WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đừng sợ chính trị!

Sáu mươi lăm năm về trước Đức Thầy Hùynh Phú Sổ mang tư tưởng Phật Giáo – Bát Chánh vào công cuộc đấu tranh giành độc lập nước nhà. Đức Thầy kêu gọi tòan dân chính trị vì chính trị là làm những việc chính đáng cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc, cho nhân lọai.

Ngày nay trong hòan cảnh nước mất nhà tan, không khí của những ngày 1945 dường như trở lại, lời kêu gọi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ xuống đường đừng sợ chính trị nhắc nhở chúng ta chính trị là việc cần chúng ta dấn thân. Xin mời bạn xem lại tòan văn lời kêu gọi Đức Tăng Thống qua cuộc phỏng vấn của Ỷ Lan trên Đài Á Châu Tự Do.

Đừng Sợ Chính Trị!

Toàn dân bị chế độ độc tài toàn trị, thì họ sợ nhất là chính trị. Cho nên mình làm cái gì có tính cách chính trị là họ vu cáo ngay là người tham vọng chính trị lật đổ chính quyền. Nhưng biểu tình ở đây rất thông thường. Biểu tình Giáo Hội chủ trương ngày chủ nhật tới đây mà các vị đi tham gia đông đảo đừng sợ gì, đừng lo gì. Ai cản đâu thì mình ngồi đó, là bởi vì mình biểu tình đây là để bày tỏ nguyện vọng tha thiết với nhà nước phải bảo vệ đất nước này. Truyền thống bốn nghìn năm văn hóa. Thời đại văn minh đây không lẽ mình cúi đầu chịu đầu hàng à? Để cho người Trung Quốc họ thống trị Việt Nam à? Không được!

Còn cái làm chính trị nó khác. Cái đó, trách nhiệm đó nhà nước phải lo. Giữ giặc, bảo vệ đất nước, giữ ở ngoài biển, trên bộ, đấy là trách nhiệm nhà nước. Người dân chỉ nhắc nhở thế thôi. Chứ đừng thấy người dân biểu tình là lo người ta cướp chính quyền của các vị. Làm sao cướp được? Một quân đội như thế, những nhà tù như thế, mạng lưới công an như thế, làm sao mà lật đổ các vị? Chính quyền trong tay các vị. Người dân đây chỉ có mỗi một phương tiện duy nhất là xuống đường để bày tỏ ý hướng mình thôi.

Báo chí bây giờ không được nói. Báo chí trong lề phải mới được nói. Nói trái thì người ta dập đi, mà lề phải toàn ca tụng nhà nước giàu có, hạnh phúc. Tăng Ni ở đây cũng trên hết, trước hết, là một người dân của một nước đã, tức là một thành viên trong một đất nước gồm có chín mươi triệu dân đây. Trước hết và trên hết, mỗi một vị Tăng Ni là một công dân, mà đã là công dân phải có cái nghĩa vụ đối với đất nước, đối với tổ quốc, đối với đồng bào.

Thế bây giờ mình tu thì cứ tu. Nhưng mà đến cái tình trạng này mình phải xuống đường biểu tỏ tinh thần cũng như tâm huyết của một người dân, chứ không là tư cách một vị sư. Tâm huyết của một người công dân Việt Nam chuyển đến nhà nước để nghe tiếng nói đó, hiểu thấu được tình trạng đó, để mà lo việc nước. Chứ đâu phải biểu tình đòi lật đổ. Ông sư, Tăng Ni có hai bàn tay trắng có gì mà phải lo?

Hai chữ chính trị rất thông thường, đâu có gì mà nguy hiểm như độc tài họ quan trọng hóa ra. Họ bảo vệ cái độc quyền chính trị của họ. Vậy công việc của một nhà nước, bổn phận, nghĩa vụ của một nhà nước đối với các việc nước, việc dân là phải sửa sang cái đất nước, việc dân ấy, cho ngay thẳng chính đáng. Đấy chính trị là thế thôi, chứ đâu phải Tăng Ni xuống đường để làm cái gì. Còn làm chính trị là phải lập đảng, như thế mới là làm chính trị. Còn người dân không biết cách nào, làm thế nào, trước vận nước như thế, nó ngổn ngang, nguy hiểm như thế, thì chỉ còn biết cách xuống đường bày tỏ như thế để dùng cái đó mà nói với nhà nước, dùng đôi chân để nói với nhà nước. Đâu có mưu đồ chính trị gì mà sợ.

Thành ra nhân đây tôi kêu gọi đừng sợ chính trị. Nó là con ngáo ộp. nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!

Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.

Thời đại này không thể độc tài phát xít được nữa, mà phải là một chế độ dân chủ. Tất cả các chế độc độc tài, phát xít sẽ lần lượt đi vào bảo tàng viện hết.

Như vậy, nếu lúc này đang là lúc nguy hiểm thù trong giặc ngoài, mà nhà nước tìm cách mở rộng cái hoạt động chính trị ra để cho mọi người tham gia, tất cả đại diện các thành phần trong đất nước, trong khối dân tộc tham gia để giúp việc duy trì nền độc lập mà đã tốn bao xương máu mới đạt được đây.

Cái thế đảng Cộng sản, một mình đảng Cộng sản không làm được đâu. Cộng sản còn kẹt cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, rồi thêm vào đó “16 Chữ Vàng, 4 Tốt” thành ra ngại không làm được. Bởi thế cho nên phải nhờ cái sức hỗ trợ của toàn dân, là những người tha thiết, yêu nước nhất, là giới thanh niên, sinh viên, là trụ cột, rường cột của quốc gia trong tương lai, thì phải để cho họ tham gia. Phải khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị trong lúc này.

Sau các ông có qua đời đi rồi, họ lãnh đạo đất nước chứ ai. Thanh niên là tương lai của dân tộc, nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi. Bây giờ họ xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà phải giấu kín, không dám gọi nhau, không dám rủ nhau, hẹn nhau chỗ đó chỗ kia như đi ăn trộm. Có thấy nhục không? Tương lai đất nước, lo cho đất nước mà phải như thế à? Biểu tình cũng phải giấu diếm, mặc áo mưa mà đi. Có tủi hổ với thế giới không?

Suy ngẫm lời Đức Tăng Thống sẽ thấy rõ đảng Cộng sản không làm chính trị, đảng Cộng sản đang cai trị dân tộc Việt Nam. Vì cai trị dân tộc nên đảng Cộng sản luôn sợ người dân đứng lên để giành lại chủ quyền dân tộc. Được Diễn Đàn BBC phỏng vấn, blogger Phương Bích cho biết: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.” Thế nên Đừng Sợ Chính Trị ! hãy trả lại sự sợ hãi cho giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Giờ lịch sử để xét xử bọn cầm quyền cộng sản đã điểm.

Chính Trị Nội Bộ

Vì chế độ cộng sản là một chế độ tòan trị, chính trị chỉ là chuyện nội bộ đảng Cộng sản. Trước thời điểm cáo chung, chuyện phân hóa nội bộ đảng Cộng sản mỗi ngày một rõ hơn nhờ thế chúng ta mới có thể thấy và phân tích được tình trạng dành ăn của giới cầm quyền cộng sản.

Có huyền thọai cho rằng Trương Tấn Sang muốn lật đổ Nguyễn Tấn Dũng. Sự thực càng ngày càng rõ nét Trương Tấn Sang chỉ là một con cờ rối trong ván cờ nội bộ mà Nguyễn Tấn Dũng đang cầm. Nếu Trương Tấn Sang có tài hay có hậu thuẫn thì ngày nay đã làm Tổng Bí Thư thay vì giữ vai trò cúng tế.

Trong cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hôm thứ Hai 2/7, ý kiến của giới học giả cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp (1992) cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước. Trao đổi với BBC qua điện thoại, Giáo sư Phạm Hồng Thái cho biết: “Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo.” Một cách mỉa mai quyền lực của Trương Tấn Sang chỉ được bàn trong các cuộc hội thảo khoa học.

Phương cách duy nhất để Trương Tấn Sang cất tiếng nói là đại diện cử tri trong cái Quốc Hội hình thức bù nhìn do Nguyễn Tấn Dũng nắm. Khổ nỗi cũng mang kiếp sâu Trương Tấn Sang lại mặt dạn mày dày đụng chạm đến chúa sâu và cả đàn sâu. Vốn đã cô đơn Trương Tấn Sang lại càng bị ghét bỏ và bị cô lập. Huyền thọai phe Trương Tấn Sang chống phe Nguyễn Tấn Dũng xem ra chỉ là trò “sâu cắn sâu” trong ván cờ của phe diễn tiến hòa bình.

Còn Nguyễn Phú Trọng chỉ là một khoa bảng thuộc và trả bài đã học. Những bài ông đọc là những bài về tư tưởng cộng sản hầu như đã được nhân lọai đào thải. Chả thế bà Tổng Thống Ba Tây Vana Dilma Rousseff đã đóng cửa để khỏi phải nghe ông trả bài. Cái chức Tổng bí thư cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam có được là nhờ khuôn mặt sợ Tàu nhất trong cái Bộ Chính Trị vừa hèn với giặc vừa ác với dân.

Nguyễn Tấn Dũng nắm mọi thực quyền: bộ chính trị, trung ương, nhà nước, quân đội, công an, quốc hội, đòan thể và cả báo chí. Nhưng chính vì sự ôm đồm này Nguyễn Tấn Dũng đang lâm vào cảnh các bè cánh đánh nhau tranh ăn. Việc Nguyễn Tấn Dũng đánh lá bài “yêu nước”, lá bài “theo Mỹ cứu đảng” chẳng qua cũng chỉ vì trữ lượng dầu thô trên thềm lục địa Việt Nam đang bị Trung cộng phong tỏa. Giới hạn khai thác dầu thô là giới hạn khả năng ăn cắp tài nguyên quốc gia của Tập Đòan Nguyễn Tấn Dũng.

Dân chúng và đa số các đảng viên càng ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đòan Cộng Sản. Diễn tiến hòa bình, tự diễn tiến, tự chuyển hóa là quá trình thức tỉnh quay về với dân tộc. Quá trình này đã và đang xảy ra bên trong và bên trên đảng Cộng sản.

Thay vì nhìn nhận sự thật để quay về với dân tộc tầng lớp cầm quyền cộng sản lại chỉ hô hào: “…đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải tăng cường đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng CNXH, thực dụng, cá nhân ích kỷ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…; chặn đứng nguy cơ thoái hóa về chính trị, tư tưởng.” Nhưng càng đẩy mạnh đấu tranh nội bộ thì bộ mặt thật của chế độ cộng sản càng phơi bày.

Bộ mặt thật của hệ thống cai trị tại Việt Nam chẳng khác gì hệ thống cống rãnh tại Sài Gòn và Hà Nội sau những cơn mưa lớn rác rưới trôi lềnh bềnh. Tiền thuế của dân, tài nguyên quốc gia, nợ quốc tế chạy vào túi của bè lũ cầm quyền. Chúng càng tham lam, tội bán nước gia tăng, thì bất mãn càng tăng thêm và ngày bọn chúng đền tội càng gần hơn.

Đảng Chính Trị Tổ Chức Đấu Tranh Chính Trị

Về phía dân chủ, càng ngày càng nhiều đảng chính trị, tổ chức chính trị và tổ chức đấu tranh chính trị công khai xuất hiện. Như Đức Tăng Thống đã giải thích: “Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.” Nếu các thành viên nhận thức được chính trị chính là mục tiêu tối hậu, còn tổ chức chỉ là phương tiện đeo đuổi quốc sách, nhằm tranh đấu thực hiện các mục tiêu chính trị, xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ và giầu mạnh, trong thời điểm hiện nay càng nhiều tổ chức, càng nhiều gia nhập công cuộc đấu tranh chung và càng sớm mang lại tự do cho Việt Nam.

Mỗi tổ chức tập hợp những người có cùng một xu hướng chính trị. Mỗi tổ chức chính trị lại đề ra có những phương cách đấu tranh và tự nhận các công tác đấu tranh thích hợp với tổ chức của mình. Trong sinh họat chính trị chuyện cạnh tranh giữa các tổ chức hay giữa các thành viên trong một tổ chức là chuyện hết sức bình thường và tự nhiên. Bài đã khá dài người viết sẽ trở lại đề tài này trong một dịp khác.

Tôi Làm Chính Trị?

Đúng 30 năm về trước, ngày 4-7-1982 sau 11 ngày lênh đênh trên biển tàu chúng tôi tìm được tự do. Cái giá của tự do chúng tôi được hưởng là sự hy sinh của nửa triệu đồng bào, trong đó có gia đình chúng tôi. Thiếu quan tâm bảo vệ cộng đồng và đấu tranh cho đồng bào quốc nội là tự phản bội chính mình.

Gần đây ông Lê Thăng Long có đưa ra giải pháp Con Đường Việt Nam tạo nhiều tranh luận về tương lai Việt Nam. Nhà văn Phạm thị Hòai có bài viết “Chọn Đường” để trao đổi với ông Long về giải pháp nói trên. Theo tôi chúng ta có thể chọn bạn đồng hành, chọn tổ chức, chọn chiến hữu, chọn đồng chí, nhưng chúng ta không thể chọn con đường Việt Nam. Vì con đường phải tới là con đường tự do dân chủ cho Việt Nam.

Ba mươi năm quá nửa đời người, câu hỏi luôn có trong đầu tôi: “Làm chính trị là làm cái gì ?” Câu hỏi này cũng là câu hỏi của nhiều người tôi được gặp, được trao đổi, của nhiều bạn đọc tôi được biết. Bài viết này hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ thêm sự khác nhau giữa nghĩa vụ và bổn phận công dân, chính trị nội bộ, chính trị chính đảng và tham chính. Có nắm được sự khác biệt chúng ta mới có thể vượt qua những khó khăn trên con đường phải tới.

Tôi sinh họat cộng đồng ngay khi bước chân đến Úc, đã là chủ tịch Cộng đồng Canberra và là phó chủ tịch Cộng đồng tại Úc châu trong những năm 1990. Sinh họat cộng đồng mang nhiều tính cách đấu tranh chính trị bảo vệ cộng đồng. Nhưng nếu chúng ta xem “chính là chính đáng và trị là sửa sang” như lời Đức Tăng Thống kêu gọi thì sinh họat cộng đồng cũng là sinh họat chính trị.

Trong sinh họat đa nguyên, đa dạng, đa tổ chức tôi học hỏi rất nhiều về chính trị nội bộ. Tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm là những yếu tố căn bản rút ra được từ sinh họat cộng đồng và sinh họat chính trị. Thiếu chính tâm mọi sinh họat chỉ là bề ngòai, hình thức và giai đọan.

Có người nghe nói và đặt câu hỏi “Có phải tôi là đảng viên đảng Việt Tân?” Điều này hòan tòan sai, tôi chưa bao giờ gia nhập bất cứ đảng chính trị nào kể cả đảng Việt Tân.

Câu hỏi có phần có lý của nó vì Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu là một Cộng đồng chống cộng có thực lực. Thế nên từ căn bản tìm hiểu, tin tưởng, tôn trọng và chính tâm, cho công cuộc đấu tranh chính trị người lãnh đạo cộng đồng thường làm việc gắn bó với tất cả các tổ chức chính trị, kể cả đảng Việt Tân.

Tôi gia nhập Khối 8406 ngay khi tổ chức này được thành lập và từ đó đến nay vẫn chỉ sinh họat với Khối 8406. Như trong các bài viết trước đây Khối 8406 không phải là một tổ chức chính trị, một đảng chính trị, Khối chỉ là một tổ chức đấu tranh chính trị với một mục tiêu duy nhất là giải thể chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam. Theo tôi nhận xét đa số thành viên gia nhập Khối 8406 thường suy nghĩ đang làm nghĩa vụ làm bổn phận người dân đúng như lời Đức Tăng Thống kêu gọi. Tôi đã có dịp chia sẻ cùng bạn đọc qua hai bài “Khối 8406 Không Phải Một Tổ Chức Chính Trị” và “Khối 8406 Làm Bổn Phận Người Dân”.

Khi đã hiểu được chính trị là gì chúng ta sẽ không sợ chính trị mà còn trân quý nó vì chỉ có dấn thân chính trị mới có thể mang lại một đất nước Việt Nam đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Lẽ đương nhiên mỗi người trong chúng ta có quyền chọn lựa mức độ dấn thân hoặc chỉ làm nghĩa vụ và bổn phận công dân, tham gia chính đảng chính trị hay tham chính trong một chính phủ tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi

5-7-2012

© Nguyễn Quang Duy

8 Phản hồi cho “Đừng sợ chính trị!”

  1. nvtncs says:

    Nền dân chủ của Âu-Mỹ
    ———————————
    Information is the currency of democracy. ~ Thomas Jefferson
    Eternal vigilance is the price of liberty. ~ Wendell Phillips
    We cannot defend freedom abroad by deserting it at home. ~ Thomas Jefferson
    When the government fears the People, that is Liberty. When the People fear the Government, that is tyranny. ~Thomas Jefferson
    The spirit of resistance to government is so valuable on certain occasions, that I wish it to be always kept alive. It will often be exercised when wrong, but better so than not to be exercised at all. I like a little rebellion now and then. ~ Thomas Jefferson
    The price good men pay for indifference to public affairs is to be ruled by evil men. ~ Plato
    Civilization begins with order, grows with liberty, and dies with chaos. ~ Will Duran
    A nation of sheep will beget a government of wolves. ~ Unknown
    The hottest places in Hell are reserved for those who, in times of great moral crisis, maintain their neutrality. ~ Dante Alighieri
    I am concerned for the security of our great nation, not so much because of any threat from without, but because of the insidious forces working from within. ~ General Douglas MacArthur
    History does not long entrust the care of freedom to the weak or the timid. ~ Dwight D. Eisenhower
    The inherent vice of capitalism is the unequal sharing of the blessings. The inherent blessing of socialism is the equal sharing of misery. ~ Winston Churchill
    In the end, we will remember not the words of our enemies, but the silence of our friends. ~ Martin Luther King, Jr.
    During times of universal deceit, telling the truth becomes a revolutionary act. ~ George Orwell
    A Republic must either preserve its virtue or lose its liberty. ~ John Witherspoon
    A state of war only serves as an excuse for domestic tyranny. ~ Alexander Solzhenitsyn
    It’s not what you’ve got, it’s what you use that makes a difference. ~ Zig Ziglar
    When I took the oath of office, it wasn’t to my party or the President. It was to the Constitution. ~ Tom Tancredo
    It is well that the people of the nation do not understand our banking and monetary system, for if they did, I believe there would be a revolution before tomorrow morning. ~ Henry Ford

    Câu của Solzhenitsyn phù hợp và diễn tả chính xác tại sao CSBV đã chọn con đường chiến tranh 1945-1954; vì nếu không gây chiến tranh để đánh lừa và lợi dụng lòng yêu nước người dân thì làm sao CSBV cướp được quyền và giữ được quyền trong bấy nhiêu năm.
    Từ năm 1975 trở đi, sau khi chiến tranh kết liễu, thò mặt thật của CSBV cho toàn đân nhìn thấy thì đã quá muộn vì chế độ độc tài công an, đảng trị đã nắm và bóp chặt cổ dân.

    • nguenha says:

      Dúng như vậy! Lâu rồi,lúc phái dòan UNESCO từ Pasis dến Huế dể thẩm định các Di tích triều Nguyễn,trước khi cấp bằng Di-Sản. Phái dòan tiếp xúc với Dại diện Nguyễn Phước tộc ,Ông nầy hỏi Phóng Viên Tờ ParisMatch, thành viên của dòan (bằng tiếng Pháp) :Ông có nhận xét gì về nền kinh-tế VN sau chiến tranh. Ông PV trã lời(lâu rồi tôi không còn nhớ nguyên văn),nhưng tạm hiểu dươc là :” Chiến thắng trong sự Lừa-bịp và Thành Công trong sự Dối trá!”. Thế giới Văn Minh dều biết và hiểu CSVN,nhưng vì ngọai giao người ta vẩn tiếp xúc với mình,TT Mỹ Reagan vẩn bắt tay Ghadafi,nhưng Ông vẩn nói ” con chó dại!!”.Dây cũng là bài học cho mấy “dỉnh cao trí tuệ” ở Hanội mở mắt,mở lòng!

  2. Nguyễn Quang Duy says:

    Chính trị là mục tiêu trường kỳ, còn cách mạng chỉ là phương tiện đỏan kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tự cho là một đảng cách mạng thực tế nó là một đảng phản cách mạng đảng của tầng lớp thống trị.
    Làm cách mạng là để “giải phóng con người trước hết là sự giải phóng chính trị” tiếc thay ít người nhìn thấy điều này.
    Xin trân trọng cảm ơn tất cả góp ý.
    Thân mến
    Nguyễn Quang Duy

  3. NguoiVN says:

    Tôi nhận thấy rằng đất nước Việt Nam (VN) của chúng ta như ngày hôm nay muốn được mạnh giàu, phát triển về khoa học kỹ thuật, văn hóa, xả hội, chính trị và điều quan trọng nhất muốn cho quê hương xứ sở VN được độc lập và trường tồn và cũng để cho 100 triệu người VN thông minh, khôn ngoan và rất tài giỏi khắp nơi, khắp nước và trên toàn thế giới được sống trong an bình thịnh trị, an cư lạc nghiệp, tự do, dân chủ, công bình bác ái, luật pháp công minh, nghiêm minh hoàn chỉnh thì toàn dân VN phải làm cách mạng hay là phải làm chính trị để mau chóng chấm dứt hay là tận diệt Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS), Xả Hội Chủ Nghĩa (XHCN) cùng giải tán, giải thể đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trong ôn hòa và trật tự để tránh đổ máu và xóa bỏ mọi hận thù cho toàn dân VN thương yêu của mình.

    Trong thời điểm nghiêm trọng lịch sử này thì 100 triệu người VN thông minh, khôn ngoan và rất tài giỏi khắp nơi, khắp nước và trên toàn thế giới đều cần phải có “Thái độ chính trị” hay là “Đạo đức cách mạng” .

    Chính nghĩa cách mạng hay đạo đức cách mạng cần phải có những điều sau đây:

    1. Không tham danh
    2. Không tham lợi
    3. Không tham lam ích kỷ
    4. Không tham tiền, tham bạc
    5. Không tham quyền cố vị
    6. Không được buôn dân, bán nước cho CSTC
    7. Cần kiệm liêm chính
    8. Chí công vô tư
    9. Quả quyết sửa lỗi mình
    10. Nói thì phải làm
    11. Có lòng biết yêu nước thương dân
    12. Yêu thương toàn dân VN như yêu thương lấy chính bản thân mình
    13. Lúc nào cũng biết tự trọng lấy mình
    14. Ít nói không phải là nói ít mà là không nói những điều vô ích
    15. Biết lấy “Đại nghĩa quốc gia dân tộc VN” làm trọng
    16. Biết đặt “Quyền lợi của toàn dân VN” lên trên tất cả những tham vọng thấp hèn của cá nhân và của đảng phái .

    Theo tôi nhận biết thì đây là những điều căn bản mà một người VN cần phải trang bị cho mình để có thể đứng vững và cũng để hiên ngang đứng ra hy sinh gánh vác lấy những trách nhiệm cao cả mà giúp dân, giúp nước hay là gia nhập vào một đảng phái chính trị đàng hoàng tử tế, rõ ràng minh bạch và quang minh chánh đại trước toàn dân VN ngỏ hầu có thể đóng góp tài năng của mình cho quê hương xứ sở thân yêu VN của mình trong giai đoạn “Dầu sôi lửa bỏng” hay là “Nguy cơ nước mất nhà tan” bỡi lũ ác nhân, hung hăng, tham tàn, khát máu quỷ đỏ CSTC như là dân tộc Tân Cương, Tây Tạng đang ngày đêm bị hành hình, hành xác, tù đày, tù ngục trong gông cùm xiềng xích và dưới gót giày xâm lăng của lũ quỷ đỏ CSTC.

    “V”, “VK”

    HS. TS. VN

    • kẻ miền xuôi says:

      Người viết rất hay ,người còm Nguoi VN nói rất rỏ ,nhửng ai vấn thân hảy giử cho đúng nhửng điều trên thì nhân dân Việt Nam rất hạnh phúc .

  4. nguyenha says:

    Khi Quý-Vị bước xuống thuyền dể Vượt biên hoặc bằng những phương tiện khác, từ bỏ chế dộ nầy dể
    sống với chế-dộ khác,quý vị dã làm một “hành-vi chính trị”! Không còn gì chối cải nửa! Có người,ngay cả những bậc Tu-hành,khi dược hỏi về cảm tưởng dối với chế-dộ CS, chưa hết câu,họ dã trã lời Tôi(Thầy)
    không làm chính-trị!! Trên dời nầy không gì nhục nhả cho bằng :di xa tìm miếng ăn (tha phương cầu thực),
    ấy thế mà lắm người không tự nhận ra,mà ngay cả những nước tiếp nhận, họ cũng không muốn nhận những kẻ kiếm ăn! Phải là Tỵ-nạn,mới dược cấp IOM! Dó là sự thật. Những người di theo diện bảo lãnh (các lọai),tất cả cũng dều bắt nguồn từ :Người tỵ nạn cả. Tỵ nạn là “chính trị” chứ còn gì nữa! Nói cho cùng,
    Chính-trị là dầu dây,múi dợ ,là “sinh tử”dối với người Việt ở nước ngòai. “Chuyển lửa về Quê-Hương’ có
    nghĩa là chúng ta chuyển “cái ý-thức”chính tri về trong nước.Nhưng cũng dừng bao giờ dồng hóa :ý thức
    chính trị,suy tư chính trị…với “làm chính trị”.Một Dân tộc không có Ý-thức,suy tư về Chính trị,thì mải mải
    ở trong bóng-tối,dể mặc cho kẻ cầm quyền dịnh dọat Số-phận của mình!! Dân -Tộc VN bây giờ là diển hình.

    • NGÀN KHƠI says:

      MUÔN LOÀI VÀ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ

      Thế giới thực vật không có chính trị, đó là sự tranh giành ánh mặt trời theo xu hướng quang hợp, sự tranh giành đất sống để phát triển bộ rễ, thế thôi. Thế giới loài vật cũng không có chính trị, đó là sự sống bản năng, con mạnh nuốt con yếu, con lớn ăn con nhỏ, thế thôi. Đó là thế giới hoang dã, mạnh được yếu thua. Thế giới con người là thế giới chính trị, bởi vì có luật pháp, có tổ chức xã hội. Thế giới con người là cái hay cái dở, cái tốt cái xấu, không chỉ thuần túy bản năng như thế giới loài vật, không thuần túy vô thức như thế giới vật chất. Vậy nên, thế giới chính trị con người chỉ có hai loại : hoặc bình đẳng hoặc bị khống chế. Sự bình đằng, theo nguyên tắc chỉ có trong xã hội dân chủ. Sự bất bình đẳng theo thực thế luôn có trong chế độ độc tài. Trong chế độ độc tài chỉ có loại bị trị và loại thống trị. Do đó cũng chia ra làm hai loại chính trị. Đó là chính trị thống trị và chính trị bị trị. Chính trị thống trị là chính trị nắm quyền, tha hồ muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, cơ bản là dúng vũ lực để khống chế và dùng tuyên truyền để mê hoặc. Chính trị bị trị là chịu khuất phục để sống, làm ăn và đóng thuế. Dù bị áp bức cũng cứ im lặng, dù không muốn nghe tuyên truyền cũng cứ làm thinh, không dám phản đối hay nói ngược lại. Đó là hai tuyến rõ ràng. Tuyến cầm quyền thì cho rằng chính trị là tốt đẹp, ta là giới cầm quyền, là giới làm chính trị. Tuyến bị trị thì luôn luôn co vòi, luôn tỏ ra hiền lành tránh xa chính trị, vì trong tay không còn có quyền chính trị, nên nhằm để chứng minh mình không nguy hiểm cho giới thống trị, cứ mở miệng ra là tuyên bố mình không làm chính trị, mình ghét chính trị, mình quay lưng lại chính trị. Nhưng chính trị luôn luôn như bầu không khí hay không gian người ta đang sống. Không bất cứ một ai thoát ra khỏi không gian hay màu sắc hoặc tính chất chính trị mà mình đang sống. Giống như trong chỗ hẹp, người này địt thì người kia phải ngửi, người này hôi miệng thì người kia cũng phải chịu. Cái nói tôi không có khuynh hướng chính trị, tôi không làm chính trị, đó chỉ là thái độ hèn nhát không dám xác nhận sự thật, là thái độ nô lệ giữa người và người, đó là câu chuyên A.Q mà nhà văn hào Lỗ Tấn từng mô tả. Những thái độ như thế là thái độ tự ru ngủ, tự ngụy tín, là thái độ phản nhân cách. Cho nên chính trị áp bức, độc đoán làm cho cả xã hội thành phi nhân, đó là tội ác, tội ác đối với chính con người và với xã hội. Những tay đưa ra các quan niệm lý thuyết chuyên chính trong xã hội loài người từ cổ chí kim thực chất đều là những tên giặc, những tên phản văn hóa, phản văn minh và phản nhân loại. Những tay nào hưởng ứng các học thuyết chuyên chính để tạo ra những xã hội chuyên chính cũng tương tự như vậy, đều là những tên giặc của loài người, của nền văn hóa, văn minh nhân loại. Do vậy sự giải phóng con người trước hết là sự giải phóng chính trị. Sự nô lệ hóa con người trước hết cũng là sự nô lệ hóa bằng chính trị. Một xã hội giải phóng là xã hội mọi người sống bằng lý tính. Một xã hội nô lệ là xã hội mà mọi người đều sống bằng bản năng. Đó là bản năng áp bức lẫn nhau và bản năng đầu hàng lẫn nhau vì chịu khuất phục để tồn tại. Cứ quan sát loài chó trong hoang dã thì rõ. Khi con mạnh tấn công, áp đảo con yếu. Con yếu chỉ cần nằm xuống, cụp đuôi, tỏ thái độ ngoan ngoãn phục tòng thì được yên thân. Nhưng đó là xã hội loài chó, không phải là xã hội loài người. Xã hội loài người là xã hội văn hóa, văn minh, nền cần tự do dân chủ. Bởi vậy chỉ có chính trị tự do dân chủ đích thực mới là xã hội loài người. Xã hội phi tự do dân chủ thực chất chỉ là xã hội hoang dã, xã hội loài vật. Bởi vì khi con người sống bằng lý tính mới thật sự là con người. Con người sống bằng bản năng đã hạn chế tính người. Chẳng hạn bầy cứu chỉ theo con đầu đàn, các loại quần thể động vật theo kiểu bầy đàn đều chỉ theo con đầu đàn, không có sự độc lập tự chủ riêng của từng cá thể nhất định. Đó là tính cách con đầu đàn dẫn đi đâu đi đó. Kiểu cả bầy cừu theo con đầu đàn nhảy tùm xuống nước cũng là tính cách chung của kiểu “chính trị” loài vật là như thế. Cái nguy hiểm của chính trị độc tài độc đoán với sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc cũng là như thế. Bởi toàn dân đều không còn có quyền quyền để bảo vệ được sự trường tồn, sự độc lập, tự do của tổ quốc, non sông, và dân tộc của mình.

      ĐẠI NGÀN
      (07/7/12)

  5. ĐẠI NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ?

    Xã hội loài người luôn luôn là xã hội có tổ chức, có ý thức, đó là điều cốt yếu làm cho xã hội loài người hoàn toàn khác với xã hội loài vật. Trong xã hội loại vật, mỗi con vật chỉ sống theo bản năng của cá thể hay bản năng của chủng loài, nên xã hội loài vật không thể vươn lên hay tiến xa. Xã hội loài người ngược lại là xã hội có văn hóa, văn minh, có tinh thần, có ý thức, đó là nghĩa lý con người và nghĩa lý của xã hội nhân văn, nhân bản. Trong ý nghĩa đó, sự phân công chính yếu trong xã hội loài người là sự phân công về chuyên môn riêng và sự phân công về quản lý chung. Phân công về chuyên môn riêng là phân công về chi tiết, theo năng lực, tài năng. Các lãnh vực riêng biệt như hoạt động kinh tế, tài chánh, lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, văn hóa xã hội, đó đều là những phạm vi của phân công riêng. Trong khi đó hoạt động quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, quản lý đất nước, đó là phạm vi bao quát chung nhất, nó được hiểu chung là hoạt động quản lý, hoạt động chính trị. Vậy thì hoạt động chính trị là hoạt động của mỗi cá nhân theo khuynh hướng chung về chính trị. Nói cách khác, khuynh hướng chính trị là khuynh hướng không bao giờ thiếu, không thể thiếu nơi mỗi xã hội. Một xã hội mà chỉ có một số người theo đường chính trị chuyên nghiệp, còn mọi thành viên khác còn lại của xã hội chỉ bị xỏ mũi, làm theo, tuân theo, đó là xã hội phi lý, suy thoái, một xã hội mang tính cách nô lệ. Có nghĩa sinh hoạt chính trị theo nghĩa lành mạnh, chính đáng, luôn luôn là nhu cầu chân chính, phổ biến, cần thiết của chính xã hội con người. Có nghĩa chính trị là mọi hình thức sinh hoạt dân chủ, rộng khắp, tự do của toàn dân có liên quan đến mọi mục đích quản lý về nhà nước, về toàn xã hội. Chính trị như vậy không phải chỉ mang ý nghĩa quyền lực, quyền lực, mà là ý nghĩa chung mục đích, về ý nghĩa, về hiệu quả, về kết quả chung nhất của mọi yêu cầu quản lý đất nước, quản lý xã hội. Trong tinh thần và tính cách ấy, chính trị liên quan tới nghĩa vụ, bổn phận, quyền hạn của quyền công dân, quyền con người một cách chung nhất. Tất nhiên cũng trong ý ấy, chính trị không phải chỉ thuần túy là hoạt động, là tương tác, là giao dịch, là vận động, mà chính trị còn là ý thức, là tư tưởng, là nhận thức, là tình cảm và cả cảm xúc không phân biệt trong mọi trường hợp. Đó cũng là ý nghĩa tại sao chính trị không thể tạp nhạp hay độc đoán. Chính trị tạp nhạp là chính trị ô hợp, chia bè xẻ phái, chia rẽ, chống báng lẫn nhau và quyền lợi vị kỷ, vụ lợi cá nhân hạ cấp là chính. Trái lại chính trị độc đoán, là chính trị kiểu một đảng độc quyền và độc tài duy nhất, coi nhân dân, coi toàn thể xã hội chỉ là tôi mọi, là nô lệ để phục vụ cho lợi ích chuyên chuyền, bè phái của sự độc tài, độc đảng đó. Từ đó cũng nhận thấy được, đảng chính trị hay chính đảng phải luôn luôn là đáng đúng đắn, xây dựng, đảng đấu tranh một cách chính nghĩa và chính đáng. Có nghĩa sự lập đảng chính đáng phải là mọi sự lập đảng tự do và hợp pháp. Lập đảng tự do có nghĩa không bị cấm cản một cách phi lý, bất công. Và đảng chính đáng là đảng có nhiều người theo, có nhiều người ủng hộ một cách trong sáng, đó là sự thành công của đảng đó, còn ngược lại nó sẽ tự triệt tiêu và thất bại. Có nghĩa đảng chính trị chính đáng luôn luôn đi theo với tính dân chủ, tự do, không bị lừa mị, không bị cưỡng chế hay bắt buộc. Thế thì đa đảng mang tính chính đáng luôn luôn hữu lý hơn mọi sự độc đảng không mang tính chất chính đáng. Tính chính đáng ở đây là sự tồn tại theo nhu cầu khách quan, tự nhiên của xã hội, không theo nhu cầu o ép, gượng gạo, giả tạo, tự chế và tự phong. Nói điều đó cũng có nghĩa chính đảng chỉ có thể tồn tại có chính nghĩa, không thể tồn tại không chính nghĩa. Tồn tại chính nghĩa là tồn tại theo nhu cầu thực tiển, khách quan của xã hội, tồn tại không chính nghĩa hay phí chính nghĩa là tồn tại một cách giả tao, miễn cưỡng, phi khoa học, có tính cuồng tín hay mê tín. Vậy nên, tiền đề của đảng phái tự do, chính đáng chính là chính trị tự do, chính đáng. Bởi chính trị tự do, chính đáng mới đưa đến pháp luật, đến nhà nước chính đáng, và từ đó mới có chính trị và các đảng chính trị tự do chính đáng. Trái lại, nhà nước, pháp luật không chính đáng, không bao giờ mang lại chính trị, chính đảng tự do, chính đáng, bởi vì nó luôn có khuynh hướng một mình một chợ, khuynh hướng độc tài, độc đoán. Đó chính là tính cách nghịch lý thường có mà thường khi có môt số xã hội mắc phải. Không có tiền đề cũng không có kết quả, tiền đề không thông kết quả cũng không thông, đó là ý nghĩa tại sao chỉ có xã hội tự do dân chủ mới tạo thành chính trị tự do, dân chủ mà không thể có con đường nào ngược lại. Vậy thì tóm lại, có chính trị vương đạo và chính trị bá đạo. Chính trị vương đạo hay chính trị chính nghĩa là chính trị chỉ nhằm phục vụ lợi ích toàn dân, toàn xã hội. Trái lại chính trị bá đạo, hay chính trị phi nghĩa chỉ là chính trị vì yêu cầu quyền lợi riêng, vì quyền lực riêng, chỉ nhằm chống phá lẫn nhau, khuynh loát lẫn nhau để nhất thiết tối hậu sẽ luôn dẫn tới mọi sự độc tài độc đoán một cách phi nhân và đáng phỉ nhổ. Vì thế, đấu tranh cho chính trị lành mạnh tự nó cũng đã là chính bản thân mà mục đích của chính trị lành mạnh. Không biết đấu tranh cũng có nghĩa là phản chính trị, là thủ tiêu chính trị một cách ngang trái và không chính đáng. Nói khác đi, quyền chính trị chính đáng là quyền của mỗi người, quyền của toàn xã hội. Một xã hội mà mọi quyền chính trị của mọi người đều bị khống chế, bị triệt tiêu, bị thủ tiêu, bị phủ nhận, thực chất chỉ là xã hội nô lệ, xã hội phi nhân. Nên nói chung lại, chính trị là nhu cầu chính đáng, cần thiết, cao quý của mỗi cá nhân, của toàn xã hội. Nói một cách cụ thể và bao quát hơn, chính trị chân chính cũng chính là nhân quyền và dân quyền, xã hội quyền mà không là gì khác.

    Võ Hưng Thanh
    (06/7/2012)

Leave a Reply to NGÀN KHƠI