WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếp tục về Phong trào Con đường Việt Nam

Những người khởi đầu cho phong trào "con đường Việt Nam"

Phong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận trên mạng. Đến nay đã có phản hồi công khai của một số người được PTCĐVN mời. Đa số những người phản hồi công khai đều từ chối hay hàm ý từ chối tham gia Phong trào. Cho đến nay tôi mới thấy có 2 người đồng ý tham gia Phong trào: ông Nguyễn Công Huân, admin của trang web Dân luận, hiện đang ở hải ngoại, và ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ở Việt Nam (ông Trần Văn Huỳnh không trả lời công khai là tham gia Phong trào, nhưng căn cứ theo một bức thư email riêng mà ông Châu Xuân Nguyễn công bố, ý tứ trong bức thư đấy có thể cho thấy ít nhất ông Trần Văn Huỳnh ủng hộ Phong trào và cho biết Trần Huỳnh Duy Thức có nhờ ba mình giúp đỡ Lê Thăng Long “để tiếp con đường đã chọn”. Tuy nhiên xin lưu ý mọi thông tin trên mạng đều có thể là giả).

Danh sách những người được PTCĐVN mời có những điểm thú vị. Thoạt nhìn bản danh sách đấy có vẻ như rất lộn xộn, nhưng nhìn kỹ một chút có thể thấy logic của nó. Dường như đấy là một tập hợp những người của công chúng, có ít nhiều quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội của đất nước, và đã từng có những hành động mang tính chính trị xã hội nhất định. Đa số những người được mời đó dường như đã hình thành từng nhóm có những khuynh hướng chính trị xã hội nhất định. Có thể thấy nhóm Diễn đàn với Nguyễn Ngọc Giao, nhóm IDS với Nguyễn Quang A, nhóm Kiến nghị cải cách với Hồ Tú Bảo, nhóm Bauxite với Nguyễn Huệ Chi, nhóm Thời cơ vàng với Vũ Minh Khương, nhóm Biểu tình chống Trung Quốc với Nguyễn Xuân Diện, nhóm Đà Lạt với Hà Sỹ Phu, nhóm cựu Cộng sản với Nguyễn Văn An, nhóm dissident cũ như Phạm Hồng Sơn, nhóm Phật giáo và Công giáo, đại diện một số nhóm ở hải ngoại như Nguyễn Gia Kiểng của Thông luận, Võ Văn Ái của Quê mẹ… và một số người độc lập có tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Trọng Tạo … Có những người tôi không xác định được thuộc nhóm nào. Ví dụ như Phạm Trần Uy, vốn từng làm Phó ban biên tập thời sự VTV. Theo những tin tức đồn đại, chưa được kiểm chứng, Phạm Trần Uy từng đưa tin về chuyện công ty của Lê Thăng Long bị điều tra và do vậy bị mất chức ở VTV. Tôi không thống kê được tuổi tác của những người được mời, nhưng cảm giác của tôi những người được mời đa số đều đã già, tầm ngoài 60 tuổi. Có lẽ người trẻ nhất là Giáp Văn Dương thuộc nhóm Kiến nghị cải cách, tầm khoảng trên 30 tuổi. Thành ra nếu như PTCĐVN có hình thành được thì có thể thấy đấy là một phong trào già, khó có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định đối với thanh niên, học sinh. Bên cạnh đấy tính khả thi tập hợp những nhóm khác nhau đấy vào một phong trào, theo đánh giá của tôi là không tưởng. Ví dụ, Diễn đàn không thể đứng chung với Thông luận, tuy cả hai đều ở Pháp, chống Cộng không thể đứng chung với Cộng sản như ông Châu Xuân Nguyễn, người được mời khẳng định. Thành ra về mặt nhân sự, PTCĐVN có vẻ hoặc mang tính không tưởng, hoặc duy ý chí.

Đấy là chuyện những người được mời. Vậy còn có ai không được mời thú vị không? Tôi không thấy Nguyễn Sỹ Bình. Nguyễn Sỹ Bình từng hoạt động móc nối với Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức. Thậm chí cuốn sách Con đường Việt Nam được Nguyễn Sỹ Bình xuất bản. Như thế có thể suy ra ắt có chuyện liên quan tới Nguyễn Sỹ Bình. Cũng như vậy, không thấy đại diện cho Tập hợp Thanh niên Dân chủ của Nguyễn Tiến Trung trong danh sách mời.

Ngoài chuyện các nhóm trong danh sách mời khó có thể chung cờ, từng cá nhân được mời một có phản ứng thế nào với lời mời. Tôi vẫn đang quan sát để có thể tìm thấy những lý do từ chối nhất định. Nhưng tạm thời tôi chỉ thấy có những lý do sau (ngoài lý do không thể đứng cùng nhau do khuynh hướng chính trị xã hội khác nhau):

1. Không muốn có những rắc rối với chính quyền (kể cả lý do không muốn tham gia các phong trào chính trị)

2. Không tán thành cương lĩnh, đường lối của PTCĐVN

3. E sợ nội dung các dàn xếp, trao đổi nội bộ của Phong trào có thể bị công bố

Tạm thời tôi chỉ thấy có lý do như vậy. Tất cả những lý do khác mà những người được mời nêu ra để từ chối thực chất chỉ nhằm che dấu 3 lý do căn bản trên. Chẳng hạn lý do cho rằng PTCĐVN là cạm bẫy của cơ quan an ninh để từ chối, thật ra, không có cơ sở. Các phong trào hoạt động chính trị ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 khác với các phong trào ở đầu thế kỷ 20. Điểm khác nhau đó là tính công khai, minh bạch. Nếu một phong trào đã công khai, thì phong trào đó có do chính quyền dàn dựng hay không cũng không quan trọng và không có ý nghĩa, bởi vì điểm quan trọng của một phong trào là ở cương lĩnh, đường lối của nó, chứ không phải ở người tổ chức, bởi vì một phong trào đã công khai, minh bạch thì người tổ chức luôn có thể được chọn lựa đúng đắn nhất bởi những người tham gia. Những người đã dấn thân tham gia các hoạt động chính trị trong một nhà nước toàn trị tất nhiên đều phải hiểu rằng một khi đã tham gia đều có khả năng “dấn thân vô là chịu tù đầy, là gươm kề cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”, bất kể phong trào đó có là cạm bẫy do an ninh dàn dựng hay không. Không có dấn thân hoạt động chính trị an toàn, kể cả hoạt động bí mật hay ngầm. Những thứ dấn thân chính trị an toàn về thực chất không phải là dấn thân chính trị, kiểu như những người đợi chờ xem đèn của chính quyền mà họ tin cậy bật xanh hay đỏ. Người ta chỉ có thể sợ một cạm bẫy của cơ quan an ninh khi sợ rằng những dàn xếp nội bộ không công bố ra công luận bị cơ quan an ninh xùy ra công luận thôi, và đấy chính là lý do thứ 3 đã nêu ở trên. Lý do cho rằng người đứng đầu phong trào không có uy tín đủ lớn cũng không đứng vững, bởi vì như đã nói ở trên điểm quan trọng của một phong trào nằm ở cương lĩnh, đường lối chứ không ở người khởi xướng. Có nhiều trường hợp, người khởi xướng chỉ là người đề ra ý tưởng ban đầu và người đứng đầu của phong trào về sau không nhất thiết phải đúng là người khởi xướng.

PTCĐVN bất kể thế nào vẫn là một hiện tượng đáng nghiên cứu. Điều tôi muốn thấy là phản ứng của chính quyền như thế nào. Cho tới thời điểm này tôi chưa thấy phản ứng của chính quyền. Nhưng nếu Phong trào chỉ có 2 người được mời đồng ý tham gia thì có thể nói Phong trào tự nó đã thất bại và chính quyền chẳng cần phải làm gì cả. Sự thất bại như vậy không nằm ngoài 4 lý do tôi nêu ở trên.

Nguồn: Blog Đông A

3 Phản hồi cho “Tiếp tục về Phong trào Con đường Việt Nam”

  1. Trường Giang HN says:

    Còn quá sớm để đánh giá ‘Con đường Việt Nam’ thất bại hay sẽ thành công, nếu nó không phải là cái phao ‘cứu nguy cho đảng cộng sản VN’, mà thật sự hữu ích cho dân tộc, thì chắc chắn nó sẽ thành công một khi những người dù không đồng chính kiến, nhưng cùng một ý chí về ‘Con đường VN’ quyết tâm xây dựng!

    Thật đơn giản để hiểu rằng, một số người được mời đã (vội) lên tiếng ‘từ chối tham gia’ cũng chưa hẳn là thế, mà chỉ là thăm dò ý chí của những người sáng lập ‘Con đường Việt Nam’ và phản ứng từ phía chính quyền.

    Nghi ngờ, dè dặt, thận trọng là điều tốt. Nhưng qui chụp và đập đổ thì chẳng nên. Cần phải bình tĩnh theo dõi, chậm vẫn còn hơn là vội vã để phải ân hận về sau!

  2. D.Nhật Lệ says:

    Từ lâu nay,blog ĐôngA bị nhiều người trong nước cho là phò cộng,chống dân chủ.Thú thật,bản thân tôi cũng thấy nghi ngờ blog này khi tình cờ đọc được bài viết về Công giáo của chủ nhân theo luận điểm của người CS.vì kiến thức của tác giả về tôn giáo nói chung rất giới hạn nên rất dễ bị tuyên truyền áp đặt !
    Thế nhưng,bài viết này phân tích khá hơn nhiều bài mà ĐA.từng viết trước đây.Có điều éo le oái oăm ở chổ này là bài viết trên của ông lại càng gây ra mối nghi ngờ nơi hàng ngũ những người ủng hộ dân chủ, vốn đã coi ông là người thân nhà nước.
    Công bằng mà nói,tôi không thấy bất cứ lý do nào để nói LTL.là con bài nhử mồi,bởi vì LTL.là một con
    bài đã bị CHÁY,đã từng thú tội thì ông ta chẳng còn uy tín gì để dùng làm một thứ chim mồi.Ai theo một
    kẻ thú tội vì thiếu quyết tâm như thế cơ chứ ?
    Tôi cũng không đồng ý khi có người nhận định rằng LTL.không lên án CSVN.là chướng ngại vật cản trở
    dân chủ.Theo họ,như thế là không rõ ràng khiến nhiều người phản ứng.Tôi nghĩ khác hơn.Mục đích của
    LTL.không phải tập hợp thành một đảng chính trị hay phong trào gì cả mà có lẽ là mong có một tập thể
    bao gồm tất cả những người ủng hộ dân chủ với đủ mọi khuynh hướng,nghĩa là đa nguyên ! Từ tập thể
    đó sẽ thành 1 đối trọng với đảng CS.nhằm thay thế cho Mặt Trận Tổ Quốc đang bị đảng CS.thao túng
    và điều khiển như cánh tay nối dài của đảng,không hơn không kém !
    Tôi thiển nghĩ trong điều kiện của VN.hiện nay,bạo quyền không thể nào chấp nhận một đảng đối lập,do
    đó phải chăng LTL.(từng thảo luận với Trần Huỳnh Duy Thức trước khi cả nhóm bị bắt) mong muốn có
    một Mặt Trận đối trọng như là điều kiện tiên quyết chăng ? Bước đầu tiên mới là quan trọng chăng ?
    Dù sao,sự qúa ít người tham gia chưa nên coi là thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là sự mất lòng tin
    của tất cả gống nòi VN.qua mấy chục năm bị CS.lừa bịp.Không những thế,chính sách khủng bố của CS.
    đã làm mọi người sợ hãi quá mức cần thiết.Nhân dân VN.ta chẳng lẽ.đã và đang bị đảng CS.bức tử
    đến mức không thể nào đứng dậy nổi hay sao ?

  3. Lê Hữu Từ says:

    BA MŨI GIÁP CÔNG – NHẤT ĐIỂM LƯỠNG DIỆN

    Sau khi Nguyễn Phú Trọng, TBTCSVN, mở chiến dịch “CHỈNH ĐỐN ĐẢNG”, một phái đoàn của BCT/TƯ đảng CSVN đi Canada và Hoa Kỳ để hỗ trợ Nguyễn Phú Trọng với cái gọi là “Triễn khai nghị quyết 36 với Việt Kiều, và Giải Thích Công Cuộc Chỉnh Đốn Đảng với các đảng viên CS và các Chi Bộ đảng ở nước ngoài”, và tiếp sau phái đoàn nầy là việc ông Lê thăng Long được csVN giảm án cho ra tù và đang bị quản chế tại địa phương, đã công bố thư kêu gọi và phổ biến Phong Trào “CON ĐUỜNG VIỆT NAM”. Nội dung của hai tài liệu đó chỉ nêu khaí quát tình hình của VN về các mặt Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, sự hình thành một Xã Hội Dân Sự, việc thực thi Pháp Trị và sự tin cậy hổ tương quan trọng giữa nhân dân – đảng – Chính Quyền cho mục đích hòa bình, thịnh vượng của đất nước. Ngoài ra không thấy đề cập đến đảng cộng sản là nguyên nhân tạo ra tình hình các mặt trong xã hội VN ngày càng tồi tệ, và vì vậy phải tìm một biện pháp giải quyết dứt khoát, rõ ràng có tính thuyết phục cao. Đây mới chính là mục đích của vấn đề mà lẽ ra phải được nhấn mạnh và triễn khai chi tiết bằng một kế hoạch khả thi trong “CON ĐƯỜNG VIỆT NAM”, nhưng hoàn toàn thiếu vắng nên đã làm thất vọng mọi người còn tấm lòng với Quốc Gia Dân Tộc!

    Từ những diễn biến liên hệ đến chính trị nói trên kèm theo Mục Tiêu Tranh Đấu của “Con Đường Việt Nam” không đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay của nhân dân Việt Nam, đã cho phép người đọc liên nghĩ đến các kế hoạch mà cộng sản Việt Nam đã học được của cộng sản Trung Hoa để áp dụng ở VN trong cuộc chiến Bắc Nam trước 1975. Đó là:

    -BA MŨI GIÁP CÔNG: 1- Chỉnh đốn đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng. 2-Phái đoàn BCTCSVN triễn khai nghị quyết 36 và vận động về Chỉnh Đốn Đảng ở hải ngoại. 3-”Con đường Việt Nam” của Lê thăng Long.

    -NHỨT ĐIỂM LƯỠNG DIỆN. Lưỡng Diện: 1- Vận động đảng viên. 2- Vận động Nhân Dân trong nước và ngoài nước. Nhứt điểm: Cứu nguy đảng cộng sản VN.

    Theo trình bày trên đây, thế tất phải có hoài nghi về tư cách và thái độ chính trị của Lê thăng Long qua “Con đường Việt Nam”, vừa chung chung thiếu thực tế, vừa mang nỗi bí ẩn của vấn đề bất khả thi đối với người tù chính trị về tội âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản còn đang bị quản chế như ông Long. (TS Hà Sĩ Phu cho đó là chuyện động trời)

    Người Việt trong và ngoài nước đã trãi nghiệm nhiều thứ với cộng sản nên “kinh cung chi điểu” là phải.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ