WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thời đại của những ván bài lật ngửa

Ngay lúc đang viết bài “Thiếu lãnh đạo”, tôi đã hình dung trước một lời phản biện: Không phải Việt Nam không có chính sách rõ ràng và nhất quán trong việc đối phó với Trung Quốc. Có. Nhưng người ta giấu. Lý do: Chuyện chính trị cần phải bí mật!

Với lời phản biện ấy, nếu có thật, câu trả lời của tôi là: Nói dối!

Một hiện tượng như vậy, cách đây mấy chục năm, nhất là thời thế giới chia thành hai khối, cộng sản và tư bản, có thể xảy ra. Bây giờ thì bất khả. Có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là: khác với ngày xưa, thời đại chúng ta đang sống hiện nay là một thời đại, ở đó, hầu hết các ván cờ chính trị, nhất là chính trị đối ngoại, đặc biệt, liên quan đến các cuộc tranh chấp lớn, đều là những ván cờ ngửa. Mọi nước cờ đều công khai. Giữa thanh thiên bạch nhật.

Lý do thứ nhất: Đó là nguyên tắc dân chủ. Dĩ nhiên không phải chính phủ nào cũng muốn thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dân chủ. Nhưng người ta lại không thể cấm dân chúng, nhất là giới truyền thông, thực hiện nguyên tắc ấy. Bằng nhiều cách khác nhau, với sự hỗ trợ của cả pháp lý lẫn kỹ thuật, giới truyền thông thường lật tẩy hầu hết những hoạt động mà chính phủ muốn nhận chìm vào bóng tối. Công việc này càng dễ thực hiện trong những vấn đề liên quan đến quốc tế vốn cần sự hợp tác và tham dự của nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Con số này càng lớn, các khe hở của các nguồn thông tin càng nhiều.

Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, một nước có thể giấu thông tin đối với người dân nước mình nhưng lại không thể cấm việc dân chúng các nước khác biết thông tin về việc làm của chính phủ nước họ. Thành ra, thông tin nếu không bị xì ra ở nước này thì cũng bị xì ra ở nước khác.

Thứ ba, sự chuyển động của các chiến lược quốc phòng, trong quan hệ với quốc tế, là một sự chuyển động lớn không thể giấu giếm được. Tình báo thế giới hiện nay tinh vi đến độ người ta biết rõ nhau đến từng chiếc máy bay chiến đấu, từng đầu đạn nguyên tử, từng căn cứ đóng quân, từng hợp đồng quân sự…

Mỹ, chẳng hạn, về phương diện ngoại giao, luôn luôn tìm cách trấn an Trung Quốc là họ không xem Trung Quốc là kẻ thù. Là họ không hề có ý định tấn công Trung Quốc. Là họ chỉ muốn duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc và bảo vệ một thế giới hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta vẫn thấy rất rõ chính sách và chiến lược của họ trong việc đối phó với Trung Quốc, nguồn uy hiếp chính đối với vị thế siêu cường số một thế giới của họ trong tương lai. Thấy, vì Mỹ không thể giấu được. Có muốn cũng không được. Không thể giấu việc di chuyển các chiến hạm và tàu ngầm sang vùng châu Á Thái Bình Dương. Không thể giấu được việc ký kết các hiệp ước sử dụng bến cảng cho tàu thủy và tàu ngầm của Mỹ ở các nước khác. Không thể giấu được các căn cứ quân sự cho cả mấy ngàn quân trên lãnh thổ của nước khác.

Mỹ muốn giấu, các nước khác cũng không thể giấu. Úc không thể giấu việc cho lính Mỹ sử dụng hải cảng cũng như tập trận trên lãnh thổ của Úc.

Ngay cả những chuyện có thể giấu, người ta cũng không muốn giấu. Thứ nhất, giấu, người ta không thể tạo được sự tin tưởng ở các nước đồng minh hay đối tác chiến lược và chiến thuật. Mỹ, chẳng hạn, phải nói rõ và nói lớn tiếng về chính sách quay lại châu Á của mình; nếu không, không có nước châu Á nào có thể an tâm về sự cam kết của Mỹ cả. Trường hợp của Việt Nam đối với Mỹ cũng vậy: Sẽ không có người nào tin cậy quyết tâm đi với Mỹ của Việt Nam nếu Việt Nam chỉ dám hứa hẹn trên các bàn hội nghị nhưng lại phủ nhận hoặc tránh né ngoài công luận. Thứ hai, nếu việc giấu giếm ấy bị phát hiện, cái giá người ta phải trả trước sự phẫn nộ của dân chúng chắc chắn không nhỏ: Nguy cơ bị thất cử là điều hiển hiện trước mắt.

Nếu Việt Nam thực sự có một chiến lược đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc, để có hiệu quả, chiến lược ấy phải được sự hỗ trợ của ít nhất hai yếu tố chính: thế và lực.

Lực chủ yếu đến từ hai nguồn: Kinh tế và quân sự. Cả hai nguồn ấy đều rất mỏng manh so với Trung Quốc. Về quân sự thì dù có mua thêm bao nhiêu tàu thủy hay bao nhiêu phi cơ, có tăng bao nhiêu quân số thì cũng chỉ là hạt cát so với Trung Quốc. Về kinh tế, Việt Nam không những nhỏ và yếu mà còn lệ thuộc hẳn vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc ấy không phải chỉ ở quan hệ xuất nhập khẩu chính thức giữa hai nước mà còn, quan trọng hơn, ở sự thao túng của người Trung Quốc trên thị trường Việt Nam qua số dự án do Trung Quốc trúng thầu, số công nhân hợp pháp cũng như bất hợp pháp người Trung Quốc tràn lan ở Việt Nam, số hàng lậu không ngừng tràn vào Việt Nam trên mọi ngả đường biên giới, và số các công ty Trung Quốc trá hình dưới nhãn Việt Nam hiện diện ở khắp nơi.

Thua ở lực, Việt Nam chỉ còn một hy vọng duy nhất để xây dựng nền tảng cho một chiến lược hữu hiệu: Thế.

Có ba loại thế chính.

​​Thứ nhất là thế pháp lý. Chúng ta thường khoe với nhau là có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy chúng ta có chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời. Tuy nhiên, ở đây, lại có hai vấn đề. Một, những bằng chứng ấy đã đủ chưa? Hai, những bằng chứng ấy có hiệu quả hay không? Về vấn đề thứ nhất, ai cũng thấy là Việt Nam còn cần nhiều hơn nữa mới có thể gọi được là đủ. Nhưng công việc ấy ai sẽ làm? Chắc chắn là giới nghiên cứu chứ không phải là các nhân viên hành chính hay các cán bộ tuyên huấn. Nhưng cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không hề khuyến khích, thậm chí, còn ngăn cấm công cuộc tìm tòi ấy của giới nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu muốn tổ chức hội nghị về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ư? – Cấm! Họ muốn nói chuyện về hai quần đảo ấy ư? – Cũng cấm! Vậy chính quyền sẽ tìm ở đâu ra thêm các bằng chứng lịch sử ủng hộ cho lập trường và quan điểm của mình? Về vấn đề thứ hai, ai cũng biết, cho dù cầm trong tay cả hàng ngàn hồ sơ chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từng thuộc Việt Nam, Trung Quốc cũng sẽ chẳng xem điều đó ra gì cả. Tây Tạng cũng từng có chủ quyền trên đất nước họ, một chủ quyền với nhiều bằng chứng lịch sử kéo dài cả hàng ngàn năm, nhưng Trung Quốc vẫn cứ chiếm đoạt và chà đạp lên Tây Tạng như thường. Ai làm được gì họ? Bởi vậy, thế pháp lý chỉ là cái thế khởi đầu. Nhưng không phải là tất cả. Đó là chưa kể đảng Cộng sản Việt Nam từng tự làm suy yếu cái thế ấy bằng bức công hàm do Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 trong đó thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.

​​Thứ hai là thế nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam từng nói: thế mạnh của họ là ở nhân dân. Tất cả các cuộc chiến tranh do họ lãnh đạo đều được gọi là chiến tranh nhân dân. Nhưng bây giờ, trong cuộc đương đầu với Trung Quốc, rõ ràng là họ không cần nhân dân. Cái gọi là không cần ấy thể hiện ở hai khía cạnh: Một, họ không thèm nói gì với nhân dân về các chiến lược của họ cả. Họ cứ bảo: Đó là việc của đảng và nhà nước, hãy để đảng và nhân dân lo. Nhân dân hoàn toàn trở thành những kẻ ngoại cuộc. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc, trên thực tế, trở thành cuộc tranh chấp – nếu có – giữa đảng Cộng sản Việt Nam và cả nước Trung Quốc. Hai, không những không cần nhân dân, họ còn thẳng tay trấn áp và chà đạp lên bất cứ người dân nào muốn bày tỏ sự phẫn nộ đối với Trung Quốc. Biểu tình chống Trung Quốc? – Bị còng tay hay đạp vào mặt! Viết bài đả kích Trung Quốc? – Bị bắt và đẩy thẳng vào tù! Trên đài truyền hình, họ còn bịa đặt một cách trắng trợn là những người đi biểu tình chống Trung Quốc chỉ là đám côn đồ nhận tiền của ai đó để xuống đường! Nói cách khác, họ không những không cần nhân dân mà còn xem nhân dân là thù nghịch. Đem 90 triệu người Việt Nam đối đầu với hơn một tỉ người Trung Quốc đã là chuyện châu chấu đá xe. Đằng này, nhà cầm quyền Việt Nam lại không cần đến 90 triệu. Họ chỉ cần 3,6 triệu đảng viên. Mà họ cũng không cần đến 3,6 triệu đảng viên ấy. Bất cứ đảng viên nào cương quyết chống Trung Quốc cũng đều bị loại trừ. Nhiều đảng viên yêu nước bị mang ra tòa và bị nhốt vào tù với những lý do vu vơ như trốn thuế. Cuối cùng, họ còn lại bao nhiêu đảng viên để, nếu cần, đối diện với cuộc càn quét của Trung Quốc?

Thứ ba là thế quốc tế. Có thể nói từ giữa thế kỷ 20, chưa bao giờ Việt Nam bị cô thế như hiện nay. Ngày trước, sau lưng Việt Nam còn có khối xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên xô và Trung Quốc. Sau năm 1975, trong trận chiến giữa Việt Nam và Campuchia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau lưng Việt Nam còn có Liên xô và khối Đông Âu. Còn bây giờ? Chẳng có ai cả. Khối ASEAN ư? Hội nghị các ngoại trưởng của Khối ở Campuchia vừa rồi cho thấy rõ: Ngay cả với một nước thân cận nhất của Việt Nam là Campuchia, Việt Nam cũng không giữ nổi. Nói gì đến các nước khác. Sự hợp tác mà một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam muốn tìm kiếm, như Ấn Độ, Nga và Mỹ, đều chỉ ở giai đoạn phôi thai. Trong số đó, trừ Mỹ, không có nước nào đủ sức để bảo vệ cho Việt Nam cả. Nhưng với Mỹ, Việt Nam còn có hai trở ngại chính: một, về tình cảm, chưa bên nào thực sự tin cậy bên nào; hai, về nguyên tắc, Việt Nam chưa đáp ứng được một yêu cầu cơ bản về phía Mỹ: tôn trọng nhân quyền.

Có thể phản biện: Việt Nam có thể tìm cách vượt qua hai trở ngại ấy một cách âm thầm, không ai biết được cả. Nhưng nói vậy là nói đùa. Khác với các nước độc tài, Mỹ không thể bất chấp dư luận của dân chúng nước họ. Thuyết phục chính phủ Mỹ, trừ phi có cả một mỏ dầu khổng lồ, người ta phải thuyết phục dân chúng Mỹ trước. Nếu phần đông dân chúng Mỹ vẫn thiếu tin cậy với Việt Nam và không nghĩ Việt Nam thực sự tôn trọng nhân quyền, không có chính phủ Mỹ nào dám đưa tay ra nắm chặt bàn tay đẫm máu của Việt Nam cả. Cuộc vận động chính phủ Mỹ, do đó, phần lớn sẽ là những cuộc vận động công khai. Chứ không thể len lén ở đâu đó được. Nếu có, đó chỉ là bước đầu. Chứ không thể là cơ sở cho một sự hợp tác mang tính chiến lược lâu dài.

Hơn nữa, thế quốc tế không phải chỉ gắn liền với Mỹ. Trên trận chiến pháp lý liên quan đến chủ quyền quốc gia, bất cứ sự ủng hộ của nước nào, dù nhỏ đến mấy, cũng cần thiết. Nhưng Việt Nam có đang tìm kiếm những sự ủng hộ ấy không? Cũng không. Việt Nam vẫn khăng khăng chống lại chủ trương đa phương hóa vấn đề Biển Đông. Philippines tìm cách đa phương hóa. Các nước khác tìm cách đa phương hóa. Việt Nam thì không.

Với chủ trương “để đảng và nhà nước lo”, nhà cầm quyền Việt Nam xua đuổi dân chúng; với chủ trương song phương hóa vấn đề Biển Đông, Việt Nam xua đuổi cả thế giới ra bên ngoài. Họ không những không cần thế nhân dân. Họ cũng không cần cả thế quốc tế.

Nếu không có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang xây dựng thế cho chiến lược đối phó với Trung Quốc của họ, liệu một chiến lược như vậy có thể hiện hữu hay không? Nếu hiện hữu, nó có thực sự nghiêm túc hay không?

Câu trả lời cho cả hai: Không.

Trong thời đại của những ván bài lật ngửa như hiện nay, người ta chỉ có thể xây dựng những chiến lược thỏa hiệp và đầu hàng một cách thầm lặng. Còn mọi chiến lược đương đầu đều để lại dấu vết. Không chỗ này thì chỗ nọ.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

11 Phản hồi cho “Thời đại của những ván bài lật ngửa”

  1. Người Buôn Mộng says:

    Bài viết này làm tôi nhớ lại quãng thời gian đầu năm 1975 khi được tin Bạn Mê Thuột bị Việt Cộng chiếm: Dân chúng miền Nam hầu hết mong & tin rằng chính phủ VNCH hay/và Hoa Kỳ thế nào cũng có kế hoạch sẽ chỉ được “lật ngửa” vào phút chót, để phản công đẩy cộng quân, giải cứu miền Nam. Nhưng rồi chuyện gì tiếp diễn sau đó ai cũng biết …

    Tôi mong tôi sai, nhưng có vẻ thực trạng Trung Cộng chiếm đóng VNCS rồi sẽ như vậy: Sẽ chẳng có kế hoạch chưa được LẬT NGỬA nào của nhóm cầm quyền ở Hà Nội; VN chắc rồi sẽ bị Trung Cộng xâm lăng & chiếm đóng.

    • NON NGÀN says:

      LẬT NGỮA

      Nghiêng lâu quá quả chán rồi
      Nên giờ lật ngữa có mòi hay đa
      Nghiêng rõ kín nhờ che nhờ đậy
      Ngữa tênh hênh lại thấy chán chường
      Từ đầu chỉ có khum khum
      Đến khi lật ngữa cũng dường ấy thôi
      Sấp đã vậy ngữa ra cũng vậy
      Sấp đèo heo ngữa vẫn đèo heo
      Sấp xưa vốn dĩ của lèo
      Thì khi lật ngữa cũng lèo vậy thôi !

      NGÀN KHƠI
      (23/8/12)

  2. Vincent Lee says:

    CŨNG LÀ VÁN BÀI LẬT NGỬA
    Việt Nam nằm trong vị trí chiến lược quan sát biển đông. Bất cứ một cường quốc quân sự nào muốn làm chủ Biển Đông phải khống chế VN trước. Ai muốn đánh chiếm Đông Nam Á, họ phải bảo vệ mạn sườn về mặt biển. Ý đồ bành trướng xuống ĐNA của Trung Quốc, nhất là VN, được nói đến rất nhiều trong lịch sử người Việt. Biển Đông được biết đến là đường biển thông thương tiện lợi cho những quốc gia vùng Bắc Á với toàn thế giới. Gần đây, Biển Đông còn biết đến như là một Trung Đông thứ hai tàng trử nhiều dầu hỏa dưới lòng đại dương. Những điều trên đã thôi thúc Trung Quốc, một cường quốc kinh tế và quân sự, đang trổi dậy, khát năng lượng và vị thế chiến lược của vùng trái độn an ninh quân sự chung quanh họ. Eo biển Malacca là một tử huyệt của một quốc gia như Trung Quốc. Mổi đêm, các lảnh đạo của Trung Quốc có lẻ nghỉ đến đó khi trở mình thức giấc. Dỉ nhiên, họ phải có những chiến lược để giữ eo biển này luôn rộng mở. Ngoài ra, họ còn muốn triệt hạ những quốc gia có nền kỷ nghệ tân tiến ở vùng Bắc Á như Nhật và Nam Hàn để tránh những cạnh tranh và hiểm họa chiến tranh như vào thời Thế Chiến Thứ Hai.
    Về chiến lược kinh tế, mọi người đã rỏ. Trung Quốc chiêu dụ những quốc gia như Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Indonesia. Kết quả là Lào và Kampuchia đã tỏ thái độ thần phục Trung Quốc. Kampuchia còn ngang nhiên gây chia rẻ và chống đối với VN và Phillipine. Họ đang xây dựng một đại lộ (siêu xa lộ) xuyên ĐNA để phục vụ cho sự phát triển bang giao kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia ĐNA. Ngoài ra, xa lộ này còn phục vụ như một con đường chiến lược trong lúc Trung Quốc tiến chiếm eo biển Malacca khi nó bị đóng lại bởi một thế lực thù nghịch nào với rung Quốc.
    Đến nay, mọi người đã thấy rỏ ý đồ xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Mọi người cũng bắt đầu thấy chiến lược giữ cho eo biển Malacca mở rộng riêng đối với Trung Quốc. Mọi người có lẻ cũng biết rằng tiến chiếm eo biển Malacca bằng đường biển qua những bước nhảy vọt, chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một điều rất khó vì gặp phải sự chống đối của các quốc gia ĐNA, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, và Úc. Lực lượng hải quân hiện nay của Trung quốc chưa phải là đối thủ của Mỹ trên mặt và dưới đáy biển. Chưa kể đến các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, bằng cách nào Trung Quốc thực hiện những ý đồ này? Câu trả lời của tôi là bằng bộ binh và không quân từ Trung Quốc đi thẳng xuống, qua Lào, Kampuchia, Mã-Lai, Singapore, và Indonesia. Dẩn quân bộ binh hay đổ bộ bằng máy bay qua một đoạn đường dài như vậy sẻ là một rủi ro lớn và dể thất bại nếu không có sự đồng ý với những quốc gia này.
    Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc thực hiện chiến lược về kinh tế hay quyền lực mềm để ép buộc và dụ dổ các quốc gia này. Hay nói cách khác họ sẻ mua chuộc như đã mua chuộc Kampuchia. Chiến lược này giúp dọn đường cho một chiến lược quân sự thật sự để tiến chiếm eo biển Malacca nếu cần thiết. Chúng ta còn nhớ hình ảnh giận dữ của ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì khi Singapore công khai ngã theo Mỹ (không phải ông ta giận dữ với VN). Để ngăn ngừa chiến lược này của Trung Quốc, Mỹ đã ngoại giao và đóng những căn cứ hải-không quân ở tại 3 nơi: Singapore, Phillipine, và Thái Lan. Như thế, Mỹ đã đóng quân trên con đường di chuyễn của Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Thế 3 chân vạc này được yễm trợ bởi vòng cung của các chiến hạm từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Ngoài ra, Mỹ còn đóng chốt ngăn chận Trung Quốc bằng liên minh quân sự với Ấn Độ, một cường quốc quân sự và kinh tế trên Ấn Độ Dương. Và hậu phương của chiến tuyến này đóng tại Hawaii. Chiến lược này làm cho chiến lược của Trung Quốc hở ở mạn sườn phía tây, Thái Lan. Còn mạn sườn phía đông thì sao. Câu trả lời của tôi theo sau đây.
    Đảng CSVN và chính phủ VN ở trong thế: theo Mỹ thì mất đảng, mà theo Trung Quốc thì mất nước. Trong hai phải chọn một. Trong chiến tranh không thể có vị trí trung lập cho một mạn sườn phía đông của chiến lược của Trung Quốc. Nó quá rủi ro. Ngoài mặt, chính phủ VN níu kéo Mỹ, nhưng không liên kết với Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Bên trong, đảng CSVN ký hiệp ước liên kết với Trung Quốc. Mới nhìn qua, người ta cứ tưởng rằng VN đang bắt cá hai tay. Thực ra, VN đã ngã về phía Trung Quốc rồi! Như trong bài phân tích của Nguyễn Hưng Quốc, đảng CSVN không cần 90 triệu dân VN mà chỉ trông cậy vào một số đảng viên của họ. Trước mặt, họ làm ngơ trước những hành động bạo hành của TC đối với ngư dân VN, sau lưng họ chìa tay nhận 30 triệu đô Mỹ từ Tập Cận Bình như một đền bù cho “tổn thất chiến lược”! Một mặt, chính phủ VN mua nhiều vủ khí từ chiến hạm, máy bay không kích, hỏa tiển chống chiến hạm và máy bay. Thật sự, có phải chính phủ VN dùng để chống trả lại TC không? Theo sự nhận xét của tôi là không. Họ dùng những vủ khí này để bảo vệ mạn sườn phía đông cho chiến lược tiến chiếm eo biển Malacca vì những lý luận sau đây.
    Trong chiến tranh, con người là yếu tố quan trọng nhất. Những con người này phải có nhiệt tâm, dám hy sinh để bảo vệ đất nước. Từ những con người này lập ra những chiến lược và chiến thuật chống ngoại xâm. Theo những chiến lược và chiến thuật này, họ mua hay tạo ra những vũ khí để thực hiện ý đồ của họ. Tự những vũ khí không thể thắng được cường địch nếu con người xữ dụng chúng không đúng cách. Xét cho cùng, đảng CSVN không cần những con người có quyết tâm và nhiệt huyết chống TC. Như vậy đã rỏ là đảng CSVN không chuẩn bị cho một cuộc chiến chống xâm lược của TC mà họ chuẩn bị để bảo vệ mạn sườn chiến lược của TC dưới chiêu bài “Trung Lập”. Vì trung lập thì các quốc gia bên liên minh của Mỹ không thể lấy cớ gì để tấn công nhưng VN có một vị thế vững chắc để bảo vệ mạn sườn cho chiến lược xâm lăng eo biển Malacca. Có những bằng chứng khác nửa đã chứng tỏ VN không chuẩn bị cho một cuộc hiến chống xâm lược của TC theo sau.
    Đảng CSVN để cho VN lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của TC như chúng ta đã và đang thấy. Ngoài ra, 40 ngàn công nhân trẻ trung của TC đang khai thác những mỏ bauxite ở Tây Nguyên cũng có thể là 40 ngàn bộ đội của TC (8 sư đoàn bộ binh). Họ đang ở trong vị thế nắm ngay yết hầu của VN. Ngoài ra, người Trung Quốc ở khắp nơi trên đất nước VN cũng là một lực lượng đáng sợ trong chiến tranh bùng nổ! Trong một chiến lược không xây dựng trên nền tảng một lời hứa. TC có sợ đảng CSVN phản bội trong lúc họ thi hành chiến lược tiến chiếm eo biển Malacca không? Câu trả lời là TC đã và đang tạo một cái thế mà đảng CSVN không thể quay lưng lại với TC được. Qua những thông tin, HCM hứa sát nhập VN vào thành một tỉnh của Trung Quốc, văn thư của cựu thủ tướng VN, Phạm Văn Đồng công nhận vị thế biển đảo của TC, những giết hại ngư dân VN và chính phủ VN không tỏ thái độ dứt khoát mà còn bắt bỏ tù những người chống đối TC. Vậy TC đã xây một bức tường ngăn cách giữa đảng CSVN và nhân dân VN, một yếu tố quan trọng trong công cuộc chống xâm lăng.
    Để kết luận, tôi nhận thấy bài phân tích của Nguyễn Hưng Quốc rất hay ở chổ gián tiếp vạch rỏ bộ mặt gian dối của đảng CSVN (deception) mà họ đã và đang xữ dụng trong nhiều thập niên qua. Có lẻ, họ làm như vậy để giữ vững vị thế quyền lực của họ tại VN và nhận những món tiền hậu hỷ từ TC để đền công ơn làm hộ vệ mạn sườn phía đông cho chiến lược xâm lược Biển Đông và eo biển Malacca!

  3. Vũ duy Giang says:

    Đúng là nên “Để Đảng và Nhà nước lo”… lắng đến vãi…ra quần như hiện nay, và cho đến ngày”Đảng và Nhà nước lo”…sợ, vì bị”Tào Tháo”TQ đuổi, đến “Tháo” cả ra quần, thì sẽ quá muộn !!

  4. Trần Tưởng says:

    TCN có phải là Trần chung Ngọc hay không ? .Nếu phải thì nói tiếp,con không thì
    miễn bàn

  5. Ý kiến TCN says:

    Tôi vẫn thường thắc mắc:  “Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe tăng, tàu chiến, B52, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, “rút lui trong danh dự”, và cuối cùng Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam?  Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến?  Phải chăng là lòng yêu nước?  Chính Nghĩa?  Hợp với lòng dân và được dân ủng hộ?  Ý chí chiến đấu của binh sĩ?  Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo?  Và còn gì nữa?  Vậy luận cứ “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” ở hải ngoại có một giá trị trí thức nào không hay chỉ là nói để mà nói mà không biết mình nói cái gì. 

    • BẠT NGÀN says:

      DÂN THƯỜNG CHỈ NGHĨ CẠN, NGƯỜI THỨC GIẢ THÌ HAY NGHIỆM SÂU

      Chủ nghĩa CS đã thắng lợi ở VN, đó là sự thật, kể từ khi chiến tranh 45 – 75 kết thúc. Nhưng thắng lợi rồi, vẫn không hề xây dựng được CNCS như mục tiêu ngầm định. Chiều sâu của khái niệm giải phóng không phải là giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa thực dân, mà là giải phóng xã hội ra khỏi chế độ tư sản và tư bản như Mác từng quan niệm. Thế nhưng kết quả lại toàn cầu hóa vào chủ nghĩa tư bản, và quay trở lại kinh tế thị trường toàn cầu. Đó là điều các nhà thức giả đều biết, còn dân thường thì không thể biết là như vậy. Thế nhưng nếu lý tưởng CNCS là tốt đẹp, là chân lý khách quan, tại sao Liên Xô và khối XHCN lại sụp đổ và tan rã sau hơn bảy mươi năm tồn tại. Đó cũng là điều chỉ người thức giả mới thấy được, còn người dân thông thường vẫn khó nhận ra. Cho nên dân thường vẫn chỉ dễ dàng nghe theo mọi sự tuyên truyền hời hợt, còn người thức giả thì không thể như vậy. Đó là lý do tại sao Lênin và cả Mao Trạch Đông vẫn thường chê bai trí thức, thậm chí coi trí thức không đáng là cục phân. Có nghĩa chỉ có quần chúng mù quáng mới đáng là cục phân là theo ý nghĩa như thế đấy. Cho nên không thể đánh giá mọi sự thắng lợi bằng các giá trị toàn diện nào đó, mà có khi sự thắng lợi lại được quyết định bằng những sức mạnh phiến diện nào đó nhất định. Có nghĩa có khi đó là nhờ vũ khí, có khi nhờ tuyên truyền mù quáng, có khi nhờ sự tổ chức sắt máu, có khi nhờ thời cơ thuận lợi, có khi nhờ canh bạc quốc tế quyết định, có khi nhờ niềm tin mù quáng hay niềm tin lệch lạc nào đó chẳng hạn. Nên nói tóm lại, thấy ra được chỗ phải thấy, đó mới là kẻ hiểu biết. Còn không thấy ra chỗ phải thấy, cũng chỉ là kiểu dân ngu khu đen, ù ù cạc cạc. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, không cứ là vị trí hay địa vị đặc thù nào đó trong xã hội. Mọi cái bên ngoài đều chỉ là cái hình thức. Chỉ những hiểu biết thật, những suy nghĩ thật, những tình cảm thật, những nhận thức thật, đó mới chính là chân giá trị bên trong của tất cả mọi người.

      NON NGÀN
      (18/8/12)

  6. Người Việt Trong Nước says:

    ” Nếu phần đông dân chúng Mỹ vẫn thiếu tin cậy với Việt Nam và không nghĩ Việt Nam thực sự tôn trọng nhân quyền, không có chính phủ Mỹ nào dám đưa tay ra nắm chặt bàn tay đẫm máu của VIỆT NAM cả.”
    Bài viết rất hay và nghiêm túc. Chỉ xin anh Quốc đổi hai chữ VIỆT NAM trên đây thành CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM.
    Trân trọng và biết ơn.

  7. Vu Trung says:

    “Một, họ không thèm nói gì với nhân dân về các chiến lược của họ cả. Họ cứ bảo: Đó là việc của đảng và nhà nước, hãy để đảng và nhân dân lo. Nhân dân hoàn toàn trở thành những kẻ ngoại cuộc.”

    “và nhà nước lo” ?

  8. Gs Nguyễn Hữu Chi says:

    Bài phân tích rất haỵ Tôi có lời ngợi khen tác giả.

Phản hồi