WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luật Biểu tình bị đề xuất rút khỏi nghị sự

Một trong các hình ảnh biểu tình chống TQ hè 2011. AP

Chiều qua (28/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.

Tại buổi cuộc họp tổ, đã có một số ý kiến quanh vấn đề có hay không đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hòa (Bắc Ninh) cho rằng, đây là dự thảo luật có tính nhạy cảm chính trị, do đó, Quốc hội nên cân nhắc, dự thảo luật đã được đưa vào chương trình chuẩn bị thì một, hai năm sau phải đưa ra chương trình chính thức. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hòa, nếu thấy không vướng mắc mà chưa làm thì “tự nhiên trở thành nói rồi mà không làm”.

Trái với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Thu Hòa, đại biểu Niê Thuật (Đăk Lăk) bày tỏ quan điểm không đồng tình với Luật biểu tình. Lý do mà đại biểu Niê Thuật đưa ra là điều kiện chính trị nước ta khác với các nước đa nguyên, đa đảng. “Nước ta là nước Xã hội chủ nghĩa, chưa nói tới biểu tình, để cho quần chúng nhân dân đi ăn xin giữa đường đã là không được”, đại biểu Niê Thuật nói. Vì vậy, ông đề xuất không đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.

Năm 2011, khi Chính phủ bàn về Luật về Hội, Luật hội họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình. Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi. Sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này. Trong khi họp Quốc hội hồi tháng tháng 11/2011, Luật biểu tình đã là đề tài tranh cãi gay gắt giữa các đại biểu.

Khi đó, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP HCM) đã cho rằng, “ngay từ khởi thủy đến tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ” và “biểu tình là sự ô danh” Việt Nam chưa đủ điều kiện để “đài thọ cho sự ô danh đó”.

Còn theo đại biểu Dương Trung Quốc (Cà Mau), quyền biểu tình là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do con người. Trả lời báo chí trong nước và phát biểu trước Quốc hội, ông Dương Trung Quốc cho rằng, luật biểu tình sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội và không vì sự nhạy cảm mà phủ nhận luật để “biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay”.

Đồng tình với Luật Biểu tình, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM), cho rằng, một đạo luật về quyền biểu tình cho mọi công dân là món nợ của Nhà nước với nhân dân, và “trả càng sớm càng tốt”.

Trong cuộc họp chiều qua, nhận xét về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho biết: “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm nào cũng đưa ra mặt được, mặt chưa được, những ưu điểm, những khuyết điểm cần khắc phục nhưng hình như năm nào cũng giống như năm nào”. Theo đại biểu Nguyễn Thị Vinh, có những dự án luật mới đưa vào chương trình đã được đề nghị chỉnh tiến độ, hoặc sau một thời gian lại xin đưa ra khỏi chương trình. “Chẳng nhẽ tôi dùng từ tùy tiện. Thích thì đưa vào, không thích thì xin rút ra khỏi chương trình”, đại biểu Vinh nói. Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Vinh, việc trình một dự thảo luật phải làm đúng theo quy trình, từ việc thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, khảo sát thực tiễn, phân tích chính sách, phân tích tác động…

Trong phiên họp chiều qua (28/5), đại biểu Nguyễn Thị Thu Hòa đề xuất để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, cần nâng cao năng lực của cả đại biểu lẫn cử tri. Ngoài việc nâng cao kỹ năng trình bày, phát biểu, chất vấn của các đại biểu cũng cần hướng dẫn cử tri hiểu rõ hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Đoàn Thế Cường (Hưng Yên) cho rằng, việc chất vấn còn dàn trải, “lụn vụn” và còn nhiều chất vấn mang tính “truy kích”. Theo đại biểu Đoàn Thế Cường, các bộ trưởng nên gom các chất vấn thành cụm để trả lời và lần hỏi, trả lời sau chỉ để làm rõ, làm sâu thêm, không nên lặp lại vấn đề. Ông Cường cũng đề xuất ủng hộ việc tiếp xúc cử tri theo hai hình thức: tổng hợp theo địa bàn và trực tiếp đến tận khu dân cư, cũng như tăng các buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề.

Nguồn: Tuấn Linh/ Baodatviet

3 Phản hồi cho “Luật Biểu tình bị đề xuất rút khỏi nghị sự”

  1. Hà Huy says:

    Tây Phương thường gọi là biểu tình còn Á Đông ( như VN , TQ ) thì gọi là mít tinh cho dễ nghe . Vậy mít tinh và biểu tình thì khác nhau chỗ nào . Nếu không khác mấy thì QH Việt Nam chuyển thành Luật Mít tinh thì phù hợp và dễ nghe . Sau khi luật ra đời thì trên đất nước sẽ không còn người chống đối mà chỉ toàn người mít tinh ủng hộ (Đảng CS VN Quang vinh thôi ) . Ở VN không có bất đồng chứng kiến và không bao giờ có . Không có đa nguyên , đa đảng

  2. Lê Thiện Ý says:

    ĐƯỢC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ ĐẢNG, không được biểu tình chống chủ trương, chính sách cuả đảng; không biểu tình chống TQ, đòi minh bạch biên giới, biển đảo !
    HCM có sống dậy cũng phải té ngưả chết lần nưã vì lũ cán bộ cháu chít ngày nay!

  3. Điên says:

    Vn mình không hề bị cấm biểu tình…
    Vn mình rân chủ…”vạn nần rân chủ” hơn các nước tư bản…

    Không cần phải phí thời ran và tiền bạc vào chuyện cải vả..nên hay không có nuật biểu tình.

    Sau ngày đất nước mình thống nhất thì toàn dân vn vẫn được phép biểu tình hồ hởi phấn khởi…để biểu nộ cái nòng tri ân Đảng anh minh và nhà lước siêu việt….

    Miễn đừng có mà vớ vẩn chống Tàu chống Đảng thì cứ vô tư nhá….
    Đã bảo: Vn rân chủ vạn nần hơn cái bọn tư bản rẩy chết mà lị…

Leave a Reply to Lê Thiện Ý