WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa

Trung Quốc hôm qua đã thành lập ủy ban tổ chức hội đồng nhân dân của Tam Sa, nghĩa là chính thức bắt đầu việc thành lập chính quyền tại đây.

Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam đã thông qua quyết định trên. Theo đó, Ủy ban sẽ bầu ra ủy ban bầu cử, triệu tập hội nghị lần thứ nhất ĐHĐBND khóa 1, từ đó hội nghị bầu ra Ủy ban Thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chánh án Tòa án nhân dân trung cấp và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Tân Hoa xã đưa tin, số lượng đại biểu ĐHĐBND khóa 1 nói trên sẽ gồm 60 người và Ủy ban Thường vụ gồm 15 người. Theo Ủy ban phát triển du lịch tỉnh Hải Nam, các tour du lịch tới Tam Sa có thể chính thức ra mắt vào cuối năm nay.

Trước kế hoạch lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc nhằm đặt hầu như toàn bộ Biển Đông dưới thẩm quyền của một thành phố mới, cả Philippines và Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Các nhà ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh, trao công hàm phản đối.

 

Tàu Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: THX

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, tuyên bố của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở Biển Đông tại những vùng lãnh thổ rõ ràng thuộc về Manila bao gồm một số đảo, vỉa đá ngầm, bãi cạn Scarborough, thềm lục địa và ngoài khơi bờ biển phía tây nước này.

Tại Việt Nam vào cuối tháng 6, trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này.

Đánh bắt phi pháp ở Trường Sa

Không lâu sau khi công bố kế hoạch lập thành phố Tam Sa, một đội tàu cá với sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc đã từ Hải Nam tiến thẳng ra Trường Sa.

Theo Tân hoa xã, đội tàu cá lớn nhất của Trung Quốc từ trước tới nay đã bắt đầu đánh bắt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ đêm 15/7. Đây là lần đầu tiên, một đội tàu lớn như vậy của Trung Quốc tới Trường Sa. Đội tàu này gồm một tàu hậu cần trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu có thể mang trọng tải hơn 140 tấn/tàu.

Nhật báo Trung Quốc cho hay, đội tàu trên tới bãi Chữ thập và bắt đầu đánh bắt cá từ chiều 15/7. Đến sáng 17/7, chúng đổi địa điểm đánh bắt tới bãi Su Bi, cách Chữ thập khoảng 200 km. Các bãi đá này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nói.

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) ở Biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển, kể cả các khu vực sát cạnh bờ biển nước khác.

Mới đây, Trung Quốc đã có tranh chấp chủ quyền với Philippines ở bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong Công ước LHQ về Luật biển – UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Mặc dù đã ký UNCLOS – một công ước quốc tế đưa ra các giới hạn về vùng biển lân cận mà một quốc gia có thể xem là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định, bản thân UNCLOS không thể giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực.

Thái An - VietNamNet (tổng hợp)

4 Phản hồi cho “TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa”

  1. Uncle Trần. says:

    Thế là Việt Cọng đang ngất ngư nằm trong cái thọng lọng của Trung Cọng rồi, chỉ cần Tàu nó siết là chết ngay cho nên VC chúng sợ Tàu hơn là sợ Dân biểu tình! Vì vậy mà chỉ cần Đại Sứ Tàu ở Hà Nội Đánh rấm 1 cái là cả Bộ CT Đảng VC run như Trời giáng búa, cấp tốc thuê mướn Lưu manh côn đồ chó săn làm vòng đai an toàn cho Tàu Khựa, mỗi lần biểu tình là tiền thuế của Dân được chi ra để trả cho Cô hồn các Đảng thật là vô lí!

  2. CAM Ca. says:

    Không nhửng vậy,TC còn xây một nhà tu lớn để gaim giử nhửng người nước khác “xâm phạm chủ quyền biển đảo của trung công ” nhửng nước khác hầu như là ngư dânđảo LýSơn (QN). Cuối cùng VN vì chỉ có họ bám biển VN để sống.Đây là TC làm tới và VC lùi.lùi mải…dù không dám cho dân phản kháng ôn hòa là biểu tình chống TC như Phi (10,000 người ?) và củng không thể bằng Hồng Kông ,dù dân HK củng là Tàu (40,000 người) chống đối ông đặc khu trưởng HK vì “quá nôlệ TC và nghe lênh HCĐ/HCĐ tới chứng kiến nhâm chức của Ông ta)
    Như vậy đả rỏ là bọn CSVN đả Hèn Nhát ,sợ sệt thằng TC đến thế nào rồi.?

  3. VĂN says:

    Mấy anh CAM chó ha vu, Hồng Gấm, Trực tràng thúi, Ru học sinh sao không vô đây mà phát biểu hè ?

  4. Võ Hưng Thanh says:

    CÁI THẾ NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM

    Cả hàng ngàn năm trước, không phải dân tộc TQ xâm lăng dân tộc, đất nước VN, mà chính là các triều đại phong kiến TQ làm việc này. Do đó, khi các triều đại VN mạnh, điều này ít khi xảy ra. Nhưng khi các triều đại VN yếu, chuyện xảy ra không thiếu, có khi VN phải mất nước và bị phương Bắc đô hộ. Gương rành rành đó xảy ra dưới thời nhà Mạc, nhà Hồ của VN, nhưng không thể xảy ra dưới thời nhà Trần, nhà Lê, nhà Tây Sơn, vì những giai đoạn đó VN thật sự hùng mạnh.
    Song đó là tính cách đơn phương hay song phương quan hệ giữa nhà nước quân chủ VN và nhà nước quân chủ TQ ngày xưa. Bởi trong thời kỳ quân chủ, thực chất chỉ có vua và triều đình cầm đầu, nhân dân chỉ được huy động, tuân thù, chấp hành mà không là gì khác. Ý nghĩa quân chủ hoàn toàn khác với ý nghĩa dân chủ chu yếu là như vậy.
    Trong thời kỳ đấu tranh ý thức hệ trên thế giới trong thế kỷ 20, mối quan hệ giữa dân tộc VN và dân tộc TQ cũng hoàn toàn khác. Khi đó nhà cầm quyền TQ đã cùng khối XHCN tức cùng khối cộng sản mác xít với Liên Xô, miền Bắc VN cũng vậy. Nhưng khi ấy miền Nam Việt Nam lại khác, là đồng minh của Mỹ trong khối phi cộng sản chống nhau với khối cộng sản.
    Thế nhưng sau khi chiến tranh nóng và chiến tranh lạnh đều chấm dứt khi Liên Xô đã sụp đổ và tan rã, thế giới không còn lưỡng cực nữa mà đã trở thành đa cực, nói cụ thể hơn, mối quan hệ khối cứng nhắc không còn là vấn đề nữa mà đã trở thành các mối quan hệ đa phương, song phương giữa các nước trong rất nhiều mặt.
    Có nghĩa sau khi miền Bắc đi với khối Liên Xô Trung Quốc, nhân danh sự chống Mỹ cứu nước đã chiến thắng miền Nam, thiết lập xong thể chế cộng sản mác xít trên toàn thể đất nước VN thống nhất rồi, khối XHCN tan rã, và VN thực chất chỉ còn chống lưng cùng với TQ, vẫn là một hệ luận tự nhiên của phương thức XHCN trong thời kỳ quá khứ tuy rằng đã chuyển sang chính sách đổi mới và hội nhập vào cộng đồng cùng thị trường toàn cầu.
    Thế nhưng, giờ đây mối quan hệ giữa VN với Nga, Trung Quốc, và cả Mỹ cùng một số các nước nói chung trên thế giới lại đã đi vào một thế khác, một thưc tế hoàn toàn khác.
    Trung Quốc đã đánh chiếm hoàn toàn Hoàng Sa của VN, chiếm một phần Trường Sa của VN, đã tuyên bố đường lưỡi bò của họ trên biển Đông, đã quấy phá thềm lục địa VN vừa qua trên nhiều mặt, nói chung họ đang ở trong thế bao vây, cô lập VN về mặt địa lý, nhất là về mặt thông thương cửa ngõ cũng như các quyền lợi nhiều mặt, khách quan và chính đáng của VN.
    Song điều đáng nói hiện giờ lại tái diễn mối quan hệ lực lượng như trong thời xa xưa giữa giới cầm quyền Trung Quốc và giới cầm quyền VN hiện nay, bởi vì thể chế nhà nước hai bên hoàn toàn giống nhau, điều ấy mọi người đều biết và không thể phủ nhận được.
    Cho nên cái thế ngày nay là cái thế liệu nhà cầm quyền TQ còn tiếp tục đẩy mạnh sự hà hiếp, xâm lược đối với VN trong thực chất sức mạnh tương quan về lực lượng cụ thể của nhà cầm quyền VN hiện thời như thế nào, đó là điều mà toàn thể đất nước, toàn thể dân tộc, nhân dân VN cũng như nhiều nơi trên thế giới người ta đang quan tâm.
    Ý nghĩa ngàn cân treo sợi tóc hiện nay trước sức mạnh bành trướng, tham vọng lãnh thổ và quyền lợi của giới cầm quyền TQ hiện tại, không phải do bởi nhân dân TQ, đất nước TQ, mà thật sự là của giới đương quyền nước họ. Tính cách ngàn cân đó về phía dân tộc, đất nước VN cũng giống như vậy, hiện tại như thể quyết định bởi lực lượng và sự khôn khéo hay kết quả nói chung của giới cầm quyền VN mà chưa hẳn là của toàn thể nhân dân, dân tộc hay đất nước VN. Nhưng dầu sao chăng nữa, mọi kết quả sau cùng cũng chỉ do toàn thể đất nước, nhân dân VN đều phải gánh chịu. Đó là một thực tế khách quan mà ngày nay bất cứ người VN yêu nước, sáng suốt hay nhiệt tình nào với non sông, dân tộc cũng đều phải băn khoăn, ray rứt và lo âu về thế ngàn cân treo sợi tóc trong tính cách quan hệ song phương mang nhiều tính cách đơn độc, lẻ loi ngày nay của VN nói chung trước sức mạnh đe dọa nhiều mặt của TQ, trong tình huống khách quan khá đặc thù hiện thời của VN hiện tai trước hoàn cảnh và tình hình chung hiện nay trên toàn thế giới.

    ĐẠI NGÀN
    (21/7/12)

Leave a Reply to Uncle Trần.