện dĩ nhiên (cứ xem hiện nay ở Tàu Bạc Hy Lai bị ngã ngựa là vợ y cũng mắc tội liên quan, và đánh cho trốc gốc trừ hậu hoạn, cho nên thằng con trai đang lo sốt vó, phải tìm đường lánh mặt cho qua cơn đại nạn)
        Ngắn gọn, thôi đừng thất vọng làm gì cho mệt như lời bình trong phần “tái nạm gầu chín béo” nhớ !

        Lão Ngoan

  2. nguyenha says:

    Những người tầm thường nịnh Dảng là chuyện cơm áo,những người như Nguyễn dình Thi,Tố-hửu,Nguyễn Tuân
    …nịnh Dảng là một “tôi ác”!! vì “cái nịnh” của những tài năng ,là phấn-son,là mỹ phẩm làm”làm dẹp”cho bộ
    mặt xấu-xí của Dảng, không khác nào làm “khuếch dại”cái Ác của Chế-dộ.Vì thế không thể xem dây là “chuyện nhỏ” như muôn ngàn chuyện khác.Thế nhưng cũng may những tài năng dã một thời “bưng bô”cho Dảng chẳng dể lại ‘dấu tích” gì trong trái-tim tôi (mọi người) ngòai sự kinh tởm!!

    • Lâm Vũ says:

      Rất tâm đắc với “còm” của bác của bác nguyenha. Tuy nhiên xin được góp một ý: tôi không hoàn toàn đồng ý với việc cho Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Tuân vào một giỏ. Với Nguyễn Tuân, đúng chì là chuyện cơm áo – hay chính xác hơn là chuyện “cơm, rượu” và xa hơn nữa là chuyện sống còn; còn với Nguyễn Đình Thi chủ yếu là chức tước và bổng lộc. Khác nhau nhiều!

      Thân

  3. Trần Khang Nguyên says:

    Qủa thật đọc những bài về chân dung, hay tiểu luận của Xuân Quang chán như ăn cơm nguội vậy. Không hiểu những kiểu bài chán và nhạt này in ra sách làm gì nhỉ?

  4. Nguyễn Đan Phượng says:

    Câu nói của Nguyễn đình Thi (NĐT)‘‘… Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng” , Tôi có ý nghĩ khác với tác giả bài viết là Ông L.X.Q.
    Đây hoàn toàn không phải là câu nói nịnh. Đây là một câu nói dỗi rất cay đắng của một công thần trong lãnh vực văn hóa, văn nghệ vào thời điểm đó.
    Trước hết xét về văn phạm của câu nói này. Nếu là “nịnh” thì NĐT chỉ cần nói như thế này:
    ‘‘… Chúng ta là những nhà văn, những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng” không cần có chữ “nhưng là” ở đây. Nói như vậy mới là nịnh, tự nhận mình là bụi bặm hùa theo đảng, bám theo đảng mà tung hô, vỗ tay..để bảo toàn địa vị và quyền lợi hiện có.
    Nhưng NĐT thêm vào câu nói 2 chữ “nhưng là”, thì ý nghĩa câu nói nó lại khác. Mệnh đề phụ :
    ‘‘… nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng” rõ ràng là đối lập với mệnh đề chính:‘‘… Chúng ta là những nhà văn ” Đáng lẽ nhà văn phải có một sứ mạng cao cả hơn,chứ không phải là những hạt bụi nịnh bợ, theo đóm ăn tàn.Theo tôi đó là một lời nói dỗi, một lời tố cáo nhẹ nhàng, kín đáo nhằm vào đảng CS, chỉ xem văn nghệ sĩ là một thứ bụi bặm, nịnh bợ.
    NĐT là một người tài năng và sâu sắc, nên theo tôi câu nói trên của NĐT là có suy nghĩ và chọn lọc, chứ không phải nói trong lúc say xỉn hay bốc đồng.
    Rất tiếc có thể có sự hiểu lầm vô tình hay cố ý nào chăng?
    Tôi là kẻ hậu bối sống không cùng thời cũng không cùng chế độ CS hà khắc với NĐT , nên những ý kiến trên đây không có ý bên vực NĐT.
    Lại tất tiếc, xem bức chân dung NĐT ở đầu bài viết thì đó là một bản mặt nịnh thật sự. Khá khen cho tác giả L.X.Q. đã chọn bức hình minh họa rất xuất sắc cho bài viết của mình.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Nguyễn Đan Phượng,

      Tôi hoàn toàn NGHĨ KHÁC, bởi rất “chân phương” khi “chẻ sợi tóc làm tư làm tám” ;-) !

      1/
      CHÚNG TA LÀ NHỮNG NHÀ VĂN …

      Mụốn nói rằng, đó là những người hoạt động văn học nghệ thuật. That means: RẤT CAO QÚI (élite) !
      Phải ngầm hiểu Nguyễn Đình Thi bốc thơm đám cô đầu văn nghệ CS lên tầm cao thời đại !
      Bởi đó là những kỹ sư tâm hồn của chế độ CS, chả thế từ trung ương đến địa phương phải có riêng ban tư tưởng văn hóa chỉ đạo; phải có Hội Nhà Văn rất khó gia nhập; phải có trường dậy viết văn Nguyễn Du, cùng các trại sáng tác tập trung etc etc etc

      2/
      NHƯNG LÀ HẠT BỤI ….

      Vâng dưới chế độ CS toàn trị, thì mọi trí thức trong nước, bao gồm các nhà văn, cũng chỉ là hạt bụi thôi.

      3/
      LẤP LÁNH ÁNH SÁNG ĐẢNG

      Nghĩa là nhờ sự giáo dục và dẫn dắt soi đường chỉ lối của đảng CS, mới nổi bật lên, mới toả sáng lấp lánh !

      4/
      Rõ ràng trong câu thơ đầu tiên bài TỪ ẤY của Tố Hữu, đã chứng minh điều đó:

      TỪ ĐÓ TRONG TÔI BỪNG NẮNG HẠ
      MẶT TRỜI CHÂN LÝ CHÓI QUA TIM bla bla bla

      Cũng như người CS có thói quen hay dùng cụm từ ngữ : DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGHỊ QUYẾT (bốn, năm, sáu …) đại hội đảng bla bla bla

      Đảng là nguồn ánh sáng chói loà, như mặt trời soi rọi khắp nhân gian.
      Không đảng là đêm tối mịt mùng, là lạnh lẽo, là ngục tù, âm phủ, là tội lỗi …

      Đời ta phải có đảng mới giác ngộ ra chân lý,
      và chân lý của đảng thì không bao giờ thay đổi
      (bởi tứ chi đều bị gồng xiềng buộc chặt mất tiêu rồi;
      não bộ tê liệt vì bị tảy não có hệ thống từ nhỏ tới khi chết)

      Nếu bạn chưa biết hay chưa hiểu ra điều này thì tôi nghĩ,
      một là bạn chưa từng sống trong chế độ CS,
      hai là nếu đã sống thì bạn chưa thấm nhuần … ơn Bác ơn Đảng !
      Bạn cần được cải tạo thêm nữa, huhuhuhuhuuuuu :-( !

      Lại Mạnh Cường

      TB:
      Bạn xem thử lời bài hát NGƯỜI HÀ NỘI của Nguyễn Đình Thi, có các câu ca tụng “cha già dân tộc” rất TINH VI, nhưng cũng qua đó lộ rõ bản chất cực kỳ BỈ ỔI của Thi :-( !

      ====

      NGƯỜI HÀ NỘI

      Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.
      Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.
      Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!
      Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời.
      Hà Nội hồng ầm ầm rung,
      Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên!
      Hà Nội đẹp sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng.
      Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng .
      Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng.
      Hà Nội vui sao. Những cửa đầu ô.
      Tíu tít gánh gồng đây Ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm.
      Sống vui phố hè. Bồi hồi chàng trai, những đôi mắt nào.
      Quanh co chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, xanh tươi bát ngát Tây Hồ.
      Hàng Đào ríu rít Hàng Đường ,Hàng Bạc, Hàng Gai.
      Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu! Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm máu hồng tươi.
      Một ngày thu non sông chiến khu về, đường vang tiếng hát cuốn lòng người.
      ” Đoàn quân Việt Nam đi”
      Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời phơi phới vàng sao.
      Ngày ấy chói vinh quang vang ngàn phương lời thề nước Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà.
      Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời.
      Hà Nội hồng ầm ầm rung. Sông Hồng reo!
      Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng.
      Bùng cháy, khắp phố ta ơi! Vùng lên chiến sĩ ta ơi!
      Trời Hà Nội đỏ máu
      Bụi hè đường cuốn bốc tung bay, xác thù rơi dưới gót giày.
      Ầm ầm cười tiếng súng vui thay vang ngày mai sáng láng.
      Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bưng chói lói lòng ta.
      Mai này lớp lớp người di thét vang vang trời khải hoàn.
      Nhìn đây máu chúng ta tươi bao nhiêu đất này ta tưới ngày mai vút lên
      Hồng Hà réo sóng say sưa trông Cha bóng Người mênh mông.
      Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi ,
      trán Người mái tóc bạc thêm.
      Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười trên môi Người cười.
      Tiếng cười.
      Ngày về chiến thắng!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Lại thêm một bằng chứng cụ thể nhất về THIÊN TÀI ĐẢNG TA, qua đoạn văn mới nhất sau đây của Trần Mạnh Hảo viết về Lê Lựu:

        [trích]
        Sau cái buổi cho mượn bô Complê quốc doanh và báo cơm cho ăn tới bến của Lê Lựu bữa xa xưa ấy, tôi có nhắc lại kỷ niệm được anh nhà báo trẻ báo “Quân khu Ba” phỏng vấn vì thành tích thi chạy nhanh nhất sư đoàn của tôi, Lê Lựu cả cười nhớ ra bộ dạng thật thà của anh lính trẻ Trần Mạnh Hảo. Lê Lựu bảo : “ Tớ về viết bài báo rất hấp dẫn về cuộc phỏng vấn các nhân vật lính mới sau khóa huấn luyện đi B của sư B20B ở các khâu kỹ thuật : bắn súng giỏi nhất, chạy nhanh nhất, đâm lê tài nhất, ném lựu đạn tài nhất… đưa duyệt đăng, đến đoạn ông trả lời do bố đuổi đánh chạy quanh làng mãi nên thành chạy nhanh nhất sư đoàn, tổng biên tập báo của tớ cười sằng sặc, đoạn bảo :” Lựu viết thế này mà in lên thì bỏ mẹ báo ta mất, do bố đuổi đánh mãi thành ra chạy nhanh, láo, dù chuyện thật đúng trăm phần trăm như vậy cũng phải viết cho nó chính trị chứ ! Tôi chữa như sau : cậu lính mới tên Hảo này trả lời rằng đúng là em mới được học nghị quyết nên đầu óc thông sáng, khi tư tưởng đã thông thoáng thì tạo ra sức mạnh vật chất nghe chưa, nên cậu ta chạy nhanh vì vừa học nghị quyết đảng mới đúng chính trị. Lựu nên nhớ trong chế độ tốt đẹp gấp triệu lần tư bản của chúng ta, báo chí văn nghệ cho đến con người tuốt tuột đều là chính trị hết, nghe chưa ? Mao chủ tịch từng dạy : Chính trị là thống soái là gì ? Chế độ tốt đẹp của ta làm chó gì có cảnh bố đuổi đánh con chạy khắp làng, viết thế là nói xấu đảng ta, nói xấu chế độ tốt đẹp ta. Chỉ có trong chế độ Mỹ-ngụy thì các ông bố mới thi nhau cầm roi đuổi đánh con cái chạy khắp làng khắp phố nghe chưa ?”

        Lê Lựu chiêu một ngụm trà, châm nước cho tôi, đoạn nói tiếp : “ Khi báo đăng, tớ xuống tìm ông để tặng tờ báo in chuyện ông chạy nhanh nhất sư đoàn vì vừa học nghị quyết chứ không phải do bị bố cầm roi đuổi đánh suốt tuổi thơ mà thành ra có thành tích chạy ngang gió thì ông đã đi B…”. Tôi góp chuyện : “ bác Lựu này, tôi nghĩ nếu không có hổ báo đuổi bắt ăn thịt, thì bọn huơu nai đã thành các chú rùa, chứ đâu có thể chạy nhanh đến như thế ?”
        [hết trích]

        Bình loạn:

        Đoạn văn này phải nói là TRÁC TUYỆT !

        Tại sao ư ?

        Bởi đảng ta không ác (liệt) thì mần chó gì có những cộng đồng người Việt hải ngoai sau 1975 và ngày một đông như kiến cỏ chớ. Mjạ cột đèn có chân cũng bỏ chạy khỏi Việt Nam thời CS lên ngôi chúa tể !

        Vâng sau cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại gần một triệu người vào Nam 54, là đến những cuộc di tản, vượt biên không tiền khoáng hậu, làm chấn động lương tâm nhân loại hồi cuối thập niên 70, rồi tiếp tục lan sang hai thập niên 80 và 90, với sự đa dạng về hình thức dân Việt cố chạy thoát khỏi thiên đường CS !

Leave a Reply to Trần Khang Nguyên