WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng chữ Việt, ngôn ngữ Hán tàu!

“ … làm văn-hóa mà lầm thì hại muôn đời”

30 tháng tư năm 1975. Đổi đời. Dân tình miền Bắc như thế nào thì tôi không biết, chứ miền Nam thì nước mất nhà tan, gia đình ly-án, “tất cả đã quay về một mối, một môi căm hờn, một mối tang thương” (thơ Nguyễn Chí Thiện).

Và từ ngày tháng đó, có bọn “cách-mạng ba mươi tháng tư” một lũ gian manh đón gió trở cờ vì bọn này suy tính theo quan niệm giáo dục của Miền Nam Việt Nam để mong hưởng lợi, nhưng sau thời gian bị cộng sản lợi dụng dể làm tay sai chỉ điểm lùng bắt những người quốc gia cho vào trại “cải tạo”. Có “Bắc Kỳ bảy mươi lăm” gồm đủ mọi loại người từ miền Bắc tràn vào, kể cả dân thường, tràn vào miền Nam chiếm nhà, chiếm đất và khống chế dân Nam, biến miền Nam thành một trại cải tạo khổng lồ, từ đó có tù trong tù ngoài. Có “dân bảy mươi lăm”, những người sang Hoa Kỳ vào ngững ngày giờ hỗn loạn, những người chân ướt chân ráo “đổi ngược họ tên cha mẹ đặt, học làm con trẻ hát ngu ngơ” đã vươn lên sống mạnh và sau đó hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn cho lớp người sang sau, những dân “tỵ nạn”, những “HO”, những “gia đình đoàn tụ”.

Dân bảy mươi lăm, là những người không bị nhồi sọ, tẩy não với nếp sống văn hóa “mới”. Thế mà có một số không ít bạn của tôi thuộc nhóm dân này đã dùng rất trơn tru tiếng “tham quan” khi nói về những người đi du lịch Hoa Kỳ, và nhiều bạn khác của tôi dùng những tiếng chữ như “cụ thể”, “hiện trường”, “có khả năng” …

Chúng ta cũng đều biết rằng ngôn ngữ (tiếng chữ) thay đổi rộng lớn theo thời gian và thường mang ngôn ngữ của các nước khác, nhất là của những nước có ảnh hưởng trực tiếp, như ngôn ngữ Pháp, Ý, Tây Ban Nha… trong tiếng Anh, và đặc biệt khi lệ thuộc vào một nước khác thì càng nhiều hơn, như tiếng Hán Tàu, tiếng Pháp đầy rẫy trong tiếng Việt. Lệ thuộc một nước nào càng lâu thì càng có nhiều tiếng chữ của nước đó. Và trong tiếng chữ Việt càng thêm những từ ngữ Hán Tàu mới như “ngư chính, hải giám”… Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, nhưng dân Việt không bị đồng hóa, tiếng Việt không mất (chữ Việt đã có chưa lúc bấy giờ?) có lẽ dân ta thời đó tuy bị nô lệ vì sức mạnh quân sự nhưng không cam tâm làm tay sai, khác hẳn với ngày nay, tuy không bị Tàu chiếm đóng và văn hóa không bị hủy diệt, nhưng rồi đây sẽ thành một Tây Tạng thứ hai chăng, hay cái sao vàng trên lá cờ máu sẽ thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ Đại Hán!

Những người Việt đang sống ở xứ Hoa Kỳ này đều thấy rõ là Việt Cộng lệ thuộc quá nhiều vào Tàu Cộng, Ngoài việc rập khuôn hệ thống cai tri cộng sản, lãnh đạo Trung Cộng bây giờ là quan thầy của lãnh đạo Việt Cộng. Những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay sang Tàu xin triều cống theo định kỳ. Dân Tàu cộng công khai mang bảng hiệu “một giọt nước biển Nam Hải là một giọt máu của dân Trung Quốc” khi biểu tình ngay giữa thủ đô Hà Nội. Mô hình xã hội cũng với cách trị dân bằng công an, xã hội đen, dùng mọi cách dơ bẩn, hèn hạ để trù dập những người nói lên ý thức khác với ý thức của đảng, đàn áp dã man những dân đen khiếu kiện dám tụ họp biểu tình đòi lại nhà cửa đất đai bị bọn cường hào ác bá “đỏ” cướp đọat bằng những thủ đọan đê tiện. Đất nước bây giờ tràn đầy những thứ hàng hóa Trung Cộng đầy chất độc hại, như những năm trước bọn Tàu Cộng đã thu mua râu bắp, móng trâu để tàn phá tận cùng mọi cách sinh sống của dân ta.

Nhưng ít ai nhận thấy được ra Việt Cộng còn lệ thuộc về văn hóa! Vừa qua bọn chúng muốn dạy ngôn ngữ Hán Tàu và cả những phong tục tập quán của Tàu trong tất cả các trường học. Bị chống đối, chúng đã phải tạm thời ngưng việc áp đặt nhưng không biết được bao lâu, ai cũng thấy rõ bọn chúng đã ngụy biện như thế nào khi phải rút lại quyết định bán nước có tính cách muôn đời đó. Một người bạn ở trong nước có chuyển email của một học giả trong nước nhận định cách dùng sai khi chữ Việt ghép với từ Tàu. Chưa thấy ai lên tiếng báo động về việc tràn ngập ngôn ngữ Hán Tàu trong văn chương, sách vở và trong thông tin hằng ngày.

Chúng ta cũng đều biết lãnh đạo Việt Cộng đã từ lâu tung ra nghị quyết “36” để thâu tóm cộng đồng người Việt bên này. ”Khúc ruột ngàn dặm” là đám Việt kiều giờ đây đang khốn đốn với chính sách “kiều hối” cũng bởi vì tình thương bà con gia đình, cái tình thương cao quý, thiêng liêng của một con người, mà không thể nào có chỗ đứng trong lý luận duy vật. Chúng chủ trương gửi thầy cô qua bên này, len lỏi vào các trung tâm văn hóa để dạy tiếng Việt vì sợ rằng mai sau thế hệ người Việt thứ ba, thứ tư, thứ năm và kế kiếp không còn nói, viết được tiếng chữ Việt! Tốt hơn hết, chúng nên cho người sang đây dạy cho tất cả người Việt bên này những ngôn ngữ Hán Tàu, để có cùng một văn hóa dù được cách xa bằng cả một đại dương mênh mông. Thật đau buồn mà nhận ra được họ thành công! Vì báo chí và các đài phát thanh tràn đầy và ra rả những ngôn từ Hán Tàu. Vì có ý nghĩ đó tôi rất ít khi xem các báo viết chữ Việt và nghe các đài radio tiếng Việt, kể cả các đài của Pháp và Hoa Kỳ nhưng không thể nào tránh được! Việc phát thanh biến thành hình thức tuyên truyền rất ư độc hại. Cách đây khá lâu, một nhà văn nổi tiếng miền Nam trước 75 khi dịch cuốn truyện “The Unwanted” đã biện bạch là phải dùng những chữ của Việt Cộng, xuất bản ở bên này nhưng với mưu đồ là sẽ được Việt Cộng cho phát hành trong nước chăng? Vài năm sau đó, có một nhà văn vừa đến Hoa Kỳ tỵ nạn, khi được hỏi là sao không thấy còn viết văn nữa thì nhà văn trả lời là “ngôn ngữ của tôi đã chết rồi”. Họ đã và đang thành công trong việc dạy ngôn ngữ Hán Tàu, vì đã có những “gia sư Nguyễn Hữu Công”, “Quỳnh Anh hình sự”, Vũ Kiểm ấn tượng” tiếp tay.

Xin đưa ra đây những câu chữ, đoạn văn của báo chí xuất bản bên này:

- “Cái nhìn thiên về kinh tế có vẻ khiếm diện, vì nếu nhìn tổng thể, từ triết lý, chính thể, qua văn hóa, giáo dục, tới kinh tế, quân sự, thì đế quốc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều căn bản để tồn tại”.

- “Đây là chương trình đăng ký miễn phí trên mạng giúp cho người dùng có thể truy cập đến trên 30 trò chơi. Nếu trả tiền, người đăng ký sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ hữu ích khác, được theo dõi sức khỏe kèm theo những tư vấn cụ thể”.

Đài Phát Thanh RFI (26/4/2012):

“Theo các nguồn tin được Kyodo trích dẫn, việc bố trí lại lực luợng phản ứng nhanh tinh nhuệ của Thủy quân lục chiến Mỹ đến các căn cứ mới đó nhằm đối phó với tiềm lực quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc. Một cách cụ thể, đó là để bố trí các đơn vị quân đội thiết yếu tại những nơi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc.

Việc bố trí lại lực lượng đó được coi là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á.

Theo kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, khoảng 9.000 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tổng số 19.000 người đang đóng tại Okinawa sẽ được chuyển đến Guam và những nơi khác, mỗi nơi chịu trách nhiệm một vùng địa dư cụ thể”.

Báo Nhân Dân trong nước (cơ quan của đảng CS), ra ngày 23 tháng 4 năm 2012:

“Theo tính toán của tỉnh Quảng Ngãi, nhu cầu vốn đầu tư cho các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 lên đến 6600 tỷ đồng, trong đó tập trung đầu tư cho 33 xã phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015 gần 5300 tỷ đồng (160 tỷ đồng/xã). Tuy nhiên, đến thời điểm này, kinh phí bố trí đầu tư cho Chương trình toàn tỉnh chỉ mới gần 28 tỷ đồng (khoảng 170 triệu đồng/xã), do đó đã làm cho tiến độ chương trình XDNTM của tỉnh Quảng Ngãi chậm so với kế hoạch. Tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2011, có 100% số xã trong tỉnh hoàn thành việc lập quy hoạch XDNTM. Nhưng đến nay chỉ có 31 trong số 91 xã hoàn thành, và đã được UBND cấp huyện phê duyệt đề án quy hoạch. Ngoài ba địa phương huyện Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu có 100% số xã trên địa bàn hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới thì những huyện còn lại triển khai thực hiện rất chậm, nhất là huyện Sông Hinh, Ðồng Xuân chưa có xã nào phê duyệt đề án quy hoạch. Nhiều xã đã hoàn thành công tác quy hoạch trong năm 2011, nhưng đến nay việc lập đề án XDNTM vẫn còn chậm. Chỉ có 8 trong số 91 xã đã phê duyệt đề án, còn lại chủ yếu đang dự thảo và đang trình thẩm định. Do đó đến hết quý I-2012, vẫn chưa có xã nào xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn, vì chưa hoàn thành phê duyệt đề án nên chưa có cơ sở để cấp huyện tổng hợp từ các xã, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư trên địa bàn”.

Tôi thử viết một đoạn như thế này: “Các cơ quan chức năng phải khẩn trương tiến hành khảo sát các phương án khả thi, vận dụng toàn bộ phương tiện, phát huy trí tuệ ưu việt để hình thành một qui trình chung cuộc cụ thể. Cần kết hợp với thực tế thu hoạch từ những kiểm tra đồng bộ trong quá trình đi tham quan hiện trường để kịp thời phát hiện mọi vi phạm cá nhân hay đoàn thể. Tích cực đấu tranh và xử lý thích ứng những biểu hiện tiêu cực có khả năng gây trì trệ các tiêu chí mà lãnh đạo đề ra”.

Mở cuốn “Từ Điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Đà Nẵng (tái bản lần thứ nhất: 41 300 mục từ):

Trang 592-593: có 48 chữ, chỉ có 3 chữ: “hồi” (hồi ấy – từ hồi đến giờ), “ hối” (giục, nhanh cho kịp – hối con đi mau cho kịp, đi hối lên kẻo trễ tàu) và “hối hả” (vội vã, tất bật vì sợ không kịp,không để ý gì đến xung quanh – hối hả đạp xe về nhà, nhịp sống hối hả), những chữ khác thì không rõ là Việt hay Tàu: hối hận, hối thúc, hối tiếc, hội chợ, hội hè, số còn lại thì rất nhiều là những chữ Hán Tàu trong đó có những chữ mà tôi chưa từng nghe, như: hội báo, hội giảng, hội sở, hội thao.

Cũng trong cuốn tự điển này, tôi không tìm được nghĩa tiếng chữ Việt của “lý trình” mà tôi thấy nhan nhản bên cạnh những chiếc cầu!

Vài suy ngẫm:

“Xin đừng vô cảm” viết trên tấm biểu ngữ cũa đồng bào trong nước dùng trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Có thể có vài người cho rằng dùng chữ “vô cảm” là không đúng vì có nghĩa trơ trơ như đá sỏi, không biết gì hết, muốn sửa lại thành “xin đừng thờ ơ” vì có nghĩa biết mà không làm gì cả hoặc coi như không phải việc của mình. Có mấy ai thấy được là tại sao phải dùng chữ Hán Tàu trong khi chữ Việt kia lại mang đúng ý nghĩa hơn.

“CỤ THỂ” cùng tự điển tiếng Việt ở trên:

1. có hình thể, có tồn tại dưới dạng vật chất mà giác quan con người có thể nhận biết được; phân biệt với trừu tượng – quyển sách, hòn đá là những sự vật cụ thể.

2. [sự vật] có thật trong chính thể cũa nó,với đầy đủ các mặt và các quan hệ đa dạng cũa nó; phân biệt với trừu tượng – chân lý bao giờ cũng cụ thể, không trừu tượng.

3. rõ ràng và được xác định riêng biệt, không chung chung, không khái quát – kế hoạch cụ thể, tùy tình hình cụ thể mà hành động.

- Cụ thể hóa: làm cho trở thành cụ thể, rõ ràng dễ hiểu – báo cáo được cụ thể hóa bằng những con số chính xác.

Thật tức cười cho việc dùng chữ Hán để giải nghĩa cho một chữ Hán, thật mơ hồ không rõ “cụ” là gì, “thể” là gì, ghép hai chữ lại thì có nghĩa gì, những ví dụ đưa ra lại càng đáng tức cười hơn nữa. Tại sao không bỏ hẳn chữ “cụ thể” mà dùng chữ Việt, như: quyển sách, hòn đá là những vật có thực,chân lý bao giờ cũng rõ ràng, không mơ hồ, kế hoạch rõ ràng, kế họach rõ ràng, tùy tình hình đang xảy ra mà hành động.

Học giả Phạm Quỳnh có nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Một ngàn năm đô hộ, Việt Nam ta vẫn còn, nhưng trong lúc này đây với sự gian manh và toa rập của Việt Cộng và Trung Cộng, liệu tương lai của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu và sẽ thành ra sao? Hãy lần giở lại những sách báo cũ, những bài viết, những lời nói trước đám đông cũa các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, cũa Tự Lực Văn Đoàn với Nhất Lình, Khái Hưng, Hoàng Đạo…thì sẽ nhận thấy tất cả đều dùng rất ít ngôn ngữ Hán Tàu.

Tôi rất cố gắng để viết ra những suy nghĩ này với càng ít chữ Hán Tàu càng tốt, nhưng cũng tự thấy mình tiêm nhiễm quá nhiều, cố dùng chữ Việt tránh chữ Hán Tàu cho dù những chữ này thường dùng trước 30 tháng 4 năm 1975, đủ cho thấy cái tuyên truyền thật dữ dội.

Tôi cũng rất muốn viết ra bài này về văn hóa ngôn ngữ, nhưng trong đầu óc cũa mình vẫn tràn đầy những lo âu về tương lai cũa một nước Việt Nam vẫn còn bị nhuộm đỏ nên không thể nào tránh khỏi nổi căm hận.

Chỉ mong sao có ai đó đọc bài viết này thì xin đừng “vô cảm”!

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Tiếng chữ Việt, ngôn ngữ Hán tàu!”

  1. vi hong says:

    Tôi chưa kịp lên tiếng về những “phản hồi” thì bàì viết và những “phản hồi” đã bị loại ra. Tuy nhiên, nếu có ai đọc lại, thì cho tôi được lên tiếng để giải bày.
    Tôi học hành chẵng tới đâu, nhưng “bức xúc” về việc dân Việt trong và ngoài nước đang dùng càng ngày càng nhiều ngôn ngữ Hán Tàu. Tôi thật lòng cám ơn những phê bình, mà đa phần là chê.
    Tôi thiết nghĩ diễn đàn này để cho mọi người trình bày quan điểm, suy nghĩ cũa mình, cho mọi trình độ, thông thái chuyên môn hay tầm thường sơ đẳng.
    Tôi mạo muội lên tiếng, quá dở (lũng cũng, vòng vo, không đâu ra đâu) nên bị chê là cũng đúng thôi,tôi xin nhận cái dỡ cũa mình.
    Chỉ xin có vài thắc mắc xin được trình bày thêm:
    Tôi lên tiếng kêu gọi sự chú ý về việc càng ngày càng dùng quá nhiều ngôn ngữ Hán Tàu và cho đây là âm mưu thâm độc cũa Việt Cọng và Trung Cọng. Đọc lại bài mình viết tôi không nhận ra mình quá cực đoan, tôi lên tiếng để bớt dùng chứ không kêu gọi xóa bỏ, vì tôi cững dùng rất nhiều.Có điều, chữ Hán tôi dùng có vẽ đã được dùng từ thời Tự Lực Văn Đoàn, và phần nào đã thành chữ quốc ngữ. Tôi có khước từ đâu và cũng nhận được tiếng chữ Hán rất nhiều trong tiếng chữ Việt, làm giàu thêm và hoàn thiện thêm. Ngôn ngữ nằm trong văn hóa. Cổ xe ngôn ngữ Việt Nam ta “chuyên chở” nhiều tiếng chữ Hán, tinh anh, chứ không rác rưởi như chính tri, xã hôi, kinh tế (rõ rãng ai cũng nhận ra). Đoạn tôi trích ra từ báo Nhân Dân, thấy ngôn ngữ Việt ta thật giàu quá cở, còn chữ Việt trong đoạn trích, đâu mất hết rối., chứ mong gì cho nó là trong sáng, đúng tiếng Việt!
    Tôi dốt thật, không nhân ra được thế nào là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.”Phản biện” cũa Từ Du, chỉ cho tôi nhận ra 3 loại chữ này. Không thấy ai lên tiếng cho rằng Từ Du sai nên quan niệm cũa Từ Du là đúng.Tôi được học xong trung-học thời trước, các thầy cô Việt Văn có nói, không biết có còn nhớ đúng không. Cái nét vẽ giống như hai chân dạng háng ra, là chữ Hán mà ta và Tàu đều đọc là “nhân”, “nhân” là chữ Nôm, “anh nờ hắc ớ anh nờ”, có đúng chữ nhân viết theo kiểu chữ Nôm là như vậy không, “người” là chữ quốc ngữ, đúng 100%. Tôi dốt, nên nêu ra thắc mắc này, không rõ chữ Nôm có từ thời nào, chắc là có trước chữ Quốc Ngữ. Ai chỉ giùm tôi, có phải chữ Nôm từ chữ Hán mà ra, như chữ Quốc Ngữ từ chữ La Tin mà ra, chữ La Tin thêm những nét dấu đặc biệt, hoặc có sẳn trong chữ La Tin hoặc do ông Alexandes de Rhodes sáng tạo ra. Chữ Nôm cũng vậy, từ chữ Hán mà ra. Chữ “nhân”, viết theo kiểu chữ Hán bằng 2 nét đó, Ta và Tàu đều đọc là “nhân”, nhưng nếu có thêm những nét dấu thì ta lại đọc theo “âm điệu Việt”, như”nhận”, “nhấn”, nhẩn”, “nhẫn”, “nhần”. Chẳng biết có đúng như tôi tin hay lại sai trật nữa.
    Tóm lại, tôi hoàn toàn không muốn nêu ra từng chữ Tàu hay chữ Việt, chỉ xin rằng chữ Việt ta có sẳn, tại sao lại bỏ đi, mà thay bằng chữ Tàu. Những chữ mới (rất cần) thì nên tìm chữ Việt mang cùng nghĩa mà dùng chữ Việt. Xin nghĩ đến chuyện “nô lệ” và “đồng hóa”
    Thành thật cám ơn BBT và tất cả những ai lên tiếng về bài viết cũa tôi.

  2. Loc says:

    Viêt nam không đoàn kết, chỉ cắn nhau, và sợ tàu, thì chỉ tàu cộng có lợi….

  3. Lâm Vũ says:

    Chuyện bài viết hơi bị “lủng (văn) củng” thì nhiều ý kiến đã đề cập rồi, chỉ xin thêm: nếu tác giả bỏ nửa đầu của bài viết đi, giữ lại nửa sau thì.. perfect!

    Về chuyện chính, tôi rất mừng là càng ngày càng có nhiều người để ý đến vấn đề tiếng Việt (trong nước) hiện tại. Có thể vì đến lúc “tức nước vỡ bờ”, nhưng cũng có thể vì lý do chính trị: người Việt càng lo ngại trước viễn tượng mất nước về tay Trung Cộng, nên càng để ý đến hiện tượng “Hán hóa” tiếng Việt hiện nay. Với tôi, dù hai chuyện có liên hệ trực tiếp với nhau hay không – cá nhân tôi nghĩ là có – chuyện ngôn ngữ (và văn hóa) muôn đời vẫn là hệ trọng.

    Đi vào chủ đề, tôi xin không đi vào chi tiết rườm rà, mà chỉ xin mạo muội đưa ra vài “nguyên lý” tổng quát:
    - Việc các ngôn ngữ – và văn hóa – giao lưu với nhau, “xâm lấn” lẫn nhau là chuyện không thể tránh, mà cũng không cần phải tránh. Ngay cả con số chữ “vay mượn” nhiều hay ít cũng chưa hẳn là vấn đề, mà (vấn đề) ở chỗ cách vay mượn có hợp lý, có làm “lợi” cho tiếng mình hay không thôi.
    - Ngôn ngữ cần phải hợp lý, chữ nào ra chữ đó. Không nên có nhiều chữ hoàn toàn có cùng một nghĩa hay ngược lại một chữ mà lại có nhiều nghĩa tương phản với nhau. Sự hợp lý và giản dị làm cho ngôn ngữ trong sáng, dễ dùng và ít đi sự hiểu lầm.
    - Chỉ sáng chế chữ mới hay vay mượn chữ mới khi nó có lợi, làm giàu thêm cho tiếng mẹ đẻ. Nếu không có lợi gì cả thì chỉ làm tiếng Việt trở nên rối rắm, khó học thêm nên, trong khi có nhiều chữ nhưng thực tế lại “nghèo” đi.

    Áp dụng những “nguyên tắc” giản dị trên, ta có thể yên tâm sử dụng những từ ngữ mới “vay mượn” từ tiếng của người, kể cả chữ Hán (Tầu). Nếu chúng “đậu” được hai nguyên tắc vừa kể, hợp lý và có lợi, thì chúng ta có thể yên tâm sử dụng nó.

    LV
    TB. Tuy nhiên, việc áp dụng “nguyên tắc” vào thực tế là cả một vấn đề. Xin lấy một vài thì dụ:
    - “nhu liệu” và “phần mềm”. Như ai cũng biết, cả hai đều dùng để dịch chữ “software”, nhưng “nhu liệu” là chữ thinh hành ở miền Nam và có trước “phần mềm” (để dịch chữ software). Ở đây, việc sáng chế (hay vay mượn đi nữa) ra chữ “nhu liệu” là hợp lý bới vì nó chỉ dùng để dịch chữ “software” – nói ra ai cũng biết nghĩa là gì, không thể nhầm lẫn. Nó cũng “có lợi” (value-added) vì trong khi đó chữ “phần mềm” vẫn có thể dùng cho những chuyện chung chung. Nay, nhà nước CSVN (?) đã quyết định phải dùng chữ “phần mền” thì chỉ làm cho tiếng Việt nghèo đi, mà mức độ chính xác cũng giảm.

    - “định chế” (institution) và “tổ chức” (organisation). Đây cũng là một thì dụ tiêu biểu, đã gây ra một cuộc tranh luận trên “trang nhà” talawas giữa một số học giả hay chuyên viên trong và ngoài nước. Có thể tóm gọn câu chuyện thế này: một chuyên viên (tài chánh) từ miền Bắc VN nhất định là chữ “định chế” là thừa, vì một số từ điển tiếng Anh định nghĩa “institution is an orgnisation that…”, từ đó chuyên viên này hiều “institution” chính là “organisation”!!! Thật ra, “organisation” là danh từ tổng quát, bao gồm các loại tổ chức… trong khi “institution” muốn nhấn mạnh về nền tảng (pháp lý) của một tổ chức. Nói cách khác, “institution” nào cũng cần “organisation”, nhưng một cứ một nhóm người làm việc chung là thành “organisation” rồi, không bắt bược phải có “định chế”…

    Thí dụ này khá rắc rối (!), nhưng chỉ để nhấn mạnh rằng “giản dị” (trong sáng) không có nghĩa là “giản lược”. Hay, cứ đổi hết các tư Hán Việt thành “thuần Việt” là hay đâu! Tiếng Anh mà bỏ hết những chũu vay mượn tư tiếng Pháp, Đức (không kể La-tinh) thì chắc hẳn cũng nghèo đi nhiều lắm.

  4. maison says:

    Trích: Thật tức cười cho việc dùng chữ Hán để giải nghĩa cho một chữ Hán, thật mơ hồ không rõ “cụ” là gì, “thể” là gì, ghép hai chữ lại thì có nghĩa gì, những ví dụ đưa ra lại càng đáng tức cười hơn nữa.

    Cụ, như dụng cụ ; thể, như hình thể.

    Cụ thể /concrete) là tĩnh tự nói đến sự việc hay đồ vật gì mà ta có thể thấy được, sờ được, nghe được hiểu được, trao đổi được. Nói đơn sơ hơn nghĩa là rõ ràng, có chi tiết, vào nguồn gốc, đến ngành ngọn.

    Trái với “cụ thể” là trừu tượng, khái quát, sơ lược, mơ hồ.

    trừu tượng/ abstract: khó diễn tả hay hình dung ra được. ( trừu: lấy ra, trích ra, nhổ lên – Tượng: con voi, hình tượng)

  5. Người Tây Đô says:

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Thanh còi và bạn Từ Du về việc dùng ngôn ngữ của nước khác để làm phong phú thêm ngôn ngử nước mình(hay nói một cách khác là làm giàu thêm tiếng nước mình )Có lẻ tác giả muốn viết bài nầy để biểu lộ sự bất mản với sự lệ thuộc của Việt cộng đối với Trung cộng, thật ra chúng ta có nhiều cách để biểu hiện(hay bày tỏ)ý tưởng chống đối Trung cộng, tôi muốn nhấn mạnh là Trung cộng chứ không phải Trung Quốc, vì là tập đoàn đảng Cộng sản Trung quốc đang lảnh đạo nước nầy và gây nên chánh sách bành trướng bá quyền hiện nay, chứ nhân dân Trung Quốc thật sự cũng chỉ là nhừng người dân bình thuờng mong muồn yên ổn làm ăn sinh sống mà thôi, cũng giống như người Việt chúng ta hay các nước trên thế giới phản đói chánh phủ Việt Nam là phản đối bọn lảnh đạo và đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải chống lại nhân dân Việt Nam, nếu như chúng ta ghét Trung cộng mà đòi xóa bỏ tất cả nhửng gì liên quan đén Trung quóc mà xóa bài làm lại từ đàu thì cũng hơi khó, chi bằng những người làm văn hóa nước ta dần dần làm trong sáng tiếng Việt, dùng ngôn ngữ nước ngoài vào ngôn ngữ nước ta đúng chổ và dể hiểu, ắt cũng là điều hay,chử “đồng chí” nghỉa nó chỉ là những người cùng chung chí huớng, thế mà bây giờ chúng ta nghe chử đồng chí mình thấy chói tai và ghét làm sao ấy. Thuơng nhau trái ấu cũng tròn, mà ghét ai thì ghét cả lời ăn tiếng nói, ghét cả tướng đi tướng đứng, cái gì cũng thấy ghét, cũng thông cảm cho tác giạ

  6. Trương Phi says:

    Người viết bài này có tấm lòng nhưng bài viết đúng là còn lủng củng. Tuy vậy tôi hoàn toàn đồng ý: một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây mà tiếng Việt, chữ Việt vẫn trong sáng. Nay mới có mấy chục năm dưới chế độ CS mà tiếng Việt không còn ra cái thể thống gì cả. Ông Quốc bên VOA nói “không có tiếng Việt VC, không có tiếng Việt VNCH”, chỉ có tiếng Việt thôi. Ông thử hỏi dân miền Nam, ông thử hỏi dân Việt ở hải ngoại xem có ai đồng ý với ông không. Những năm gần đây tiếng Việt VC tràn cả qua Cali ! Trên một tờ báo lớn ở miền nam Cali, có cô phóng viên (nghe nói bên VN mới qua) “xài” tiếng VC ra rả, bị bà con phản ứng quá xá, nay không biết trả lời với bà con ra sao. Vấn đề ngôn ngữ cứ để cho các nhà chuyên môn bàn, nhưng có một điều chắc chắn là: KHÔNG THỂ ĐỂ CHO TIẾNG VIỆT VC LÀM TIẾNG VIỆT CHUẨN CHO TOÀN DÂN TA ĐƯỢC.

  7. Từ Du says:

    Xin đính chính: Alexandes de Rhodes chứ không phải Rhore.

  8. Từ Du says:

    Tôi rất trân trọng tấm lòng yêu nước thương dân của bạn Vi Hồng qua bài viết, nhưng nội dung đúng là quá lủng củng như bạn Anh Tít đã nói. Tuy bạn có lòng, nhưng có lẽ sự hiểu biết về chữ Hán Nôm của bạn còn hạn chế, chưa phân biệt được chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ.
    Tôi xin nói rõ, khi xưa nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn sử dụng chữ Hán, mãi đến khi ông Alexandre de Rhore với ông Hàn Thuyên mới phiên âm theo chữ La Tinh có dấu (dường như chỉ mới hơn trăm năm), nên chúng ta có ba loại chữ, chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ, chẳng hạn 人 (Hán) = nhân (Nôm) = người (Quốc Ngữ). Tôi hoàn toàn đồng ý với Bạn Thanh Còi, chúng ta không cần phải bài trừ mọi từ gốc Hán ra khỏi chữ Việt, mà phải cố gắng thay thế bằng chữ Quốc Ngữ, việc này đã có nhiều người làm rồi, chẳng hạn màng bụng thay phúc mạc, cuống phổi thay phế quản, màng trong thay nội mạc… Đúng như bạn Thanh Còi đã nói, việc này hết sức khó khăn, nhưng tôi tin những người am hiểu chữ Hán làm được, điều quan trọng là phải có một diễn đàn.
    Về việc vay mượn từ ngữ của các quốc gia khác không có gì đáng xấu hổ, vậy có thể làm phong phú thêm chữ Việt chúng ta, chủ yếu là phải sử dụng cho đúng, không bị lệ thuộc, chẳng hạn những từ như báo cáo, hiện trường, thủ trưởng, liên hệ… đó hoàn toàn bắt chước theo trung cộng, không thể chấp nhận đuợc.

  9. Anh Tít says:

    Tôi không thể hiểu bài viết náy viết kiểu gì, đọc thấy cứ lằng nhằng. Đã phê phán phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Lối viết thì vòng vo khó hiểu, nói về văn hóa mà bài viết cứ lủng củng chẳng ra đầu ra cuối, người đọc mới đọc đã muốn sang một tiêu đề khác để đọc rồi. Điều này chứng tỏ bài viết đã thất bại. Bạn viết lãnh đạo Việt Cộng theo Tàu, tôi thấy ở Việt Nam hỏi 100 người thì có 101 người phản ứng rất gay gắt với Trung Quốc. Thực ra quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ xưa tới nay là ” bằng mặt chứ không bằng lòng”. Tôi nghĩ người viết bài này phải hiểu rất nhiều về chính trị chứ chẳng nhẽ cứ phải nói toáng lên với thế giới rằng Việt Nam ghét Trung Quốc lắm à

  10. Thanh còi says:

    Tác giả bài viết quá cực đoan. Tiếng Hàn và tiếng Nhật cũng tràn ngập từ gốc Hán như tiếng Việt và theo thời gian số lượng từ gốc Hán trong các thứ tiếng đó ngày càng tăng lên chứ không có giảm đi. Nếu Trung Quốc không xâm chiếm Việt Nam thì tiếng Việt cũng như quốc ngữ của các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á vẫn sẽ có vô số từ ngoại lai, chiếm đến quá nửa số từ vựng hiện có của ngôn ngữ mình. Ở hoàn cảnh lịch sử từ thời trung đại trở về trước thì tiếng Việt nếu không phải là vay mượn ngôn từ của tiếng Hán thì chắc chắn sẽ là vay mượn của các ngôn ngữ Ấn Độ giống như tiếng Thái, tiếng Khơ-me, tiếng Chăm.

    Việc một ngôn ngữ phải vay mượn từ ngữ từ ngôn ngữ của các nền văn minh lớn là chuyện thường tình trên thế giới, tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất hiện nay là tiếng Anh chỉ có 25 phần trăm từ vựng có nguồn gốc bản địa, 75 phần trăm còn lại là vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Người ta chẳng những vay mượn những từ ngữ trong ngôn ngữ mình chưa có mà nhiều khi con vay mượn luôn cả các từ mà trong ngôn ngữ của mình đã có từ tương ứng nữa.

    Không cần phải bài trừ mọi từ gốc Hán ra khỏi tiếng Việt và cố gắng thay chúng bằng cách đặt ra những từ mới hay thay bằng từ mượn từ ngôn ngữ khác. Mà có muốn làm thì cũng rất khó để thực hiện được. Chỉ cần sử dụng sao cho hợp lý, chính xác là được rồi.

    Tuy nhiên do chính quyền Việt Nam hoàn toàn chả để ý gì đến việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” như họ đã nói nên chừng nào còn chưa dẹp bỏ được chế độ hiện hành thì còn chưa giải quyết được một cách có hiệu quả vấn đề này. Sách báo vẫn cứ đầy rẫy những câu chữ quái gở, khó hiểu, dùng sai ngữ nghĩa, sai chính tả. Dù đã có một số người lên tiếng góp ý nhưng những từ ngữ nhằng nhịt, nửa dơi nửa chuột, ngay dân Trung Quốc cũng chẳng thấy dùng như “lạm dụng tình dục”, “phương tiện giao thông”, “ngân hàng đề thi”… vẫn xuất hiện khắp nơi.

Leave a Reply to Từ Du