WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại

Mitt Romney và Paul Ryan

Hôm Thứ Bảy 11 tháng 8, vào lúc dân chúng Hoa Kỳ đang theo dõi và thưởng thức thành quả khích lệ của đoàn vận động viên của Hoa Kỳ tại Thế Vận Hội mùa hè ở Luân Đôn, càng lúc càng dẫn đầu xa Trung quốc, thì ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa làm cho cơn sốt truyền thông lên cao thêm một cung bậc. Ông tuyên bố chọn Dân biểu Paul Ryan (bang Winconsin) đứng phó tổng thống trong một buổi xuất hiện chung trước công chúng tại Norfolk, Virginia.

Ông Paul Ryan đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ nghị viện sau khi đảng Cộng hòa nắm lại đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010. Paul Ryan là một dân biểu trẻ tuổi có tài. Ông nổi tiếng trong cuộc tranh luận với tổng thống Obama về ngân sách. Phương pháp của Paul Ryan cực kỳ đơn gỉản: cắt các chương trình chi tiêu của chính phủ, giảm chi phí các chương trình an sinh xã hội và giảm thêm thuế cho thành phần dư dã để khuyến khích đầu tư.

Xuất hiện bên cạnh ông Mitt Romney, Dân biểu Paul Ryan rạng rỡ hứa sẽ cùng với Mitt Romney lãnh đạo đưa Hoa Kỳ ra khỏi cơn khó khăn kinh tế và ngân sách hiện tại. Sự chọn lựa ông Paul Ryan đã bơm một chất xúc tác vào cuộc tranh cử tổng thống bắt đầu khó khăn của ông Romney.

Vào mùa Xuân năm nay cuộc tranh cử khởi đầu với nhiều lợi điểm cho phía Cộng hòa vì kinh tế khó khăn, thất nghiệp, giá dầu xăng tăng, và yếu tố tâm lý làm dân chúng Hoa Kỳ dường như muốn đổi ngựa . Mặt khác ông Mitt Romney xuất hiện như một khuôn mặt Cộng hòa trung dung, nhiều kinh nghiệm kinh doanh và với tên tuổi quen thuộc qua cuộc tranh cử năm 2004 gìanh sự đề cử của Cộng hòa với Thượng nghị sĩ John McCain. Cuộc chạy đua vào Bạch Ốc của Thượng nghị sĩ McCain bất thành làm cho dân chúng Hoa Kỳ dường như luyến tiếc đã chọn nhầm ứng cử viên cho đảng Cộng hòa, và lần này dành nhiều cảm tình cho ông Mitt Romney ngay từ bước đầu.

Khi còn là thống đốc bang Massachusetts (2003-2007) Mitt Romney ký ban hành luật bảo hiểm sức khỏe bảo đảm mọi người sống trong tiểu bang đều được bảo hiểm sức khỏe trong đó có khoản buộc một số công dân Mỹ sống tại bang Massachusetts phải mua bảo hiểm dưới một hình thức nào đó, hoặc tự liệu hoặc do chính phủ tiểu bang giúp đỡ. Luật này đã có ảnh hưởng đến nỗ lực của tổng thống Obama khi vừa đắc cử vận động quốc hội thông qua luật Affordable Care Act (hay còn gọi là Obamacare) tháng 3 năm 2010.

Thành phần phía hữu chống luật Affordable Care Act buộc một thành phần công dân phải mua bảo hiểm là vi hiến, và sự tranh luận đã phân cực xã hội Hoa Kỳ, một bên là hữu, một bên là tả, không dành một chỗ đứng nào cho thành phần ở giữa. Kết quả cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010 đảng Tea Party của bà Sarah Palin xuất hiện và gíup đảng Cộng hòa chiếm lại đa số tại Hạ nghị viện.

Do sự phân cực không khí chính trị Hoa Kỳ, trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay (2012) nhiều thành phần cực hữu đã xuất hiện, như Newt Ginrich, Ron Paul, Rick Santorum, Rick Perry, Michelle Bachmann tranh với ông Mitt Romney, một khuôn mặt ôn hòa. Do nhu cầu giành sự đề cử của đảng ông Mitt Romney đã tạm thời từ bỏ lập trường trung dung của ông trong các lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe, quyền di trú (immigration), quyền của những người đồng tính … Khi được chất vấn quan điểm của ông về bảo hiểm sức khỏe, ông nói luật đó cần cho bang Massachusetts, nhưng không cần cho cả nước. Ai cũng hiểu đó là một cách nói cho qua chuyện, nhưng sự thích ứng với nhu cầu tranh cử trong nội bộ đảng Cộng hòa cuối cùng đã làm cho ông Mitt Romney được sự chấp nhận của đảng Cộng hòa.

Nhưng phóng lao phải theo lao, ứng cử viên Mitt Romney nhận ra rằng ông chỉ có một con đường để thắng ông Obama là tận dụng khuynh hướng cực hữu. Điều này được thấy qua thái độ của ông ngày 28/6 vừa qua khi Tối cao Pháp viện phán quyết duy trì Affordable Care Act. Ông long trọng cho dựng một bệ gỗ với khẩu hiệu “Repeal & Replace Obamacare” (Hủy bỏ và thay thế Luật Bảo hiểm Sức khỏe của Obama) và dõng dạc tuyên bố: “Nhiệm vụ của chúng ta rất rõ ràng. Nếu chúng ta muốn hủy bỏ Obamacare, chúng ta phải thay thế tổng thống Obama. Sứ mạng của tôi là thực hiện điều đó.” (Nguyên văn: Our mission is clear. If we want to get rid of Obamacare, we are going to have to replace President Obama. My mission is to make sure we do exactly that).

Lời tuyên bố của ông Mitt Romney cho thấy ông là một nhà chính trị có thể làm bất cứ gì để được phíếu, bất chấp thực tế, bất chấp quan điểm vốn có của mình.
Ký gỉa Michael Tomasky trong một bài báo viết cho tờ tuần báo Newsweek số ngày 6 tháng 8 không ngần ngại dùng danh từ “wimp” để miêu tả ông Mitt Romney. Wimp có nghĩa là nhát gan, người không có xương sống, một người không có lập trường. Dẫn chứng hoạt động chính trị của ông Romney nhất là kinh qua hai cuộc tranh cử tổng thống ông Tomasky nhận định rằng ông Mitt Romney không có một lập trường rõ ràng về bất cứ một vấn đề gì. Về quyền phá thai? Ông bà Romney từng viết chi phiếu ủng hộ tổ chức “Kế hoạch hóa Gia đình” (Planned Prenthood) thì nay chương trình “kế hoạch hóa” đang ở trong danh mục cần đánh phá. Về lập trường đánh thuế? Ông Romney đã không ký vào “bản cam kết không tăng thuế” (Taxpayer Protection Pledge) do nhà chủ trương cải tổ thuế khóa Grover Norquist đưa ra khi đang tranh cử thống đốc bang Massachusetts, nhưng năm 2007 lại hăm hở ký. Về di dân và quốc tịch ông Romney từng chủ trương tạo cơ hội cho người định cư bất hợp pháp trở thành công dân Hoa Kỳ thì bây giờ là người chống đối nó mạnh mẽ nhất. Lập trường về quyền mang súng? Ông từng ủng hộ “Luật Brady” giới hạn quyền mang súng thì bây giờ ông chống mọi giới hạn.

Ông Michael Tomasky viết rằng ngưỡi Mỹ rất thông cảm sự thay đổi lập trường vì nhu cầu tranh cử của các chính trị gia trong một chừng mực nào đó nhưng rất kiêng kỵ các ứng cử viên không có xương sống. Ông Tomasky nói rằng có 3 lý do làm cho một chính trị gia thay đổi lập trường. Thứ nhất là được tiền, thứ hai là can đảm khi thấy lập trường mình sai, thứ ba là hèn nhát sợ đám đông mình đang ve vuốt. Theo ông Tomasky ông Mitt Romney không cần tiền, cũng chẳng phải thấy lập trường mình sai mà chỉ vì nhát gan không dám đối diện với áp lực.

Việc ông Romney chọn ông Paul Ryan đứng phó thể hiện chân dung của ông. Ông chọn một xã hội phân cực và cực hữu để đắc cử. Ông quên quá khứ, bất chấp các cử tri ở giữa, bất cần phiếu của người thiểu số, bất chấp thành phần yếu kém trong xã hội.
Sự chọn lựa của ông Mitt Romney không khác quyết định của Thượng nghị sĩ John McCain khi chọn bà Sarah Palin đứng phó. Chỉ khác ở chỗ trước khi được chọn không ai biết bà Palin là ai. Dân biểu Paul Ryan trái lại đã nổi danh bởi những quan điểm cực hữu của ông về thuế (dứt khoát không tăng thuế thành phần có lợi tức cao), về thâm thủng ngân sách (giảm chi phí công), về an sinh xã hội (cắt giảm các chương trình Medicare, Medicaid …). Sự đáp ứng của truyền thông dành cho ông Paul Ryan có thể khích lệ hơn khi được ông McCain chọn bà Palin. Nhưng tác dụng sau cùng cũng sẽ không khác nhau.

Nếu năm 2008 ông Barack Obama đã thắng nhờ sự tính toán sai lầm của Thượng nghị sĩ John McCain chọn bà Sarah Palin và cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra một tháng trước ngày bầu cử. Thì lần này ông Obama lại thắng nhờ lập trường chao đảo của ứng cử viên Mitt Romney và việc chọn ông Paul Ryan đứng phó làm cho cử tri đứng giữa và thành phần thiểu số không có một sự lựa chọn nào khác.

Aug. 12, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại”

  1. nvtncs says:

    To Vietnamese-Americans:

    “The Path to Prosperity” designed by Romney/Ryan does not include you.

    The democratic party defends the interests of the middle class, the poor, the minorities, social security, medicare, medicaid.

    The republican party defends the interests of the rich.
    The republican party wants to eliminate medicare, medicaid, social security for the poor, the sick and the old, while giving tax breaks to multi billionaires.

    Therefore, please think carefully before you vote.

  2. David L Dao says:

    Nghe nói Paul Ryan đã từng đề nghị tăng tuổi về hưu lên 69! Quả là một tai hoạ cho nước Mỹ nếu bầu cho gã này.

  3. Johnny To says:

    QUÁ NGẠC NHIÊN ! ?

    a) Ngạc nhiên thứ nhất là chả rõ việc DCV chọn đăng bài viết này ?
    b) Bài viết này, TG có chép trong nhật ký cá nhân (… Một chọn lựa của thất bại.) cũng thấy LẠC LỎNG nữa !
    c) Ngoài “tính hợm hĩnh thâm căn” như những tác giả có tên tuổi khác (!), chúng ta thử đoán với “động cơ – motif ” nào thúc đẩy TG gởi đăng tải BV này:
    Ca dao Việt Nam có câu,
    ” Ông già nghỉ mệt dưới mương,
    Nghe tiếng con gái, ổng trườn người lên. ”
    (còn tiếp)

    Johnny T., S&FR, Boston, USA

    • xuântócđỏ says:

      1/Anh bảo người ta hơmhỉnh kiêu căng và còn ngạc nhiên sao ĐCV đang bài này thì quả thật một câu hỏi đáng gây ngạc nhiên cho mọi người đó. Mà anh không hợm hinh kiêu căng khi phê phán người ta? Chỉ là ý kiến thôi Anh không thích Ông Obama đương kim TTHoa kỳ mà anh thích Ông Romney thì kê anh. Người khác củng có quyền thích ngược nhừng gí anh thích.
      2/Anh “đoán ” tai sao tác giả gời ĐCV bài viết này và ĐCV đang nó thì Ông TG củng “Đoán” thời sự thôi .Cả truyền thông Mỷ và mọi người đều “đoán”,trừ bọn lấy tiền của đảng CH và Đảng DC mà làm quảng cáo cho 2 đối thủ của 2 đảng CH/DC tranh cư kỳ này.
      3/Hảy rờ cái ót của mình trước đả. “Đoán ” DC hay CH thắng chỉ là đoán thôi làm gì rống như mình lànhà Đai chủtịch Đảng CH lồng lôn lên vậy. Phiếu VN không phải và chưa hặn là phiếu quyết địnhcho hơn thua đâu !
      4/Thấy “đại chính khách” viết 2 chử “còn tiếp” cuối ý kiến mà bổng thấy muốn cưới lớn ….Viết vậy đủ biết “đỉnh cao…”rồi,’còn tiếp’ gì nửa .(kia chứ ?)
      Hay là tả Ông già trườn lên (cáí gì) nửa đây ?

Leave a Reply to David L Dao