WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin anh Ngạn đừng vui ngày đó


Kính gởi anh Nguyễn Ngọc Ngạn, người điều khiển chương trình “Đêm Văn Nghệ Tình Ca Mùa Xuân 30.04.2012 ” – Chương trình ca nhạc hài đặc biệt  tại Berlin.

Kính anh: Hôm nay tôi sắp hàng cùng dòng người vô lý, gởi đến anh những tâm tình và khẩn khoản. Vô lý vì anh không phải kẻ chủ trương, chỉ là người thừa hành ông bà chủ, trung tâm băng nhạc Paris by night. Song nghĩ rằng vận động người nào bớt vui, trong ngày Quốc Hận của quê hương, được người nào hay người đó. Hơn nữa gởi đến anh vì có hy vọng nhiều hơn, do những mối liên quan sau:

1- Khi anh đi dạy, tôi còn đi học, dù không được hân hạnh học với anh, tôi vẫn tự xem là học trò của anh.

2- Vào quân ngũ anh trung úy, tôi hạ sĩ nhất, tôi là lính của anh, dù không cùng đơn vị, không cùng binh chủng.

Cũng có thể người chủ của anh, họ có một nhân thân giống như vậy, nhưng giác quan mách bảo cho tôi biết nên vận động ai, riêng với vai trò người điều hợp chương trình ca nhạc, tương tự như tay xạ thủ đại liên của đối phương, diệt được đầu não đối phương trung uý và cùng đơn vị đều muốn, nhưng khó lắm vì nó ẩn nấp sâu kín, chỉ còn chờ diệt khẩu đại liên, để đơn vị tiến quân và thủ thắng.

Thưa anh, mỗi con người dưới gầm trời này đều thủ một vai diễn, một số phận do Thượng Đế an bài, cắt đặt. Nếu đúng như vậy, anh thủ những vai diễn toàn sáng giá và rất vinh dự: Nhà Giáo – Nhà Văn – Sĩ Quan QLVNCH – MC của trung tâm băng nhạc lớn hải ngoại, qua vai diễn thực thụ này tôi tin anh biết chắc việc anh làm đúng hay sai?

Ngạn ngữ Pháp nói: Con người là một sinh vật mau quên, người Việt mình cũng thường than thở: Mấy ai về đến nhà nhớ bóng mát ngoài đường. Thiết tưởng những điều này chúng ta cần ghi khắc, để làm trọn vai diễn, khi tuổi đời vào lúc xế chiều, chứ không phải nương vào đó để ngụy biện, hoặc an ủi rồi tiếp tục làm những việc mà người đời đồ thán, vì khổ qúa đau.

Cộng Sản thường kêu gọi kiều bào: “Hãy quên qúa khứ, hướng về tương lai”. Chắc hẳn qúa khứ ấy rùng rợn và man rợ lắm mới thiết tha van xin “hãy quên”, chứ qúa khứ chống ngoại xâm như Lê Lợi, Quang Trung mà quên được ư!? Ông bà mình nói: Ôn cố tri tân, kêu gọi quên qúa khứ. Nên hướng tương lai của Cộng Sản Việt Nam, mang lại toàn tai ương cho đất nước. Vì vậy dù có nghe lời quên qúa khứ, mà qúa khứ cứ vẫn ở đàng trước, thưa anh.

Tháng Tư năm 2000 anh Ngạn viết truyện ngắn tựa đề: Chuyện Cũ, lời mở đầu anh nói:

Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc….Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời … Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua.

———————

Hai mươi năm không cần ghi chép, ký ức vẫn còn khắc ghi, sau đó viết thành chuyện, lại càng nhớ kỷ hơn chứ anh Ngạn?

Kép Tư Bền và Nguyễn Ngọc Ngạn:

Truyện kép Tư Bền, của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Anh Tư Bền vì nợ nần của chủ bầu sô, chủ o ép dọa kiện tụng, nên Tư Bền cắn răng làm hề trong đêm cha của anh hấp hối, diễn để trừ nợ và kiếm tiền chạy thuốc thang, quả là một hoàng cảnh qúa éo le, có một không hai. Nhưng đó chỉ là truyện hư cấu, ngoài đời hiếm gặp. Tư Bền chỉ có mỗi một món nợ phải trả, đó là cha của anh ta mà thôi, còn anh, và chúng ta? Những tháng ngày này, biết bao người dân bỏ mình chạy từ Cao Nguyên Pleiku xuống Nha Trang, từ Miền Trung vào Sài Gòn, biết bao bạn bè chiến hữu bỏ mình, riêng anh Ngạn có người vợ lặn lội thăm anh từ những tiền đồn heo hút, khi còn tại ngũ, đến trại giam “cải tạo” xa xôi, về sau đã bỏ mình trên đường vượt biển, tìm tự do (ý của anh Ngạn trong truyện) cùng với đứa con đầu lòng yêu dấu! Ngoài ra còn ông Ân, người tốt bụng cho anh mượn hai chục lượng vàng, chi phí cho chuyến đi. Nợ vàng anh thanh toán sòng phẳng, nhưng nợ ân tình làm sao hết.

Chúng ta sống hôm nay là mang nợ nhiều lắm anh Ngạn ơi, chính vì thế chúng ta nên chọn lối sống cho xứng đáng với những người đã nằm xuống, cho mình được sống hôm nay, cách chọn hoàn toàn thoải mái. Chỉ cần đọc một lời này thôi, trong Chuyện Cũ của anh:

 - Chú Ngạn ơi! Ðắm tàu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

Lời của cháu bé, con ông Ân, kêu anh Ngạn, trong lúc anh mê man, đuối sức. Nó cứ văng vẳng bên tai tôi hoài, cứ như muối xát vào lòng, đau như cắt, chẳng những thế, tôi còn hình dung khuôn mặt khốn khổ đến tội nghiệp của cháu nữa, bận rộn thì thôi, tháng ngày gần 30/4 đầu óc tôi lại chờn nghe tiếng kêu thảng thốt kia. Thậm chí nhiều lúc tôi định viết thư, nhờ anh xác nhận Chuyện Cũ, chỉ là hư cấu!!

Anh Ngạn, tất cả chúng ta sinh ra từ bóng tối, với hai bàn tay trắng, ngày không xa nữa chúng ta từ biệt ánh sáng thế gian này, trở về với bóng tối cũng hai bàn tay trắng. Sống thì cần tiền bạc, và nhiều thứ nên phải nỗ lực bằng mọi giá để thoả mãn, ngày ra đi bỏ lại tất cả, chỉ để lại tiếng xấu, tốt với đời mà thôi.

Tôi khinh bỉ những hạng người thích chụp mũ anh em, trong bài này không đề cập đến chính trị. Tuy nhiên khoảng thời gian này người ta thường nhắc lời ông Võ Văn Kiệt:

“Có triệu người vui, có triệu người buồn”, anh sắp hàng nào? Hàng vui? Hàng buồn? Khi nhận vai trò điều hợp chương trình hài đặc biệt, trong Đêm Văn Nghệ Tình Ca Mùa Xuân 30/4/2012, tại Đức. Thắc mắc dễ trả lời, nhưng đúng sai thật khó, phần còn lại có thể anh qúa cần tiền? Cần ngang cỡ Tư Bền không?

Nếu buồn, ai khiến được anh phải đi diễn, trong tình thế tự do chọn lựa, trong tình trạng bạc tiền không thiếu, nếu vui không lẽ anh như mấy thằng leo cột mỡ.

“Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu”

Anh Ngạn, xin anh đừng vui ngày đó.

Kính chúc anh và gia đình dồi dào sức khỏe, an bình./.

Ông Bút gửi đăng

© Đàn Chim Việt

 

 

165 Phản hồi cho “Xin anh Ngạn đừng vui ngày đó”

  1. Hồ Nguyễn says:

    Trước năm 1975, khoảng 1966 học giả Hồ Hữu Tường trong một bài diển thuyết tại Huế sau nầy xuất bản thàng một quyển sách “ Nói Tại Phú Xuân “. Trong một bài thuyết trình có tên Văn Chương Có Tác Dụng Gì ? Theo trí nhớ của tôi xin tóm tắc ý tưởng của học giả Hồ Hữu Tường như sau: Theo ông tường văn chương có ba loại:
    1. Văn chương du hí : để mô tả tác dụng của loại văn chương nầy ông dùng hai câu trong kiều là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ thí dụ một truyện dịch Cô Gái Đồ Long kim Dung chỉ là để giải trí mua vui vô thưởng vô phạt.
    2. Văn Chương Ca Tụng – hay Theo Chỉ Thị loại văn chương nầy là để phục vụ chính trị nó tồn tại hay không tùy theo chế độ chính trị mà nó phục vụ có tồn tại hay không. Thử hỏi hiện nay còn có ai hát bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và rồi sau nầy CS xụp đổ còn ai là người hát bài Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người. Chế độ CS hiện nay có bao tác phẩm viết theo loại nầy như câu sau đây Tố Hữu viết sau cái chết của Stalin:
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình, thương một, thương ông thương mười
    Ông Stalin, Ông Stalin ơi !
    3. Văn Chương Sáng Giá: Sáng là sáng tạo. Giá là Giá trị. Ông Tường nói trong thời đại hiện nay thời đại nguyên tử ( 1966 chưa có máy vi tính ) chúng ta cần có những giá mới để thay thế những giá trị cũ thí dụ thuyết Cộng Sản. Những ví dụ vế văn chương sáng giá là những bài ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Tôi xin kể tóm tắc câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng trong Kinh Thánh: Có một người con kia xin cha chia gia tài cho mình một số tiền lớn rồi lấy hết tiền lên thành thị tiêu pha đàng điếm chẳng bao hết tiền. Rồi trong nước có nạn đói, đói quá mới đi chăn heo cho người ta muốn ăn cám heo mà cũng không được. Anh muốn trở về nhà nhưng sợ cha không chấp nhận nhưng vì đói quá nên anh bạo gan trở về nhà. Khi trở về nhà thấy anh từ xa, cha anh thay vì trách mắng chưởi rủa anh lại dang tay rộng mừng rở đón anh sai làm bò mập bài tiệc ăn mừng. Câu chuyện nầy có hai giá trị sự yêu thương. Người cha yêu thương con dù anh có tội. Sự tha thứ : người cha tha hết tội người con khi anh trở về dang tay đón mừng. Tôi Viết theo trí nhớ về khái niệm Văn Chương Sáng Giá của Ông Hồ Hữu Tường.

  2. BIEN CUONG says:

    Các anh ở hải ngoại hay nóng gáy với nhau quá đi thôi.Thật sự chia buồn với các Anh !
    Chẳng qua các anh có 1 chút “cái Tôi”, một chút nhàn rỗi, một chút thích lý sự,một chút kiến thức muốn để khoe của dạng nửa Thầy nửa Thợ ..nên khi có ai đó đụng chạm vào tâm tưởng, vào định kiến, vào phe phái,vào lợi ích thì sẽ thành 1 loại “gà đá” ngay thôi. Khi 2 con gà đá nhau thì chỉ biết lao vào nhau trong tiếng hò reo,phấn khích của 2 phía và kẻ dự khán.Thế rồi kẻ thua cuộc trở thành món ngon :”lẩu gà đá”, kẻ thắng thì bầm dập, chỉ được vỗ về của kẻ hả hê. Vô tình hay ngẫu nhiên Ta để thành hình ảnh con Gà đá đó ư ?rồi kẻ bàng quang cũng sẽ ra về, cũng thôi vỗ tay..chỉ có kẻ trục lợi là còn bàn tán mua vui và khai thác.(xin lỗi cho suy nghĩ này).Mong lắm một sự đoàn kết,một phân tích khúc triết về nhân tình thế sự,về mối tổng hòa sự vật không phiến diện, để chung tay xây dựng mục tiêu chung hòa giải dân tộc cho 1 Việt Nam thoát ách cường quyền,âm mưu bành trướng,xâm lược và tiến lên theo kịp Thế giới !

Phản hồi