WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bên nào thắng thì dân nhân đều bại

Những ngày cuối cùng của thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh google

30 tháng 4 lại đến. Khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, lại phủ kín cờ đỏ sao vàng, lại khẩu hiệu, băng-rôn “Mừng đại thắng mùa Xuân”. Lại những lẵng hoa khổng lồ, sặc sỡ bên tượng Hồ Chí Minh. Mít tinh, diễn văn, diễu hành, duyệt binh, văn nghệ, pháo hoa, sâm-banh, tiệc tùng ăn mừng đại thắng.

Người Mỹ không bại

Nhìn những chuyến trực thăng cuối cùng, vội vàng hấp tấp rời khỏi nóc tòa đại sứ Mỹ, những con chim sắt lao đầu xuống biển như người khồng lồ gieo mình tự vẫn. Nhìn đám người chen chúc, xô đẩy, khổ đau, tuyệt vọng, hoang mang, sợ hãi giống như cảnh ngày tận thế đã được mô tả trong sách Khải Huyền…

Một cách tự nhiên, lô-gic, Mỹ bị coi như là kẻ đại bại.

Nhưng chúng ta hãy cùng nhau làm một phép tính chia. Tổng số bộ đội miền Bắc thiệt mạng trong cuộc chiến này là khoảng 3 triệu, trong lúc quân nhân Hoa Kỳ là 58 ngàn.
3.000.000: 58.000 = 51.7
Như vậy, 52 bộ đội miền Bắc hy sinh tính mạng chỉ để tiêu diệt được 1 quân nhân Hoa Kỳ.

Những ai có dịp nghiên cứu tìm hiểu về nước Mỹ, đều phải công nhận rằng quốc gia này coi sinh mạng của công dân là vô giá, là thiêng liêng, không thể mua được bằng tiền, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì.

Trước một đối thủ “không tiếc máu xương”, chết bao nhiêu cũng được, mạng người không tính đến, xương có thể chất thành núi, máu có thể chảy thành sông, và chỉ có một khát vọng chiến thắng, thì việc Hoa Kỳ rút lui khỏi cuộc chiến là một hành động nhân đạo và đầy trách nhiệm. Người ta có thể chê người Mỹ là hèn nhát, nhưng phải thừa nhận rằng, họ không thể lãng phí xương máu của công dân. Họ thà mất mặt, chứ không mất mạng. Họ khôn ngoan tìm ra một ra một hành lang khác để đi đến chiến thắng nhẹ nhàng hơn, đỡ tốn kém hơn.

Và thời gian đã chứng minh. Người Mỹ không đại bại: Thảm đỏ được trải đến tận chân cầu thang để đón chào người Mỹ đến thăm Hà Nôi.

Việt Nam Cộng Hòa không thua

Bây giờ chúng ta lại cùng nhau làm một phép tính trừ. Lấy con số 3 triệu bộ đội miền Bắc thiệt mạng trừ đi nửa triệu lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tử trận.
3.000.000 – 500.000 = 2.500.000.

Giả sử để đạt đến một chiến thắng tương tự, VNCH phải chịu hy sinh thêm 2 triệu rưỡi binh sĩ nữa. Nhưng VNCH đã chấp nhận thua cuộc, hai triệu rưỡi sinh mạng được bảo tồn. Hai triệu rưỡi gia đình thoát cảnh tang tóc. Hai triệu rưỡi phụ nữ khỏi kiếp cô độc. Nhiều triệu trẻ thơ không bị rơi vào cảnh mồ côi.

Bạn đã từng thấy trên truyền hình những cảnh sập hầm hay động đất. Những đoàn quân cứu hộ đã phải khoan sâu vào lòng đất, phải xúc ủi, phải bới móc, phải lục tìm trong những đống đất đá suốt cả ngày đêm. Khi chỉ cần một mạng người được cứu, tiếng reo hò như sấm dậy, niềm vui dâng trào, hàng triệu người ngấn lệ. Vậy hai triệu rưỡi người được cứu, không phải là một chiến thắng vĩ đại sao!

Ông bà mình dạy “Người là vàng, của là ngãi”. Họ chấp nhận trắng tay, chấp nhận mất tài sản, đất đai, công ăn việc làm, và địa vị xã hội, nhưng đồng đội của họ bớt thương vong. Sự thực đã chứng minh, bằng trí thông minh, bằng lòng trung thực, bằng bàn tay chăm chỉ, họ đã gầy dựng lại sự nghiệp và tài sản đã mất. “Người làm ra của, của không làm ra người”. Còn người là còn tất cả. VNCH không hề đại bại.

Ai đại bại?

Trở về với nông thôn miền Bắc trước năm 1975. Làng quê khi đó vắng vẻ đến rợn người. Trai đi bộ đội, gái đi thanh niên xung phong, trung niên đi dân công hoả tuyến. Còn lại toàn cụ già em nhỏ phải cáng đáng việc nhà nông nặng nhọc.

Làng quê bấy giờ vắng lặng, nhưng không chút bình yên. Ngày ngày những người mẹ, người vợ, người yêu mỏi mòn trông đợi. Giấy báo tử gởi về. Những tiếng khóc xé ruột xé lòng của những bà mẹ mất con, của vợ mất chồng, trẻ mất cha. Những ông bố cuồng dại chạy ra đường trong đêm gọi hồn con, con ơi con ở nơi đâu, về với mẹ với cha lưng cơm chén muối. Có những bà mẹ chiều tà ra đứng đầu làng nhìn về phía mặt trời lặn, xa xa là những dải núi đá điệp trùng xanh thẳm cầu nguyện cho linh hồn con trai mình đang phiêu bạt chốn ấy.

Trên dưới 3 triệu thanh niên từ vùng đất này ra đi, trở thành ma đói, ma khát ở đất người, không bao giờ về nữa, nhúm xương tàn cũng chẳng còn. Những mẹ già, những người vợ góa, cả đời chưa ra khỏi làng, biết đâu mà tìm hài cốt.

Gia tài của những người nông dân vùng này có gì khác ngoài vụ lúa, con heo, bầy gà. Nhưng tất cả để nuôi bộ đội. Lúa bị tận thu. Heo, gà phải qui ra từng ký lô giao nộp cho nhà nước. Tất cả vì tiền tuyến, vì chiến trường miền Nam. Toàn bộ sức người và tài sản ở nông thôn được khai thác đến khánh tận để phục vụ cho “đại thắng”.

Hôm nay gần bốn thập kỷ đã qua. Nông dân miền Bắc – những người đóng góp cho đại thắng đã được tri ân những gì?

Trên đồng quê thanh bình của họ bây giờ có bóng dáng các đại gia thấp thoáng trong những xe hơi sang trọng; có những binh đoàn cảnh sát chìm cảnh sát nổi, đầu đội nón sắt, chân đi giầy đinh, mình mặc áo giáp, tay phải mang dùi cui, tay trái mang lá chắn, đằng đằng sát khí; có cả những thành phần “xã hội đen”, mặt mày hung dữ, gậy giáo tua tủa với máy ủi, máy xúc gầm rít, lồng lộn phía sau.

Bên kia là những nông dân già, trẻ, hom hem, gầy ốm, xiêu vẹo, đầu đội nón bảo hiểm, tay mang cuốc, gậy, gạch, đá, liềm, dao, không được tổ chức, không trang bị, không huấn luyện.

Trận đánh bắt đầu. Một bên vẫn dùng chiến thuật của chiến trường xưa, lấy sức đè người, áp đảo đối phương cả về con số và hỏa lực. Lựu đạn cay được ném ra không giới hạn. Dùi cui vung lên, quất vào mặt những người già đáng tuổi cha mẹ, ông bà. Năm bẩy cảnh sát cơ động lôi kép một phụ nữ gầy yếu. Những trái nổ như muốn xé rách bầu trời để uy hiếp tinh thần, nhanh chóng chia cắt đội hình đối phương thành những nhóm nhỏ để dễ bề khống chế. “Xã hội đen” nhẩy vào, những cú đánh hiểm được tung ra. Đồ ăn, thức uống của dân bị ném vào thùng rác. Còng số tám khóa lại những bàn tay lam lũ đói nghèo. Máy ủi, máy xúc từ phía sau dàn hàng ngang mà tiến. Đất bị đào bới. Hoa màu bị băm vằm. Nhà tù, trại giam mở cửa chào đón những tù binh nông dân.

Tiếng nguyền rủa của người dân bao đời khốn khổ dường như thấu tận trời xanh.

Các đại gia nay trở thành những người đại thắng. Những ly bia trào bọt trắng xóa được nâng cao để ăn mừng. Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, và hôm nay những nông dân cũng được quét sạch khỏi những cánh đồng mà dòng sông Hồng muôn tuổi bồi đắp phù sa.

Trận đánh với kẻ thù là nông dân giữ đất đã kết thúc tuyệt đẹp. Nó sẽ được viết thành giáo trình giảng dạy trong các trường công an nhân dân. Nó sẽ phổ biến kinh nghiệm chống nông dân trong toàn quốc. Người ta sẽ ca ngợi nó là chiến thắng. Là trận đánh tuyệt đẹp, thần tốc, táo bạo.

Tôi sinh ra ở nông thôn. Cha mẹ tôi là nông dân. Tôi được nuôi lớn bằng hạt gạo, củ khoai của vùng này. Những gì đang xảy ra ở làng quê Việt Nam hôm nay không khác gì những trận càn quét mang đậm nét thực dân. Tôi nhớ đến hai câu thơ của ai đó:
Suy cho cùng trong mọi cuộc chiến tranh
Bên nào thắng thì nhân dân đều bại.

Những người dân quê tôi đã đại bại. Tôi thấy chua xót, và bất lực. Không thể viết thêm điều gi.

29-04-2012

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

26 Phản hồi cho “Bên nào thắng thì dân nhân đều bại”

  1. Hồng Quang says:

    Bên nào thắng thì dân nhân đều bại?

    Không đúng!

    Nếu chế độ VNCH thắng thì;

    - Nhân dân miền Nam vẫn tiếp tục được hưởng nền Dân chủ, Tự do
    - Nhân dân miền Bắc được giải phóng khỏi đói rét, thoát khỏi dối trá, độc tài

    Tựa để phải đổi lại là: VC thắng còn nhân dân không chỉ bại, mà còn bị hại nữa. Những vụ cưỡng chế, cướp đất ở cả hai miền Bắc-Nam là những bằng chứng rõ nét nhất!

    Một bằng chứng khác:

    Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã có hàng trăm ngàn người bị giết oan, trong khi ở miền Nam cũng cải cách ruộng đất nhưng nông dân nhận được đất thật sự và chủ điền được đền bù xứng đáng, không một người nào phải chết tức tưởi như ở miền Bắc!

    • Phan Nguyen says:

      Cám ơn ông bà đã nói lời minh bạch và rất rõ ràng. Hy vọng sẽ không còn phải nghe những lập luận ba phải vừa hèn vừa dốt. Cứ lấy Nam Hàn và Bắc Hàn làm câu trả lời.

  2. Banh lòng says:

    Đứng trên lập trường của người dân Bình thường có thân nhân phải tham gia vào bộ đội CS hay lính Quốc gia thì tựa đề của bài viết hoàn toàn đúng , vì đây là sự thật .

    Một sự thật phủ phàng nhất mà ít ai dám thừa nhận , do bắt buộc nên bản thân mình đã trở thành người lính CS hay Quốc gia . Do bắt buộc nên mới có hằng triệu người đã nằm xuống trong bom đạn .

    Giờ đây tất cả những người còn sống sót vì sĩ diện , nên vẫn còn núp dưới những lý thuyết chính trị để tự biện minh và Công kích lẫn nhau .

    Ba mươi bảy năm nhìn lại vẫn còn ngán ngầm chua xót cho thân phận người Việt Nam mình . Thắng , bại , chính nghĩa , Phi nghĩa chỉ là trò hề để lừa bịp hay để tự an ủi cho chính bản thân , cũng là cách giử thể diện bản thân cùng hậu thế .

    Sao không dám thừa nhận chúng ta tất cả đều vô tích sự đối với dân tộc cho đỡ tốn sức tranh biện , phải tốt hơn không ?

    • nvtncs says:

      Tôi rất bực mình khi đọc những ý kiến gian trá, mập mờ của những người CSVN mở miệng ra là ngụy biện và đánh lừa:

      Ông Banh lòng viết:
      ————————————————
      “Một sự thật phủ phàng nhất mà ít ai dám thừa nhận , do bắt buộc nên bản thân mình đã trở thành người lính CS hay Quốc gia . Do bắt buộc nên mới có hằng triệu người đã nằm xuống trong bom đạn .”
      ————————————————

      Trên đây là môt câu có tính cáchlừa bịp, “vơ đũa cả nắm” của người CS.

      Ở ngoài bắc bộ đội bị bắt buộc đi lính.
      Trong Nam có quân dịch.

      nhứng điều đó là đúng, nhưng cái quan trọng là, tuy bị bắt đi quân dịch, người lính VNCH, không bị tuyên truyền, không bị chính phủ VNCH lưà dối, có tự do và họ có thể đào ngũ, vào bưng theo MTDTGPMNVN; thế nhưng họ không đào ngũ.

      Trái lại,
      -Bộ đội không có tự do.
      -Bộ đội bị truyên truyền và tưởng rằng họ vào Nam để giải phóng dân Nam dưới ách Mỹ-Ngụy. Điều này trái ngược với sự thật.
      -Người lính VNCH biết rõ sự thật ngay trước mắt: đó là họ chống quân xâm lăng bắc việt, đi đường mòn HCM sang đánh làng của họ.
      -Mỗi đơn vị QĐND có ủy viên chính trị. Trong Nam không có nhồi sọ chính tri.

      Tóm lại chúng tôi biết chúng tôi đánh để giữ gìn tự do và xứ sở.

      Các ông đánh mà không biết sư thật. Các ông bị đảng nói dối và lừa bịp; sự thật là các ông đem súng ống vào đánh dân Nam chỉ lo sống yên phận.

    • Builan says:

      Traỉ lòng với bạn Banh Lòng

      Tôi không có ý tranh biện, chỉ làm cho thêm ngăn cách (nếu có ) mà thôi !

      Anh NVTNCS đã phân tich đủ rồi !
      Không phaỉ là chạy tôi cũng chẳng phaỉ giành phần “chân lý” !!
      Caí giá mà dân VN phaỉ trả là sự BẤT HANH đến từ bọn ÁC ! môĩ ngày thêm sáng tỏ

      Giờ nầy nên nhìn vào sự thật, nói lên sự thật – làm bài học cho thế hệ mai sau _ Cho ngay thế hệ những người ăn phaỉ bã tuyên truyền lừa láo cuả tập đoàn HCM … lâu ngày vẫn chua chiụ mở mắt ! Họ vẫn còn hò reo ăn mừng , bạn BANH LÒNG có thấy không ??

      Tôi mời quý bạn nào chưa đọc thì tìm đọc baì phỏng vấn cuả BS PHẠM HỒNG SƠN _ ngay trên trang nầy
      Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài ( tìm bài ở ngày 30/4 )
      Tôi hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người _ biết bình tâm suy nghĩ- công bình hơn – Cùng nhau hướng về hướng cuả lẻ phaỉ và sự thật – THEO GƯƠNG . <BỎ ĐẢNG
      Trân trọng !

  3. NgưòiViệtYêuNước says:

    Trần Hồng Tâm, Ông/ Bà là ai mà có bài viết khác người, biến cuộc ‘đại thắng’ của đảng CSVN thành đại bại, và kết tội đảng coi thường mạng người như thế?

    Ông hỏi : ‘Hôm nay gần bốn thập kỷ đã qua. Nông dân miền Bắc – những người đóng góp cho đại thắng đã được tri ân những gì?

    http://www.youtube.com/watch?v=F0KTjFFN66c&feature=related

    Câu hỏi của Ông/ Bà làm sao trả lời được đây, xin nhường lời cho tướng Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Lâm, Nguyễn Thanh Giang, Trung tá Trần Anh Kim và hàng vạn dân oan và những người mẹ liệt sĩ.

  4. theky says:

    Chủ trương lớn vẫn là hồng hơn chuyên,Mà lại là hồng tâm thì còn gì phả bàn.

  5. Builan says:

    Baì viết rất hay ! Đánh động lòng ngưòi, nhưng TƯA ĐỀ thì không sát thực !

    “CAÍ ÁC ĐÃ THẮNG, DÂN DƯỚI BỌN ÁC ĐỀU THUA”.
    Dĩ nhiên chỉ là ý mọn cuả riêng tôi . Xin tác giả Trần Hồng Tâm thứ lỗi

  6. NON NGÀN says:

    NHÂN DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN

    Mọi chính quyền đều là người trong dân mà ra. Đó là những người có ý chí, có lý tưởng, đôi khi chỉ có ảo tưởng, có thân phận, có hoàn cảnh, có sự quyết tâm, có chí khí, có sự may mắn nào đó. Chính nhờ hoàn cảnh khách quan, nhờ ý chí chủ quan, nhờ tuyên truyền vận động, cuối cùng cá nhân đó với nhóm của mình lập ra được chính quyền, với nhà nước. Những người nào vì lý do này lý do khác, không nằm trong guồng máy đó chính là nhân dân hay toàn dân, Lịch sử chỉ là sự thay đổi như thế, chẳng có gì là bí nhiệm, là thần thánh, là siêu hình, là quy luật máy móc kiểu nào đó cả. Các Mác tin vào quan điểm biện chứng lịch sử của nhà triết học Hegel, phịa ra giai cấp đấu tranh như động lực tất yếu của lịch sử, coi giai cấp công nhân vô sản như là động lực tiên phong phát triển lịch sử để xây dựng thế giới đại đồng không giai cấp, hoàn toàn chỉ là suy nghĩ nhảm nhí, sai sự thật khách quan, nhưng thu hút được những người tham vọng cá nhân hay có nhận thức thấp kém, tin như là chân lý duy nhất đúng, là quy luật duy nhất của lịch sử, như đỉnh cao của trí tuệ loài người. Từ đó mọi cuộc chiến tranh giải phóng xảy ra ở các nước nhược tiểu theo hướng cách mạng vô sản quốc tế của Các Mác đều không ngoài chiều hướng như vậy. Cho nên mọi cái xót xa của chiến tranh, mọi tai họa hay hệ lụy của nó đều cũng không ra ngoài những di lụy tự nhiên trong chiều hướng giả ảo đó của nó. Chuyện này nói hoài cũng không hết, bởi nó đều dó tâm lý ảo tưởng, tranh chấp, đố kỵ, kèn cựa bẩm sinh của mọi con người trong một đất nước hay trên thế gian. Nên chỉ cần nói duy một điều. Đó là những người tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nhân dân thật sự, đều luôn lập ra những chính quyền tự do dân chủ, cho dân, vì dân, do dân thật sự. Ngược lại những cá nhân nào chỉ vì lợi ích cá nhân, vì tham vọng riêng tư, vì quyền lợi bản thân hạn hẹp, bao giờ cũng coi chính quyền như một phương tiện nhằm bảo vệ, củng cố quyền hành, đó là các chính thể độc đoán, chuyên quyền, phi tự do dân chủ mà ai cũng biết. Ý nghĩa của chính quyền là sức mạnh vô thức tổng hợp của nhiều người. Mọi người vì quyền lợi riêng, vì bản năng tồn tại, thỏa hiệp với sức mạnh chung, làm sao cho có lợi bản thân riêng, điều đó tạo nên sức mạnh của chính quyền. Sức mạnh của chính quyền chỉ là cái thế của sức mạnh mù quáng hợp bởi nhiều người vô danh. Ngạn ngữ xưa có nói một thất phu giữ ải cả vạn nhân cũng phải sợ và không thể qua nổi. Đó là cái thế của sức mạnh khách quan. Chính quyền hay sức mạnh nhà nước nào cũng thế. Với guồng máy hành chính, công an, quân đội đang có, cũng giống như một cửa ải tự nhiên, không bất kỳ người nào được tự do qua lại nếu không có phép. Ý nghĩa của các chính quyền chuyên chính chính là như thế. Cho nên lý tưởng của xã hội tốt đẹp là xã hội dân chủ, tự do đích thực, không phải chỉ là xã hội ảo tưởng không bao giờ có nhưng lại xây dựng trên nền tảng chuyên chính phản dân chủ tự do mà chính Các Mác đã từng sai lầm quan niệm. Nên nếu chiến tranh chỉ gắn liền với ý chí chủ quan, sắt máu của những cá nhân, và hòa bình chỉ gắn với quyền lợi bản thân của những cá nhân vị kỷ, khi đó không bao giờ chính quyền là chính quyền của nhân dân theo kiểu lý tưởng mà mọi người mong muốn. Cục diện cuộc đời thật ra chẳng khác như một nồi nấu. Vấn đề nồi nấu không phải sự đun sôi, sự chín tới, mà chính là nguyên liệu được đưa vào nấu như thế nào, chất đun nấu là cái gì, và thành phẩm nấu ra, ăn có được ngon hoặc có bổ dưỡng, lợi ích chung cho mọi người hay không. Nồi đun nấu của lịch sử xã hội nói chung cũng chỉ có vậy. Tứ đầu ra, đầu vào, tiến trình thực hiện, thực chất đó là gì, tính cách nhân bản, đạo lý ra sao, kết quả tốt đẹp hay phản tốt đẹp như thế nào, đó mới chính là những gì thực chất hay những gì đáng nói nhất. Nên nói chung lại, chính cá nhân mỗi người, cá nhân số đông, tức trình độ và phẩm chất từng nhân tố quyết định lịch sử, không phải kiểu giai cấp kiểu ảo tưởng, bị nhân danh hay bị lợi dụng và được mệnh danh sai trái, ảo giác, như là một kiểu tác nhân mang tính siêu hình, mê tín nào đó của lịch sử. Bởi thế, mọi sự tận dụng chiến tranh nhằm chiến thắng đều không phải ý nghĩa hợp lý của chiến tranh một cách cần thiết hay đúng đắn, nhất là cuối cùng nó cũng không nhằm xây dựng một thể chế xã hội mang tính cách dân chủ, tự do, phát triển mọi mặt một cách hiệu quả, mỹ mãn hay đích thực. Từ đó, sự hiểu biết nhân dân và chính quyền một cách khách quan, xác thực cũng chính là chiếc chìa khóa nhằm mở ra được mọi sự bế tắt khác nhau đang tồn tại một cách đáng tiếc và đáng chê trách mà tất cả mọi con người trong xã hội đều cần nên thực tế phải có một cách đúng nghĩa nhất.

    NGÀN KHƠI
    (01/5/12)

    BBT: Đề nghị viết ngắn gọn

    • Lâm Vũ says:

      Tôi vẫn cho rằng sự phân biệt rạch ròi được giữa Chính Quyền (State) và Dân Tộc (people, peuple, das Volk) là một điều tối quan trọng trong ý thức về trách nhiệm và quyền hạn của người công dân. Không hiều vai trò của Chính Quyền và Công Dân, dẫn đế việc người dân bị nhà nước xỏ mũi dẫn đi như trâu bò như đã xẩy ra trong xã hội CSVN. Đã đến lúc cần phải làm sáng tỏ căn bện ngặt nghèo này. Bài này của bác Non Ngàn không thiếu, không thừa. Do đó, “lời khuyên” của BBT, theo tôi, quá máy móc. Đàng khác, bác Non Ngàn hơi bị tự tin, nếu cho rằng chỉ nội dung mới quan trọng, hình thức không cần! Bác thử đặt mình vào vi trí một lãnh tụ tuyên bố “cương lĩnh” trước quốc dân đồng bào mà cầm tờ dấy đọc liên tu bất tận không cắt đoạn để người nghe có thể nghỉ và nghĩ, thì có kết quả mong muốn không?!!!

      Thân mến

      NHÂN DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN
      Mọi chính quyền đều là người trong dân mà ra. Đó là những người có ý chí, có lý tưởng, đôi khi chỉ có ảo tưởng, có thân phận, có hoàn cảnh, có sự quyết tâm, có chí khí, có sự may mắn nào đó. Chính nhờ hoàn cảnh khách quan, nhờ ý chí chủ quan, nhờ tuyên truyền vận động, cuối cùng cá nhân đó với nhóm của mình lập ra được chính quyền, với nhà nước. Những người nào vì lý do này lý do khác, không nằm trong guồng máy đó chính là nhân dân hay toàn dân.

      Lịch sử chỉ là sự thay đổi như thế, chẳng có gì là bí nhiệm, là thần thánh, là siêu hình, là quy luật máy móc kiểu nào đó cả. Các Mác tin vào quan điểm biện chứng lịch sử của nhà triết học Hegel, phịa ra giai cấp đấu tranh như động lực tất yếu của lịch sử, coi giai cấp công nhân vô sản như là động lực tiên phong phát triển lịch sử để xây dựng thế giới đại đồng không giai cấp, hoàn toàn chỉ là suy nghĩ nhảm nhí, sai sự thật khách quan, nhưng thu hút được những người tham vọng cá nhân hay có nhận thức thấp kém, tin như là chân lý duy nhất đúng, là quy luật duy nhất của lịch sử, như đỉnh cao của trí tuệ loài người. Từ đó mọi cuộc chiến tranh giải phóng xảy ra ở các nước nhược tiểu theo hướng cách mạng vô sản quốc tế của Các Mác đều không ngoài chiều hướng như vậy. Cho nên mọi cái xót xa của chiến tranh, mọi tai họa hay hệ lụy của nó đều cũng không ra ngoài những di lụy tự nhiên trong chiều hướng giả ảo đó của nó.

      Chuyện này nói hoài cũng không hết, bởi nó đều do tâm lý ảo tưởng, tranh chấp, đố kỵ, kèn cựa bẩm sinh của mọi con người trong một đất nước hay trên thế gian. Nên chỉ cần nói duy một điều. Đó là những người tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nhân dân thật sự, đều luôn lập ra những chính quyền tự do dân chủ, cho dân, vì dân, do dân thật sự. Ngược lại những cá nhân nào chỉ vì lợi ích cá nhân, vì tham vọng riêng tư, vì quyền lợi bản thân hạn hẹp, bao giờ cũng coi chính quyền như một phương tiện nhằm bảo vệ, củng cố quyền hành, đó là các chính thể độc đoán, chuyên quyền, phi tự do dân chủ mà ai cũng biết.

      Ý nghĩa của chính quyền là sức mạnh vô thức tổng hợp của nhiều người. Mọi người vì quyền lợi riêng, vì bản năng tồn tại, thỏa hiệp với sức mạnh chung, làm sao cho có lợi bản thân riêng, điều đó tạo nên sức mạnh của chính quyền. Sức mạnh của chính quyền chỉ là cái thế của sức mạnh mù quáng hợp bởi nhiều người vô danh. Ngạn ngữ xưa có nói một thất phu giữ ải cả vạn nhân cũng phải sợ và không thể qua nổi. Đó là cái thế của sức mạnh khách quan. Chính quyền hay sức mạnh nhà nước nào cũng thế. Với guồng máy hành chính, công an, quân đội đang có, cũng giống như một cửa ải tự nhiên, không bất kỳ người nào được tự do qua lại nếu không có phép. Ý nghĩa của các chính quyền chuyên chính chính là như thế.

      Cho nên lý tưởng của xã hội tốt đẹp là xã hội dân chủ, tự do đích thực, không phải chỉ là xã hội ảo tưởng không bao giờ có nhưng lại xây dựng trên nền tảng chuyên chính phản dân chủ tự do mà chính Các Mác đã từng sai lầm quan niệm. Nên nếu chiến tranh chỉ gắn liền với ý chí chủ quan, sắt máu của những cá nhân, và hòa bình chỉ gắn với quyền lợi bản thân của những cá nhân vị kỷ, khi đó không bao giờ chính quyền là chính quyền của nhân dân theo kiểu lý tưởng mà mọi người mong muốn. Cục diện cuộc đời thật ra chẳng khác như một nồi nấu. Vấn đề nồi nấu không phải sự đun sôi, sự chín tới, mà chính là nguyên liệu được đưa vào nấu như thế nào, chất đun nấu là cái gì, và thành phẩm nấu ra, ăn có được ngon hoặc có bổ dưỡng, lợi ích chung cho mọi người hay không. Nồi đun nấu của lịch sử xã hội nói chung cũng chỉ có vậy. Từ đầu ra, đầu vào, tiến trình thực hiện, thực chất đó là gì, tính cách nhân bản, đạo lý ra sao, kết quả tốt đẹp hay phản tốt đẹp như thế nào, đó mới chính là những gì thực chất hay những gì đáng nói nhất.

      Nên nói chung lại, chính cá nhân mỗi người, cá nhân số đông, tức trình độ và phẩm chất từng nhân tố quyết định lịch sử, không phải kiểu giai cấp kiểu ảo tưởng, bị nhân danh hay bị lợi dụng và được mệnh danh sai trái, ảo giác, như là một kiểu tác nhân mang tính siêu hình, mê tín nào đó của lịch sử. Bởi thế, mọi sự tận dụng chiến tranh nhằm chiến thắng đều không phải ý nghĩa hợp lý của chiến tranh một cách cần thiết hay đúng đắn, nhất là cuối cùng nó cũng không nhằm xây dựng một thể chế xã hội mang tính cách dân chủ, tự do, phát triển mọi mặt một cách hiệu quả, mỹ mãn hay đích thực. Từ đó, sự hiểu biết nhân dân và chính quyền một cách khách quan, xác thực cũng chính là chiếc chìa khóa nhằm mở ra được mọi sự bế tắt khác nhau đang tồn tại một cách đáng tiếc và đáng chê trách mà tất cả mọi con người trong xã hội đều cần nên thực tế phải có một cách đúng nghĩa nhất.

      NGÀN KHƠI
      (01/5/12)

      • Builan says:

        BBT: Đề nghị viết ngắn gọn

        Ban LÂM VŨ thêm vài lời “phi lộ” rồi post nguyên cả baì .!
        Sao laị BOLD làm chi vài nôị dung chính !!!! Có phaỉ Lâm Vũ … thâm thúy ,tế nhị, kín đáo….y như rằng :”baì nên thu ngắn trong chừng ấy BOLD ?
        Khôn khéo đến thế là cùng ! Làm sao hiểu nỗi hơĩ Trời ! kha khakha

    • Ngàn Khơi says:

      VUI CHƠI

      Quả như một kẻ vui chơi
      Thấy gì thích nói vậy thời nói thôi
      Chẳng may có lúc “dài hơi”
      Phun bừa ra hết khiến người trách thôi
      Có anh Lâm Vũ kịp thời
      Kê vô vài tiếng để đời hiểu ra
      Người dưng chi phải ruột rà
      Vậy mà tâm huyết quả là rất hay

      NON NGÀN

  7. Nguyễn Cường says:

    Trong cuộc chiến này, không có người thắng, không có ai bại, đừng lãng công vô ích mà phân tích, hỏi han: ai thắng, ai đại bại…?
    Lích sử VN hàng nghìn năm là vậy, luôn luôn bị áp bức, xâm lược… phải chiến đấu, đánh, đá… để mà còn giữ lại nòi giống thôi. Nếu giả sử, người VN không như vậy, thì VN đã là một “tiểu dân tộc” của Trung Quốc từ lâu rồi. Hiện nay sẽ không còn chúng ta – là những người Việt, nói tiếng Việt, viết chữ Việt… để bình luận như thế này đâu!
    Mọi sự so sánh đều khập khiểng! Nếu có sự lựa chọn, ai mà không chọn: hạnh phúc, phồn vinh, sung sướng, hòa bình…
    Chấp nhận hy sinh, để đất nước không chia 2 (biết đâu còn chia 3, 4, 100…) là sự lựa chọn của lịch sử và vấn đề là nhiều người VN chấp nhận sự lựa chọn đó.
    Nỗi đau lớn nhất bây giờ của người Việt có lương tri đó là: Vết thương dân tộc, sự chia cắt lòng người… chưa, không hàn gắn được. “Hòa hợp dân tộc” là “món nợ” mà lãnh đạo đất nước bây giờ chưa hoàn thành. Nếu còn “lăn tăn”, không quyết tâm hàn gắn “vết thương lòng” của dân tộc, có lẽ, nhiều vị lãnh đạo sẽ trở thành: Tội đồ của lịch sử!

  8. Ngọa long says:

    Theo quan điểm của tôi về câu nói trích dẫn của tác giả thì chúng ta đừng vội kết luận một cách đầy cảm tính – dù một thời VNCH mang trên mình nhiều nhãn mác đi chăng nữa!
    Trước khi đưa ra ý kiến của mình về bài viết , xin nói them một đều là 20 năm tồn tại cùa VNCH và những thành tựu mà nó đã gặt hái, thì nó được xem là khuôn mẫu , là đích đến của nhiều nước trong khu vực , năm 1965 thủ tướng đầu tiên của Singapore là Lý Quang Diệu trong một bài phát biểu đã nói rằng” đến bao giờ chúng tôi mới bằng Sài Gòn”, 20 năm sau đó cũng một câu nói cũng toát lên được phần nào mà hệ quả cuộc chiến tranh mang lại ” chiến tranh việt nam – lợi thế không ngờ” LQD.
    Cuộc chiến này không có kẻ thắng lẫn người thua , chỉ có những nạn nhân . Sau 1975 vong quốc, bôn tảu, đại dương , cướp biển, hãm hiếp, miền đất hứa, bán thân , khẳng định mình , người việt thành công . Đại thắng mùa xuân, anh lính về lại quê, vô sản hoài vô sản, …

Leave a Reply to Banh lòng