WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử và Dân chủ

AP Photo/Bob Edme


Bầu cử Tổng thống Pháp năm nay có 45 triệu cử tri, vắng mặt 19, 66 %, vừa kết thúc vòng hai hồi 20 giờ hôm mùng 6 tháng 5. Ứng cử viên Đảng Xã hội François Hollande thắng cử với 51, 62 % số phiếu. Ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống mãn nhiệm tái ứng cử, thất cử với số phiếu 48, 38 %.

Vòng  một hôm 22 tháng 4 đã loại 8 ứng cử viên. Trong 10 ứng cử viên, chỉ có 2 người thuộc phe hữu, không kể Bà Marine Le Pen thuộc cực hữu, chiếm gần 50 % phiếu ở vòng một, điều này cho thấy Pháp căn bản là quốc gia hữu khuynh, nhưng kỳ bầu cử này lại đưa đảng xã hội cầm quyền. Đây là lần thứ nhì trong nền Đệ V Cộng Hòa ra đời năm 1958 dưới thời De Gaulle. Lần thứ nhứt, năm 1981,Ông François Mitterrand đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp cầm quyền suốt 14 năm. Nay nhiệm kỳ Tổng thống được sửa lại còn 5 năm và chỉ được tái ứng cử một lần. Trước kia Hiến pháp không hạn chế lần ứng cử. Lương Tổng thống hiện nay do Tổng thống Sarkozy đòi hỏi để minh bạch hóa ngân sách của Tổng thống phủ là 19 331 euros / tháng.

Chi phí bầu cử Tổng thống năm nay, theo Ông René Dosière, Dân biểu Tỉnh Aisne, tác giả quyển “Tiền Nhà nước”, lên đến 121, 228 triệu euros cho 10 ứng cử viên. Năm 2007 có 16 ứng cử viên nên chi phí tới 210, 700 triệu euros. Tiền hoàn trả của các ứng cử viên thất cử chỉ có 49 triệu. Ứng cử viên được 5 % số phiếu phải hoàn trả 50 % chi phí, lối 8 triệu.

Ở các nước dân chủ tự do, ứng cử viên đắc cử thường không quá 70 % số phiếu bầu. Cuộc bầu cử diển ra hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát của luật pháp. Liên Hiệp Quốc có 190 Quốc gia Hội viên có tổ chức bầu cử tương đối nghiêm chỉnh. Nhưng bầu cử tự do như vậy có đem lại Dân chủ thật sự không?

Một ngày Lễ với 2 Tổng thống

Sáng nay mùng 8 tháng 5, kỷ niệm hằng năm ngày chiến thắng phát-xít trong Đệ II Thế chiến, Chánh phủ tổ chức lễ đặt vòng hoa tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh dưới Khải hoàn môn Etoile, Quận VIII Paris. Chánh phủ của Ông Fillon có mặt đông đủ. Cả các nhà lãnh đạo quân sự. Đặc biệt, có một số cựu quân nhơn tham dự Đệ II Thế chiến với mề-đai đầy ngực.

Tổng thống Sarkozy mời Ông Hollande cùng tham dự lễ. Đây là lần thứ nhứt vị Tổng thống mãn nhiệm thất cử mời vị Tổng thống đắc cử kế nhiệm cùng tham dự lễ. Năm 1981, Tổng thống Giscard d’Estaing không mời Ông François Mitterrand vừa đắc cử cùng tham dự lễ. Có lẽ lúc bấy giờ thế giới còn chiến tranh lạnh? Tới năm 1995, Ông Mitterrand không ra tranh cử nữa vì bịnh tật. Qua năm 2002, Ông Chirac không có quyền tái ứng cử.

Ông Hollande tới trước. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện chánh thức sau ngày đắc cử và trước một tuần nhậm chức. Ông Sarkozy tới sau. Trên lộ trình, ông dừng lại tưởng niệm trước tượng De Gaulle ở Đại lộ Champs-Elysées. Cả hai ông cùng đặt vòng hoa trước Đài Chiến sĩ Vô danh và cùng khơi ngọn lửa thiêng cháy phừng lên để cử hành lễ.

Xong lễ, hai ông đi bắt tay quan khách tham dự. Hai ông đi bên cạnh nhau suốt buổi lễ. Ông Sarkozy hôm nay là lần cuối bắt tay dân chúng Parisđứng chung quanh Công trường Etoile và, trên xe, vẫy tay chào dân chúng đứng hai bên đại lộ. Có nhiều người khóc khi bắt tay ông hoặc vẫy tay chào ông. Trong lúc đó, Ông Hollande trả lời báo chí: “Nhân dân Pháp đã bầu vị Tổng thống cho nhiệm kỳ tới. Và hai vị Tổng thống, người còn tại chức trong ít ngày nữa và người sẽ kế vị cho 5 năm tới, cả hai có mặt ở đây để nói lời Tổ quốc ghi ơn đối với những người đã hy sinh cho Tổ quốc. Chúng tôi đã tranh nhau quyết liệt trong cuộc bầu cử nhưng chúng tôi đều cùng có mặt ở đây, trong lễ này. Dân chúng nên tự hào rằng nền Cộng hòa là thống nhất”.

Nhìn lại 5 năm Tổng thống của Ông Sarkozy

Gần tới cận ngày bầu cử, nhiều người không khỏi kinh ngạc truớc những chống đối vô cùng hung hăng của cánh tả xã hội, cộng sản và thân cộng, nhằm thẳng vào Ông Sarkozy. Mục đích không gì khác hơn là hạ cho bằng được ông Sarkozy. Khẩu hiệu là “chống Sarkozy”. Nếu có giải thích tại sao chống, họ sẽ nói “Ông Sarkozy không làm gì hết”, “Ông Sarkozy không giữ lời hứa”.

Vậy chúng ta thử kiểm điểm xem quả thật ông Sarkozy trong 5 năm làm Tổng thống, “ông không làm gì hết” và “không giữ lời hứa với cử tri ” chăng?

Ông Jean Marichez, làm nghiên cứu tại Trường Hòa Bình (Chercheur à l’ Ecole dela Paix) ở Grenoble, khuynh tả, cư ngụ ở Montmélian từ năm 1994, công bố kết quả công trình nghiên cứu của ông theo đó, trái lại, Ông Sarkozy, trên thực tế, trong 5 năm qua, đã lập được một sự nghiệp đồ sộ mà các vị tiền nhiệm của ông đã không làm được với thời gian tại chức dài hơn ông.

Năm 2010,theo đánh giá của Ông Alain Minc, nhà báo, nhà bình luận, Ông Sarkozy trong vòng 3 năm đã làm được nhiều việc hơn gắp 3 lần Ông Giscard d’Estaing trong 7 năm tại chức và  còn nhiều hơn rất nhiều so với Ông Chirac trong suốt 2 nhiệm kỳ 12 năm Tổng thống của ông nữa. Ông Jean Mirachez lấy làm khó chịu về những công kích Ông Sarkozy của phe tả như cho rằng “Ông Sarkozy có ngôn ngữ quá bình dân, tức thô bỉ, buổi tối ở nhà hàng Fouquet’s trên Đại lộ Champs-Elysées sau khi thắng cử năm 2007 là xa hoa, bênh vực ông tổng trưởng Nội vụ có lời mang tính kỳ thị chủng tộc với một thanh niên Ả Rập, liên hệ thân thiện với những nhà tư bản, ….”

Ông Jean Mirachezcho rằng những lời công kích này thật vô cùng ấu trĩ và chẳng có ý nghĩa phê phán gì hết. Nhưng dân chúng lại nghe vì những lời này cứ được lặp đi lặp lại dai dẳng.

Thật ra Ông Sarkozy bị chống đối vì ông đã thực hiện những cải tổ quan trọng, có tầm sâu thể hiện những tiến bộ rõ nét của nền dân chủ. Giới trí thức, nhứt là trí thức tả khuynh, không thể chấp nhận được bởi ông ngang nhiên xâm phạm vào vùng đất cấm mà họ đã chiếm giữ từ năm 1968 – năm cách mạng tư tưởng tả phái ở Pháp phát xuất từ Đại Học Nanterre, lan rộng ra khắp cả nước và làm tê liệt nước Pháp suốt hơn cả tháng trời. Đó là lãnh vực tư tưởng mang tính chủ đạo còn ảnh hưởng tới ngày nay.

Khác với các vị tiền nhiệm, Ông Sarkozy trình bày những vấn đề trọng đại một cách vô cùng đơn giản, đặt lại một vài ý hệ nòng cốt như việc xử lý tuổi trẻ phạm pháp, về di dân không có kiểm soát, về trợ cấp vô điều kiện, … Đây là những điều vô cùng nhạy cảm từ lâu mà nay ông đề cập tới một cách thẳng thắng để giải quyết. Những điều này trở thành lý do để đả kích ông Sarkozy liên tục dưới nhiều xuyên tạc bất chánh.

Ông khó thắng cử khi mà báo chí, những nhà hùng biện lẻo mép, đều khuynh tả và đều nhắm vào đánh ông chẳng khác gì những Quan Tòa Giáo hội La-mã thời trung cổ (Inquisition) xử án.

Tuy nhiên, Ông Jean Marichez cũng không đồng ý với ông Sarkozy trên nhiều việc như hạ TVA nhà hàng ăn, không tiến hành tổ chức liên bang Âu châu, … nhưng ông phải ghi nhận thành tích của Ông Sarkozy đã thực hiện được 931 cải tổ cụ thể và quan trọng tầm vóc quốc gia. Về các mặt kinh tế, xã hội, nông nghiệp, giáo dục, Đại học, và ngoại giao như sát cánh với Đức, thân thiện với Mỹ, Anh, Tàu, Ấn, tổ chức G20, Hiệp ước Lisbonne,… Trong địa hạt ngoại giao, ông là người can đảm, có sáng kiến, năng động trong các hồ sơ quan trọng…

Đối nội, Ông Sarkozy có tinh thần cởi mở, thông thoáng, đề cử những người vào chức vụ lãnh đạo quan trọng, chỉ nhằm khả năng mặc dầu thuộc chánh kiến khác. Như đề cử ông DSK làm Tổng Giám đốc Quỉ tiền tệ Quốc tế…

Những thực hiện trong nhiệm kỳ 5 năm cho thấy Ông Sarkozy là vị Tổng thống giỏi trong nhiều năm qua. Nhà xã hội học Marcel Gauchet nhìn nhận ông có tài khéo léo giải quyết những khó khăn nhanh chóng, một ý chí lãnh đạo cao, can đảm, hiệu quả, nắm vững những hồ sơ quan trọng, …

Vài nét về Ông François Hollande

Ông François Hollandelà con trai của một bác sĩ tai mũi họng (ORL) giàu có ở Bois-Guillaume thuộc Thành phố Rouen nơi dân nhà giàu ở. Sau tiểu học ở St Jen-Baptiste dela Salle, ông xuống Neuilly sur Seine, Thành phố giàu bậc nhứt của ngoại ô Paris, ở trong ngôi nhà lớn của gia đình. Sau HEC, ông tốt nghiệp ENA. Bắt đầu sự nghiệp, ông thấy phe hữu lúc bấy giờ xuống dốc, bèn đầu quân với Ông Mitterrand, tuy gốc gác là tư sản.

Ngày nay, gia tài của Ông Hollande, cả bất động sản, ước tính có hơn 10 triệu euros nhưng ông không bị thuế nhờ núp dưới những công ty khác nhau mà thuế không đánh được.

Tới ngày đắc cử Tổng thống, Ông Hollande chưa bao giờ làm Thị trưởng một Thành phố lớn, làm Tổng Bộ trưởng, hay Chủ tịch hội đồng Vùng lớn.

Ông làm Chủ tịch Hội đồng Tỉnh Corrèze, trong 4 năm, ông làm cho Crrèze mang nợ nặng nhứt nước – nợ tăng 25 %, tức bằng 3 lần hơn mức nợ trung bình trên cả nước. Và chỉ có ở đây, số công chức tăng 50 % trong 4 năm của ông lãnh đạo, từ 831 người tăng lên 1231 người.

Năm nay, 2012, Ông Hollande cho biểu quyết tăng 6, 5 % thuế thổ cư, 300 % thuế giấy phép xây cất, hủy bỏ học bổng cho sinh viên, hủy bỏ chế độ chuyên chở miển phí cho học sinh, cắt bỏ 1000 euros phụ cấp giữ trẻ và tiết giảm hầu hết phụ cấp cho người già và bịnh tật.

Về nếp sống bản thân, Ông Hollande không ăn ở nhà hàng Fouquet’s, nơi Ông Sarkozy chiêu đãi buổi tối hôm đắc cử tháng 5/2007 và bị Ông Hollande và phe cánh của ông không tiếc lời công kích là xa hoa vì bữa ăn ở đây giá 85 euros. Trái lại, ông Hollande chọn một nơi kín đáo, nhà hàng Chez Laurent ở Quận 8 Paris, làm nơi lui tới thường xuyên. Ở đây bửa ăn giá theo mùa từ 170 euros / người. Hôm được đảng Xã hội chọn làm ứng cử viên, ông mời bạn,Ông Pierre Bergé, doanh nhân triêu phú (gia tài 100 triệu euros), ăn tại đây.

Khi làm Tổng thống, Ông Hollande chủ trương tăng các sắc thuế để có 45 tỉ euros, để hơn chính sách tiết giảm số công chức như chủ trương của Ông Sarkozy. Ông cũng hứa sẽ tuyển 65 000 giáo chức. Nhà nước sẽ phải có 100 tỉ ruros để đài thọ số giáo chức này.

Ông Hollande thường tuyên bố là ghét nhà giàu, những người có lợi tức từ 4000 euros/ tháng trong lúc đó ông lãnh 30 387 euros / tháng trong số này, có 28 000 euros không bị thuế. Ông cũng thường công kích Ông Sarkozy khi ông đòi tăng lương cho bằnglương Thủ tướng là 19 331 euros / tháng bị thuế. Ông Hollande luôn mồm công kích Ông Sarkozy là người liên hệ bạn bè với nhà giàu.

Bầu cử và dân chủ

Nhân dịp dân chúng Pháp chọn Ông François Hollandelàm Tổng thống, chúng ta thử làm một suy nghĩ nhỏ về Dân chủ, tức quyền làm chủ đất nước của dân. Nên nhớ, khi người dân cầm lá phiếu để chọn lựa người đại diện cai trị mình thì chính là lúc người dân từ bỏ quyền làm chủ thật sự đất nước của mình để trao quyền thiêng liêng đó vào tay một người mà mình chỉ biết qua dư luận, truyền thông. Hoặc chọn vì cảm tính hay tinh thần phe cánh. Như vậy vận mạng của người dân đã giao phó cho một nhóm người làm chánh trị chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội, tức xử lý quyền làm chủ đất nước thật sự của nhân dân, theo suy nghĩ, quyền lợi của họ và khả năng của họ.

Bầu cử dù có được thật sự tự do đi nữa thì cũng chỉ phân phát quyền hành vào tay của một nhóm người chuyên nghiệp. Dân chủ vẫn không mang đúng ý nghĩa thiêng liêng là “Người dân tự mình cai trị chính mình”. Lá phiếu rời khỏi tay cử tri không có nghĩa đó là sự quyết định của “nhân dân”, của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ được thực thi. Không, lá phiếu chỉ là phản ánh “sự chọn lựa gọi là” của cá nhân. Tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một thành phần xã hội. Chưa phải của toàn xã hội thì không thể nói  của dân tộc hay đồng nghĩa với nhân dân. Xã hội, nhân dân hay dân tộc có nội dung của nó là thực thể riêng biệt, có hồn, hoàn toàn khác với những cá nhân đơn lẻ cộng lại qua tổng số phiếu bầu, vô hồn. Nói một cách quá khích sự phát biểu qua lá phiếu mang thêm ý nghĩa cá nhân cử tri phản bội lại chính xã hội của mình, phản bội nhân dân mà mình là một thành phần.

Về tính dân chủ khi đắc cử -  tức được sự tín nhiệm của đa số – lại cũng phải xét lại. Trường hợp Ông Hollande đắc cử hôm 6/5, ông chỉ thật sự được có 48, 6 % cử tri bầu. Trong kỳ bầu cử vừa qua, có 2, 1 triệu cử tri không bầu cả hai người. Một kỷ lục của nền Đệ V Cộng hòa. Ông Hollande đắc cử kém hơn Ông Sarkozy năm 2007 một triệu phiếu.

Nhưng dầu sao giá trị về dân chủ trong bầu cử ở nước dân chủ tự do cũng hơn ở các nước độc tài như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả triệu triêu lần!

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

 

6 Phản hồi cho “Bầu cử và Dân chủ”

  1. le says:

    Phan phan hoi nay la mot tro bi oi nhat vi quy vi kiem duyet theo y cua quy vi sau do moi cho in ra trong khi su hieu biet ve mot pham vi nao do thi quy vi thieu qua nhieu. Quy vi kg bao gio cho in ra nhung y kien dang bac thay cua quy vi ca.

  2. Nguyen huu loan says:

    Chỉ cần có TỰ DO DÂN CHỦ giống MIến Điện,hàng triệu nguoi dặn VN trên khắp thế giới sẻ làm “Một cuộc DI TẢN NGƯỢC” về VN sinh sống làm ăn và với chất xám hảngoại không lâu sau chúng ta sẻ đuối kịp Hàn Quốc va cac nuoc Tu do dân chủ giàu có khác

    • Non Ngàn says:

      TRƯỚC VÀ SAU

      Trước năm 1975 một nửa VN tức miền Nam VN đã hơn hẳn Hàn Quốc. Sau năm 1975, cả nước VN lại thua xa Hàn Quốc, đến nỗi phải mong chờ Hàn Quốc đầu tư và giúp đỡ cho mình ít nhiều mặt. Đó gọi là “phép biện chứng” ngược mà những thầy giáo hay trí thức XHCN vẫn kiên trì và liên tục rao giảng cho các sinh viên trong các trường đại học tại VN suốt từ đó đến nay.

      Ngàn Khơi

  3. NON NGÀN says:

    TRÒ CHƠI DÂN CHỦ HAY CHÂN LÝ DÂN CHỦ TRONG BẦU CỬ TỰ DO

    Không phải mọi người dân trong một nước đều để ý hay quan tâm đến các hoạt động chính trị. Đó là lý do tại sao số cử tri đi bầu vì nhiều lý do khác nhau không bao giờ đạt đến 100 % mà có khi chỉ đạt đến trên 50 hay trên 60 %. Chuyện tỉ lệ người đi bầu thật sự không lấy gì quan trọng hay quyết định. Bởi tỷ lệ này không mang tính chất hay ý nghĩa gì hoàn toàn tuyệt đối. Bởi thế, những nước lấy làm hãnh diện về số phiếu bầu phải đạt trên 90 % đều cho thấy là nền dân chủ giả hiệu, hình thức. Bởi điều quan trọng thực tế trong bầu cử không phải tỷ lệ phiếu bầu, mà là sự hơn thua trong phiếu bầu, tức có kết quả bầu cử một cách khách quan, và có người đứng ra làm việc chung sau khi đạt kết quả được bầu. Tính cách của chân lý bầu cử chính là như thế. Không thể mọi người cùng hè nhau ra làm việc chung. Như vậy bầu cử là sự trao quyền, sự lựa chọn của số đông đi bầu, một sự lựa chọn tương đối nào đó vẫn được coi là chính đáng và tạm được. Bầu cử như vậy chẳng có gì ghê gớm, thần thánh, đi bầu cũng như được bầu, mà chỉ là nhu cầu tự nhiên, thiết yếu phải có của xã hội, đất nước, chân lý dân chủ mà đồng thời cũng là trò chơi dân chủ chính là ý nghĩa như vậy. Bởi nói chân lý là nói cách gì khách quan. Còn nói trò chơi là nói cái gì thoải mái. Có nghĩa cái gì không khách quan cũng không còn là chân lý. Có nghĩa cái gì không còn là trò chơi chung, hồn nhiên, chính đáng, mà chỉ là sự áp đặt trong bầu cử, đó là sự lường gạt, sự bất chính của các chế độ độc tài, độc đoán. Con người với con người là bình đẳng về mặt nguyên tắc. Nên dân chủ là trò chơi chung lành mạnh và chính đáng. Trái lại mọi sự áp đặt nào đó kiểu toàn trị không còn là trò chơi chung hay chân lý khách quan của mọi người nữa mà trở nên sự sang đoạt quyền hành, sự lạm dụng, lợi dụng quyền hành, sự cưỡng đoạt quyền hành xã hội cho nhóm hay cá nhân riêng. Đó là tính phản dân chủ, phản tự do, phản con người hồn nhiên, và cũng phản xã hội theo cách lành mạnh. Thường ý nghĩa của sự độc tài người ta phải nhân danh một cái gì đó. Chẳng hạn nhân danh mình hay hơn người khác, nhóm của mình tốt hơn những nhóm khác, hay nhân danh một yêu cầu thực tế, một học thuyết lý tưởng nào đó. Nhưng mọi sự nhân danh đó thực chất đều là sự phiến diện, sự chủ quan, nói khác là sự tà mị. Bởi vì quyền lựa chọn dân chủ là quyền tự do của tất cả mọi con người bình đẳng. Trong khi đó mọi sự nhân danh hoặc là một sự ngốc nghếch, hoặc là sự lừa dối va gian giảo. Từ tất cả những ý nghĩa trên, phải thấy rằng trò chơi dân chủ phải đi đôi với chân lý dân chủ. Có chân lý dân chủ thì mới có trò chơi dân chủ. Trò chơi dân chủ khi đó mới thật sự là trò chơi lành mạnh, bổ ích và cần thiết. Có nghĩa tuy là trò chơi bó buộc nhưng lại phù hợp với chân lý dân chủ. Tất nhiên, trong bầu cử luôn có sự vận động, có sự mánh lới, có các bí quyết được phép nào đó, nhưng chắc chắn những điều đó không thể đi ra ngoài một giới hạn nào đó. Đó chính là xã hội. Bởi xã hội không thể chỉ có học máy móc vô tri mà phải có yếu tố tâm lý tự nhiên, cố hữu của con người. Nói như thế cũng để thấy rằng con người không biết chơi là con người phi nhân tính. Chơi mà chơi gian dối cũng là tà đạo, phi nhân chính. Đó cũng là lý do tại sao các chế độ độc tài đều phàn xã hội và phản nhân tính, bởi nó không khách quan, mà còn giả tạo. Sự áp đặt quyền hành khi ấy không còn thật sự là một cuộc chơi lành mạnh, thiết yếu của xã hội nữa, mà chỉ còn là sự lừa gạt mánh lới nhằm phục vụ cho mọi thứ nhân danh. Đó là ý nghĩa tại sao con người trung thực là con người không nhân danh, vì mọi sự nhân danh đều chỉ giả tạo. Đã không nhân danh, tức phải là khách quan và trung thực, và đó chính là ý nghĩa của dân chủ tự do vừa như tính cách một chân lý khách quan, vừa như một trò chơi xã hội một cách lành mạnh, đúng đắn, và đầy ý nghĩa nghiêm túc, thực tế, thích đáng, chính là như thế. Đã là chân lý khách quan, là trò chơi lành mạnh thì thực chất không thể sắt máu hay xảo quyệt. Trái lại nếu sắt màu và xảo quyệt, tất yếu đó cũng không còn là trò chơi dân chủ như một chân lý khách quan nữa, mà thực chất lại đã trở thành như một sự lường gạt hay mưu mô tà vậy về xã hội.

    ĐẠI NGÀN
    (14/5/12)

  4. Bờm says:

    Chị Cỏ May so sánh kết quả bầu cử giửa ông Sarkozy 2007 và ông Hollande 2012 cách xa khoảng 1 triệu phiếu mà không nói tỷ lệ vắng mặt cử tri năm 2007 là 16% và năm 2012 là 19,7% – so sánh vào năm 2007, ông Sarkozy (đảng UMP) đắc cử với 18.983.138 phiếu bầu (53,06%) hơn bà Ségolène Royal (đảng PS) được 16.790.440 phiếu (46,94%) – cách biệt 2.192.698 phiếu bầu. Năm 2012, ông Hollande (đảng PS) đắc cử với 18.004.656 phiếu (51,63%) và ông Sarkozy được 16.865.340 phiếu (48,37%) -cách biệt (ông Hollande hơn ông Sarkozy) 1.139.316 phiếu.

    Kết quả kinh tế sau 5 năm cầm quyền của ông Sarkozy qua 10 con số, so sánh năm 2007 khi ông Sarkozy nhậm chức và năm 2012 khi ông còn vài ngày ở tại chức:
    Tăng trưởng : 2007 là 1801 tỷ euros – 2012 là 1812 tỷ
    Khả năng cạnh tranh : 2007 là 4,1% – 2012 là 3,2% (mất 0,9%)
    Thất nghiệp : 2007 là 2,1 triệu người – 2012 là 2,86 triệu (thêm 730.000 người thất nghiệp)
    Tỷ lệ nghèo : 2007 với 13,4% – 2012 với 13,5% (thêm 0,1%)
    Sức mua sắm : +1,3% từ 2001 đến 2006 – +0,64% từ 2007 đến 2012 (mất 0,66%)
    Nợ quốc gia : 2007 với 1.212 tỷ – 2012 với 1.717 tỷ euros (thêm 505 tỷ trong 5 năm cầm quyền so với 1.212 tỷ với các vị tổng thống tiền nhiệm từ Charles De Gaulle)
    Hệ thống thuế : 2007 là 43,2% – 2012 là 44,5% (thêm 1,3%)
    Chi tiêu công : 2007 với 52,6% – 2012 với 55,9% (thêm 3,3%)
    Nhà ở : 2007 với 465.861 căn – 2012 với 421.306 căn (mất 44.555 căn)
    Khảo cứu & tìm tòi khoa học : 2007 với 50% – 2012 với 42% (mất 8%)

    Không lấy gì lạ vì sao ông Sarkozy thất cử vào năm nay!

    Nguồn:
    http://www.francesoir.fr/actualite/politique/resultats-presidentielle/2012
    http://lexpansion.lexpress.fr/election-presidentielle-2012/infographie-le-bilan-economique-de-nicolas-sarkozy_290719.html

  5. Bờm says:

    Không nói chi xa vời…không phải ông Hollande nói, mà ai ở Pháp cũng biết ông Sarkozy đã làm ‘bouclier fiscal’ (lá chắn thuế vụ) giúp cho người giàu có tránh đóng thuế trong 4 năm qua 5 năm cầm quyền. Dân lao động lương ba cọc ba đồng đã bầu cho ông Hollande đắc cử vì chuyện nầy.

Leave a Reply to Bờm