WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

13 chữ vàng của Thủ tướng

Thủ tướng Dũng (photo Trân Văn Minh- AP)

Trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai, đó là thông tin được công bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011). Đất đai chiếm tới 98% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) nhận được hằng năm, thứ trưởng Bộ TNMT Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết. Chừng đó thông tin cũng đủ cho thấy vấn đề nóng bỏng nhất là đất đai, dân chúng nhiều bức xúc nhất vẫn là đất đai.

Điều đó không ai không biết. Vấn đề là làm thế nào để cho đất đai không còn là vấn đề nóng bỏng, nhiều bức xúc? Tại hội nghị nói trên, Thủ tướng cũng đã có câu trả lời trong 13 chữ: “Đề cao trách nhiệm”, “Giải quyết hài hòa”, “ Làm tới nơi tới chốn”. Có thể gọi đó là 13 chữ vàng, xin cảm ơn Thủ tướng.

Tuy nhiên để thực hiện 13 chữ vàng của Thủ tướng không là chuyện đơn giản, khi mà chính sách về đất đai còn quá nhiều bất cập. Nói như một nhà báo: “Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai.” Khi mà quyền lợi của người nông dân không thể dung hòa với quyền lợi của các đại gia. Khi mà, nói như giáo sư Tương Lai, “ luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sỡ hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó.” Trong khi Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển thì nhận định: “Việc giải quyết khiếu kiện đòi hỏi phải có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp, nhưng hiện nay cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai còn thấp.”

Sự bất cập dễ thấy nhất là ở chính sách bồi thường. Với một tỉ lệ 1/15, 1/20 lần, thậm chí cao hơn nhiều, giữa giá bồi thường và giá bán ra thì đến Phật cũng nổi đóa, đừng nói đến người dân. Chính tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã thừa nhận:“Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường hoặc giá bán của nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác .” Giải quyết hài hòa vấn đề này khi và chỉ khi chúng ta khẳng định: đất là của dân và chính quyền là của dân chứ không phải của các đại gia. Nếu thiếu một trong hai điều đó tất nhiên sẽ không thể “ giải quyết hài hòa”, càng không thể buộc chính quyền “đề cao trách nhiệm”, “ làm tới nơi tới chốn” như Thủ tướng mong muốn.

Đối với các đại gia, nói như Mác, khi lợi nhuận lên tới 100% thì dù có treo cổ họ cũng cứ làm. Nếu coi đất không thực sự của dân xin đừng baỏ chính quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi của dân, vì đó là sự bảo vệ vô duyên và vô lý. Huống hồ miếng mỡ 100% lợi nhuận thơm đến mức khó lòng một ông chính quyền nào nhịn được. Khi đó ý niệm mông lung của “sở hữu toàn dân” sẽ nhanh chóng được cụ thể hóa bằng việc coi đất đai là của chính quyền sở tại. Từ các cuộc cưỡng chế ở Tiên Lãng, Văn Giang người ta dễ nhận ra sự lúng túng của các nhà quản lý: một mặt họ phải chứng tỏ họ là công bộc của dân, mặt khác họ phải cho dân biết đất đai là của họ, quyền định giá đất đai là của họ chứ không phải ai khác.

Bảo rằng dân là ông chủ trong khi đất đai không phải của họ, vì thế mới có hai chữ “thu hồi”, tấn bi hài ông chủ ở nhờ nhà đày tớ là ở chỗ này đây. Cho nên để giải quyết tấn bi hài này chỉ có cách đặt lại câu hỏi đất của ai một cách rõ ràng minh bạch nhất. Nếu đất của dân thì 13 chữ vàng của Thủ tướng mới thực sự có lợi cho dân, ngược lại thì các đại gia hưởng lợi.

Bao giờ đất đai mới thực sự của dân? Sẽ không bao giờ, nếu như “bộ phận không nhỏ” vẫn khăng khăng cho rằng bỏ sở hữu toàn dân là mất CNXH. Đây mới thực sự là bi kịch nước nhà và hạnh phúc của các đại gia, bởi vì 13 chữ vàng của Thủ tướng đã, đang và sẽ thuộc về họ.

Blog Quê Choa

 

6 Phản hồi cho “13 chữ vàng của Thủ tướng”

  1. Thaophuong says:

    Trời .. Mặt mũi ông này dễ sợ quá .. Đem ra doạ mấy đứa con nít là chắc ăn

  2. Hà Châu says:

    Mon cher Dũng:

    Dù ai chê ông như thế nào, thù hằn ông ra sao,

    thì

    PHC này vẫn nhắc ông: Cứ thế mà làm ! bời
    vì ông là đàn em ông VV Kiệt, dân Miền Nam
    Gia long. Chúc ông Dũng thành công. (HC)

  3. Nguyên Viêt says:

    Cái gì gọI là luật pháp ỡ Việt Nam hiện nay ? Lập pháp cũng nó, hành pháp cũng nó, tư pháp cũng nó thì còn gì mà phải nói. Tất cả mớ rác rưởI đó phải dẹp hết đi rồi dân làm lại từ đầu thì họa may mớI hết bất công. Muốn được như vậy thì phải tìm mọI phương cách lập cho được môt MAT TRÂN DÂN CHỦ trước. Tôi và mọI ngườI rất mong mỏi những kẻ tài ba lổI lạc có óc tổ chức hãy mau mau đứng ra kết hợp các lực lượng đấu tranh chông đôc tài cong san lại để cứu dân cứu nước. Ngày qua tháng lại dân chỉ có chết mòn vì bọn gian ác đó mà thôi.

  4. Với tấm lòng yêu nước ,thương dân, theo tiếng gọi khát vọng hai chữ “Tự Do thật sự” cho Việt Nam cất cánh bay lên .
    Trong giai đoạn lịch sử này ,Việt Nam (Âu Lạc) thiết nghĩ ông Lê Hiếu Đằng nhanh chóng thành lập một tổ chức ôn hòa và nhân bản ,đối lập với chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu,
    Tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước nhưng không yêu CNXH ,dần dần hình thành một sức mạnh tổng hợp thực thi dân chủ hóa tại Việt Nam thay thế thể chế chính trị độc tài độc đoán hiện nay ,nhà nước độc tài CS phải ra đi và được thay thế bằng một nhà nước tam quyền phân lập, thực sự do dân bầu lên ,thực thi nguyện vọng chính đáng của toàn dân .
    Một nhà nuớc mới nhất định ( không Cộng Sản và cũng không Cộng Hòa) được ra đời dưới sự chứng khiến của LHQ .Một thể chế chính trị Tự Do và Dân Chủ thật sự là nền tảng hàn ngắn vết thương do lịch sử để lại và sức mạnh tổng hợp cho Việt Nam cất cánh bay lên cùng thời đại văn minh @.
    Trân trọng
    Ngày 06-05-2012
    Việ Nam (Âu Lạc)

  5. kbc3505 says:

    Hình chụp gần quá làm thấy rõ da mặt thật dày, chẳng thua gì hình ông Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào. Chẳng biết da mặt hai ông này dày cỡ nào mà râu cứng hơn tóc như thế mà còn phải sợ đâm hoài chẳng lủng được da mặt 2 ông.

    Cứng như râu mà còn sợ da mặt 2 ông thì người dân đen đâu là nghĩa lý gì, phải không?

    kbc3505

  6. CHƯƠNG ĐÀI says:

    Cảm ơn tác giá đã có bài xã luận chí lý:”Nếu coi đất không thực sự của dân xin đừng baỏ chính quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi của dân, vì đó là sự bảo vệ vô duyên và vô lý. Huống hồ miếng mỡ 100% lợi nhuận thơm đến mức khó lòng một ông chính quyền nào nhịn được”.Sở hữu toàn dân thật là hay. Mong những ngôi biệt thự của quan chức cũng được dân sở hữu trong nay mai thì tốt biết mấy? khốn thay sở hữu toàn dân nhưng chính quyền quan chức có quyền trưng thu, dân “bàn giao” bất cứ khi nào với lý do nhân danh dự án quốc gia. Như vậy không có dự án cũng nặn cho ra dư án lấy đất bằng được? Dự án treo hay thắt cổ dân cũng nằm trong những dự án quốc gia quốc sách hàng đầu của chính phủ? Thôi rồi Lượm ơi!!!

Leave a Reply to kbc3505