WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối ‘thành phố Tam Sa’

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.

Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”…

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.

Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế… Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.

Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.

Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.

Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.

Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.

Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.

Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.

Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót…

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.

Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Thu Thủy
Theo Sina.com, Zhoufang.blshe.com. Bản Việt ngữ của Tiền Phong

 

7 Phản hồi cho “Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối ‘thành phố Tam Sa’”

  1. Thái says:

    R FI: Bài đăng : Chủ nhật 01 Tháng Bẩy 2012 – Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 01 Tháng Bẩy 2012

    Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam

    Việc Trung Quốc « ngang nhiên » phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu khí tại các lô đó đã bị chính quyền Việt Nam cực lực tố cáo. Dân chúng Việt Nam hôm nay 01/07/2012 cũng xuống đường tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, để lên án. Tuy nhiên, không chỉ có dư luận Việt Nam, mà ngay từ khi thông tin này được loan ra, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua, mưu toan của Trung Quốc đã bị quốc tế phê phán.
    Một trong những gương mặt quốc tế đầu tiên chỉ trích hành động của Trung Quốc là Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman, một nhân vật có uy thế trong ngành lập pháp Hoa Kỳ.
    Phát biểu tại một hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại Washington hôm 28 tháng 6 vừa qua, ông Lieberman cho rằng việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC mời thầu thăm dò – khai thác chín lô trên Biển Đông như được loan báo ngày 23/6 trước đó là một đòi hỏi vô căn cứ và chưa từng thấy vì các lô đó « nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được luật pháp quốc tế thừa nhận là của Việt Nam ».
    Theo Thượng Nghị Sĩ Lieberman, một số người cho rằng « Hoặc là Quân đội Trung Quốc, hoặc là một thế lực nào khác tại bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã xúi giục tập đoàn dầu khí Trung Quốc đưa ra đòi hỏi đó ». Theo ông, đó là một hành động khiêu khích, trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình bằng một đạo luật quốc nội. Đối với ông Lieberman, những khiêu khích như vậy phải chấm dứt.
    Hội nghị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS trong hai ngày 27 và 28 tháng 6 tại Washington là dịp để nhiều chuyên gia quốc tế về Biển Đông thảo luận thêm về cách thức bảo đảm được an ninh hàng hải ở Biển Đông. Hành động của tập đoàn CNOOC đã lập tức bị chỉ trích như là một động thái gây bất ổn.
    Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc, khi phân tích về các diễn biến gần đây nhất trên Biển Đông, đã gần như đồng ý với quan điểm của Việt Nam về hành động ngang ngược của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, khi nhận định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
    Đối với giáo sư Thayer, hành động của CNOOC không hề mang tính chất thương mại như phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng tuyên bố. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển.
    Mục tiêu chính trị của việc CNOOC rao thầu các lô thăm dò trong vùng thềm lục địa của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia quốc tế khác nêu bật. Trả lời nhật báo Mỹ Wall Street Journal, một chuyên gia về dầu khí tại Công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán Jefferies ở Hồng Kông nghi ngờ là, loan báo của CNOOC là nhằm thúc đẩy và áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, chứ không phải là xuất phát từ tính toán thương mại.
    Hai chuyên gia nghiên cứu như Carl Thayer, hoặc là bà Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS, đều dự doán trước là sẽ chẳng có tập đoàn quốc tế đứng đắn nào đấu thầu các lô mà CNOOC vừa rao.
    Sau cùng, trên tờ báo trên mạng The Diplomat, một chuyên gia khác về Biển Đông, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT đã tỏ ý lo ngại là động thái mời thầu của CNOOC, bất chấp việc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đã phá vỡ các cố gắng gần đây của Bắc Kinh muốn tình hình Biển Đông hạ nhiệt.
    Đối với ông Fravel, hành vi đó của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã làm dấy lên nghi ngờ những lời hứa giảm nhẹ các tranh chấp lãnh hải và cải thiện quan hệ song phương với Việt Nam của Trung Quốc.

  2. Vân vân says:

    Học giả TQ tự nhận đường ‘lưỡi bò’ không có căn cứ pháp lý

    Tại hội thảo “Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” ngày 14/6 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường chín đoạn“ và cách hành xử của Trung Quốc.

    Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc: “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật… Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974”.

    Giáo sư Hà Quang Hộ, Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác…

    Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”.

    Giáo sư Trương Thự Quang, Đại học Tứ Xuyên, nhấn mạnh không thể tự vẽ ra đường chín đoạn: “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền”.

    Giáo sư Trương Kỳ Phạm, Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh: “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”.

  3. NGÀN KHƠI says:

    NÓI VỀ SỰ NGAY THẲNG NƠI BÁO CHU PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC

    Trong khi giới cầm quyền Trung Quốc thể hiện các ý đồ và những hành động thực tế trong việc chuẩn bị và phát triển việc xâm lăng VN về nhiều mặt, mà đầu tiên là về các hải đào, thềm lục địa và các vấn đề về biển Đông có liên quan đến nước ta một cách sai trái, cũng đã có những trí thức chân chính của họ, những nhà bào ngay thật của họ lên tiếng phản đối cái gọi là đường lưỡi bò trên biển cũng như mới đây nhất là lời tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa ngay trên các hải đảo VN của họ.
    Điều đó có nghĩa ở bất cứ nước nào, ngoài những thành phần ác ôn, sai trái, cũng có những thành phần ngay chính, đàng hoàng, hiểu biết, có công tâm, có ý thức trong sáng và lành mạnh. Các trí thức TQ tuyên bố về sự sai trái của TQ khi đưa ra đường lưỡi bò mới đây, và vừa qua nhà báo Chu Phương lên tiếng phê phán sự càn dở của họ khi tuyến bố thành lập thành phố Tam Sa một cách ngông cuồng, càn quấy của họ, là một bằng chứng.
    Đây quả thật là một điểm son đối với những trí thức, những nhà báo chân chính, và bên cạnh đó cũng cho thấy sự ngậm tăm của những trí thức mê muội khác, cũng như những đám báo chí gian manh, điên cuồng, hiếu chiến của họ trong các tuyến bố vung vít đòi thực hiện chiến tranh hòng áp đảo các nước khác, quả thật cũng là điều hết sức gian manh và nhục nhã.
    Bởi vậy nếu có những cá nhân của họ có tính công tâm, mọi người VN đều luôn trân trọng và hoàn toàn cảm tình với những người đó. Đó là những con người mang tâm thức khách quan và thẳng thắn thật sự, con người trong thế giới loài người mà không phải những kẻ bậy bạ kiểu những đồng bào tham tàn, ngang ngược và đấy chất thấp kém của họ. Có nghĩa không phải bất cứ người TQ nào, quyền hành, vị trí, hoàn cảnh xã hội ra sao, mà chính là sự ý thức, sự hiểu biết, cái nhìn lành mạnh, mục đích khiêm tốn về đất nước họ cũng như đối với các nước láng giềng mới chính là điều đáng nói nhất. Cái vinh, cái nhục của dân tộc TQ, đất nước TQ, và cả nhà nước TQ hiện nay về mặt thực tế và mặt lịch sử cũng cần nên được xem xét hay phê phán trong những tình huống và khía cạnh như vậy.

    NON NGÀN
    (20/7/12)

  4. Vinh says:

    Trung Quốc đói thì đe dọa lân bang ít, mạnh lên thì gầm gừ hùng hổ với các nước chung quanh ngày càng nhiều. Các nước hãy liên minh với nhau bao vây kinh tế TQ, không nước nào buôn bán trao đổi hàng hoá với TQ để xem 1,3 tỉ dân đó hung dữ bao lâu.

    • thatphu says:

      Bè lủ cs Tàu bây giờ tỏ ra hung-hăn với các nước láng giềng,nhưng cũng còn nhửng người hiểu biết như CHU-PHƯƠNG ,hy-vong tiếng nói của Ông sẽ cảm-hoá 1 phần nào người Tq hiếu chiến. Nhửng người hiếu-chi6n Tq củng nên nhớ ” Người VIE&T% chưa bao giờ biết sợ người Tàu đâu nhé. Các nhà lảnh-đạo Tq nên suy-nghỉ THẬT kỷ trước khi hành-động trước khi quá muộn.

  5. Công Dân Mỹ Gốc Việt says:

    Mỹ và Âu châu đang chờ một cuộc chiến tranh để “chia lại” tài nguyên Thế giới.
    Ai dám nói Tàu cộng sẽ không thua khi bị Mỹ, Nga và khối Tây Âu tấn công? Nhiều nước sẽ vội vàng tham dự cuộc chiến để “kịp chia phần”. Nước Tàu sẽ trở về những ngày khốn nạn nhất.
    Tàu cộng dám nổ súng tấn công VN không? Cứ thử đi !
    Người Nga có óc kỳ thị, nhưng rất có lợi cho VN vào lúc này. Chờ quốc hội Mỹ ủng hộ VN sẽ quá muộn. Ước gì Người Việt Tự Do có khả năng lập ra một tổ chức thống nhất đáng tin cậy, mua được vũ khí sát thương của Nga để chuyển thẳng vào VN.
    Người Mỹ trợ giúp “các mặt khác” là đủ rồi. Quyền lợi của họ dao động nhanh quá, phòng khi họ trở mặt, người Việt không mất “cả vốn lẫn lời”.

  6. Những nhân vật hậu duệ của ông Đặng Tiểu Bình không hiểu rõ luật chơi quốc tế, nên để mấy ông tướng thao túng lãnh vực ngoại giao, làm mất bạn bè năm châu trong cuộc chiến 79 chống lại bọn phản động VC. Tàu thích theo đuôi Nga,nên những quyết định của liên hiệp quốc, Tàu luôn luôn bám víu đuôi Nga cùng phủ quyết. Tàu không biết Nga là tên phản như VC, luôn luôn bán vũ khí cho VC để đánh Tàu. Chuyện Syria đã rõ ràng, Tàu không quyết định vắng mặt trong cuộc biểu quyết mà cứ bám đít theo Nga để làm thân nô lệ.

    Chưa dứt điểm tên phản VC, lại quay sang chọn giận Phi và Nhật Bản, làm cuộc chiến biển đông càng ngày càng phức tạp và nếu có cuộc chiến tranh, Trung Hoa phải đối đầu với nhiều nước trong đó có cả Mỹ và Nga. Tây phương sẽ nhảy vào hổ trợ, vì Bắc Kinh làm phật lòng tây phương trong cách giải quyết Syria.

    Nếu Tàu tiếp tục chích sách theo hướng Nga trong vấn đề giải quyết những xung đột phức tạp thế giới như hiện nay, các nước trên thế giới sẽ xem nhẹ hình ảnh đang vươn lên của Tàu. Cuối cùng sẽ trở thành một nước bại trận như Nhật và Đức ngày xưa.Tàu mà thất bại, chắc chắn sẽ khó phục hồi trở lại như Nhật và Đức và hình ảnh của nước Trung Hoa sẽ trở thành một nước bị chia năm xẻ bảy.

    Hảy noi gương Đặng Tiểu Bình, một nước phải có hai chính sách, chơi trò độc đoán trên bàn cờ thế giới sẽ bị cô đơn và thu hẹp. Khi hữu sự sẽ không có ai bên mình để cứu giúp.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền