WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt không thể hoà hợp hoà giải mà cần một khẩu hiệu khác

Tôi thường dị ứng với câu “Hãy quên đi quá khứ, nhìn về tương lai”.

Làm sao một con người có thể quên được quá khứ của mình.

Khi về già ai cũng nghĩ đến những ký ức của thời tuổi trẻ.

Khi sống đầy đủ, hạnh phúc con người có thiên hướng nhớ lại những thời điểm khó khăn, đau khổ, hiểm nguy và bất hạnh đã trải qua.

Quá khứ luôn hiện hữu ở trong ta, là kho lưu trữ tư liệu đời sống phong phú nhất và tốt nhất cho những quyết định trong lộ tình kế tiếp của mỗi nhân sinh.

Victor Hugo (1802-1885), nhà văn Pháp nổi tiếng, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ 19, đã nhận định:

Lịch sử là gì? Là tiếng vọng của quá khứ phản ánh tương lai. Là sự phản ánh của tương lai ném vào quá khứ“.

Leszek Kolakowski (1927-2009), triết gia Ba Lan, một trong số ít các triết gia của Đông Âu giành được sự thừa nhận ở đỉnh cao tri thức ở châu Âu và thế giới, nói:

Có vẻ như quá khứ là sở hữu của chúng ta. Nhưng trái lại – chúng ta mới là sở hữu của nó, bởi vì chúng ta không có khả năng thay đổi nó, ngược lại nó chứa đầy toàn bộ sự tồn tại của chúng ta“.

Vì thế, có thể đừng để sức nặng của quá khứ đè lên vai, hoặc làm chúng ta mất khôn ngoan, sáng suốt khi bước vào tương lai, nhưng quên thì nhất định không.

Tôi tin có nhiều người giống tôi. Rằng, nếu một kẻ nào đó đã cướp đoạt tài sản của tôi, giết hại người trong gia đình tôi, đẩy tôi vào sự khốn cùng, phải đối diện  hiểm nguy để đi tìm kế mưu sinh ở xứ khác, thì tôi sẽ thù hận kẻ đó suốt đời, và khi có cơ hội tôi sẽ trả thù.

Sự trả thù không đồng nghĩa với việc lấy ác trả ác, nợ máu phải trả bằng máu, mà có rất nhiều cách có tình, có lý khác nhau.

Có thể tôi sẽ tạo điều kiện cho kẻ đó sám hối trong day dứt khốn khổ của lương tâm để hoàn lương, trở về với xã hội trong một con người lương thiện, tử tế.

Có thể tôi sẽ đưa kẻ đó ra trước công lý để xác định rõ tội ác mà y gây ra và một nền pháp lý công bằng, dân chủ sẽ trừng phạt y theo đúng theo các tiêu chuẩn nhân đạo.

Khi quá khứ chưa được thanh toán sòng phẳng thì luơng tâm con người rất khó thanh thản.

Tôi quan niệm rằng, không thể tha thứ cho tội phạm và tội ác giết người không bao giờ hết thời hiệu.

Tôi có thể cư xử với kẻ gây tội ác bằng thái độ hiểu biết, bao dung và văn minh,  nhưng tha thứ thì tuyệt đối không.

Chính vì lẽ đó những khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và của nhiều tổ chức chính trị, phong trào xã hội của người Việt rằng, chiến tranh đã trôi qua mấy chục năm, hãy quên đi quá khứ, nhìn về tương lai, hoà hợp hoà giải dân tộc, đoàn kết xây dựng đất nước, là sáo rỗng, không thực tế.

ĐCSVN đã gây nhiều tội ác, hành xử tàn nhẫn với quy mô và mức độ lớn đối với hàng trăm ngàn quân dân cán chính của thể chế Việt Nam Cộng Hoà và dân chúng miền Nam sau 1975, làm tan nát lòng người, tạo ra hận thù, chia rẽ chồng chất, và hiện vẫn tiếp tục gây tội ác với nhân dân trong nước.

Ở đây khoan đề cập và bàn luận về những tội ác khác trong các hồ sơ Cải Cách Ruộng đất, Nhân văn – Giai Phẩm, Thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, và chiến dịch đàn áp thô bạo những người bất đồng chính kiến và yêu nước chống Trung Quốc trong giai đoạn gần đây.

Gần 40 năm chiến tranh trôi qua. Đúng thế. Nhưng kẻ cướp kia vẫn ngông nghênh, hãnh tiến. Truớc tội ác y vẫn khẳng định mình “làm đúng” và “bình tĩnh” – giống như lời của tên trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh, kẻ đã dã man đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, trong phiên toà ngày 17/7/2012  vừa qua.

Gần 40 năm chiến tranh trôi qua, đã chưa hề có một chút ăn ăn, một lời xin lỗi nào từ phía ĐCSVN, chí ít vì sai lầm lịch sử không thể nào chấp nhận trong đối nhân xử thế với đồng bào ruột thịt của mình!

Vậy hỏi nạn nhân làm sao có thể quên đi quá khứ?

Những ai khuyên nạn nhân quên đi lúc này nên nhanh chóng được đưa vào nhà thương điên!

Và càng trớ trêu, trơ tráo hơn khi chính tên kẻ cướp ấy kêu gọi nạn nhân quên đi quá khứ!

Phiên toà ngày 17/7/2012 không gì khác hơn là hình ảnh sắc nét thu nhỏ của một nhà nước bất nhân, một hệ thống chính trị độc quyền đang lũng đoạn mọi kỷ cương xã hội, mục rữa vì tham nhũng, làm kiệt quệ đất nước từ tiềm lực đến các giá trị đạo đức, nhân văn.

Những tên quan toà không gì khác hơn là hình ảnh sắc nét thu nhỏ của một tập đoàn cai trị ngồi xổm lên công lý và bình đẳng xã hội. Là những đại diện tiêu biểu của hệ thống mà trong đó đám quân vô chính phủ mặc sức tung tác, tiếp tay cho các Ác lộng hành, cái Thiện bị vùi dập.

Hãy tưởng tượng những tên quan toà này gặp cô Trịnh Kim Tiến và gia đình của nạn nhân, vỗ vai nói thôi nhé, hãy quên đi quá khứ đau thương để nhìn về tương lai, cùng đoàn kết xung quanh ĐCSVN xây dựng đất nước!!!!

Làm sao có thể quên quá khứ và hoà hợp, hoà giải trong bối cảnh đầy ắp nghịch chướng và phi lý như thế!

Gần ba triệu người Việt dù buộc phải bỏ đất nước ra đi, không có bất kỳ thù hận nhỏ nào với gần 90 triệu đồng bào trong nước. Nếu còn, nếu có, thì phải xác định thật rõ ràng, cụ thể: họ chỉ thù hận bộ máy cai trị của ĐCSVN.

Bởi vì hàng năm vẫn có hàng trăm ngàn người Việt từ nước ngoài trở về thăm quê hương, hoà mình vào cuộc sống bình thường với tất cả mọi người từ Bắc chí Nam.

Suốt mấy chục năm nay, hàng năm họ vẫn gửi về nhiều tỷ đôla giúp đỡ thân nhân, gia đình và đầu tư làm ăn tại Việt Nam.

Ngoài ra, cần nhấn mạnh thêm rằng, khẩu hiệu “hoà hợp hoà giải dân tộc” không những bất khả thi với Việt Nam, mà với mọi dân tộc.

Trong xã hội loài người, ở đâu trên hành tinh này cũng tồn tại sự chia rẽ, đố kị, và những đối tượng quá khích, cực đoan trong cách sống và tư tưởng riêng của mình. Ở môi trường nào xã hội loài người cũng có những mâu thuẫn xung khắc không thể hoà hợp hoà giải, nhưng có thể chấp nhận tồn tại song song với nhau bằng thoả hiệp trên cơ sở của tiêu chuẩn và nguyên tắc nào đó.

Chúng ta hay lấy người Hoa như là tấm gương để nói về sự tương trợ, đoàn kết. Nhưng nếu đọc tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương (đã được dịch giả Nguyễn Hồi Thủ chuyển sang Việt ngữ), thì người Hoa đâu có khá gì hơn người Việt. Họ có đủ mọi tính xấu xa mà chúng ta vẫn nói về bản thân.

Các dân tộc nhỏ trên Trung Hoa lục địa mênh mông vẫn mặc cảm bị coi thường, phân biệt đối xử bởi thái độ ngạo mạn, kẻ cả của người Hán và chính sách Hán hoá của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Người Đài Loan khi được hỏi “Are you Chinese?” thường trả lời  ”I’m from Taiwan“. Hay ở Houston (Texas, Hoa Kỳ) có hiện tượng người Đài Loan và Hongkong không mua sắm hàng ở các siêu thị do di dân Trung Hoa lục địa làm chủ.

Mẫu hình thứ hai mà chúng ta ngộ nhận là dân tộc Do Thái. Tôi có người bạn thân, cựu giám đốc Cơ quan Thương mại Mỹ – Ba Lan tại Warsaw. Khi tôi khen người Do Thái đoàn kết nên nhà nước Israel mới tồn tại, phát triển và đứng vững trong một khu vực bị bao bọc toàn các quốc gia thù địch, đã bị ông bạn cười và nói tôi nhầm to. Ông ta giải thích người Do Thái có rất nhiều đạo phái, chia rẽ và đố kị nhau sâu sắc. Họ chỉ chung tay khi đất nước lâm nguy hoặc cần đến sự hỗ trợ vì lợi ích chung của dân tộc Do Thái.

Tương tự như người Ba Lan. Czesław Miłosz (30/6/1911 – 14/8/2004), nhà văn Ba Lan, Giải thưởng Nobel Văn học năm 1980, trong một số tác phẩm ông đã chế nhạo người Ba Lan, lòng yêu nước và tính anh hùng dân tộc của họ. Tuy nhiên ông vẫn được Quốc hội Ba Lan dân chủ tôn vinh (lấy năm 2011 làm “Năm Czesław Miłosz” nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông).

Stefan Żeromski (1864-1925), một nhà văn lớn khác của Ba Lan đã viết: “Khu nhà tự thân nô lệ là Ba Lan, nơi các đảng phái sừng sộ với nhau và nền báo chí vu khống đưa ra các bản án”.

Người Ba Lan đã đoàn kết tranh đấu xoá bỏ chế độ cộng sản, nhưng ngay sau khi Ba Lan giành được tự do đã có hơn 1000 đảng ra tranh cử vào quốc hội dân chủ đầu tiên trong năm 1991, đến nay còn hơn 80 đảng phái và tổ chức chính trị hoạt động, cạnh tranh gay gắt, chỉ còn thiếu đánh nhau vỡ đầu. Nhưng đất nước Ba Lan suốt 23 năm qua ổn định, phát triển và cuộc sống ngày mỗi thịnh vượng hơn.

Vì thế, chúng ta nên dẹp bỏ tư duy “quên đi quá khứ, nhìn về tương lai”, “hoà hợp hoà giải dân tộc” mà hướng về một mục tiêu khác:  tạm (chỉ tạm thôi) gác lại khác biệt và quá khứ, cùng xắn tay áo tạo ra một sân chơi dân chủ, bình đẳng cho tất cả mọi người. Sân chơi này có luật nghiêm minh và trọng tài độc lập. Mỗi phần tử trong xã hội có thể vào sân tranh tài bình đẳng, quyết giành chiến thắng không khoan nhượng, nhưng “fair play” trong khuôn khổ các quy tắc được mọi bên đồng thuận.

Sân chơi này chính là hệ thống chính trị dân chủ pháp trị, là xã hội dân sự trong đó ai có nhu cầu đều có thể tham gia vào quá trình quản lý và điều hành đất nước với điều kiện tôn trọng luật chơi của các định chế dân chủ – là những phương tiện bền vững kiểm soát mọi hoạt động của nhà nước, được hiến pháp bảo hộ.

Như vậy chìa khoá của toàn bộ vấn đề, cội rễ của mọi vấn đề dân tộc, nguyên nhân của mọi bế tắc có thể giải quyết, đó là phải thay đổi hệ thống chính trị độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, một cơ cấu maphia gắn với chủ nghĩa tư bản thân hữu lạc hậu và vong bản hiện nay tại Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này cần hai yếu tố mang tính quyết định.

Thứ nhất, nhân dân trong nuớc phải nâng khát vọng tự do và tinh thần tranh đấu lên cấp độ quyết liệt, chấp nhận thiệt thòi, hy sinh, tạo áp lực bão táp lên tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.

Thứ hai, tự thân các đảng viên ĐCSVN còn có lòng yêu nước, biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Những đảng viên này thức thời nắm bắt cơ hội, thúc đẩy và quyết định đứng chung vào con đường xây dựng Việt Nam theo trào lưu tiến bộ không thể đảo ngược và tránh được nguy cơ xảy ra sự hỗn loạn và đổ máu thêm cho dân tộc vốn đã bị quá nhiều tổn thất sinh mạng qua các cuộc chiến tranh.  Từ đây tạo ra một cuộc chuyển hoá, nhưng phải lột xác thực sự để thay đổi ý thức hệ tư tưởng, đoạn tuyệt dứt khoát với y thức hệ cộng sản và trang bị cho lực lượng của mình một vũ khí tư tưởng dân chủ văn minh, cạnh tranh lành mạnh với lực lượng khác trong cộng đồng dân tộc.

Thông qua bầu cử tự do, thậm chí ĐCSVN lúc ấy với bộ mặt mới, giành được đa số phiếu ủng hộ của nhân dân thì vẫn tiếp tục cầm quyền. Luật chơi dân chủ là vậy. Điều này đã và đang diễn ra bình thường tại các nước cựu cộng sản Đông Âu.

Lộ trình này cũng đã được lịch sử trải nghiệm và chứng minh tính khả thi và thực tiễn ở nhiều quốc gia. Miến Điện là bài học nhãn tiền.

Sự ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ trong nước của cộng đồng người Việt ở nước ngoài hay sự hỗ trợ, thậm chí can thiệp của cộng đồng các quốc gia dân chủ trên thế giới cũng quan trọng, nhưng không mang tính quyết định như hai yếu tố đã nêu.

Chưa có hai yếu tố quyết định trên đây, chúng ta sẽ tiếp tục sống trong tình trạng của một “xã hội mà cái ác, cái xấu đang hoành hoành và chưa có biểu hiện dừng lại, bởi vì những người trong bộ máy công quyền dường như không cố gắng để làm người mà quyết sống trọn đời, trọn kiếp làm dã thú”nhà văn Phạm Thành  đã “ghê rợn” thốt lên như thế sau phiên toà phúc thẩm ngày 17/7 tại Hà Nội đã nói tới.

Ngày 18/7/2011

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

84 Phản hồi cho “Người Việt không thể hoà hợp hoà giải mà cần một khẩu hiệu khác”

  1. Minh Đức says:

    Nước Mỹ có nhiều dân tộc chung sống với nhau nên chẳng thể nào kêu gọi được hòa hợp hòa giải dân tộc vì có quá nhiều khác biệt, người dân lại có quyền mang súng, thế mà nước Mỹ lại cho dân được tự do phát biểu, lại là một nước đa đảng mà không đi đến chỗ loạn bắn giết nhau là vì đâu? Đó là vì cách cư xử với nhau khi khác ý kiến, khi có quyền lợi xung đột. Cách cư xử là đối xử bình đẳng, là fair play như tác giả Lê Diễn Đức nói, là dùng luật pháp, bầu cử để giải quyết xung độ mà không kêu gọi dùng bạo lực. Trong cách cư xử đó có phần biết thỏa hiệp với nhau, nghĩa là chấp nhận người khác được lợi một phần, mình được đợi một phần mà không chơi trò ăn gian hay dùng sức mạnh để lấy hết.

  2. nvtncs says:

    “Người Việt không thể hoà hợp hoà giải mà cần một khẩu hiệu khác

    You are putting lipstick on a pig.

    To put “lipstick on a pig” is a rhetorical expression, used to convey the message that making superficial or cosmetic changes is a futile attempt to disguise the true nature of a product.

  3. nvtncs says:

    Nó bảo rằng mình nợ máu, thế rồi bây giờ nó lại kêu gọi mình HHHG với nó. Nó gọi mình là ngụy, tiếp đến nó gọi mình là khúc ruột nghìn dặm.

    Vì nó thất học nên nó ăn nói một cách phi lý, không có đầu đuôi.
    Thôi thì nó cứ nói bừa bãi, câu sau phản ngược ý câu trước.

  4. nvtncs says:

    “Nghe như sét nổ tung trời đất
    Nát vụn càn khôn
    Vỡ vụn đời
    Ta quẫn
    Ta điên
    Ta phẫn hận
    Khốn cùng tận tuyệt
    Việt Nam ơi
    Dường như chí khí cơ hồ cạn
    Rưng rưng huyết lệ khóc thương đời.

    than ôi
    ta sống mà như chết
    chửa xuống diêm đình đã hóa ma
    huyệt mộ đỉnh trời
    nghe nước mất
    còn đâu
    bếp lửa ấm quê nhà
    từ nay là tắt niềm mơ ước.
    vất vưởng dương gian
    một kiếp tù
    Thân ta hóa đá
    Tâm tràn hận
    Hận trời
    hận đất
    hận nghìn thu

    Quốc thù chất ngất
    không phương rửa
    ta vẫn nằm đây
    huyệt mộ tù
    đêm đã cực đen
    đen cùng tận
    hy vọng trơ cành
    xương khốc khô
    nghe như thiên địa
    cùng ta khóc
    huyết lệ tràn tim
    ướt đáy mồ”
    ………..

    hết trích
    Kim Âu
    Nguồn:http://www.chinhnghia.com/phinhanphithu.htm

  5. Nguyen Tam Bao says:

    Chỉ có hai loại người thuộc về hai nhóm nhỏ là không thể Hoà Hợp Hoà Giải với số đông còn lại.

    Nhóm thứ nhất là bọn cộng sản hãnh tiến, gồm con cháu các công thần và những kẻ theo đóm ăn tàn. Bọn nó đang nắm quyền hành cai trị đất nước thì cần đếch gì phải hoà giải hay hoà hợp với ai? Hơn nữa chế độ đang vững như bàn thạch, dân lầm than cũng chỉ biết làm vài cuộc nổi loạn nho nhỏ, còn lại phần đông cả xã hội vẫn thờ ơ vì còn phải mải mê kiếm ăn trong cái xã hội quay cuồng vì tiền kia, có mấy ai “rỗi hơi” đi lo chuyện chính trị viển vông.

    Nhóm thứ hai là bọn chống cộng cuồng tín. Bọn này thì bị di chứng của chiến tranh làm cho mụ mị tinh thần, hành xử như trẻ con đầy cảm tính, và cũng chả khác cộng sản là bao khi cũng tìm cách để bịt miệng báo chí, lại được dung túng bởi nền báo chí lá cải ở hải ngoại mà ngay cả một tờ báo như Người Việt còn không đủ dũng khí để bảo vệ quyền tự do báo chí thì còn tư cách gì mà chê trách nền báo chí trong nước đây.

    Ông Lê Diễn Đức định “nịnh đầm” cái đám chống cộng cuồng tín hay sao mà nói đến chuyện hận thù và trả hận? Nghe cứ như ngôn từ của dân giang hồ chợ Vòm vậy.

    Không ai quên được quá khứ. Nhưng những người trưởng thành về tinh thần và có dũng khí thì luôn có thể vượt qua quá khứ để hướng về tương lai.

    Hoà Hợp Hoà Giải là giữ những người LỚN với nhau có những khác biệt về quá khứ, có thế giới quan và nhân sinh quan khác nhau vì lớn lên trong những không thời gian khác nhau, nhưng lại có cùng một Niềm Tin và Viễn Cảnh về tương lai giống nhau: tức là đều mong muốn Việt Nam trở thành một xã hội Dân Chủ, Tự Do, và Thịnh Vượng.

    Đơn giản thế thôi.

    • nvtncs says:

      Trong hàng ngũ bọn chống cộng cuồng tín, có hai lãnh đạo còn cuồng tín hơn lũ CNCH:

      1. TT Ronald Reagan: ” The Evil Empire”, “Mr. Gorbachev, tear down that wall!”

      2. Đức giáo Hoàng Jean Paul II: “In December 1989, John Paul II met with Soviet leader Mikhail Gorbachev at the Vatican and each expressed his respect and admiration for the other. Gorbachev once said “The collapse of the Iron Curtain would have been impossible without John Paul II” ”

      “John Paul II has been credited with being instrumental in bringing down communism in Central and Eastern Europe, by being the spiritual inspiration behind its downfall and catalyst for “a peaceful revolution” in Poland. Lech Wałęsa, the founder of ‘Solidarity’, credited John Paul II with giving Poles the courage to demand change. According to Wałęsa, “Before his pontificate, the world was divided into blocs. Nobody knew how to get rid of communism. In Warsaw, in 1979, he simply said: ‘Do not be afraid’, and later prayed: ‘Let your Spirit descend and change the image of the land… this land’.”

    • nvtncs says:

      Dân Mỹ là một lũ chống cộng cuồng tín, khi họ nói:

      “Chỉ một thứ người công sản tốt, đó là người cộng sản chết.”
      ( The only good communist is a dead communist ).
      Khối Tây Âu cuồng tín chống cộng khi khối đó phán rằng cộng sản là tội đồ của nhân loại.

    • Austin Pham says:

      Mang sự thật trả lại giá trị nguyên bản của nó không phải là do lòng thù hận. Đòi hỏi sự công bằng cho các nạn nhân không phải là việc trả thù. Nó là ý thức của những con người văn minh sáng suốt ở những quốc gia mà anh đã xách đít sang đấy học. Khi mà anh học được ngữ nghĩa của chữ “Retro-Active” và hiểu được tại sao nó đã được xử dụng thì anh sẽ hiểu phần trên.

  6. Havu says:

    Thưa các bạn, theo thống kê thì có đến 90% người dân Việt ở Hải ngoại đã về lại VN từ khi họ sinh sống ở nước ngoài, 10% còn lại hoặc là những người không có điều kiện về hoặc số ít không về vì các lý do khác nhau. Những người đã về VN đương nhiên họ chấp hành pháp luật VN ít nhất là trong chuyến đi của họ, trong 90% số người đó hầu hết họ về nhiều lần, có nghĩa là, đã về một lần lại muốn về nữa. Những con số thông kê như vậy nói lên vấn đề hoà hợp hoà giải, chẳng phải gò lưng tôm trên bàn phím nặn óc sáng tác ra này nọ làm gì cho nó mệt, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

    • cali says:

      Những người đã về VN đương nhiên họ chấp hành pháp luật VN ít nhất là trong chuyến đi của họ, trong 90% số người đó hầu hết họ về nhiều lần, có nghĩa là, đã về một lần lại muốn về nữa. Những con số thông kê như vậy nói lên vấn đề hoà hợp hoà giải…..thua anh, khi ho “đã về một lần lại muốn về nữa” nhu vay la “vấn đề hoà hợp hoà giải” doi voi anh a?….

      • sa says:

        Cộng sản đã khá thành công trong việc ngu dân, tạo ra những Havu ngu ngơ…
        Nô lệ muôn năm !!! Cộng sản VN sẽ sống lâu hơn CS Bắc Triều tiên ???

    • Minh Đức says:

      Nhiều người về Việt Nam để đi chơi giống như du khách ngoại quốc, họ chấp nhận luật pháp Việt Nam ở mặt sinh hoạt, đi lại, ăn uống nhưng không có nghĩa là họ chấp nhận đường lối chính trị của những người cầm quyền.

    • Van Tran says:

      Xin hỏi thống kê này từ đâu ra, và tổ chức nào xác định con số này? Theo tôi thì con số này thật là ngây thơ, và người đệ trình thì thật là ngu ngơ.

  7. DâM Tiên says:

    THE TEST OF TIME, ôi thời gian, thời gian sao…nhớ quá,
    giấc mơ ngày xưa…chưa tròn… Những chiều mây trắng…

    Ấy a. chỉ cần 20 năm sau nữa, là những Đỏ và Vàng hiện
    tại, thắng hay thua, buồn hay vui… cũng về cái đất ! Có
    làm được gì, thì mần ngay đi, ngay đi; không mần được,
    thì cũng…phải chịu đầu hàng thời gian mà thôi… gieo cái\
    hạt giống cho ngày mai, và mỉm cười…tin chắc ở ngàymai.

    Ấy a, vậy thì vì sao ta không sống trọn ngày xanh…cừ
    cà rề cà rề như Tiên Ngu, cứ tràng giang bèo trôi như
    Đại Ngàn…cứ Dâm như Tiên này? Hãy sống trọn hôm nay.

  8. Trần Hữu Cách says:

    Trích Lê Diễn Đức: “Sân chơi này chính là hệ thống chính trị dân chủ pháp trị, là xã hội dân sự trong đó ai có nhu cầu đều có thể tham gia vào quá trình quản lý và điều hành đất nước…”

    Ở đâu tôi không biết, nhưng ở Mỹ thì tôi thấy người ta bước vào chính trường không phải vì “có nhu cầu” như tác giả gợi ý. Mặt khác, luôn có những người hoặc nhóm “có nhu cầu” tụ tập đàng sau một chính khách để thúc đẩy nghị trình của mình — những nhóm vận động hành lang.

    Tôi nghĩ tác giả nên nói: ai có điều kiện kinh tế, tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, và sáng kiến chính trị hoặc xã hội đều có thể tham gia…

    Đặc biệt thú vị là trường hợp của những công dân không phải chính khách sự nghiệp ra tranh cử trên một chủ đề địa phương, kiểu như: Hãy bầu cho tôi, tôi sẽ giải quyết nạn ngập nước sau mỗi trận mưa trong thành phố này! Đây chính là một ví dụ về “dân làm chủ” — làm chủ cả những vấn đề chung của cộng đồng mà không giao khoán cho “Đảng và Nhà nước lo” như ở bên ta.

  9. Pham Minh says:

    1/ Chiêu bài “Hãy quên quá khứ, nhìn về tương lai.” là nhắm vào khối người Việt tị nạn CS nước ngoài (những “trí ngủ”, chữ nghĩa đầy bụng nhưng tối dạ và những người nhẹ dạ, cả tin do chưa biết nhiều về CS) kêu gọi họ về VN đóng góp tiền bạc và chất xám cho chế độ tồn tại. Chỉ có thế.
    Vì tương lai của đất nước, dân tộc chúng ta quên đi quá khứ. Nhưng còn HIỆN TẠI thì sao? Có nên bịt mắt, bịt tai, vô cảm đối với những gì người CS đang làm để từ đó thấy được tương lai của đất nước, dân tộc ra sao không?
    Tôi nghĩ những người đang chống đối chế độ hiện nay, trong nước cũng như ở hải ngoại, không mấy ai vì hận thù trong quá khứ mà chỉ vì những gì chế độ CS hiện đang làm đối với người dân và vì cái họa mất nước trước mắt.
    Hãy quên đi quá khứ? t/g Lê Diễn Đức đã giải thích và bày tỏ quan điểm ở phần đầu bài. Tôi đồng ý, chỉ xin bổ túc điều khác với tác giả:
    Đối với những tội ác của chế độ trong quá khứ, người ta có thể bỏ qua hoặc tha thứ ở mức độ nào đó (vì nhiều lý do) nhưng không thể quên. “Forgive but not forget.” Phải nhớ để cảnh giác khi gần họ và nhắc nhở thế hệ tiếp nối rằng bản chất của người CS là gian xảo, thủ đoạn, độc ác đừng bao giờ tin họ.
    2/ Chiêu bài “Hòa hợp hòa giải” thịnh hành từ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 cho đến sau khi CSBV chiếm được miền Nam rồi thì những người hô hào này được “sáng mắt, sáng lòng”. Nay lại cũng do đám “trí ngủ” này cùng với những người nhẹ dạ, chưa kinh nghiệm về CS hô hào lần nữa.
    Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, ý nghĩa tự nó rất hay, rất đẹp là một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén, có tính nhân bản, đoàn kết dân tộc gì gì đó …..( vì hay, đẹp nên mới có người mắc lừa). Nhiều vị văn hay chữ tốt diễn giải, lý luận trong nhiều bài trước đây và trong các comments này, tôi đều đồng ý chỉ tiếc một điều là quý vị đó vô tình hay cố ý quên là mình đang nói điều đó với CSVN. Họ có quyền lực, độc tài, đầy lòng tham; làm khác, nói khác họ đều bị cho là phản động, là chống đối chế độ, là đi tù. Ngồi trước cái key board của computer mà tưởng mình là tư tưởng gia, chiến lược gia cũng được nhưng thực tế một chút, đừng mơ mộng!
    Hãy nhìn những người trẻ, trí thức bất đồng chính kiến, chống độc tài, bất công, chống TQ xâm lược đã được chế độ đối xử ra sao thì hiểu. Họ không phải vì tương lai đất nước hay sao?
    Xin bái phục những vị nhiều chữ nghĩa, giỏi lý luận. Nhưng nói không chưa đủ, hãy đem tuyệt chiêu HHHG và kiến thức, bản lĩnh của quý vị về VN mà hợp tác để cảm hóa, giúp chế độ thay đổi cho đất nước, dân tộc được nhờ.
    Give me a break.
    Lời chót, nếu quý vị không tin tôi (vì có thể cho tôi chống cộng cực đoan) nhưng cũng nên tin ông Boris Yelsin:” CS không thể thay đổi mà chỉ có thể dẹp bỏ.”

  10. Dao Cong Khai says:

    Bây giờ thì chẳng mấy ai tin hay nghe những lời nói, hay khẩu hiệu nào nữa. Những khẩu hiệu càng “vĩ đại”, càng linh thiêng thì người ta càng nên nghi ngờ. Hoà hợp hòa giải chẳng có gì vĩ đại cả. Cái khẩu hiệu vĩ đại hơn đó là đất nước, dân tộc.

    Đã gọi là khẩu hiệu thì nó chỉ được dùng để tuyên truyền lường gạt, và khẩu hiệu tổ quốc, dân tộc chính là thứ đã và còn đang được xử dụng để lừa mị, dụ dỗ người ta hữu hiệu nhất. Bất cứ ai, hay đảng phái, tổ chức chính trị nào làm được những thành quả tốt hơn những khẩu hiệu suông thì mới tạo được niềm tin nơi người khác.

    Bạn đổi khẩu hiệu từ hoà hợp hoà giải sang đất nước, hay ngay cả dân chủ ư? Vậy bạn có tin tưởng nước Việt Nam DÂN CHỦ Cộng Hoà không? Tổ quốc VN đã mang lại hạnh phúc cho người dân VN ở đó chưa? Có bao nhiêu tổ quốc VN và cái tổ quốc nào là tổ quốc thật?

    Tôi mất nước, tôi chấp nhận làm một thằng vong quốc, thà đi làm nô lệ ở phương xa chứ không luẩn quẩn lượm lặt những thứ không phải của mình để khoác vào người làm gông tròng cổ, để làm trâu ngựa, tay sai cho những nhóm độc tài đảng trị. Không thèm vướng bận những khẩu hiệu xưa cũ, biết bao người đã mất hết tương lai và gây tai hại cho kẻ khác vì cuồng tín vào đó.

Leave a Reply to Pham Minh