WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thương tiếc anh Kiều Duy Vĩnh (1931 – 2012)

 

Anh Kiều Duy Vĩnh vừa mới ra đi vào đầu tháng Bảy năm 2012 tại Hanoi sau thời gian dài bị đau yếu vì bệnh tật. Là người có duyên được quen biết và gặp gỡ trao đổi thân tình với anh từ nhiều năm nay -  tôi xin được ghi lại ít dòng về những kỷ niệm thật đáng nhớ với một tù nhân hiếm có vì còn sống sót được sau nhiều năm bị giam giữ trong một trại giam được coi là khủng khiếp nhất tại miền Bắc dưới chế độ cộng sản – nhà giam này có tên là “Trại Cổng Trời” nằm trong tỉnh Hà Giang.

Vào cuối năm 1996, anh em trong tạp chí Thế kỷ XXI ở California có đưa cho tôi xem một số bài viết tay của một người cựu tù nhân chính trị ở Việt nam – viết về chuyện những tù nhân là tu sĩ, linh mục và giáo dân công giáo mà bị đối xử khắc nghiệt tàn bạo đưa đến cái chết thảm thương  của cả tập thể ở trong khu kiên giam tại Trại Cổng Trời ở miền Bắc vào thập niên 1960 – 70. Tác giả ký tên là Kiều Duy Vĩnh đã gọi những tù nhân kiên cường này là những “Vị Thánh Tử Đạo” – và ông còn viết là chỉ có hai người tù ở trại này mà còn sống sót được chỉ vì lý do là họ không theo đạo công giáo – hai người đó chính là ông Nguyễn Hữu Đang nhân vật kiệt xuất trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và bản thân ông là Kiều Duy Vĩnh một cựu sĩ quan của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thời kỳ trước năm 1954.

Sau khi đọc hết bản thảo các bài viết này, thì với kinh nghiệm của một người tù nhân chính trị mà vừa mới ra khỏi trại giam Hàm Tân ở Việt nam được có mấy tháng vào hồi đầu năm 1996, tôi có góp ý với Ban Biên Tập Thế Kỷ XXI đại khái như thế này : ” Đây là những chứng từ rất có giá trị vì trung thực và chính xác, chúng ta nên tìm cách phổ biến rộng rãi cho nhiều người có dịp hiểu biết thêm về cách đối xử độc ác tàn bạo khủng khiếp của người cộng sản đối với các tù nhân tôn giáo tại miền Bắc Việt nam trong thời kỳ sau năm 1954…”  Và quả thật các bài báo này của tác giả Kiều Duy Vĩnh đã được lần lượt đăng tải trên những số báo của Nguyệt san Thế Kỷ XXI trong năm 1997.

Ông Kiều Duy Vĩnh

Ít lâu sau, vào mùa hè năm 2001, thì anh Kiều Duy Vĩnh qua nước Mỹ để thăm viếng bà con và bạn hữu. Và tôi đã có dịp gặp anh nhiều lần trong thời gian anh Vĩnh ở tại Quận Cam tiểu bang California. Theo lời yêu cầu của anh, tôi đã đến tòa sọan Báo Thế Kỷ XXI và kiếm cho anh đày đủ các số báo có đăng bài viết của anh về Trại Cổng Trời. Anh Vĩnh còn cho tôi xem bản photocopy Giấy Khai Tử của thân phụ anh là Cụ Kiều Văn Nhạ đã bị hành quyết trong đợt Cải Cách Ruộng Đất hồi năm 1956 tại khu vực ngọai ô thành phố Hanoi. Tài liệu có giá trị chứng từ rất vững chắc này cũng đã được công bố trên Tạp chí Thế Kỷ XXI nữa.

Cũng trong dịp này, tôi đã tổ chức một bữa ăn đơn giản để anh Vĩnh có thể gặp được một số thân hữu có sự quan tâm đến chế độ lao tù khắc nghiệt do người cộng sản tạo ra tại miền Bắc nước ta sau năm 1954 – trong số này có cả Tướng Nguyễn Bảo Trị nữa. Gặp Tướng Trị, anh Vĩnh giơ tay chào kiểu nhà binh và còn nói bằng tiếng Pháp nữa : “ À vos ordres, mon Général! “ (Xin tuân lệnh Trung Tướng). Dĩ nhiên là trong mấy tháng đi thăm nước Mỹ, anh Vĩnh đã được nhiều bà con bạn hữu khác dẫn đi khắp nơi và anh đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều người khác nữa thuộc đủ mọi giai tầng xã hội.

Trước khi về lại Việt nam, anh Vĩnh đã cho tôi địa chỉ, số điện thọai của gia đình anh trong khu Gia Lâm liền sát với Hanoi trên đường đi tới thị xã Bắc Ninh. Và tôi đã có nhiều dịp trao đổi thư từ thăm hỏi với anh, đặc biệt trong những dịp Lễ Tết. Và có vài lần, tôi đã nhờ người bạn thân tín nhân về thăm bà con ở Việt nam, thì cũng tìm cách ghé thăm anh Vĩnh tại Gia Lâm nữa. Các bạn này lúc về lại Mỹ, thì cũng đều báo tin cho tôi biết về tình hình sức khỏe của anh Vĩnh.

Gần đây, thì tôi được biết là anh Vĩnh đã xin gia nhập theo đạo Công giáo và anh đã được một linh mục đến tận nhà để cử hành nghi thức Rửa Tội – cũng như trao Mình Thánh Chúa cho anh rước lễ nữa. Các hình ảnh về sinh họat tôn giáo của anh Vĩnh đã được phổ biến rộng rãi trên internet. Tôi thiết nghĩ một trong những lý do khiến anh Vĩnh theo đạo Công giáo, đó là vì anh cảm kích và thán phục trước sự can trường kiên định của các tu sĩ và giáo dân công giáo mà anh gọi là những Vị Thánh Tử Đạo – thà chịu chết trong khu kiên giam ở trại Cổng Trời, chứ nhất quyết không bao giờ chối đạo để làm theo lệnh của cán bộ trại giam.

*        *       *

Nay người bạn rất mực trung thực và ngay thẳng đó vừa mới ra đi, tôi xin bày tỏ lòng thương tiếc và quý mến đối với anh Kiều Duy Vĩnh và xin cầu nguyện cho linh hồn Anh được mau sớm về an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng bên Chúa Ba Ngôi. Và tôi cũng xin gửi lời chia sẻ với chị Vĩnh cùng Gia đình trước nỗi mất mát chia ly đau đớn này.

Và nhân dịp này, tôi cũng muốn nói lên điều mong ước là mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận mà có những tu sĩ và giáo dân bị sát hại trong các nhà tù cộng sản như tại Trại Cổng Trời – thì nên thâu thập chi tiết về trường hợp của từng nạn nhân bị bách hại như thế. Điển hình như rất nhiều giáo dân dù chỉ là thành viên trong Ban Âm nhạc, Ca Đòan, Hội Kèn Trống của xứ đạo mà cũng bị công an đến bắt đi và giam giữ đến nỗi phải bỏ xác ở trong tù như anh Vĩnh đã ghi chép lại trong một số bài viết của anh mà hiện đang do báo Người Việt ở California cho đăng lại trong lọat bài lấy nhan đề là “ Cổng Trời Cắn Tỷ” từ giữa tháng Bảy năm 2012 này.

Cũng như trường hợp của cha Thu là thư ký của Đức Cha Phạm Năng Tĩnh tại giáo phận Bùi chu mà bị đưa ra xử án tử hình vì đã nhận tội phá họai là đã có hành vi  “ Khoan Đê “ do chính cán bộ điều tra bày đặt ra. Vụ này đã được Đức Cha Lê Đắc Trọng ghi lại rõ ràng nơi trang 388 trong cuốn sách “ Chứng Từ của một Giám Mục” do tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở Mỹ năm 2009 vừa mới đây.

 

San Clemente California, ngày 24 tháng Bảy năm 2012

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

1 Phản hồi cho “Thương tiếc anh Kiều Duy Vĩnh (1931 – 2012)”

  1. Ngụy Quân Tử - Hồ Bác Cụ says:

    Bao giờ thì trong các thư viện của ngọai quốc có được những quyển sách viết hay dịch ra tiếng Anh những câu chuyện về người tù trong chế độ CSVN như ông Kiều Duy Vĩnh này đây???? Lịch sử của VN cần phải được viết lại bằng tiếng…..Anh

Phản hồi