WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về đạo luật bảo hiểm y tế mới

Ảnh: flick.com

Sau nhiều thập niên với nỗ lực của nhiều đời tổng thống, rồi trải qua hơn 14 tháng tranh luận căng thẳng tại diễn đàn Quốc Hội và trên các diễn đàn công cộng khác, cuối cùng đến hôm 21/3 vừa rồi một đạo luật cải cách y tế với quy mô rộng lớn cho toàn nước Mỹ chính thức ra đời. Đạo luật mang một tên khá dài, và thật ra gồm hai phần. Tên chính thức của phần đầu đạo luật được ký ngày 23/3/2010 là The Patient Protection and Affordable Care Act; sau đó một đạo luật bổ sung khác được ký vào ngày 30/3/2010 với danh xưng chính thức là The Health Care and Education Reconciliation Act. Để đạt đến kết quả có tính cách lịch sử này Đạo Luật đã phải trải qua cả một chặng đường gay go, với các dự luật (bills) khác nhau chuyển qua, chuyển lại giữa Hạ Viện và Thượng Viện nhiều lần trước khi sau cùng đưa qua cho Tổng Thống ký thành Luật. Bộ Luật không những chỉ dài, hơn 2040 trang giấy, mà còn rất phức tạp; sẽ ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến mọi người dân, phát sinh nhiều hệ quả cho toàn xã hội Mỹ về nhiều mặt trong những thập niên tới. Đạo Luật chưa phải là sự kết thúc của vấn đề y tế rộng lớn mà chỉ mới là một khởi đầu, như lời của Tổng Thống Obama đã nói trong buổi lễ ký kết: “For those of us who fought so hard for these reforms and believe in them so deeply, I have to remind you our job is not finished. Indeed, it has only just begun.” (Tạm dịch: “Đối với những người trong chúng ta đã đấu tranh cam go cho những cải cách này và tin tưởng sâu xa vào các cải cách đó, tôi xin nhắc nhở quý vị rằng công việc của chúng ta chưa hẳn đã xong. Thật ra, nó chỉ mới bắt đầu thôi”).

SƠ LƯỢC DIỄN TIẾN HÌNH THÀNH CÁC ĐẠO LUẬT:

Cố gắng để cải cách toàn bộ hệ thống y tế của Mỹ đã được giới cấp tiến, đại diện là đảng Dân Chủ, ấp ủ từ lâu. Tổng Thống Bill Clinton, ngay những năm đầu nhậm chức trong thập kỷ 1990, đã đem vấn đề này ra, nhưng thất bại. Đến mùa bầu cử Tổng Thống năm 2008, hai ứng viên sáng giá nhất của đảng Dân Chủ là bà Hillary Cliton và ông Barack Obama, tuy có lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề, nhưng lại rất tương đồng trong vấn đề cải cách y tế. Điểm mà ông Obama nhấn mạnh nhiều nhất trong vấn đề này là việc hình thành một hệ thống gọi là Public Health Insurance Option, tạm dịch là Giải pháp Bảo hiểm Công, do chính quyền Liên Bang điều hành. Giới truyền thông Mỹ thường gọi tắt hệ thống đó là Public Option.

Public Option là chương trình bảo hiểm y tế cung cấp dịch vụ bảo hiểm có phẩm chất (qualified health benefit plan) cho những người không nằm trong diện Medicare hay Medicaid. Những người tham gia Public Option(PO) không nhận tài trợ trực tiếp từ chính phủ (tuy chính phủ LB có ứng tiền ra lúc đầu để khởi động (seed money) và số tiền đó phải hoàn trả), nhưng ngân sách của PO là do bảo hiểm phí (premium) của thành viên hợp thành. Vai trò quan trọng của Public Option là, với sự hậu thuẫn của chính phủ Liên Bang và với mục đích không vụ lợi (non-profit), sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với các hãng bảo hiểm tư nhân, chống nạn độc quyền thị trường bảo hiểm của những hãng lớn, nhằm hạ thấp bảo hiểm phí.[1]

Public Option, lúc đầu là phần then chốt trong kế hoạch cải cách y tế của TT Obama và đảng Dân Chủ, được đưa vào các dự luật thảo luận tại Hạ Viện: America’s Affordable Health Choice Act (HR 3200), và sau đó là Affordable Health Care for America Act (HR 3962) được Hạ Viện (đa số Dân Chủ) thông qua tháng 11/2009.

Nhưng Public Option gặp phải sự chống đối, đặc biệt mãnh liệt là từ phía đảng Cộng Hoà tại Quốc Hội. Có tổng cộng hơn 540 đề nghị sửa đổi được các Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hoà đưa ra đối với Dự Luật HR 3962 của Hạ Viện. Quan điểm chính yếu của phe chống đối là cho rằng Public Option, do bản chất quan liêu của hệ thống nhà nước, sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng, dần dà sẽ đẩy các hãng bảo hiểm tư nhân đến chỗ phá sản, làm sụp đổ ngành kỹ nghệ bảo hiểm y tế. Một số quan điểm khác cho rằng Public Option là hình thức giúp chính phủ Liên Bang trở nên quá mạnh, dễ dàng quá lạm, xâm phạm vào tự do cá nhân của công dân, vi phạm vào nguyên tắc cân bằng-kiểm soát (check-and-balance principle) của tổ chức chính quyền đã được ghi trong Hiến Pháp. Sự chống đối tại nghị trường Thượng Viện được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhóm đặc lợi (special interest groups) thông qua các cuộc vận động hành lang (lobbying) tích cực đối với các Nghị sĩ. Trung bình có 6 lobbyists (người vận động hành lang) cho mỗi TNS, và chỉ trong vòng nửa năm đầu 2009 đã có gần 260 triệu dollars được chi cho việc lobby đó. Theo Guardian của Anh thì giới vận động hành lang đã chi 1.5 triệu dollars cho chủ tịch tiểu ban TV soạn thảo dự luật[2]. Hậu thuẫn tài chánh đàng sau các cuộc vận động hành lang để chống lại Public Option, phần chính yếu trong dự luật của Hạ Viện, là các hãng bảo hiểm y tế, các công ty dược và các hiệp hội đại diện cho các bệnh viện và y sĩ.

Do sự chống đối và vận động mạnh mẽ trên đây, cộng với hoạt động của phong trào quần chúng ở bên ngoài, tiêu biểu là phong trào Tea Party, Thượng Viện cuối cùng đã thay đổi nhiều điều trong dự luật HR 3962 của Hạ Viện, tạo ra một dự luật khác có tên là Patient Protection and Affordable Care Act (PPACA, HR 3590). Dự luật được Thượng Viện thông qua ngày 24/12/2009 với tỉ số 60/39. Public Option hoàn toàn bị xoá bỏ trong bản dự luật này của Thượng Viện; thay vào đó là các Health Benefit Exchanges- một dạng thị trường bảo hiểm y tế do các đại lý của các chính quyền tiểu bang điều hành- được đưa vào.[3]

Theo quy định về thủ tục lập pháp, thì vì dự luật của TV biểu quyết có nội dung khác với của Hạ Viện, nên Dự luật PPACA được chuyển trở lại cho Hạ Viện thảo luận lại để san bằng các dị biệt, rồi biểu quyết lần nữa, trước khi chuyển qua cho bên hành pháp để ký thành luật. Ngay trong thời điểm ấy Thượng Nghị Sĩ Scott Brown, một TNS thuộc đảng CH, thắng đối thủ của đảng Dân Chủ và đắc cử vào Thượng Viện. Với sự đắc cử của Brown, đảng Dân Chủ tại Thượng Viện mất đi đa số 60 TNS, là đa số cần để vượt qua thủ tục filibuster (một thủ tục của phe thiểu số thường dùng để cản trở việc biểu quyết thông qua một dự luật bằng cách kéo dài việc thảo luận vô hạn định).

Vì sự kiện đó, tại Hạ Viện, phe Dân chủ đã áp dụng chiến thuật mới bằng cách biểu quyết chấp thuận dự luật PPACA của Thượng Viện, là dự luật trong đó Public Option đã bị loại, để Dự luật có thể được nhanh chóng đưa qua cho Tổng Thống ký thành Luật. Mặt khác, Hạ Viện lại đưa ra những điểm sửa chửa bổ sung (fixes) đối với dự luật PPACA của TV, làm thành một dự luật nhỏ khác có tên là Health Care and Education Reconciliation Act (HCERA), xếp vào loại reconciliation bill, rồi chuyển lên cho Thượng Viện biểu quyết. Theo luật tổ chức của Thượng viện thì thủ tục filibuster không áp dụng được đối với một reconciliation bill; nghĩa là TV, với đảng Dân Chủ chiếm đa số, có thể biểu quyết bằng đa số thường để thông qua HCERA. Đây chính là dự luật thứ hai đã được TT Obama ký thành luật vào ngày 30/3, tức là chỉ một tuần sau ngày ký luật đạo luật thứ nhất, PPACA.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG LUẬT HCERA:

Ngoài những sửa đổi nhỏ đối với luật PPACA liên quan đến lãnh vực cải cách y tế được ghi trong phần I (Title I), phần quan trọng của luật HCERA liên quan đến những cải cách trong việc trợ cấp tài chánh và cho sinh viên vay nợ, được ghi trong title II. Trước đây, chính phủ Liên Bang bảo trợ cho các ngân hàng tư để các ngân hàng này cho sinh viên vay tiền trong thời gian theo học tại các trường đại học. Từ nay Bộ Giáo Dục sẽ trực tiếp đảm trách việc dùng tiền của LB để cho sinh viên vay, không qua ngân hàng tư nữa.

Luật HCERA cũng đưa ra những cải cách sau:

· Gia tăng Pell Grant, là tiền trợ cấp của Liên Bang cho học sinh nghèo bằng cách cung cấp 13.5 tỉ dollars, theo dạng phân bổ bắt buộc (mandatory appropriations), cho Pell Grant.

· Từ năm 2014 trở đi, giảm mức tiền trả nợ tối đa cho sinh viên sau khi ra trường là 10% của lợi tức khả dụng (discretionary income) ( hiện nay là 15%).

· Cũng từ năm 2014 trở đi, sinh viên sẽ được tha miễn số nợ còn lại sau khi đã trả nợ trong 20 năm (hiện nay là 25 năm).

· Sẽ có những điều kiện dễ dàng hơn cho phụ huynh trong việc đứng ra vay tiền cho con cái để theo đuổi việc học hành.

· Gia tăng việc trợ cấp ngân sách cho các đại học cộng đồng (community colleges).[4]

Pages: 1 2 3

3 Phản hồi cho “Về đạo luật bảo hiểm y tế mới”

  1. Hwy Tse says:

    THÀNH PHẦN NGHÈO
    “A customer is always a King.”
    Các nhà kinh doanh thành công trên thương trường (với sự cạnh tranh công bằng) đều nắm vững: “Our customers are always our Kings or Queens.” Thật vậy, đối với mọi khách hàng, những nhà kinh doanh này không chỉ cư xử thân thiện, quý mến,… mà còn phục vụ tận tụy qua các nhân viên vừa dịu dàng vừa trẻ đẹp nữa,…; tất cả chỉ vì họ nhận biết được rằng: ” chính khách hàng (hầu hết thuộc GIỚI NGHÈO CHIẾM ĐA SỐ) đã nuôi sống và làm giàu cho họ…”
    Ghi chú: Các nhà kinh doanh đại loại như trên hẳn là không đời nào hiện hữu ở các nước XHCN và ngay cả USA đang tha hóa hướng theo đường lối và chính sách của vị tân Marxist (The 44th US President is a neo-Marxist).
    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  2. TaTon says:

    Chính nhờ cái thànhphần nghèo chiếm đasố nầy làm ra mọi thứ cho một nhóm nhỏ được giàucó! Nếu
    ai không biết cái điềuđó, thì đúng là những kẻ khốnkhó và đáng thương nhất trên cõi đời này!!!

  3. Hwy Tse says:

    DỰ LUẬT !
    “The less said the better.” English Proverb
    Chúng ta nên gọi là “Dự luật bảo hiểm y tế” bởi vì chưa hoàn chỉnh và chưa thực hiện,…
    Rồi đây chả biết có thêm “Dự luật di trú” nữa hay không?
    Mới đây có một số Tiểu bang, các nghị sĩ Dân chủ cùng với hàng chục nghìn người – chưa hợp pháp hóa cư trú – đã biểu tình rầm rộ ĐÒI HỎI LUẬT DI TRÚ !
    Kế tiếp chả biết có thêm “Dự luật xã hội” cho giai cấp vô sản nữa hay không?
    CHÍNH TRỊ THƯỜNG MỊ DÂN ! Các chính khách mị dân thường khích động thành phần nghèo khó chiếm đa số mà chả cần biết đến QUY LUẬT PHÁT TRIỂN XÃ HỘI: (…)
    Chúng ta có thể gọi; “The 44th US President is a neo-socialist”.
    “It is the individual American who creates PROPERITY and GOOD JOBS, not the Government.” etc.
    -Senator Gregg, the top Republican on the Senate Budget Committee.
    (còn tiếp)
    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

Leave a Reply to TaTon